Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống bí thơm ba bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỨA ĐỨC MẠNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÍ THƠM BA BỂ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HỨA ĐỨC MẠNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÍ THƠM BA BỂ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K48 - TT - N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Kiều Oanh
TS. Nguyễn Văn Hồng

Thái Nguyên - 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Nông Học, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Th.S Lê Thị Kiều Oanh và TS. Nguyễn Văn
Hồng đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
thực hiện khóa luận này.
Để hồn thành được khóa luận này, tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ủy ban nhân dân xã Yến Dương, HTX Yến Dương, các hộ
trồng bí phấn đã ủng hộ giúp đỡ chia sẻ nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong
quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, động viên và tạo mọi điều
kiện thuận lợi về cả vật chất lẫn tinh thần của thầy cơ gia đình và bạn bè.
Thơng qua đây, tơi cũng xin được cảm ơn những tấm lịng và sự giúp đỡ q
báu đó.
Trong q trình hồn thành khóa luận, tơi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tơi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của q thầy cơ giáo và các bạn để khóa
luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020
Sinh viên

Hứa Đức Mạnh


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm và sinh trưởng của một số
cây họ bầu bí ( ̊C) .............................................................................. 7
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của cây rau họ Bầu Bí (Bí đỏ, Bí
xanh và dưa lê) trên thế giới trong năm 2012 và 2016 ................... 12
Bảng 3.1. Danh sách một số giống bí thơm tham gia thí nghiệm ................... 19
Bảng 4.1. Thời gian qua các chu kỳ sinh trưởng của một số giống bí thơm
Ba Bể ............................................................................................... 28
Bảng 4.2. Chiều dài thân chính, số nhánh và đường kính gốc các giống bí
thơm tham thí nghiệm vụ Xuân năm 2020 ..................................... 30
Bảng 4.3. Chiều dài thân chính của một số giống Bí thơm Ba Bể tham gia thí
nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Xuân - năm 2020 .......... 31
Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái lá của các giống bí thơm tham gia thí nghiệm ...33
Bảng 4.5. Đặc điểm ra hoa đậu quả của một số giống bí thơm tham gia thí
nghiệm............................................................................................. 34
Bảng 4.6. Đặc điểm quả của một số giống bí thơm tham gia thí nghiệm ....... 35
Bảng 4.7. Đặc điểm hình thái của một số giống bí thơm tham gia thí nghiệm... 36
Bảng 4.8. Thành phần các loại sâu, bệnh hại trên bí thơm tham gia thí nghiệm ...37
Bảng 4.9. Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại .......................................... 38
Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bí
thơm tham gia thí nghiệm ............................................................... 40
Bảng 4.11. Đánh giá chất lượng của một số giống bí thơm tham gia thí nghiệm ....41


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biến động chiều dài thân của một số giống bí thơm....................... 32



iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT

CV

: Coefficient of variance (Hệ số biến động)

đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông - Lương thế giới)

Ha

: Hecta

ICM

: Integrated Crop Management (Quản lý cây trồng tổng hợp)

LSD

: Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

P


: Probabllity (Xác suất)

USDA : Bộ nơng nghiệp hoa kì
UBND : Ủy ban nhân dân
HTX

: Hợp tác xã

HQKT : Hiệu quả kinh tế
TB

: Trung bình

CDT

: Chiều dài thân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2

1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm bí thơm ................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 4
2.1.2. Phân loại .................................................................................................. 5
2.1.3. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 5
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng ................................................................................... 6
2.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây bí thơm .......................................................... 7
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Ba Bể ............................................ 8
2.3. Tởng quan tình hình nghiên cứu và sản xuất bí xanh trên Thế Giới và
Việt Nam ......................................................................................................... 11
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí xanh trên thế giới........................ 11
2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí xanh ở Việt Nam ........................ 14
2.3.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cây Bí thơm tại Ba Bể - Bắc Kạn ......17


vi
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....19
3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 19
3.2. Thời gian và điạ điểm nghiên cứu............................................................ 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 20
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi cho bí thơm ở giai đoạn vườn sản xuất... 20
3.4.3. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 23
3.5. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 27

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 28
4.1. Khả năng sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống bí thơm tham
gia thí nghiệm .................................................................................................. 28
4.1.1. Thời gian sinh trưởng ............................................................................ 28
4.1.2. Sinh trưởng sinh dưỡng của các giống bí thơm .................................... 29
4.1.3. Sinh trưởng sinh thực của bí thơm ........................................................ 33
4.1.4. Chất lượng quả của một số giống bí thơm tham gia thí nghiệm........... 35
4.2. Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................. 37
4.2.1. Thành phần và tần suất bắt gặp sâu bệnh hại trên các giống ................ 37
4.2.2. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại ............................................................... 38
4.3. Các chỉ tiêu năng suất của một số giống bí thơm tham gia thí nghiệm ... 40
4.4. Sơ bộ đánh giá chất lượng quả ................................................................. 40
PHẦN 5. KẾT LUẬN .................................................................................... 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bí thơm hay cịn gọi là bí phấn là giống bí đặc sản bản địa của tỉnh Bắc
Kạn. Giống bí này được người dân huyện Ba Bể trồng nhiều, nhất là người
dân trồng bí ở xã Yến Dương, xã Địa Linh. Những năm qua, cây bí thơm trở
thành một trong những cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao của
huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Đồng thời, đây cịn là sản phẩm nơng sản sạch, được
người tiêu dùng nhiều nơi ưa chuộng. 1ha trồng bí thơm có thể đem lại hiệu

quả kinh tế đến 200 triệu đồng.
Bí thơm ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, là giống bản địa, có đặc điểm quý
là tất cả thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm. Vỏ bí cứng dày nên bảo quản
được rất lâu. Bí thơm được sử dụng làm rau xanh, làm nước uống bổ dưỡng,
ngồi ra cịn sử dụng làm thuốc giải nhiệt, tiêu đờm tử thân cây bí. Bí thơm
thích hợp trồng trên đất ruộng 1 vụ, đất soi bãi, có thể trồng xen các cây trồng
ngắn ngày như lạc, đỗ xanh, khoai lang, gừng. Thời gian từ khi trồng đến khi
thu hoạch chỉ khoảng 120 ngày, trọng lượng trung bình đạt khoảng 1,5 3kg/quả, năng suất đạt trên 20 tấn/ha. Khi đến kỳ thu hoạch, bí có vỏ màu
xanh đậm hoặc xanh phủ phấn trắng, thịt quả chắc, và đặc biệt là khơng có vị
chua, có màu xanh phớt, khi chế biến có độ dẻo và có mùi thơm đặc trưng.
Cây bí thơm cũng được trồng ở một số địa phương khác trong tỉnh, tuy nhiên
chất lượng và mùi thơm không đạt được như được trồng ở Ba Bể.
Bí thơm có đặc điểm sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, thích nghi với điều
kiện thổ nhưỡng huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Chi phí đầu tư ban đầu cho bí
xanh khơng cao. Tuy nhiên một số năm gần đây, giống bí thơm bản địa đã bị
thối hóa, phân ly, lẫn tạp giống, sâu bệnh hại nhiều, mẫu mã quả không đồng
đều, các biện pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng theo kinh nghiệm của người dân


2
dẫn đến năng suất, chất lượng quả giảm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Đặc biệt, trong vài năm gần đây thị trường tiêu thụ không ổn định do
diện tích trồng tăng đột biến, trọng lượng quả tăng nhưng chất lượng quả lại
giảm gây khó khăn cho đầu ra sản phẩm.
Trong định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện
Ba Bể đã xác định cây Bí thơm là cây hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo cho người dân. Để phát huy các lợi về điều kiện thở
nhưỡng, khí hậu và kinh nghiệm sản xuất của người dân nơi đây cần có các
biện pháp nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm Bí thơm ra thị trường.
Cần phục tráng lại nguồn giống đã dần bị thối hóa, ứng dụng khoa học tiến

bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn thực
phẩm, quảng bá giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Vì vậy cần khảo sát được đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống bí
thơm Ba Bể từ đó làm cơ sở cho phục tráng giống.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống bí thơm Ba Bể”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của một số
giống Bí thơm Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn phục vụ công tác phục tráng giống bản
địa có năng suất cao, chất lượng tốt.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định khả năng sinh trưởng sinh dưỡng của giống bí thơm.
- Xác định khả năng sinh trưởng sinh thực.
- Xác định năng suất, sản lượng và chất lượng của một số giống bí thơm
Ba Bể.
- Xác định tình hình nhiễm sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng của các
giống bí thơm Ba Bể.


3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
• Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu dẫn chứng
để làm cơ sở phục vụ công tác phục trắng giống bí thơm bản địa.
• Giúp sinh viên củng cố kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình
trồng và chăm sóc cây trồng mà từ đó góp phần củng cố lý thuyết đã học và
hiểu sâu hơn các vấn đề khi chưa làm, thêm vào đó là biết cách thực hiện một
đề tài khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định đặc điểm sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực của bí
thơm Ba Bể làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống, phục tráng giống.
- Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm
thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục vụ cho cho
công tác sau này.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm bí thơm
2.1.1. Nguồn gốc
Bí thơm (bí phấn) hoặc bí trắng, là bí xanh có tên khoa học Benincasa
hispida, là lồi thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường
dùng nấu lên như một loại rau. Cây bí xanh được cho là có nguồn gốc từ Ấn
Độ là khu vực nắng nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho sinh
trưởng phát triển của bí xanh là 25 - 30oC. Mặc dù vậy, hạt có thể nảy mầm ở
nhiệt độ 13 - 15oC, nhưng tốt nhất là 25oC. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm),
yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20 - 22oC. Song ở giai đoạn ra hoa, kết quả
cần nhiệt độ cao hơn: 25 - 30oC. Bí xanh yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây có
thể sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cường độ mạnh. Song để
cho quả phát triển bình thường thì lại cần cường độ ánh sáng giảm (vừa phải),
ánh sáng trực xạ cường độ mạnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển
của quả, dễ gây rụng hoa, rụng quả non, quả dễ bị thối rám. Vì vậy, phải chăm
sóc cho tốt để hệ rễ, thân, lá sinh trưởng phát triển tốt và làm giàn cho bí xanh
để hạn chế hiện tượng trên, nhằm tăng năng suất và khả năng cất giữ, bảo
quản. Bí xanh có khả năng chịu hạn khá nhờ hệ rễ phát triển. Tuy nhiên trong
mỗi thời kỳ sinh trưởng nên tưới tiêu hợp lý, đảm bảo đủ ẩm cho cây thì sẽ
cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ

ẩm đất 65 - 70%, thời kỳ ra hoa đến đậu quả cần độ ẩm đất 70 - 80%. Bí xanh
chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm lớn (do mưa hoặc
tưới không hợp lý) sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất.
Bí xanh thơm là cây trồng bản địa của huyện Ba Bể. Khác với giống bí
đao có hình dáng thn dài, vỏ mỏng, bí xanh thơm Ba Bể có dáng quả thon


5
nhỏ, vỏ dày và cứng; toàn bộ thân, hoa, lá và quả có mùi thơm đặc trưng. Loại
bí này đặc biệt thích hợp trồng trên đất ruộng 1 vụ, đất soi bãi. Thời gian từ
khi trồng đến khi thu hoạch chỉ khoảng 120 ngày, trọng lượng trung bình đạt
khoảng 1,5 - 3kg/quả. Khi đến kỳ thu hoạch, bí có vỏ màu xanh đậm hoặc
xanh phủ phấn trắng, thịt quả đặc, có màu xanh phớt, khi chế biến có độ dẻo
và có mùi thơm đặc trưng.
2.1.2. Phân loại
Bí xanh thơm thuộc
Bộ (Cucurbitales).
Họ (Cucurbitaceae).
Chi (Cucumis).
Loài (B. Hispida).
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Bí thơm có hệ rễ chùm bao phủ bề mặt luống để thu thập các chất
dinh dưỡng và nước, khả năng chịu ngập úng kém.
- Thân: Thân của bí thuộc loại thân thảo có đặc tính leo bị. Nếu trồng
khơng giàn để cây bị tự nhiên chiều dài thân lên tới 20m. Thân bí thơm là cơ
quan dinh dưỡng quan trọng của cây, làm nhiệm vụ vận chuyển các chất hữu
cơ từ lá xuống rễ và vận chuyển các chất khoáng các chất dinh dưỡng từ rễ
lên các bộ phận của cây. Các mẫu giống tham gia thí nghiệm đều thuộc dạng
thân bị. Trên thân có nhiều lóng, các mẫu giống khác nhau thì có số lượng

lóng khác nhau. Chiều dài của lóng quyết định chiều cao của cây. Bí thơm có
khả năng phân nhánh ở ngay nách lá. Vị trí bắt đầu phân nhánh thường bắt
đầu từ đốt thứ 2 của thân. Các nhánh trên thân chính được gọi là nhánh cấp 1.
Màu sắc, chiều cao, số nhánh cấp 1 của bí thơm phụ thuộc vào từng giống và
điều kiện ngoại cảnh.
- Lá: là cơ quan quan trọng khơng thể thiếu của cây, nó tham gia vào
q trình quang hợp, biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học


6
tích lũy trong chất hữu cơ. Lá bí thơm là loại 2 lá mầm, 2 lá mầm đầu tiên
mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Độ lớn của lá mầm khác
nhau giữa các loài trong họ bầu bí. Các chỉ tiêu đường kính thân, độ dài lóng
là những yếu tố quan trọng đánh giá tình hình sinh trường của cây. Lá thật
mọc cách trên thân chính, có độ lớn tối đa vào thời kì sinhtrưởng mạnh, ra
hoa rộ. Trên lá và cuống có lớp một lớp lơng, lớp lơng này có tác dụng bảo vệ
và chống thốt hơi nước.
- Hoa: Hoa của các loài trong họ bầu bí tính đực cái thể hiện rất phức
tạp. Trong họ bầu bí có 2 kiểu sắp xếp hoa cơ bản đó là hoa đực, hoa cái. Số
lượng các loại hoa trên cây là khác nhau, nhiều nhất là hoa đực, sau đó là hoa
cái. Hoa đực ra sớm hơn và ở vị trí thấp hơn hoa cái trên cùng một cây.
- Quả và hạt: Quả có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng
loại giống. Hình dạng từ trịn dài, hình bầu dục, hình trụ. Vỏ quả nhẵn nhiều
lồng hoặc có sọc, múi...
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng
Bí thơm là loại quả mùa hè, được nhiều người ưa chuộng vì có mùi thơm
bở ngon. Thành phần chủ yếu của bí thơm là nước, nhiều chất xơ, không chứa
lipid. Cứ 100g bí thơm có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg
phosphor, 0,3mg sắt, nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B3, B9, C, E… và
khoáng chất như kali, phosphor, magie…).

Đây cũng là loại quả có nhiều cơng dụng thần kỳ như: hen suyễn, ho gà,
ngộ độc, ung thư họng, ung nhọt… Theo y học cở truyền, bí thơm vị ngọt
nhạt, tính mát, có cơng dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát
ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được
dùng để chữa các chứng bệnh lý hơ hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái
đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai…


7
2.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây bí thơm
2.1.5.1. Nhiệt độ
Bí thơm là cây trồng thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên
cây ưa thích khí hậu ấm áp, phát triển tốt trong điều kiện khô, nắng, nóng,
khơng chịu rét và sương giá. Nhiệt độ thích hợp 250C - 300C, phạm vi tối
thích tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm
trừ những ngày giá rét. Độ ẩm đất thích hợp 75 - 80%.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm và sinh trưởng của một số cây họ
bầu bí.
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm và sinh trưởng
của một số cây họ bầu bí ( 0C)
Tên cây

Nhiệt độ nảy mầm

Nhiệt độ sinh trưởng

Dưa hấu

>100C Opt 300C


300C Chịu nhiệt độ cao

Dưa chuột

>12 - 130C Opt 25 - 300C

20 - 250C, 50C thì gặp nguy hiểm

Bí Xanh

>13 -150C Opt 25 - 300C

400C thì ngừng sinh trưởng 24 - 250C

Dưa thơm

30 - 350C

18 - 320C

Nguồn: Tạ Thị Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000).
Giáo trình Cây Rau. NXB Nơng nghiệp.
2.1.5.2. Ánh sáng
Khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn thì cây con (2 - 3 lá) dễ bị mắc
bênh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa cũng phát triển kém trong điều kiện ánh sáng
yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và chất lượng quả kém.
2.1.5.3. Độ ẩm
Chúng có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Hệ rễ của cây ăn
sâu, rễ chính dài, phân nhánh nhiều. Tuy vậy cây bí thơm lại có khối lượng
thân lá lớn , thời gian ra hoa, quả kéo dài, năng suất trên đơn vị diện tích cao

nên những thời kì sinh trưởng quan trọng cần phải cung cấp đầy đủ nước. Độ


8
ẩm thích hợp là 70 - 80%. Độ ẩm khơng thích hợp là 45 - 55%. Độ ẩm cao dễ
bị bệnh hại xâm nhiễm. Độ ẩm đất thay đổi đột ngột, nhiệt độ khơng thích
hợp sẽ gây ra hiện tượng quả phát triển khơng bình thường, khơng cân đối, dị
hình. Bí thơm u cầu nhiều nước là trong thời kì thân lá phát triển mạnh, thời
kì hình thành hoa cái và thời kì quả phát triển.
Bí thơm tuy khơng cần nhiều nước trong quá trình sinh trưởng của mình
nhưng nếu đất khô hạn hoặc hạn kéo dài, hạt nảy mầm khó khăn, cây sinh
trưởng kém, diện tích lá giảm, gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, quả phát
triển kém. Vì vậy năng suất và chất lượng quả giảm.
2.1.5.4. Chất dinh dưỡng và độ pH
Bí thơm lê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu
trồng trên đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha, đất phù sa ven sơng có
pH trung bình, giàu chất dinh dưỡng thì cây sinh trưởng tốt, thu được năng
suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã hấp dẫn. Yêu cầu của cây dưa với NPK là
cân đối. Cây yêu cầu là nhiều kali sau đó là đạm và ít hơn là lân. Cây sử dụng
khoảng 93% đạm, 33% lân và 98 - 99% kali trong suốt vụ trồng. Thời kì cây
con chú ý bón đạm và lân. Nhìn chung muốn đạt năng suất quả cao thì cần
bón cho 1 ha gieo trồng như sau: Phân chuồng (20 - 30 tấn), N nguyên chất
(90 - 100 kg), P2O5 (60 - 90 kg), K2O (90 - 180 kg).
Cây bí thơm yêu cầu độ pH từ 6 - 7.5.
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Ba Bể
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Ba Bể là huyện niền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60 km về phía
Bắc, có diện tích tự nhiên là 67.412ha. Phía Đơng giáp huyện Ngân Sơn Phía
Tây giáp tỉnh Tuyên Quang Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch
Thơng Phía Bắc Giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng.

Nhiệt độ trung bình năm từ 210C - 230C, vào mùa đông thường xuất
hiện sương muối, ở khu vực khe núi đơi khi có băng giá. Là vùng khuất gió


9
mùa đơng bắc, nhưng lại đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa
trung bình hơn 1.600 mm và có thảm thực vật phong phú. Đây là ngưỡng
nhiệt độ thuận lợi cho cây rau nói chung và cây Bí thơm nói riêng.
Điều kiện đất đai:
Do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của các con sông, suối đã tạo cho Ba Bể
những bồn địa, những thung lũng lòng máng, lịng chảo, đất đai khá màu mỡ
thích hợp với việc trồng lúa, ngô, các loại rau, đậu, cây công nghiệp (mía,
bơng và cây ăn quả (cam, qt, chuối, hồng). Cùng với đó, hồ Ba Bể rộng gần
500ha gắn liền với dịng sơng Năng và hệ thống hang động, thác nước thiên
nhiên kỹ vĩ trở thành khu danh lam thắng cảnh nởi tiếng ở khu vực miền núi
phía Bắc. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 500 1000m so với mặt biển, Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mưa... thích hợp cho sự
phát triển của động vật, thực vật. Vùng hồ Ba Bể và sườn núi Phja Bjoóc gần
như mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên đôi khi thời tiết cũng rất khắc nghiệt. Mùa
đơng ở Ba Bể thường có sương muối, băng giá hoặc có những đợt mưa phùn,
gió bấc kéo dài khơng có lợi cho sự sinh trưởng của động, thực vật.
Tình hình kinh tế:
Năm 2018, tuy cịn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm đầu tư của
Trung ương và của tỉnh; sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính
trị và tồn thể nhân dân, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện
Ba Bể tiếp tục có bước phát triển. Năm 2018, tình hình thời tiết, dịch bệnh
diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân trên địa
bàn huyện Ba Bể. Nhưng với tinh thần triển khai thực hiện nghiệm túc sự chỉ
đạo của cấp trên, Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành các
văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Kết quả có 30/35 chỉ
tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, tiêu biểu như: Diện tích

chuyển đởi từ đất trồng lúa, ngơ sang cây trồng có giá trị kinh tế cao đạt
186,6%; diện tích trồng rừng đạt 116,1%; thu ngân sách đạt 100,6% kế hoạch;


10
giải ngân xây dựng cơ bản đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,1% vượt
kế hoạch đề ra; hoàn thành kế hoạch thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới...
Trong năm, Ba Bể đã tập trung chỉ đạo sản xuất, trồng cây có giá trị kinh
tế cao như gừng, nghệ, bí thơm, chè; thực hiện có hiệu quả 400ha diện tích
canh tác trên đất ruộng, soi bãi đạt 100 triệu đồng/ha; hồn thành kế hoạch
phịng, chống dịch bệnh, tiêm phịng cho gia súc; tích cực triển khai các mơ
hình sản xuất nông nghiệp… Đáng chú ý là huyện đặc biệt quan tâm triển
khai thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, nhờ đó đã có 04 sản
phẩm của Ba Bể được công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2018
đạt 03 sao.
Là địa phương có nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nổi bật là Vườn
Quốc gia Ba Bể, năm qua, huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tham quan,
du lịch, nhất là các tuor du lịch sinh thái, du lịch Homestay, du lịch khám phá
và trải nghiệm… Đến hết tháng 11/2018 đã có trên 64.000 lượt khách nội địa
và khách quốc tế đến với huyện Ba Bể. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tiếp tục duy trì ởn định; năm 2018,
Ba Bể có thêm 03 hợp tác xã mới được thành lập...
Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát phát triển kinh tế - xã
hội tại vùng triển khai:
* Thuận lợi:
- Với địa hình đa dạng, đất đai rộng lớn, nguồn nước khá dồi dào, khí
hậu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Quản lý Nhà nước
ở các cấp, ban ngành và doanh nghiệp trong vùng có sự phối hợp tốt, nên rất
thuận lợi cho việc chỉ đạo thực hiện các chủ chương, chính sách trong phát
triển kinh tế của vùng.

- Nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ, cộng đồng đoàn kết. Đây là một
thuận lợi lớn trong việc huy động nguồn lực tại chỗ và hợp tác trong phát
triển sản xuất.


11
- Người dân tại vùng của dự án dự kiến triển khai đã có tập quán sản
xuất tập trung trên diện tích lớn, người sản xuất có khả năng nắm bắt và sẵn
sàng tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là yếu tố
thuận lợi cho việc tiếp nhận và chuyển.
* Khó khăn và thách thức:
- Là vùng thường xuất hiện các điều kiện thời tiết bất lợi như: hạn hán,
gió bão, sương muối, lũ lụt..., đây cũng là khó khăn trong việc sản xuất nông
nghiệp của vùng.
- Hệ thống giao thông nội đồng cịn kém, chủ yếu là đường đất, lún sụt,
mấp mơ gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển vật tư, sản phẩm.
- Năng suất, chất lượng của một số loại cây trồng còn thấp, hiệu quả kinh
tế trên đơn vị diện tích cịn chưa cao.
- Việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của người dân cịn ít,
đặc biệt là thiếu hiểu biết về sản xuất rau hàng hóa, rau an tồn dẫn đến việc
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vơ cơ, làm cho sản phẩm rau bị ô
nhiễm, không đảm bảo an toàn.
- Thiếu bộ giống tốt phục vụ cho sản xuất. Cơ hội lựa chọn về giống cho
người dân cịn hạn chế.
- Thị trường nơng sản khơng ởn định, gây khó khăn cho phát triển sản xuất
hàng hóa giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nơng nghiệp.
- Có các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh có điều kiện tương
đối tốt về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất Nơng nghiệp. Đó là hệ thống kênh
tưới, tiêu luôn được tu bổ, chỉnh sửa hàng năm, hệ thống điện ổn định.
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sản xuất bí xanh trên Thế Giới

và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí xanh trên thế giới
Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm khoảng 965 loài
trong khoảng 95 chi. Phần lớn các loài trong họ này được trồng ở vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới (Stevens, 2001). Họ Cucurbitaceae là một trong nhưng họ


12
có số lượng lớn nhất các lồi được sử dụng làm thực phẩm cho con người
(Lira Saade andMontesHernández).
Họ bầu bí bao gồm: Bí xanh (Benincasa hispida Thunb.), Bí đỏ
(Cucurbita moschat Duch.), dưa lê (Cucumis melo L.)… có giá trị cao về dinh
dưỡng cũng như về hiệu quả kinh tế trong sản xuất (Libner Nommeck, 1989).
Chúng chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau của nhiều nước trên thế giới.
Theo FAO (2018), diện tích, năng suất và sản lượng của cây rau họ Bầu Bí trên
thế giới có xu hướng tăng mạnh. Trên thế giới, diện tích, năng suất và sản
lượng năm 2016 của họ bầu bí (Bí xanh, Bí đỏ và dưa lê) đạt 1.992.003 ha,
132.9 tạ/ha và 26.486.616 tấn, cao hơn hẳn so với năm 2012 (Bảng 2.3).
Theo Watson và Dallwitz (1992), tất cả các loài nhạy cảm với khí hâu
ơn đới. Hầu hết các cây trong họ này là dây leo hàng năm, có đặc tính leo bị.
Nhiều lồi có hoa lớn, màu vàng hoặc trắng. Thân cây có lơng và hình ngũ
giác. Tua cuốn xuất hiện ở các cuống. Lá mọc trên thân chính, có hình chân
vịt, xẻ thùy sâu hoặc không xẻ thùy. Hoa bầu bí tính đực cái thể hiện rất phức
tạp. Thơng thường hầu hết hoa của các loài là hoàn chỉnh, trên hoa có cả nhị
và nhụy. Như vậy có khả năng tự thụ phấn và giao phấn. Tuy nhiên, thụ phấn
chéo chiếm ưu thế, nhờ ong bướm.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của cây rau họ Bầu Bí
(Bí đỏ, Bí xanh và dưa lê) trên thế giới trong năm 2012 và 2016
Năm 2012
Năng

Sản
Tên nước
Diện tích
suất
lượng
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
Thế giới
1.922.553
131,3
25.256.633
Trung Quốc
413.741
187,6
7.679.548
Ấn Độ
523.663
96,0
5.028.594
Mỹ
32.200
190,9
614.760
Mexico
34.188
172,4
589.705
Ai Cập
25.074

182,7
458.218
Philipines
20.25
148,4
300.645
Thái Lan
4.222
213,4
90.113
New Zealand 7.370
176,4
130.033

Năm 2016
Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

1.992.003
425.230
528.753
41.640
36.721
25.399
20.203
5.180
8.214


132,9
184,3
95,9
241,3
184,3
182,4
145,5
255,0
176,3

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)

Sản
lượng
(tấn)
26.486.616
7.838.809
5.073.678
1.005.150
677.048
463.451
294.125
117.032
144.867


13
Khả năng sinh trưởng của cây họ Bầu bí phụ thuộc thay đổi theo thời
gian và kỹ thuật trồng trọt. Nghiên cứu của tác giả Sanzio (2001) về tăng

trưởng và tích lũy chất dinh dưỡng trong các cơ quan của giống bí lai
Tetsukabuto. Các mẫu được lấy ở các giai đoạn 28, 42, 56, 70, 84, 98 ngày
sau gieo để xác định khối lượng của lá, thân, hoa, quả, gốc rễ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy sự tăng trưởng chậm cho tới giai đoạn 56 ngày sau gieo, sau đó
khả năng tăng trưởng nhanh và được tăng cường vào cuối chu kỳ. Lượng vật
chất khơ được tích lũy cao nhất ở thời kỳ 89 ngày sau gieo và đạt 1.657,92
g/cây. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quả tích lũy vật chất khô nhiều
hơn tất cả các bộ phận khác. Việc tích lũy chất dinh dưỡng giảm trong giai
đoạn đầu đến 42 ngày sau gieo, sau đó các chất dinh dưỡng bắt đầu được tích
lũy tăng dần. Ở các bộ phận của cây, kali là chất được hấp thu nhiều nhất,
tiếp theo là nitơ và canxi. Thứ tự các chất dinh dưỡng được tích lũy là
K>N>Ca>P>Mg>S và các chất vi lượng là F>Mn>Zn>Cu. Thời điểm thu
hoạch 98 ngày sau gieo: 69% vật chất khơ tích lũy trong quả, 19% trong lá,
8% trong thân cây, 4% trong hoa và rễ. Các chất N, K, S, và Cu tích lũy
nhiều hơn ở trong quả, trong khi các chất P, Ca, Mg, Zn, Fe, và Mn tập trung
ở các cơ quan sinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả Cushman et al. (2004), El-Hamed
and Elwan (2011) Reiners and Riggs (1999) nghiên cứu mối quan hệ tương
quan giữa mật độ trồng với khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây bí đỏ đã chỉ ra rằng số lượng quả và năng suất tăng lên khi mật độ tăng từ
4.780-9.560 cây/ha nhưng kích cỡ quả giảm. Nghiên cứu của Cushman et al.
(2004) khẳng định mật độ cây cũng ảnh hưởng có ý nghĩa tới năng suất và
các thành phần năng suất như là khối lượng, kích cỡ quả, số lượng và cân
nặng quả trên một cây. Nghiên cứu của tác giả Dufault and Korkmaz (1998)
cho biết khoảng cách trồng không ảnh hưởng tới màu sắc, chất lượng và hình
dáng của bí.


14
Hội thảo quốc tế về họ bầu bí được tở chức hàng năm bắt đầu từ năm

2006 để trình bày các nghiên cứu liên quan đến các cây trồng họ bầu bí. Năm
2009, hội thảo được tở chức tại tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc. Năm 2010, hội
thảo được tổ chức từ Ngày 14 - 18 tháng 11 tại Charleston, South Carolina,
Mỹ. Thông qua hội thảo, các nhà khoa học ở các nơi trên thế giới có dịp chia
sẻ kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn các giống cây trồng họ bầu bí
().
2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí xanh ở Việt Nam
Ở Việt Nam họ Cucurbitaceae có 23 chi 53 loài bao gồm dưa hấu, dưa
chuột, dưa gang, bí đao, bầu, bí ngơ, mướp, mướp đắng…Phần lớn các loài
trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và sặc sỡ. Nhìn
chung có những đặc điểm sinh học như sau (Tạ Thu Cúc và cs, 2000):
- Đặc điểm thân: Thân cỏ 1 năm hay nhiều năm, leo bằng tua cuốn hay
bò trên mặt đất. Thân có cạnh, láng hay có lơng cứng
- Đặc điểm lá: Lá mọc so le, đơn; cuống dài, khơng lá kèm; phiến lá có
lơng nhám; thùy. Gân kiểu chân vịt
- Đặc điểm hoa: Hoa thuộc loại đơn tính cùng gốc hay khác gốc, cánh
đều, mẫu 5. Hoa đôi khi không đều do biến đổi trong nhị, đực mang dấu vết
của cái, cái mang dấu vết của nhị lép.
Bao hoa 2 vịng bao hoa dính nhau, dính vào bầu giống như dính trên
miệng bầu, lá đài nhỏ hình tam giác, cánh hoa to, khi tách khỏi tràng thì rời
hoặc dính liền nhau trên đoạn dài hay ngắn
Bộ nhị có 5 nhị rời đính nơi tiếp giáp giữa đài và tràng. Bao phấn có 2 ơ,
nứt dọc. Hạt phấn trên màng hạt phân nhiều rãnh lỗ.
Bộ nhụy có bầu nhụy với 3 lá nỗn dính nhau thành bầu dưới 3 ô, giá
noãn trung trụ, tiến ra thành bầu, phân thành 2 nhánh mọc cong vào trong,
mang nhiều noãn. Hiếm khi lá nỗn 4 hay 5 đĩa mật quanh gốc vịi.


15
- Đặc điểm quả: Quả thuộc loại quả mọng, to vỏ ngồi cứng, đơi khi hóa

gở vỏ giữa dày + nạc, có thể xơ ruột chiếm bởi cơm quả nhiều nước (quả loại
bí), quả khơ mở bằng lỗ hay nắp.
- Đặc điểm hạt: gần như khơng có nội nhũ, lá mầm dày chứa nhiều dầu.
* Một số nghiên cứu về cây bí xanh ở Việt Nam
Cây bí xanh có tên khoa học Benincasa hispida (Thunb.) lồi này cịn có
tên khác Benincasa cerifera Savi hoặc Wax Gourd. Bí xanh cịn gọi là bí đao,
bí phấn, quả dùng làm thực phẩm nấu ăn rất ngon, mát. Ngồi ra, bí cịn là
ngun liệu tốt cho công nghiệp bánh kẹo (làm mứt ăn rất ngon). Do có lớp
vỏ dày cứng nên bí có khả năng bảo quản, vận chuyển tốt và là loại rau dự trữ
cho giáp vụ và các vùng thiếu rau.
Bí xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ là khu vực nắng nhiều, nhiệt độ và độ
ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của bí xanh là 24 28oC. Mặc dù vậy, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13 - 15oC, nhưng tốt nhất là
25oC. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm), yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20
- 22oC. Song ở giai đoạn ra hoa, kết quả cần nhiệt độ cao hơn: 25 - 30oC. Bí
xanh u cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây có thể sinh trưởng phát triển tốt ở điều
kiện ánh sáng cường độ mạnh. Song để cho quả phát triển bình thường thì lại
cần cường độ ánh sáng giảm (vừa phải), ánh sáng trực xạ cường độ mạnh ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của quả, dễ gây rụng hoa, rụng quả non,
quả dễ bị thối rám. Vì vậy, phải chăm sóc cho tốt để hệ rễ, thân, lá sinh
trưởng phát triển tốt và làm giàn cho bí xanh để hạn chế hiện tượng trên,
nhằm tăng năng suất và khả năng cất giữ, bảo quản. Bí xanh có khả năng chịu
hạn khá nhờ hệ rễ phát triển. Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ sinh trưởng nên
tưới tiêu hợp lý, đảm bảo đủ ẩm cho cây thì sẽ cho năng suất cao, chất lượng
tốt. Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 - 70%, thời kỳ ra
hoa đến đậu quả cần độ ẩm đất 70 - 80%. Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ phát
dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm lớn (do mưa hoặc tưới không hợp lý) sẽ gây


16
vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Bí xanh có thể trồng ở đất thịt vừa, hơi nặng, song tốt nhất ở trên đất thịt
nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5 - 8,0. Ở Việt Nam bí xanh được trồng phở
biến ở nhiều nơi, gồm nhiều chủng loại khác nhau. Quả dùng vào nhiều mục
đích như nấu nướng, chế biến làm mứt... Tuy là loại cây trồng phở biến có
hiệu quả kinh tế, song nó hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Hầu như
chưa có cơ sở nghiên cứu nào đưa cây bí xanh vào nghiên cứu cả về chọn
giống và kỹ thuật trồng (trừ Viện Cây lương thực và CTP). Các chương trình
đề tài Nhà nước từ năm 1986 đến nay về cây rau chủ yếu tập trung vào cây cà
chua, dưa chuột, đậu rau, ớt chưa có đề tài, chương trình nào nghiên cứu về
cây bí xanh. Cây bí xanh được trồng tự phát trong nông dân, kỹ thuật canh tác
mỗi nơi một kiểu, nhìn chung là chưa khai thác hết được tiềm năng của cây bí
xanh, chưa có giống bí xanh thật tốt cũng như quy trình kỹ thuật gieo trồng
hồn hảo cho cây bí xanh. Giống bí xanh do đặc tính là cây giao phấn nên do
tập quán trồng xong là bà con nông dân tự để giống dẫn đến giống bị lẫn tạp
sinh học lớn làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Năng suất trung
bình ở các tỉnh ĐBSH mới đạt 18 - 20 tấn/ha còn xa với tiềm năng của
chúng. Các giống bí xanh Hải Dương cũng trong tình trạng đó. Hải Dương có
nhiều giống bí xanh q: Bí xanh Sặt, bí xanh cẳng bị... Hàng năm diện tích
được trồng hàng nghìn ha. Tuy nhiên hiện nay giống bị lẫn tạp nhiều: có
nhiều dạng quả: ngắn, dài khác nhau, màu sắc vỏ quả từ xanh đậm, xanh nhạt,
trắng xanh... thịt quả xốp... không như những đặc tính quý ban đầu trước đây.
Năng suất thấp, đặc biệt là khả năng chống chịu sâu bệnh kém: có năm cây
trồng xong trong quá trình sinh trưởng và phát triển số cây bị chết lên tới
>50%, thậm chí xố sạch. Vấn đề cấp bách đặt ra cần phải tiến hành tuyển chọn
và chọn lọc lại để xác định giống bí xanh tốt phục vụ cho sản xuất bí xanh tại địa
phương. Những năm gần đây, các cán bộ Bộ môn Rau Quả - Viện Cây lương
thực và CTP đứng đầu là TS. Đào Xuân Thảng đã chọn tạo giống bí xanh Số 1


17

có năng suất khá cao: 40 - 50 tấn/ha. Chất lượng khá, được sản xuất chấp nhận.
Bên canh đó Viện đã nghiên cứu và đề xuất qui trình kỹ thuật mới cho bí xanh
góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả của việc trồng bí xanh.
2.3.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cây Bí thơm tại Ba Bể - Bắc Kạn
Những năm qua, cây bí thơm trở thành một trong những cây trồng
chính mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Có thể
nói sau hơn 5 năm phát triển, cây bí thơm ở Ba Bể đã góp phần quan trọng
trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương. Năm 2018, diện tích
bí thơm trên địa bàn huyện là 46.96 ha (theo số liệu phòng NN và Phát triển
NT huyện), tập trung chủ yếu ở 3 xã Địa Linh, Hà Hiệu và Yến Dương. Trong
thực tế diện tích có thể cao hơn con số này (ước tính khoảng 60 ha), chỉ tính
riêng xã Địa Linh đã lên đến 35ha, ngoài ra một số xã người dân đã mở rộng
diện tích trồng.
Theo các báo cáo chun mơn, 1ha đất trồng bí thơm cho năng suất trên
20 tấn/ha. Một số diện tích thâm canh cao có thể đạt trên 30 tấn/ha. Để chủ
động trong việc tiêu thụ sản phẩm cho bà con nơng dân, ngồi việc người dân
thu hái và bán tại chỗ, huyện Ba Bể đã liên kết với nhiều cơ sở, đại lý, siêu thị
ngoài tỉnh. Giá bán bí thơm xanh tại địa bàn huyện Ba Bề dao động từ 7.000 13.000 đ/kg tùy thời điểm và có thể cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Bí xanh Ba Bể ngồi thị trường có 2 loại, loại vỏ màu xanh đậm và xanh
phủ phấn trắng, trọng lượng từ 1,5 - 3kg/quả. Tuy nhiên đến thời điểm hiện
tại chưa có báo cáo chính thức nào khẳng định nguồn gốc và đặc điểm hình
thái của giống bí này tại Bắc Kạn. Đối với bí thơm Ba Bế, cả thân, lá và hoa
bí xanh đều có mùi thơm, khi chế biến có độ dẻo và mùi thơm dịu hấp dẫn.
Trên thị trường, giá trị loại vỏ xanh giá thường rẻ hơn loại vỏ phấn trắng vài
nghìn đồng/kg.
Hiện nay, người dân thường trồng hai vụ chính là vụ Xuân - Hè (tháng 2


×