Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay (4 mẫu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.29 KB, 10 trang )

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy - Mẫu 1
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng,
rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh.
Điều đó cũng được ơng cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay.
Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: "Không
thầy đố mày làm nên" để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định,
nó cịn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: "thầy" "mày", từ "mày" khơng có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ
"thầy" cho vần và dễ nhớ.
Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục
và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cơ
giáo. Khơng chỉ vậy, câu tục ngữ này cịn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng
đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta
đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái
học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh
nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường
chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Cơng lao đó khơng gì sánh
nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy
dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những
điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ
giúp, nâng đỡ, chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh
nào có thể thành đạt vào đời mà khơng có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu
thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, khơng biết vận dụng
thì cơng sức của thầy cũng chỉ là khơng. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết
Tổng hợp: Download.vn

1



Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải
nỗ lực, cố gắng, chịu khó để khơng phụ lịng những cơng ơn đó. Cơng lao của
thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vơ cùng lớn, nó chính là mầm
mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lịng vì học sinh thì đó chính là
niềm đam mê u nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.
Chúng ta có được ngày hơm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã
truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con
người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được
gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng
ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy
phải đi vào sự tơn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của
thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự
thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong
muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lịng tơn kính một cách sắc
nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và
trong bất kì hồn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng ln được chấp nhận, khẳng
định. Khơng chỉ vậy, câu tục ngữ cịn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn,
nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ơng cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó
chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách
tồn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, khơng chỉ
là lời nói, mà cịn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con
người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy - Mẫu 2
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
coi trọng đội ngũ trí thức, người ví tri thức như là “tài sản quý hiếm của dân

Tổng hợp: Download.vn

2


Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

tộc”. Trong đó Người đặc biệt đề cao vai trị của các thầy cô giáo – những người
tham gia chủ yếu và trực tiếp vào sự nghiệp trồng người.
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cịn gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những
thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang
nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương,
song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất
vẻ vang. Nếu khơng có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà
xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang,
ai có ý kiến khơng đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa”.
Tuy vậy, không phải ai học trường Sư phạm ra cũng có thể trở thành giáo viên
tốt, khơng phải cứ có kiến thức hơn người khác là có thể làm giáo viên tốt,
không phải cứ được Nhà nước xét tuyển và trả lương theo mã ngành là có thể
làm giáo viên tốt, không phải cứ đứng trên bục giảng là có thể làm giáo viên
tốt…
Làm giáo viên là nghề rất “dễ” theo quan niệm của một số người, bởi họ chỉ cần
đứng trên bục "chém gió”, hoặc ngồi vào bàn giáo viên đọc giáo trình cho học
trị nghe, hết giờ thì về, khơng cần quan tâm đến học trị có nghe khơng, có nghe
được gì khơng, có hiểu gì khơng, những điều nghe được có bổ ích khơng, có
đúng khơng. Bởi vì học trị có em khơng biết thật, có em biết thầy, cơ nói sai,
nói dở mà khơng dám phản đối, vì tơn trọng thầy cơ, vì sợ bị trù dập, vì muốn
n thân… Thậm chí có những người đọc nguyên những lời trong sách cho học
trò nghe rồi đệm vài từ ậm à cửa miệng theo thói quen, hoặc kể những câu

chuyện tào lao để gây cười là chủ yếu, cịn chính họ cũng khơng hiểu về điều
mình vừa đọc để có thể giảng dạy cho học trị hiểu. Có người rất “dũng cảm” có
thể giảng bài bất cứ khi nào, mơn nào. Hễ có người nhờ lên lớp thay vì bận là
họ nhận lời liền, làm liền. Họ khơng biết hoặc cố tình khơng biết một điều hết
Tổng hợp: Download.vn

3


Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

sức đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng là: những hành động của mình đã
góp phần khơng nhỏ, hoặc trực tiếp xóa đi niềm tin, sự hào hứng nhiệt thành –
một trong những thứ quý giá nhất của những người trẻ tuổi - những người họ
gọi là “học trò” trên con đường khám phá mn màu của cuộc sống, tìm kiếm
tri thức của nhân loại.
Thật sự, nếu làm đúng yêu cầu, trách nhiệm mà xã hội giao phó thì nghề giáo là
một nghề khơng hề đơn giản. Bởi vì nó địi hỏi người giáo viên phải có cả đức
và tài, thật sự giỏi cả về chun mơn cũng như có năng lực sư phạm, đồng thời
phải luôn luôn gương mẫu về đạo đức và có tình thương u học trị, tận tâm tận
lực với nghề. Không những thế, giáo viên để làm tốt cơng việc của mình địi hỏi
phải ln rèn luyện, cập nhật, bổ sung thêm tri thức để có thể hướng cho học trị
của mình khi vào đời khơng trở nên lạc lõng, xa lạ với xã hội, để giúp các em
tiến lên bắt kịp với thời đại và luôn luôn giữ được niềm tin, tạo dựng lại niềm
tin vào những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống.
Trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành Giáo dục ngày 21-2-1956, Bác Hồ đã
ân cần căn dặn: “Các cô, các chú là những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều
phải ln ln cố gắng học thêm, học chính trị, học chun mơn. Nếu khơng
tiến bộ mãi thì sẽ khơng theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu”. Trong bài
nói tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Người cũng nhắc nhở: “giáo

viên ngày nay không phải là "gõ đầu trẻ kiếm cơm", mà là người phụ trách đào
tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy rất
là vẻ vang. Các cô, các chú phải ngày càng tiến bộ để dạy cho con em ngày
càng tiến bộ, nếu khơng thì sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến con em. Nên Người căn
dặn: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hố, chun mơn, đức là
chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức.
“Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, lời Hồ Chủ tịch dạy chúng ta như
một chân lý của thời đại. Nhưng muốn giúp cho các thế hệ học sinh có thể góp
Tổng hợp: Download.vn

4


Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trị của người thầy trong xã hội hiện nay

cơng để xây dựng đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”, ngồi sự
nỗ lực của các em cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của cả các thầy cô
giáo. Đừng chỉ biết trách thế hệ trẻ bây giờ thế này thế nọ, trước hết các thầy cô
cũng cần phải nhìn lại chính mình, soi xét chính mình để sống, lao động và học
tập sao cho xứng với danh hiệu cao quý mà xã hội đã tôn vinh, để xứng đáng là
“nhà giáo”, là thầy cơ u kính của học trò.

Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy - Mẫu 3
Comenxki từng viết: “Dưới ánh mặt trời khơng có nghề nào cao q hơn nghề
dạy học”. Nói như thế mới biết được vai trị của nghề giáo là quan trọng như thế
nào. Bởi họ nắm trong tay sứ mệnh giáo dục, chỉ dẫn mỗi con người,ảnh hưởng
đến cả một thế hệ tương lai sau này. Chính vì vậy, cả thầy và trị đều có mối
quan hệ mật thiết và để cá nhân có thể phát triển được thì cần phải tơn trọng lẫn
nhau. Nhưng điều đáng buồn là trong xã hội hiện nay, hình ảnh người thầy đang
dần xuống cấp nghiêm trọng.

Chắc hẳn các bạn vẫn chưa quên vụ việc cô giáo Lê Na xúc phạm học viên và
mới đây thơi, dư luận vẫn cịn đang bàn tán về việc: “Cô giáo Tiếng anh chửi
học viên là con lợn”. Những vụ việc như vậy có thể xuất phát từ sự nóng tính,
dễ mất bình tĩnh và dễ bị kích động của những người thầy giáo, cơ giáo. Xét ở
góc độ khách quan mà nói, họ cũng là con người bình thường, họ cũng có nhữg
khiếm khuyết và không thể kiềm chế được bản thân. Và không chỉ có những
người thầy sai, ngay cả học viên cũng có lỗi. Nhưng dù thế nào, để những sự
việc như vậy xảy ra, hình ảnh người thầy vơ tình mất điểm. Tơi vẫn nhớ như in
hình ảnh cơ giáo dạy tơi lớp 4, lớp 5. Cơ vẫn nói là: “Sự nghiêm khắc của tôi
đến sau này các anh các chị mới hiểu được.” Nhưng trải qua từng ấy năm,
chúng tôi vẫn hồn tồn khơng hiểu. Xin thưa, đó khơng phải là sự nghiêm khắc
mà là quát nạt, mắng mỏ và chà đạp cả về thể xác và tinh thần. Chúng tôi vẫn
nhớ như in sự sợ hãi năm nào, khi cả lớp đang mải nói chuyện thì cơ lườm một
Tổng hợp: Download.vn

5


Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

cái, rồi ném thước vào bạn nào cười to nhất. Tôi cũng từng bị cô xúc phạm là:
“Cái loại môi dày”. Đến bây giờ, chuyện đó vẫn khiến tơi cảm thấy khá là khó
chịu khi nhớ về. Cơ nói là cơ như thế chúng tôi mới học hành chăm chỉ được,
nhưng không, chúng tơi càng sợ hãi, càng tìm cách lẩn trốn vấn đề thay vì đối
mặt với nó.Lúc ơn thi học sinh giỏi, chúng tơi phải ngồi quanh thành cái bàn
trịn, từng người từng người lên bảng chữa một. Chúng tôi sợ cái cảm giác
không làm được bài rồi bị miệt thị khủng khiếp. Nên đứa nào đứa nấy, đếm xem
bài nào vào mình rồi mở đáp án ra học thuộc, xong lên bảng chữa. Mỗi kì thi,
khơng cịn là một sân chơi nữa, mà là áp lực, là nỗi sợ. Sợ điểm kém, sợ thua
bạn thua bè, nhưng sợ tất cả những thứ ấy là vì sợ cơ.

Ngay từ khi cịn bé, tơi đã phải gặp một người giáo viên như thế nên thực sự
không tránh khỏi sự đánh đồng rằng tất cả mọi giáo viên đều như thế. May mắn
rằng sau khi lên cấp hai, tôi thực sự không phải trải qua cảm giác ấy một lần nào
nữa. Tất cả các thầy cơ đều khá thống và thoải mái. Một vài người hơi khó tính,
một vài người hơi nghiêm khắc nhưng tất cả họ đều thú vị, cá tính và làm đa
dạng những khía cạnh của một giáo viên. Cho dù thế nào thì khơng ai xúc phạm
học sinh cả. Những năm cấp hai, tơi cảm thấy vai trị của người thầy có tác động
thực sự rất mạnh mẽ, họ có thể truyền cảm hứng hoặc giập tắt nó. Tôi biết được
điều ấy thông qua cô chủ nhiệm đồng thời là giáo viên dạy Văn, rồi cơ Hằng
dạy Tốn… Tôi phát hiện mọi khoảng cách giữa giáo viên và học sinh hóa ra có
thể gần đến thế. Sau mỗi tiết học hay giờ ra chơi, chúng tơi có thể lên bàn giáo
viên, hỏi họ mọi vấn đề và được giải đáp. Thậm chí họ cịn rất vui khi được hỏi
và nhiệt tình trả lời. Và chúng tơi khơng cịn sợ, cũng khơng cịn giấu dốt,
chúng tơi khơng sợ bị chê cười vì mình khơng hiểu những điều đơn giản đến thế.
Điều mà trước đây mỗi khi nói ra lại sợ: “Bài này mà không biết làm à?”.
Thầy cô không chỉ là thầy cơ, họ cịn là bạn, là bè. Trường tơi có cơ L, cơ rất
teen. Đứa nào thích đứa nào, cô biết hết. Cô không ngăn cấm, mà chỉ nói lên
làm thế nào cho đúng, để khơng ảnh hưởng học hành. Cô cùng chúng tôi chia sẻ
Tổng hợp: Download.vn

6


Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

tất tần tật mọi khúc mắc trong cuộc sống, ở cái độ tuổi mà sớm nắng chiều mưa
với tư cách là một người từng là học sinh, một người cũng từng trải qua những
cảm giác như thế.
Đối với tôi, từ khi vào cấp hai, bản thân đã nhận sự tác động của thầy, cô và đã
thay đổi rất nhiều. Phải kể đến đó là cơ giáo chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy

Ngữ Văn của tôi. Trước kia, tôi không mặn mà gì với mơn Ngữ văn cho lắm.
Tơi cảm thấy sự phân tích các văn bản một cách kĩ càng quá là không cần thiết.
Nhiều khi, tôi chán ngấy cái cảnh phân tích từng từ ngữ một, từ nào đặc sắc,
biện pháp tu từ nào hay hay đủ thứ cảm nhận trời ơi đất hỡi. Tôi cũng tự hỏi,
liệu tác giả khi viết có nghĩ nhiều như thế khơng? Nhưng dần dần, dưới cách
dạy của cô, tôi nhận ra học văn khơng hẳn chỉ như mình nghĩ. Văn học cũng có
nhiều điều thú vị. Đọc được câu chuyện hay, nó có tác động đến nhận thức của
mình khơng? –Có chứ. Cũng nhờ có cơ, tơi khơng cịn cảm thấy mình học Văn
tệ nữa. Cô là người giới thiệu cho tôi cái hay của việc đọc sách và những quyển
sách cô đọc. Nhờ có cơ, tơi bắt đầu đọc những cuốn đầu tiên, và đọc trở thành
một thói quen cho đến hiện tại. Tơi cố gắng cảm nhận những điều mình đọc, và
bây giờ nếu cầm trên tay những cuốn sách về chủ đề Hiện thực, tơi khơng cịn
cảm thấy nó q khơ khan nữa. Bằng cách nào đó, tơi biến việc học Văn, học
cách viết và học cách diễn đạt trở nên tự nhiên và cần thiết đối với mình. Cũng
có một chuyện, tơi cảm thấy rất biết ơn cơ, đó là cơ chưa bao giờ tạo bất cứ áp
lực gì trong các kì thi của tơi cả. Lần tơi thi Học sinh giỏi Văn, tôi khá sợ. Một
phần là do dư chấn trước đây nên tôi sợ điểm kém, rồi sợ khơng có giải gì thì
sao, xấu hổ chết. Cơ bảo đừng có lo, cứ thi hết sức. Rồi cơ dặn cả bọn: “Các em
khơng có giải, khơng sao. Nhưng cơ khơng cần các em tiểu xảo”. Rồi kì thi
cũng hồn thành tốt hơn tơi nghĩ và may mắn hơn là tơi cịn vào được vịng
trong. Nhưng lần thi này lại quá sức tệ hại. Ở bài nghị luận xã hội, tôi xác định
sai thông điệp của câu chuyện. Tôi đã viết nó theo một hướng khác đi, một
hướng tơi cảm nhận và nó hồn tồn lạc đề. Tơi cứ ngỡ là cô sẽ mắng nhưng mà
Tổng hợp: Download.vn

7


Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trị của người thầy trong xã hội hiện nay


cơ cười, bảo khơng sao, thế là ổn rồi. Có thể là cơ cịn hy vọng nhiều hơn thế
nhưng cơ khơng nói, sợ tơi buồn, hoặc vì lí do gì khác.
Viết ra những điều này, tôi chỉ muốn khẳng định rằng làm thầy, không phải là
gõ đầu trẻ. Làm thầy không chỉ đơn giản là việc dạy bằng khối óc mà cịn dạy
bằng trái tim nhiệt thành. Thầy không đơn giản là thầy mà còn là bạn, là người
truyền cảm hứng cho học sinh đến tận tương lai sau này. Và bắt đầu của tất cả
những điều ấy là sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, sự nghiêm khắc đúng mực
chứ không phải bằng bạo lực hay những lời nhục mạ, miệt thị các em. Và các
bạn học sinh, hãy tôn trọng thầy cô và hiểu cho sự vất vả, hi sinh của họ!

Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy - Mẫu 4
Mỗi người chúng ta đều trải qua q trình học tập và q trình đó sẽ thật khó
khăn, trn chun biết bao nếu chúng ta khơng có sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung
quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trị của người thầy cơ trong nhà trường và việc
giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là
người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải,
hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu
“Khơng thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trị và trách nhiệm của người
thầy cơ là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô cịn dạy bảo ta nên
người tồn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp
phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.
Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng
lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào
tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ
sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một
Tổng hợp: Download.vn

8



Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

người thầy có trách nhiệm là khơng chỉ dạy chữ mà cịn biết quan tâm, chăm sóc
tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm
năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó
đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở
đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn
vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự
học, tự đọc sách, tìm tịi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra
nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy,
tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên
tiến. Chính vì nhờ thầy cơ, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta
mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lịng nhiệt
huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có.
Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và
nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên
bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt
học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cơ được ví như
người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương
nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lịng.
Ngồi vai trị truyền đạt kiến thức của thầy cơ thì vai trị của học sinh cũng quan
trọng khơng kém. Là vì dù thầy cơ tâm huyết tới đâu mà học sinh khơng có ý
thức tiếp thu thì cơng sức của thầy cơ cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác
động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh
thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động
lực trong việc giảng dạy.
​ Qua đó ta có thể thấy vai trị của người thầy người cơ trong nhà trường là rất
rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến cơng ơn dạy dỗ

của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về
những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết
Tổng hợp: Download.vn

9


Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện
lịng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng
làm thầy cơ thấy ấm lịng mà khơng cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém,
đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là
người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng
trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói:
“Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có
thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học
là vô cùng thiết yếu.

Tổng hợp: Download.vn

10



×