Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tự chủ tài chính ở bệnh viện mắt hà nội, thành phố hà nội luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.77 KB, 67 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGƠ THỊ THƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chun ngành

: Quản lý tài chính cơng

Mã số

: 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS.Nguyễn Trọng Thản

HÀ NỘI -2020
1


BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGƠ THỊ THƯƠNG
Lớp: CQ54/01.01


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành

: Quản lý tài chính công

Mã số

: 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:PGS.TS.Nguyễn Trọng Thản

HÀ NỘI -2020
2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGƠ THỊ THƯƠNG

i



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

BGĐ

Ban giám đốc

BHYT

Bảo hiểm Y tế

BHXH

Bảo hiểm Xã hội

CBNV

Cán bộ nhân viên

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KCB

Khám chữa bệnh


KH – TH

Kế hoạch – Tổng hợp

KT – XH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TC – KT

Tài chính – kế tốn

TSCĐ

Tài sản cố định

TP

Thành phố

SNCL

Sự nghiệp cơng lập

UBND


Ủy ban nhân dân

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ..................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TRONG CÁC BỆNH VIỆN CƠNG LẬP ................................................... 5
1.1. Tổng quan về bệnh viện công lập............................................... 5
1.1.1. Khái niệm bệnh viện công lập ................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm bệnh viện cơng lập .................................................. 6
1.1.3. Vai trị của bệnh viện công lập ............................................... 7
1.2. Cơ chế tự chủ tài chính trong các bệnh viện cơng lập .............. 7
1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính trong các bệnh viện công
lập ............................................................................................................ 7
1.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính trong các bệnh viện cơng lập
................................................................................................................. 8
1.2.2.1. Tự chủ về tạo lập nguồn tài chính ........................................ 8
1.2.2.2. Tự chủ về sử dụng các nguồn tài chính ................................ 9
1.2.2.3. Tự chủ về phân phối kết quả hoạt động tài chính. .............. 10
1.2.2.4. Tự chủ trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ .................. 11
iii



1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính trong các bệnh
viện cơng lập ............................................................................................ 12
1.3.1. Nhân tố khách quan .............................................................. 12
1.3.2. Nhân tố chủ quan ................................................................. 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHỦ TẠI BỆNH VIỆN
MẮT HÀ NỘI ............................................................................................. 15
2.1. Giới Thiệu Về Bệnh Viện Mắt Hà Nội ..................................... 15
2.1.1. Lịch sử phát triển, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị .......... 15
2.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý tài chính .......................................... 17
2.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại bệnh viện mắt hà nội ............ 20
2.2.1. Tự chủ về tạo lập nguồn tài chính ......................................... 20
2.2.2. Tự chủ về sử dụng các nguồn tài chính ................................. 24
2.2.3. Tự chủ về phân phối kết quả hoạt động tài chính .................. 28
2.2.4. Tự chủ trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ..................... 30
2.3. Đánh Giá Chung Thực Trạng Tự Chủ Tài Chính Tại Bệnh
Viện Mắt Hà Nội ..................................................................................... 30
2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................. 30
2.3.2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân ........................................... 32
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI .............................................................. 37
3.1. Phương Hướng, Mục Tiêu Tự Chủ Tài Chính Tại Bệnh Viện
Mắt Hà Nội Đến Năm 2025 ..................................................................... 37
iv


3.1.1. Định hướng phát triển của Bệnh viện Mắt Hà Nội đến năm
2025 ....................................................................................................... 37
3.1.2. Phương hướng, mục tiêutự chủ tài chính của Bệnh viện Mắt
Hà Nội đến năm 2025 ............................................................................ 38
3.2. Giải Pháp Tăng Cường Tự Chủ Tài Chính Tại Bệnh Viện Mắt

Hà Nội ...................................................................................................... 40
3.2.1. Giải pháp tự chủ về tạo lập nguồn tài chính ......................... 40
3.2.2. Giải pháp tự chủ về sử dụng các nguồn tài chính ................. 46
3.2.3. Giải pháp tự chủ về phân phối kết quả hoạt động kinh doanh
............................................................................................................... 47
3.2.4. Giải pháp tự chủ trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ...... 49
3.3. Các Kiến Nghị Thực Hiện Giải Pháp ...................................... 51
3.3.1. Đối với chính phủ và các Bộ, ngành ..................................... 51
3.3.2. Đối với Bộ y tế, sở y tế và cơ quan BHXH ............................ 52
KẾT LUẬN ......................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 55
PHỤ LỤC 01: TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI ĐƠN VỊ .............................................................. 57

v


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: sơ đồ bộ máy bệnh viện mắt Hà Nội

18

Danh mục các bảng
Bảng 2.1:Tổng hợp chi tiết các nguồn thu giai đoạn 2017– 2019

21

Bảng 2.2:Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2017 – 2019


23

Bảng 2.3:Tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn NSNN cấp 2017 -2019

25

Bảng 2.4:Tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn thu 2017 -2019

26

Bảng 2.5: Tổng hợp trích lập quỹ hàng năm giai đoạn 2017 - 2019

30

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Con
người là một nhân tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến sự phát triển của
xã hội của đất nước. Vì vậy muốn có một xã hội phát triển đòi hỏi chúng ta phải
phát triển nguồn nhân lực trong đó có việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân. Do đó hoạt động y tế - hoạt động chăm lo sức khoẻ cho con người là
hoạt động rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta,
Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm và chú trọng phát triển ngành y tế và việc
chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gắn các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội với các mục tiêu phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân. Ngành y tế phấn đấu đảm bảo công bằng, nâng cao chất lượng và hiệu quả
chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của mọi tầng lớp nhân

dân.
Trước đây, sự nghiệp y tế là một lĩnh vực dịch vụ cơng hồn tồn do Nhà
nước đứng ra cung cấp, các bệnh viện công chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính
sự nghiệp đơn thuần, do NSNN đầu tư. Nhà nước dù đã cố gắng tăng chi cho y
tế từ nguồn NSNN hàng năm nhưng số chi cũng rất hạn chế, dẫn tới tình trạng
các bệnh viện cơng hoạt động không hiệu quả, không đáp ứng được đầy đủ nhu
cầu của bệnh nhân và không đem lại được chất lượng KCB tốt nhất theo yêu
cầu của người dân trong điều kiện phát triển. Vì vậy, sự nghiệp y tế khơng cịn
đơn thuần là dịch vụ chăm sóc sức khỏe công do Nhà nước đứng ra cung cấp
cho xã hội, mà giờ đây đã nâng cao vai trò trở thành một ngành thuộc nhóm
ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Nguồn tài chính
của các đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực Y tế là do NSNN cấp kết hợp với khai
1


thác các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ Y tế khác cho xã hội. Theo đó, các
bệnh viện cơng là một đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng cung cấp các dịch
vụ y tế cho người dân. Tuy nhiên hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện
công không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất.
Tự chủ tài chính địi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện cơng vừa phải
đảm bảo hiệu quả tài chính vừa phải đảm bảo mục tiêu cơng bằng trong chăm
sóc sức khỏe người dân, hướng tới mục tiêu phát triển KT – XH của đất nước.
Theo quan điểm này, Nhà nước đã ban hành các chính sách giao quyền tự chủ
cho các bệnh viện công lập bắt đầu từ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, cho tới
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và hiện tại là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã
xây dựng hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý căn bản cho hoạt động quản lý tài
chính trong điều kiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp.
Bệnh viện Mắt Hà Nội là một đơn vị sự nghiệp Y tế công lập. Thông qua
việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Bệnh viện mắt Hà Nội đã tạo ra được
những tác động nhất định trong cung ứng, sử dụng và chi trả dịch vụ y tế; các

nguồn thu được sử dụng hợp lý để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bệnh viện,
nâng cao chất lượng KCB. Điều này địi hỏi ngành y tế nói chung và cụ thể là
các đơn vị sự nghiệp công lập - nơi trực tiếp nhận các nguồn lực tài chính này
phải có cơ chế tự chủ tài chính phù hợp. Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận,
nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề, tơi đã lựa chọn đề
tài: “Tự chủ tài chính tại bệnh viện mắt Hà Nội, Thành phố Hà Nội”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2


-Hệ thống hóa lý luận về tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp Y tế công
lập.
- Phân tích đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại Bệnh viện Mắt Hà Nội
thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp đổi mới và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính
tại Bệnh viện Mắt Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
* Đối tượng nghiên cứu:
Tự chủ tài chính tại Bệnh viện mắt Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tự chủ tài chính tài Bệnh viện mắt Hà nội, Thành phố Hà
Nội
- Thực trạng tự chủ tài chính tại Bệnh viện mắt Hà Nội, Thành phố Hà nội.
- Thời gian nghiên cứu: 2017-2019.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
* Hệ thống hóa làm rõ hơn các vấn đề cơ sở lý luận và cơ chế tự chủ tài
chính đơn vị sự nghiệp Y tế công lập áp dụng đối với Bệnh viện Mắt Hà Nội.
* Trên cơ sở đánh giá tình hình tự chủ tài chính của Bệnh viện Mắt Hà

Nội. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện tự chủ tài chính tại bệnh viện
nói riêng và các đơn vị sự nghiệp Y tế cơng lập nói chung trong điều kiện áp
dụng tự chủ tài chính ở đơn vị trong giai đoạn hiện nay.

5. Kết cấu luận văn:

3


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo Luận
văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tự chủ tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp Y tế công lập.
Chương 2: Thực trạng tự chủ tại bệnh viện mắt Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp tăng cường tự chủ tài chính tại Bệnh viện mắt Hà
Nội.

4


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan về bệnh viện công lập
1.1.1. Khái niệm bệnh viện công lập
Bệnh viện công lập làmột đơn vị sự nghiệp y tế công lập do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập và quản lí theo quy định của pháp luật, có tư
cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định
của pháp luật và kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc
phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chun mơn khám chữa bệnh
Cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp y tế gọi là “cơ quan quản

lý cấp trên’’: Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế do trung ương quản lý là các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chính phủ; đối cới các đơn vị sự nghiệp y tế do
địa phương quản lý là sở y tế.Cũng như các đơn vị sự nghiệp khác, được xác
định dựa vào các tiêu chuẩn:
-Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm
quyền ở trung ương hoặc địa phương.
-Được nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo chế độ
Nhà Nước quy định.
-Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế tốn theo chế
độ Nhà nước quy định.
-Có mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng để lý gửi các
khoản thu, chi tài chính.
Người có thẩm quyền là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế do trung ương quản lý,

5


là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các đơn vị sự nghiệp y tế do địa
phương quản lý.
1.1.2. Đặc điểm bệnh viện công lập
Thứ nhất, bệnh viện cơng lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định thành lập.
Bệnh viện cơng lập có thể do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ y tế
hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp ra quyết định thành lập
thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Do vậy, các bệnh viện công lập
phải tuân theo cơ chế và quy định của các cơ quan Nhà nước và cơ quan chủ
quản.
Thứ hai, bệnh viện công lập cung cấp các dịch vụ y tế công cho xã hội và

là tổ chức hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận.
Khơng như hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục đích lợi nhuận của
doanh nghiệp. Các dịch vụ được cung ứng với mục đích đáp ứng lợi ích chung
và lâu dài cho xã hội.Thông qua các bệnh viện công lập nhà nước cung cấp các
sản phẩm dịch vụ khám chữa bệnh, phòng dịch bệnh…nhằm thực hiện chủ
trương bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong q trình hoạt động,
các bệnh viện cơng lập được phép thu các loại phí, lệ phí, viện phí và sử dụng
các nguồn thu đó theo quy định của pháp luật hiện hành dể đáp ứng một phần
hay toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, đồng thời Nhà nước
cũng khuyến khích các đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi tiêu, hoạt động có hiệu
quả hơn góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước (NSNN).
Thứ ba, các hoạt động do bệnh viện công lập thực hiện thường mang lại
lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với q trình tạo ra của cải
vật chất và giá trị tinh thần.

6


Thứ tư, hoạt động của các bệnh viện công lập luôn gắn liền và bị chi phối
trực tiếp bởi các chính sách và các chương trình phát triển kinh tế -xã hội của
Nhà nước.
1.1.3. Vai trị của bệnh viện cơng lập
Vai trị của bệnh viện cơng lập trước tiên được thể hiện trong việc nâng
cao sức khỏe con người thông qua việc phòng và chữa bệnh cho người dân,
cung cấp một lực lượng lao động có chất lượng, từ đó nâng cao năng suất lao
động, tăng của cải cho xã hội. Hoạt động của các SNYT sẽ hỗ trợ cho các
ngành, lĩnh vực khác hoạt động bình thường, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Thêm vào đó, do nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực còn
bộc lộ nhiều hạn chế, sự tồn tại của bệnh viện cơng lập đóng vai trị quan trọng
góp phần khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường. Nhà nước tổ

chức duy trì và tài trợ cho các hoạt động SNYT để cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của mình trong việc phân
phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi cơng cộng.
1.2. Cơ chế tự chủ tài chính trong các bệnh viện cơng lập
1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính trong các bệnh viện cơng lập
Cơ chế quản lý tài chính là hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình
thức và công cụ được vận hành để quản lý các hoạt động tài chính ở một chủ
thể nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã định. Cơ chế quản lý tài chính
là sản phẩm chủ quan của con người trên cơ sở nhận thức vận động khách quan
của phạm trù tài chính trong từng giai đoạn lịch sử.
Cơ chế tự chủ tài chính trong các bệnh viện cơng lập là cơ chế quản lý tài
chính mà ở đó quyền định đoạt các vấn đề tài chính của đơn vị gắn trách nhiệm
thực thi quyền định đoạt đó được đề cao.

7


Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và
đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập nói riềng được thực hiện theo Nghị định
16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2016 của
Chính phủ. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được trao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính.
1.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính trong các bệnh viện cơng lập
1.2.2.1. Tự chủ về tạo lập nguồn tài chính
Nguồn tài chính của đơn vị của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn
vị sự nghiệp công lập, cụ thể như sau:
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân
sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi

phí;
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định
(phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết
bị, tài sản phục vụ cơng tác thu phí);
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ khơng thường xun
(nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ (đối với
đơn vị không phải là tổ chức khoa học cơng nghệ); kinh phí các chương trình
mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện
các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh
phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan
có thẩm quyền giao;

8


- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Tự chủ về sử dụng các nguồn tài chính
- Chi thường xuyên; gồm:
Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;
Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;
Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với NSNN,
trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo
quy định của pháp luật).
- Chi không thường xuyên; gồm:
Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ;
Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch,

khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định;
Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi theo quy
định;
Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định (nếu có);
Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản
cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;
Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

9


1.2.2.3. Tự chủ về phân phối kết quả hoạt động tài chính.
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp
khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử
dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương
ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa khơng q 2 tháng
tiền lương, tiền cơng bình quân thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi cịn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các
quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ
lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định mức
trích vào các quỹ cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.Mức trả
thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết

định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao
hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công
nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác
cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định
của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế
chi tiêu nội bộ của đơn vị.
10


Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.
Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân
trong và ngồi đơn vị theo hiệu quả cơng việc và thành tích đóng góp vào hoạt
động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị.
Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các cơng trình phúc lợi, chi cho
các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó
khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức;
chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ
trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn
vị.
1.2.2.4. Tự chủ trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
a) Đơn vị sự nghiệp y tế cơng có hoạt động dịch vụ thực hiện đăng ký, kê
khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của
pháp luật.
b) Đơn vị sự nghiệp y tế cơng có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

c) Đơn vị sự nghiệp y tế cơng có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy
chế chi tiêu nội bộ, gửi cơ quan quản lý cấp trên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được Quy chế, trường hợp Quy chế có quy định khơng phù hợp với
quy định của Nhà nước, cơ quan quản lý cấ trên có ý kiến bằng văn bản yêu
cầu đơn vị điều chỉnh lại cho phù hợp
Sau thời gian nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên khơng có ý kiến, đơn
vị triển khai thực hiện theo Quy chế, đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp
để theo dõi, giám sát thực hiện, kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao
dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

11


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính trong các bệnh viện
cơng lập
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
Các bệnh viện cơng lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và
quản lý theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm cụ cung ứng dịch vụ
công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám chữa
bệnh. Do vậy cơ chế hoạt động nói chung và cơ chế tự chủ tài chính của các
bệnh viện công lập chịu ảnh hưởng của các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nghị định số16/2015/NĐ-CP.
Cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số16/2015/NĐ-CP đã từng bước giảm
bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nươc, tạo điều kiện cho đơn vị chủ
động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm
vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi
tiêu đối với từng lĩnh vực trên tình thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả; khuyến
khích các đơn vị mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu; tiết kiệm chi, tăng

thu nhập cho người lao động; cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp
phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; thực hiện việc
kiểm soát chi tiêu nội bộ; nâng cao kỹ năng quả lý, chất lượng hoạt động sự
nghiệp.
Ngoài ra, khi Nhà nước thay đổi về chính sách về phí, viện phí… thì ảnh
hưởng đến nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp y tế, từ đó ảnh hưởng đến tình
hình thực hiện tự chủ của các đơn vị.

12


1.3.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước
Cơ chế quản lý tài chính do Nhà nước ban hành bao gồm xây dựng nguồn
thu và định mức thu. Nội dung chi và định mức chi tiêu, cùng các quy định,
cùng các quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm sốt, q trình tạo lập các quỹ
tài chính của đơn vị nhằm phát huy vai trò của cơ chế tự chủ tài chính. Cơ chế
quản lý tài chính bệnh viện cơng lập tạo hành lang pháp lý cho q trình tạo lập
và sử dụng nguồn tài chính, do đó ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của đơn vị.
Tùy loại hình đơn vị sự nghiệp khác nhau sẽ có cơ chế quản lý tài chính
khác nhau. Theo mức độ đảm bảo chi phí hoạt động thường xun, có 3 loại
hình đơn vị sự nghiệp là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, đơn vị
sự nghiệp tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách
nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. Mức độ tự chủ của các loại hình
đơn vị sự nghiệp này khác nhau, do đó có những quy định về cơ chế tài chính
khác nhau.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị
Công tác tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ. nhân viên trong đơn
vị quan trọng, Với bộ máy gọn nhẹ, tổ chức tốt bộ máy hoạt động, xác định rõ
chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, các bộ phận, bố trí lao động hợp lý,

tinh giảm những lao động thừa hoặc làm việc không hiệu quả, đội ngũ cán bộ
nhân viên có năng lực, nhanh nhẹn, được bố trí phù hợp với trình độ, năng lực,
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, thực hiện tăng thu , tiết
kiệm chi, có thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên trong đơn vị.
Năng lực của cán bộ, viên chức trong đơn vị sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả, chất lượng công việc. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ điều hành đơn vị thực
hiện tốt những nhiệm vụ được giao. Cán bộ kế tốn có trình độ chun mơn

13


giỏi sẽ giúp cho cơng tác quản lý tài chính. Kế toán tại đơn vị đúng với những
quy định của nhà nước, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, Phát
huy được những ưu thế mà cơ chế tài chính mới đem lại cho đơn vị, đồng thời
tham mưu cho thủ trưởng có những quyết sách đúng đắn trong quản lý tài chính,
kế tốn tại đơn vị.
1.3.2.2. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tình hình tài chính của đơn vị
Trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ngồi những mặt tích
cực thì vẫn cịn tồn tại những sai sót khó tránh khỏi lam ảnh hưởng đến việc
thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như vi phạm chế độ, chính sách, quản lý thu
chi tài chính, hạch tốn nhầm lẫn, sai sót các nghiệp vụ…Vì vây cơng tác kiểm
tra, kiểm sốt tại đơn vị là điều rất cần thiết.
Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt tình hình tài chính của đơn vị gồm kiểm sốt
nội bộ đơn vị và kiểm sốt ngồi đơn vị như kiểm tra của Bộ nhàng, chủ quản,
của Kiểm toán, của Thanh tra, cơ quan thuế, cơ quan tài chính…Việc kiểm tra,
kiểm soát phải được tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho đơn vị phát hiện kịp
thời các sai sót và có biện pháp khắc phục, xử lý, giúp cho việc sử dụng kinh
phí tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp vào việc thực hiện tự chủ của đơn vị.
Tóm tắt chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những nguyên lý và
đặc trưng cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính ở ĐVSNYTCN thuộc lĩnh vực y

tế, đặc biệt đã chỉ ra được các nguồn tài chính và những nội dung chi của
ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế, từ đó xác định được các nhân tố ảnh đến cơ chế
tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế.

14


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHỦ TẠI
BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI
2.1. Giới Thiệu Về Bệnh Viện Mắt Hà Nội
2.1.1. Lịch sử phát triển, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị
2.1.1.1. Lịch sử phát triển bệnh viện mắt Hà Nội
Bệnh viện Mắt Hà Nội được thành lập ngày 15/06/1995, tiền thân là đội
Phòng chống mắt hột thuộc Sở y tế Hà Nội từ năm 1954. Trải qua hơn 20 năm
hình thành và phát triển, được sự giúp đỡ của các Sở Ban Ngành Hà Nội, Bộ y
tế, Viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã từng bước khơng ngừng
lớn mạnh, đồn kết, sáng tạo, năng động trong công cuộc đổi mới công tác KCB
chuyên khoa mắt, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật của nhãn khoa
thế giới. Trong vai trò là Bệnh viện chuyên khoa Mắt đầu ngành của TP Hà
Nội, bên cạnh nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật cao, Bệnh viện Mắt
Hà Nội tăng cường cơng tác phịng chống mù lòa tại cộng đồng, chuyển giao
kỹ thuật cho tuyến dưới, đào tạo cán bộ nhãn khoa mạng lưới cơ sở, thực hiện
các hoạt động truyền thơng phịng bệnh, KCB về mắt cho nhân dân Thủ đô và
các tỉnh thành lân cận.
Bệnh viện Mắt Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của TP trực
thuộc Sở Y tế Hà Nội, mơ hình Bệnh viện gồm 12 khoa phịng, tổ chức bộ máy
và biên chế của Bệnh viện cơ bản là ổn định, giường bệnh kế hoạch được đảm
bảo là 120 giường.
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện mắt Hà Nội
* KCB, phòng bệnh và phục hồi chức năng về Mắt cho bệnh nhân trong

cả nước.
- Tiếp nhận bệnh nhân khám cấp cứu về mắt.

15


- Điều trị nội, ngoại trú cho bệnh nhân theo BHYT, các bệnh nhân mà các
tuyến chưa có khả năng điều trị.
- Khám, chữa bệnh cho người nước ngoài.
- Thực hiện phòng bệnh và tuyên truyền phòng các bệnh về mắt.
- Khám và điều trị bệnh nhân theo yêu cầu.
- Điều trị và phục hồi chức năng cho người khiếm thị.
- Khám giám định y khoa theo yêu cầu của hội đồng giám định y khoa
Trung ương.
- Khám giám định y pháp theo trưng cầu của các cơ quan thực thi pháp
luật.
- Phối hợp với các cơ sở phòng chống mù lồ hoặc trung tâm phịng chống
bệnh xã hội ở các tỉnh để phát hiện và dập tắt dịch về mắt.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế.
* Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ KCB, phịng bệnh,
phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần giải phóng mù lồ cho nhân dân cả nước.
- Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới trong khám và chữa bệnh về
mắt.
- Nghiên cứu kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại trong khám, chữa
bệnh về mắt.
- Nghiên cứu các bệnh đặc thù về mắt.
- Nghiên cứu khoa học cơ bản về chuyên nghành mắt.
- Nghiên cứu phương pháp phòng bệnh mắt.
* Phòng bệnh

16


- Duy trì lịch sinh hoạt gia đình người bệnh hàng tuần để tư vấn cho người
nhà bệnh nhân về chăm sóc, ni dưỡng và cách phịng chống một số bệnh
thường gặp ở mắt, phòng lây chéo trong bệnh viện.
- Tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt theo chuyên đề tại bệnh viện.
* Quản lý bệnh viện
- Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện theo quy định
của Nhà nước, cụ thể:
+ Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, tiền lương.
+ Quản lý tài chính, tài sản của bệnh viện.
+ Quản lý phát triển các dự án.
+ Quản lý chuyên môn kỹ thuật và người bệnh.
+ Quản lý hồ sơ bệnh án, tài liệu.
-Quản lý và sử dụng có hiệu quả viện trợ quốc tế.
- Quản lý các dịch vụ chuyên môn y tế và các dịch vụ khác để tăng nguồn
kinh phí cho bệnh viện và cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức
trong bệnh viện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Quản lý an ninh chính trị, trật tự an tồn cơ quan và cảnh quan môi
trường.
2.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý tài chính
* các phịng chức năng của Bệnh viện: 5 phòng
1. Phòng kế hoạch tổng hợp
2. Phòng tổ chức cán bộ
3. Phịng hành chính quản trị
4. Phịng tài chính kế toán

17



×