Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.21 KB, 15 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Từ ngày (29/8 – 23/9/2011) A. MỤC TIÊU: I. Phát triển thể chất: * Sức khỏe: - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, sdd, béo phì…) - Rèn luyện một số thao tác rửa tay bằng xà phòng, tập đánh răng, lau mặt, đi tiêu tiểu đúng quy định. - Tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe. - Lựa chọn trang phục theo đúng thời tiết, ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp. - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản. - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. - Nhận biết một số trường họp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. * Vận động cơ bản: + Thể dục sáng: Hít thở sâu. Tay - vai (động tác 2): Đưa tay ra phía trước - sau vỗ vào nhau. Bụng - lườn (động tác 1): Nghiêng người sang hai bên. Chân( động tác 1): Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. Bật( động tác 1): Bật tại chỗ. + Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi. + Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m. + Bật liên tục về phía trước qua 3 vòng. + Nhảy lò cò 3m. * Vận động tinh: - Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê ,véo… II. Phát triễn nhận thức: * LQVT: - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. - Dạy trẻ so sánh, nhận biết sự bằng nhau về số lượng hai nhóm đồ vật. - Xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ. - Dạy trẻ so sánh, nhận biết sự khác nhau về số lượng hai nhóm đồ vật. * Khám phá khoa học và khám phá xã hội: - Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. - Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, khả năng sở thích riêng , giới tính và hình dáng bên ngoài của cơ thể (kiểu tóc, màu da, cao, thấp, gầy, béo…)..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trò chuyện về mùa thu, ngày hội trẻ đến trường và ngày tết của thiếu nhi “ Tết trung thu”. - Họ, tên, tuổi, giới tính, sở thích của bản thân. III. Phát triển ngôn ngư: - Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm. - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức. - Nghe hiểu truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi. - Đọc ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè… - Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn. - Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép. - Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? , cái gì?, Ở đâu?, … - Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. IV. Phát triễn thẫm mĩ: * Tạo hình: - Ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng. - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. * Âm nhạc: - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. - Nghe hát các loại nhạc khác nhau (dân ca, nhạc thiếu nhi). V. Phát triễn tình cảm – xã hội - Tên, tuổi, giới tính. - Sở thích, khả năng của bản thân. - Nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, cử chỉ, qua giọng nói, tranh ảnh. - Quan tâm giúp đỡ bạn bè. - Biểu lộ trạng thái, cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi, hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình. - Một số quy định ở gia đình, nơi công cộng. - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. - Chờ đến lượt, hợp tác. - Phân biệt hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”. - Tiết kiệm điện, nước. - Giữ gìn vệ sinh môi trường. * Chuẩn bị: đồ dùng, đồ chơi các góc, tranh minh hoạ các bài thơ, truyện, bánh, kẹo, giấy A4, bóng, băng nhạc, máy hát. B. MẠNG NỘI DUNG: * CƠ THỂ TÔI - Các bộ phận của cơ thể: Đầu, cổ, lưng, tay, chân...tác dụng của các bộ phận trên cơ thể. - Các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác, xúc giác. Tác dụng của chúng.. *TRĂNG HÔM NAY SĂNG QUÁ! - Ngày tết cổ truyền của thiếu nhi. - Các loại bánh kẹo, trò chơi, lồng đèn: Ông sao, cá chép, bươm bướm... - Sum họp gia đình, bạn bè: cùng nhau ăn bánh kẹo, ngắm trăng. - Các hoạt động ngày tết trung thu: Phá.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Những công việc hằng ngày của tôi. Bản thân * TÔI LÀ AI? - Một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính, những người thân trong gia đình, bạn bè cùng lớp. - Đặc điểm hình dáng bên ngoài, trang phục, tóc, khả năng, sở thích riêng.. * TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN? - Tôi được sinh ra và lớn lên. - Những người chăm sóc tôi, tôi được lớn lên trong sự an toàn và tình thương yêu của mọi người thân yêu trong gia đình và trường mầm non. - Dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh. - Môi trường xanh, sạch, đẹp và không khí trong lành. - Đồ dùng, đồ chơi của tôi.. C. MẠNG HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT a. GDDD: - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, sdd, béo phì…) - Rèn luyện một số thao tác rửa tay bằng xà phòng, tập đánh răng, lau mặt, đi tiêu tiểu đúng quy định. - Tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe. - Lựa chọn trang phục theo đúng thời tiết, ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp. - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC a. KPXH: - Cái mũi của bé. - Mùa thu. - Các bộ phận củabé. - Trò chuyện về bản thân bé. b. TOÁN: - Dạy trẻ so sánh, nhận biết sự bằng nhau về số lượng hai nhóm đồ vật..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nhận biết một số trường họp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. b. VĐCB: - Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi. - Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m. - Bật liên tục về phía trước qua 3 vòng. - Nhảy lò cò 3m.. nhau về số lượng hai nhóm đồ vật. - Xác định tay phải, tay trái của bé. - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.. Bản thân PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ - Cháu biết đọc thơ: “Cô dạy, bé ơi, họ rau”. - Cháu hiểu nội dung câu chuyện “Lau mặt trăng”. - Trò chuyện, thảo luận, kể chuyện… về chủ đề. - Trẻ biết mạnh dạn nói một số từ mới và hiểu ý nghĩa của các từ đó. Trẻ phát âm đúng , không nói ngọng, mạnh dạn trong giao tiếp bằng lời với những người xung quanh. - Biết biểu lộ các trạng thái xúc cảm của bản thân bằng ngôn ngữ.. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ a. Tạo hình: -Vẽ bầu trời đêm trung thu, vẽ tô màu bàn tay của bé, tô màu bạn trai bạn gái, tô màu các bộ cơ thể. b. Âm nhạc: - DH: “Gác Trăng, múa cho mẹ xem, cái mũi, ồ sao bé không lắc”. - NH: Em là bông hồng nhỏ, năm ngón tay ngoan, đêm trung thu, trời đã sáng rồi”. TC: Ai đoán giỏi,. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI - Tên, tuổi, giới tính. - Sở thích, khả năng của bản thân. - Nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, cử chỉ, qua giọng nói, tranh ảnh. - Quan tâm giúp đỡ bạn bè. - Biểu lộ trạng thái, cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi, hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình. - Một số quy định ở gia đình, nơi công cộng. - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. - Chờ đến lượt, hợp tác. - Phân biệt hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”. - Tiết kiệm điện, nước. - Giữ gìn vệ sinh môi trường. - Chơi các trò dân gian, chơi ở các góc.. Chủ đề 1: Cơ thể tôi. Từ ngày ( 29 - 2/9/2011) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể ( Biết cơ thể con người có 5 giác quan, chức năng của từng giác quan, hiểu sự cần thiết của việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh các giác quan. Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các đồ dùng, đồ chơi,.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> sự vật hiện tượng gần gũi đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Có một số hiểu biết về tác dụng các bộ phận trên cơ thể, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc các bộ phận đó). - Biết tham gia các hoạt động chung cùng bạn. - Biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của mình. - Biết đọc thơ, vẽ, tô, nặn, hát về chủ đề. - Biết tên bài hát, bài thơ. - Biết bài tập bật liên tục về phía trước qua 3 vòng. 2. Kỹ năng: - Mạnh dạn trò chuyện cùng cô và các bạn về mình, nói về các bộ phận cơ thể. - Trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm được theo khả năng của mình. - Bật đúng cách, khéo léo. - Nặn đúng, đẹp; tô, vẽ đúng cách, đẹp. - Hát thuộc lòng các bài hát, đọc thuộc lòng bài thơ. Hiểu được nội dung câu truyện. - Hứng thú tham gia chơi ở các góc chơi cùng bạn. 3. Thái độ: - Lắng nghe cô giáo và các bạn, - Giữ trật tự trong giờ học. - Đoàn kết, thân ái, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc, ngoài sân. - Tranh ảnh về chủ điểm bản thân. - Đất nặn, giấy, bút màu. - Tranh thơ “ Cô dạy”, máy hát, nhạc.. III. Mạng hoạt động: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT a. GDDD, SK: - Rèn luyện một số thao tác rửa tay bằng xà phòng, tập đánh răng, lau mặt, đi tiêu tiểu đúng quy định. - Tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe. b. PTTC: - Bật liên tục về phía trước qua 3 vòng. + TCVĐ: Tung cao hơn nữa.. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC a. KPKH, KPXH: - Cái mũi của bé. b. TOÁN: - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. - Nd tích hợp: Về đúng nhà..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cơ thể tôi. PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ - Cháu biết đọc thơ: “Cô dạy”. - Mạnh dạn trò chuyện cùng cô và các bạn về mình, nói về các bộ phận cơ thể. - Đọc truyện cho trẻ nghe: “Câu chuyện của tay phải và tay trái, đôi tai xấu xí”.. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ a. Tạo hình: - Vẽ tô màu bàn tay của bé. - Nd tích hợp: vẽ tô màu trong sách tạo hình, vẽ thêm cái mũi và tô màu bức tranh b. Âm nhạc: - DH: Cái mũi. - NH: Năm ngón tay ngoan. - TC: Ai đoán giỏi, - Nd tích hợp: bài hát “ tay thơm, tay ngoan”, trò chơi “ bao nhiêu bạn hát”. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI - Nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, cử chỉ, qua giọng nói, tranh ảnh. - Quan tâm giúp đỡ bạn bè. - Biểu lộ trạng thái, cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi, hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình. - Một số quy định ở gia đình, nơi công cộng. - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. - Chờ đến lượt, hợp tác. - Phân biệt hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”. - Tiết kiệm điện, nước. - Giữ gìn vệ sinh môi trường. - Chơi: Xây nhà của bé, đường về nhà bé, đóng vai, chăm sóc cây xanh. - Chơi trò chơi “ con muỗi, hoa nở hoa tàn”.. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN HOẠT ĐỘNG. ĐÓN TRẺ. NỘI DUNG. - Cô đón các cháu vào lớp, nhắc cháu chào ba, mẹ…Thưa cô trước khi vào lớp. - Cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Trò chuyện với phụ huynh về các dịch bệnh, các nội dung giáo dục trẻ trong tuần..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> THỂ DỤC SÁNG. 2–1–1–1 a. Khởi động: Cho trẻ đi các quay chân, quay tay. b. Trọng động: Bài tâp phát triển chung. * Hô hấp: Hít thở sâu (4 lần 4 nhịp). * Tay vai: Đưa hai tay ra phía trước - sau vỗ vào nhau (4 lần 4. nhịp) - Hai tay đưa sang ngang cao bằng vai. - Đưa hai tay ra phía trước vỗ vào nhau. - Đưa hai tay sang ngang. - Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người. * Bụng - lườn: Nghiêng người sang hai bên (4 lần 4 nhịp) - Nghiêng người sang phải - Trở về tư thế ban đầu. - Nghiêng người sang trái. - Trở về tư thế ban đầu. * Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. (4 lần 4 nhịp) - Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối. - Co chân phải lại, đứng thẳng. - Đưa chân trái lên trước, khuỵu đầu gối. - Co chân trái lại, đứng thẳng. * Bật: Bật tại chỗ (4 lần 4 nhịp) c. Hồi tỉnh: Chơi “chơi uống nước”, đi thả lỏng tay chân hít thở nhẹ nhàng. - Thể chất: Bật liên tục về phía trước THỨ 2 qua 3 vòng. - Cái mũi của bé. - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 THỨ 3 và đếm theo khả năng. - Thơ “ Cô dạy”. THỨ 4 HOẠT ĐỘNG CHUNG. THỨ 5. - Vẽ tô màu bàn tay của bé.. THỨ 6. - DH: “ Cái mũi”. + NH: “ Năm ngón tay ngoan”. + TC: “ Ai đoán giỏi”.. Thứ 3 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. - Đọc truyện. cho trẻ nghe: “Câu chuyện của tay phải và tay trái”.. Thứ4. Thứ 5. Thứ 6. - Trò chuyện về thời tiết, khí hậu. - Chơi nhảy dây.. - Cho trẻ làm quen với bài hát “ Cái mũ”. - Chơi “ Lộn cầu vồng”.. - Đọc truyện cho trẻ nghe: “ Đôi tai xấu xí”. - Nhặt lá cây cùng cô..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> HOẠT ĐỘNG GÓC. - Chơi: Con - Chơi với đồ - Chơi với đồ muỗi. chơi ngoài trời. chơi ngoài trời. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Phân vai: Cô giáo, bán hàng. - Xây dựng: Xây ngôi nhà của bé. - Tạo hình: vẽ, tô màu trong sách tạo hình. - Âm nhạc: hát múa về chủ đề. - Thiên nhiên: chăm sóc cây xanh của bé. - Vui học kismart( thứ 6).. VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011 Lĩnh vực: Phát triển thể chất Hoạt động: Bật liên tục về phía trước qua 3 vòng. I. Mục đích, yêu cầu: - Dạy trẻ nhún bật bằng hai chân. - Giúp trẻ tập theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ giữ trật tự trong giờ học, không chen lấn tranh giành lẫn nhau. II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng, thoáng mát. - 3 lá cờ ( đỏ, xanh, vàng), 3 cái vòng. Nhạc, máy hát, bóng.. - Chơi với đồ chơi ngoài trời..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Ổn định: Cho trẻ xếp thành 3 hàng. - Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ tập cho các cháu bật tiến về phía trước qua 3 vòng. 2. Hoạt động 2: a. Khởi động : - Cho trẻ đi xoay cổ tay, cổ chân, hít thở sâu. b. Trọng động : * Bài tập phát triển chung : - Tay - vai: Đưa hai tay ra phía trước – sau và vỗ vào nhau (4 lần 4 nhịp). - Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối (4 lần 4 nhịp). - Bụng - lườn: Nghiêng người sang hai bên (2 lần 4 nhịp). - Bật: bât tại chỗ (2 lần 4 nhịp) * Vận động cơ bản: - Cô làm mẫu (phân tích động tác). + Hai tay chống hông khi nghe hiệu lệnh của cô thì các cháu bật bằng hai chân, các con bật chụm hai chân tiến về phía trước lần lượt qua các vòng rồi quay về. - Cô cho cả lớp tập. - Cho từng tổ tập( chú ý sửa sai động tác cho cháu). - Cá nhân xung phong. - Tập cho cháu yếu. * Trò chơi: Tung cao hơn nưa. - Luật chơi: Trẻ lấy một quả bóng, dùng hai tay tung bóng lên cao và bắt lấy bóng khi bóng rơi xuống. - Cho cháu chơi 3-4 lần. Sau đó cháu tự cất bóng. c. Hồi tỉnh: - Đi nhẹ nhàng, thả lỏng người, xoa bóp tay chân. 3. Hoạt động 3: Nhận xét - tuyên dương - kết thúc.. Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Cái mũi của bé I. Mục đích, yêu cầu: - Nhận biết hình dáng, đặc điểm cái mũi. Biết được tác dụng của cái mũi đẻ thở, ngửi, để duy trì sự sống cho cơ thể. - Trẻ trả lời lưu loát các câu hỏi của cô. - Trẻ giữ gìn và bảo vệ cơ thể, giữ trật tự trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Nhạc, tranh vẽ hình em bé. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Ổn định: hát bài “ Cái mũi” - Giới thiệu: hôm nay cô và các con cùng khám phá về cái mũi nha..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. Hoạt động 2: * Đàm thoại: - Chúng ta vừa hát bài hát có tên là gì? Cái mũi nằm ở đâu? - Các con hãy sờ vào cái mũi trên khuôn mặt mình đi nào. + Các con có phát hiện được điều gì không? ( Cô hỏi 1 – 2 trẻ). Mũi gồm có sống mũi, 2 lỗ mũi, bên trong mũi gồm có lông mũi nó có tác dụng cản bụi không cho bay vào bên trong mũi của chúng ta. - Giờ thì các con thử bịt mũi lại và không mở miệng nha, xem các con cảm thấy thế nào? - Đưa tay ra hít thở sâu, đều đặn xem nào? Các con thấy không: khi bịt mũi chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, vì không có không khí vào được cơ thể. Do vậy, mũi rất quan trọng đối với cơ thể. Không có mũi chúng ta không thể thở được. - Trốn cô! Trẻ bịt mắt lại( cô xịt nước hoa vào người một bạn và cả lớp). - Con có thấy mùi gì không? - Mùi thơm ở đâu? - Vì sao cháu biết? Nhờ có mũi, các cháu có thể ngửi được mùi thức ăn và nhiều thứ khác. Vì vậy, cháu phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cho cơ thể không bị ngạt mũi. - Để xem những chiếc mũi có đặc điểm giống nhau hay không các con hãy nhìn xem những chiếc mũi của bạn bên cạnh xem nó có giống nhau không nha? + Cô hỏi 1 – 2 trẻ. Mỗi bạn có một chiếc mũi khác nhau, bạn thì mũi cao, bạn mũi thấp ( hay gọi là mũi tịt), bạn có hai lỗ mũi to phồng , bạn có hai lỗ mũi nhỏ. * Chơi trò chơi: Tạo hình. - Phát cho mỗi trẻ một bức tranh còn thiếu chi tiết cái mũi, trẻ vẽ hoàn thiện thêm cái mũi cho bức tranh. 3. Hoạt động 3: Nhận xét - tuyên dương - kết thúc.. Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng I. Mục đích, yêu cầu: - Dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và theo khả năng của mình. - Trẻ đếm đúng theo khả năng của mình. - Trẻ giữ trật tự trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng như mũ, dép, quần áo với số lượng 10. - Mũ chóp, nhạc, máy hát. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Ổn định: cho cả lớp ngồi im lặng theo hình chữ U..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Giới thiệu: các con đếm được tới bao nhiêu? Hôm nay cô sẽ cho các con đếm xem mình đếm được đến bao nhiêu nha. 2. Hoạt động 2: - Các con đếm xem chúng ta có mấy bàn tay? Mấy bàn chân? - Các con đếm xem mỗi bàn tay của chúng ta có mấy ngón? - Cho trẻ đếm số ngón chân của từng bàn chân. - Các con hãy đếm cả số ngón tay của hai bàn tay? Cả số ngón chân của hai bàn chân? - Có quà của bạn búp bê gửi cho lớp mình. Đó là những đôi dép, những cái mũ, những bộ quần áo thật đáng yêu, nhưng không biết là có đủ cho lớp mình không nữa. Lớp mình hãy cùng đếm với cô nha. + Cho trẻ đếm số bộ quần áo, số đôi dép, số cái mũ. - Thế lớp mình có bao nhiêu bạn lớp mình đếm cùng cô nha. - Chơi trò chơi: Bao nhiêu bạn hát. + Cô mời một nhóm bạn lên hát và cả lớp đếm xem có bao nhiêu bạn đang hát. 3. Hoạt động 3: - Nhận xét - tuyên dương - kết thúc.. Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngư Hoạt động: Thơ “Cô dạy” I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết được tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ đọc thuộc lòng bài thơ. - Giữ trật tự trong giờ học, lắng nghe cô giáo. II. Chuẩn bị: - Tranh thơ “Cô dạy”. - Nhạc, máy hát, thẻ tranh lô tô. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1:.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Cô đố, Cô đố? Cô đố các con biết bàn tay của chúng ta được dùng để làm gì? Cái miệng thì sao? - Có một bài thơ cũng nói về đôi bàn tay và cái miệng đấy. Bài thơ có tên là “Cô dạy” của tác giả Phạm Hổ. Các con có muốn nghe bài thơ ấy không? 2. Hoạt động 2: * Cô đọc lần 1 (đọc diễn cảm). - Cô vừa đọc bài thơ “ Cô dạy” của tác giả “ Phạm Hổ”. * Cô đọc lần 2: (kết hợp tranh) Bài thơ nói về lợi ích của cái miệng, và đôi bàn tay. Cô giáo dạy các bạn nhỏ phải biết giữ sạch đôi tay, và biết nói những lời hay, ý đẹp. * Dạy trẻ đọc thuộc thơ. - Cô đọc cả lớp đọc theo từng câu một( 2-3 lần) - Cho cả lớp đọc theo cô cả bài( 2-3 lần) - Cho từng tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc. (Cô sửa sai cho trẻ). - Cả lớp đọc lại lần nữa. * Trích dẫn, đàm thoại. + Bài thơ có tên là gì? Tác giả là ai? - Đoạn 1: “Mẹ,mẹ ơi cô dạy. Phải giữ sạch đôi tay Bàn tay mà giây bẩn Sách, áo cũng bẩn ngay.” + Đoạn thơ vừa rồi nói về bộ phận nào trên cơ thể chúng ta? + Cô giáo dặn điều gì? + Vì sao phải giữ sạch đôi tay? - Đoạn 2: “Mẹ,mẹ ơi cô dạy Cải nhau là không vui Cái miệng nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi” + Còn đoạn thơ này nói về bộ phận nào trên cơ thể chúng ta? + Cô giáo còn dặn điều gì nữa? + Vì sao chúng ta không được cải nhau? * Cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng nhà” + Cách chơi: Mỗi bạn sẽ có một thẻ tranh lô tô sau đó khi nghe hiệu lệnh sẽ về đúng nhà của mình. Sau mỗi lần chơi sẽ đổi thẻ lô tô. 3. Hoạt động 3: - Nhận xét - kết thúc – tuyên dươmg..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Thứ năm ngày 01 tháng 9 năm 2011 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Hoạt động: Vẽ tô màu bàn tay của bé I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết đôi bàn tay dùng để làm gì và giữ gìn đôi bàn tay sạch đẹp. - Trẻ biết cách cầm bút màu; trẻ vẽ, tô màu đẹp. - Trẻ giữ trật tự trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu của cô. - Giấy cho cô làm mẫu. Vở tạo hình. - Bút chì, bút màu. Nhạc, máy hát. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Ổn định: hát “ Tay thơm tay ngoan”..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Giới thiệu: đàm thoại về đôi bàn tay. Hôm nay cô sẽ cho lớp mình vẽ đôi bàn tay nhỏ xinh xắn của mình nhé. 2. Hoạt động 2: * Quan sát, đàm thoại: - Bức tranh của cô vẽ cái gì? - Các con đếm xem bàn tay cô vẽ có mấy ngón? - Thế bàn tay các con có mấy ngón? - Bàn tay trong bức tranh cô tô màu như thế nào? * Cô làm mẫu: - Ta cầm bút màu bằng tay nào? Tay còn lại xoè rộng ra, đặt lên trang giấy, sau đó dùng tay cầm bút chì vẽ theo các ngón tay cho đến hết bàn tay. Vẽ xong lấy bàn tay ra ta được một bàn tay của mình trên giấy. - Trên ngón tay thì có những cái gì? - Cho tre nhắc lại cách cầm bút màu? Đặt bàn tay như thế nào? - Để bàn tay của chúng ta thêm đẹp thì chúng phải làm gì? - Khi tô màu ta tô như thế nào? Ta tô đều tay, không lem ra ngoài, tô từ ngoài vào trong. * Trẻ thực hiện: (Cô mở nhạc nhỏ). - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ yếu chưa thực hiện được. * Trưng bày, nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và của mình. Gợi hỏi trẻ thích sản phẩm nào? Tại sao thích? - Coâ nhaän xeùt chung. * Trò chơi: “Hoa nở, hoa tàn” 3. Hoạt động 3: - Nhận xét - kết thúc - tuyên dương.. Thứ sáu ngày 02 tháng 9 năm 2011 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Hoạt động: DH “Cái mũi” NH “ Năm ngón tay ngoan” TCÂN “ Ai đoán giỏi” I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết được tên bài hát, biết được nội dung bài hát. - Trẻ hát diễn cảm, hát đúng với yêu cầu của cô. - Tham gia trò chơi hứng thú với bạn. II. Chuẩn bị: Máy hát, nhạc, mũ chóp. III. Tiến hành: 1. Hoạt động 1. - Cô đố, cô đố? Cô đố các con biết cái mũi dùng để là gì? - Các con hãy lắng nghe xem bài hát “ Cái mũi” đang làm gì nha! 2. Hoạt động 2:.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> * DH: Cái mũi. - Cô hát lần 1. + Cô vừa hát bài hát có tên là “ Cái mũi”. - Cô hát lần 2. Bài hát nói về cái mũi, nó được dùng để hít thở không khí. Chiếc mũi xinh rất có ích cho chúng ta vì vậy mà các con phải biết bảo vệ mũi không bị viêm, bụi bẩn bay vào và nhất là không cho tay vào mũi. + Bài hát có tên là gì? - Cả lớp hát từng câu từng chữ với cô ( 2-3 lần). - Cả lớp hát cùng cô cả bài ( 2-3 lần). - Cô hát lần 3. - Cho từng tổ hát, nhóm hát, cá nhân hát ( cô chú ý sửa sai). * Trò chơi: Ai đoán giỏi. - Mời một bạn lên đội mũ chóp và một, hai bạn hát. Bạn đội mỹ chóp sẽ đoán tên bạn vừa hát. - Cho cháu chơi 2 – 3 lần. * NH: Năm ngón tay ngoan. - Cô hát lần 1. + Bài hát cô vừa thể hiện có tên là “Năm ngón tay ngoan” của “Trần Văn Thụ” + Bài hát nói về mối quan hệ mật thiết giữa các ngón tay, miêu tả các ngón tay xinh xắn, đáng yêu. - Cô hát lần 2. + Cô và trẻ cùng vận động theo bài hát. 3. Hoạt động 3: - Nhận xét - tuyên dương - kết thúc..
<span class='text_page_counter'>(16)</span>