Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn tại tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM HOA

PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỪ THỰC TIỄN
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Bình Thuận - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM HOA

PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỪ THỰC TIỄN
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Hướng ứng dụng
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ ANH


Bình Thuận – Năm 2021
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn tại tỉnh Bình thuận” là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học và chưa từng được công
bố. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn là hồn tồn khách quan,
trung thực và được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Bình Thuận, ngày 05 tháng 5 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Hoa

MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
TĨM TẮT – ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu................................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 5
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 5
5. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................................ 7

8. Kết cấu của Luận văn: .............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ....................................... 9
VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ ..................... 9
1.1. Khái niệm về vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế............................................................................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm về vi phạm hành chính .................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế .................................. 10
1.2. Một số nội dung cơ bản về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế .................... 11
1.2.1. Khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính ................................................... 11
1.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính ...................................................... 12
1.2.3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ......................................................... 13
1.2.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và ngun tắc áp dụng ............ 14
1.2.4.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính ........................................... 14
1.2.4.2. Các nguyên tắc áp dụng......................................................................... 15
1.2.5. Mức phạt tiền các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ............. 17
1.2.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả và xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế ................................................................ 19
1.2.6.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả ......................................................................................................................... 19


1.2.6.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả trong lĩnh vực y tế .......................................................................................... 20
1.2.7. Thẩm quyền quy định về hành vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức
xử phạt ............................................................................................................................. 23
1.2.8. Một số quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính .............................. 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ............................................................................................. 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM ..... 30
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP .......................................................................................................................... 30

2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Thuận và ngành Y tế tỉnh Bình Thuận .. 30
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................................... 30
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .......................................................... 31
2.1.3. Khái quát về Sở Y tế tỉnh Bình Thuận ....................................................... 32
2.2. Tình hình phát triển của các cơ sở hành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh
vực y tế ở tỉnh Bình Thuận .................................................................................................. 35
2.3. Thực trạng xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế ............................................. 38
2.3.1. Công tác chỉ đạo triển khai thi hành pháp luật về xử phạt hành chính ở địa
phương và trong ngành Y tế ............................................................................................ 38
2.3.2. Công tác phổ biến, thông tin, tuyên truyền pháp luật về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực Y tế ........................................................................................................... 40
2.3.3. Kết quả xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế ở tỉnh Bình Thuận từ năm
2011 đến năm 2020 .......................................................................................................... 42
2.3.4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với vi phạm các quy
định về khám bệnh, chữa bệnh ........................................................................................ 44
2.3.5. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với các vi phạm các quy
định về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế .................................................................. 47
2.3.6. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với vi phạm quy định về
an toàn thực phẩm ............................................................................................................ 49
2.3.7. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với vi phạm các quy
định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, về bảo hiểm y tế, về dân số ........... 53
2.4. Đánh giá chung .................................................................................................... 54
2.4.1. Những mặt tích cực, ưu điểm trong thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế ......................................................................................... 54
2.4.2. Những vấn đề còn chưa phù hợp, chưa hoàn thiện trong pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ................................................................... 57


2.5. Một số giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật, nâng cao năng lực, tăng cường
hiệu lực, phát huy hiệu quả trong thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực y tế. ........................................................................................................................ 60
2.5.1. Một số giải pháp kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ............................................................................... 62
2.5.2. Giải pháp nâng cao năng lực của người có thẩm quyền trong hoạt động xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ................................................................... 64
2.5.3. Giải pháp tăng cường hiệu lực và phát huy hiệu quả xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế .................................................................................................. 66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 68
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng cơ sở hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong lĩnh
vực y tế năm 2002, năm 2011 và năm 2020.
Bảng 2.2. Kết quả phổ biến, thông tin, tuyên truyền pháp luật về an tồn thực
phẩm và xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm.
Bảng 2.3. Thống kê kết quả xử phạt (chỉ tính hình thức phạt tiền) trong lĩnh
vực y tế tại tỉnh Bình Thuận từ năm 2011 đến năm 2020.
Bảng 2.4. Thống kê kết quả xử phạt (chỉ tính hình thức phạt tiền) đối với các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại tỉnh Bình Thuận từ năm 2011 đến năm 2020.
Bảng 2.5. Thống kê kết quả xử phạt (chỉ tính hình thức phạt tiền) đối với các
cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm tại tỉnh Bình Thuận từ năm 2011 đến năm 2020.
Bảng 2.6. Thống kê kết quả xử phạt (chỉ tính hình thức phạt tiền) đối với các
cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế tại tỉnh Bình
Thuận từ năm 2011 đến năm 2020.
Bảng 2.7. Thống kê kết quả thanh tra, kiểm tra, xử phạt về y tế dự phòng và
phòng, chống HIV/AIDS, về bảo hiểm y tế, về dân số tại tỉnh Bình Thuận từ năm
2011 đến năm 2020.



TĨM TẮT
Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung, các
hoạt động khám, chữa bệnh, cung ứng thuốc (dược), an tồn thực phẩm nói riêng
không chỉ được các cơ quan, đơn vị nhà nước chú trọng triển khai thực hiện theo
các văn bản quy phạm pháp luật, theo chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động
mà cịn là những vấn đề có tính thời sự được tồn dân quan tâm. Trong đó, xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế - một hình thức chế tài đặc biệt có phạm vi
rộng, hành vi vi phạm đa dạng, đối tượng có khả năng vi phạm khá nhiều và liên
quan đến chất lượng dịch vụ y tế, sự bảo đảm an toàn sức khỏe trong dịch vụ ăn,
uống hàng ngày nên càng được quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về đề tài pháp luật
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chưa đầy đủ, tồn diện; cịn một số
vấn đề chưa được chú ý đúng mức. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận”
với mong muốn làm rõ một số luận điểm từ nhận thức thực tiễn khách quan về tình
hình thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và quy định của
pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; tình hình tổ chức thực thi
pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tại tỉnh Bình Thuận. Qua
nghiên cứu, hướng đến giải quyết vấn đề: Tình hình, kết quả xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế phản ánh và cho phép nhận định như thế nào về năng lực
của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; hiệu lực, hiệu quả
của việc thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và
những mối quan hệ có liên quan; những nội dung cần thiết kiến nghị thực hiện để
nâng cao năng lực, tăng cường hiệu lực, phát huy hiệu quả xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế.
Do những giới hạn về nhiều mặt, về lý luận, Luận văn chỉ tiếp cận, nghiên
cứu một số vấn đề chủ yếu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; về
thực tiễn, còn nhiều yếu tố chưa được khảo sát, nghiên cứu đầy đủ như các đặc

điểm nhân thân của chủ cơ sở bị xử phạt hành chính; khoảng thời gian từ khi có


hành vi vi phạm đến khi bị xử phạt hành chính; so sánh tình hình vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế trong các vùng, khu vực trong tỉnh; phân tích sâu một số
quy định cụ thể về hành vi vi phạm và mức phạt vi phạm hành chính trong các Nghị
định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp khảo sát,
đối chiếu, so sánh, phân tích và đánh giá trên cơ sở phương pháp luận của phép biện
chứng duy vật.
Qua nghiên cứu, Luận văn bước đầu tiếp cận nghiên cứu pháp luật xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đặt trong mối quan hệ với văn bản quy phạm
pháp luật quy định về trật tự hành chính trong lĩnh vực y tế với hàm ý rằng nếu một
quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của một chủ thể khơng rõ ràng, khó thực hiện thì
tương ứng quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính nếu khơng thực hiện nghĩa
vụ, trách nhiệm đó cũng khó thuyết phục, giảm hiệu lực, ít hiệu quả. Đồng thời, tiếp
cận tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế không chỉ do tự thân của đối
tượng vi phạm hành chính, mà trước hết là do sự bất cập của quy định về nghĩa vụ,
trách nhiệm hành chính và có phần nguyên nhân do những hạn chế trong hoạt động
xử phạt hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khuyến nghị đối với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Thuận và Bộ Y tế trong công tác tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Tác giả Luận văn mong muốn rằng
quy định về xử phạt hành chính nên chú ý đến đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng
địa lý để bảo đảm co chế tài phù hợp. Nếu có điều kiện, nên khuyến khích những
nghiên cứu sâu về một hoặc một nhóm quy định xử phạt vi phạm hành chính có tính
phổ biến trong lĩnh vực y tế và so sánh yếu tố vùng, miền.
Từ khóa: Vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, y tế, dược
phẩm, Bình Thuận.



ABSTRACT
The protection, care and improvement of the people's health in general and
the activities of medical examination and treatment, supply of drugs (pharmacy) and
food safety in particular are not only paid attention by state agencies and units in
implementing proper legal documents, strategies, programs and action plans, but
also are topical issues that concerned by the entire population. In which, the
administrative sanction in health sector should be paid more and more attention due
to it is a special sanction with a wide scope, diverse acts of violation, quite a lot of
likely violating subjects and relevant to the quality of the medical services, the
guarantee of health safety in daily food and drink service. However, the research on
the topic of law sanctioning administrative violations in the health sector is not
complete and comprehensive; there are still a number of issues that have not been
given adequate attention. Therefore, the author chose the topic "Law on sanctioning
of administrative violations in the health sector from practice in Binh Thuan
province" with the desire to clarify some arguments from objective practical
perception of the situation of law enforcement on administrative sanctions in the
health sector.
The thesis focuses on a number of theoretical issues and legal regulations on
sanctioning of administrative violations in the health sector; the situation of the
implementation of the law on sanctioning of administrative violations in the health
sector in Binh Thuan province. Through research, the thesis aims to solve the
problem: How the situation and results of sanctioning of administrative violations in
the health sector reflect and allow to comment on the capacity of agencies and
persons with competence to sanction the administrative violations; effectiveness and
efficiency of law enforcement on sanctioning of administrative violations in the
health sector and the relevant relationships; the necessary contents to be proposed
for implementation in order to improve capacity, strengthen effectiveness and
promote efficiency of sanctioning of administrative violations in the health sector.



Due to the limitations in many aspects, the thesis only approaches and
researches some major issues on sanctioning of administrative violations in the
health sector in theory; In practice, there are still many factors that have not been
fully surveyed and studied, such as the personal characteristics of the
establishment's owner that are administratively sanctioned; the period from the time
the violation is committed to the time the administrative penalty is sanctioned; the
comparison in administrative violations in the health sector between regions and
areas in the province; the in-depth analysis in some specific provisions on violations
and the level of administrative fines in the Government's Decrees on administrative
sanctions in the health sector.
To accomplish the research objectives, the author uses methods of survey,
comparison, comparison, analysis and evaluation on the basis of the methodology of
material dialectic.
Through research, the Thesis initially approaches the research on law on
sanctioning of administrative violations in the health sector in relation to legal
normative documents on administrative order in the health sector, thereby implying
that if a provision on an entity's obligations and responsibilities is unclear, difficult
to implement, the corresponding regulations on sanctioning of administrative
violations, if not performing obligations and responsibilities, are also difficult to
convince, and are reduced in validity and effectiveness. At the same time, the access
to administrative violations in health sector is not only due to the violators
themselves, but first of all due to the inadequacy of regulations on administrative
obligations and responsibilities, with part of the reason is due to limitations in
administrative sanctioning activities of the competent agencies and persons.
The research results have recommended implications for the Department of
Health, the People's Committee of Binh Thuan province and the Ministry of Health
in advising and organizing the implementation of the law on sanctioning of
administrative violations in the health sector. The author of Thesis has a desire that
regulations on administrative sanctions should pay attention to socio-economic



characteristics of geographical areas to ensure appropriate sanctions. If possible, it
is advisable to encourage in-depth studies of one or a group of regulations on
common administrative sanctions in the health sector with regional and domain
comparisons.
Keywords: Administrative violations, administrative sanctions, health
sector, medicine, Binh Thuan province.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Để bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm quyền con người,
quyền công dân theo quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện duy trì sự ổn định, an
ninh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước
ban hành hệ thống các quy định về quản lý hành chính nhà nước trong từng lĩnh
vực. Các quy định này rất đa dạng, có phạm vi điều chỉnh rất rộng, trong đó, có một
bộ phận cơ bản quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể là tổ chức và cá
nhân trong từng quan hệ pháp luật cụ thể; những nội dung tổ chức, cá nhân buộc
phải thực hiện, những hành vi bị nghiêm cấm. Về nguyên tắc, khi quy định tại một
văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, các tổ chức, pháp nhân, cá nhân thuộc
phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đó buộc phải thực hiện. Tuy
nhiên, vì nhiều lý do, tổ chức, pháp nhân, cá nhân không thực hiện, hoặc thực hiện
không kịp thời, không đúng quy định; do đó, cần có những hình thức chế tài tăng
cường hiệu lực của các quy định pháp luật về quản lý hành chính nhà nước. Một
trong những hình thức chế tài đó là xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, hành vi bị quy định phải chịu xử phạt vi phạm hành chính phải căn
cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định) quy định về

trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể và những hành vi bị nghiêm cấm khi chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật; mặt khác, về lý thuyết, pháp luật xử về xử phạt hành
chính chỉ có ý nghĩa và thể hiện trong thực tế khi có hành vi vi phạm; giả sử trong
một lĩnh vực quản lý hành chính nào đó trong một thời gian dài khơng có tổ chức,
pháp nhân, cá nhân nào vi phạm, thì quy định về xử phạt chỉ có ý nghĩa dự phịng
và răn đe về mặt nhận thức. Nhưng ngược lại, một số trường hợp ở lĩnh vực nào đó,
hành vi vi phạm quá nhiều, có tính phổ biến, phải xử phạt rất nhiều thì cần nghiên
cứu, xem xét lại khơng chỉ quy định về xử phạt hành chính và việc tổ chức thực
hiện các quy định về xử phạt, mà còn phải đặt vấn đề về sự phù hợp của pháp luật
quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể và những hành vi bị nghiêm cấm


2

trong lĩnh vực đó. Cụ thể hơn, có thể phải xem xét các quy định có phù hợp với
trình độ phát triển của lĩnh vực đó hay khơng (vì các quy định quản lý hành chính
nhà nước khơng phải là những chế định hoàn toàn chủ quan, bất biến, mà phải căn
cứ vào điều kiện khách quan của đất nước, của lĩnh vực); có phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện hành hay chưa; và, việc thực hiện các quy định
về quản lý hành chính có thuận lợi, dễ dàng hay khơng (ví dụ như pháp luật quy
định cá nhân phải thực hiện một thủ tục hành chính để tham gia vào quan hệ pháp
luật, nhưng quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân quá khó khăn, quá tốn kém,
dẫn đến nhiều trường hợp khơng thể thực hiện). Do đó, tác giả Luận văn này cho
rằng không thể xem xét, đánh giá pháp luật về xử phạt hành chính một cách riêng
rẻ, tách biệt, mà trong nhiều trường hợp, phải đặt pháp luật về xử phạt hành chính
trong quan hệ với pháp luật về quản lý hành chính trong lĩnh vực cụ thể; một trong
các lĩnh vực đó là lĩnh vực y tế sẽ được xem xét trong luận văn này.
Ngoài ra, nếu xét một cách riêng biệt, để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại một thời điểm, hoặc trong một giai đoạn ở
một hay nhiều lĩnh vực thì phải đồng thời xem xét các vấn đề đặt ra trong hệ thống

các quy định của pháp luật về xử phạt và việc tổ chức thực hiện các quy định xử
phạt trong thực tế; ở đây, không chỉ là bản thân việc xử phạt, số lượng tổ chức, pháp
nhân, cá nhân bị xử phạt, số tiền thu phạt, hành vi vi phạm, mà còn bao gồm việc
phổ biến, tuyên truyền pháp luật, công tác chỉ đạo triển khai pháp luật xử phạt vi
phạm hành chính; công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật của các cơ
quan có thẩm quyền xử phạt; việc xử lý sau kiểm tra, thanh tra. Từ đó, có thể khẳng
định rằng, nếu như được xem xét, nghiên cứu đầy đủ ở mức độ nào đó về tình hình
áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong một lĩnh vực cụ thể ở một địa
phương cụ thể, có thể gợi lên những vấn đề, cho phép đi đến những đánh giá và có
cơ sở để nhận định về hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đó; đồng thời qua đó, có thể đề xuất những ý kiến góp phần
hoàn thiện pháp luật, kiến nghị các biện pháp nâng cao năng lực, tăng cường hiệu
lực, phát huy hiệu quả trong thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Vì


3

qua tìm hiểu, các cơng trình nghiên cứu về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế
chưa có cách tiếp cận nhiều góc độ như đã nêu trên, khơng đặt thực trạng vi phạm
hành chính và xử phạt hành chính trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật về quản
lý nhà nước trong lĩnh vực y tế và ít chú ý đến những khuyết điểm của công chức
nhà nước trong thực hiện thẩm quyền xử phạt hành chính; đồng thời, theo sự phát
triển của đời sống nhân dân, lĩnh vực y tế ngày càng được quan tâm sâu sắc, rộng
khắp trong cộng đồng nên tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận.”
2. Tình hình nghiên cứu
Xử phạt vi phạm hành chính nói chung được nhiều học giả, nhà nghiên cứu
quan tâm nghiên cứu nên số lượng cơng trình nghiên cứu khá phong phú. Các cơng
trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính nói chung đã chỉ ra những ưu điểm,
những đóng góp của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong việc bảo đảm

trật tự quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế và chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục,
những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong lĩnh vực y tế, do đặc thù về
chuyên môn của lĩnh vực này nên những cơng trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế chưa nhiều; trong những cơng trình đã có thì cách
tiếp cận chưa đa dạng, khảo sát nắm bắt thực tiễn chưa thực sự sâu kỹ. Có thể kể
đến một số cơng trình nghiên cứu được biết đến như: Cơng trình "Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay" của Trần Ngọc Duy
(2014) - Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có
phạm vi nghiên cứu (về khơng gian) rất rộng (trên phạm vi cả nước). Do tiếp cận ở
phạm vi rộng, cơng trình đã nhận diện những vấn đề có tính khái qt chung về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực y tế trong giai đoạn 2005 – 2013. Tuy nhiên, cũng
do phạm vi nghiên cứu quá rộng, các dữ liệu về tình hình xử phạt chỉ mới được xem
xét ở góc độ tổng quan; từ đó, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi


4

phạm hành chính (ở Chương 3 của Luận văn) cũng rất chung, có thể áp dụng cho
bất cứ lĩnh vực nào.
Cơng trình “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn
thành phố Hà Nội” của Trịnh Thị Thỏa (2017) - Luận văn Thạc sĩ -Viện Khoa học
Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã đề xuất một lập luận rằng
yếu tố địa lý - thực chất là đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, thành phố - có
ảnh hưởng quan trọng đến việc thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế (Khoản 1.2 - Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế - từ trang 11 của Luận văn). Lập luận này có
cơ sở từ thực tiễn thực thi pháp luật; đặc điểm của các thành phố trực thuộc Trung
ương có nhiều khác biệt so với các tỉnh khác và tạo ra những ảnh hưởng khác biệt

trong thực thi pháp luật về xử phạt hành chính; nhưng cần thiết phải có độ khái quát
để vượt lên trên những đặc thù của địa phương, hướng đến những vấn đề có tính
phổ biến, vì pháp luật nói chung và pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
y tế là thống nhất trong cả nước. Cũng cần ghi nhận rằng, những nội dung giải pháp
tăng cường xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế tại Chương 3 của Luận văn này
khá cụ thể, gắn kết với những lập luận và phân tích tại Chương 2.
Cơng trình "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn tỉnh
Yên Bái" của Đào Hồng Ngọc (2018) - Luận văn Thạc sĩ, Viện Khoa học Xã hội
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Trong Luận văn này, tác giả đã đề
cập một cách có hệ thống những khái niệm cơ bản trong xử phạt vi phạm hành
chính. Tuy nhiên, quan điểm chung xuyên suốt của Luận văn là cho rằng hành vi vi
phạm hành chính xảy ra do các cá nhân, doanh nghiệp không chịu chấp hành, tức là
đánh giá nguyên nhân một cách đơn tuyến; thực trạng xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế tại tỉnh Yên Bái thể hiện trong Luận văn có phần khơng đầy đủ
(chỉ đề cập đến số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong 02 năm 2016 và năm
2017); một số nội dung đánh giá, nhận định cịn sơ lược (tác giả cho rằng vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế có dấu hiệu giảm, căn cứ vào tổng số vụ vi phạm
năm 2017 giảm 05 vụ so với năm 2016; số vụ vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực


5

phẩm giảm mạnh (năm 2017 giảm 09 vụ so với năm 2016) - trang 40 Luận văn).
Chỉ căn cứ vào số liệu xử phạt của 02 năm thì chưa thể nhận định được, đồng thời
không thể đồng nhất giữa số lượng hành vi vi phạm và kết quả xử phạt vi phạm
hành chính, vì khả năng phát hiện và thực hiện xử phạt của các cơ quan, người có
thẩm quyền là có giới hạn); ngồi ra, phần nội dung tại Chương 3, các kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế khơng có liên
hệ gắn kết đối với thực trạng trong lĩnh vực y tế ở tỉnh Yên Bái đã thể hiện ở
Chương 2.

Các cơng trình được biết nêu trên đã giúp tác giả Luận văn này có nhận diện
về tình hình nghiên cứu về đề tài, học tập được những ưu điểm và tham khảo kinh
nghiệm để thực hiện nghiên cứu của mình.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận cơ bản nào cần chú ý trong pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế?
- Thực trạng vi phạm hành chính và những mối quan hệ, những yếu tố ảnh
hưởng; ưu điểm, hạn chế trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tại
tỉnh Bình Thuận là gì?
- Cần có những giải pháp nào để góp phần hồn thiện pháp luật, nâng cao
năng lực, tăng cường hiệu lực, phát huy hiệu quả trong thực thi pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế?
4. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến xử phạt vi phạm hành
chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Khảo sát, đánh giá thực
trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tại tỉnh
Bình Thuận. Đề xuất các giải pháp để góp phần hồn thiện pháp luật, nâng cao năng
lực, tăng cường hiệu lực, phát huy hiệu quả trong thực thi pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.


6

5. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói
chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng.
- Thực tiễn vi phạm hành chính và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế.
Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trong phạm vi tỉnh Bình Thuận.
- Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2020; một số vấn đề liên quan có đề
cập đến tình hình và văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước năm 2011.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở: Phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan
điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về xử phạt vi phạm hành chính, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Luận văn chú trọng phương pháp phân tích các quy định của pháp luật Việt
Nam liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa
học xã hội, sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành
như: Luật học, xã hội học. Tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu hiện có và
các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan
đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; tổng hợp, thống kê, phân tích, so
sánh các tài liệu, hồ sơ; các văn bản, báo cáo của các cơ quan chức năng và phương
pháp quan sát thực tiễn để đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện
pháp luật, nâng cao năng lực, tăng cường hiệu lực, phát huy hiệu quả trong thực thi
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Ngồi ra, Luận văn này được thực hiện trong một khoảng thời gian rất đặc
thù liên quan đến các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể là Luật Sửa đổi, bổ sung một số


7

điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020 được ban hành (có hiệu
lực từ ngày 01/01/2022); Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính
phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế được ban hành, thay thế Nghị
định số 176/2013/NĐ-CP và có hiệu lực toàn bộ từ ngày 15/11/2020; Luật Thanh

tra ngày 15/11/2010 cũng đang được lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung. Do đó, trong nội
dung về lý luận, một số trường hợp phải đối chiếu quy định của văn bản hiện hành
chủ yếu trong thời gian nghiên cứu và văn bản mới ban hành trong năm 2020; về
phân tích thực trạng, căn cứ trên văn bản hiện hành, nhưng về kiến nghị, đề xuất
phải chú ý đến văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước năm 2020 và văn bản
ban hành trong năm 2020, có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn này hướng đến việc phân tích, làm rõ một số vấn đề về lý luận thể
hiện trong các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; qua
so sánh, luận giải và trên cơ sở thực tiễn, khẳng định những thành quả trong xây
dựng, ban hành pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; đồng thời, từ
thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tại tỉnh Bình Thuận, nhận
thức lại một số vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật và việc tổ
chức thực thi pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; từ đó, đề xuất,
góp ý một số nội dung cần thiết tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực y tế và những giải pháp để tổ chức thực thi pháp luật về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực y tế có hiệu quả tốt hơn.
Đóng góp có ý nghĩa của Luận văn là khi nghiên cứu về pháp luật xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, không chỉ tập trung vào những vấn đề trong
việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (tức là chỉ nhìn vào quy định
xử phạt và kết quả xử phạt), mà đề xuất một cách tiếp cận tương đối có hệ thống,
tồn diện, bao gồm công tác chỉ đạo, điều hành, công tác phổ biến, tuyên truyền,
pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính của chính cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính. Luận văn cũng
bước đầu tiếp cận nghiên cứu pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực


8

y tế đặt trong mối quan hệ với văn bản quy phạm pháp luật quy định về trật tự hành

chính trong lĩnh vực y tế với hàm ý rằng nếu một quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm
của một chủ thể khơng rõ ràng, khó thực hiện thì tương ứng quy định chế tài xử
phạt vi phạm hành chính nếu khơng thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đó cũng khó
thuyết phục, giảm hiệu lực, ít hiệu quả. Đồng thời, tiếp cận tình hình vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế không chỉ do tự thân của đối tượng vi phạm hành chính,
mà trước hết là do sự bất cập của quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm hành chính và
có phần nguyên nhân do những hạn chế trong hoạt động xử phạt hành chính của cơ
quan, người có thẩm quyền.
8. Kết cấu của Luận văn:
Nội dung chính của Luận văn có hai chương, gồm:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế.
Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế tại tỉnh Bình Thuận và một số giải pháp.


9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
1.1. Khái niệm về vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế
1.1.1. Khái niệm về vi phạm hành chính
Hành vi được hiểu là ứng xử của con người trong các hoàn cảnh thực tiễn;
hành vi bao gồm hành động và không hành động (“tác vi và bất tác vi”). Pháp luật
điều chỉnh hành vi của con người bằng cách đặt ra các quy định có tính quy phạm,
địi hỏi mỗi người, mỗi tổ chức trên cơ sở năng lực pháp lý của mình phải có hành
vi đúng theo quy định của pháp luật. Một hành vi được xem là vi phạm pháp luật,
về cơ bản phải thuộc về một trong các trường hợp: Thực hiện hành vi mà pháp luật
nghiêm cấm; không thực hiện một hành vi mà pháp luật buộc phải làm; thực hiện

quyền vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Theo đó, hiểu một cách đơn giản, hành
vi vi phạm hành chính là hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật về quản
lý hành chính nhà nước1. Các quy định này rất nhiều, rất đa dạng, từ việc giữ gìn vệ
sinh chung, vệ sinh cơng cộng, tn thủ các chỉ dẫn về biển báo giao thông, khai
báo y tế khi đi về từ vùng dịch (khi có dịch bệnh) cho đến tuân thủ quy định phải có
chứng chỉ hành nghề đối với một số nghề, có giấy phép hoạt động đối với một số
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và nhiều quy định khác. Khoản 1, Điều 2 của
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định một cách khái quát hành vi vi
phạm hành chính là: “Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định hành vi vi phạm hành chính là “Hành vi
cố ý hoặc vơ ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
Tổng hợp từ Chương XI “Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính”, Giáo trình Luật Hành
chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2019 và từ:
/>1


10

chính”. So với quy định tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
năm 2002 thì quy định tại khoản 1, Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 có tính khái qt pháp lý cao hơn, thể hiện ở chỗ xác định là hành vi có lỗi,
bao gồm cả hành vi cố ý hoặc vô ý. “Lỗi” là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của hành
vi vi phạm pháp luật, thể hiện thái độ tâm lý của chủ thể trong hành vi vi phạm.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày
13/11/2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) vẫn giữ nguyên quy định tại Khoản 1,
Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Điều này cho phép khẳng
định định nghĩa về hành vi vi phạm hành chính quy định trong Luật Xử lý vi phạm

hành chính năm 2012 là rất đầy đủ, ổn định. Định nghĩa này cho thấy: Về mặt chủ
thể, vi phạm hành chính có thể do cá nhân, tổ chức thực hiện; về mặt khách thể,
hành vi vi phạm hành chính vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
trong các lĩnh vực; về mặt chủ quan, hành vi vi phạm hành chính có thể do lỗi cố ý
hoặc vô ý; về mặt khách quan, đặc trưng cơ bản là hành vi vi phạm hành chính
khơng phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật, phải bị xử phạt vi phạm
hành chính.
1.1.2. Khái niệm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012, mỗi lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định về hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đó. Theo đó, trong lĩnh vực y tế, theo quy định tại khoản 2,
Điều 1 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Nghị định số
117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực y tế (thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP và có hiệu lực toàn bộ
từ ngày 15/11/2020) cơ bản vẫn giữ lại định nghĩa về vi phạm hành chính trong lĩnh


11

vực y tế theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP (chỉ bỏ một từ “các’ trong cụm từ “vi
phạm các quy định của pháp luật”).
Theo khoản 2, Điều 1 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế gồm: Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống
HIV/AIDS (được quy định từ Điều 5 đến Điều 27 của Nghị định số 176/2013/NĐCP); Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh (được quy định từ Điều 28
đến Điều 36 của Nghị định); Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm và trang thiết
bị y tế (được quy định từ Điều 37 đến Điều 56 của Nghị định); Vi phạm các quy

định về bảo hiểm y tế (được quy định từ Điều 57 đến Điều 79 của Nghị định); Vi
phạm các quy định về dân số (được quy định từ Điều 80 đến Điều 8 của Nghị định
số 176/2013/NĐ-CP).
1.2. Một số nội dung cơ bản về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế
1.2.1. Khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính
“Phạt” là từ được sử dụng thơng thường trong đời sống thường ngày và xuất
hiện từ rất sớm trong lịch sử. Nhiều bản, làng của đồng bào dân tộc thiểu số đến nay
vẫn cịn duy trì việc phạt đối với người ngoại tình, người có hành vi trộm cắp. Một
cách khái quát, “phạt” là biện pháp tác động gây bất lợi về quyền, lợi ích cho đối
tượng bị cho là có hành vi vi phạm. Một trong các hình thức phạt có tính phổ biến là
phạt tiền.
Dưới góc độ pháp lý, xử phạt là chế tài của pháp luật; do cơ quan, người có
thẩm quyền áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. Theo
khoản 2, Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: “Xử phạt vi phạm
hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. Trong quy định
này, có ba dấu hiệu nhận biết cơ bản là: Xử phạt vi phạm hành chính do người có
thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt; Xử phạt vi phạm hành chính áp
dụng đối với các đối tượng là cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính; Xử phạt vi phạm hành chính áp dụng các đối tượng là cá nhân, tổ chức thực


12

hiện hành vi vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính phải bị xử phạt hành chính.
Từ quy định trên, có thể định nghĩa xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính

trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế.
1.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là những quan điểm chỉ đạo chung
áp dụng cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Nguyên tắc xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 gồm:
Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời
và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, cơng
khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp
luật;
Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ,
hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
Thứ tư, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính
do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần;
nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm
đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành
vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm.
Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm
hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính;


13

Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối
với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân 2.

1.2.3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian được quy định mà
trong khoảng thời gian đó, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu hết
thời gian đó thì người vi phạm khơng bị xử phạt. Thời điểm (mốc) để bắt đầu tính
thời gian của thời hiệu được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi
phạm hành chính năm 2012 như sau:
Một là, Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ
thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Hai là, Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được
tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến
hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu vẫn được áp dụng như trên. Thời gian cơ quan
tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính
năm 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế tốn; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản
lý giá; chứng khốn; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên nước; thăm dị, khai thác dầu khí và các loại khống sản khác; bảo vệ mơi
trường; năng lượng ngun tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều;
báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất,
bn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngồi nước thì thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế,

2

Khoản 1, Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.



×