Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.74 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HỊA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

.
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HỊA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN TÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là do tự nghiên
cứu và hoàn thành.
Các nội dung mà tôi nghiên cứu trong bài luận văn này là hồn tồn trung thực
và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Học viên

Nguyễn Văn Hòa


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC:
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................ 5
1.6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6
1.7. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu ............................................................................................................. 6
1.7.1. Giới thiệu chung ...................................................................................... 6
1.7.2. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 7
1.7.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty .................................................................... 8
1.7.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 8
1.8. Thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp khác ....... 10
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 11


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ................................................................................................................. 12
2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 12
2.1.1. Cạnh tranh ............................................................................................ 12
2.1.2. Lợi thế cạnh tranh ................................................................................. 13
2.1.3. Năng lực cạnh tranh .............................................................................. 13
2.2. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 15
2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ........................................................ 15
2.2.2. Các yếu tố thuộc mơi trường vi mơ ........................................................ 17

2.3. Một số mơ hình về năng lực cạnh tranh ....................................................... 19
2.3.1. Mơ hình của Tan và cộng sự (2007) ...................................................... 19
2.3.2. Mơ hình của Lu và cộng sự (2008) ........................................................ 19
2.3.3. Mơ hình của Nurisra Razali và cộng sự (2018) ..................................... 19
2.3.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) ..................................................... 20
2.3.5. Lựa chọn mơ hình nghiên cứu ............................................................... 20
2.4. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực
xây dựng ............................................................................................................ 21
2.4.1. Năng lực quản lý dự án ......................................................................... 21
2.4.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 22
2.4.3. Chiến lược cạnh tranh ........................................................................... 23
2.4.4. Mối quan hệ .......................................................................................... 24
2.4.5. Năng lực đấu thầu ................................................................................. 24
2.4.6. Năng lực marketing ............................................................................... 25
2.4.7. Hình ảnh công ty ................................................................................... 26
2.4.8. Năng lực công nghệ .............................................................................. 26
2.4.9. Năng lực tài chính ................................................................................. 27
2.5. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................... 27
2.5.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 27
2.5.2. Các nghiên cứu nước ngồi................................................................... 29
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 32


Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU .......................................................................................................... 33
3.1. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát
triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .................................................................. 33
3.1.1. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh ngành xây dựng ...................... 33
3.1.2. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh: ................................................................ 34

3.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................... 34
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển
Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .......................................................................... 36
3.2.1. Hình ảnh cơng ty ................................................................................... 36
3.2.2. Năng lực tài chính ................................................................................. 39
3.2.3. Mối quan hệ .......................................................................................... 41
3.2.4. Năng lực đấu thầu ................................................................................. 43
3.2.5. Năng lực công nghệ .............................................................................. 44
3.2.6. Chiến lược cạnh tranh ........................................................................... 45
3.2.7. Năng lực quản lý dự án ......................................................................... 46
3.2.8. Năng lực marketing ............................................................................... 49
3.2.9. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 50
3.3. Phân tích các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ................... 54
3.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ........................................................ 54
3.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ........................................................ 59
3.4. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát
triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .................................................................. 64
3.4.1. Ưu điểm ................................................................................................ 65
3.4.2. Những tồn tại ........................................................................................ 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 68
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU ...................................................................................................................... 69


4.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...................................................................................... 69
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng và
Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................................... 70

4.2.1. Hình ảnh cơng ty ................................................................................... 70
4.2.2. Năng lực tài chính ................................................................................. 71
4.2.3. Mối quan hệ .......................................................................................... 73
4.2.4. Năng lực đấu thầu ................................................................................. 74
4.2.5. Năng lực công nghệ .............................................................................. 75
4.2.6. Chiến lược cạnh tranh ........................................................................... 77
4.2.7. Năng lực quản lý dự án ......................................................................... 78
4.2.8. Năng lực marketing ............................................................................... 81
4.2.9. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 82
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 83
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 84
5.2. Kết luận ....................................................................................................... 84
5.2. Một số kiến nghị.......................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BRVT

: Bà Rịa Vũng Tàu

CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CP

: Cổ phần

DN

: Doanh nghiệp


KHCN

: Khoa học cơng nghệ

MMTB

: Máy móc thiết bị

NCC

: Nhà cung cấp

NLCT

: Năng lực cạnh tranh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu quan trọng trong kết quả kinh
doanh UDEC trong giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của UDEC giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.1: Thang đo yếu tố “Năng lực quản lý dự án’, ký hiệu QL
Bảng 2.2: Thang đo yếu tố “Cơ cấu tổ chức’, ký hiệu CC
Bảng 2.3: Thang đo yếu tố “Chiến lược cạnh tranh’, ký hiệu CT
Bảng 2.4: Thang đo yếu tố “Mối quan hệ’, ký hiệu QH
Bảng 2.5: Thang đo yếu tố “Năng lực đấu thầu’, ký hiệu DT
Bảng 2.6: Thang đo yếu tố “Năng lực marketing’, ký hiệu MA
Bảng 2.7: Thang đo yếu tố “Hình ảnh công ty’, ký hiệu HA
Bảng 2.8: Thang đo yếu tố “Năng lực công nghệ’, ký hiệu CN

Bảng 2.9: Thang đo yếu tố “Năng lực tài chính’, ký hiệu TC
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảng 3.1: Kiểm định Cronbach’s Alpha
Bảng 3.2: Thống kê tình hình nhân sự của UDEC tính đến 31/12/2018
Bảng 3.3: Bảng đánh giá hình ảnh cơng ty của UDEC với các đối thủ
Bảng 3.4: Một số tỷ lệ tài chính của UDEC giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 3.5: Bảng đánh giá năng lực tài chính của UDEC với các cơng ty đối thủ cạnh
tranh
Bảng 3.6: Bảng đánh giá mối quan hệ của UDEC với công ty đối thủ cạnh tranh
Bảng 3.7: Bảng đánh giá năng lực đấu thầu của UDEC với các công ty đối thủ cạnh
tranh
Bảng 3.8: Bảng đánh giá năng lực công nghệ của UDEC với các DN đối thủ cạnh
tranh
Bảng 3.9: Bảng đánh giá chiến lược cạnh tranh của UDEC so với các đối thủ
Bảng 3.10: Bảng chi phí dự án của UDEC giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 3.11: Bảng đánh giá năng lực quản lý đự án của UDEC với đối thủ


Bảng 3.12: Phương thức thanh toán khi mua căn hộ
Bảng 3.13: Bảng đánh giá năng lực marketing của UDEC với các đối thủ
Bảng 3.14: Bảng đánh giá cơ cấu tổ chức của UDEC với các đối thủ
Bảng 3.15: Ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của UDEC so với các đối thủ
Bảng 3.16: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2017 – 2019 của Việt Nam
Bảng 3.17: Ma trận đánh giá khả năng thích ứng của UDEC với các yếu tố bên ngoài
Bảng 3.18: Bảng tổng hợp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của UDEC


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Doanh thu thực hiện và theo kế hoạch của UDEC năm 2017 – 2019

Hình 1.2: Tỷ lệ doanh thu thực hiện và theo kế hoạch của UDEC trong giai đoạn từ
năm 2017 – 2019
Hình 2.1: Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter
Hình 2.2: Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh
vực xây dựng


TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cùng với tiến trình hội nhập quốc tế và
việc xuất hiện ngày càng nhiều công ty cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu thì doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì việc nâng cao năng lực
cạnh tranh là điều hết sức cần thiết. Không nằm ngoài xu hướng trên, UDEC đang
phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh như Tân Phước
Thịnh, Đơng Nam…Thêm vào đó, doanh thu của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019
đang giảm đi ngay trên địa bàn hoạt động chính của UDEC là tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Như vậy, muốn chiếm lĩnh thị trường, UDEC cần phải nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề
tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát
triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của UDEC.
Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh,
phân tích dữ liệu thứ cấp và tham khảo các ý kiến đánh giá của chuyên gia có nhiều
năm kinh nghiệm trong ngành để phân tích năng lực cạnh tranh của UDEC trong mối
tương quan với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Tân Phước Thịnh và Đông Nam.
Thông qua nghiên cứu, luận văn đã rút ra được một số hạn chế trong năng lực
cạnh tranh của UDEC. Từ đó, luận văn đã đưa ra những giải pháp khắc phục tình
trạng trên.
Luận văn là cơng trình nghiên cứu có hệ thống và logic đánh giá năng lực cạnh
tranh của UDEC. Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cán bộ quản lý của

UDEC trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Từ khóa: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, Công ty cổ phần xây dựng và
phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


ABSTRACT
In the current market economy along with the process of international
economic integration and the appearance of more and more competing companies in
Ba Ria – Vung Tau province, if businesses want to survive and develop sustainably,
it is very necessary to improve their competitiveness. Not out of the above trend,
UDEC is facing great competitive pressure from competitors such as Tan Phuoc
Thinh, Dong Nam…In addition, the company’s revenue in the period of 2017 – 2019
was decreasing in the UDEC’s main operationg area which is Ba Ria – Vung Tau
province. Therefore, in order to dominate the market, UDEC needs to improve its
competitiveness. Recognizing the importance of the above problem, the author
chooses the topic:”Solutions to improve competitiveness of Ba Ria – Vung Tau Urban
Development and Construction Corporation”.
The research objective of this thesis is to propose solutions to improve the
competitiveness of UDEC.
To accomplish the above objective, the thesis uses statistical methods,
comparison, analysis of secondary data and consultation with the assessments of
experts with many years of experience in the contruction industry to analyze
competitiveness of UDEC in relation to its direct competitors are Tan Phuoc Thinh
and Dong Nam.
Through research, the thesis has drawn a number of limitations in the
competitiveness of UDEC. Since then, the thesis has proposed solutions to overcome
the above situation.
The thesis is a systematic and logical research project to evaluate the
competitiveness of UDEC. Thesis is a valuable reference document for the
management of UDEC in improving the competitiveness.

Keywords: competition, competitiveness, Urban Development and
Construction Corporation.


1

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa trong nhiều lĩnh vực. Điều này
khơng chỉ mang lại cơ hội, mà cịn mang đến nhiều thách thức đối với các DN Việt
Nam, trong đó thách thức lớn nhất đến từ áp lực về cạnh tranh. Các DN Việt Nam
không chỉ phải cạnh tranh với các DN trong nước khác mà còn phải cạnh tranh với
các DN nước ngồi có sức mạnh tài chính lớn và kinh nghiệm hơn. Chính vì thế, vấn
đề cạnh tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các DN.
Nâng cao NLCT chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với
quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ cho lợi ích của DN. Bất kỳ
DN nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với sự cạnh tranh.
Q trình cạnh tranh sẽ đào thải các DN khơng đủ NLCT tranh để đứng vững trên
trên thị trường. Ngoài ra, cạnh tranh làm cho các DN luôn phải không ngừng cố gắng
để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách
mạng KHCN đang phát triển nhanh chóng, nhiều cơng trình KHCN tiên tiến ra đời
tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Khách hàng đòi hỏi
sản phẩm ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vơ tận, ln có
“ngách thị trường” đang chờ các DN tìm ra và thỏa mãn. Do vậy, DN phải đi sâu
nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để có thể lựa
chọn giải pháp phù hợp với năng lực kinh doanh của chính mình để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Như vậy, việc nâng cao NLCT trong điều kiện hiện nay là cần thiết
cho sự tồn tại và phát triển của DN.
Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với thương

hiệu hơn 25 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng không tránh khỏi áp lực
cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập. Qua tổng hợp kết quả báo cáo tài chính qua các
năm 2017 – 2019 (xem hình 1.1 và 1.2) có thể thấy doanh thu của cơng ty đang có xu


2

hướng sụt giảm nghiêm trọng so với các năm trước (cụ thể năm 2019 đạt 401,720 tỷ
đồng, giảm khoảng 70,421 tỷ so với năm 2018 và giảm khoảng 66,84 tỷ đồng so với
năm 2017). Theo báo cáo của phòng kế hoạch - kinh doanh thì doanh thu năm 2019
chỉ đạt 79% so với kế hoạch đầu năm của công ty và là năm có doanh thu thấp nhất
đến mức báo động trong ba năm trở lại đây. Do đó, vấn đề cấp thiết đối với DN hiện
nay là việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tăng doanh thu nhằm
giữ vững vị thế của mình so với các đối thủ. Để đánh giá đúng các yếu tố cấu thành
năng lực cạnh tranh của DN đồng thời giúp Ban lãnh đạo cơng ty tìm ra giải pháp
đúng đắn, kịp thời để giúp công ty không ngừng phát triển. Chính vì lý do trên, đề tài
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” đã
được tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu.

Doanh thu thực hiện và theo kế hoạch 2017 - 2019
700
600
500
400
300
200
100
0
2017


2018
Kế hoạch

2019
Thực hiện

Hình 1.1: Doanh thu thực hiện và theo kế hoạch của UDEC năm 2017 – 2019
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch kinh doanh)


3

Tỷ lệ doanh thu thực hiện so với kế hoạch 2017 - 2019
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2017

2018

2019


Hình 1.2: Tỷ lệ doanh thu thực hiện và theo kế hoạch của UDEC trong giai
đoạn từ năm 2017 – 2019
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch kinh doanh)
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần Xây
dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mục tiêu cụ thể:
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty CP Xây
dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

-

Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Xây dựng
và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xác định những điểm mạnh,
điểm yếu và nguyên nhân.

-

Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Xây
dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới. .

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau:



4

-

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty CP Xây
dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ?

-

Thực trạng hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
như thế nào trong giai đoạn 2017-2019 ?

-

Có những giải pháp gợi mở nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Công ty CP Xây
dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Xây dựng và
Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

-


Về thời gian: Sử dụng số liệu thống kê từ năm 2017 đến năm 2019 và đề xuất
giải pháp trong thời gian tới.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu:
-

Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các tạp chí nghiên cứu, báo cáo khoa học,
giáo trình, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các trang web có uy tín,
nguồn tài liệu nội bộ của cơng ty như báo cáo thường niên, báo cáo tài chính…

-

Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua khảo sát thực tế. Bảng câu hỏi khảo
sát được phân ra 2 nhóm đối tượng:

o Nhóm đối tượng nội bộ: Tiến hành khảo sát 90 đối tượng bao gồm các cán bộ
quản lý của Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(chi tiết hơn được thể hiện trong mục 3.1.1).
o Nhóm đối tượng khách hàng: Tiến hành khảo sát 120 đối tượng bao gồm các
CBCNV đang làm việc tại các doanh nghiệp với vai trò là chủ đầu tư, tư vấn,


5

thầu phụ… của Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu (chi tiết hơn được thể hiện trong mục 3.1.1).
Phương pháp thực hiện:
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính độ trung bình từ đó xác
định các yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT, đồng thời đánh giá mức độ tác động của

từng tiêu chí ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành NLCT. Khảo sát thực hiện thông
qua bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm để thu thập thông tin, ý kiến đánh
giá về năng lực cạnh tranh của Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu hiện nay. Luận văn sử dụng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm
định thang đo trên phần mềm SPSS 20. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu
thuận tiện.
Xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê, xử lý bằng excel.
Các bước thực hiện cụ thể như sau:
+ Bước 1: Khảo sát ý kiến của chuyên gia nội bộ và khách hàng. Các chuyên
gia và khách hàng được đề nghị xác định số điểm NLCT theo mức độ quan trọng từ
1 tới 5 của các chỉ tiêu. Tổng điểm của mỗi yếu tố bằng số điểm mỗi mức nhân với
tổng số người chọn mức đó.
+ Bước 2: Tính điểm số trung bình phản ánh NLCT của từng yếu tố theo cơng
thức: X = (∑

.

) / (trong đó Fi là số người chọn mức i; Xi là điểm số phân

loại của tiêu chí i; n là tổng số phiếu: chuyên gia nội bộ n = 90, khách hàng n = 120).
+ Bước 3: Đưa kết quả ở bước 2 vào ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh
NLCT của UDEC với các đối thủ cạnh tranh. Điểm có trọng số cho mỗi chỉ tiêu được
xác định bằng cách lấy mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu nhân với số điểm trung
bình của mỗi chỉ tiêu. Tổng điểm có trọng số của các chỉ tiêu chính là điểm phản ánh
NLCT của mỗi DN.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
ngành quản trị kinh doanh về nâng cao NLCT của các công ty hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng.



6

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp Ban lãnh đạo Công ty
đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
1.6. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
Chương 4: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Xây dựng
và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 5: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Xây dựng
và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.7. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
1.7.1. Giới thiệu chung
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Tên giao dịch quốc tế: Urban Development and Construction Corporation.
Tên viết tắt: UDEC
Địa chỉ: Số 37, đường 3 tháng 2, phường 8, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại: (0254) 3859 617
Fax: (0254) 3859 618
Vốn điều lệ: 350.000.000.000 VNĐ
Website: www.udec.com.vn
Email:
Lĩnh vực hoạt động:
-


Thi công xây dựng: cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, nông
nghiệp, giao thông.

-

Đầu tư kinh doanh: hạ tầng khu cơng nghiệp, cơng trình đơ thị, kho bãi, cảng
biển, bất động sản và cơ sở lưu trú.


7

-

Sản xuất kinh doanh: vật liệu xây dựng, các kết cấu bê tông đúc sẵn, khai thác
đá, cát, sỏi, đất sét.

-

Cung cấp dịch vụ: bất động sản, vận tải, du lịch, logistics, tư vấn đầu tư.

1.7.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đơ thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tiền thân
là Xí nghiệp Dịch vụ Xây lắp Cơn Đảo. Ngày 22 tháng 06 năm 1995, theo Quyết định
số 388/QĐ.UBT của UBND tỉnh BRVT, Cơng ty chính thức được thành lập. Tiếp
theo, Cơng ty đã chính thức đổi tên thành Cơng ty Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh
BRVT theo Quyết định số 469/QĐ.UBT ngày 16 tháng 08 năm 1996 của UBND tỉnh
BRVT.
Năm 2006, UBND tỉnh BRVT đã chỉ đạo việc thực hiện cổ phần hóa cơng ty
tại bộ phận vật liệu xây dựng và bộ phận du lịch. Công ty Cổ phần Du lịch Golf Việt
Nam (VinaGolf) được thành lập sau khi chi nhánh tại Đà Lạt và Cần Thơ cổ phần

hóa và có vốn điều lệ là 130 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 10 năm
2006. Cũng vào thời gian này, Xí nghiệp Sản xuất và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng
(tên cũ là Xí nghiệp trực thuộc Cơng ty Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh BRVT)
sau khi thực hiện cổ phần hóa chuyển đổi thành Cơng ty CP Thành Chí với vốn điều
lệ là 30 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động kể từ giữa tháng 11 năm 2006.
Đến năm 2007, Ban chỉ đạo cổ phần hóa Cơng ty Xây dựng và Phát triển Đơ
thị tỉnh BRVT chính thức được thành lập sau khi UBND tỉnh BRVT ban hành Quyết
định số 2008/QĐ.UBND vào ngày 05 tháng 06 năm 2007. Sau khi hồn thành cơng
việc cổ phần hóa, ngày 27 tháng 06 năm 2008, UBND tỉnh BRVT đã ra Quyết định
số 2141/QĐ-UBND về việc xác định giá trị DN để cổ phần hóa Cơng ty Xây dựng
và Phát triển Đơ thị tỉnh BRVT.
Đến năm 2008, Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh BRVT bắt đầu
phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra thị trường thơng qua hình thức đấu giá cổ phần.
Ngày 17 tháng 8 năm 2009, Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh BRVT
bắt đầu hoạt động theo mơ hình của một cơng ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty
CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh BRVT.


8

Hơn 25 năm hoạt động, từ một Xí nghiệp Xây lắp có quy mơ nhỏ, với kinh
nghiệm, chiến lược kinh doanh và phát triển hợp lý, Công ty CP Xây dựng và Phát
triển Đô thị tỉnh BRVT đã trở thành một thương hiệu tầm cỡ trong lĩnh vực xây dựng,
kinh doanh bất động sản và phát triển dự án. Sự chun nghiệp, uy tín và hiệu quả đã
giúp Cơng ty để lại nhiều dấu ấn với nhiều cơng trình xây dựng, dự án lớn, đóng gớp
vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh BRVT.
1.7.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
(Xem phụ lục 1 – Sơ đồ tổ chức của UDEC)
1.7.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu quan trọng trong kết quả

kinh doanh UDEC trong giai đoạn 2017 - 2019
Tốc độ tăng trưởng (%)
STT

Chỉ tiêu
2017

2018

2019

1

Doanh thu thuần

-

0.8

-14.9

2

Giá vốn hàng bán

-

2.2

-18.2


3

Lợi nhuận gộp

-

-6.9

5.2

4

Chi phí bán hàng

-

32.2

27.9

5

Chi phí quản lý

-

-31.4

8.0


6

Lợi nhuận HĐKD

-

-30.5

12.2

7

Lợi nhuận trước thuế

-

29.9

-14.3

8

Lợi nhuận sau thuế

-

-29.8

-17.4


(Nguồn: Kết quả phân tích báo cáo tài chính UDEC giai đoạn từ năm 2017 - 2019)


9

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của UDEC giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm
2017

2018

2019

468,560

472,141

401,720

-

2

-


1

Doanh thu

2

Các khoản giảm trừ d/thu

3

Doanh thu thuần

468,560

472,139

401,720

4

Giá vốn hàng bán

396,811

405,343

331,427

5


Lợi nhuận gộp

71,748

66,797

70,293

6

Doanh thu h/động tài chính

501

1,736

171

7

Chi phí tài chính

19,858

30,223

27,842

8


Chi phí bán hàng

3,577

4,729

6,050

9

Chi phí quản lý

38,789

26,614

28,753

10

Lợi nhuận HĐKD

10,025

6,967

7,818

11


Thu nhập khác

1,459

11,711

4,743

12

Lợi nhuận khác

431

6,611

3,816

13

Lợi nhuận trước thuế

10,456

13,578

11,635

14


Lợi nhuận sau thuế

6,935

4,868

4,022

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của UDEC)
Nhận xét:
Bảng 1.1 và bảng 1.2 cho thấy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
của DN có tăng nhẹ từ 468,56 tỷ đồng (năm 2017) lên 472,141 tỷ đồng (năm 2018)
nhưng sụt giảm xuống cịn 401,72 tỷ đồng (năm 2019). Nhìn chung, tốc độ tăng doanh


10

thu của UDEC khơng đều, so với năm 2017 thì năm 2018 doanh thu chỉ tăng nhẹ
0,8% nhưng so với năm 2018 doanh thu của công ty sụt giảm mạnh và đạt giá trị tăng
trưởng âm 14,9% trong năm 2019.
Lợi nhuận sau thuế biến động mạnh qua các năm 2017, 2018, 2019 cụ thể:
năm 2018 giảm 29,8% (so với năm 2017), năm 2019 giảm 17,4% (so với năm 2018).
Đặc biệt vào năm 2019, lợi nhuận và doanh thu của UDEC đều sụt giảm rất nhiều, so
với kế hoạch thì chỉ đạt được 78% kế hoạch doanh thu và 86% kế hoạch lợi nhuận.
1.8. Thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp khác
 Kinh nghiệm của Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 1:
Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 1 là một trong những DN hàng đầu về
xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Công ty được thành lập từ năm 1964 với lĩnh
vực hoạt động chính như xây dựng các cơng trình giao thơng, xây dựng các cơng trình

cơng nghiệp, dân dụng…Để phát triển bền vững, thời gian qua, DN đã và đang áp
dụng nhiều biện pháp cụ thể để nâng cao NLCT trên thị trường, cụ thể như sau:
-

Không ngừng nâng cao năng lực KHCN, năng lực tài chính và nguồn nhân
lực; Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KHCN vào thi công
để nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi chất lượng công trình chính là thương
hiệu của một DN; chủ động tìm kiếm thị trường và chú trọng vào các dự án có
nguồn vốn rõ ràng. Với kinh nghiệm lâu năm, khả năng tài chính minh bạch,
dồi dào nên DN được đánh giá rất cao trong ngành.

-

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự thầu các cơng trình xây dựng mà DN tham gia. DN
có bộ phận chuyên gia và nhân viên kỹ thuật chất lượng cao, giúp DN nghiên
cứu kỹ lưỡng hồ sơ dự thầu, hoàn thiện hồ sơ dự thầu với giá cạnh tranh…

-

Thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tư và các DN tư vấn dự án. Nhờ vào mối
quan hệ này, DN được chủ đầu tư và nhà tư vấn quan tâm và tín nhiệm, nên
khả năng trúng thầu cao.

 Kinh nghiệm của Công ty cổ phần xây dựng 472:
Một số kinh nghiệm nâng cao NLCT của Cơng ty cổ phần xây dựng 472 có
thể đề cập tới như sau:


11


-

Thực hiện kịp thời tiến độ thi công các công trình đảm bảo chất lượng. Với
mỗi cơng trình, DN ln lập kế hoạch cụ thể đối với từng giai đoạn thực hiện;
lường trước những tình huống có thể phát sinh và có phương án đối phó, để
đảm bảo hồn thành tiến độ thi cơng. Do đó, uy tín và NLCT của DN trong
những năm gần đây được nâng lên rõ rệt.

-

Ngoài việc hoàn thiện đầy đủ hồ sơ dự thầu các cơng trình, DN cịn chủ động
nghiên cứu và hồn thiện hệ thống định mức định mức tiêu hao chi phí để có
thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm…

-

Giữ vững mối quan hệ với các bên liên quan như chủ đầu tư, khách hàng, tổ
chức tín dụng…và tăng cường tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Cùng với xu hướng cạnh tranh trên toàn thế giới, UDEC cũng phải đối mặt với
áp lực cạnh tranh rất lớn. Trong chương 1, đề tài đã trình bày câu hỏi tại sao nghiên
cứu về nâng cao NLCT của Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh BRVT lại
cần thiết.
Trong chương này, luận văn cũng làm rõ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn, chỉ ra được ý nghĩa khoa học và thực
tiễn của luận văn.
Chương 1 cũng đã trình bày tổng quan thơng tin về UDEC như lịch sử hình
thành và phát triển, sơ đồ tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài
ra tác giả cũng bổ sung một số kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao NLCT ở một số

DN khác hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh.


12

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Cạnh tranh
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
tế và xã hội và rất khó để thống nhất thành một khái niệm cụ thể. Mỗi lĩnh vực, mỗi
thời kì có những quan điểm khác nhau về cạnh tranh.
Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam tập 1 (1995, trang 357) cạnh tranh được
định nghĩa là “Cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng
hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối
bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có
lợi nhất”.
Theo Lê Danh Vĩnh và cộng sự (2010, trang 11) trích dẫn các khái niệm về
cạnh tranh như sau: “Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh
doanh, cạnh tranh được cuốn Black’Law Dictionary (1999) diễn tả là “sự nỗ lực hoặc
hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau
từ chủ thể thứ ba.” Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển Kinh doanh
của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình
địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng
một loại khách hàng về phía mình”.”
Theo từ điển kinh tế thì cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh
giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được cho mình những nguồn lực hoặc lợi thế
về sản phẩm hoặc khách hàng, hoặc đạt được những lợi ích tối đa. Trong hoạt động
kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tương
đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được cho mình nhiều lợi

ích nhất.


×