Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh – xét trên khía cạnh nộp thuế đúng hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHẠM MINH NHẬT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – XÉT TRÊN KHÍA
CẠNH NỘP THUẾ ĐÚNG HẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------

PHẠM MINH NHẬT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – XÉT TRÊN KHÍA
CẠNH NỘP THUẾ ĐÚNG HẠN
Chuyên ngành
Hướng đào tạo
Mã số

:


:
:

Quản lý công
Ứng dụng
8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN DƯ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bản luận văn “Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ
thuế của DN tại thành phố Hồ Chí Minh – xét trên khía cạnh nộp thuế đúng
hạn” là bài nghiên cứu của riêng tơi.
Ngồi những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, khơng có
sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không
được trích dẫn theo quy định.
Tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố,
sử dụng hoặc nộp để nhận bằng cấp tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, hoặc bất
cứ nơi nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Người thực hiện

Phạm Minh Nhật



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .......................................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài: .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nguyên cứu: ............................................................................ 3

1.3.

Các câu hỏi nguyên cứu: ........................................................................ 4

1.4.

Đối tượng và phạm vi nguyên cứu: ....................................................... 4

1.5.


Phương pháp nguyên cứu: ..................................................................... 5

1.6.

Những đóng góp chủ yếu của luận văn:................................................. 5

1.7.

Kết cấu luận văn: ................................................................................... 5

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 7
2.1.

Các khái niệm về thuế: ........................................................................... 7

2.1.1.

Định nghĩa về thuế: ................................................................................ 7

2.1.2.

Chức năng của thuế ................................................................................ 7

2.2.

Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế: ........................................................... 9

2.2.1.

Nghĩa vụ thuế theo Luật quản lý thuế .................................................... 9


2.2.2.

Khái niệm hành vi tuân thủ thuế ............................................................ 9

2.2.3.

Phân loại tuân thủ thuế:........................................................................ 13

2.3.

Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế: ................................... 17

2.3.1.

Các yếu tố liên quan đến chính sách thuế: ........................................... 17

2.3.2.

Các yếu tố liên quan đến DN: .............................................................. 19


2.3.3.
Các yếu tố liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, hỗ
trợ người nộp thuế của cán bộ thuế: .....................................................................23
2.4.

Các nguyên cứu trước đây về tuân thủ thuế: ........................................25

2.4.1.


Các nguyên cứu trên thế giới: ...............................................................25

2.4.2.

Các nguyên cứu tại Việt Nam: ..............................................................29

2.4.3.

Các hạn chế trước đây và hướng phát triển cho đề tài:.........................32

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGUN CỨU......................34
3.1

Mơ hình ngun cứu: ............................................................................34

3.2.

Mơ hình ngun cứu dự kiến: ..............................................................36

3.3.

Thiết kế nguyên cứu: ............................................................................40

3.4.

Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu dự kiến: .........................................41

CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGUN CỨU ....................................42
4.1.


Phân tích kết quả thống kê: ...................................................................42

4.2.

Phân tích kết quả hồi quy:.....................................................................44

4.3.

Giải thích ý nghĩa các biến trong kết quả hồi quy ................................44

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP........................................48
5.1.

Kết luận chung: .....................................................................................48

5.2.

So sánh với các nguyên cứu trước: .......................................................48

5.3.

Các kiến nghị: .......................................................................................49

5.3.1.

Tạo điều kiện cho các DN có số thu lớn: ..............................................49

5.3.2.


Nâng cao công tác thanh tra kiểm tra thuế: ..........................................52

5.4.

Các giải pháp khác ................................................................................55

5.4.1.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế .............................................55

5.4.2.

Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế: ..............56

5.4.3.

Về cải cách tổ chức bộ máy ..................................................................58

5.5.

Đóng góp của đề tài: .............................................................................59


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ngân sách nhà nước: NSNN
Người nộp thuế: NNT

Doanh nghiệp: DN
Thu nhập doanh nghiệp: TNDN
Giá trị gia tăng: GTGT
Xuất nhập khẩu: XNK
Thành phố Hồ Chí Minh: TP.HCM


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế đúng hạn

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các nhân tố theo mô hình dự kiến
Bảng 4.1: Bảng thống kê mơ tả (Nguồn SPSS)


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: mơ hình ngun cứu các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
Hình 2.2: mơ hình ngun cứu hành vi tn thủ thuế của Nicoleta (2011)
Hình 2.3: mơ hình phân tích hành vi tn thủ thuế của Helhel (2014)
Hình 3.1: Mơ hình hồi quy dự kiến


TÓM TẮT
Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ một hoạt động kinh tế thì thuế ln là
nguồn thu vơ cùng quan trọng của ngân sách nhà nước khi chiếm tỷ lệ rất cao, đặc
biệt thuế thu nhập DN, là sắc thuế vơ cùng quan trọng để góp phần thúc đẩy và
khuyến khích phát triển kinh tế. Nhận thấy tầm quan trọng của việc tuân thủ thuế,
tác giả đã tìm hiểu những nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế, cụ thể hơn là trên
khía cạnh nộp thuế đúng hạn của DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để từ đó
đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn trên.
Mục tiêu của bài nguyên cứu gồm 3 mục tiêu: Xác định các nhân tố tác động

đến việc nộp thuế đúng hạn của DN tại TP.HCM; Đo lường mức độ tác động đến
việc tuân thủ thuế - xét trên khía cạnh nộp thuế đúng hạn của DN tại TP.HCM; Đề
xuất gợi ý các giải pháp để cải thiện việc đóng thuế đúng hạn của DN tại TP.HCM.
Phương pháp nguyên cứu được tác giả sử dụng bao gồm nguyên cứu sơ bộ
dựa trên những bài nguyên cứu trước đây tại Việt Nam và nước ngoài để lựa chọn
biến phụ thuộc cho mơ hình của mình, đồng thời thu thập những biến thuận chiều
và ngược chiều để từ đó đề xuất mơ hình dự kiến sao cho phù hợp với thực tiễn hiện
tại trong quản lý thuế tại Việt Nam. Nguyên cứu chính thức được tác giả sử dụng
phương pháp số liệu quản lý thuế thông qua những kỳ vọng đặt ra từ các biến, tác
giả thực hiện mơ hình thực tế trên dữ liệu thu thập được từ các DN trên địa bàn
bằng mơ hình hồi quy Binary Logistic để phân tích, sử dụng biến phụ thuộc dạng
nhị phân là 0 và 1 để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thơng tin
của biến độc lập mà ta có được. Đối tượng nguyên cứu là các DN trên địa bàn
TP.HCM.
Kết quả nguyên cứu đã xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến việc
nộp thuế đúng hạn như lợi nhuận trước thuế, số thuế phải nộp, chi phí lãi vay và số
cuộc thanh tra kiểm tra thuế.
Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả đã xác định được những nhân tố ảnh
hưởng để từ đó đề xuất cho lãnh đạo quản lý, kiến nghị đối với cơ quan thuế để
quản lý thuế hiệu quả tốt hơn.
Từ khóa: tuân thủ thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế đúng hạn,
quản lý thuế.


ABSTRACT

As we know, tax is an income utmost importance of the state budget when
the percentage is very high, particularly corporate income tax, the tax is extremely
important to contribute to promoting and encourage economic development.
Realizing the importance of tax compliance, the author has explored the factors

affecting tax compliance, more specifically, on the timely tax payment aspect of
businesses in Ho Chi Minh City, to from there propose solutions to promptly
remove the above difficulties.
The objective of research material consists of three objectives: Identify the
factors affecting the businesses pay taxes on time in HCMC; Measure the impact on
tax compliance - in terms of tax payments on time in Ho Chi Minh City; Proposing
solutions to improve the timely tax payment of businesses in Ho Chi Minh City.
The research method used by the author includes preliminary research based
on previous research papers in Vietnam and abroad to select the dependent variable
for his model, and collect the positive and positive variables. from which to propose
a proposed model to suit the current practice in tax administration in Vietnam. The
official study is used by the author using the tax management data method through
the expectations set by the variables, the author implemented the actual model on
the data collected from enterprises in the area by the model. Binary Logistic
regression to analyze, using binary dependent variables 0 and 1 to estimate the
probability that an event will occur with the information of the independent variable
that we have. Subjects of research are enterprises in Ho Chi Minh City.
The research results have identified the factors that affect the on-time tax
payment such as profit before tax, tax payable, interest expenses and the number of
tax inspections.
Based on the analysis results, the authors identified factors that influence
from which recommendations for leaders, managers and proposals for tax
authorities to tax administration more effective.
Keywords: tax compliance, corporate income tax, timely payment of taxes,
tax administration.



1
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong cơ cấu nguồn thu NSNN bao gồm: thu từ nội địa, thu từ dầu thô, thu
từ xuất nhập khẩu và thu từ tài trợ. Theo số liệu các năm của Bộ tài chính, trong cơ
cấu nguồn thu này thì thu từ nội địa ln chiếm tỷ lệ cao nhất, trong giai đoạn 2016
– 2019 luôn chiếm trên 80% tổng nguồn thu, đây chính là những khoản thu từ thuế
thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đất,…mà cơ quan
thuế đang quản lý. Nguồn thu từ dầu thơ thì đang có xu hướng giảm với tỷ lệ 4%
trong giai đoạn 2016-2018, giảm còn 3,2% trong năm 2019 và dự kiến giảm còn
2,3% trong năm 2020. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu luôn chiếm tỷ lệ
14-15% trong giai đoạn 2016-2018, phần còn lại là thu từ tài trợ, chưa tới 1% qua
các năm. Cơ cấu thu NSNN đang có xu hướng dịch chuyển theo hướng bền vững
hơn với sự tăng dần về tỷ trọng của thu nội địa; thu cân đối từ xuất, nhập khẩu
(XNK) và thu từ dầu thơ có xu hướng giảm. Tỷ trọng thu nội địa tăng do hoạt động
sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế có hiệu quả hơn, số lượng DN mới thành
lập gia tăng, Nhà nước áp dụng các ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính,
cải thiện mơi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho sản xuất - kinh doanh phát triển
thuận lợi. Theo Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) tổ chức Hội thảo
cơng bố kết quả nghiên cứu “Trốn và tránh thuế của thuế thu nhập DN FDI tại Việt
Nam". Báo cáo cho thấy tỷ trọng thuế thu nhập DN (TNDN) trong tổng thu thuế có
xu hướng giảm dần, từ 33,9% năm 2013 xuống còn khoảng 24,7% trong năm 2019,
trong khi số DN đăng ký thành lập lại tăng rất nhanh trong giai đoạn này. Số liệu
thống kê cho thấy thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu từ thuế,
khoảng 23 – 34%. Tuy nhiên tỷ trọng khoản thu này đang có xu hướng giảm trong
những năm gần đây. Nhóm chuyên gia VERP dẫn ví dụ từ kết quả kiểm tốn của
Kiểm tốn Nhà nước một số năm gần đây xác định số tiền phải nộp ngân sách Nhà
nước tăng mạnh mỗi năm. Cụ thể, năm 2015 tăng thêm 11.365 tỷ đồng, năm 2016
19.109 tỷ đồng và năm 2017 là 19.858 tỷ đồng. Thuế nội địa luôn là nguồn thu chủ
yếu của NSNN, kết quả số thu nộp NSNN hằng năm tại các Cục thuế luôn là những
nhiệm vụ rất quan trọng. Nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật là quyền
và nghĩa vụ của mọi cá nhân, DN. Nhưng một số cá nhân, tổ chức vẫn ln có quan



2
điểm coi việc nộp thuế là mất đi một số tiền nhất định, chính vì thế sẽ ln tìm cách
lách thuế bằng cách làm giảm số thuế phải nộp hoặc nếu khơng bị phát hiện xử lý
theo quy định thì họ sẵn lịng khơng nộp thuế, khơng thực hiện nghĩa vụ thuế.
“Các nguyên cứu trước đây của các các nhà kinh tế học thường đề cập vai trò
của thuế đối với ngân sách Nhà nước và đời sống xã hội. Bởi vì trên thực tế, thơng
qua hoạt động thu thuế, Nhà nước tập trung được một bộ phận của cải của xã hội từ
đó hình thành nên qũy NSNN và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Bài
nguyên cứu của Tadesse & Goitom (2014) cho rằng thuế có vai trị điều tiết nền
kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nhờ công cụ phân phối lại thu nhập,
cịn ngun cứu của Nicoleta (2011) thì cho rằng, thuế đóng vai trị rất quan trọng
trong việc điều nền kinh tế, là cơ sở, nền móng cho sự phát triển của con người và
doanh nghiệp. ”
“Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thuế (Trốn và tránh thuế của thuế thu
nhập DN FDI tại Việt Nam, 2020), trong giai đoạn 2010 – 2018, công tác thanh tra,
kiểm tra của ngành thuế đã phát hiện có tổng số 642.423 DN vi phạm thuế TNDN
với tổng số thuế TNDN thu về là 35.922,09 tỷ đồng và giảm lỗ là 185.002,2 tỷ
đồng. Trong suốt giai đoạn này, số DN vi phạm tăng mạnh, từ 31.759 DN năm 2010
lên 103.211 DN năm 2017 và 95.936 DN năm 2018; lượng giảm lỗ tăng mạnh, từ
10.841,9 tỷ đồng năm 2010 lên 40.914,56 tỷ đồng năm 2018, góp phần làm tăng số
thuế thu về cho NSNN từ 1.783,07 tỷ đồng năm 2010 lên 7.144,73 tỷ đồng.”Theo
quy định của pháp luật thuế hiện hành thì NNT sẽ kê khai nộp thuế theo cơ chế tự
khai tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo cơ chế này người nộp thuế
sẽ tự kê khai số thuế phát sinh, tính tốn số thuế mình phải nộp và tự nộp số tiền
thuế này vào NSNN. Chính vì điều này sẽ tạo những hành vi kê khai không chính
xác, nộp thiếu, hay nộp chậm tiền thuế vào NSNN. Luật quản lý thuế quy định
những hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT bao gồm: hành vi vi phạm các
thủ tục về thuế; hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế

được hoàn; hành vi nộp chậm tiền thuế; hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Thống kê
hằng năm tại Cục thuế TP.HCM cho thấy tỷ lệ nợ đọng tiền thuế đang ở mức 5%
trên tổng số thu hằng năm, con số này đang có chiều hướng gia tăng. Năm 2018,
TP.HCM được giao chỉ tiêu được giao thu ngân sách 376.780 tỷ đồng; trong đó,


3
phần thu của ngành thuế là 268.780 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2017, chính vì
thế số tiền nợ thuế là rất lớn (xấp xỉ 13.400 tỷ) trong đó, nhóm nợ thuế đến 90 ngày
và trên 90 ngày chiếm tới 55% tổng số nợ thuế.“Số lượng DN nộp thuế chậm và
khơng nộp thuế đang có xu hướng gia tăng với số thuế rất lớn, đây là một thách
thức rất lớn trong công tác điều hành quản lý thuế. Trong xu hướng phát triển của
nền kinh tế thị trường, số lượng DN tăng lên nhanh chóng, đồng thời quy mơ, hình
thức, cách thức hoạt động của các DN rất đa dạng và phức tạp thì việc quản lý thuế
theo cơ chế áp đặt sẽ không hiệu quả và tốn kém. Vì vậy, định hướng của quản lý
thuế hiện nay và tương lại là hướng đến tính tự giác cao nhất của người nộp thuế
đối với nghĩa vụ thuế, tuân thủ thuế.”
Việc nguyên cứu hành vi tuân thủ thuế luôn được xem là việc rất quan trọng
trong việc xác định hành vi của người nộp thuế đang có xu hướng như thế nào, các
DN ngành nghề nào đang có xu hướng không tuân thủ thuế, các DN nào với những
chỉ số từ báo cáo tài chính đang có xu hướng đối phó với cơ quan thuế trong việc kê
khai nộp thuế, từ đó điều chỉnh những chính sách cho phù hợp nằm ngăn chặn,
hướng dẫn phù hợp với công tác quản lý thuế. Thực tế tại TP.HCM cho thấy, trong
những năm qua, cục thuế TP.HCM đang áp dụng phân tích rủi ro trong việc xác
định và sàng lọc những DN có dấu hiệu rủi ro cao trong các vấn đề liên quan đến kê
khai thuế, né tránh thuế và nộp thuế khơng đúng hạn. Bộ tiêu chí được lấy từ các chỉ
số báo cáo tài chính và tình hình nộp thuế của một DN, đồng thời so sánh và tạo lập
bộ tiêu chí chấm điểm riêng, từ đó mỗi DN có một điểm rủi ro riêng. Việc làm này
là một trong những bước xác định hành vi của người nộp thuế có xu hướng tn thủ
thuế khơng, từ đó đề ra những kế hoạch thanh tra kiểm tra theo chuyên đề. Phương

pháp này đang được áp dụng rộng rãi trên khắp cả nước vì tính hiệu quả của nó đem
lại trong công tác thanh tra kiểm tra.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy, tác giả đã chọn đề tài: “CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – XÉT TRÊN KHÍA CẠNH NỘP THUẾ ĐÚNG
HẠN” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nguyên cứu:


4
Mục tiêu nguyên cứu chính của đề tài là xác định và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế - xét ở khía cạnh nộp thuế đúng hạn của DN trên
địa bàn TP.HCM. Qua đó, đề xuất các gợi ý chính sách nhằm cải thiện tình hình nộp
thuế đúng hạn của người nộp thuế tại TP.HCM.
Mục tiêu của đề tài bao gồm:
- Xác định các nhân tố tác động đến việc nộp thuế đúng hạn của DN tại
TP.HCM.
- Đo lường mức độ tác động đến việc tuân thủ thuế - xét trên khía cạnh nộp
thuế đúng hạn của DN tại TP.HCM.
- Đề xuất gợi ý các giải pháp nhằm cải thiện việc nộp thuế đúng hạn của DN
tại TP.HCM.
1.3.

Các câu hỏi nguyên cứu:

Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời được những câu hỏi
sau:
1. Yếu tố nào tác động đến việc nộp thuế đúng hạn của DN tại thành phố Hồ
Chí Minh?
2. Mức độ tác động của các yếu tố đó đến việc nộp thuế đúng hạn của các DN

tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
3. Giải pháp nào là cần thiết để cải thiện việc nộp thuế đúng hạn của các DN tại
Cục Thuế TP.HCM?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nguyên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác
động đến việc nộp thuế đúng hạn của các DN tại TP.HCM
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài thực hiện trên số liệu tại Trung tâm tích hợp NNT Cục thuế TP.HCM về tình hình kê khai nộp thuế, các số liệu trên báo cáo tài chính
của các DN tại Quận 1, 3, 5, và 10 (Là các quận có số thu lớn và tập trung chủ yếu
các DN thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) và các DN tại địa
bàn khác nhưng có doanh thu, quy mơ lớn, ngành nghề phù hợp về phạm vi nguyên
cứu.


5
Về thời gian: từ năm 2014-2018, đây là giai đoạn các DN gia tăng nhiều loại
hình, quy mơ, doanh thu cũng như những phương thức kê khai, nộp thuế mới. Ở
giai đoạn này thì số liệu của tác giả được cập nhật đầy đủ nhất vì số liệu báo cáo tài
chính của DN ln được nộp vào năm sau năm tài chính.
1.5.

Phương pháp nguyên cứu:

Nguyên cứu được tiến hành làm hai giai đoạn là nguyên cứu sơ bộ và nguyên
cứu chính thức.
Nguyên cứu sơ bộ: tác giả sử dụng phương pháp dựa trên những bài nguyên
cứu trước đây tại Việt Nam và nước ngoài để lựa chọn biến phụ thuộc cho mơ hình

của mình, đồng thời thu thập những biến thuận chiều và ngược chiều để từ đó đề
xuất mơ hình dự kiến sao cho phù hợp với thực tiễn hiện tại trong quản lý thuế tại
Việt Nam.
Nguyên cứu chính thức: tác giả sử dụng phương pháp số liệu quản lý thuế
thông qua những kỳ vọng đặt ra từ các biến, tác giả thực hiện mơ hình thực tế trên
dữ liệu thu thập được từ các DN trên địa bàn bằng mơ hình hồi quy Binary Logistic
để phân tích, sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân là 0 và 1 để ước lượng xác suất
một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được.
1.6.

Những đóng góp chủ yếu của luận văn:

Luận văn hệ thống hóa những về những vấn đề tác động đến tuân thủ thuế
trong thực trạng hiện nay.
Sau đó đề tài xây dựng mơ hình trên cơ sở lý thuyết thực tiễn những yếu tố
tác động đến việc nộp thuế đúng hạn.
Với kết quả đạt được, sẽ đóng góp vào việc xác định những yếu tố quan
trọng trong quản lý thuế DN, đưa ra những giải pháp phù hợp, đề xuất nhưng chính
sách thích hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
1.7.

Kết cấu luận văn:

Luận văn có kết cấu 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương này tác giả giới thiệu lý do chọn đề tài, sự cần thiết của việc lựa
chọn đề tài trong giải đoạn hiện nay, khi nguồn thu NSNN đang có xu hướng bị
dịch chuyển sang các nguồn thu từ tài nguyên, và nguồn thu về thuế đang bị giảm tỷ



6
trọng. Đồng thời, lượng DN đang tăng lên rất nhiều, việc quản lý về mọi mặt sẽ
khơng có hiệu quả và mất nhiều thời gian, cần phải tập trung trọng điểm trong quản
lý thuế, đây cũng là trọng tâm của ngành thuế trong những năm gần đây và tương
lai.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nguyên cứu trước đây
Nội dung chính của chương 2 sẽ nếu các khái niệm về thuế, tuân thủ thuế,
các nhân tố tác động và cơ sở lý thuyết nền cho. Chương này cũng tổng hợp những
nguyên cứu trước đây về tuân thủ thuế, những bài nguyên cứu trước đây và kết quả
những bài nguyên cứu đó sẽ lựa chọn những biến nào.
Chương 3: Phương pháp nguyên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp mơ hình hồi quy Binary Logistic để phân tích
dữ liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính, dữ liệu liên quan đến kê khai của DN hiện có
tại cơ quan thuế.
Chương 4: Kết quả nguyên cứu
Chương kết quả nguyên cứu sẽ tổng hợp lại những kết quả từ mơ hình mà tác
giả đã chọn, những biến nào sẽ có mức ý nghĩa để lựa chọn làm biến ảnh hưởng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này dựa vào kết quả phân tích của bài nguyên cứu, đồng thời so
sánh với những kết quả phân tích trước từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị về những
yếu tố nào tác động đến nộp thuế đúng hạn.


7
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này nêu những khái niệm về thuế, tuân thủ thuế, những yếu tố tác
động đến nộp thuế đúng hạn và những nguyên cứu trước đây về tuân thủ thuế, từ đó
giúp tác giả tổng hợp và đưa ra những lý thuyết cần thiết cho bài nguyên cứu này.
2.1. Các khái niệm về thuế:
2.1.1. Định nghĩa về thuế:

Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và
Bryan Lowers (1999) cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên
thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay DN (thuế trực thu), trên
việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”.
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “ Tài chính cơng” đã đưa ra
một khái niệm cổ điển nhất cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả “ Thuế là một
khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, khơng hồn trả trực tiếp do các
cơng dân đóng góp cho Nhà nước thơng qua con đường quyền lực nhằm bù đắp
những chi tiêu của Nhà nước”.
Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và
hoàn thiện như sau : “ Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định,
khơng hồn trả trực tiếp do các cơng dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con
đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện
các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước”.
Trên quan điểm luật thuế Việt Nam “Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các
thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên
cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, khơng mang tính chất đối giá và
hồn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự
nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với
phạm trù Nhà nước và pháp luật”
2.1.2. Chức năng của thuế
2.1.2.1. Chức năng phân phối
Theo Đại học kinh tế Quốc dân (2015), “Thuế - Nhập mơn Thuế” thì“chức
năng phân phối là chức năng cơ bản, đặc thù nhất mà các Nhà nước đều phải dựa
vào đó, thơng qua chức năng này, quỹ ngân sách nhà nước được hình thành, đây là


8
cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động và tồn tại của Nhà nước. Lịch sử đã cho thấy
chức năng phân phối của thuế có vị trí ngày càng tăng, nhất là vào thế kỷ XX với sự

tăng lên chưa từng có thu nhập của Nhà nước có nguồn gốc từ thuế. Trong những
năm sau chiến tranh thế giới lần II, thu nhập về thuế của các nước công nghiệp phát
triển tăng mỗi thập kỷ hơn 1,5 lần, đồng thời người ta cũng ghi nhận có sự gia tăng
số thu về thuế so với thu nhập quốc dân”
“Chức năng phân phối của thuế được Nhà nước vận dụng dẫn đến kết quả là
diễn ra q trình “Nhà nước hóa” một bộ phận GDP dưới hình thức tiền tệ,tạo điều
kiện khách quan vô cùng cần thiết cho sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động
kinh tế, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết kinh tế
của thuế.”
2.1.2.2. Chức năng điều tiết kinh tế.
“Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để điều tiết vĩ mơ nền kinh tế và trong đó
thuế là một bộ phận của chính sách tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng bởi khả
năng tác động của thuế đến SXKD, tiêu dùng ngày càng rộng.”
“Khi nền kinh tế trì trệ, suy thối, chính sách cắt giảm thuế sẽ làm tăng thu
nhập thực tế của dân cư đồng thời giảm chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất, hệ
quả làm khả năng thanh toán của cả xã hội tăng, giá cả hàng hóa có xu hướng giảm,
hàng hóa được tiêu thụ, sản xuất phát triển, nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. ”
“Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, mức cung gia tăng nhanh chóng
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến
cung vượt cầu, sản xuất bị đình đốn, khơng tiêu thụ được hàng hóa, khi đó chính
sách tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập của dân cư, gây sức ép tăng giá bán kéo theo
nhu cầu tiêu dùng bớt, nhu cầu đầu tư SXKD giảm bớt, cân bằng cung – cầu giữ
mức ổn định. ”
“Chính sách miễn giảm thuế được sử dụng điều tiết đầu tư SXKD. Các DN
coi thuế là một khoản chi phí, chi phí này xuất hiện ở tất cả các phương án SXKD
mà không thể tránh khỏi, tuy nhiên việc lựa chọn cách thức đầu tư, địa điểm đầu tư,
lĩnh vực đầu tư có thể đem lại những lợi ích về thuế do chính sách miễn giảm thuế
mà sắc thuế đó quy định. Trên nguyên lý lựa chọn phương án chịu mức thuế thấp



9
nhất, Nhà nước sử dụng các quy định miễn giảm thuế để điều tiết, hướng dẫn sản
xuất và tiêu dùng. ”
2.2.

Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế:

2.2.1. Nghĩa vụ thuế theo Luật quản lý thuế
“Theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì nghĩa vụ của NNT bao gồm:
đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính xác,
trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ,
đúng thời hạn, đúng địa diểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử
dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ghi chép chính xác, trung
thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch
phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo
đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh tốn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, đầy dủ, kịp thời thông tin, tài
liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài
khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính
thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành quyết
định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy
định của pháp luật. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của
pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy
quyền thay mặt NNT thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.”
2.2.2. Khái niệm hành vi tuân thủ thuế
Theo trung tâm nguyên cứu chính sách và quản lý thuế của OECD (2004)
trong bài nguyên cứu về quản lý rủi ro trong tuân thủ thuế, bằng dữ liệu từ các
thành viên từ các nước trong OECD từ đó phân tích và xác định những rủi ro tuân
thủ thuế cho DN gồm những gì? Những rủi ro tuân thủ thuế này được giải quyết

như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Theo quan điểm tại một số nước Châu Á thì tn thủ thuế có thể được phân
thành 4 nhóm DN:


10
+ Nhóm 1: Nhóm NNT có ý thức tự giác tuân thủ thuế: nhóm NNT này có ý
thức tuân thủ thuế cao nhất, luôn chấp hành đúng, đầy đủ và kịp thời các chính sách
thuế.
+ Nhóm 2: Nhóm NNT có ý thức tn thủ thuế nhưng cịn sai sót trong việc
kê khai thuế: ở nhóm này, NNT tuân thủ đầy đủ các chính sách, tuy nhiên cịn mắc
các sai sót trong kê khai, đây là sai sót khơng có chủ đích.
+ Nhóm 3: Nhóm NNT chưa có ý thức tn thủ thuế: nhóm NNT này đơi khi
vẫn thường né tránh thuế dựa vào những khác biệt giữa kế toán và thuế để tối đa
hóa lợi nhuận cho mình
+ Nhóm 4: Nhóm NNT khơng có ý thức tn thủ thuế: nhóm NNT có xu
hướng thực hiện những hành vi trái với pháp luật thuế, trốn thuế, trục lợi từ việc
hoàn thuế, kê khai giảm lỗ, tăng chi phí, hay những DN được thành lập vì mục đích
mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
Theo bài nguyên cứu, tuân thủ thuế là quy định mang tính áp đặt, bắt buộc
đối với tổ chức, cá nhân và cả với cán bộ thuế mà họ phải thực hiện đúng các quy
định của pháp luật về quản lý thuế. Trong những chủ thể đó thì NNT là vấn đề được
quan tâm nhất đối với tuân thủ thuế.
Tuân thủ thuế của NNT được thể hiện ở việc kê khai đúng, đầy đủ các hoạt
động liên quan đến khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, kê khai đầy đủ các nội dung
trong hồ sơ khai thuế và nộp thuế đầy đủ. Bất cứ vi phạm nào trong quá trình nêu
trên cũng được gọi là khơng tn thủ thuế, tùy theo quy định của pháp luật thuế thì
mỗi hành vi có một mức độ và hành phạt khác nhau. Theo Hướng dẫn thực hành
của tổ chức OECD về đo lường mức độ tuân thủ (2001), đã đặt ra câu hỏi: “Mức độ
tuân thủ được định nghĩa như thế nào - đó có phải là sự tuân thủ theo cách diễn giải

luật thuế và cách áp dụng luật của CQT hay cách hiểu của NNT? Hay khái niệm này
được định nghĩa theo một cách trung lập hơn?”. Tuy nhiên hiện nay, khi pháp luật
thuế còn nhiều khoảng cách với pháp luật kế tốn, thường có sự nhầm lẫn giữa 2
bên: cơ quan thuế và DN trong việc kê khai doanh thu, chi phí dẫn đến thiếu tính
minh bạch và thống nhất hoặc trong luật chưa quy định cụ thể thì có thể hiểu theo
nhiều cách khác nhau. Việc đó dẫn đến tình trạng DN khơng tn thủ thuế và dẫn
đến thất thoát nguồn thu.


11
Một khái niệm khác cũng được đề cập đến trong vấn đề khơng tn thủ thuế
đó là trốn thuế, đây là hành vi rõ ràng và nguy hiểm nhất trong quản lý thuế. Rõ
ràng, đây là hành vi vi phạm pháp luật, nguyên nhân của hành vi này được phân tích
qua 2 góc độ đó là tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế, phát hiện kịp thời,
năng lực của cán bộ thuế và góc độ về chính sách thuế, trách nhiệm của các bên liên
quan (cơ quan hải quan, công an, quản lý thị trường,…).
Một khái niệm nữa cũng được đề cập là tránh thuế, khái niệm này ngày nay
cũng đang được sử dụng rất nhiều trong công tác quản lý thuế. Tránh thuế là việc
NNT vẫn áp dụng đúng các quy định của pháp luật thuế nhưng vận dụng những kẽ
hở, những chồng chéo trong thông tư, nghị định để áp dụng làm tối đa hóa nghĩa vụ
thuế của cá nhân, công ty. Tuy nhiên, khái niệm này ngày nay cũng cịn khá nhiều
tranh cãi vì đây có bị coi là hành vi khơng tn thủ thuế không trong khi NNT vẫn
thực hiện đúng các quy định của pháp.
Hiện nay, pháp luật thuế ở nước ta còn nhiều khoảng cách với pháp luật kế
tốn, nhiều thơng tư nghị định quy định chưa rõ ràng, chính vì thế trong nhiều
trường hợp khó phân biệt được hành vi né tránh thuế và hành vi trốn thuế. NNT cho
rằng, tôi khơng vi phạm pháp luật thuế, những vơ hình chung là đang làm giảm số
thuế phải nộp.
“Ở bất cứ góc độ nào thì việc khơng tn thủ thuế cũng đều gây ra thất thốt
nguồn thu cho NSNN, nó làm ảnh hưởng đến sự công bằng xã hội mà mục tiêu của

thuế đã đề ra, ở góc độ nặng hơn thì không tuân thủ thuế sẽ làm kéo theo sự méo mó
về đạo đức trong DN. Ngược lại, nếu mức độ tn thủ của NNT cao, làm giảm thất
thốt sẽ có tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả quản lý thu của hệ thống
thuế. Nó cho phép một quốc gia có thể thu được một số thuế nhất định mà khơng
cần phải thường xun thay đổi chính sách thuế. Một chính sách thuế tương đối ổn
định và tồn diện với mức thuế suất thấp sẽ góp phần tăng hiệu quả và hiệu suất
trong hoạt động của CQT.”
Theo cơ sở lý thuyết khác về tuân thủ thuế, Singh (2003) cho rằng tuân thủ
thuế là việc NNT kê khai chính xác các khoản thu nhập, chi phí cấu thành nên nghĩa
vụ thuế, sau đó nộp tờ khai thuế và đóng đầy đủ số thuế mình đã kê khai trong thời
gian quy định mà không cần nhắc nhở của cơ quan. Bài nguyên cứu còn phân biệt


×