Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động của công đoàn tại các khu công nghiệp tỉnh tây ninh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.39 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG QUỐC TỒN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG
ĐỒN TẠI CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH TÂY
NINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG QUỐC TỒN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG
ĐỒN TẠI CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH TÂY
NINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp)
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng.
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỲNH HUY

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này “Đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng
đồn tại các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh” là bài nghiên cứu của chính tơi và
được hướng dẫn khoa học từ TS. Nguyễn Quỳnh Huy.
Các số liệu, nội dung và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài này được
tơi khảo sát, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngồi ra, trong luận văn có tiến
hành trích dẫn các nhận xét, đánh giá, số liệu và được trình bày rõ ràng trong danh
mục tài liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trương Quốc Toàn

năm 2021


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................... 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................. 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................... 5
1.5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: ......................................................... 5
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: .............................................................................. 10
1.7. Kết cấu của luận văn: ......................................................................................... 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 12
2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết................................................................................... 12
2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng đồn ........................................ 20
2.3. Bộ tiêu chí ROCCIPI ......................................................................................... 23
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài .................................. 26
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................................. 28
3.1. Tổng quan về các Khu cơng nghiệp và Cơng đồn cơ sở của tỉnh Tây Ninh.... 28
3.2. Đánh giá theo ROCCIPI .................................................................................... 31
3.2.1. Luật lệ (Rule) .............................................................................................. 40
3.2.2. Cơ hội (Opportunity) .................................................................................. 44
3.2.3. Năng lực (Capacity).................................................................................... 46
3.2.4. Communication (Thông tin) ....................................................................... 47
3.2.5. Quy trình (Process): .................................................................................... 49
3.2.6. Lợi ích (Interest): ........................................................................................ 49


3.2.7. Ý thức hệ (Ideology): ................................................................................. 50
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................... 51
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 51
4.2. Giải pháp ............................................................................................................ 53
4.2.1. Hoàn thiện thể chế, pháp luật lao động và quan hệ lao động ..................... 53
4.2.2 Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quan hệ lao động ........................ 53

4.2.3. Thúc đẩy đối thoại, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể.......... 54
4.2.4. Nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động ........... 54
4.2.5 Hoàn thiện các thiết chế về giải quyết tranh chấp lao động ........................ 55
4.3. Khuyến nghị ....................................................................................................... 55
4.3.1. Đối với UBND tỉnh Tây Ninh .................................................................... 55
4.3.3.Đối với tổ chức cơng đồn .......................................................................... 56
4.3.4. Đối với tổ chức đại diện NSDLĐ ............................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành

CĐCS

Cơng đồn cơ sở

ĐTTNLV

Đối thoại tại nơi làm việc

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

KCN


Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

NLĐ

Ngưởi lao động

NQLĐ

Nội quy lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

PL

Pháp luật

TBL

Thang bảng lương

TLTT

Thương lượng tập thể


TƯLĐTT

Thỏa ước lao động tập thể


DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện doanh nghiệp có xây dựng và đăng ký nội quy lao động.29
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện số doanh nghiệp có giao kết thảo ước lao động tập thể .30
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện doanh nghiệp đăng ký thang bảng lương .......................30
Bảng 3.1. Tương quan về số lượng CĐCS tại các KCN ........................................... 28
Bảng 3.2. Thống kê số phiếu khảo sát theo từng KCN .............................................32
Bảng 3.3. Thống kê kết quả từ việc khảo sát 150 mẫu điều tra về ROCCIPI ..........32


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài …………………………………. .............. 8
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức cơng đồn ….. ....... 9
Hình 1.3 Mơ hình đề xuất nghiên cứu theo bộ tiêu chí ROCCIPI……………. ............... 10
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện doanh nghiệp tham gia tổ chức cơng đồn ............................ 29


TÓM TẮT
Luận văn “Đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng đồn tại các khu cơng
nghiệp tỉnh Tây Ninh” tác giả đánh giá thực trạng về hoạt động của các tổ chức
cơng đồn cơ sở tại các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Từ thực trạng
đó tác giả đã phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức cơng đồn bằng bộ
tiêu chí ROCCIPI và đề ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các tổ chức cơng đồn trong bối cảnh Việt Nam ký kết CPTTP (có tổ chức đại
diện cho người lao động tại cơ sở khác tồn tại độc lập tại doanh nghiệp). - Trên cơ
sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực trạng chất lượng hoạt động của cơng

đồn cơ sở, đề tài hướng đến đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức cơng đồn
cơ sở tại các Khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, qua đó nâng cao các giải
pháp cải thiện hoạt động, và giảm tình trạng đình cơng bất hợp pháp, cải thiện chất
lượng đời sống và bảo vệ quyền lợi của người lao động, nâng cao hiệu quả cùa các
tổ chức cơng đồn. Đề tài tập trung nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến việc các tổ
chức cơng đồn cơ sở hoạt động chưa hiệu quả và các quy định của pháp luật khái
niệm, đặc điểm, chức năng và u cầu của hoạt động cơng đồn cơ sở. Đề tài tập
trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động cơng đồn của các tổ
chức cơng đồn cơ sở.
Từ khố: hiệu quả hoạt động,cơng đồn cơ sở, ROCCIPI


ABSTRACT
The research “Assessing the effectiveness of union of labour in industrial
parks in Tayninh province: the reality and solutions. ” The writer elvuate the
advantges and disadvantges of union of labour. The writer of research
analyzes the effectiveness by ROCCIPI and recommends solutions to
improve effectiveness of union of labor in indutrial parks in Tayninh province
when Vietnam have joined CPTTP (have another organization which
represents for worker which compete to union of labour). Based on the
research on theoretical issues on status quo of the quality of grassroots trade
union activities; the topic aims to evaluate the quality of the operations of
grassroots trade unions in the industrial zones in the the territory of Tay Ninh
Province, thereby improving solutions for improving trade union operation
and for mitigation of illegal strikes, rasing the quality of life and protecting
workers' rights, and for improving the efficiency of trade unions.The topic
focuses on researching the causes leading to ineffective operations of
grassroots trade unions and on legal provisions, concepts, characteristics,
functions and requirements for grassroots trade union operation. The topic
focuses on researching legal provisions on activities of grassroots trade

unions.
Keywords: effectiveness,union of labour, ROCCIPI


1

CHƯƠNG 1:PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cơng đồn Việt Nam được xác định tại Hiến pháp năm 2013 là tổ chức chính
trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở
tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn
vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao
động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Cơng đồn
năm 2012 cũng đã khằng định: “Cơng đồn đại diện cho cán bộ, công chức, viên
chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao
động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao
động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
nhận định vai trò của giai cấp công nhân: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực
lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí
óc, làm cơng hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh dơanh và dịch vụ công
nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng nghiệp.”
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 cũng đã đề ra những phương

hướng để xây dựng tổ chức cơng đồn trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
“đó là tổ chức cơng đồn lớn mạnh, phát huy vai trị của cơng đồn trong xây dựng
giai cấp công nhân. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức
cơng đồn các cấp. Nghiên cứu việc quy định cơ cấu đại diện công đoàn vào thường


2

vụ cấp uỷ ở những nơi có nhiều khu cơng nghiệp, đơng cơng nhân. Các cấp cơng
đồn cần hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu,
lấy công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân, viên chức, người lao động, xây
dựng quan hệ lao động hài hồ, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội làm mục tiêu hoạt động.”
Song trên thực tiễn hiện nay, hoạt động cơng đồn chưa thực sự hiệu quả, các
hoạt động đình cơng tự phát vẫn diễn ra, tiếng nói của người lao động chưa được tổ
chức cơng đồn cơ sở tiếp nhận và phản ánh giải quyết dẫn tới tình trạng tự đình
cơng và thiếu tính tổ chức. Từ năm 1995 (thời điểm Bộ luật Lao động 1994 có hiệu
lực thi hành) đến ngày 31/12/2016 cả nước đã xảy ra gần 6.000 cuộc đình cơng,
100% số cuộc đình cơng xảy ra đều khơng đúng trình tự quy định pháp luật, 70% số
cuộc đình cơng xảy ra ở những doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn.
Ở tỉnh Tây Ninh, trong một thập kỷ từ năm 2011 đến 2020, toàn tỉnh đã xảy ra
198 cuộc đình cơng, tình hình xây dựng nội quy lao động và đăng ký thang bảng
lương cũng chưa tương xứng với số lượng các doanh nghiệp đã có tổ chức cơng
đồn cơ sở (Báo cáo đánh giá hoạt động Cơng đồn, 2020). Trong bối cảnh Việt
Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại quốc tế như CPTPP hay EVFTA, khi đó
sẽ có sự thành lập các tổ chức đại diện cho người lao động hoàn toàn độc lập với tổ
chức cơng đồn cơ sở (do Liên đồn lao động thành lập). Chính vì vậy, địi hỏi các
tổ chức cơng đồn cơ sở phải nỗ lực hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được
quy định tại Điều lệ cơng đồn và pháp luật quy định góp phần nâng cao vai trị của

tổ chức cơng đồn.
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI đã đánh giá về
hoạt động của tổ chức cơng đồn nói riêng và các tổ chức CT-XH khác nói chung
như sau: “Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội có nơi có tính chủ động chưa
cao; hoạt động giám sát phản biện xã hội chưa sâu rộng; công tác phối hợp giữa tổ
chức CT-XH với chính quyền và các cơ quan đơn vị có lúc chưa chặt chẽ” (Văn
kiện Đại hội Đải biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, Tr.50, 2020).


3

“Hoạt động của CĐCS chậm được đổi mới, chưa coi nhiệm vụ giám sát thực
thi pháp luật lao động, đối thoại, thương lượng ký kết thảo ước lao động tập thể là
vấn đề cốt lõi để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động; nhiều cuộc tranh chấp
lao động và đình cơng của tập thể lao động khơng có vai trị của Ban chấp hành
CĐCS, vì vậy người lao động thiếu tin tưởng vào Ban Chấp hành CĐCS. Hỗ trợ của
cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở những nơi chưa có cơng
đồn cịn nhiều bất cập, thiếu khả thi và khơng hiệu quả” (Báo cáo quan hệ lao
động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 2017).
Bên cạnh đó, mơ hình tổ chức, đội ngũ cán bộ CĐCS, nội dung hoạt động
của CĐCS chưa phù hợp với yêu cầu phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới. Cơng đồn cấp trên cơ sở hoạt động như một
cơ quan hành chính, cán bộ cơng đồn là cơng chức nhà nước. Trong khi đó CĐCS
hoạt động theo mơ hình hội, cán bộ CĐCS phần lớn là cán bộ làm quản lý chuyên
môn cho người sử dụng lao động (chiếm 70%). Đội ngũ cán bộ cơng đồn chuyên
trách ở cơ sở thiếu nghiêm trọng, điều kiện để cán bộ cơng đồn cơ sở hoạt động
cịn nhiều bất cập. Thiếu sự gắn kết thực sự về trách nhiệm và lợi ích giữa CĐCS
với cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở (Báo cáo quan hệ lao động, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, 2017).
Do vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng đồn tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là một yêu cầu hết sức cần thiết, đặc biệt trong

bối cảnh hiện nay khi Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại quốc tế mà Việt
Nam đã cam kết như CPTPP hay EVFTA và Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu
lực năm 2021 khi lần đầu tiên vấn đề “đa cơng đồn” được quy định và áp dụng tại
Việt Nam. Cơng đồn vừa phải cạnh tranh với các tổ chức đại diện người lao động
khác để tập hợp, thu hút, phát triển đoàn viên; đồng thời, vừa phải giữ vững vị trí,
vai trị là một tổ chức chính trị-xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng để đại diện, chăm
lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và trong bối
cảnh hiện nay các hoạt động nghiên cứu lại chưa được quan tâm đánh giá đầy đỷ về
lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng đồn cơ sở tại các khu


4

cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, vì vậy việc đánh giá hoạt động của tổ chức
cơng đồn tại các khu cơng nghiệp theo tác giả là hữu ích và cũng là mục tiêu
hướng tới của đề tài. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt
động của cơng đồn tại các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: Thực
trạng và giải pháp” với mong muốn phản ánh hiện trạng hoạt động của tổ chức
cơng đồn tại các khu cơng nghiệp hiện nay từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động của tổ chức cơng đồn hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu:
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực trạng chất lượng hoạt
động của cơng đồn cơ sở, đề tài hướng đến đánh giá chất lượng hoạt động của tổ
chức cơng đồn cơ sở tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, qua đó
nâng cao các giải pháp cải thiện hoạt động, và giảm tình trạng đình cơng bất hợp
pháp, cải thiện chất lượng đời sống và bảo vệ quyền lợi của người lao động, nâng
cao hiệu quả cùa các tổ chức công đoàn
- Đề tài tập trung nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến việc các tổ chức cơng
đồn cơ sở hoạt động chưa hiệu quả và các quy định của pháp luật khái niệm, đặc

điểm, chức năng và yêu cầu của hoạt động cơng đồn cơ sở.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động cơng
đồn của các tổ chức cơng đồn cơ sở.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động cơng đồn của các tổ chức cơng đồn tại các Khu cơng
nghiệp tỉnh Tây Ninh diễn ra như thế nào? Có đảm bảo phát huy được đúng chức
năng như tôn chỉ và quy định hay khơng? Hoạt động cơng đồn có hiệu quả không?
- Các nguyên nhân nào dẫn đến việc hoạt động chưa hiệu quả của các tổ chức
cơng đồn cơ sở tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh?
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng đồn tại các khu cơng nghiệp thì
cần có giải pháp nào?


5

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cơng đồn của các tổ chức cơng đồn tại
các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Đối tượng khảo sát: tổ chức cơng đồn (bao gồm các chủ tịch, phó chủ tịch
và các ủy viên BCH CĐCS). chủ doanh nghiệp, các nhân viên nhân sự trực tiếp
thực hiện các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách phúc lợi liên quan đến người
lao động, các đồn viên cơng đồn và người lao động chưa tham gia tổ chức cơng
đồn cơ sở, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, Cơng đồn khu kinh tế tỉnh
Tây Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: 05 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: KCN Trảng
Bàng, KCN Thành Thành Công, KCX-KCN Linh Trung III, KCN Phước Đông,
KCN Chà Là.
+ Thời gian: từ tháng 01/2011 đến hết tháng 12/2020
1.5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt
động cơng đồn, đình cơng và tranh chấp lao động. Việc vận dụng bộ tiêu chí
ROCCIPI là cơ sở để phân tích đánh giá về những quy định pháp luật về lĩnh vực
này, mức độ phù hợp của luật với thực tiễn và tính khả thi của luật trong thực tiễn.
Theo Seidman và cộng sự (2000): “Loại hình nghiên cứu đánh giá đều làm cơ
sở để xem xét các hành vi theo pháp luật. Phần lớn các nội dung nghiên cứu đánh
giá chấp nhận một phương pháp luận để giải quyết vấn đề. Chương trình nghiên cứu
đánh giá khơng địi hỏi xem xét kỹ những bằng chứng của các nguyên nhân gây ra
các hành vi cần xử sự cần thay đổi mà thay vào đó các nhà đánh giá có xu hướng
vận dụng những điều yêu sách và nhu cầu của các cổ đơng và phạm vi có thể, tìm
cách giúp đỡ họ”.
Theo lý thuyết của Seidman và cộng sự (2000) đã giải thích nguyên nhân của
các hành vi xử sự có vấn đề cần điều chỉnh. “Xác định các tiêu chí lý luận cơ bản để
giải thích các hành vi xử sự có vấn đề cần được điều chỉnh: quy định đối với đối


6

tượng điều chỉnh, các hành vi theo yêu cầu của cơ quan thi hành pháp luật và toàn
bộ những hạn chế mang tính phi pháp lý của mơi trường thực tế của đối tượng điều
chỉnh. Các cơ sở này tỏ ra khái qt để có thể giúp hình thành được các giả thiết chi
tiết theo mối quan hệ nhân quả nhằm mục đích thiết kế được các biện pháp pháp lý
hiệu quả. Lý thuyết đưa ra cơ sở này vào một phạm vi hẹp hơn: nguyên tắc, cơ hội,
năng lực, giao tiếp, lợi ích và tư tưởng (những chữ cái đầu tiên này tạo nên bộ tiêu
chí ROCCIPI)” (Nguồn: Soạn thảo Luật pháp vì Tiến bộ Xã hội Dân chủ, Ann
Seiman, Robert B. Seidman và Nalin Abeysekere- Bản dịch của Nguyễn Duy Hưng
LL.M, Lưu Tiến Dũng LL.M và Nguyễn Khánh Ngọc LL.M, năm 2002, Tr.106)
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy Bộ tiêu chí ROCCIPI phù hợp cho việc
nghiên cứu và phân tích đề tài này.
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích được được sử dụng trong chương 2 và
chương 3 bao gồm phân tích khái quát các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng của
hoạt động của các tổ chức cơng đồn cơ sở đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức cơng đồn cơ sở tại các khu cơng nghiệp
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: xem xét từng vấn đề nghiên cứu
trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng từng thành tố trong Bộ tiêu chí
ROCCIPI để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng đồn cơ sở tại các khu công
nghiệp.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 3 khi đánh giá thực trạng
về vai trị của cơng đồn cơ sở và hiệu quả của các tổ chức cơng đồn cơ sở tại các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi dùng phương pháp thu thập thông tin
khảo sát các nhân vật hữu quan trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
- Phương pháp thiết kế bảng đo lường: thực hiện bảng thiết kế đo lường dựa
trên các tiêu chí sau:
+ Dựa trên các thành phần trong Bộ tiêu chí ROCCIPI;
+ Bảo đảm tính khách quan, bảo đảm lợi ích hài hịa giữa các bên có liên


7

quan đến hiệu quả hoạt động của cơng đồn cơ sở tại các khu công nghiệp Tây
Ninh;
+ Dựa vào các tiêu chí đánh giá sẽ được đề cập chi tiết trong chương 2.
Phương pháp đo lường và đánh giá việc thực hiện các hoạt động: Đánh giá và
xem xét sự phù hợp giữa kết quả khảo sát và tiêu chí đặt ra; trường hợp kết quả
thống kê sau khi khảo sát phù hợp với các tiêu chí đề ra thì khơng cần điều chỉnh và
ngược lại thì phải điều chỉnh sau khi phân tích ngun nhân khơng đạt được tiêu chí
và những tác động của nó; kiến nghị một số vấn đề để việc điều chỉnh đạt hiệu quả
tốt nhất.

Nguồn dữ liệu phục vụ phân tích:
Phỏng vấn chuyên sâu đối với các chuyên gia: Lãnh đạo Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh; Chủ tịch Công đồn Khu kinh tế tỉnh Tây
Ninh; Trưởng phịng Quản lý Lao động Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
Khảo sát các đối tượng có liên quan đến đình công bao gồm: 110 người lao
động, 20 chủ tịch công đoàn cơ sở và 20 người đại diện cho chủ doanh nghiệp.
Việc xác định vấn đề nghiên cứu là các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các tổ chức cơng đồn cơ sở tại các KCN tỉnh Tây Ninh. Qua các nguồn
tham khảo từ nghiên cứu trước, sách, báo, tạp chí, internet và tham khảo ý kiến của
các chuyên gia và nhiều kinh nghiệm, có nhiều năm cơng tác trong ngành cơng
đồn và lao động từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi phục vụ cho việc khảo sát thực tế từ
nhiều nhóm đối tượng bao gồm người lao động, cán bộ cơng đồn, chủ doanh
nghiệp. Từ kết quả khảo sát, phỏng vấn sẽ phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động
của cơng đồn theo bộ tiêu chí ROCCIPI, từ đó đề xuất hướng giải quyết và các
khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng đồn.


8

Xác định vấn đề nghiên cứu: các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ
chức công đoàn cơ sở tại các KCN tỉnh Tây Ninh
Tham khảo các
nghiên cứu trước,
sách, tạp chí,
internet

Các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của cơng đồn cơ
sở


Tham khảo ý kiến
những chuyên gia
và những người
có nhiều kinh
nghiệm

Khảo sát thực tế bằng câu hỏi

Kết quả khảo sát, phỏng vấn
và phân tích theo ROCCIPI
Đề xuất hướng giải quyết
Kết luận và kiến nghị

Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài
Nguồn: tác giả tự nghiên cứu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơng đồn tại các
khu công nghiệp dựa trên đánh giá các hoạt động của cơng đồn cơ sở đã thực hiện.
Từ những hoạt động thực tiễn mà cơng đồn cơ sở đã làm được đối chiếu với chức
năng, nhiệm vụ của cơng đồn cơ sở được quy định tại Điều lệ cơng đồn và Luật
Cơng đồn từ đó xác định được mức độ hồn thành các nhiệm vụ.


9

Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơng
đồn cơ sở tại các KCN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Đánh giá các hoạt động của công đoàn cơ sở đã thực hiện

Đối chiếu kết quả và thực trạng so với những chức năng,

nhiệm vụ của công đồn cơ sở theo quy định tại Điều lệ cơng
đồn và Luật Cơng đồn.

Xác định được mức độ hồn thành các nhiệm vụ được quy
định và phân công bởi luật và điều lệ
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức cơng đồn
Nguồn: tác giả tự nghiên cứu
Từ kết quả khảo sát và thực trạng, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu đánh giá
theo bộ tiêu chí ROCCIPI gồm 7 tiêu chí, các tiêu chí này khơng độc lập mà có tác
động ảnh hưởng lẫn nhau: Luật lệ (Rule); Cơ hội (Opportunity); Capacity (Năng
lực); Communication; Lợi ích (Interest); Quy trình (Process); Tư tưởng (Ideology).


10

Mơ hình nghiên cứu đề xuất:
IDEDOLOGY
Tư tưởng
PROCESS
(Quy trình)

RULE
(Luật lệ)

INTEREST
(Lợi ích)

OPPORTUNITY
(Cơ hội)


CAPACITY
COMMUNICATION (Năng lực)
(Thơng tin)

Hình 1.3 Mơ hình đề xuất nghiên cứu theo bộ tiêu chí ROCCIPI
Nguồn: tác giả tự nghiên cứu
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhân vật hữu quan có nhìn nhận chính
xác hơn về thực tiễn liên quan đến hiệu quả hoạt động của cơng đồn trong các khu
cơng nghiệp, vấn đề đình cơng diễn ra trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh. Qua
kết quả khảo sát sẽ có những đề xuất giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động của
các tổ chức cơng đồn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơng
đồn, hạn chế tình trạng đình cơng bất hợp pháp xảy ra trên địa bàn tỉnh.
1.7. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu của luận văn này gồm 4 chương:
Chương 1. Phần mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài


11

nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu – trình bày cơ sở lý
thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu
Chương 3. Phân tích kết quả khảo sát theo bộ tiêu chí ROCCIPI
Chương 4. Kết luận và khuyến nghị


12


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết
Theo Từ điển tiếng Việt, “Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang
lại” (Từ điển tiếng Việt, NXB Dân Trí, 2017), theo đó, hiệu quả được hiểu là kết
quả thực tế đã đạt được từ các hoạt động nhất định. Tuy nhiên, cũng có quan niệm
cho rằng hiệu quả khác với kết quả ở chỗ kết quả là thành tích đưa lại, còn hiệu quả
là đặt trong mối tương quan giữa thành tích thu được với chi phí nguồn lực. Theo
cách hiểu này, Jeremy Bentham và John Stuart Mill (năm 2017), đưa ra khái niệm:
Hiệu quả là khả năng tối đa hóa tổng lợi ích và tối thiểu hóa tổng chi phí xã hội.
Như vậy, thuật ngữ hiệu quả phải được hiểu cả trên 2 khía cạnh: Là kết quả đích
thực đạt được từ các hoạt động cụ thể (result, effect) và là kết quả đưa lại trong sự
so sánh với chi phí nguồn lực (nhân, tài vật lực) bỏ ra để thực hiện các hoạt động cụ
thể (efficiency).
Quan niệm hiệu quả có sự khác nhau giữa khu vực tư (thị trường) với khu vực
công (nhà nước). Trong khu vực tư, quan niệm hiệu quả gắn liền với hiệu quả kinh
tế, tức là đặt trong sự so sánh giữa lợi nhuận thu được với vốn bỏ ra. Còn trong khu
vực công, hiệu quả phải bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó,
hiệu quả xã hội có phần được coi trọng hơn so với hiệu quả kinh tế.
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả là kết quả như yêu cầu của
việc làm mang lại. Nhưng theo từ điển Lepetit Lasousse định nghĩa: “Hiệu quả là
kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định" (Từ điển Lepetit
Lasousse, 1999, Paris, tr.57).
“Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu
chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá
trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa
sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào. Như vậy, xác định hiệu quả một hoạt
động kinh tế thường cho chúng ta những con số chính xác và cụ thể nhưng với bất
kỳ hoạt động xã hội nào nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, để tính được



13

hiệu quả đạt được rất khó khăn và phức tạp. Bởi loại hoạt động này chủ yếu mang
tính chất định tính chứ khơng phải định lượng. Do đó, cách tính hiệu quả của một
hoạt động xã hội tốt nhất chúng ta phải vận dụng phương pháp tính hiệu quả kinh tế
(tất nhiên chỉ tương đối). Theo cách tiếp cận này, hiệu quả chính là chỉ số so sánh
giữa kết quả thu về với chi phí, cơng sức bỏ ra". (Nguồn: Nâng cao hiệu quả giáo
dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà
Nội, Kỷ yếu đề tài khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002).
Theo khái niệm trên thì “hiệu quả chính là chỉ số so sánh giữa kết quả thu về
với chi phí, cơng sức bỏ ra”, trong đó kết quả thu về bao gồm cả các kết quả mang
tính định lượng và kết quả định tính. Có những hoạt động của cơng đồn có thể
lượng hóa được kết quả đầu ra, chẳng hạn hoạt động thi hành pháp luật của các tổ
chức cơng đồn cơ sở tại địa phương, cụ thể qua một số nhiệm vụ của tổ chức được
quy định trong điều lệ cơng đồn và quy định pháp luật như tổ chức hội nghị người
lao động, tổ chức thương lượng tập thể, giao kết thỏa ước lao động tập thể, tham gia
góp ý kiến trong việc ban hành nội quy lao động của doanh nghiệp, đăng ký thang
bảng lương, định mức lao động.
Theo Lý Quang Trung (Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả của tổ
chức, 2017): “Kết quả, hiệu quả đạt được về mặt xã hội thường khó xác định hơn so
với kết quả, hiệu quả kinh tế và thường có “độ trễ” nhất định, cũng như thường là
sản phẩm tổng hợp của nhiều hoạt động khác nhau, của nhiều tổ chức hành chính
khác nhau. Do đó khi xem xét hiệu quả xã hội của tổ chức hành chính phải đặt trong
tổng thể các mối quan hệ giữa các tổ chức thì mới đảm bảo được tính chính xác,
khách quan, toàn diện.
Nguồn lực sử dụng của tổ chức bao gồm nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất
(trụ sở, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện). Khi xem xét chi phí các nguồn lực
khác nhau cũng cần phải đặt trong tổng thể các mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ
hoặc kìm hãm lẫn nhau giữa các nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất. Khi
xem xét hiệu quả của tổ chức thường gắn liền với hiệu lực; theo đó, hoạt động của

tổ chức địi hỏi trước hết phải có hiệu lực, tức là các hoạt động của tổ chức phải


14

được thực hiện và hoàn thành đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định,
đạt kết quả dự kiến. Như vậy, hiệu lực vừa là điều kiện tiên quyết để đạt hiệu quả,
vừa là một biểu hiện của hiệu quả hoạt động của tổ chức. Khi xem xét hiệu quả
thường gắn liền với chất lượng; theo đó, hoạt động của đơn vị là hoạt động phục vụ
người dân, nhằm thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích cơ bản, thiết yếu của người dân,
đòi hỏi trước hết phải đảm bảo chất lượng.
Chất lượng, được hiểu là “giá trị về mặt lợi ích của con người, đời sống”. Ở
đây, chất lượng vừa là điều kiện đảm bảo hiệu quả, vừa là biểu hiện tập trung của
hiệu quả hoạt động. Đánh giá hiệu quả của tổ chức là phương pháp, cách thức, trình
tự khảo sát đối với hiệu quả hoạt động của các chủ thể đánh giá. Việc đánh giá hiệu
quả hoạt động của tổ chức có ý nghĩa to lớn, quan trọng đối với nâng cao năng lực,
hiệu lực, hiệu quả của tổ chức vì đánh giá hiệu quả là căn cứ quan trọng để hồn
thiện, hợp lý hóa cơ cấu tổ chức. Việc phát huy hiệu quả của tổ chức chủ yếu phụ
thuộc vào mức độ hợp lý của các cơ cấu tổ chức; cụ thể là, thông qua đánh giá hiệu
quả của tổ chức có thể: kiểm nghiệm tính đúng đắn, chính xác của việc xác định
mục tiêu, chức năng của tổ chức; kiểm nghiệm mức độ hợp lý về mối quan hệ giữa
tầng cấp quản lý và phạm vi quản lý của tổ chức hành chính; kiểm nghiệm tính hợp
lý về qui mơ của tổ chức; kiểm nghiệm tính hợp lý của hệ thống quyền lực và trách
nhiệm của tổ chức; kiểm nghiệm tính hợp lý của văn hoá tổ chức và chế độ qui tắc
của tổ chức.
Đánh giá hiệu quả là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả
lãnh đạo của tổ chức vì thơng qua việc đánh giá hiệu quả có thể xác định được năng
lực, phong cách của người lãnh đạo trong quản lý, điều hành; sự sáng tạo và nghệ
thuật xử lý các vấn đề phát sinh trong tổ chức, đánh giá được tính hiệu quả của các
biện pháp động viên, khích lệ các thành viên của tổ chức, kiểm nghiệm được tính

hợp lý, nghiêm minh của nội quy, kỷ luật của tổ chức hành chính; khả năng phát
hiện và giải quyết các xung đột giữa các khâu quản lý. Qua việc đánh giá hiệu quả
có thể bổ sung, hồn thiện các biện pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo căn
cứ khoa học, thực tiễn cho công tác qui hoạch toàn diện, sử dụng hợp lý và quản lý


15

chặt chẽ nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và thông tin của tổ
chức.” (Lý Quang Trung, Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả của tổ chức,
2017)
Nội dung đánh giá hiệu quả tổ chức là đánh giá về mặt thực hiện giá trị của tổ
chức cụ thể là đánh giá việc thực hiện sứ mệnh, mục tiêu, giá trị hạt nhân, chiến
lược phát triển của tổ chức; theo đó cần xem xét: “việc đảm bảo hoàn thành sứ
mệnh, mục tiêu cơ bản của tổ chức; được thể hiện cụ thể ở kết quả thực hiện chức
năng, thẩm quyền của tổ chức theo quy định của pháp luật; mức độ đầy đủ, toàn
diện, đồng bộ của các biện pháp thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức; mức độ
thực hiện giá trị trung tâm của tổ chức (sự trong sạch, liêm khiết, minh bạch, trách
nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, thái độ phục vụ người dân và xã hội…); khả năng,
điều kiện phát triển của tổ chức trong tương lai, sự chuẩn bị các nguồn lực cần thiết
cho phát triển, khả năng ứng biến với sự thay đổi của hoàn cảnh mới.” (Lý Quang
Trung, Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả của tổ chức, 2017)
Đánh giá về mặt thưc hiện chức trách, nhiệm vụ của tổ chức. “Đây là đánh giá
về số lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách của tổ chức bao
gồm: đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ theo bản mơ tả vị trí việc
làm của từng thành viên của tổ chức; đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm
vụ đúng kỳ hạn, đúng số lượng và chất lượng của từng đơn vị/bộ phận, và sự phù
hợp với mục tiêu chung của tổ chức; đánh giá kết quả áp dụng các biện pháp quản
lý, chuyên môn hiện đại, giúp tiết kiệm nguồn lực và cơ chế tạo động lực, khuyến
khích cơng chức, viên chức nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.” (Lý

Quang Trung, Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả của tổ chức, 2017)
Đánh giá về việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Đây là đánh giá về mức
độ hợp lý, tiết kiệm trong sử dụng các nguồn lực của tổ chức trên các mặt: hiệu quả
sử dụng nguồn nhân lực cơng; theo đó, cần xem xét các khía cạnh cụ thể như: Mức
độ hợp lý về biên chế nhân lực trên cơ sở xác định vị trí việc làm của từng đơn vị,
bộ phận về các mặt: số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ; mức độ hợp lý trong viêc
phân cơng, bố trí cơng việc; chất lượng, hiệu quả phát triển nguồn nhân lực của tổ


×