Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Các thành tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ KIM PHỤNG

CÁC THÀNH TỐ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ KIM PHỤNG
CÁC THÀNH TỐ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Kế Toán
Hướng đào tạo: Nghiên cứu
Mã số ngành:

8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

TP. Hồ Chí Minh - năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Các thành tố của hệ thống kiểm soát nội bộ
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh
Ninh Thuận” là một cơng trình nghiên cứu do chính tơi nghiên cứu và thực hiện.
Kết quả trình bày trong Luận văn này được thu thập trong quá trình nghiên cứu là
trung thực, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nội dung bất
kỳ nơi đâu. Các số liệu đưa ra có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ
đúng nguyên tắc.
Tỉnh Ninh Thuận, ngày 28 tháng 01 năm 2021

Tác giả

PHẠM THỊ KIM PHỤNG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT

ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................1

2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. ................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu. ..........................................................................3

5.

Đóng góp của đề tài. ..................................................................................4

6.

Kết cấu của đề tài. ......................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................6
CÓ LIÊN QUAN .......................................................................................................6
1.1 Các nghiên cứu cơng bố nước ngồi. ........................................................6
1.1.1


Các nghiên cứu về đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.6

1.1.2

Các nghiên cứu về các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động. ...........................................................................................7
1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước. .........................................................9
1.2.1

Các nghiên cứu về đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.9

1.2.2

Các nghiên cứu về các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động. .........................................................................................10


1.2.3

Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và

vừa. 11
1.3 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu....................................13
Kết luận chương 1 ...................................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................15
2.1


Hệ thống kiểm soát nội bộ. ......................................................................15

2.1.1

Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ. .......................................15

2.1.2

Mục tiêu của báo cáo COSO (2013). ..............................................16

2.1.3

Các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo COSO (2013). ....16

2.2 Khái niệm và cơ sở phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa .........................19
2.3 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.....................................................22
2.3.1

Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ..........................22

2.3.2

Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ...........................23

2.4 Các lý thuyết nền có liên quan. ................................................................25
2.4.1

Lý thuyết ủy nhiệm. ........................................................................25

2.4.2


Lý thuyết thông tin hữu ích. ............................................................26

Kết luận chương 2 ...................................................................................................27
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28
3.1 Quy trình nghiên cứu. ..............................................................................28
3.2 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. ..........................................................29
3.2.1

Giả thuyết nghiên cứu. ....................................................................29

3.2.2

Mơ hình nghiên cứu. .......................................................................33

3.3 Thang đo. .................................................................................................34
3.4 Q trình thu thập dữ liệu. .......................................................................38


3.4.1

Nghiên cứu định tính. .....................................................................38

3.4.2

Nghiên cứu định lượng. ..................................................................40

Kết luận chương 3 ...........................................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính...................................................................43

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng. ..............................................................43
4.2.1

Thống kê mô tả. ..............................................................................43

4.2.2

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thơng qua hệ số Cronbach’s

Alpha.

45

4.2.3

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). .48

4.1.4

Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội. ......................................53

4.1.5

Kiểm định các giả định hồi quy. .....................................................57

4.1.6

Bàn luận kết quả nghiên cứu. ..........................................................60

Kết luận chương 4 ...........................................................................................62

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................63
5.1 Kết luận. ...................................................................................................63
5.1.1

Các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của các DNNVV tại Tỉnh Ninh Thuận. ..................................................63
5.1.2

Mức độ ảnh hưởng của các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại Tỉnh Ninh Thuận. ....................64
5.2 Khuyến nghị.............................................................................................67
5.2.1

Khuyến nghị đối với hoạt động đánh giá rủi ro. .............................67

5.2.2

Khuyến nghị đối với hoạt động kiểm soát. .....................................68

5.2.3

Khuyến nghị đối với thông tin và truyền thông. .............................69


5.2.4

Khuyến nghị đối với mơi trường kiểm sốt. ...................................70


5.2.5

Khuyến nghị đối với hoạt động giám sát. .......................................71

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. ........................72
Kết luận chương 5 ...........................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AAA

: Hiệp hội kết toán Hoa Kỳ

AICPA

: Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ

BCTC

: Báo cáo tài chính

CAP

: Ủy ban thủ tục kiểm tốn

CoBit


: Các mục tiêu kiểm sốt trong cộng nghệ thơng tin và các
lĩnh vực có liên quan.
: Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway

COSO

Commission (Ủy ban các tổ chức tài trợ cho Ủy ban
Treadway)

DN

: Doanh nghiệp

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá

HCM

: Hồ Chí Minh

KSNB

: Kiểm sốt nội bộ

IFAC

: Liên đồn kế tốn quốc tế

IIA


: Hiệp hội kiểm tốn viên nội bộ

IMA

: Hiệp hội kế toán viên quản trị

ISA

: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KSNB

: Kiểm soát nội bộ

SEC

: Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ

SAS

: Chuẩn mực kiểm toán

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước ...................200

Bảng 2.2: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. .........................................................21
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo trong nghiên cứu .......................................................35
Bảng 3.2: Đối tượng khảo sát nghiên cứu định tính. ................................................39
Bảng 3.3: Số lượng phiếu khảo sát được phát ra. .....................................................42
Bảng 4.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các biến độc lập. .....................46
Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc. ..............................48
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập.
...................................................................................................................................50
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân
tố. ...............................................................................................................................50
Bảng 4.5: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa). ..............................51
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến phụ thuộc. ...52
Bảng 4.7: Bảng trọng số hồi quy. ..............................................................................54
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mức độ giải thích của các biến phụ thuộc của các biến
độc lập. ......................................................................................................................55
Bảng 4.9: Bảng kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình. ...................................55
Bảng 5.1: Thứ tự mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Tỉnh Ninh Thuận ...............................................................................65


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu chi tiết ....................................................................28
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận. ..............................................34
Hình 4.1: Phần trăm phản hồi theo phịng ban cơng tác. ..........................................44
Hình 4.2: Phần trăm phản hồi theo loại hình doanh nghiệp......................................44
Hình 4.3: Phần trăm phản hồi theo vốn điều lệ của doanh nghiệp. ..........................45
Hình 4.4: Đồ thị Histogram của nghiên cứu. ............................................................58
Hình 4.5: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa P-P Plot. .......................................................59

Hình 4.6: Đồ thị phân tán Scatter Plot. .....................................................................60


TÓM TẮT
Qua hơn 30 mươi năm phát triển ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và
đang phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Lĩnh vực nhỏ và vừa
đang trở nên cạnh tranh khốc liệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động nhưng hệ
thống kiểm soát nội bộ đang bộc lộ nhiều điểm yếu kém, chưa có hiệu quả trong
hoạt động. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài “các thành tố của hệ thống kiểm soát
nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh
Ninh Thuận” để xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Tỉnh Ninh Thuận. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu thì tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (nghiên cứu định tính và định lượng). Kết quả
nghiên cứu cho thấy các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Tỉnh Ninh Thuận được sắp xếp giảm dần mức độ ảnh hưởng là: đánh giá rủi ro, hoạt
động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, mơi trường kiểm sốt, giám sát. Thơng
qua đó tác giả đưa ra các kiến nghị theo từng nhân tố tác động để cải thiện hiệu quả
hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Tỉnh Ninh Thuận.
Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ (hệ thống KSNB), doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV), hiệu quả hoạt động, Tỉnh Ninh Thuận.


ABSTRACT

Over the past 30 years of development in Vietnam, small and medium
enterprises have been growing strongly, contributing to socio-economic
development. The small and medium sector is becoming fiercely competitive,

potentially risky in operation, but the internal control system is revealing many
weaknesses, efficiency in operation. Therefore, the author studies the topic
"elements of the internal control system affecting the operational efficiency of small
and medium enterprises in Ninh Thuan province" to identify factors and measure
the influence of the factors on the effectiveness of the internal control system in
small and medium enterprises in Ninh Thuan province. To solve the research
problem, the author used mixed research methods (qualitative and quantitative
research). The research results show that factors and the degree of influence of
factors affecting the effectiveness of the internal control system in small and
medium enterprises in Ninh Thuan province are sorted to reduce the degree of
influence. Benefits are: risk assessment, control activities, information and
communications, control environment, monitoring. Through that, the author makes
recommendations according to each impacting factor to improve the operational
efficiency of the internal control system in small and medium enterprises in Ninh
Thuan province.
Key words: internal control system, small and medium enterprises,
performance efficiency, Ninh Thuan province.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
DNNVV là bộ phận quan trọng trong thành phần kinh tế tư nhân và chiếm tỷ

lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Hiện nay, cả nước có khoảng
541.753 DNNVV đang hoạt động trong nền kinh tế, với tổng số vốn đăng ký

khoảng 130 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký của các DN. Hàng
năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng
góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút
gần 60% lao động… Mặc dù số lượng DNNVV đông đảo, song quy mô DN nhỏ và
siêu nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn, số DN quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% tổng số DNNVV
(Chu Thanh Hải (2020), bài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện
nay” đăng trên vss.gov.vn). DNVVN trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm
2019 đã có 3.380 doanh nghiệp đi vào hoạt động (số liệu Cục thống kê đăng trên
báo Công Thương số ra ngày 31/12/2019). Qua đó nhận thấy rằng đặc điểm của các
DNNVV là quy mô về vốn, nhân lực nhỏ, nên hoạt động gặp nhiều khó khăn như là
tiếp cận cơng nghệ hiện đại; nguồn vốn; tư duy và khả năng điều hành lối mịn, yếu
kèm, ảnh hưởng khơng nhỏ từ Covid 19. Chính vì điều kiện khó khăn đó thì các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng và ở Việt Nam nói chung đang
gồng mình phát triển sản xuất, kinh doanh.
Các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận đang muốn đổi mình, nâng cao hiệu quả
hoạt động để có thể vượt qua khó khăn hiện tại cũng như phát triển xa hơn trong
tương lai. Nhưng đâu là giải pháp để các DNNVV với hạn chế về vốn cũng như con
người có thể nâng cao hiệu quả hoạt động? Trên thế giới đã có nhiều chỉ ra sự tác
động của các thành tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt
động như nghiên cứu của Fadzil cùng cộng sự (2005), Ndungu (2013), Zipporah
(2015). Tại Việt Nam những nghiên cứu như Nguyễn Hồng Nga (2016) với luận
văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”, luận án tiến sĩ Võ Thu Phụng


2

(2017) với đề tài “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn điện lực Việt Nam”. Các nghiên cứu trên đã
chỉ ra các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhưng

tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này thực hiện tại tỉnh Ninh
Thuận.
Trước thực trạng trên thì tác giả thực hiện nghiên cứu “Các thành tố của hệ
thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Ninh Thuận” giúp các DNNVV trên địa bàn tỉnh có
thể xác định được thành tố nào ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Từ đó có hướng đầu tư nguồn lực một cách hiệu quả, góp phần tạo sự
phát triển riêng của doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của tỉnh, đất nước.
2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
Mục tiêu chung của nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của các thành tố của hệ

thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận. Tập trung và mục tiêu chung, nghiên cứu có hai mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng thành tố của hệ thống KSNB đến
hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận.
Để đạt được hai mục tiêu trên, tác giải tập trung giải quyết hai câu hỏi sau:
- Các thành tố nào của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận?
- Mức độ ảnh hưởng của từng thành tố này đến hiệu quả hoạt động của các
DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận như thế nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thành tố của hệ thống KSNB ảnh

hưởng đến hiệu quả của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận.

-

Đề tài có phạm vi nghiên cứu là các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận với thời
gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 07/2020 đến tháng 12/2020. Đề tài chỉ


3

nghiên cứu các thành tố của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của các
DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận, không nghiên cứu các thành tố của hệ thống
KSNB đến các mục tiêu các.
4.

Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp bao gồm

phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:
Phương pháp định tính: Phỏng vấn các chuyên gia nằm xác định thang đo,
các biến trong mơ hình áp dụng phù hợp với thực tế tại địa phương khảo sát. Tác
giả đã phỏng vấn 05 chuyên gia bao gồm: 02 giám đốc của 2 DNNVV tại tỉnh Ninh
Thuận, một kế toán trưởng, một kiểm toán viên độc lập, một giảng viên trong khoản
thời gian từ tháng 07/2020 tới tháng 08/2020. Tác giả chọn những chuyên gia có
kinh nghiệm làm việc trên 05 năm hoặc tốt nghiệp các ngành về kế toán – kiểm
toán, kinh tế để đảm bảo mặt kinh nghiệm cũng như kiến thức để đưa ra ý kiến tốt
nhất cho nghiên cứu này.
Phương pháp định lượng:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được
khảo sát trực tiếp và thông qua email từ bảng câu hỏi khảo sát đã được hoàn thiện

trong nghiên cứu định lượng. Trong đó:
+ Mẫu lựa chọn: Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận dựa trên sự dễ tiếp cận. Tác giả xác định được 193
DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận có thể tiếp cận để khảo sát được.
+ Công cụ khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa vào các nguyên
tắc Coso (2013) cũng như các nghiên cứu như Mochino (2011), Qiang Cheng
(2013), Zipporah (2015), Võ Thu Phụng (2017), Umar và cộng sự (2018), Nyumo
(2020) đã được hiệu chỉnh thơng qua phỏng vấn chun gia. Sau đó, tác giả đã gửi
bảng khảo sát bằng email thông qua công cụ Google.docs, khảo sát trực tiếp từ bạn
bè và các mối quan hệ của họ. Đã có 193 phiếu khảo sát được phát ra cho 193
DNNVV trên địa bàn tỉnh.


4

b. Phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả thu thập được 153 phiếu khảo sát đạt
yêu cầu. Từ dữ liệu này tác giả sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để phân tích mức độ
ảnh hưởng của các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
tại các DNVVN tại tỉnh Ninh Thuận. Tác giả phân tích các chỉ số như sau:
 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronback’s Alpha: mức độ
tin cậy của thang đo đạt được khi hệ số Alpha lớn hơn hoặc bằng 06
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
 Phân tích nhân tố khám phá EFA: dùng để kiểm định xem giá trị hội tụ và
giá trị phân biệt của các biến độc lập và biến phụ thuộc có thỏa mãn các
thơng số tiêu chuẩn như: hệ số tải (Factor loading), KMO, Bartlett.
 Kiểm định mô hình thơng qua kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính bội,
kiểm định sự phù hợp của mơ hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến,
kiểm định phân phối chuẩn phần dư.
Đóng góp của đề tài.


5.
-

Về mặt lý thuyết.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần xác định các thành tố của hệ thống KSNB

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời
cũng xác định được mức độ ảnh hưởng của các thành tố của hệ thống KSNB ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận. Từ đó đưa ra
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận.
- Về mặt thực tiễn.
Thông qua nghiên cứu trên, tác giả đã xác định được các thành tố của hệ
thống KSNB tác động tới hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận.
Cũng như xác định được mức độ tác động của các thành tố của hệ thống KSNB đến
hiệu quả hoạt động tại các DNNVV tại tỉnh Ninh thuận. Mức độ ảnh hưởng từ cao
đến thấp của các thành tố như sau: đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin
truyền thơng, mơi trường kiểm sốt và giám sát. Từ đó, tác giả khuyến nghị một số
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua thay đổi, cải thiện các thành tố của


5

hệ thống KSNB. Ưu tiên thay đổi, cải thiện các thành tố có tác động ở mức cao để
sử dụng hiệu quả nguồn lực các DNNVV hơn.
Tác giải mong muốn kết quả của đề tài sẽ được các DNNVV tại tỉnh Ninh
Thuận sử dụng rộng rãi trong việc xác định và đầu tư nguồn lực một các chính xác
và hiệu quả vào các nhân tố của hệ thống KSNB. Từ đó làm cho hiệu quả hoạt động
được cải thiện, nhằm phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế Tỉnh, đất nước.
6.


Kết cấu của đề tài.
Ngoài Phần mở đầu và kết luận chung, luận văn nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
CÓ LIÊN QUAN
1.1 Các nghiên cứu cơng bố nước ngồi.
Qua q trình nghiên cứu, tham khảo tác tài liệu khác nhau tác giả nhận thấy
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB tới
hiệu quả hoạt động cũng như các khía cạnh liên quan như các nghiên cứu về đo
lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Tác giả nêu ra một số cơng trình tiêu biểu như
sau:
1.1.1 Các nghiên cứu về đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Có rất nhiều khía cạnh để đo lường hiệu quả hoạt động của một tổ chức, chúng
được đề cập và chứng minh thơng qua một số nghiên cứu nước ngồi sau:
Hult và cộng sự (2008) đã đo lường hiệu quả hoạt động thơng qua ba khía
cạnh đó là hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tổng hợp. Nghiên
cứu đã tập hợp nhiều nghiên cứu được công bố trước đó thơng qua hai tiêu chí
tuyển chọn đó là: một là, các nghiên cứu phải liên quan đến những ngành quan
trọng (tài chính, tiếp thị, quản lý – cố vấn và kinh tế học); hai là, các nghiên cứu
phải xem biến đo lường hiệu quả hoạt động là một biến phụ thuộc. Từ đó nghiên
cứu đã tập hợp được 96 bài nghiên cứu, bài báo. Nghiên cứu đã chỉ ra các thước đo

để đo lường hiệu quả tài chính, kinh doanh và tổng thể như: tỷ suất sinh lời trên tài
sản (ROA), lợi tức đầu tư (ROI), khả năng sinh lời (ROE).
Kabajeh và cộng sự (2012) đã nghiên cứu xem có mối liên hệ giữa các tỷ lệ
ROA, ROE, ROI với nhau và tới giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm niêm yết tại
Jordan giai đoạn 2002-2007. Các nhà nghiên cứu đã thu thập báo cáo tài chính hằng
năm của 23 công ty bảo hiểm niêm yết trên sàn chứng khốn của Jordan. Kết quả
phân tích hồi quy cho thấy 3 chỉ số ROA, ROE, ROI có mối quan hệ tác động cùng
chiều với giá cổ phiếu. Điều đó cho thấy nhà đầu tư tin tưởng hơn vào hoạt động
của các công ty khi các chỉ số ROA, ROE, ROI được công bố ở mức tốt.


7

1.1.2 Các nghiên cứu về các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động.
Michino (2011) với nghiên cứu: “Khảo sát sự ảnh hưởng của KSNB tới hiệu
quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Nairobi”. Nghiên cứu nhằm điều tra
sự tác động của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính
phủ tại Nairobi bằng phương pháp nghiên cứu khảo sát. Nhà nghiên cứu đã gửi
bảng câu hỏi với thang đo likert 3 mức độ qua email, chuyển bằng thư, gửi trực tiếp
đến các nhà quản lý của 50 tổ chức phi chính phủ tại Nairobi. Michino đã nhận
được 31 bảng khảo sát được trả lời chiếm 62% tổng thể mẫu được chọn. Kết quả
cho thấy, có 5 biến độc lập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ tại Nairobi đó là: cơ cấu tổ chức, kiểm soát tiền mặt, kiểm soát tiền
lương, kiểm soát mua sắm và kiểm soát tài sản. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ cấu
tổ chức là yếu tổ có mức ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả hoạt động. Từ đó kiến
nghị ban giám đốc chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì kiểm sốt nội bộ để đạt
được các mục tiêu hiệu quả, báo cáo tài chính tin cậy và tuân thủ pháp luật. Xem
xét, cải thiện lại các thủ tục kiểm soát nội bộ để nâng cao hiệu quả của hệ thống
KSNB nhằm mục tiêu đạt hiệu quả hoạt động.

Qiang Cheng (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa kiểm soát
nội bộ và hiệu quả hoạt động. Cụ thể, thứ nhất là kiểm soát nội bộ không tốt dẫn tới
không hiệu quả về thông tin, tăng rủi ro tài sản của doanh nghiệp bị biển thủ. Điều
này làm giảm kết quả đầu ra và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Thứ hai là KSNB không hiệu quả làm cho thông tin đầu ra có nhiều sai sót,
dẫn tới nhà quản trị đưa ra quyết định khơng đúng, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt
động.
Zipporah (2015) đã xem xét tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống
KSNB lên hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất ở Nairobi, Kenya. Trong
nghiên cứu này, hiệu quả tài chính được đo lường thông qua chỉ số ROA (Return on
assets: lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản). Nghiên cứu này sử dụng tài liệu thứ cấp là


8

35 báo cáo thường niên của các doanh nghiệp tại Nairobi. Thơng qua đó, nghiên
cứu chỉ ra ảnh hưởng cùng chiều của ROA và các biến độc lập là môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát.
Umar và cộng sự (2018) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Nigeria. Nghiên cứu này
muốn xác định xem các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO có tác động
tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Nigeria không? Và mức độ
tác động như thế nào? Để trả lời hai câu hỏi trên, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu cho
từ bảng câu hỏi được phát cho các nhân viên ngân hàng (bao gồm cán bộ quản lý,
cán bộ kiểm soát nội bộ và cán bộ an ninh của ngân hàng) của tất cả các chi nhánh
của các ngân hàng thương mại ở Nigeria. Có 381 bảng câu hỏi được phát trực tiếp
cho các đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên từ 5.495 chi nhánh ngân hàng thương
mại ở Nigeria. Trong số 381 phiếu được phát đi đã nhận lại được 255 phiếu trả lời.
Nghiên cứu đã phân tích số liệu từ 255 câu trả lời và kết luận được rằng. Các thành

phần của hệ thống KSNB theo khung lý thuyết COSO có tác động tích cực đến hiệu
quả hoạt động các ngân hàng thương mại tại Nigeria. Trong đó phát hiện nhân tố
thơng tin truyền thơng có tác động khơng đáng tới hiệu quả hoạt động tại các ngân
hàng thương mại tại Nigeria.
Nyumo (2020) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đối với hiệu quả
hoạt động tài chính của các Hợp tác xã tại Meru. Nghiên cứu xác định ba mục tiêu
chính đó là xác định ảnh hưởng của việc đánh giá rủi ro đối với hoạt động tài chính
của các hợp tác xã tại Meru, tìm hiểu ảnh hưởng của các chức năng kiểm sốt đến
hoạt động tài chính của các hợp tác xã tại Meru, đánh giá tác động của việc giám sát
đối với hoạt động tài chính của các hợp tác xã tại Meru. Tác giả đã gửi 96 bảng câu
hỏi khảo sát tới 24 hợp tác xã. Những người được hỏi bao gồm các nhà quản lý, kế
toán và kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu đã thu thập được 78% (tương ứng 75 phiếu
khảo sát) kích thước mẫu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đánh giá rủi ro, chức năng
kiểm sốt, giám sát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động. Từ đó tác giả
đưa ra một số các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua nhân cao 3 nhân


9

tố trên như: nâng cao nhận thức của các nhân viên về đánh giá rủi ro, cải thiện quy
trình đánh giá rủi ro, xem xét lại chức năng kiểm soát và thủ tục giám sát để cập
nhật tốt hơn.
Qua những nghiên cứu trên ta có thể thấy các nghiên cứu đều chỉ ra các
thành tố của hệ thống KSNB như mơi trường kiểm sốt; đánh giá rủi ro; hoạt động
kiểm sốt; thơng tin và truyền thơng, giám sát có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước.
Ảnh hưởng của các thành tố của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động cũng
được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm rất nhiều. Có nhiều nghiên cứu trong
nước nghiên cứu về đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thành tố của hệ

thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Có thể khái quát các nghiên cứu
đó như sau:
1.2.1 Các nghiên cứu về đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Lê Lai (2010) với đề tài “Hoàn thiện kỹ thuật phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại Cơng ty TNHH Việt Đức”. Áp dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản
như thu thập, tổng hợp số liệu, so sánh và phân tích. Tác giả đã chỉ ra các tiêu chí,
mơ hình để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như mơ hình mức tăng
trưởng trên lợi nhuận, giá cả trên lợi nhuận…. Từ đó tác giả đánh giá thực trạng
phân tích hiệu quả hoạt động tại Cơng ty TNHH Việt Đức, đồng thời đưa ra các kỹ
thuật phân tích cần bổ sung như phân tích biến động kinh doanh thơng qua tỷ lệ
doanh thu trên chi phí, phân tích các yếu tố biến động giá. Tuy nhiên nghiên cứu
của tác giả cịn thiếu q trình khảo sát các nghiên cứu được cơng bố trong và ngồi
nước có liên quan để bổ sung tính khoa học cho đề tài. Quy mô đề tài cũng chỉ mới
ở 1 doanh nghiệp, khó có thể vận dụng sang những doanh nghiệp khác vì quy mơ,
nguồn lực của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.


10

1.2.2 Các nghiên cứu về các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động.
Nguyễn Hồng Nga (2016) với đề tài luận văn thạc sĩ: “Ảnh hưởng của kiểm
soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”. Với mục đích nhằm làm rõ các nhân tố thuộc hệ
thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tác giả đã sử dụng nghiên cứu
hỗn hợp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng có năm nhân tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là: mơi trường
kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm sốt,
hoạt động giám sát. Trong đó nhân tố hoạt động kiểm sốt có tác động mạnh nhất
đến hiệu quả hoạt động. Nhưng đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra nhân tố giám sát
lại có tác động ngược chiều. Đây cũng là điểm hạn chế của đề tài. Để lý giải cho
việc này, tác giả đã lập luận bằng luận chứng riêng của tác giả sau khi trao đổi với
chuyên gia chứ không được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Võ Thu Phụng (2017), với đề tài “Tác động của các yếu tố cấu thành hệ thống
đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp định tính để xác định liệu trong các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
KSNB mà báo cáo COSO đề cập có nhân tố nào khơng phù hợp với bối cảnh Việt
Nam, ngoài ra xác định cơ sở xác định hiệu quả hoạt động dựa trên những nghiên
cứu trước có liên quan. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để xác
định mức độ tác động của từng nhân tố: mơi trường kiểm sốt; đánh giá rủi ro; hoạt
động kiểm sốt; thơng tin và truyền thơng; giám sát đến hiệu quả hoạt động tại Tập
đoàn điện lực Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 thành phần của hệ thống kiểm
sốt nội bộ có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện Lực
Việt Nam trong đó bị ảnh hưởng khá lớn bởi 3 nhân tố đó là hoạt động kiểm sốt;


11

đánh giá rủi ro; mơi trường kiểm sốt. Hạn chế của nghiên cứu này là về mặt không
gian, chỉ tập trung vào hiệu quả hoạt động của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam, muốn
áp dụng kết quả nghiên cứu cho những doanh nghiệp khác cần phải thực hiện
nghiên cứu khác.
Nguyễn Hải Yến (2019), với đề tài “Tác động của các nhân tố cấu thành
HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP.
HCM”. Thông qua tìm hiểu sơ lược các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài
nước, tác giả nhận thấy khe hổng cũng như tính cấp thiết của đề tài, phải nghiên cứu

tác động của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương
mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp, sử dụng phương pháp định tính đề làm nền tảng cho định lượng, sử dụng
định lượng để đo lường mức độ tác động, sự phù hợp của các giả thiết, từ đó đưa ra
các khuyến nghị hữu hiệu nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB, nâng cao hiệu quả hoạt
động tại các siêu thị, trung tâm thượng mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Thơng qua
nghiên cứu định lượng, tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố mơi
trường kiểm sốt đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại
Tp. Hồ Chí Minh là lớn nhất, ngược lại nhân tố tác động thấp nhất là thơng tin
truyền thơng. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
như nâng cao tinh thần tố giác tội phạm, xây dựng văn hóa trung thực, xây dựng
bản mô tả công việc chi tiết.
Các nghiên cứu trên đều xác định được các nhân tố ảnh của hệ thống kiểm
soát ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Cũng có những nghiên cứu khám phá được
nhân tố mới của hệ thống KSNB có tác động đến hiệu quả hoạt động nhưng tất cả
đều dựa trên các nhân tố cơ bản của hệ thống KSNB theo COSO.
1.2.3 Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DN sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
Tp. HCM. Nghiên cứu xác định hai mục tiêu rõ ràng đó là: thứ nhất là nhận diện
các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DN sản


12

xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM và thứ hai là kiểm định mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố theo COSO đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DN
sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM. Nghiên cứu đã chứng minh các nhân tố
mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền
thơng, giám sát có ảnh hưởng cùng chiều với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

trong các DN sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM.
Bùi Thị Hồng Vân (2018) với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp. Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu được thực hiện để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Tp. Hồ Chí Minh. Để thực hiện mục tiêu trên thì tác giả đã sử dụng bảng
câu hỏi khảo sát với thang đo likert 5 cấp độ về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNVVN tại Tp. Hồ Chí
Minh. Kết quả cho thấy nhân tố đánh giá rủi ro tác động nhiều nhất, mơi trường
kiểm sốt có tác động thấp nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các
DNVVN tại Tp. HCM. Điểm mạnh của đề tài bổ sung được nhân tố thể chế chính
trị ngồi 5 nhân tố cơ bản của Coso (2013). Bên cạnh đó, hạn chế của đề tài là bị
giới hạn về mặt không gian. Chỉ mới nghiên cứu ở các DNVVN ở TP. HCM.
Lâm Minh Nhật (2019) đã xác định mức độ tác động của các thành tố đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNVVN tại TP. HCM bằng cách kế thừa
các thành tố của hệ thống KSNB trong các DNVVN tại Tp. HCM thông qua các
nghiên cứu trước có, sau đó tác giả kiểm định lại mức độ tác động của các thành tố
đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNVVN tại TP. HCM bằng
phương pháp định lượng. Nghiên cứu xác định thành tố có mức độ ảnh hưởng giảm
dần đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNVVN tại TP. HCM là: mơi
trường kiểm sốt, hoạt động kiểm sốt, đánh giá rủi ro, giám sát, thông tin và truyền
thông.


13

Ngồi ra cịn nhiều nghiên cứu về thành tố của hệ thống KSNB trong các
DNNVV. Các nghiên cứu trên là nền tảng để xác định được các thành tố cơ bản
trong hệ thống KSNB ở các DNNVV.
1.3 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu.

Các nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước đều chứng minh rằng ảnh
hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đạt được các mục tiêu về tài chính, hoạt động,
giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Các nghiên cứu trước tại Việt Nam, đã xem xét hiệu quả của hệ thống kiểm soát
nội bộ, từng doanh nghiệp, hoặc cao hơn là một vài doanh nghiệp trong cùng lĩnh
vực, như là nghiên cứu tại Tỉnh Bình Dương, Bình Định nhưng cho đến nay, chưa
có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của các thành tố đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Ninh Thuận, nhằm cung cấp một cái nhìn tổng
thể về chất lượng hệ thống kiểm sốt nội bộ, hiện trạng, cũng như có thể tìm hiểu
chi tiết các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động lên hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Ninh Thuận
Từ những nghiên cứu trước cũng như những vấn đề tồn tại, luận văn sẽ tiếp tục
nghiên cứu về hệ thống kiểm sốt nội bộ ở khía cạnh “Các thành tố của hệ thống
kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Tỉnh Ninh Thuận”. Tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu tại Tỉnh Ninh
Thuận, trong đó tác giả sẽ kiểm định lại các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ
thống kiểm sốt nội bộ là năm thành phần chính theo COSO (2013): mơi trường
kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát.


×