Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel ii tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN KIM NHÍ

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL
II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh -Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN KIM NHÍ

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL
II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng (Ngân Hàng)
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TẤN PHƯỚC

TP.Hồ Chí Minh -Năm 2021



LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước đây hoặc nội
dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đã được dẫn nguồn cụ thể và
đầy đủ trong luận vă0n.
TP.Hồ Chi Minh, ngày tháng năm 2021
Tác giả

Trần Kim Nhí


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT- ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1
1.1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................................4

1.2.1.
1.2.2.
1.3.1.
1.3.2.

1.5.1.
1.5.2.

1.6.

Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................................................................2
Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................................................................3
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................................................3
Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................................................3

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................................................................4
Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................................................4


Kết cấu của đề tài .......................................................................................................................4

Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
CHÂU. ................................................................................................................................................ 6
2.1.

Tổng quan về NH TMCP Á Châu ............................................................................................6

2.1.1.
2.1.2

Lịch sử hình thành. ............................................................................................................................................6
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu .............................................................7

2.2

Những biểu hiện của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu....8

2.3

Xác định vấn đề cần nghiên cứu ...........................................................................................9

Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................................10
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC
BASEL TẠI NHTM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .........................................................11
3.1.

Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng. ........................................................................................ 11


3.1.1.
Khái niệm về RRTD. ........................................................................................................................................ 11
3.1.2.
Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................................................................. 11
3.1.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng. ......................................................................................................... 13
3.1.4 Tác động của rủi ro tín dụng. ............................................................................................................................... 14
3.1.5 Các tiêu chí đánh giá RRTD. ................................................................................................................................. 14


3.2.

Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại................. 17

3.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng. ............................................................................................................. 17
3.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng .......................................................................................................... 17
3.2.3 Quy trình quản trị quản trị rủi ro tín dụng. .............................................................................................. 18
3.2.4 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng. ................................................................................................................... 24

3.3. Quan điểm của Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng
Thương Mại. .......................................................................................................................................... 25

3.3.1. Tổng quan về Basel II ............................................................................................................................................. 25
3.3.2 Các nguyên tắc trong QTRRTD của Hiệp ước Basel II. ......................................................................... 28
3.3.3 Phương pháp QTRRTD theo Hiệp ước Basel II. ...................................................................................... 31
3.3.4 Sự cần thiết của việc tiếp cận các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel II tại NHTM. . 36

3.4.

Lược khảo các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan. .......................... 36


3.4.1 Nghiên cứu quốc tế. .................................................................................................................................................. 36
3.4.2 Nghiên cứu trong nước. .................................................................................................................................... 38
3.4.3 Khe hở của nghiên cứu. .......................................................................................................................................... 44

3.5.

Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................................... 44

Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................................45
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ...............................................................................................46

4.1
Phân tích thực trạng QTRRTD tại NH TMCP Á Châu theo Basel II. ................................................ 46
4.1.1 Mơ hình Quản trị rủi ro tín dụng. .................................................................................................................. 46
4.1.2 Phương pháp Quản trị rủi ro tín dụng. ....................................................................................................... 46
4.1.3 Thiết lập mơi trường QTRRTD. ...................................................................................................................... 47
4.1.4 Quy trình cấp tín dụng. ........................................................................................................................................... 48
4.1.5 Duy trì việc quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng ........................................................................................ 49
4.1.6 Đảm bảo việc kiểm sốt tín dụng. ................................................................................................................. 54

4.2
Phân tích thực trạng tiếp cận các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel II
tại NH TMCP Á Châu. ........................................................................................................................... 54
4.3

Đánh giá việc QTRRTD theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu. .... 75

4.3.1. Đánh giá việc QTRRTD theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu....... 75
4.3.2. Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước

Basel tại NH TMCP Á Châu dựa vào bảng khảo sát trực tiếp ý kiến các chuyên gia. .... 78

Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................................87
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TIÊU CHUẨN BASEL II
TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.....88
5.1.

Định hướng hoạt động QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Á Châu. .............. 88

5.1.1.
5.1.2.

Về hoạt động kinh doanh. ........................................................................................................................... 88
Về hoạt động QTRRTD. ................................................................................................................................. 88

5.2. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Á Châu. ............................................................................................................ 89
5.3.

Kiến nghị.................................................................................. Error! Bookmark not defined.

5.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước. ................................................................ Error! Bookmark not defined.
5.3.2 Đối với Ngân Hàng TMCP Á Châu......................................................... Error! Bookmark not defined.

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu. ................................................................................................ 90


Tóm tắt chương 5 ................................................................................................................................ 91

KẾT LUẬN ......................................................................................................................................91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75


DANH MỤC CÁC KÍ HIÊU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB
CBTD
TT
HĐQT
BLĐ
BGĐ
CBNV
VAMC
CNTT
BCTC
BCTN
RRTD
QTRRTD
TSBĐ
BĐS
STK
SDTK
GTCG
VLĐ
SXKD
XHTDNB
DP RRTD
CAR
ROE
ROA
NPL

VAR
LGD
LTV
GDP
LDR
CIC

Ngân Hàng TMCP Á Châu
Cán bộ tín dụng
Thơng tư
Hội đồng quản trị
Ban lãnh đạo
Ban giám đốc
Cán bộ nhân viên
Công ty Quản lý tài sản & nợ
Công nghệ thông tin
Báo cáo tài chính
Báo cáo thường niên
Rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng
Tài sản bảo đảm
Bất động sản
Sổ tiết kiệm
Số dư tài khoản
Giấy tờ có giá
Vốn lưu động
Sản xuất kinh doanh
Xếp hạng tín dụng nội bộ
Dự phịng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
Tỷ lệ nợ xấu
Giá trị chịu rủi ro
Giá trị tổn thất
Tỷ lệ cho vay
Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động
Trung tâm thơng tin tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu 2015-2019....................... 7
Bảng 3.1 Trọng số rủi ro cho các khoản vay của quốc gia và ngân hàng trung ương. .............. 32
Bảng 3.2: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng. ............................................ 32
Bảng 3.3: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của các doanh nghiệp ................................. 32
Bảng 3.4: Thống kê kết quả các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan 39
Bảng 4.5: Điểm xếp hạng tín dụng tại ACB ....................................................................... 52
Bảng 4.6: Xếp hạng tài sản đảm bảo ................................................................................... 53
Bảng 4.7: Ma trận xếp hạng tín dụng ................................................................................. 53
Bảng 4.8: Thực trạng tiếp cận các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel II tại ACB . 54
Bảng 4.9: Kết quả thống kê thành phần tham gia khảo sát và số lượng ý kiến chuyên gia 78
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia ................................................... 79


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Cơ cấu hiệp ước Basel II ............................................................................28



TÓM TẮT
Trong những năm qua Việt Nam đang từng bước đi trên con đường hội nhập
kinh tế Quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức mà nước ta phải vượt qua để thúc
đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Đi cùng với xu hướng này cần được đáp
ứng một lượng vốn lớn chủ yếu từ kênh ngân hàng mà trong đó hoạt động tín dụng
là hoạt động chính.Vấn đề đặt ra khơng chỉ hoạt động tín dụng được tăng trưởng mà
còn phải chú trọng đến vấn đề chất lượng và rủi ro tín dụng.với mong muốn đưa đến
một cái nhìn tồn diện và lượng hóa một cách cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng và các ngân hàng tại Việt Nam đã áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II
vào việc quản trị rủi ro tín dụng như thế nào nên tác giả đã quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “ Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân Hàng
TMCP Á Châu” .
Cùng với những thông tin mà tác giả thu thập được trong những báo cáo tài
chính trong giai đoạn 2015-2019 sử dụng những phương pháp thống kê so sánh kết
hợp cùng khảo sát ý kiến , tham khảo ý kiến của các chuyên gia làm việc trong cùng
lĩnh vực , qua đó đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo
tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu từ đó nêu lên các giải pháp và đề
xuất các kiến nghị QTRRTD theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu
nhằm giúp cho ngân hàng phát triển theo hướng bền vững và an toàn hiệu quả
Từ khóa: Ngân Hàng Thương Mại, Quản trị rủi ro tín dụng, Hiệp ước Basel II.


ABSTRACT

Over the past years, Vietnam has been gragually moving on the path of
international economic integration with many opportunities and challenges that our
country must overcome in order to promote the strong development of economy.In
line with this trend,it is necessary to meet a large amount of capital mainly from the
banking channel in which credit is the main activity.The problem is not only credit
growth but also the quality and credit risk.With the desire to provide a

comprehensive view and specific quantification of factors affecting credit risk and
banks in Vietnam have applied Basel II standards to credit risk management. How
to apply,the author has decided to select the research topic “Credit risk management
according to Basel II standards at Asia Commercial Bank”
Along with the information that the author collected in the financial
statements in the period 2015-2019 using comparative statistical methods combined
with opinion surveys,consulting working experts in the same field, there by
assessing the current situation of credit risk and credit risk management according
to Basel II standards at the Asia Commercial Bank, there by proposing solutions
and proposing recommendations on credit risk management according to standards.
Basel II at the Asia Commercial Bank aims to help the bank develop in a
sustainable and effective manner.
Keywords: Commercial banking, Credit risk management, Basel II
principles.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
RRTD là một rủi ro chủ yếu hiện tại các Ngân hàng Thương Mại,nó có tác

động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các NHTM tại các nước trên thế giới
nói chung và tại Việt Nam nói riêng , nó tác động tiêu cực đến sự phát triển và tăng
trưởng của sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên rủi ro tín dụng là khơng thể loại bỏ
hồn tồn mà chỉ có thể duy trì ở mức ổn định.Trong hoạt động kinh doanh tại các
ngân hàng thì các ngân hàng thương mại đồng ý chấp nhận một mức rủi ro có thể

chịu được để có được lợi nhuận . Đằng sau mỗi ngân hàng đều có một hệ thống
quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cho rủi ro tín dụng ở một mức hợp lý phù hợp với
quy mơ và sản phẩm kinh doanh tín dụng của ngân hàng và đạt được lợi nhuận
mong muốn
RRTD khi xãy ra có thể gây tổn thất và ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức tài
chính vì vậy quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm soát sự
tồn tại và phát triển của một Ngân hàng.
Tín dụng là một trong những hoạt động đóng vai trị quan trọng hiện nay của
các NHTM Việt Nam và mang lại lợi nhuận trọng yếu cho các ngân hàng. Tuy
nhiên kèm theo lợi nhuận cũng là sự rủi ro đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế mở
thì NHTM tại Việt Nam vẫn cịn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy một ngân hàng hay tổ
chức tài chính muốn hoạt động một các bền vững và phát triển thì phải quản trị rủi
ro một các hiệu quả, xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng vững chắc là
nhu cầu thiết yếu của mỗi ngân hàng hiện nay.
Tiêu chuẩn Basel khi được khuyến khích áp dụng vào môi trường NHTM
Việt Nam đã mang lại được nhiều lợi ích bảo vệ ngân hang đồng thời cũng giúp cho
khách hang yên tâm hơn khi giao dịch tại các NHTM. Việc triển khai basel thành
công đã giúp cho ngân hàng tối đa hóa được lợi nhuận bằng việc dựa vào mức độ
rủi ro và phân bổ phần trăm vào từng nhóm sản phẩm khác nhau thiết lập được một
danh mục đầu tư hợp lý,tối đa hóa lợi nhuận đồng thời cũng khiến Khách hàng yên


2

tâm hơn khi giao dịch bởi tài sản của họ đã được bảo vệ.
Nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh
doanh, thời gian qua Ngân hàng TMCP Á Châu đã có những biện pháp tích cực
trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Mặc dù vậy, vẫn còn những bất cập tồn tại như
vẫn còn tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và nhất là nợ xấu ngoại bảng, nợ tiềm ẩn nợ
xấu. Những bất cập này có nguyên nhân từ vấn đề kiểm soát RRTD tại mỗi ngân

hàng , vì vậy địi hỏi thời gian tới ACB cần phải tăng cường hoạt động quản lý rủi
ro tín dụng hơn nữa.
ACB là một trong những mười ngân hàng TMCP được NHNN Việt Nam
chọn thí điểm thực hiện tiêu chuẩn Basel II, vì thế ACB cũng từng bước hồn thiện
quản trị rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II. Q trình quản trị
rủi ro tín dụng của ACB đã đạt được những kết quả tích cực. Vậy những thành
công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này tại ACB là gì ? ACB, NHNN, các
ban ngành liên quan sẽ có những giải pháp gì để tăng cường hỗ trợ, quản trị rủi ro
tín dụng tại ngân hàng này trong thời gian tới ?
Từ những nội dung cấp thiết ấy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín
dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu” làm đề tài luận
văn cao học của mình và nhằm giải đáp câu hỏi trên.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1.1Mục tiêu tổng quát.
Đánh giá thực trạng QTRRTD tại ACB trên cơ sở có tiếp cận những nguyên
tắc của Basel, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao khả năng
tiếp cận các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel II tại ACB.
1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể.
- Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ACB.


3

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận toàn
diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel II tại ACB.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài hướng đến các câu hỏi nghiên cứu
tương ứng:
-

Tại sao các NHTM phải quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ?

-

Đánh giá khả năng tiếp cận những nguyên tắc của Basel II trong QTRRTD
tại ACB ra sao?

-

Cần có những giải pháp gì để ACB có thể nâng cao khả năng tiếp cận các
nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel II ?

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel
II tại ACB.
- Đối tượng tham gia thực hiện khảo sát trực tiếp là các chuyên gia công tác
trong hoạt động này.
- Nghiên cứu các nguyên tắc QTRRTD theo hiệp ước Basel II.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian.
Không gian nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động QTRRTD tại hệ

thống ACB theo hiệp ước Basel II.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian:
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp tại ACB trong giai đoạn từ năm
2015 – 2019.
Thời gian thực hiện khảo sát trực tiếp từ tháng 05/2020 – 07/2020.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính (khảo sát lấy ý kiến chuyên gia) và phân

tích, so sánh số liệu về dư nợ, nợ xấu, NQH).Trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng,
tác giả tiến hành phỏng vấn các CBQL của ACB gồm: Trưởng/Phó Phịng QLRR,


4

Trưởng/Phó Phịng Pháp lý tn thủ, Trưởng/Phó Phịng định giá, Trưởng/Phó
Phịng định giá, Trưởng/Phó Phịng thẩm định,và Phịng Xử lý nợ. Ngoài ra,tác giả
sử dụng phương pháp tổng hợp quan sát để phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó,phương pháp đánh giá cũng được sử dụng để chi
ra những hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản trị rủi ro
tín dụng.
Trong luận văn này,tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi
đánh giá rủi ro tín dụng,khảo sát đối với ý kiến của cán bộ nhân viên của ACB với
cách thức chọn ngẫu nhiên,thuận tiên. Từ đó sử dụng phương pháp xử lý số
liệu,thống kê,phân tích,so sánh phân tích để nhận diện ưu và nhược điểm của quản
trị rủi ro tín dụng.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống hóa lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn
Basel II nên có thể được sử dụng để tham khảo trong quản trị rủi ro tín dụng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là một trong số nguồn thông tin giúp cho ACB đưa ra những
khẩu vị rủi ro, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tại ACB ngày càng hoàn thiện hơn.
1.6.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục thì bố cục chi tiết

của luận văn gồm chương như sau:
 Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
 Chương 2: Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Á Châu.
 Chương 3: Cơ sở lý thuyết về QTRRTD theo Hiêp ước Basel tai NHTM
và phương pháp nghiên cứu.
 Chương 4: Đánh giá thực trạng QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH
TMCP Á Châu
 Chương 5: Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn


5

Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Tóm tắt chương 1
Chương này đưa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết liên quan đến quản trị rủi
ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một ngân hàng thương mại. Từ đó đề xuất
mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu luận văn.



6

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU.

2.1.

Tổng quan về NH TMCP Á Châu

2.1.1. Lịch sử hình thành.
- Tên gọi : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu.
- Tên tiếng anh : Asia Commercial Joint Stock Bank
- Viết tắt: Ngân Hàng Á Châu hoặc ACB.
- Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng: Giấy phép thành lập và hoạt
động ngân hàng số 0032/NH-GP do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày
24/04/1993 và giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP.HCM cấp ngày
13/05/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động
- Trụ sở đăng ký: 442 Nguyễn Thị Minh Khai P.5 Quận 3 Tp.HCM
-Tel (84.8) 3929 099- Số fax: (84.8) 3839 985
- Website: www.acb.com.vn.
- Năm 1993: Ngân hàng TMCP Á Châu được NHNN cấp giấy phép hoạt
động ngày 24/04/1993 Vốn đăng ký điều lệ ban đầu là 9.376.965 triệu đồng0
- Năm 1996 : ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa.
- Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một
chương trình đào tạo tồn diện kéo dài hai năm.
- Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin
ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng

- Cuối năm 2001: ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng
lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho
phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời,
dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
- Vào năm 2003 Ngân hàng ACB đã xây dựng một hệ thống quản lý đạt chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong nhiều lĩnh vực khác nhau như huy


7

động, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
- Vào năm 2005 Ngân hàng ACB và Ngân hàng SCB đã ký kết thỏa thuận hỗ
trợ kỹ thuật bao gồm nâng cấp phần mềm ..
- Vào năm 2006-2010: Ngân hàng ACB đẩy mạnh việc tăng mạng lưới hoạt
động hoặc thành lập những phịng giao dịch mới, trong thời gian này có tổng cộng
223 chi nhánh và phòng giao dịch được đưa vào hoạt động.
Năm 2019: Trở thành một trong sáu Ngân hàng Thương Mại cổ phần đầu tiên
tại Việt Nam được ngân hàng nhà nước chấp thuận cho áp dụng chuẩn Basel II đồng
thời trở thành ngân hàng thứ 6 tại Việt Nam làm được điều này trước thời hạn 2020.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu 2015-2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2015

2016

2017


2018

2019

Doanh Thu Thuần 4.765.000

5.884.000

6.892.000

8.458.000

10.363.000

LNST

1.028.000

1.325.000

2.118.000

5.137.000

952.000

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Á Châu).
Theo mục t0iêu đề ra,đến năm 2019 ngân hàng TMCP Á châu cơ bản hồn
thành lộ trình giai đoạn 5 năm hoàn thiện hoạt động kinh doanh và giải quyết vấn đề
còn tồn đọng. Những chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong năm 2019 vượt hơn mức

trung bình tồn hệ thống ngân hàng,từ đó cho ta thấy sự tăng trưởng toàn diện vượt
trội ,tạo cơ sở tiền đề để phát triển trong những năm tiếp theo.
Kết quả đạt được năm 2019: thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi đều
tăng 23% góp phần khiến lợi nhuận trước thuế vượt 12% so với chỉ tiêu đề ra,đạt
kết quả 6.398 tỷ đồng.ACB cũng đã từng bước đa dạng hóa các sản phẩm dịch
vụ,chuyển dịch cơ cấu thu nhập,gia tăng doanh thu từ các dịch vụ để hạn chế sự ỷ
lại vào tín dụng.Vào năm 2019,ngân hàng Á Châu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ngân
sách cho các công tác chiến lược như hạ tầng kỹ thuật công nghệ,thu hút đào tạo
nhân sự.Tuy nhiên tổng chi phí vẫn nằm trong sự kiểm sốt .Quy mơ của tổng tài


8

sản được gia tăng mạnh từ 284.000 tỷ đồng lên 329.000 tỷ đồng, tăng 15.99%. Dư
nợ đạt 231.000 tỷ đồng, tăng 32.000 tỷ đồng, xấp sỉ mười sáu phần trăm so với hồi
đầu năm. Quy mô của huy động tăng 29.000 tỷ đồng, tăng 11.99%.Cùng với sự tăng
trưởng mạnh mẻ,ngân hàng Á Châu vẫn luôn giữ vững khả năng thanh toán với tỷ
lệ dư nợ vay so với huy động khoảng 77%,thấp hơn quy định của NHNN là tám
mươi phần trăm, và tỷ lệ trái phiếu chính phủ so với tổng tài sản chiếm tỷ trọng
15% .Dự phòng RRTD đạt 932.000 triệu đồng, giảm 64% so với năm trước đó vì
năm 2018 ACB đã trích lập dự phịng hết tài sản tồn đọng của Nhóm 6 cơng ty.Dự
phịng năm 2019 đã theo sát kế hoạch đề ra, phù hợp so với chính sách chung của
tập đồn cũng như của NHNN.Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0.73% dưới 2% quy định.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2019 đã tạo ra một nền tảng vững
chắc cho những giai đoạn phát triển sau này. Như vậy trong giai đoạn kinh tế vĩ mơ
khá ổn định.
ACB đã có một năm hoạt động phát triển an toàn,hiệu quả và ở một số tiêu
chí thực hiện vượt cả kế hoạch.
Đến thời điểm hiện tại,ACB đã cơng bố báo cáo tài chính cho q 3 năm
2019, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh cũng có nhiều kết quả tích cực.Cụ thể

thu nhập lãi thuần trong 09 tháng đầu đã tăng 18% so với cùng kỳ , đạt 8.783 tỷ
đồng.Trong đó lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 1.410.000 triệu đồng, tăng 31%.Lợi
nhuận sau thuế đạt 4.448 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến 30/09/2019 là 256.052.000
triệu đồng, tăng 11.3%,huy động của tiền gửi đạt 298.007 tỷ đồng, tăng 10.4% so với
đầu năm. Nợ xấu của ngân hàng ACB là 1.703 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xâu trên tổng dư
nợ chỉ còn 0.67%. Như vậy ACB tiếp tục có một năm hoạt động hiệu quả và ổn định,
các chỉ tiêu kinh doanh cũng như an toàn hoạt động đã gần đạt được mục tiêu của cả
năm
( Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo thường niên năm 2019)
2.2 Những biểu hiện của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á
Châu.
-

Khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, tiềm ẩn rủi ro về nợ quá hạn
cho ngân hàng.


9

-

Thay đổi cơ cấu quản trị doanh nghiệp ( đối với khách hàng vay là doanh
nghiệp): chứng tỏ quá trình quản trị, điều hành của khách hàng này chưa
được ổn định, chưa có sự đồng thuận , thống nhất cao trong các chủ sở hữu
cơng ty, có thể dẫn đến các kết hoạch sử dụng vốn không hiệu quả.

-

Các khoản phải thu của khách hàng vay lớn, xuất hiện những khoản phải thu
khó địi.


-

Báo cáo tài chính khơng rõ rang minh bạch, có nhiều báo cáo tài chính khác
nhau.

-

Có những thông tin xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

-

Thường xuyên gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

-

Bên cạnh đó, biểu hiện của rủi ro tín dụng thể hiện ở các chỉ số: Nợ quá hạn,
nợ xấu của ngân hàng có thể tăng cao hơn so với năm trước, dẫn đến chi phí
dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng theo, làm giảm thu nhập từ lãi và ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

-

Biểu hiện của quản trị rủi ro tín dụng là thơng qua hệ thống các qui định về
kiểm sốt rủi ro tín dụng, cơ cấu tổ chức trong quản trị RRTD.

2.3 Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Quản trị RRTD là một trong trong những công việc quan trọng hàng đầu của
ACB, là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh và sự an toàn
hoạt động của ngân hàng. Trong danh mục tài sản có của ngân hàng thì dư nợ tín

dụng luôn chiếm tỷ trọng cao, và nguồn thu từ lãi tín dụng là nguồn thu chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay ở Việt Nam, do đó
khi ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng được tốt thì giúp cho q trình kinh
doanh của ngân hàng được hiệu quả.


10

Tóm tắt chương 2
Nội dung chương 2 trình bày tổng quan về tổ chức, kết quả hoạt động kinh
doanh của ACB trong giai đoạn từ năm 2015 -2019. Bên cạnh đó nhận thấy hoạt
động QTRRTD tại ACB chưa thực sự hồn thiện, thơng qua các biểu hiện của vấn
đề từ đó tác giả xác định vấn đề cần nghiên cứu để giúp hoạt động QTRRTD ngày
càng hoàn thiện hơn theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II.
.


11

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NHTM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.1. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng.
3.1.1. Khái niệm về RRTD.
Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ
bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Theo các nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm khoảng 70% trên tổng số rủi ro
của hoạt động ngân hàng. Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu
do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi

(Phan Thị Thu Hà, 2009)
Theo Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng (1999) thì rủi ro tín dụng được
định nghĩa là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được
các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận.
Theo Thơng tư 41/2016/TT-NHNN thì rủi ro tín dụng là rủi ro do khách
hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng.
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách để chúng ta phân loại và tiếp cận rủi ro tín dụng khác
nhau,sau đây là một số cách phân loại phổ biến:
Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro tín dụng có thể chia rủi ro tín dụng làm 2
nhóm: rủi ro đạo đức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch:
+ Rủi ro đạo đức: là rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc
giao dịch diễn ra.Vì lợi ích cá nhân mà bên cho vay đã bỏ qua các thông tin không
tin cậy về năng lực trã nợ của bên đi vay hoặc bên đi vay đã cố tình khơng tn thủ
các quy định trong thỏa thuận vay,khơng cung cấp các thơng tin có thể ảnh hưởng
đến năng lực trả nợ trong quá trình sử dụng vốn vay.
+ Rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch: là rủi ro do thông tin không cân xứng tạo


12

ra trước khi cuộc giao dịch diễn ra.Bên cho vay tin tưởng vào năng lực của người
vay mà cho vay trong khi người đi vay với mục đích để vay được vốn đã cung cấp
thông tin không trung thực cho bên cho vay.
Căn cứ vào mức độ tổn thất,có thể chia rủi ro tín dụng ra làm 2 loại là rủi ro
mất vốn và rủi ro đọng vốn:
+ Rủi ro mất vốn: Rủi ro mất vốn là rủi ro khi người vay khơng có khả năng
trã được nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay,ngân hàng chỉ trông chờ
vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp.Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng chi phí do

nợ khó địi tăng,chi phí quản trị,chi phí giám sát giảm lợi nhuận do các khoản dự
phòng tăng cho những khoản vốn mất đi.
+ Rủi ro đọng vốn: Rủi ro đọng vốn là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn
mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi vốn vay,dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng và
ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện: một là ảnh hưởng đến kế hoạch sử
dụng vốn của ngân hàng,hai là gặp khó khăn cho việc thanh toán cho khách hàng
Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba nhóm:
+ Rủi ro khách hàng cá thể: rủi ro tín dụng xảy ra đối với đối tượng khách
hàng là cá nhân
+ Rủi ro công ty,tố chức kinh tế, định chế tài chính.
+ Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: rủi ro tín dụng xảy ra đối với từng
quốc gia đối với hoạt động vay nợ,viện trợ.
Căn cứ phạm vi của rủi ro tín dụng:
+ Rủi ro tín dụng cá thể: là rủi ro tín dụng xảy ra đối với một khoản vay của
một khách hàng cụ thể,thuộc nhóm ngành cụ thể.
+ Rủi ro tín dụng hệ thống: là rủi ro tín dụng xảy ra khơng chỉ đối với một
ngân hàng mà mang tính chất hệ thống, lan truyền đến cả khu vực ngân hàng.
Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro, chia làm ba nhóm: Rủi ro trước khi
cho vay, rủi ro trong khi cho vay và rủi ro sau khi cho vay:
+ Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng phân tích đánh giá
sai về khách hàng dẫn đến cho vay các khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả


13

năng trả nợ trong tương lai.
+ Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro này xảy ra trong quy trình cấp tín dụng.
+ Rủi ro sau khi cho vay: Rủi ro này xảy ra khi mà cán bộ tín dụng khơng
năm được tình hình sử dụng vốn vay,khả năng tài chính tương lai của khách hàng.
Căn cứ vào quy mơ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân

hàng,rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro khoản vay và rủi ro danh mục:
+ Rủi ro khoản vay: là rủi ro được đánh giá đối với mỗi khoản vay,mức độ
rủi ro khoản vay được đánh giá đơn lẻ và mức độ ảnh hưởng thường được giới hạn
do quy mô khoản vay.
+ Rủi ro danh mục: là rủi ro được đánh giá đối với một danh mục các khoản
vay có tính chất tương đồng ( đối tượng khách hàng, đối tượng cho vay hay tính
chất khoản vay..) Việc đánh giá rủi ro danh mục có vai trị quan trọng vì mức độ
ảnh hưởng lan tỏa và quy mơ tín dụng lớn.
3.1.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng.
Ngun nhân khách quan từ bên ngồi: suy thối kinh tế do dịch bệnh,thị
trường tài chính thế giới bất ổn định do chiến tranh, thiên tai (các nguyên nhân bất
khả kháng).Hoặc do cơ chế, chính sách nhà nước thay đổi.
Nguyên nhân nội tại từ phía ngân hàng: Việc ngân hàng khơng thu hồi được
vốn có thể là do khơng tn thủ các quy định kiểm tra vốn sau vay, buông lỏng
quản lý tín dụng,cấp tín dụng khơng minh bạch. Áp dụng chính sách tín dụng kém
hiệu quả,trình độ,năng lực yếu kém,thiếu trách nhiệm,mất phẩm chất và đạo đức
suy đồi của một số nhân viên tham gia quy trình cấp tín dụng.
Nguyên nhân từ phía đảm bảo tín dụng: Giá tài sản thế chấp có biến động
lớn,khó xác định giá trị, tính chuyên dụng của tài sản cao khiến tính thanh khoản
kém. Tranh chấp pháp lý tài sản đảm bảo hoặc bên thứ ba bảo lãnh tài sản có vấn đề
về tài chính,tài sản giảm giá trị, thay đổi hiện trạng v..v..
Ngun nhân nội tại từ phía khách hàng vay: Thơng tin cung cấp cho ngân
hàng gia dối,thiếu xác thực,không hợp tác, khách hàng quản lý tài chính kém, hoạt
động kinh doanh sa sút,các đối tác ngừng liên kết, sản phẩm của khách hàng bị tẩy


14

chay trên thị trường do hành vi thiếu đạo đức doanh nghiệp.
3.1.4 Tác động của rủi ro tín dụng.

Đối với ngân hàng.
Giảm vốn kinh doanh của ngân hàng. Vì nếu ngân hàng quản lý rủi ro tín
dụng khơng tốt, làm cho nợ q hạn tăng cao thì lúc đó ngân hàng sẽ phải trích lập
quỹ dự phịng rủi ro tín dụng nhiều và ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của
ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Mất khả năng thu hồi: nếu hồ sơ tín dụng chưa hồn tất về pháp lý, về biện
pháp đảm bảo tiền vay hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì ngân hàng có thể sẽ
phải bồ thường cho đối tác liên kết.
Nghĩa vụ pháp lý: Nếu các thành viên có liên quan đến việc cấp tín dụng sai
quy định của NHNN hoặc của pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tổn thất tài sản: định giá tài sản đảm bảo quá cao có thể dẫn đến ngân hàng
mất vốn trong trường hợp thanh lý tài sản của khách vay để thu hồi nợ.
Mất uy tín và vật chất của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra vì ngân hàng là
người đi cho vay và người đi vay từ tổ chức tín dụng khác.
Đối với nền kinh tế.
Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh tế và xã
hội,đến tất cả các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư. Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác
động đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế xã hội,vì thế các NHTM và NHNN rất
quan tâm
“Nguồn: Trầm Thị Xuân Hương, nghiệp vụ NHTM,Trường Đại Học Kinh
Tế Tp.HCM”
3.1.5 Các tiêu chí đánh giá RRTD.
Theo PGS.TS. Đinh Xuân Hạng và ThS. Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản
trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài chính để đánh giá rủi ro tín dụng cần
dựa vào các chỉ tiêu sau:
3.1.5.1 Các chỉ tiêu trực tiếp.
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh



×