Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giải pháp gia tăng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ THÙY TRANG

GIẢI PHÁP GIA TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH 12

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân Hàng
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG HẢI YẾN

TP. Hồ Chí Minh – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học trong luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Thị Thùy Trang


MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ............................................................5
1.7 Kết cấu luận văn ................................................................................................5
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH 12 TP HCM VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....7
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12
TPHCM ....................................................................................................................7
2.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................................18
3.1.Khái niệm huy động vốn tại ngân hàng thương mại .......................................18
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng huy động vốn của ngân hàng thương mại ..................19
3.3. Các cơng trình nghiên cứu về huy động vốn tại ngân hàng thương mại ........26
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................29
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................34



4.1. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam–Chi nhánh 12 Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................34
4.2. Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam–
Chi nhánh 12 Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................40
4.3. Đánh giá huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam–Chi nhánh 12 Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM–
CHI NHÁNH 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................62
5.1. Kết luận chính .................................................................................................62
5.2. Giải pháp gia tăng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam–Chi nhánh 12 Thành phố Hồ Chí Minh ..................................62
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC
EFA
KHCN
NHTM
PGD
TMCP
TPHCM

Từ đầy đủ
Báo cáo tài chính
Phân tích Khám Phá Nhân tố

Khách hàng cá nhân
Ngân hàng thương mại
Phòng giao dịch
Thương mại cổ phần
Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả lợi nhuận của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM từ năm 2016 đến
năm 2019 ...................................................................................................................13
Bảng 2. 2 Nguồn vốn và tín dụng Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM .....................15
Bảng 4. 1 Biến động nguồn vốn huy động phân theo loại tiền năm 2016 -2019…..35
Bảng 4. 2 Nguồn huy động vốn phân theo kỳ hạn năm 2016-2019..........................37
Bảng 4. 3 Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế năm 2016-2019 .......38
Bảng 4. 4 Thang đo chính thức của nghiên cứu. .......................................................43
Bảng 4. 5 Thơng tin chung về mẫu khảo sát. ............................................................47
Bảng 4. 6 Thống kê mô tả các biến quan sát. ............................................................49
Bảng 4. 7 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo. ..............................................52
Bảng 4. 8 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập. ...........................................54
Bảng 4. 9 Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập. ....................................................54
Bảng 4.10 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc. ............................................56
Bảng 4. 11 Ma trận hệ số tương quan. ......................................................................57
Bảng 4. 12 Kết quả hồi quy đa biến. .........................................................................59


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2. 1 Sơ đồ tổ chức và điều hành của Vietinbank
Hình 2. 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi
nhánh cấp 2
Hình 2. 3 Sơ đồ tổ chức của VietinBank

Hình 4. 1 Mơ hình nghiên cứu
Hình 4. 2 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Biểu đồ 2. 1 Nguồn vốn của Vietinbank Chi nhánh 12 và các chi nhánh khác
Biểu đồ 4. 1 Biến động quy mô nguồn vốn 2016-2019
Biểu đồ 4. 2 Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo loại tiền năm 2016-2019
Biểu đồ 4. 3 Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn năm 2016-2019
Biểu đồ 4. 4 Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế năm 2016-2019


TĨM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích: (1) xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam–Chi
nhánh 12 TP.HCM; (2) phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hoạt động
huy động vốn; (3) đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại
NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12.
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng thơng qua phần mềm SPSS 20. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 05 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, đó là: nhân tố sản phẩm huy
động vốn, nhân tố tính bảo mật, nhân tố hình ảnh ngân hàng, nhân tố cơ sở vật chất,
nhân tố chất lượng dịch vụ, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Cơng Thương Việt Nam–Chi
nhánh 12 TP.HCM.
Từ khóa: huy động vốn; ngân hàng thương mại, vietinbank


ABSRACT
The study was conducted with the purpose of: (1) identifying factors affecting
deposit mobilization in Vietnam Joint Stock Commercial bank for Industry and
Trade–Ho Chi Minh city branch 12; (2) analyzing the influence of these factors on
capital mobilzation; (3) proposing solutions to improve capital mobilization.

To achieve this goal, the author has used a combination of qualitative and
quantitative research methods through SPSS 20 software. Research results show that
05 factors affecting capital mobilization are arranged according to the degree of
diminishing impact, namely capital mobilization products, secutiry, prestige,
infrastructure, and service quality . Accordingly, the author proposes solutions to
improve capital mobilization in Vietnam Joint Stock Commercial bank for Industry
and Trade–Ho Chi Minh city branch 12.
Keywords: capital mobilization; commercial bank, vietinbank.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn huy động của Ngân hàng Thương mại
(NHTM) có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các NHTM muốn nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình vể sản phẩm, dịch vụ cũng như hệ thống kênh phân phối thì
ngân hàng phải tăng vốn, tăng năng lực tài chính. Do vậy việc mở rộng nguồn vốn
huy động là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Vốn đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Đó là khoản
hình thành nên tài sản của ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả. Vốn
của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc được dùng để cho vay,
đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Để gia tăng nguồn vốn phục vụ
cho hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần chú trọng vào các công tác huy động vốn,
có kế hoạch cụ thể để phát triển các kênh huy động thật hiệu quả, thiết kế và triển
khai áp dụng những sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao, thu hút được nhiều
khác hàng... Ngoài ra, vốn huy động từ các sản phẩm tiền gửi thường chiếm phần lớn
trong tổng nguồn vốn huy động của các NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên việc huy
động từ các cá nhân và các doanh nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn, do sự cạnh

tranh gây gắt từ các đối thủ và các tổ chức kinh tế khác. Vì thế, ngân hàng cần có
chiến lược kinh doanh hữu hiệu để ứng biến với tình hình kinh tế hiện tại.
Tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 4 NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; 31 NHTM cổ phần; 61 Ngân hàng 100% vốn nước
ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 2 Ngân
hàng liên doanh tại Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam
(Vietinbank) là một trong những NHTM cổ phần có tổng cộng 140 chi nhánh và
phòng giao dịch được đặt trên 23 quận huyện của Thành Phố Hồ Chí Minh. Với số
lượng lớn của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đang hoạt động, các ngân hàng
phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động huy động


2

vốn khi mà nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức kinh tế, đã và đang được phân tán
qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng, cũng như lợi nhuận
hấp dẫn hơn như gửi tại ngân hàng nước ngoài (nơi cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ
đa dạng và hiện đại, là nơi có chất lượng dịch vụ tốt hơn), đầu tư vào thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản, đầu tư vàng hay ngoại tệ mạnh, mua các sản phẩm
dịch vụ của các công ty bảo hiểm, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp,
gửi tiết kiệm bưu điện, … Những năm qua, huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM về cơ bản đáp ứng được yêu cầu kinh
doanh trong từng giai đoạn. Đồng thời, phục vụ khá tốt chiến lược phát triển trong
trung và dài hạn. Bên cạnh những kết quả đạt được, huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM đặt ra hàng loạt vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, như tính bền vững của hoạt động huy động vốn, tính
hợp pháp trong các hoạt động huy động vốn hay kiểm soát rủi ro trong hoạt động này.
Điều này cho thấy, tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, làm thế nào để giữ vững và tăng khả năng huy động vốn ổn định đáp ứng
cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một yếu tố cấp thiết hiện nay.

Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động huy động vốn là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Nhận biết được những
yếu tố đó cũng như xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động
huy động vốn sẽ giúp cho các ngân hàng có thể tăng vốn và nâng cao năng lực tài
chính, từ đó gia tăng lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn này mang lại. Thực tiễn
cũng có nhiều nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng, như nghiên cứu
của Đường Thị Thanh Hải (2014) về nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
đề cập đến bốn vai trò quan trọng của huy động vốn là quy mô vốn ngân hàng, tăng
sự chủ động trong kinh doanh, nâng cao vị thế trong ngành và quyết định năng lực
cạnh tranh của ngân hàng. Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ các nhân tố bên ngoài và các
nhân tố thuộc về ngân hàng tác động vào khả năng huy động vốn của ngân hàng như:
Chiến lược kinh doanh, chất lượng dịch vụ, chính sách lãi suất, marketing, thâm niên
và uy tín của ngân hàng, áp dụng khoa học cơng nghệ vào khâu thanh tốn. Nhưng


3

nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở các nội dung mang tính chất khái quát, chung chung
và chưa chỉ ra mối quan hệ định lượng giữa các nhân tố với hiệu quả huy động vốn
và đo lường một cách cụ thể. Hay nghiên cứu của Đoàn Vĩnh Tường (2012), đề tài
đã tập trung đề cập và phân tích để làm rõ vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển tại
địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn trước năm 2009. Vốn huy động từ hệ thống các
NHTM cho đầu tư phát triển kinh tế biển tại địa phương cũng đã được Đồn Vĩnh
Tường (2012) tập trung đề cập, song cịn mờ nhạt. Đối chiếu với chủ đề về huy động
vốn của các NHTM thì cơng trình này cịn chỉ gắn huy động vốn cho đầu tư phát triển
kinh tế biển tại một địa phương nên tính khái qt hóa khơng cao, nhiều nội dung liên
quan đến huy động vốn của các NHTM chưa được làm rõ; Gần đây là nghiên cứu của
Trịnh Thế Cường (2018) đã sử dụng những tiêu chí đánh giá nhằm chỉ rõ những kết
quả, hạn chế trong huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam và đưa ra các giải pháp, nhưng chưa nghiên cứu thực tiễn trong việc khảo

sát ý kiến đánh giá của khách hàng đến các giao dịch. Và nhiều nghiên cứu khác về
hoạt động huy động vốn, nhưng ít nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu là một chi
nhánh của một NHTM, song vẫn chưa có nghiên cứu nào về hoạt động huy động vốn
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM.
Trong thời gian quý I năm 2020 vừa qua và hiện tại, thị trường kinh tế đang bị
ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn,
nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phá sản, nhiều hoạt động kinh doanh và dịch vụ
phải tạm ngưng, … Và với tình hình kinh tế hiện tại cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến
nguồn vốn nhàn rỗi của tổ chức kinh doanh và dân cư. Do vậy, cần có những giải
pháp kịp thời để tăng khả năng huy động vốn của NH trong tương lai, và với vai trị
là cán bộ cơng tác tại NH. Từ tất cả những yếu tố trên, tác giả chọn chủ đề “Giải pháp
gia tăng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12
TPHCM” làm luận văn Thạc Sĩ kinh tế.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm tăng huy động vốn tại
chính nhánh 12 của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam trong thời gian tới.


4

Mục tiêu cụ thể gồm có:
Mục tiêu thứ nhất, đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM từ năm 2016 đến năm 2019;
Mục tiêu thứ hai, xác định những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
đến huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12
TPHCM;
Mục tiêu thứ ba, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng khả năng huy động
vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM.


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để
làm rõ vấn đề nghiên cứu. Cụ thể:
Câu hỏi thứ nhất: Trong bốn năm 2016 đến 2019, thực trạng huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM diễn ra như thế
nào?
Câu hỏi thứ hai: Những yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó
đến huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12
TPHCM?
Câu hỏi thứ ba: Ngân hàng có thể áp dụng những giải pháp nào để tăng khả
năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12
TPHCM?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM và các vấn đề cơ bản về
công tác HUY ĐỘNG VỐN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh
12 TPHCM, phân tích và đi sâu nghiên cứu hoạt động huy động vốn trên các khía
cạnh: các loại hình, quy mơ, cơ cấu, chi phí vốn, … của Ngân Hàng từ năm 2016 đến
năm 2019.


5

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh
12 TPHCM.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu huy động vốn từ năm 2016 đến hết năm 2019.


1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp: Sẽ kết hợp giữa phân tích định lượng với phân
tích định tính để giải thích các số liệu và phân tích ngun nhân từ thực tiễn. Trong
đó phương pháp định tính tập trung vào việc tìm kiếm các tài liệu cũng như các lý
thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ những dữ liệu thứ cấp;
phương pháp định lượng sử dụng dữ liệu sơ cấp từ việc thu thập điều tra khảo sát và
sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích, xác định và đánh giá được những yếu tố
ảnh hưởng đến huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh
12 TPHCM

1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận văn mang đến hai ý nghĩa chính cho giới học thuật lẫn cho ban lãnh đạo
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12 TPHCM. Cụ thể hai ý nghĩa
như sau:
Ý nghĩa đầu tiên: Luận văn thực hiện tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu
trước đây có liên quan đến đến hoạt động huy động vốn. Điều này sẽ góp phần bổ
sung kho tàng kiến thức và tài liệu trước đây tại Việt Nam.
Ý nghĩa thứ hai: Luận văn tìm thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến huy động
vốn của ngân hàng từ đó kiến nghị các giải pháp dành cho ban lãnh đạo Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12 TPHCM trong việc gia tăng nguồn huy
động vốn.

1.7 Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm 05 chương sau:
Chương 01: Tổng quan đề tài nghiên cứu


6

Chương 02: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh

12 TP HCM và xác định vấn đề nghiên cứu
Chương 03: Cơ sở lý thuyết về huy động vốn và phương pháp nghiên cứu
Chương 04: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam Chi nhánh 12 TP HCM
Chương 05: Kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp tăng khả năng huy động
vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12 TP HCM


7

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 12 TP HCM VÀ XÁC ĐỊNH
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi
nhánh 12 TPHCM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh
Công Thương Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ). Sự ra đời của Ngân hàng đã đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống
ngân hàng hai cấp, tách bạch rõ chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh
doanh tiền tệ tín dụng.
Ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Ngân
hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam chuyển thành Ngân hàng Công thương
Việt Nam. Ngày 27/03/1993, theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN
Việt Nam, thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt
Nam. Ngày 21/09/1996, theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN
Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập lại. Ngày 15/04/2008,
Ngân hàng Công thương đổi tên thương hiệu từ IncomBank sang thương hiệu mới

VietinBank.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, nhu cầu vay vốn và sử
dụng vốn ngày càng lớn, điều đó địi hỏi sự đổi mới của ngành ngân hàng. Ngày
23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1354/QĐ-TTg phê duyệt
Phương án Cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Ngân
hàng tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi


8

thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, NHNN ký Quyết định số 14/GPNHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade
Tên giao dịch: VietinBank
Hội sở: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, Việt Nam
Vốn điều lệ: 26.218 tỷ đồng (31/12/2012)
Giấy CNĐKKD: 0100111948 (do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
lần đầu ngày 03/07/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 28/12/2011)
Swift Code: ICBVVNVX
Nhân sự: 19.840 (tính đến ngày 31/12/2012)
Mạng lưới hoạt động: Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 3 Đơn vị
sự nghiệp, 2 Văn phòng đại diện, 147 Chi nhánh cấp 1 với 1.123 đơn vị mạng lưới
tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và 3 Chi nhánh tại nước
ngồi (Lào, Đức, Anh).
Có 3 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm thẻ, Trường
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Có 9 cơng ty hạch tốn độc lập:
Cơng ty Cho th Tài chính
Cơng ty Chứng khốn Cơng thương

Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản
Công ty Bảo hiểm VietinBank
Công ty Quản lý Quỹ
Công ty Vàng bạc đá quý


9

Cơng ty Cơng đồn
Cơng ty Chuyển tiền tồn cầu
Cơng ty VietinAviva
VietinBank là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh với Ngân hàng
INDOVINA, có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. VietinBank cũng là ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001/2000, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng
Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân
hàng tồn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc
tế.
Sau hơn hai mươi năm hoạt động và phát triển, bằng chính nổ lực của mình,
VietinBank đã và đang vươn lên giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, từng bước
chiếm lĩnh thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài
nước. VietinBank là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất, có vai trị quan
trọng trong nền kinh tế, là trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Là ngân hàng đầu
tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của
nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Hệ thống tổ chức của VietinBank


10


Đại hội đồng cổ đơng

Hội đồng
quản trị

Ban kiểm
sốt

Các ban/ủy
ban
Ban thư ký
HĐQT

Bộ máy
kiểm tốn

Tổng
giám đốc

Hội đồng
tín dụng

Khối
DV

Khối
QLR
R

Khố

hỗ trợ

Ủy ban nhân
sự, tiền lương,
thưởng

Ủy ban chính
sách

Các cty
con, cty
liên kết

Các phó
TGĐ &
kế tốn
trưởng

Hội đồng
định chế
TC

Khố
i
KD

Ban thông
tin truyền
thông


Ủy ban giám
sát, quản lý và
xử lý rủi ro

Ủy
ban
QL
Ban NC CL
phát triển cơng
nghệ

Khối
CNT
T

Chi
nhán
h

ĐVH
T độc
lập

VP
ĐD

Sở
GD

Hình 2. 1 Sơ đồ tổ chức và điều hành của Vietinbank

Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank năm 2012


11

Giám đốc

Phó giám đốc

Trưởng
phịng kế
tốn

Tổ kiểm tra
nội bộ

Các phân
chun mơn
nghiệp vụ

Phịng giao
dịch

Quỹ tiết kiệm

Hình 2. 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1,
Chi nhánh cấp 2
Nguồn: www.vietinbank.vn
Trụ sở
chính

Cơng ty
phụ thuộc
Chi nhánh
phụ thuộc

Đơn vị sự
nghiệp

Quỹ tiết
kiệm

Văn phòng
đại diện

Chi nhánh
phụ thuộc

Chi nhánh
cấp 1

Chi nhánh
cấp 2

Quỹ tiết
kiệm

Sở giao
dịch

Quỹ tiết

kiệm

Phịng giao
dịch

Phịng giao
dịch

Hình 2. 3 Sơ đồ tổ chức của VietinBank
Nguồn: www.vietinbank.vn
2.1.1.2 Lịch sử ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12
TPHCM
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12 TPHCM được cấp
phép hoạt động vào ngày 05/10/1998 tại địa chỉ 366 Trường Chinh, Phường 13, Quận
Tân Bình, Hồ Chí Minh. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2019, Chi


12

nhánh 12 đã hoạt động rất tốt. Tính đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn huy động
bình quân đạt 6.435 tỷ đồng đạt 93% kế hoạch năm 2019, tổng dư nợ tín dụng bình
qn đạt 6.130 tỷ đồng đạt 95% kế hoạch 2019, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0.1% trên
tổng dư nợ tín dụng, thu thuần phí dịch vụ đạt 98% kế hoạch 2019 và lợi nhuận đạt
93% kế hoạch năm 2019. Cho thấy, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi
nhánh 12 TPHCM hoạt động hiệu quả năm vừa qua và đạt chỉ tiêu trên 90% so với
kế hoạch. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12 TPHCM hiện có
6 phịng nghiệp vụ và 8 phịng giao dịch: PGD Âu Cơ - Số 806 Âu Cơ, phường 14,
quận Tân Bình; PGD Tân Phú - Số 630 Lạc Long Quân, phường 5, Quận Tân Phú;
PGD Lũy Bán Bích - Số 272-272A Lũy Bán Bích, phường Hịa Thạch, quận Tân Phú;
PGD Phan Huy Ích - Số 89 Phan Huy Ích, phường 15, quận Tân Bình; PGD Phan

Văn Hớn - Số 145 Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12; PGD Bảy Hiền
- Số 45 Trường Chinh, phường 11, quận Tân Bình; PGD Lê Trọng Tấn - Số 454A Lê
Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú; PGD Lê Thị Riêng - H2 Lê Thị Riêng,
phường Thới An, quận 12. Điều này ảnh hưởng đến thị phần hoạt động của Ngân
hàng Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM so với các NHTM khác trên địa bàn.
Cuối năm 2019, Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM có tổng số CBCNV 137 cán
bộ (khơng kể lao động khốn gọn), trong đó có 43 nam và 94 nữ. Ban Giám Đốc gồm
04 người. Trong số 137 cán bộ tại chi nhánh có 18 người đạt trình độ Thạc sỹ, 114
Đại học, Cao đẳng và trung cấp có 02 người, cịn lại 03 người có trình bộ chuyên môn
khác. Trong năm 2019, Chi nhánh đã cử 232 cán bộ tham gia 56 lớp học nghiệp vụ
do NHCTVN tổ chức và 285 cán bộ tham gia 03 lớp học nghiệp vụ do Chi nhánh tự
tổ chức. Chi nhánh cũng đã nỗ lực duy trì ổn định quỹ lương, gắn liền đánh giá xếp
lương với kết quả thực hiện của từng CB và làm căn cứ để xếp loại thi đua khen
thưởng, tạo điều kiện cho người lao động phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế
hoạch được giao.
Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM cũng quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc đầy đủ, tiện ợi, an toàn, thực hiện sữa chữa tại Trụ sở Chi nhánh
và các phòng giao dịch khang trang, sạch đẹp phù hợp với xu hướng hiện đại hóa


13

Ngân hàng. Phối hợp với chính quyền và các đồn thể quan tâm, ổn định nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
2.1.2 Kết quả kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM
Sau khi giới thiệu về Ngân Hàng Vietinbank Chi nhánh 12 , luận văn tiến hành
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM.
Bảng 2.1 Kết quả lợi nhuận của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM từ năm 2016
đến năm 2019
(ĐVT: tỷ đồng)

STT

Năm 2016

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018

Năm 2019

1

Thu nhập

785.642

813.702

960.277

1.069.772

2

Chi phí

667.235

693.205


782.906

870.913

3

Lợi nhuận

118.407

120.497

177.371

198.859

LN từ HĐKD

118.407

120.497

177.355

198.859

Thu từ nợ XLRR

0


0

16

0

Nguồn: BCTC Vietinbank chi nhánh 12 TPHCM
Trong suốt bốn năm qua, chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng ổn định, hợp lý,
khơng có bất kỳ khoản mục nào gia tăng bất thường. Năm 2018, mức tăng trưởng của
chi phí tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, tăng 12.94% so với năm
trước đó, nhìn chung mức tăng này khá cao, nhưng vẫn khơng ảnh hưởng nhiều đến
tính thanh khoản của Ngân hàng. Năm 2019 chi phí tăng 11.24%, mức tăng trưởng
của chi phí tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Điều đó cho thấy Ngân
hàng ln quan tâm đến từng đồng vốn đầu tư, tài trợ của mình, sử dụng vốn hiệu quả
sao cho mức sinh lợi là cao nhất, an toàn nhất. Cho thấy, hiện tại Vietinbank Chi
nhánh 12 TPHCM hoạt động ổn định, tỷ lệ lợi nhuận so với thu nhập gần bằng nhau.


14

Trong năm 2019, thu nhập tăng cao hơn so với năm trước tương ứng tăng
109.495 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 21.488 t tỷ đồng, tỷ lệ lợi nhuận so với thu nhập
trong năm 2019 là 18.59% không chênh lệch nhiều so với năm 2018.
Ngồi ra, phí thuần dịch vụ năm 2019 đạt 53.6 tỷ đồng, tăng 16.1 tỷ đồng, tỷ lệ
tăng 143% so với năm 2018, đạt 98% kế hoạch năm 2019 NHCTVN giao. Chất lượng
dịch vụ được cải thiện rất nhiều cùng với việc tăng cường bán chéo sản phẩm, nâng
cao kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu phí
dịch vụ.
Tổng lợi nhuận từ năm 2016 – 2019 tăng dần, cụ thể lợi nhuận năm 2018 đạt
177.371 tỷ đồng tăng 56.874 tỷ đồng (tăng 47.2%), cho thấy trong năm 2018 lợi

nhuận của chi nhánh tăng khá cao bởi một phần năm 2017 Vietinbank Chi nhánh 12
TPHCM có thu nhập thấp và chi phí khá cao so với thu nhập nên lợi nhuận thấp chỉ
có tỷ lệ 14.81% so với thu nhập, năm 2018 thì lợi nhuận có tỷ lệ so với thu nhập là
18.47%. Toàn ngành Ngân hàng năm vừa qua, trong khi phần lớn các Ngân hàng phải
công bố thua lỗ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng phải tiến hành cơ cấu toàn bộ
hệ thống hay sáp nhập để có thể duy trì hoạt động, thì mức lợi nhuận đạt được của
Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM đã được đánh giá là kinh doanh hiệu quả, phát
triển bền vững, luôn đảm bảo tổng lợi nhuận dương. Năm 2019, với tình hình kinh tế
khả quan hơn, các yếu tố vĩ mô, vi mô thuận lợi hơn, cộng với việc chuyển đổi cơ cấu
tổ chức và mơ hình hoạt động đảm bảo quản trị rủi ro và hoạt động kinh doanh hiệu
quả luôn hướng tới khách hàng nên lợi nhuận đã tăng trưởng.

2.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Ngân hàng thương mại là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, trong đó tiền chính là
tư liệu sản xuất của hoạt động kinh doanh. Hoạt động huy động vốn chính là hoạt
động cơ bản nhất của ngân hàng thương mại. Tại Vietinbank chi nhánh 12, gia tăng
huy động vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Thứ nhất, huy động vốn là hoạt động quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận của ngân hàng. Từ cuối năm 2015, Vietinbank triển khai việc mua bán


15

vốn tập trung về trung ương thơng qua phịng cân đối vốn ALCO, các chi nhánh của
Vietinbank sau khi huy động vốn từ khách hàng sẽ bán vốn về trung ương và hưởng
chênh lệch lãi suất từ việc mua bán vốn đó, vì vậy vốn huy động được tại chi nhánh
càng nhiều thì lợi nhuận sẽ càng cao. Vietinbank là ngân hàng có vốn của nhà nước
nên lãi suất huy động của Vietinbank so với các ngân hàng khác là chưa hấp dẫn.
Muốn đạt được mục tiêu nâng cao hoạt động huy động vốn Vietinbank cần phải lấy
những thế mạnh khác bù vào như uy tín, cơ sơ vật chất, phong thái giao dịch cũng

như các tiện ích từ sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng huy động vốn tại Vietinbank Chi nhánh 12 ngày
càng giảm. Huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng khá tốt ở năm 2016 và năm
2017 nhưng sang năm 2018 và 2019 hoạt động huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn
và thách thức dẫn đến nguồn vốn huy động mặc dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng
trưởng rất thấp và thấp hơn so với bình qn tồn hàng và các chi nhánh trong cùng
khu vực.
Bảng 2. 2 Nguồn vốn và tín dụng Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM
(ĐVT: Tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Nguồn vốn huy động

6.428

7.125

7.178

7.213

2


Tổng dư nợ tín dụng

4.192

5.192

6.042

6.879

Nguồn: BCTC Vietinbank chi nhánh 12 TPHCM
Qua bảng 2.2, chúng ta có thể thấy rằng nguồn huy động, dư nợ tín dụng dều
tăng qua các năm. Nguồn huy động vốn tăng mạnh vào năm 2017 ( tăng 697 tỷ đồng,
với tốc độ tăng trưởng là 10,84% so với năm 2016). Vào năm 2018, 2019 tốc độ tăng
trưởng huy động vốn lần lượt là 0,74% và 0,49% giảm mạnh so với tốc độ huy động
vốn của năm 2017.
Từ năm 2016 đến năm 2019, hoạt động cho vay của Vietinbank có sự gia tăng
liên tục, mỗi năm tăng trưởng vào khoảng 1,000 tỷ đồng. Cụ thể, vào năm 2016, dư


16

nợ cho vay là 4,192 tỷ đồng, sau đó tăng lên mức 5,129 tỷ đồng trong năm 2017 với
tốc độ tăng đạt 22.35%. Mặc dù năm 2018, Vietinbank chỉ tăng trưởng khoảng
17.76%, đạt được mức 6,040 tỷ đồng, nhưng đây vẫn là một con số khá tốt.
Trong giai đoạn 2016 – 2019, chi nhánh 12 đã từng bước nâng cao được hoạt
động cho vay của mình.
Năm 2016 tỷ lệ cho vay đối với số dư huy động là 65.21% nhưng đến năm 2019
đã đạt mức 95,37%. Qua đó ta thấy được, nguồn vốn huy động hàng năm vẫn tăng

nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm, khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng dư nợ và tốc
độ tăng trưởng huy động vốn ngày càng cách biệt.
(ĐVT: Tỷ đồng)
9000
8000
7000
6000
Chi nhánh 12

5000

Chi nhánh 9

4000

Chi nhánh Tân Bình

3000

Bình qn tồn hàng

2000
1000
0
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018


Năm 2019

Biểu đồ 2. 1 Nguồn vốn của Vietinbank Chi nhánh 12 và các chi nhánh
khác
Nguồn: BCTC Vietinbank chi nhánh 12 TPHCM
Qua dữ liệu ở biểu đồ 2.1, chúng ta thấy rằng năm 2016, 2017 nguồn vốn huy
động của chi nhánh 12 tăng trưởng ở mức khá tốt cao hơn so với mức bình qn tồn
hàng là 6.327 tỷ đồng nhưng sang năm 2018 nguồn vốn huy động của chi nhánh 12


×