Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khoá luận đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy cốc hóa thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.39 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

VŨ THỊ NGỌC MAI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
TẠI NHÀ MÁY CỐC HÓA THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học Mơi trường
: Môi trường
: 2014 – 2018

THÁI NGUYÊN – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

VŨ THỊ NGỌC MAI
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
TẠI NHÀ MÁY CỐC HÓA THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học Môi trường
: Môi trường
: K46 - KHMT – N01
: 2014 – 2018
: PGS.TS Trần Văn Điền

THÁI NGUYÊN – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, quan sát, nghiên cứu và ứng
dụng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế các công tác quản lý môi
trường của các nhà máy sản xuất.
Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày về những vấn đề

mình quan tâm trong quá trình thực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan
trọng giúp các giảng viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả thực
tập của mỗi sinh viên.
Để hoàn thành báo cáo thực tập này trong thời gian thực tập tại Nhà
máy Cốc Hóa-Cơng ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên em xin trân trọng gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Các thầy cô giáo giảng dạy của Khoa Môi trường -Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuyên
ngành về môi trường và các vấn đề cấp bách về môi trường hiện nay.
- Thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền giáo viên trực tiếp hướng dẫn em
trong đợt thực tập này đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình thực
tập, xây dựng báo cáo.
- Các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là bác Đào Đại Dương đang công
tác tại Phịng Kỹ thuật Cơng Nghệ - Nhà máy Cốc Hóa Cơng ty Cổ phần
Gang thép Thái Ngun đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp xúc
với công việc môi trường của cơ quan trong thời gian thực tập vừa qua, và
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên thực tập

Vũ Thị Ngọc Mai

năm 2018


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp sản
xuất thép (QCVN52:2013/BTNMT) ........................................ 18
Bảng 3.2: Giá trị các thông số ô trong nước thải sinh hoạt (QCVN
14:2008/BTNMT) ........................................................................... 18
Bảng 4.1: Các hình thức sản xuất và kết cấu sản xuất kinh doanh ................. 23
Bảng 4.2: Kết quả đo phân tích nước thải sinh hoạt ....................................... 29
Bảng 4.3: Kết quả đo phân tích nước thải sản xuất ........................................ 30
Bảng 4.4. Kết quả đo phân tích nước thải sản xuất sau q trình xử lý
nước thải ................................................................................ 38


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Vị trí Nhà máy Cốc Hóa .................................................................. 22
Hình 4.2: Tổ chức bộ máy sản xuất của nhà máy cốc hóa............................... 23
Hình 4.3. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất của Nhà máy Cốc Hóa ........................... 25
Hình 4.4: Công nghệ xử lý nước thải chứa phenol .......................................... 33
Hình 4.5: Bể lắng cặn, tách dầu mỡ ................................................................. 35
Hình 4.6: Bể điều hịa....................................................................................... 36
Hình 4.7: Bể aroten .......................................................................................... 36
Hình 4.8: Bể lắng đứng .................................................................................... 37
Hình 4.9: Nồng độ pH trong thành phần nước thải trước và sau xử lý so sánh
với QCVN ........................................................................................ 39
Hình 4.10: Nồng độ BOD5, COD trong thành phần nước thải trước và sau xử
lý so sánh với QCVN ....................................................................... 39

Hình 4.11: Nồng độ TSS trong thành phần nước thải trước và sau xử lý so
sánh với QCVN ................................................................................ 40


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

COD

Nhu cầu oxy hóa học


4

DO

Nồng độ oxy hịa tan

5

QCMT

Quy chuẩn mơi trường

6

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

7

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

8

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường



v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, đánh giá chất lượng nước.... 4
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải ................................................ 6
2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài ngun nước ......................... 7
2.2. Tình hình ơ nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 9
2.2.1. Tình hình ơ nhiễm nước trên thế giới ..................................................... 9
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam ............................................... 11
2.2.3. Tình hình ơ nhiễm nước ở Việt Nam .................................................... 13
2.2.4. Tình hình ơ nhiễm nước ở Thái Ngun ............................................... 15
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 17

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17


vi

3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp.............. 17
3.4.2. Phương pháp tổng hợp so sánh với QCVN ........................................... 18
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nước thải............................................................ 19
3.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 20
3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia .......................................... 20
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 21
4.1. Vị trí địa lý, địa hình và đặc điểm cơ bản của nhà máy Cốc Hóa............ 21
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 21
4.1.2. Đặc điểm cơ bản của nhà máy .............................................................. 23
4.2. Hiện trạng nước thải và quy trình xử lý nước thải của nhà máy ............. 27
4.2.1. Hiện trạng nước thải của nhà máy ........................................................ 27
4.2.2. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy................................................. 31
4.3. Đánh giá kết quả xử lý nước thải của nhà máy ........................................ 38
4.3.1. Chỉ tiêu pH ............................................................................................ 39
4.3.2. Chỉ tiêu BOD, COD .............................................................................. 39
4.3.3. Chỉ số TSS............................................................................................. 40
4.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải nói riêng và ơ nhiễm
mơi trường nói chung cho nhà máy Cốc hóa ............................................. 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cũng như khơng khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời
sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất, nước và
mơi trường nước đóng vai trị rất quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái
sinh thế giới hữu cơ (tham gia vào quá trình quang hợp). Trong q trình trao
đổi chất nước đóng vai trị trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với
sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai
trị dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời
sống tinh thần cho cộng đồng dân cư. Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng
vai trị quan trọng tham gia vào q trình sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu con người. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời cịn có
vai trị điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ
thoáng khí trong đất...
Nhà máy Cốc Hóa là đơn vị thành viên thuộc Công ty Cổ phần Gang
thép Thái Nguyên, được thành lập ngày 06/9/1963. Sau hơn 1 năm được
thành lập, với tinh thần khẩn trương CBCNV Xưởng luyện Cốc (Nay là nhà
máy Cốc Hóa) vừa triển khai chuẩn bị cho sản xuất vừa gia cơng sấy lị đảm
bảo u cầu kỹ thuật. Để đạt được các tiêu chuẩn trên cũng như dần nâng cao
sản phẩm thì sự hoạt động của nhà máy cũng có ảnh hưởng xấu đến mơi
trường nước. Trước khi thải ra mơi trường thì nồng độ các chất trong nước
thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên trước khi xả ra môi trường nhà máy đã
phải dùng dây chuyền làm sạch nước sao cho đủ tiêu chuẩn cho phép để thải
ra môi trường.



2

Xuất phát nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của khoa Khoa
Học Mơi Trường, Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy Cốc Hóa Thái Ngun”.
1.2. Mục đích của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy Cốc Hóa Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thông qua nghiên cứu đề tài nắm được hiện trạng chất lượng nước
thải của nhà máy Cốc Hóa Thái Nguyên.
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải.
- Tìm hiểu cơng nghệ xử lý nước thải tại nhà máy.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường nước.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: giúp bản thân em có
cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp
em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện kĩ năng tổng hợp và
phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt
động sản xuất đến môi trường. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử
lý nước thải.


3


+ Cảnh cáo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thối mơi trường nước
do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến
môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân khu vực quanh nhà máy.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, đánh giá chất lượng nước
 Khái niệm môi trường
Trong “ Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014”, Chương 1,
Điều 1 xác định : “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. [8]
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Tùy theo nội dung nghiên cứu môi trường sống mà môi trường được
phân ra 3 loại chính: mơi trường thiên nhiên, mơi trường xã hội, môi trường
nhân tạo:
- Môi trường thiên nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên : vật lý, hóa
học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời, hoặc chịu
sự chi phối của con người.
- Môi trường xã hội: là các mối quan hệ của con người thông qua giao
tiếp trao đổi mua bán… tạo nên mối quan hệ qua thời gian và tạo nên phát
triển của các cá nhân và cộng đồng của con người.
- Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, sinh học,

xã hội con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
 Chức năng của môi trường:
1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật
2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người.


5

3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong quá trình sống.[9]
4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
5. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngồi
 Tiêu chuẩn mơi trường:
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 : “ Tiêu chuẩn môi
trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dung làm căn
cứ để quản lý môi trường.[8]
 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo luật bảo vệ mơi trường Việt Nam năm 2014: “Ơ nhiễm mơi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật”.[8]
 Ơ nhiễm mơi trường nước
Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước
khơng đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nha, vượt quá tiêu chuẩn cho
phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.[9]
Như vậy, sự gây ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần
và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con
người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá
một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một

số bệnh cho người. “Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người
gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc
sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động
vật ni cũng như các loài hoang dại”.
Việc thải các chất thải hoặc nước thải vào môi trường nước sẽ gây ra ơ
nhiễm nước về vật lí, hóa học, hữu cơ, nhiệt hoặc phóng xạ. Việc thải đó phải


6

không được gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả
năng đồng hóa các chất thải của nước (khả năng pha loãng, tự làm sạch...).
Những hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng, những biện pháp xử lí nước
đóng vai trị rất quan trọng trong vấn đề này.
 Đánh giá chất lượng nước
Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các q trình sinh hóa diễn ra trong
ngồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng
nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxi hòa tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazo của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật
trong nước.
Các thơng số hóa học:
+ BOD: Là lượng oxi cần thiết để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ
trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian
+ COD: Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất hóa học trong nước.
+ NO3: Là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy các chất có
chưa Nitơ có trong nước thải.
Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng ở hàm lượng nhỏ thì
chúng là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của các loài động, thực vật nhưng

khi ở hàm lượng lớn chúng là nguyên nhân gây độc hại cho sinh vật và con
người thơng qua chuổi mắt xích thức ăn.
Các thơng số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.[10]
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nước thải:


7

Nước thải: Nước thải là nước được thải ra sau khi đã qua sử dụng hoặc
được tạo ra trong một q trình cơng nghệ và khơng cịn giá trị trực tiếp đối
với q trình đó [9].
- Khái niệm nguồn nước thải:
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công
nghệ xử lý:
+ Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
+ Nước thải cơng nghiệp (hay cịn gọi là nước thải sản xuất): Là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải cơng nghiệp là
chủ yếu.
+ Các hoạt động nông nghiệp: Nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi,
các loại thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt cỏ, các loại thuốc diệt nấm...
+ Nước chảy tràn: Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường xá.
+ Hoạt động tàu thuyền: Dầu mỏ và các chất thải từ tàu thuyền
2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước
Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, cần căn cứ vào:
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước - Cộng hịa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 21/6/2012 và có hiệu
lực ngày 1/1/2013. - Nghị định số 149/ 2004/NĐ – CP Quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 21/2008/NĐ- CP sửa đổi bổ sung nghị định
80/2006/NĐ- CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của
luật bảo vệ môi trường.


8

- Nghị định 117/2009/NĐ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
 Các Quy Chuẩn Việt Nam:
- QCVN 40: 2011/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 50: 2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
- QCVN 52: 2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
Công nghiệp sản xuất thép.
- QCVN 08: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
- QCVN 09: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.
- QCVN 01: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.

- QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
 Các Tiêu Chuẩn Việt Nam:
- TCVN 5944- 1995 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989 Chất lượng nước – Xác định nhu
cầu oxy hóa học.
- TCVN 6772:2000 Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt giới hạn ô
nhiễm cho phép.
- TCVN 6980: 2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp thải vào các lưu vực sông dùng cho cấp nước sinh hoạt.


9

- TCVN 6981: 2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
2.2. Tình hình ơ nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình ơ nhiễm nước trên thế giới
Hiện nay đường thủy và sơng ngịi nói chung ở Châu Âu đều nhiễm
độc, nhất là từ các hợp chất hữu cơ chứa flo. Ngun nhân là dọc hai bên bờ
sơng có nhiều nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở sơng Ranh chẳng hạn. Ở Hà
Lan người ta đã phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất ô nhiễm
(Micropolluant) trong nước uống bắt nguồn từ sơng Ranh.[16]
Ơ nhiễm nước do nitrat (NO3) từ nông nghiệp là vấn đề quan trọng.
Nông nghiệp hiện đại ngày nay sử dụng quá nhiều phân hóa học (nhất là phân
đạm). Khoảng chừng 20 năm qua, lượng NO3- đã khuyếch tán trong đất và
gây ô nhiễm nước, ngày càng nhiều nguồn nước có lượng NO 3- quá mức quy
định. Song điều nguy hiểm hơn nữa là ở vùng nơng thơn thường có dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật quá cao.[16]
Tại các nguồn nước ở các khu cơng nghiệp thì nồng độ của các chất có

hại vượt quá liều lượng cho phép bao gồm các chất hữu cơ, vơ cơ khó bị phân
giải trong tự nhiên. Chúng có thể nổi trên mặt nước, lơ lửng hoặc lắng sâu
dưới đáy và tan trong nước.
Ở các đô thị của các nước đang phát triển thì 95% cống rảnh khơng
được xử lý nước thải và đã xả ra các cánh đồng lân cận.
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ô nhiễm nước ở các
mức độ khác nhau.
Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời
cảnh báo. Nếu không biến mất, chúng cũng sẽ bị ô nhiễm đến mức mà con
người và mn lồi khơng thể sinh sống. 2/3 dân số trên thế giới sẽ đối mặt


10

với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, sau đây là những con số biết
nói khác:
Tính trên tồn thế giới, gần 1,1 tỉ người không thể tiếp cận được nguồn
nước sạch uống được, và cứ 6 người thì có 1 người, tức khoảng 2,8
triệu người chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước.
Trong khi châu Phi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 358
triệu người khơng có nước sạch. Con số này tại các nước phát triển là 9
triệu người.
82% người sống tại vùng nông thôn thiếu nước dùng, trong khi con số
này tại vùng đô thị là 18%.
Tại các quốc gia kém và đang phát triển, gần 1 tỉ phụ nữ và trẻ em phải
đi bộ gần 6 km mỗi ngày để lấy nước, trong khi họ cũng cần thời gian để
kiếm thêm thu nhập, chăm sóc gia đình và dạy dỗ con cái.
Mỗi năm tồn thế giới lãng phí 24 tỉ USD để khai thác nước.
Khoảng 2,5 tỉ người khơng có nhà vệ sinh để sử dụng, do đó
hơn 2.300 người chết vì bệnh do nguồn nước bẩn.

Nếu các cơ sở cung cấp nước, vệ sinh chuẩn được xây dựng rộng rãi
khắp thế giới thì gánh nặng bệnh tật sẽ giảm xuống 10%.
Tại các nước nghèo, gần như 8 – 10 giường bệnh thì có 1 người mắc
bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước.
1 trong 5 đứa trẻ qua đời ở độ tuổi dưới 5 do khủng hoảng nước trên
toàn thế giới.
Các khu vực chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trên thế giới là sa mạc Sub
Saharan tại châu Phi, nơi cư trú của 37% số người chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng nước, chưa đến 1 trong 3 người có thể sử dụng nhà vệ sinh, và
nguy cơ trẻ con chết vì tiêu chảy cao gấp 500 lần so với châu Âu.


11

Gần 90% nước thải tại các nước đang phát triển chảy ra sông, hồ, vùng
ven biển mà chưa qua xử lý: gây nguy hại cho sức khỏe, an toàn thực phẩm và
nguồn nước sạch.[14]
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú,
bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo
như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các
túi nước ngầm. Theo chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020,
Việt Nam có khoảng 2,377 con sơng lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong
đó có 109 sơng chính. Trong số này có 9 sơng là Sơng Hồng, sơng Thái Bình,
sơng Bằng Giang-Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Ba,
sông Đồng Nai, sông Cửu Long và bốn nhánh sông là sông Đà, sông Lô, sông
Sê San, sông Srê Pok đã tạo nên một lưu vực trênm10.000 km2, chiếm khoảng
93% tổng diện tích của mạng lưới sơng ngịi Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam
có rất nhiều các loại hồ tự nhiên , hồ đập, đầm phá, vực nước có kích thước khác
nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ Lawcsk rộng 10

km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2 km2 ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5 km2 tại
Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5 km2 tại Hà Nội. Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa
sông vùng duyên hải miền trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Việt Nam
còn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ m3 nước. Sáu
hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tye m3 đang được sử dụng để khai thác thủy điện
Hịa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly. Nhiều hồ và đập
nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như: Cấm Sơn- Bắc Giang, Kẻ
Gỗ- Hà Tĩnh...
Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt là ở
Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất
ngập nước nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng


12

sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước. Tiêu biểu như hồ Ba Bể, đất
ngập nước Xuân Thủy, Tiền Hải, Bàu Xấu, Cần Giờ và Chàm Chim.
Mặc dù tài nguyên nước của Việt Nam có trữ lượng dồi dào, nhưng trên
thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố khơng đều.
Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn
hán... Chất lượng nước cũng bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi
trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Ước tính khoảng
37% lượng nước mất đi do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến 50%. Ngun
nhân là một phần hệ thống tưới tiêu của Việt Nam được xây dựng từ thập kỷ
60, 70 của thế kỷ trước đến nay đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng. Trong khi
đó hệ thống tưới tiêu hiện nay chỉ có khả năng cung cấp nước cho khoảng 5060% theo yêu cầu.
Trong những năm gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam
được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp
phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã
được chính thức ban hành từ năm 1998 và các văn bản hướng dẫn pháp quy

tiếp theo, đã cung cấp các quy định về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác
và sử dụng tài ngun nước đã khuyến khích được q trình phi tập trung hóa,
đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi của các thành phần ngoài nhà nước trong việc
khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước sinh hoạt và nước
tưới tiêu.
Đặc biệt, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII,
kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6.2012. Luật này quy định việc điều tra cơ
bản tài nguyên nước, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng
chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, quản lý nhà nước về tài
nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam. Tài nguyên nước quy định trong Luật
này bao gồm nước mưa, nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất. Riêng


13

nước biển, nước khống và nước nóng thiên nhiên được điều chỉnh bằng pháp
luật.[17]
2.2.3. Tình hình ơ nhiễm nước ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường, nhưng tình
trạng ơ nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ
thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với
tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn,
hằng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ơ nhiễm mơi trường nước do
khơng có cơng trình và thiết bị xử lý chất thải. Ơ nhiễm nước do sản xuất
công nghiệp là rất nặng.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung rất lớn.

Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước
tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, nhuộm, bột giặt, dệt. ở thành phố
Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện
gang thép, luyện kim màu, khai thác than, về mùa cạn tổng lượng nước thải
khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu.
Nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm
lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu...[12]
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhơm, chì, giấy, dệt
nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày khơng
qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.


14

Tình trạng ơ nhiễm nước ở các khu đơ thị là nhìn rõ nhất ở thành phố
Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Ở các thành phố này nước thải sinh hoạt
khơng có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông,
hồ, kênh, mương). Mặt khác cịn có rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước
thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước
thải, một lượng lớn rác thải rắn trong thành phố không thu gom hết được...là
những nguồn quan trọng gây ô nhiễm nước. Hiện nay mức độ ô nhiễm trong
các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng
Tình trạng ơ nhiễm nước ở nơng thơn và khu vực sản xuất nơng nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ
sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không
được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ơ nhiễm
nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca colifom trung bình
biến đổi từ 1.500-3.500NMP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu,

tăng lên tới 3800-12.500NMP/100ml ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến
môi trường nước và sức khỏe nhân dân.
Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, khơng tn theo quy trình
kỹ thuật nên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với
việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong ni trồng
thủy sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lịng sơng làm cho môi
trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật
gây bệnh và xuất hiện một số tảo đọc, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy
triều đổ ở một số vùng ven biển Việt Nam.


15

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và
nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm
mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái
Bình, sơng Cửu Long, ven biển miền Trung[12]
Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nước ngọt đang trong tình
trạng đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân:
+ Khoảng 17,2 triệu người (21,5% dân số) chưa được tiếp cận nguồn
nước ngọt (theo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường).
+ Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém
(theo thống kê của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên- Môi Trường)
+ Khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mỗi năm mà
một trong những ngun nhân chính là do ơ nhiễm nguồn nước (theo thống kê
của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên- Môi Trường).[9]
+ Khoảng 30% người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của
nước sạch (theo đánh giá của Bộ Y Tế).

+ Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo
báo cáo của Bộ Tài Nguyên- Môi Trường)[15]
2.2.4. Tình hình ơ nhiễm nước ở Thái Ngun
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên: Trong 3- 4 tỷ
m3 nước mặt/năm và 1,5- 2 tỷ m3 nước ngầm của tỉnh Thái Nguyên được
cảnh báo là đang bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là nguồn nước sông Cầu. Các trạm
quan trắc tại Cầu Gia Bảy, đập Thác Huống, Cầu Mây cho thấy hàm lượng
nước sông Cầu một số chỉ tiêu đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần,
như BOD5 vượt từ 1,08- 9,5 lần; COD vượt từ 1,2 - 5,8 lần; NH4 vượt từ 1,3420 lần...
Một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nguồn nước
mặt cũng như nước ngầm đáng báo động ở Thái Nguyên, là do ngành công


16

nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đen, luyện kim mầu, cơng nghiệp cơ
khí, chế tạo... phát triển mạnh, nhưng các biện pháp xử lý ô nhiễm bảo vệ môi
trường không mấy hiệu quả. Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh cũng phải
thừa nhận, hầu hết các biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án, các cơ sở
sản xuất đề cập trong báo cáo đánh giá tác động mơi trường khơng có tính khả
thi hoặc hiệu suất xử lý kém. Thực trạng chung là phần lớn các chất thải sản
xuất chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường.
Tại một số địa điểm ở sông Cơng và hồ Núi Cốc đã có dấu hiệu ơ
nhiễm các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, dầu mỡ và hố chất bảo vệ thực
vật. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm đã có biểu hiện ơ nhiễm cục bộ, mang
đặc trưng từng vùng khác nhau. Một số khu vực khai thác khoáng sản tại xã
Hà Thượng, Tân Linh (huyện Đại Từ) hàm lượng asen từ 0,068- 0,109 mg/l,
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7- 8,2 lần. Phường Quang Vinh (thành phố
Thái Nguyên) và thị trấn Giang Tiên (huyện Phú Lương), hàm lượng Xyanua
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9- 12,9 lần. Nhiều khu vực nước ngầm có nồng

độ pH thấp dưới mức tiêu chuẩn cho phép và có biểu hiện ơ nhiễm Fe, Mn...
Ngồi ra, các chất thải rắn, khí bụi của các cơ sở sản xuất cơng nghiệp cũng
góp phần khơng nhỏ vào việc làm gia tăng tốc độ ô nhiễm môi trường. Điều
nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất
đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp
ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Khu chế xuất sông Công mặc dù đi vào hoạt
động từ năm 2001 đến nay, nhưng vẫn chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước
thải tập trung. Chất thải rắn của các khu chế xuất chưa có khu chơn lấp theo
quy định, thậm chí cịn dùng để san lấp mặt bằng. Đây là một trong những tác
nhân gây ô nhiễm đất và nguồn nước.[13]


17

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Chất lượng nước thải của Nhà máy Cốc Hóa- Cơng ty Cổ phần Gang
Thép Thái nguyên
- Phạm vi nghiên cứu: Nhà máy Cốc Hóa Thái Nguyên
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phường Cam Giá – Thành Phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian tiến hành:20/08 đến 20/12/2017
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Vị trí địa lý, địa hình và đặc điểm cơ bản của nhà máy Cốc Hóa
- Hiện trạng nước thải và quy trình xử lý nước thải của nhà máy
- Đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy Cốc Hóa
- Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước do nước thải gây ra
3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp là phương
pháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứu đề tài của trong lĩnh vực tài
nguyên môi trường. Đây là phương pháp tham khảo các tài liệu có sẵn liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, là phương pháp truyền thống, nhanh và hiệu quả.
Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu với các nội dung sau đây:
Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan đến vấn đề môi
trường sản xuất.
Thu thập các số liệu thứ cấp tại phịng kỹ thuật và cơng nghệ của nhà
máy Cốc Hóa- Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua thực địa, sách báo, internet...


×