Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Khoá luận đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.1 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

VŨ LINH TRANG

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT
BẢO VỆ THƯC VẬT TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành/ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: Mơi trường
: 2014 - 2018

THÁI NGUYÊN – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

VŨ LINH TRANG


ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT
BẢO VỆ THƯC VẬT TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành/ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trường
: Môi trường
: 2014 - 2018
: ThS. Dương Thị Minh Hòa

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập là thời gian quan trọng nhất của sinh viên các trường Đại học,
Cao đẳng nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Để
từ đó giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, kiểm nghiệm lại chúng
trong thực tế, nâng cao kiên thức nhằm phục vụ chuyên môn sau này.
Để hồn thành tớt được đề tài tớt nghiệp, tơi xin cảm ơn tồn thể các
thầy cơ, cán bộ khoa Mơi Trường, trường Đại Học Nông lâm - Thái Nguyên.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ Chi Cục Bảo vệ
môi trường tỉnh Thái Nguyên, bạn bè và những người thân trong gia đình đã
động viên khuyến khích và giúp đỡ tơi trong śt q trình học tập cũng như
hồn thành đề tài này.
Đặc biệt tơi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Dương Thị
Minh Hịa trong śt q trình thực tập vừa qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cớ gắng nhưng do
thời gian và năng lực cịn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
để đề tài của tôi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày

tháng

Sinh viên

Vũ Linh Trang

năm 2018


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của
WHO) ................................................................................................................ 6
Bảng 2.2. Bảng phân loại thuốc BVTV theo mức độ bền vững ....................... 7
Bảng 2.3. Dạng thuốc BVTV ............................................................................ 8
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh ................... 30

Bảng 4.2. Cách sử dụng hóa chất BVTV của người dân xã Tức Tranh ......... 31
Bảng 4.3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở xã Tức Tranh ....... 32
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng hóa chất BVTV ................ 34
của các hộ dân ................................................................................................. 34
Bảng 4.5. Cách xử lý bao bì th́c BVTV sau khi sử dụng của các hộ dân ... 37
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhóm Clo hữu cơ trong môi trường nước
mặt xã Tức Tranh ...........................................................................................38
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhóm Clo hữu cơ trong môi trường đất xã Tức
Tranh............................................................................................................... 39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ thể hiện vị trí xã Tức Tranh ............................................. 26
Hình 4.2. Hình ảnh chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV trên cánh đồng của
xã Tức Tranh ................................................................................................ 35
Hình 4.3. Nhà lưu chứa và bể thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ..... 36


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Viết đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật


BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

CT - UBND

Chỉ thị của Ủy ban Nhân dân tỉnh

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

KHCN

Khoa học cơng nghệ

NĐ - CP

Nghị định Chính phủ

QH13

Q́c hội khóa 13

QĐ - UBND

Quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh

QĐ – TTg


Qút định của Thủ tướng Chính phủ

TT

Thơng tư

TT - BTNMT

Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường

TTLT - BTC

Thơng tư liên tịch của Bộ Tài chính


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1 ............................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 2

1.3. Ý nghĩa đề tài ......................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học .................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................... 2
Phần 2 ............................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................... 4
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan......................................................................4
2.1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật.....................................................5
2.1.1.3. Các dạng thuốc BVTV………………………………………………………8
2.1.1.4. Ảnh hưởng của thuốc BTVT tới con người và môi trường…………….8
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ................................................................. 18
2.2. Tình hình quản lý chất thải chứa hoá chất bảo vệ thực vật tại địa
phương ........................................................................................................ 19


vi

2.2.1. Sơ lược về công tác thu gom chất thải bỏ chứa hoá chất BVTV tại
địa phương ............................................................................................... 19
2.2.2. Hiện trạng xử lý ............................................................................. 20
2.3. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trong nước và trên thế
giới ............................................................................................................ 21
2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới .............. 21
2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam ............... 22
Phần 3 ............................................................................................................. 24
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 24

3.2. Địa điểm và thời gian tiên hành ......................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa .................................................................... 24
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................... 25
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn ................................................. 25
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................ 25
Phần 4 ............................................................................................................. 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tức Tranh .......................... 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 26
4.1.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................26
4.1.1.2. Địa hình tự nhiên................................................................................27
4.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................27
4.1.1.4. Lượng mưa.........................................................................................27


vii

4.1.1.5. Thủy văn.............................................................................................28
4.1.1.6. Tài nguyên..........................................................................................28
4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội........................................................ ..28
4.1.2.1. Điều kiện về kinh tế............................................................................28
4.1.2.2. Điều kiện về xã hội.............................................................................29
4.2. Tình hình sử dụng hố chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại
xã Tức Tranh, huyện Phú Lương ............................................................. 30
4.3. Hiện trạng công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật
tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương ....................................................... 34
4.3.1. Khối lượng bao bì hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh .................. 34
4.3.2. Hiện trạng về công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV tại

xã Tức Tranh ........................................................................................... 35
4.4. Hiện trạng môi trường nước và đất tại xã Tức Tranh .................... 38
4.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải
bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tức Tranh ............................... 39
4.5.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải bỏ chứa
hóa chất BVTV ......................................................................................... 39
4.5.2. Những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý chất thải bỏ
chứa hóa chất BVTV ............................................................................... 40
4.5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải bỏ chứa hóa
chất bảo vệ thực vật phù hợp................................................................... 41
Phần 5 ............................................................................................................. 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 43
5.1. Kết luận ................................................................................................ 43
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hóa chất bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng
trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động
vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Bên cạnh
những lợi ích mà th́c bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nơng nghiệp thì
những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một
vấn đề cấp bách.
Ngồi mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại mùa màng, thuốc
bảo vệ thực vật còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng hệ

sinh thái đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và cả cho người sản xuất. Vì
vậy, việc tìm hiểu việc quản lý và sử dụng về hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt
Nam, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống nhằm nâng
cao kiến thức nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng là
điều rất cần thiết.
Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là một trong
những xã có nhiều làng nghề truyền thống canh tác chè nhất trên địa bàn
huyện Phú Lương. Là một trong những xã được coi là có diện tích canh tác
chè và hoạt động nơng nghiệp gần như là nghề chính của người dân trên địa
bàn xã. Để đạt được lượng chè tiêu thụ và đáp ứng nhu cầu trên thị trường
ngày càng lớn, vấn đề sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, th́c trừ sâu
trong canh tác để nâng cao năng suất cây trồng là điều khơng thể tránh khỏi.
Chính vì vậy các cơ quan quản lý luôn đưa ra các biện pháp giúp người dân
trên địa bàn vừa sử dụng được lượng hóa chất hợp lý, không gây hại đến sức


2

khỏe và ảnh hưởng đến môi trường và năng suất cây trồng vẫn luôn ổn định,
đảm bảo nhu cầu kinh tế - xã hội cho người dân.
Xuất phát từ những thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh
giá cơng tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tức
Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá được công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực
vật trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn

xã Tức Tranh
- Đánh giá được hiện trạng trong công tác quản lý và xử lý bao bì hóa
chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước và môi trường đất của xã
Tức Tranh.
- Đề xuất ra một số giải pháp phù hợp để khác phục những tồn tại.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Kết quả của đề tài là tài liệu để tham khảo và là cơ sở cho các nghiên
cứu khoa học liên quan đến mảng kiến thức này.
- Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống kiến thức đã học và áp dụng vào
thực tế cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế.
- Đánh giá cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bỏ chứa hóa
chất BVTV xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn


3

- Đánh gia đúng thực trạng công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV trên
địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất ra một sớ giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
cơng tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất BVTV để cải thiện và góp phần bảo
vệ môi trường.


4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm Hóa chất BVTV: Là danh từ chung dùng để chỉ một chất
hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phịng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các
sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho người và động vật, các loại
côn trùng hay động vật có hại trong q trình sản x́t, chế biến, dự trữ, xuất
khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức
ăn gia súc hoặc phịng chớng các loại cơn trùng, ký sinh trùng (Trần Văn Hải,
2008) [11].
- Khái niệm thuốc BVTV:
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có
nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên
thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và
các tác nhân khác (Trần Văn Hải, 2008)
- Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng
nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể
sinh vật, phá hủy nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật
bị ngộ độc hoặc bị chết (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [6].
- Khái niệm về độc tính
Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở
một lượng nhất định của chất độc đó (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [6].
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối


5


với cơ thể sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng:
+ Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây nhiễm độc
tức thì, ký hiệu LD50 (Letal Dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với
1kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là
chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lần với khơng khí (hơi độc hay ở trong nước)
thì được ký hiệu LC50 ( Letal Concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg)
trong một m3 không khí hoặc một lit nước có thể gây chết 50% cá thể thí
nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.
+ Độc mãn tính (độc trường diễn): Chỉ khả năng tích lũy chất độc trong
cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người và
sinh vật [7].
2.1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
Hóa chất BVTV được sử dụng ngày càng tăng về số lượng lẫn
chủng loại. Theo thông tư số 36/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn thì danh mục th́c BVTV được phép sử dụng có 1201
hoạt chất với 3107 tên thương phẩm, danh mục th́c BVTV hạn chế sử
dụng có 16 hoạt chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm
sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau.
Việc phân loại hóa chất BVTV khá đa dạng, với nhiều cách phân
loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu:
* Phân loại theo mục đích sử dụng
- Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ cơn trùng gây hại
- Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại
- Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng


6


- Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm: photphua kẽm
và warfarin.
* Phân loại theo nguồn gốc hóa học
- Th́c có nguồn gớc vơ cơ: bao gồm các hợp chất vơ cơ có khả
năng tiêu diệt dịch hại.
- Th́c có nguồn gớc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp
có khả năng diệt trừ sâu bệnh.
- Th́c có nguồn gớc sinh học: Gồm các lồi sinh vật, các sản phẩm
có nguồn gớc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây
cỏ hay các sản phẩm được chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
* Phân loại theo tính độc
Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên
cơ thể động vật ở cạn đã đưa ra các nhóm độc tớ theo tác động của độc tố tới
cơ thể qua miệng và qua da như sau:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các loại thuốc thành 5 nhóm
độc khác nhau: Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung bình), III (ít độc),
và IV (rất ít độc).
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Dạng rắn
Qua miệng
Qua da
Qua miệng
Qua da
Rất độc





Độc
20 – 200
40 – 400
5 – 50
10 – 100
Độc trung bình 200 – 2000
400 – 4000
50 – 500
100 – 1000
Ít độc
> 2000
> 4000
> 500
> 1000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [6]


7

Trong đó:
- LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị
LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.
* Phân loại theo mức độ bền vững
Các hóa chất BVTV có độ bền vững khác nhau, nhiều chất có thể

đọng lại trong mơi trường đất nước, khơng khí và trong cơ thể động, thực
vật. Do vậy các hóa chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sức khỏe con người. Dựa vào độ bền vững của chúng có
thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau:
Bảng 2.2. Bảng phân loại thuốc BVTV theo mức độ bền vững
Các nhóm thuốc
BVTV

Đặc điểm

Nhóm chất khơng
bền vững

Nhóm này gồm các hợp chất phớt pho hữu cơ,
cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ
bền vững kéo dài trong vịng 1-12 tuần

Nhóm chất bền
vững trung bình

Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1-18 tháng

Nhóm chất bền
vững

Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2-5 năm.
Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử
dụng ở Việt Nam như là: DDT, 666... là các hợp
chất clo bền vững.


Là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất này có chứa
kim loại nặng khơng bị phân hủy theo thời gian như
Nhóm rất bền vững
thủy ngân (Hg), Asen. .. chúng đã bị cấm sử dụng
ở Việt Nam.
(Nguồn: Đặng Quốc Nam, 2014) [13]


8

2.1.1.3. Các dạng thuốc BVTV
Bảng 2.3. Dạng thuốc BVTV
Chữ viết tắt

Thí dụ

Ghi chú

ND, EC

Tilt 250 ND, Basudin
40 EC, DC-Trons
Plus 98.8 EC

Thuốc ở thể lỏng,
trong suốt.
Dễ bắt lửa cháy nổ

Dung dịch


DD, SL, L,
AS

Bonanza 100
DD,Baythroid 5
SL,Glyphadex 360
AS

Hịa tan đều trong
nước, khơng chứa
chất hóa sữa

Bột hòa nước

BTN, BHN,
WP, DF,
WDG, SP

Viappla 10 BTN,
Vialphos 80 BHN,
Copper-zinc 85 WP,
Padan 95 SP

Dạng bột mịn, phân
tán trong nước thành
dung dịch huyền phù

Huyền phù

HP,FL, SC


Appencarb super 50
FL, Carban 50 SC

Lắc đều trước khi
sử dụng

Hạt

H, G, GR

Basudin 10 H, Regent
0.3 G

Chủ yếu rãi vào đất

Viên

P

Orthene 97 Pellet,
Deadline 4% Pellet

Chủ yếu rãi vào đất,
làm bả mồi.

Karphos 2 D

Dạng bột mịn,
không tan trong

nước, rắc trực tiếp

Dạng thuốc
Nhũ dầu

Thuốc phun
bột

BR, D

(Nguồn: Trần Văn Hải, 2008) [11]
2.1.1.4. Ảnh hưởng của thuốc BTVT tới con người và môi trường
* Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới con người
Hầu hết các loại thuốc BVTV đều là độc hại đới với con người, có thể là
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó người lao động nông nghiệp thường


9

xuyên tiếp xúc với HCBVTV là có nguy cơ nhiễm độc cao nhất. Theo tổ chức
y tế liên Mỹ ước tính khoảng 3% người lao động nơng nghiệp tiếp xúc với
HCBVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động trên thế giới
có nghĩa là khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hằng năm.
Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người theo nhiều con đường
khác nhau như: Tiếp xúc qua da, qua thức ăn và qua đường hơ hấp do trực
tiếp hít phải thuốc hay do môi trường bị ô nhiễm.
Các biểu hiện nhiễm độc thường thấy như: Đau đầu chóng mặt, mệt
mỏi, chán ăn, buồn nơn... Trong một cơng trình nghiên cứu của mình Cao
Thúy Tạo tiến hành một nghiên cứu ngang, mô tả nguy cơ nhiễm độc
HCBVTV trên người sử dụng tại một số vùng chuyên canh khác nhau. Kết

quả cho thấy người tiếp xúc HCBVTV thường có biểu hiện mệt mỏi, chóng
mặt, mất ngủ. Nồng độ HCBVTV/cm da sau khi phun gấp 2 lần trước khi
phun (Cao Thúy Tạo, 2003) [8].
Nhiều cơng trình điều tra nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV đã
đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng các căn bệnh ung thư não, ung thư
phổi, ung thư bàng quang, thận có liên quan tới HCBVTV. Cũng theo điều tra
của Cục Y tế dự phòng về môi trường Việt Nam, hàng năm có trên 5000
trường hợp nhiễm độc hóa chất do th́c BVTV phải cấp cứu tại các bệnh
viện và trên 300 trường hợp tử vong. Có thể nói đây là một con sớ thực sự báo
động và nó đã chỉ ra rằng, th́c BVTV khơng chỉ gây hại đến môi trường
đất, nước, hệ sinh thái… Mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
theo chiều hướng ngày càng tiêu cực hơn.
* Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường
- Ảnh hưởng tới môi trường đất
Khi phun thuốc trên cây trồng, có hơn 50% thuốc bị rơi vãi xuống đất
đó là chưa kể các biện pháp bón trực tiếp vào đất, ước tính có tới 90% thuốc


10

sử dụng gây nhiễm độc cho đất. Thuốc xâm nhập vào đất làm thay đổi tính lý
của đất, “chai hóa” đất và tiêu diệt các sinh vật có ích cho đất. Khi nghiên
cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV trên cây cà chua và bắp cải tại Hóc Mơn Củ
Chi trên 6 động vật không xương sống có trong đất thấy rằng: Thuốc BVTV
có tác động mạnh mẽ, làm giảm số lượng các lồi động vật sớng trong đất,
đặc biệt là giun đất ở tầng đất 0 -10 cm, trên ruộng phun th́c theo quy trình
an tồn, sau phun th́c 15 ngày, số lượng giun đất giảm 46 - 90% (Nguyễn
Thị Hai, 2011) [10] .
- Ảnh hưởng tới môi trường nước
Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước

mặt và nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách:
+ Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất.
+ Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước.
+ Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV.
+ Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc BVTV.
- Ảnh hưởng tới môi trường khơng khí
Th́c BVTV xâm nhập vào mơi trường khơng khí gây mùi khó chịu
khiến cho khơng khí bị ơ nhiễm. Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió
sẽ thúc đẩy q trình kh́ch tán của th́c làm ơ nhiễm khơng khí cả một
vùng rộng lớn. Ơ nhiễm khơng khí do th́c BVTV sẽ tác động xấu đến sức
khỏe con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn
khác nhau:


11

+ Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới
dạng bụi, hơi. Tớc độ xâm nhập vào khơng khí tùy loại hóa chất, tùy theo
cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết.
+ Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa... bào
mịn và tung các bụi đất có chứa th́c BVTV vào khơng khí.
+ Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rị rỉ hóa chất trong q
trình sản x́t, vận chủn th́c BVTV.
- Ảnh hưởng tới thiên dịch
“Bảo vệ cây diệt hại con vật” hiện nay th́c BVTV thường được chiết
x́t từ các hợp chất hóa học khác dùng để tiêu diệt những loài sâu bệnh, sinh
vật có hại cho cây trồng. Vì thế nếu khơng sử dụng hợp lý thì hồn tồn có thể

giết hại những sinh vật có lợi khác. Các nghiên cứu cho thấy, việc phun thuốc
trừ sâu, bệnh trên cây dưa leo, bầu bí đã làm giảm đáng kể sớ lượng các lồi
cơn trùng thụ phấn vì vậy năng śt các lồi rau ở ruộng phun thuốc bị giảm
60% so với ruộng sản x́t theo hướng an tồn. Ngồi ra, các hóa chất BVTV
bị rửa trôi xuống thủy vực làm hại các loài động vật thủy sinh là thiên địch
của sâu hại.
2.1.1.5. Tổng quan về chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật
- Khái niệm chất thải
Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngồi ra,
cịn phát sinh trong giao thơng vận tải như khí thải của các phương tiện tham
gia giao thông, chất thải là kim loại hóa chất từ các vật liệu khác.
- Mối nguy hại từ chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường vì rác thải th́c BVTV ở một số vùng
nông thôn đã ở mức báo động. Người nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV


12

thường có thói quen vứt vỏ chai, bao bì tùy tiện ngay tại đồng ruộng, dưới
mương nước, ao hồ; một sớ hộ cịn tiêu hủy cùng với rác thải sinh hoạt.
Ngồi ra nếu các chất thải bỏ có chứa hóa chất bảo vệ thực vật không
được thu gom, vận chuyển và xử lý ngay và đúng theo quy trình sẽ gây tồn
lưu hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường gây ơ nhiễm hóa chất bảo vệ
mơi trương nghiêm trọng. Những hóa chất này theo nước mưa ngấm sâu vào
nguồn nước sinh hoạt, hoặc tiềm ẩn trong khơng khí, thức ăn, nước uống, là
một trong những tác nhân gây ung thư điển hình, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe và đời sống của con người.
- Một số biện pháp xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV

* Một số biện pháp xử lý đơn giản
1. Dùng tro bếp và vôi: Tro bếp (hay tro thực vật) là thành phần cịn lại
khi đớt rơm rạ, lá và cây khơ. Trong tro bếp có chứa hàm lượng kali rất cao
tồn tại dưới dạng K2CO3 rất dễ tan trong nước, ngồi ra cịn có CaO, Silic,
P2O5, Mg và các vi lượng khác,…Tro bếp là một chất hấp phụ, có tính kiềm
(trong đó tro gỗ có tính kiềm mạnh hơn tro rơm rạ), có tác dụng làm giảm
nồng độ ion amoni, khử độ chua, làm kết tủa các ion kim loại nặng,…nên có
khả năng phân hủy một sớ hóa chất BVTV. Để dung tro bếp xử lý chất thải bỏ
chứa hóa chất bảo vệ thực vật ta phải pha với dung dịch vôi nồng độ
(0,008g/l) được dung dịch độ pH bằng 12. Sau đó cho các bao bì vào ngâm
trong một tuần rồi vớt ra phơi khơ nhằm làm giảm tính độc của các phân tử
trong thuốc BVTV, hay làm phá vỡ các liên kết trong phân tử th́c BVTV và
hình thành nên hợp chất mới kém độc hơn dưới tác dụng của tia tử ngoại.
- Các chai nhựa sau khi xử lý, người dân có thể bán ve chai hoặc mang
đến các đại lý thuốc để được giảm giá khi mua thuốc BVTV.
- Các đại lý sẽ tiếp tục chuyển những vỏ chai đã xử lý sơ bộ đến các
công ty thu hồi và tái sử dụng làm dụng cụ chứa thuốc BVTV mới, v.v…


13

2. Sử dụng dung dịch NaOH: Dung dịch NaOH là chất kiềm hố, giúp
thủy phân nhanh chóng các loại hóa chất BVTV nhóm photpho hữu cơ,
carbamat, 1 sớ clo hữu cơ và nhiều hợp chất khác, được sử dụng nhiều trong
việc phân hủy th́c trừ sâu. Các thí nghiệm đã cho thấy ở môi trường kiềm
thời gian bán huỷ của một số loại thuốc trừ sâu bị rút ngắn một cách đáng kể.
Qua kết quả nghiện cứu có thể thấy mùi đặc trưng của các hóa chất BVTV đã
được hạn chế tới đa bằng hóa chất NaOH.
* Một số biện pháp xử lý phức tạp hơn
1. Phương pháp đốt lò chuyên dụng

Các phương pháp đốt là phương pháp được áp dụng từ những năm 7080 của thế kỹ trước. Thiết bị đớt bao gồm các thành phần chính: Lị
quay/buồng đớt thứ cấp, tháp làm lạnh, hệ thớng xử lý khí thải.
Phương pháp được sử dụng để xử lý các hoá chất BVTV hữu cơ thành
các chất vô cơ không độc hại hoặc ít độc như: CO2, nước và Cl2… Đây
thường là biện pháp ći khi khơng cịn cách tiêu huỷ nào khác hữu hiệu và
triệt để đới với những hố chất BVTV có độc tính cao, quá bền vững.
Phương pháp đốt có hai cơng đoạn chính sau:
Cơng đoạn 1: Cơng đoạn tách chất ô nhiễm ra khỏi hỗn hợp bằng
phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm. Tuỳ thuộc vào loại chất ơ nhiễm, q
trình hoá hơi xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của chất ô nhiễm, thường
từ 1500C đến 4500C đới với các hố chất, th́c BVTV loại mạch thẳng và từ
3000C đến 5000C đối với hố chất BVTV loại mạch vịng hoặc có nhân thơm.
Cơng đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao.
Dùng nhiệt độ cao, có dư oxy để oxy hố triệt để các chất ơ nhiễm tạo thành
CO2, H2O, HCl, NOx, P2O5…. (tuỳ thuộc vào bản chất của chất ơ nhiễm được
xử lý). Để q trình ơxy hố xảy ra hồn tồn, lượng oxy dư phải được duy trì


14

ở mức lớn hơn 6% và nhiệt độ buồng đốt phải đủ cao (>1.1000C) nhằm tránh
việc tạo ra sản phẩm nguy hiểm.
2. Phương pháp thủy phân
Mục đích của q trình thuỷ phân là nhằm tạo điều kiện cho sự phá vỡ
một sớ liên kết nhất định, chủn hố chất có độc tính cao thành chất có độc
tính thấp hơn hoặc không độc.
Cân bằng ion của nước bị thay đổi khi thêm vào nước chất có tính axit
thì nồng độ H+ trong nước tăng, ngược lại khi thêm vào nước chất có tính
bazơ thì nồng độ OH- trong nước tăng. Chính các ion H+ và OH- là tác nhân
tấn công vào các liên kết của các phân tử thuốc BVTV làm chúng chủn hố

thành chất khác khơng độc hoặc ít độc.
Thơng thường, đối với các loại thuốc BVTV dạng dung dịch, trước khi
thiêu huỷ được cần thuỷ phân làm giảm độc tính. Nhờ q trình thuỷ phân, các
hoạt chất bị biến đổi tính chất và có thể dẫn đến thay đổi trạng thái vật lý,
chuyển thành trạng thái rắn nhờ kết hợp với lượng nhỏ các chất phụ gia hoặc
chất xúc tác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ ở nhiệt độ tiếp theo.
Q trình thuỷ phân có thể chia ra làm hai loại:
- Thuỷ phân trong môi trường axit: đưa vào dung dịch hoá chất BVTV
các loại axit như axit clohydric (HCl 30%) hoặc axit sunphuric (H2SO4 20%)
hoặc các muối sunphat nhôm hay sắt. Trong môi trường nước các ion Al hay
Fe thuỷ phân tạo môi trường axit (với các hóa chất BVTV có chứa nhóm CN-,
nhóm phosphat thì khơng dùng phương pháp thuỷ phân trong mơi trường axit
vì có thể sinh ra các khí rất độc như HCN, PH3).
- Thuỷ phân trong môi trường kiềm: đưa vào dung dịch hoá chất BVTV
các chất bazơ như natri hyđroxit, kali hyđroxit hoặc canxi hyđroxit. Các th́c
BVTV có nguồn gốc phospho hữu cơ bị thuỷ phân triệt để trong mơi trường
kiềm thành những hợp chất khơng độc hoặc ít độc.


15

Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại hố chất BVTV mà ta chọn
phương pháp và các chất xúc tác thích hợp cho từng q trình thuỷ phân trên.
Các phương pháp này thường sử dụng cho các hợp chất phospho hữu cơ, về
mặt cấu trúc các hợp chất phospho hữu cơ bao giờ cũng chứa gốc thuỷ phân,
như vậy về mặt nguyên tắc các thuốc này chỉ tồn tại tự do trong thiên nhiên
trong khoảng thời gian nhất định, khi nhóm thuỷ phân bị thay thế bằng nhóm
OH thì tính độc hại của hợp chất phospho hữu cơ ban đầu bị mất đi. Kết thúc
q trình thuỷ phân các th́c BVTV dạng có phospho là dạng khơng độc như
Na3PO4 hoặc H3PO4 và một chất khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của thuốc.

3. Phương pháp phân hủy sinh học
Trên thế giới đã phát hiện hơn 300 chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ
khuẩn) có khả năng chuyển hóa và khống hóa DDT.
Thực vật có khả năng hút DDT, DDD, DDE mạnh nhất và sử dụng tại
một số nước là rong biển, bí đỏ và Zucchini.
Có 5 hình thức thực vật tham gia và xử lý ô nhiễm: Phân hủy sinh học
thực vật, phân hủy sinh học bởi hệ rễ thực vật, phytostabilization, thực vật hút
chiết chất ô nhiễm, lọc chất ơ nhiễm qua rễ thực vật.
Các nhóm vi sinh vật chủ yếu phân hủy DDT:
- Vi khuẩn: Baccilus, Enterrobacterr, Arrthrobacter, échrichia,
Hydrogemonas, Klebsiella, Micrococcus, Pseudomonas,...
- Nấm : Norcadia, Phanerochaete chrysosporrium, Asspergillus,...
- Xạ khuẩn: Streptomyces
- Các sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học bởi VSV và thực vật.
Các sản phẩm chuyển hóa DDT, DDD, DDE, DDMU...
- Sản phẩm của q trình khống hóa: axid hữu cơ, nước, sinh khới vi
sinh vật.


16

- Sản phẩm xử lý bằng thực vật: ngọn, rễ tích tụ DDT, DDD, DDE cao
(khơng phân hủy).
Xử lý hố chất, thuốc BVTV bằng phương pháp sinh học là quá trình
dùng vi sinh vật để khử các chất thải độc hại nhờ các quá trình phân huỷ do
sinh vật thực hiện, biến đổi các chất ô nhiễm thành các sản phẩm ít độc hại
như: CO2, H2O và một sớ chất khác. Tuy nhiên, hiệu suất, tốc độ phân huỷ
chất ô nhiễm thường thấp, thời gian xử lý kéo dài.
Để tăng tốc độ xử lý các chất ô nhiễm, người ta đã tối ưu hoá các điều
kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật như: Độ ẩm, nhiệt độ, pH, nồng

độ oxy, và một số cơ chất cần thiết.
- pH của môi trường ủ vi sinh giới hạn trong khoảng 410; các vi
khuẩn nấm mốc ưa môi trường axit.
- Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển của sinh vật, hàm lượng Nitơ đạt từ 100-1000 mg/kg đất thì gây cản
trở phát triển của vi sinh. Ngược lại hàm lượng Nitơ từ 0-100 mg/kg lại thúc
đẩy quá trình phân huỷ của vi sinh.
- Nồng độ thuốc BVTV nhiễm cũng phải nằm trong giới hạn cho phép.
- Khi độ ẩm đạt toàn phần thì tớc độ phân huỷ th́c BVTV là cao nhất.
- Độ thống khí: Việc bổ sung ơxy trong q trình phân huỷ vi sinh
th́c BVTV có ảnh hưởng nhất định đến hiệu suất quá trình, điều này đặc
biệt rõ rệt khi xử lý phân huỷ thuốc BVTV loại Lân hữu cơ. Ngoài ra cần chú
ý đến các chất độc sinh học trong đất không được vượt quá giới hạn cho phép
làm cản trở quá trình vận động của sinh vật.
4. Phương pháp chơn lấp an tồn
Phương pháp chơn lấp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trên
thế giới khi có sự cớ hóa học. Các bãi chơn lấp chất thải nguy hại được lựa
chọn vị trí ở và thiết kế phù hợp với quy định của từng nước, từng địa


×