Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.3 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

DỖN THỊ HỒNG HOA

ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

DỖN THỊ HỒNG HOA

ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THU HIỀN


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn cao học này là do chính tơi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hồn tồn trung thực và
chính xác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2019
Người cam đoan

Doãn Thị Hồng Hoa


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học
của mình là TS. Phan Thu Hiền, người đã hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q
trình thực hiện và hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô của trường Đại học Kinh
tế TP.HCM đã tận tình truyền đạt những tri thức mới cho tơi trong suốt khóa học.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp tôi được tham gia và hồn thành khóa học này.
Sau cùng, tơi xin cảm ơn Quý đồng nghiệp, các bạn và gia đình đã ln động
viên, chia sẻ những kiến thức bổ ích để tơi có thêm động lực hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!



iii

MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3
1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ........................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4
1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................4
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................5
CHƯƠNG 2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ...................................................................................6
2.1. Giới thiệu sơ lược về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng ............................................................................................................................6
2.1.1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng.........................................................................................................................6
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................................6
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng ...........................................................11
2.2.1. Tăng trưởng tín dụng ...................................................................................11
2.2.2. Nợ quá hạn và Nợ xấu .................................................................................13

2.2.3. Tình hình kinh tế tại địa phương .................................................................13
2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng ..............................................................................14
2.3.1. Nợ khó có khả năng thu hồi .........................................................................15
2.3.2. Lãi treo theo dõi ngoại bảng ........................................................................15
2.4. Xác định vấn đề cần nghiên cứu ........................................................................15


iv

Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................17
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH
GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................19
3.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ....................................19
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.............................................................................19
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ..............................................................................20
3.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng .......................................................................21
3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ..........................................................22
3.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng.....................................................................25
3.1.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng ..................................................................................................................26
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................28
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................34
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................34
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG .......................................................................................................................36
4.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng ..................................................................................................................36
4.1.1. Tăng trưởng tín dụng ...................................................................................36

4.1.2. Danh mục tín dụng.......................................................................................36
4.1.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng ...................................................................40
4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng ..........................................................................................................................42
4.2.1. Chất lượng tín dụng .....................................................................................42
4.2.2. Dự phịng rủi ro tín dụng .............................................................................46
4.3. Một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế...............................................47
4.3.1. Một số hạn chế .............................................................................................47
4.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế ......................................................................48


v

4.4. Phân tích một số yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng ..........................................................................................................................49
4.4.1. Kết quả thống kê mô tả ................................................................................49
4.4.2. Tác động của các biến đến rủi ro tín dụng ...................................................51
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................55
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG .......................................................................................................................56
5.1. Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ...............................................................................56
5.1.1. Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ................56
5.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ............................69
5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................75
Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................75
KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM: Ngân hàng thương mại
RRTD: Rủi ro tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
VAMC: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam (Vietnam asset management company)
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2014 – 2018……………………………………………………………………7
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu cơ bản……………………………….7
Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay………………………...…………9
Bảng 2.4. Tăng trưởng cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay………………...………9
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế…..12
Bảng 2.6. Nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018……...13
Bảng 2.7. Nợ khó có khả năng thu hồi và lãi treo theo dõi ngoại bảng của các NHTM
giai đoạn 2014 – 2018……………………………………………………..14
Bảng 3.1. Các biến trong mơ hình nghiên cứu……………………………………..30
Bảng 4.1. Danh mục tín dụng phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2018……38
Bảng 4.2. Danh mục tín dụng phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014 –

2018………………………………………………………………………………...40
Bảng 4.3. Phân loại nợ giai đoạn 2014 – 2018………………………………………41
Bảng 4.4. Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 –
2018………………………………………………………………………………...42
Bảng 4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các NHTM và toàn địa bàn giai đoạn 2014 –
2018………………………………………………………………………………...43
Bảng 4.6. Dự phịng rủi ro tín dụng giai đoạn 2014 – 2018………………………....44
Bảng 4.7. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn
2014 – 2018………………………………………………………………………...46
Bảng 4.8. Thống kê mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình………………………....50
Bảng 4.9. Sự phù hợp của mơ hình……………..………………………………….51
Bảng 4.10. Sự phù hợp của dữ liệu so với mơ hình………………………….…….51
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy………………………………………………………...52


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn…………………………………..………...10
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng……………………………..……..……...12
Biểu đồ 4.1. Nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng thương
mại giai đoạn 2014 – 2018………………………………………………………….43
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018…………………..…..…….44
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018…………..………...………45
Biểu đồ 4.4. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại so với nợ xấu toàn địa bàn giai
đoạn 2014 – 2018…………………………………………………………….…..…46



ix

TĨM TẮT
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra tại các ngân
hàng. Do đó, nghiên cứu, đánh giá về rủi ro tín dụng là cần thiết, từ đó có các giải
pháp kiểm sốt, hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Việc nghiên
cứu đề tài “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng” với mục tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng thơng qua việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, các yếu
tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng. Từ đó, có các đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
này. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các chỉ số trong việc phân
tích thực trạng rủi ro tín dụng đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng
thông qua việc áp dụng mô hình hồi quy đa biến logit để đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng, mức độ kém
hiệu quả trong quản trị điều hành, lãi suất cho vay và tốc độ tăng trưởng kinh tế trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp đưa ra giúp cho các ngân hàng thương
mại có biện pháp để kiểm sốt, hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh Lâm Đồng có những chính sách chỉ đạo điều hành phù hợp.
Từ khóa: rủi ro tín dụng, hồi quy đa biến, ngân hàng thương mại
Abstract: Credit risk is the biggest type of risk and occurs frequently in banks.
Therefore, research and assessment of credit risks is necessary, from which there are
solutions to control and limit credit risks at commercial banks. The study of the topic
“Assessing credit risks at commercial banks in Lam Dong province” with the
objective of assessing credit risk at commercial banks in Lam Dong province through
analysis reality of credit risk, factors affecting credit risk at commercial banks in Lam
Dong province. Since then, there are proposals and solutions to limit credit risks at
these banks. The thesis uses analysis and comparison methods in analyzing the

situation of credit risks and combining quantitative research methods through the
application of logit multivariate regression model to measure the factors affecting
credit risk of commercial banks in Lam Dong province. The results show that the


x

previous bad debt ratio, credit growth rate, the level of inefficiency in governance,
lending rates and economic growth rates in Lam Dong province all affect Credit risk
of commercial banks in Lam Dong province. The solution enables commercial banks
take measures to control and limit the credit risk, the State Bank branches in provinces
of Lam Dong have policies consistent direction and management.
Keywords: credit risk, multiple regression, commercial banks


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng trở
nên đa dạng bên cạnh các hoạt động truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn
là một trong những hoạt động cơ bản, đem lại nguồn thu từ lãi lớn nhất cho ngân
hàng, chiếm khoảng 70% - 80% doanh thu của các ngân hàng (Nguyễn Thị Sương
Thu, 2016).
Lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng,
chúng có mối quan hệ đồng biến với nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và
ngược lại. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro
như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro pháp
lý, rủi ro tỷ giá,…nhưng trong đó rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu
của các ngân hàng thương mại. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra tại các

ngân hàng (Trần Huy Hồng, 2011).
Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng, là huyết mạch đối với nền kinh tế
nhất là tại các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Hoạt động tín dụng góp phần
thúc đẩy quá trình tập trung vốn cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, lưu
thơng hàng hóa và tiêu dùng. Bên cạnh đó, tín dụng cịn là cơng cụ điều tiết vĩ mơ
nền kinh tế và góp phần thực hiện các chính sách xã hội.
Lịch sử thế giới đã chứng minh sự sụp đổ của hệ thống tài chính ngân hàng
bắt nguồn từ rủi ro tín dụng, kéo theo sự suy thối kinh tế tồn cầu. Cuộc khủng hoảng
tài chính 2008-2009 là đợt khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng
hoảng những năm 1930, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 bắt nguồn từ sự đổ
vỡ các khoản cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ và nhanh
chóng lan rộng sang các tổ chức tài chính và các nhóm tài sản khác. Những ngân hàng
lớn và lâu đời tại Mỹ như: Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG…đã
gặp phải những khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều ngân hàng thương mại ở các nước
khác cũng chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng này.
Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua ngày càng


2

gia tăng một cách nhanh chóng. Cùng với đó, hệ thống NHTM tại Việt Nam luôn
phải đối mặt với nhiều loại rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Do đó, bên
cạnh sự tồn tại và phát triển an tồn, bền vững thì việc hạn chế rủi ro tín dụng ln là
một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã góp phần tích cực trong việc gia tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần
phát triển kinh tế tại địa phương.
Kiểm sốt rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là mối quan tâm hàng
đầu của các ngân hàng. Một khi RRTD ngân hàng tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ

thống tài chính và sức khỏe của nền kinh tế. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu, đánh
giá về rủi ro tín dụng, từ đó có các giải pháp kiểm sốt, hạn chế rủi ro tín dụng tại các
NHTM.
Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về RRTD, các nghiên cứu trước đây
chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở cấp độ một chi nhánh
NHTM dựa trên hồ sơ tín dụng của khách hàng, nghiên cứu rủi ro tín dụng tại các
NHTM với quy mơ tồn hệ thống của các NHTM đó, dữ liệu sử dụng là số liệu, các
thông tin từ năm 2017 trở về trước. Điểm mới của đề tài này là nghiên cứu, đánh giá
RRTD của các chi nhánh NHTM trực thuộc Hội sở chính trong phạm vi địa bàn một
tỉnh, đề tài đã mở rộng về thời gian nghiên cứu, dữ liệu sử dụng là các số liệu, thông
tin mới được cập nhật cập gần đây.
Để có cái nhìn tồn diện hơn về rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng, từ đó có các đề xuất, giải pháp nhằm kiểm sốt, hạn chế rủi ro tín dụng
cho các NHTM nên tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” tập trung vào các mục tiêu sau:


3

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng. Từ đó, có các đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại nhóm
các ngân hàng này.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ
đó rút ra nguyên nhân xuất hiện rủi ro tín dụng tại các ngân hàng.
- Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay và
nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của RRTD?
- Những đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng?
1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các chỉ số trong việc phân
tích thực trạng RRTD đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng thơng
qua việc áp dụng mơ hình hồi quy đa biến logit để đo lường các yếu tố tác động đến
RRTD của các NHTM trên địa bàn Lâm Đồng. Biến phụ thuộc Y là RRTD được đại
diện bởi tỷ lệ nợ xấu. Sau khi hồi quy mơ hình, luận văn tiến hành các kiểm định đối
với mơ hình đa biến logit để đảm bảo sự phù hợp của mơ hình đối với dữ liệu nghiên
cứu, xem xét mức ý nghĩa, sự tương quan và khả năng giải thích, dự báo của các biến
độc lập. Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 20 để hỗ trợ xử lý dữ liệu.
Các số liệu được thu thập từ Bảng cân đối tài khoản của 16 chi nhánh NHTM
cổ phần trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 – 2018 và Niên giám thống
kê, Sổ tay kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 đến năm 2018.


4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thực hiện việc đánh giá rủi ro tín dụng tại 16 ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 - 2018.

1.5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài thực hiện đánh giá RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,
xác định các yếu tố trọng yếu tác động đến RRTD. Qua đó, giúp cho NHNN chi
nhánh tỉnh Lâm Đồng là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có cái nhìn tồn diện hơn về RRTD của các đối tượng
chịu sự quản lý trên địa bàn, từ đó, có những chính sách điều hành phù hợp. Các
NHTM trên địa bàn nhận thức được mức độ rủi ro tại ngân hàng mình và có những
biện pháp quản trị hiệu quả hơn để kiểm soát, hạn chế RRTD. Thông qua kết quả
nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro
tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương, bố cục như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài. Chương 1 đã trình bày sự cần thiết, mục tiêu, câu
hỏi, phương pháp, đối tượng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng. Trong Chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về các chi nhánh NHTM trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng, những dấu hiệu cảnh báo RRTD, biểu hiện của RRTD và xác
định vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về đánh giá rủi ro tín
dụng tại ngân hàng thương mại. Chương này đã khái quát một số nghiên cứu có liên
quan về RRTD và giới thiệu về phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong luận văn.


5

Chương 4. Đánh gía rủi ro tín dụng tại các trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong
Chương 4 tác giả đã trình bày thực trạng về hoạt động tín dụng và RRTD thông qua
một số chỉ tiêu. Chỉ ra các mặt còn hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế. Bên cạnh
đó, Chương 4 đã phân tích các yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.

Chương 5. Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chương 5 đưa ra một số đề xuất, giải
pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM. Trong đó có hai nhóm giải pháp, nhóm
giải pháp đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh và nhóm giải pháp đối với cơ quan
quản lý nhà nước là NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Chương này tác giả cũng trình
bày về một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã khái quát một số nội dung cơ bản mà luận văn muốn hướng tới,
thể hiện sự cần thiết trong việc nghiên cứu rủi ro tín dụng. Xác định mục tiêu nghiên
cứu của đề tài, từ đó đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để đáp ứng mục tiêu tổng quát
cũng như mục tiêu cụ thể của đề tài. Thực hiện đánh giá RRTD tại 16 NHTM cổ phần
khơng có sự tham gia của vốn nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2014 – 2018. Chương 1 đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng
để đánh giá rủi ro tín dụng thơng qua mơ hình hồi quy đa biến logit, sử dụng một số
chỉ tiêu để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, các đề xuất, giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có thể giúp cho NHNN
chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có các giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời đối với các
TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và các chi nhánh NHTM nói riêng. Các
NHTM nâng cao năng lực quản trị rủi ro để kiểm soát, hạn chế RRTD tại đơn vị mình.


6

CHƯƠNG 2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Giới thiệu sơ lược về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng

Tổng số TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến cuối năm 2018 là 52 đơn vị,
bao gồm: 24 chi nhánh NHTM, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 chi
nhánh Ngân hàng Phát triển, 1 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 25 Quỹ tín dụng
nhân dân. Tuy nhiên, luận văn chỉ tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng tại các chi nhánh
NHTM khơng có vốn nhà nước, gồm 16 chi nhánh NHTM (Danh sách theo Phụ lục
1). Luận văn chỉ thực hiện đánh giá RRTD tại 16 chi nhánh NHTM này là do tại thời
điểm cuối năm 2018 nợ quá hạn và nợ xấu tại các chi nhánh NHTM này chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng nợ quá hạn và nợ xấu toàn địa bàn. Tại thời điểm cuối năm
2018, nợ quá hạn tại các TCTD trên địa bàn là 669 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn của
các chi nhánh NHTM này là 433 tỷ đồng, chiếm 64,72% nợ quá hạn toàn địa bàn.
Bên cạnh đó, số dư nợ xấu của các TCTD trên địa bàn là 356 tỷ đồng, trong đó, nợ
xấu của các NHTM cổ phần khơng có vốn nhà nước là 241 tỷ đồng, chiếm 67,67%
nợ xấu toàn địa bàn. Mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu chiếm tỷ trọng cao như
vậy nhưng dư nợ cấp tín dụng của nhóm các ngân hàng này cuối năm 2018 chỉ chiếm
22,08% dư nợ cấp tín dụng tồn địa bàn.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Dựa vào số liệu tại Bảng 2.1 và Bảng 2.2, tác giả tiến hành phân tích nguồn
vốn huy động, dư nợ cấp tín dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn
vốn huy động tại chỗ và kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM.


7

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Nguồn vốn huy động tồn
địa bàn (tỷ đồng)

Nguồn vốn huy động các
NHTM (tỷ đồng)
Tỷ trọng nguồn vốn huy
động so với toàn địa bàn
(%)
Tiền gửi tiết kiệm của dân
cư NHTM
Tiền gửi thanh toán, tiền
gửi khác NHTM
Dư nợ tồn địa bàn (tỷ
đồng)
Dư nợ tín dụng các NHTM
(tỷ đồng)
Tỷ trọng dư nợ tín dụng so
với tồn địa bàn (%)
Khả năng đáp ứng nhu cầu
vốn tín dụng từ nguồn vốn
huy động NHTM (%)
Kết quả kinh doanh toàn
địa bàn (tỷ đồng)
Kết quả kinh doanh (tỷ
đồng)
Tỷ trọng kết quả kinh
doanh so với toàn địa bàn
(%)

2014

2015


2016

2017

2018

26.580

30.184

38.195

43.895

48.328

5.810

7.287

9.795

11.264

12.883

21,86

24,14


25,64

25,66

26,66

5.096

6.463

8.647

9.816

11.149

714

824

1.148

1.448

1.734

32.510

42.616


52.219

70.279

86.561

5.131

7.880

10.517

15.144

19.115

15,78

18,49

20,14

21,55

22,08

113

92


93

74

67

710

957

1.165

1.516

2.058

146

260

381

512

698

20,56

27,17


32,70

33,77

33,92

Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu cơ bản
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Nguồn vốn huy
động

2015/2014

2016/2015

+/-

+/-

%

%

2017/2016

+/-

1.477 25,42 2.508 34,42 1.469


%

2018/2017

+/-

%

15,00 1.619 14,37


8

Tiền gửi tiết kiệm
của dân cư
Tiền gửi thanh
toán, tiền gửi khác
Dư nợ tín dụng
Kết quả kinh
doanh

1.367 26,82 2.184 33,79 1.169
110 15,45

324 39,33

300

2.749 53,57 2.637 33,47 4.627

104 71,23

131 52,40

137

13,52 1.333 13,58
26,13

286 19,75

44,00 3.972 26,23
35,96

180 34,75

Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
2.1.2.1. Về nguồn vốn huy động
Nhìn vào Bảng 2.1 và Bảng 2.2 ta thấy số dư nguồn vốn huy động và tỷ trọng
nguồn vốn huy động so với toàn địa bàn đều tăng qua các năm. Tại thời điểm
31/12/2014, nguồn vốn huy động của 16 chi nhánh NHTM đạt 5.810 tỷ đồng, chiếm
21,86% vốn huy động toàn địa bàn gồm 24 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 25 Quỹ tín dụng nhân
dân. Đến cuối năm 2018, nguồn vốn huy động của các NHTM đạt 12.883 tỷ đồng, so
với cuối năm 2017 đã tăng 1.619 tỷ đồng, với tốc độ tăng 14,37%, chiếm 26,66%
tổng nguồn vốn huy động tồn địa bàn. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt
11.149 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1.333 tỷ đồng (+13,58%). Các loại tiền gửi thanh
toán, tiền gửi khác đạt 1.734 tỷ, so với đầu năm tăng 286 tỷ đồng (+19,75%). Tốc độ
tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2014 – 2018 là 22,30%,
cao hơn 6,02% tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động toàn địa bàn

trong giai đoạn 2014 – 2018.
2.1.2.2. Về dư nợ tín dụng
Từ Bảng 2.1 và Bảng 2.2, dư nợ tín dụng và tỷ trọng dư nợ tín dụng các NHTM
so với tồn địa bàn đều tăng qua các năm. Tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ tín dụng
đạt 5.131 tỷ đồng, chiếm 15,78% dư nợ tín dụng tồn địa bàn. Tổng dư nợ cấp tín
dụng cuối năm 2018 đạt 19.115 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 3.972 tỷ đồng, với tốc
độ tăng là 26,23%. Trong đó có 10 chi nhánh ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín
dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành trên địa bàn
(>23,2%): Maritimebank Lâm Đồng, Eximbank Đà Lạt, NamABank Lâm Đồng,
ACB Lâm Đồng, VPBank Lâm Đồng, MB Lâm Đồng, Bắc Á Lâm Đồng, VIB Lâm


9

Đồng, HDBank Lâm Đồng, PVComBank Đà Lạt. Tốc độ tăng trưởng bình qn dư
nợ tín dụng trong giai đoạn 2014 – 2018 là 39,32%, gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng
trưởng bình qn của dư nợ tồn địa bàn trong giai đoạn 2014 – 2018. Có được kết
quả tăng trưởng dư nợ tín dụng này là do các chi nhánh NHTM đã đẩy mạnh hoạt
động cho vay đến khách hàng trong thời gian qua.
Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Dư nợ
Năm
2014
2015
2016
2017
2018

Tổng cộng

5.131
7.880
10.517
15.144
19.115

Ngắn hạn
2.598
4.099
5.630
8.131
11.648

Trung dài
hạn
2.533
3.780
4.887
7.012
7.468

Tỷ trọng
Ngắn
Trung dài
hạn
hạn
51%
49%
52%
48%

54%
46%
54%
46%
61%
39%

Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.4. Tăng trưởng cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT

Thời hạn vay

1
2

Ngắn hạn
Trung dài hạn

2015/2014
+/%
1.502 58%
1.247 49%

2016/2015
2017/2016
2018/2017
+/%
+/%

+/%
1.530 37% 2.502 44% 3.516 43%
1.107 29% 2.125 43%
456 6%
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Tại Bảng 2.3, cơ cấu dư nợ qua các năm có khuynh hướng ngày càng dịch
chuyển sang các kỳ hạn ngắn, tỷ trọng của dư nợ tín dụng ngắn hạn so với tổng dư
nợ tăng dần qua các năm, dư nợ tín dụng các kỳ hạn ngắn với tỷ trọng ngày càng cao
trong tổng dư nợ. Tại thời điểm cuối năm 2014, tỷ trọng của dư nợ cấp tín dụng ngắn
hạn và dư nợ trung dài hạn xấp xỉ tương đương nhau nhưng đến năm 2018 tỷ trọng
dư nợ ngắn hạn chiếm 61% tổng dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm
39% tổng dư nợ cấp tín dụng.


10

Từ Bảng 2.4, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng ngắn hạn giai đoạn
2014 – 2018 là 46%, dư nợ trung dài hạn là 32%. Năm 2018 so với năm 2017, tốc độ
tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng rất cao so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín
dụng trung dài hạn (gấp hơn 7 lần).
20,000
15,000
Dư nợ trung dài hạn

10,000

Dư nợ ngắn hạn

5,000

0
2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn
2.1.2.3. Về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn vốn huy động
tại chỗ
Từ số liệu của Bảng 2.1 ta thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ
nguồn vốn huy động được của các chi nhánh NHTM vẫn còn hạn chế, nhất là những
năm gần đây. Chẳng hạn như, nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2017 chỉ đáp ứng
74% nhu cầu vốn tín dụng và tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 67% vào năm 2018.
Nguyên nhân nguồn vốn huy động hạn chế là do đặc thù kinh tế - xã hội của địa bàn
Lâm Đồng có vốn nhàn rỗi khơng nhiều. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
mặc dù đã có nhiều khởi sắc so với các năm trước đây nhưng so với nhiều địa phương
khác, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội. Với địa hình
miền núi, giao thương chưa thuận lợi, nhiều địa bàn thuộc khu vực vùng sâu vùng xa,
kinh tế - xã hội và trình độ dân trí kém phát triển. Kinh tế của tỉnh Lâm Đồng chủ yếu
là hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 30% GRDP toàn tỉnh (UBND tỉnh
Lâm Đồng), đây là lĩnh vực bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Trong thời
gian qua, thời tiết diễn biến bất lợi như mưa đá, sương muối, điều kiện thời tiết bất



11

lợi gây ra một số dịch bệnh phá hoại mùa màng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng
cũng như sản lượng của các loại cây trồng trên địa bàn. Để bù đắp cho sự thiếu hụt
nguồn vốn huy động tại chỗ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư tín dụng của địa phương,
các chi nhánh NHTM phải sử dụng nguồn vốn điều hịa từ Hội sở chính và đi vay các
TCTD khác trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn kinh doanh của các đơn
vị.
2.1.2.4. Về kết quả hoạt động kinh doanh
Tại Bảng 2.1, nếu như kết thúc năm 2014, lợi nhuận của các NHTM chỉ đạt
146 tỷ đồng thì đến cuối năm 2018, lợi nhuận đã tăng gần 5 lần so với thời điểm 4
năm trước đó, đạt 698 tỷ đồng. Nhìn vào Bảng 2.2, lợi nhuận của các NHTM năm
2018 tăng 180 tỷ đồng so với năm 2017, với tốc độ tăng là 34,75%. Tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2014 – 2018 của các NHTM là 48,58%,
cao hơn 18,07% so với tốc độ tăng bình quân của các TCTD trên địa bàn. Năm 2018,
có 15/16 chi nhánh ngân hàng có chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí, tuy nhiên chỉ
có 01 chi nhánh có chi phí lớn hơn thu nhập (LienVietPostBank). Nguyên nhân do
chi nhánh thành lập chưa lâu, dư nợ còn thấp, đạt 375 tỷ đồng cuối năm 2018 nhưng
do một số nhân viên tín dụng chưa nghiêm túc tn thủ các bước của quy trình cấp
tín dụng, thiếu chặt chẽ trong việc thẩm định đối với tài sản thế chấp dẫn đến việc
nhận tài sản thế chấp khơng đủ tiêu chuẩn, hậu quả là một số món vay khó có khả
năng thu hồi đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các chi nhánh NHTM.
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng
Trong phần này luận văn trình bày một số dấu hiệu cảnh báo RRTD như: tốc
độ tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn và nợ xấu, tình hình kinh tế - xã hội tại tỉnh Lâm
Đồng để các chi nhánh NHTM có thể đưa ra các biện pháp cảnh báo sớm đối với
RRTD tại ngân hàng mình.
2.2.1. Tăng trưởng tín dụng
Từ số liệu thể hiện tại Bảng 2.5 có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đến
cuối năm 2018 của 16 chi nhánh NHTM so với đầu năm tăng 26,2%, cao hơn so với

tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của tồn địa bàn (23,2%) và tốc độ tăng trưởng tín


12

dụng tồn quốc (14%). Tốc độ tăng trưởng bình qn dư nợ tín dụng trong giai đoạn
2014 – 2018 là 39,32%, gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng bình qn dư nợ tín
dụng tồn địa bàn trong giai đoạn 2014 – 2018. Tại Lâm Đồng, tốc độ tăng trưởng
tín dụng quá cao so với tốc độ phát triển kinh tế của địa phương (GRDP) có thể dẫn
đến nguy cơ về RRTD cho các NHTM.
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng
kinh tế
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

Tốc độ tăng trưởng tín dụng
tồn quốc

14,16%

17,29% 18,71% 18,17% 14,00%


Tốc độ tăng trưởng tín dụng
tồn địa bàn

21,49%

31,09% 22,54% 34,59% 23,20%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng
NHTM

71,36%

53,57% 33,47% 44,00% 26,23%

GRDP
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
NHTM so với GRDP

6,70%

7,51%

7,93%

8,16%

8,59%

10,65


7,13

4,22

5,39

3,05

Nguồn: NHNNVN, UBND tỉnh Lâm Đồng, NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

80.00%
60.00%

Tốc độ tăng trưởng tín
dụng tồn quốc

40.00%

Tốc độ tăng trưởng tín
dụng tồn địa bàn

20.00%

Tốc độ tăng trưởng tín
dụng NHTM
GRDP

0.00%
2014


2015

2016

2017

2018

Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng


13

2.2.2. Nợ quá hạn và Nợ xấu
Tại Bảng 2.6, tại thời điểm 31/12/2018, nợ quá hạn tại các TCTD trên địa bàn
là 669 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn của các chi nhánh NHTM là 433 tỷ đồng, chiếm
64,72% nợ quá hạn toàn địa bàn.
Nợ xấu của các ngân hàng là 241 tỷ đồng, chiếm 1,26% tổng dư nợ cấp tín
dụng. Trong đó, có một số chi nhánh NHTM có tỷ lệ nợ xấu vượt chỉ tiêu so với kế
hoạch đề ra của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1%), ví
dụ như: SHB (10,70%), Đông Á (6,09%), VPBank (4,07%), LienVietPostBank
(2,14%), Nam Á (1,01%). Tỷ lệ nợ xấu của một số chi nhánh trên đã cao hơn nhiều
so với tỷ lệ nợ xấu 0,41% của toàn ngành trên địa bàn. Một số chỉ tiêu liên quan đến
nợ quá hạn và nợ xấu sẽ được phân tích chi tiết, cụ thể hơn tại Chương 4 của luận
văn.
Bảng 2.6. Nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Phân loại nợ

Nợ quá hạn NHTM (tỷ
đồng)
Nợ quá hạn toàn địa bàn
(tỷ đồng)
Tỷ trọng nợ quá hạn
NHTM so với toàn địa
bàn (%)
Nợ xấu NHTM (tỷ đồng)

2014

2015

2016

2017

2018

199,26

188,54

272,25

372,78

432,93

644,01


796,24

580,37

734,18

668,83

30,94% 23,68% 46,91% 50,78% 64,72%
175,33 131,63 154,34 188,35 240,90
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

2.2.3. Tình hình kinh tế tại địa phương
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua vẫn
cịn nhiều khó khăn. Giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như cà phê,
rau hoa ở mức thấp, thị trường tiêu thụ nơng sản gặp nhiều khó khăn. Việc hình thành
chuỗi liên kết từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ nông sản mới chỉ ở giai đoạn
đầu hình thành, tình hình dịch bệnh trên một số cây trồng vẫn rải rác xảy ra ở nhiều
địa phương nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
hộ gia đình, doanh nghiệp trên toàn địa bàn.


×