Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại bảo minh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 72 trang )

z

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI
“CƠNG TÁC KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
XÂY DỰNG - LẮP ĐẶT TẠI BẢO MINH HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Sinh viên thực hiện: Trần Thị My
Lớp: CQ54/ 03.02
Chuyên ngành: Tài chính Bảo hiểm
Mã số: 03
Giáo viên hướng dẫn: Th.S.Đồn Thị Thu Hương

HÀ NỘI _ 2020
SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

i

Học viện Tài Chính

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


----------------------

Sinh viên thực hiện: Trần Thị My
Lớp: CQ54/03.02
Email:
Số điện thoại: 0988920056

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
“CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT TẠI BẢO MINH HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

Chuyên ngành: Tài chính Bảo hiểm
Mã số: 03
Giáo viên hướng dẫn: Th.S.Đoàn Thị Thu Hương

HÀ NỘI _ 2020
SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

ii

Học viện Tài Chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ

tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

iii

Học viện Tài Chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ VÀ KHAI
THÁC BẢO HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT............................................ 4
1.1: Đặc điểm và vai trò của ngành xây dựng - lắp đặt trong xã hội : .......... 4
1.1.1: Đặc điểm: ...................................................................................... 4
1.1.2: Vai trò: .......................................................................................... 5
1.2: Sự cần thiết và lịch sử ra đời của bảo hiểm xây dựng - lắp đặt: ............ 6
1.2.1: Khái niệm - Sự cần thiết của Bảo hiểm xây dựng – lắp đặt: ........... 6
1.2.2: Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. ........ 7
1.3: Vai trò của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt: ............................................. 9
1.3.1: Đối với xã hội: ............................................................................... 9

1.3.2: Đối với người được bảo hiểm: ..................................................... 10
1.3.3: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................. 10
1.4: Nội dung cơ bản về bảo hiểm xây dựng – lắp đặt: .............................. 10
1.4.1: Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng: .................................... 10
1.4.2: Nội dung cơ bản của bảo hiểm lắp đặt: ........................................ 15
1.5: Những vấn đề lý luận về khai thác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. ....... 17
1.5.1: Khái niệm về khai thác bảo hiểm và ý nghĩa của công tác khai thác
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. ..................... 17
1.5.2: Các kênh khai thác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt.......................... 18
1.5.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác khai thác bảo hiểm xây dựng
– lắp đặt ................................................................................................. 19
SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

iv

Học viện Tài Chính

1.5.4: Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả khai thác: ............................ 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM
XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT TẠI BẢO MINH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2019 ....................................................................... 27
2.1. Giới thiệu về Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh – công ty Bảo Minh Hà Nội:
.................................................................................................................. 27
2.1.1: Giới thiệu về Tổng công ty Bảo Minh: ......................................... 27
2.1.2: Giới thiệu về Công ty Bảo Minh Hà Nội: ..................................... 27

2.2: Thực trạng công tác khai thác bảo hiểm xây dựng-lắp đặt tại Bảo Minh
Hà Nội giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019: .......................................... 31
2.2.1: Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác khai thác bảo hiểm
xây dựng – lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội: .............................................. 31
2.2.2: Quá trình khai thác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại Bảo Minh Hà
Nội. ....................................................................................................... 33
2.2.3: Thực trạng công tác khai thác bảo hiểm xây dựng - lắp đặt tại Bảo
Minh Hà Nội giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. .............................. 37
2.3: Đánh giá chung về công tác khai thác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại
Bảo Minh Hà Nội. ..................................................................................... 47
2.3.1: Kết quả đạt được. ......................................................................... 47
2.3.2: Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế. ............................... 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
BẢO HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT ...................................................... 50
3.1:Tình hình xây dựng và lắp đặt trong thời gian tới và mục tiêu phát triển
nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội: .................. 50
3.1.1: Tình hình xây dựng – lắp đặt thời gian tới. .................................. 50
3.1.2: Mục tiêu phát triển bảo hiểm xây dựng – lắp đặt của Bảo Minh thời
gian tới. ................................................................................................. 51
SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

v

Học viện Tài Chính


3.2: Giải pháp nâng cao họat động khai thác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại
Bảo Minh Hà Nội. ..................................................................................... 52
3.2.1: Đổi mới và hoàn thiện khâu khai thác. ......................................... 52
3.2.2: Nâng cao hoạt động giám định bồi thường và chống trục lợi bảo hiểm.
.............................................................................................................. 53
3.2.3: Tổ chức tốt khâu đề phòng hạn chế tổn thất. ................................ 54
3.2.4: Làm tốt công tác dịch vụ khách hàng. .......................................... 55
3.2.5: Phát triển hệ thống công nghệ hiện đại cho công ty. .................... 55
3.3: Kiến nghị. .......................................................................................... 56
3.3.1: Đối với chính phủ. ....................................................................... 56
3.3.2: Đối với hiệp hội. .......................................................................... 57
3.3.3: Đối với Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh và công ty Bảo Minh Hà Nội.
.............................................................................................................. 58
KẾT LUẬN ................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 61
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................... 62
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ......................... 63
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN .................................................. 64

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

vi

Học viện Tài Chính


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BH

: bảo hiểm

BM

: Bảo Minh

BMHN
CK
DNBH
DT
NBH
NĐBH
NVBHXDLĐ
RR
STBH

SV: Trần Thị My

: Bảo Minh Hà Nội
: chứng khoán
: doanh nghiệp bảo hiểm
: doanh thu
: Người bảo hiểm
: Người được bảo hiểm
: nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt
: rủi ro

: số tiền bảo hiểm

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

vii

Học viện Tài Chính

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
2.1

Tên

Trang

Thị phần của nghiệp vụ trên thị trường bảo hiểm

38

xây dựng – lắp đặt giai đoạn 2017-2019
2.2

Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác nghiệp vụ

39


bảo hiểm xây dựng – lắp đặt của Bảo Minh Hà Nội
(2017-2019)
2.3

Tỷ trọng doanh thu phí khai thác nghiệp vụ bảo

41

hiểm xây dựng – lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội
(2017-2019).
2.4

Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp

43

đặt qua các kênh khai thác của Bảo Minh Hà Nội
giai đoạn (2017-2019).
2.5

Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng -

45

lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội (2017-2019)

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02



Luận văn tốt nghiệp

1

Học viện Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển, nhu cầu về xây
dựng-lắp đặt cơ sở hạ tầng kĩ thuật là rất lớn và cần thiết. Đi đôi với hoạt
động xây lắp là những nguy cơ về rủi ro gây tổn thất cho các cơng trình là
khơng lường trước được. Một khi rủi ro xảy ra gây tổn thất cho các công trình
sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình, thời gian thi cơng và gây khó
khăn về tài chính cho các chủ đầu tư. Để giải quyết những vấn đề này thì một
trong những biện pháp cơ bản đó là tham gia bảo hiểm cho các cơng trình
trong qúa trình xây lắp.
Nhận thấy xu hướng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật
nói chung và bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng, trong những năm qua Bảo
Minh Hà Nội đã có các hoạt động triển khai khá hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm
xây dựng – lắp đặt để mang lại doanh thu cho công ty.
Tuy vậy, trong một thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt cùng với tình
trạng bất động sản đóng băng, khủng hoảng kinh tế đang trở nên ngày càng
tồi tệ hiện nay, hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này cần có một cái
nhìn cụ thể. Bởi vậy, để đánh giá quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây
dựng - lắp đặt trong thời gian qua cũng như đưa ra những kiến nghị chủ quan
về việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này ở Bảo Minh Hà Nội tôi chọn đề tài
“Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt tại Bảo Minh
Hà Nội – thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích:

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về chiến lược thị phần và phân tích
thực trạng thị phần ,kế hoạch ngắn hạn về thị phần của bảo hiểm Tài sản – Kỹ

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

2

Học viện Tài Chính

thuật hiện có của Công ty Bảo Minh Hà Nội, luận văn đánh giá tình hình kinh
doanh bảo hiểm xây dựng - lắp đặt và đề xuất kiến nghị xây dựng chiến lược gia
tăng thị phần bảo hiểm xây dựng – lắp đặt trong những năm tới.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác khai thác bảo hiểm xây dựng - lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nộithực trạng và giải pháp liên quan đến việc phát triển sản phẩm, công tác quản
lý rủi ro, phát triển kênh phân phối và các hoạt động hỗ trợ khác.
4. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Công ty Bảo Minh Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu công tác khai thác bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong những năm gần đây. Và giải pháp thúc đẩy
tăng thị phần trong những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê mơ tả.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6.


Kết cấu luận văn:

Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nghiệp vụ và khai thác bảo
hiểm xây dựng - lắp đặt.
Chương 2: Thực trạng công tác khai thác bảo hiểm xây dựng - lắp đặt
tại Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019.

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

3

Học viện Tài Chính

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác bảo hiểm xây dựng
lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội.
Để hoàn thành bài viết này, tơi đã có được sự hướng dẫn tận tình của cơ
Đồn Thị Thu Hương cùng tồn thể các anh chị trong cơng ty Bảo Minh Hà
Nội nói chung và phịng tài sản - kĩ thuật nói riêng.
Do cịn nhiều hạn chế trong kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế,
chắc chắn bài viết cịn nhiều thiếu sót, rất mong thầy cơ quan tâm góp ý và
sửa chữa để tơi có một bài luận văn hồn thiện.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

4

Học viện Tài Chính

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ VÀ KHAI THÁC BẢO
HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT
1.1: Đặc điểm và vai trò của ngành xây dựng - lắp đặt trong xã hội :
1.1.1: Đặc điểm:
Công nghiệp xây dựng đang ngày càng thâm nhập sâu, rộng vào đời
sống của con người, từ những ngôi nhà ở thông thường phục vụ cho nhu cầu
thiết yếu của con người cho tới những cơng trình lớn như đường hầm, nhà
máy, sân bay, cao ốc… hay những khu vui chơi giải trí đều cần đến sự góp
mặt của cơng nghiệp xây dựng.Vì thế ngành cơng nghiệp xây dựng đã và
đang trở thành một phần không thể thiếu cho q trình phát triển của xã hội
lồi người.
Ngày nay, ngành công nghiệp xây dựng đạt được những thành tựu ngày
càng to lớn, mức độ phức tạp về kỹ thuật của nó ngày càng tinh vi hơn, cơ sở
hạ tầng mà nó tạo ra là một chuẩn mực đánh giá sự tiến bộ của một quốc gia.
Tuy nhiên, một khó khăn đặt ra mà các dự án xây dựng đang phải đương
đầu đó là: sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư, sự thiếu hụt ngày càng gia tăng về
nguyên vật liệu, rủi ro trong q trình thi cơng …của các cơng trình xây dựng.
Với những tính chất đặc thù như vậy, ngành xây dựng lắp đặt có những

đặc điểm sau:
Ngành xây dựng mang những đặc tính chung của cả ngành sản xuất và
ngành cơng nghiệp dịch vụ: Nó cũng có các sản phẩm vật chất và thường gây
ấn tượng về kích thước, giá thành và sự phức tạp về kỹ thuật. Nhưng mặt khác
ngành xây dựng lại mang dáng vẻ của một ngành công nghiệp dịch vụ bởi lẽ

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

5

Học viện Tài Chính

nó khơng tích lũy vốn đáng kể so với các ngành công nghiệp khác như thép,
giao thơng vận tải, dầu khí và khai thác mỏ.
Xây dựng là ngành bị cắt rời cao độ và đơi khi bị chia rẽ giữa các thành
phần của nó. Các bộ phận của ngành xây dựng là thiết kế, xây dựng, tiêu thụ,
… đều có thể đạt tới trình độ cao của nó và có rất ít triển vọng để cho các bộ
phận đó phù hợp với nhau.
Cơng nghiệp xây dựng được định hướng rất rõ rệt phục vụ cho khách
theo kiểu đặt hàng, và khách hàng thường hướng đến những tiêu chí độc đáo
mới lạ vì vậy u cầu đối với kỹ sư làm xây dựng ngày càng cao hơn.
Về nghiên cứu khoa học, tuy chưa đủ số liệu thống kê chính xác, nhưng
nói chung người ta thừa nhận rằng chỉ có một phần rất nhỏ khoảng 1% tổng
thu nhập của ngành được đầu tư cho khoa học ứng dụng và người ta bỏ qua
nghiên cứu khoa học cơ bản – đây là một điều tương phản mạnh mẽ so với

các ngành khác.
Ngành xây dựng trong quá trình thực hiện ngoài việc chịu tác động từ
hoạt động của con người, máy móc xây dựng cịn chịu tác động mạnh mẽ của
yếu tố ngồi trời. Vì vậy nó chịu rủi ro rất cao và ảnh hưởng đến chất lượng
công trình cũng như tiến độ thi cơng.
1.1.2: Vai trị:
Ngành xây dựng có một vai trị rất quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay
cũng như trên thế giới nó quyết định q trình cơng nghiệp hố đất nước, nó
có ảnh hưởng và chi phối sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế.
Vai trị của nó được thực hiện qua các mặt sau:
Xây dựng nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất,
năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tất
cả các ngành kinh tế khác chỉ có thể phát triển được nhờ có xây dựng, thực

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

6

Học viện Tài Chính

hiện xây dựng mới, nâng cấp các cơng trình về quy mơ, đổi mới công nghệ và
kĩ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
Xây dựng nhằm đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất
cho sự phát triển kinh tế giữa các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế trong
từng giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Tạo điều kiện xóa

bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị và nơng thơn, miền ngược và miền xi.
Nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào dân tộc.
Xây dựng tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt
động xã hội, dân sinh, quốc phịng thơng qua việc đầu tư xây dựng các cơng
trình xã hội, dịch vụ cơ sở hạ tầng ngày càng đạt trình độ cao. Góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân.
Xây dựng đóng góp đáng kể lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân. Hàng
năm ngành xây dựng đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.
Giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động. Đội ngũ cán bộ
công nhân viên ngành xây dựng đơng đảo có khoảng 2 triệu người, chiếm
khoảng 6% lao động xã hội.
1.2: Sự cần thiết và lịch sử ra đời của bảo hiểm xây dựng - lắp đặt:
1.2.1: Khái niệm - Sự cần thiết của Bảo hiểm xây dựng – lắp đặt:
- Khái niệm bảo hiểm xây dựng – lắp đặt: là loại hình bảo hiểm về mặt
tài chính cho những thiệt hại, rủi ro bất ngờ không lường trước được mà các
chủ thầu, các nhà đầu tư phải gánh chịu trong quá trình thực hiện hợp đồng
hay thi cơng cơng trình.
- Sự cần thiết: trong quá trình xây dựng, rủi ro cao gây thiệt hại lớn cho
chủ đầu tư, chủ thầu. Các chủ đầu tư, chủ thầu đã tính đến yếu tố rủi ro và
cũng tìm kiếm nhiều giải pháp khắc phục nhưng thực tế chứng minh việc chia
sẻ rủi ro của các nhà đầu tư và chủ thầu khơng gì tốt hơn bằng việc thiết lập
SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

7


Học viện Tài Chính

một quỹ doanh thu bảo hiểm. Do vậy, bảo hiểm xây dựng – lắp đặt ra đời là
vô cùng hợp lý và cần thiết.
1.2.2: Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt.
1.2.2.1: Trên thế giới.
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt là bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Sự ra đời
và phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự ra đời của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật. So với loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm hàng
hải , bảo hiểm cháy thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời muộn hơn rất nhiều. Bảo
hiểm hàng hải xuất hiện năm 1547, bảo hiểm hỏa hoạn xuất hiện năm 1667
trong khi đó đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên trên thế giới là vào năm 1859 ở
nước Anh cơng nghiệp, đó là đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc (machinery
breaking policy). Nhu cầu tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ
hai và sự phát triển như vũ bão của khoa học cơng nghệ và kỹ thuật, đồng thời
nó cũng trở thành một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng không thể
thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế nào.
Bảo hiểm kỹ thuật hiện nay đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của
hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Từ việc bảo hiểm máy móc trong
các xí nghiệp sản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi trong y tế, trong các phịng
thí nghiệm cho tới việc bảo hiểm cho các cơng trình xây lắp khổng lồ, các
hoạt động lắp ráp máy bay, tàu biển cỡ lớn đến những con tàu vũ trụ.
Công ty tái bảo hiểm MUNICH RE đóng vai trị quan trọng trong việc
hình thành, phát triển cũng như phổ biến, giới thiệu loại hình bảo hiểm xây
dựng và lắp đặt trên thị trường bảo hiểm quốc tế. Là một trong những công ty
sáng lập và đi đầu trong công tác bảo hiểm xây dựng - lắp đặt. Công ty tái bảo
hiểm MUNICH RE có thể hỗ trợ và giúp đỡ những công ty bảo hiểm khác.
SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02



Luận văn tốt nghiệp

8

Học viện Tài Chính

Hầu hết các cơng ty bảo hiểm trên thế giới thực hiện nghiệp vụ này đều áp
dụng quy tắc của MUNICH RE.
Đơn bảo hiểm xây dựng đầu tiên trên thế giới được cấp vào năm 1929
cho một cơng trình xây dựng cầu LAMBERTH bắc qua sơng THAMES ở
Ln Đơn. Tiếp sau đó là vào năm 1934, đơn bảo hiểm rủi ro lắp đặt được cấp
ở Đức. Tuy nhiên cả hai đơn bảo hiểm này chỉ giành được vị trí quan trọng
trong giai đoạn xây dựng sau chiến tranh năm 1945 và công cuộc phát triển
sau đó trên thế giới của các nền kinh tế đang nổi lên. Sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ đã thúc đẩy việc đưa ra các loại bảo hiểm mới, phức
tạo hơn. Điều này cho thấy bảo hiểm kỹ thuât phát triển rất nhanh, đa dạng về
loại hình và ngày càng hồn chỉnh.
1.2.2.2: Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đã được thực hiện ở
trước những năm 70. Thời kỳ này các cơng trình đươc bảo hiểm chủ yếu là
nhà của các tướng tá cấp cao quân đội Mỹ và chính quyền tay sai. Do khơng
đảm bảo ngun tắc số đơng bù số ít nên nghiệp vụ này khơng phát triển. Sau
năm 1975, thì nghiệp vụ này vẫn chưa được triển khai.
Sau khi nhà nước ban hành “Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam” (tháng
12, năm 1987), đất nước ta bước vào giai đoạn mới thì bảo hiểm xây dựng và
lắp đặt mới thực sự phát triển. Công ty đầu tiên được triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm xây dựng và lắp đặt đầu tiên ở Việt Nam là Tổng Công ty bảo hiểm Việt
Nam theo quyết định số 253/TCQD-91 ngày 7/8/1991 của Bộ Tài chính.

Ngày20/10/1994 Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định 177CP quy định về
quản lý đầu tư và xây dựng. Sau sự ra đời của Bảo Việt một loạt công ty bảo

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

9

Học viện Tài Chính

hiểm được thành lập dưới các hình thức khác nhau: Bảo Minh, PJICO, Bảo
Long, Vinare…
Hiện nay nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt đóng góp một tỷ lệ đáng kể
trong tổng doanh thu phí của các cơng ty bảo hiểm và lợi ích của tồn xã hội.
1.3: Vai trị của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt:
1.3.1: Đối với xã hội:
Thị phần ngành bảo hiểm đang dần được nâng cao. Càng ngày vai trò
của bảo hiểm đối với đời sống và con người càng được củng cố. Nền kinh tế
càng phát triển nhu cầu bảo hiểm càng lớn. Sự ra đời của nhiều gói bảo hiểm
mới với tiện ích và chức năng mới là tất yếu khách quan. Tác dụng của bảo
hiểm nói chung cũng như nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt đối với xã
hội được thể hiện qua các điểm sau:
Nó là nguồn thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Người tham gia bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm tạo thành một nguồn quỹ lớn. Quỹ này ngoài chi trả,
trong trường hợp cần thiết còn đem đầu tư.
Bảo hiểm thu hút một lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn

việc làm tạo thu nhập cho người dân và đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm
trong nước (GDP) và tích luỹ cho ngân sách nhà nước.
Bảo hiểm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước, nhất là
thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Hiện nay nước ta có rất nhiều cơng ty và
tập đoàn bảo hiểm nước ngoài đầu tư và hoạt động như AIA, Prudential,…
Bảo hiểm trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người, cho các tổ chức
giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt sản xuất kinh doanh, bảo hiểm thể
hiện rất rõ tính cộng đồng, tương trợ, nhân văn sâu sắc.

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

10

Học viện Tài Chính

1.3.2: Đối với người được bảo hiểm:
Khi những rủi ro bất ngờ xuất hiện đem lại hậu quả to lớn, thiệt hại cả về
người và khối tài sản lớn. Bảo hiểm xây dựng - lắp đặt sẽ giúp trang trải mất
mát và tạo ra cơ hội mới cho người được bảo hiểm. Vấn đề ổn định sản xuất
kinh doanh cũng như đời sống cá nhân là điều rất quan trọng. Khi tiến hành
xây dựng các cơng trình lớn, nhà cao tầng, vận hành máy móc thiết bị chủ đầu
tư hay các chủ thầu nên tham gia bảo hiểm để không những đảm bảo về vốn
mà còn yên tâm về mặt tinh thần.
1.3.3: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
Khi tham gia bảo hiểm xây dựng – lắp đặt bạn sẽ phải đóng một mức phí

nhất định, khoản tiền đó được xem là một quỹ tiền tệ lớn nếu như không xảy
ra sự cố hay thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo các điều khoản có trong
hợp đồng. Với những khoản tiền đó, các cơng ty bảo hiểm sẽ tính tốn đầu tư
sao cho có được hiệu quả cao nhất. Dựa theo thị trường, tình hình kinh tế mà
các cơng ty bảo hiểm sẽ đầu tư vào nền kinh tế theo nhiều hình thức khác
nhau như: Thị trường vốn, thị trường bất động sản và quan trọng nhất là thị
trường chứng khốn. Điều đó mang tới nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các
công ty doanh nghiệp bảo hiểm. Làm ổn định tài chính cho doanh nghiệp,
giúp nền kinh tế của nước ta càng thêm phát triển.
1.4: Nội dung cơ bản về bảo hiểm xây dựng – lắp đặt:
1.4.1: Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng:
1.4.1.1: Đối tượng bảo hiểm:
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng bao gồm:
 Các cơng trình xây dựng cơng cộng, nhà ở, cơng trình cơng nghiệp,
giao thơng thủy lợi, năng lượng và các cơng trình khác mà kết cấu có sử dụng
xi măng, sắt thép như: nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trường học, bệnh viện,

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

11

Học viện Tài Chính

trụ sở văn phịng, đường xá, sân ga, bến cảng, cầu cống, đê đập, hệ thống
thoát nước…

 Trang thiết bị xây dựng phục vụ q trình xây dựng:
+ Các cơng trình tạm thời. Đây là giá trị các cơng trình tạm thời cần
cho q trình thực hiện dự án.
+ Máy móc và nhà xưởng, bao gồm cả hàng rào, dây cáp, máy phát
điện…
+ Máy móc xây dựng phục vụ q trình xây dựng.
 Phần công việc lắp đặt và/hoặc cấu thành một bộ phận của q trình
xây dựng.
 Các tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở
hữu, quản lý, trơng nom, kiểm sốt của người được bảo hiểm.
 Chi phí dọn dẹp sau tổn thất. Phần đối tượng này chỉ được bảo hiểm
khi các chi phí phát sinh liên quan đến tổn thất được bảo hiểm.
1.4.1.2: Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ:
A, Rủi ro được bảo hiểm:
- Rủi ro chính: là những rủi ro cơ bản phát sinh trong hoạt động xây
dựng; có thể bao gồm cả rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại lai của cơng trình,
nhưng các rủi ro này phải đảm bảo các điều kiện của một rủi ro bảo hiểm gồm
các rủi ro sau:
+ Rủi ro thiên tai: lũ lụt, mưa bão, đất đá sụp lở, sét đánh, động đất, núi
lửa, sóng thần…
+ Rủi ro tai nạn: cháy nổ, đâm va, trộm cắp, sơ suất lỗi lầm của người
làm thuê cho người được bảo hiểm. Đâm va bao gồm đâm va và bị đâm va
của các phương tiện vận chuyển và thi công tự hành hoặc vật thể khác xảy ra
tại khu vực thi cơng cơng trình.

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02



Luận văn tốt nghiệp

12

Học viện Tài Chính

- Rủi ro riêng: có thể được bảo hiểm nếu có thêm những thỏa thuận riêng
và được người bảo hiểm chấp nhận bao gồm: rủi ro chiến tranh, rủi ro đình
cơng, rủi ro thiết kế chế tạo,…Thiệt hại của rủi ro do thiết kế chế tạo chỉ được
bảo hiểm khi đó là những thiệt hại gián tiếp của rủi ro này.
B, Rủi ro loại trừ:
Bao gồm các tổn thất xảy ra có thể quy cho các rủi ro sau:
+ Do nội tỳ của nguyên vật liệu hoặc sử dụng sai chủng loại chất lượng
nguyên vật liệu: xi măng không đảm bảo chất lượng, sai mác, kém chịu lực;
sắt thép oxy hóa đẫn đến hao mịn, han rỉ, gạch, cát sỏi,…làm giảm chất
lượng cơng trình.
+ Những hỏng hóc hay trục trặc về cơ khí, về điện của máy móc xây
dựng phục vụ thi cơng trên cơng trình. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với máy
móc bị hư hỏng, cịn với tất cả các thiệt hại khác là hậu quả của rủi ro trên vẫn
thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm.
+ Chậm trễ, vi phạm tiến độ thi công bị phạt, tạm ngừng công việc, mất
thu nhập.
+ Do hậu quả của việc di chuyển, tháo dỡ máy móc và dụng cụ thi cơng
dẫn đến tổn thất của máy móc và dụng cụ thi cơng.
+ Do mất tài liệu bản vẽ, bản thiết kế, chứng từ thanh tốn.
+ Do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay nhiễm phóng xạ.
+ Do hành động cố ý của người được bảo hiểm hay đại diện của họ.
Có những cơng trình xây dựng thời gian thi cơng kéo dài qua nhiều
năm: như xây dựng cầu, đường, dàn khoan trên biển,…vì vậy tùy theo
điều kiện đặc thù của địa phương, mà người bảo hiểm phải lưu ý tới rủi ro

theo mùa và khi đánh giá rủi ro người bảo hiểm phải lưu ý tới kế hoạch
của tiến độ thi công.

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

13

Học viện Tài Chính

1.4.1.3: Người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Diện người được bảo hiểm rất rộng bao gồm các tổ chức, cá nhân có tài
sản, trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
 Đối với bảo hiểm cơng trình xây dựng: bên mua bảo hiểm là chủ đầu
tư (hoặc ban quản lý dự án). Trường hợp phí bảo hiểm đã tính vào giá trúng
thầu thì nhà thầu thực hiện việc mua bảo hiểm.
 Đối với bảo hiểm vật tư thiết bị nhà xưởng phục vụ thi cơng thì bên
mua bảo hiểm là các doanh nghiệp xây dựng.
1.4.1.4: Giá trị bảo hiểm- Số tiền bảo hiểm.
- Giá trị bảo hiểm của cơng trình xây dựng: Là tồn bộ chi phí xây dựng tính
tới khi kết thúc thời gian xây dựng bao gồm: các khoản chi phí liên quan đến
khảo sát, thiết kế, xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí làm nhà ở
tạm cho cơng nhân xây dựng, chi phí khác.
- Người bảo hiểm thường lấy giá trị giao thầu của cơng trình vào thời điểm
bắt đầu thời hạn BH để làm cơ sở tính phí bảo hiểm. Nhưng giá trị giao thầu
này phải được thường xuyên xem xét về phương diện lạm phát của nguyên

vật liệu và tiền công xây dựng trong thời gian xây dựng, nếu cần thiết sẽ phải
điều chỉnh lại giá trị hợp đồng bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm: được xác định theo giá trị bảo hiểm. Trường hợp phát sinh
thêm yếu tố làm tăng thêm giá trị bảo hiểm thì Người được bảo hiểm phải khai
báo kịp thời cho Người bảo hiểm để điều chỉnh phí hợp đồng. Nếu khơng, quy
tắc tỷ lệ sẽ được áp dụng khi bồi thường như bảo hiểm dưới giá trị.
1.4.1.5: Phí bảo hiểm.
Phí tồn bộ của HĐBH = Phí tiêu chuẩn + Phụ phí mở rộng tiêu
chuẩn + Phụ phí mở rộng ngồi tiêu chuẩn + Chi phí khác + Thuế
Phí BH tiêu chuẩn = Phí cơ bản + Phụ phí tiêu chuẩn

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

14

Học viện Tài Chính

1.4.1.6: Thời hạn bảo hiểm.
Thời hạn BH chia 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thi công: Thời hạn hợp đồng bảo hiểm bắt đầu từ khi khởi
cơng cơng trình hoặc sau khi dỡ xong đối tượng bảo hiểm xuống cơng trường.
Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau khi Người được bảo hiểm đã trả phí bảo
hiểm trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm
dứt hiệu lực vào ngày quy định trong hợp đồng. Mọi trường hợp kéo dài thời
hạn bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bằng văn bản.

-Giai đoạn bảo hành: Thời hạn bảo hiểm được bắt đầu kể từ khi “tiếp nhận
tạm thời” và kết thúc khi “bàn giao chính thức”, khơng kéo dài quá 12 tháng
1.4.1.7: Bồi thường bảo hiểm.
Khi có tổn thấy xảy ra, trước khi giải quyết bồi thường NBH phải tiến
hành công tác giám định:
Mô tả thiệt hại phải vẽ sơ đồ khu vực bị tổn thất trên công trường, mô
tả chi tiết mức độ thiệt hại, xác định rõ đó là cơng trình tạm thời hay chính
thức, mức độ thiệt hại do nhà thầu hay thầu phụ thực hiện…
Đánh giá thiệt hại cần chú ý: Thiệt hại xảy ra ở giai đoạn nào, STBH
của từng hạng mục cơng trình được BH. u cầu cung cấp nhật ký thi công,
biên bản nghiệm thu từng phần. Nêu rõ các bộ phận bị tổn thất nhưng có thể
tận dụng hay thu hồi được một phần giá trị.
Trong trường hợp công trình bị tổn thất vật chất có thể sửa chữa được,
NBH sẽ bồi thường tồn bộ những chi phí phục hồi, sửa chữa cần thiết cho
đối tượng được BH.
Trong trường hợp cơng trình bị tổn thất tồn bộ hoặc tổn thất tồn bộ
một hạng mục được BH thì NBH sẽ bồi thường theo giá trị thực tế của hạng
mục đó ngay trước khi xảy ra tổn thất trừ đi giá trị thu hồi.

SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

15

Học viện Tài Chính


Đối với chi phí dọn dẹp chỉ được bồi thường khi những chi phí này liên
quan đến thiệt hại được BH, số tiền bồi thường tối đa cho chi phí dọn dẹp
bằng số tiền BH đã thỏa thuận cho phần chi phí này.
NBH chỉ bồi thường những chi phí cần thiết nhằm khơi phục lại trạng
thái giá trị kỹ thuật như trước khi xảy ra thiệt hại.
Trong mọi trường hợp số tiền bồi thường phải tính đến mức miễn thường
đã được thỏa thuận và giá trị thu hồi.
Nếu gọi số tiền BH là S, giá trị BH là GT, giá trị thiệt hại là G mức khấu
trừ của HĐBH là M, số tiền bồi thường của NBH là ST, giá trị thu hồi sau tổn
thất là D. Có 2 trường hợp xảy ra:
- HĐBH đúng giá trị số tiền bồi thường của NBH được xác định theo
công thức:

ST = G – D – M

- HĐBH dưới giá trị số tiền bồi thường của NBH xác định theo công
thức:
ST = (G – D) x S/GT – M
1.4.2: Nội dung cơ bản của bảo hiểm lắp đặt:
1.4.2.1: Đối tượng bảo hiểm lắp đặt:
- Máy móc, các dây chuyền đồng bộ trong một nhà máy, xí nghiệp
trong q trình lắp ráp các máy móc, thiết bị đó;
- Phần công việc xây dựng phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của
q trình lắp ráp;
- Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho lắp ráp;
- Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi cơng trường thuộc quyền sở hữu,
quản lý, trơng nom, kiểm sốt của NĐBH;
- Chi phí dọn dẹp vệ sinh.

SV: Trần Thị My


Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

16

Học viện Tài Chính

Hợp đồng BH mọi RR lắp đặt thường được cấp cho cả BH tài sản và
BH trách nhiệm.
1.4.2.2: Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm.
Thuộc phạm vi bảo hiểm bao gồm những tổn thất vật chất của bất kỳ
hạng mục nào có tên trong hợp đồng bảo hiểm hay bất kì bộ phận nào của
hạng mục đó do các nguyên nhân sau gây ra:
 Thiên tai, tai nạn bất ngờ như: bão lụt, sạt lở, động đất, song thần, hỏa
hoạn, trộm cắp,…
 Lỗi trong quá trình lắp đặt.
 Bất cẩn, thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm, hành động ác ý của những
người không thuộc bên bảo hiểm cũng như bên được bảo hiểm.
 Các rủi ro về điện như: đoản mạch, thế điện tăng đột ngột,…
Những loại trừ bảo hiểm.
 Các tổn thất có tính chất hậu quả bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm
trễ, do không thực hiện được công việc, thiệt hại mất hợp đồng.
 Các hiện tượng ăn mịn, mài mịn, oxy hóa, tạo vảy cứng.
 Mất mát hồ sơ tài liệu bản vẽ, chứng từ thanh toán.
 Mất mát hay thiệt hại chỉ được phát hiện vào thời điểm kiểm kê.
 Hành động cố ý hay sự bất cẩn của người bảo hiểm, người mua bảo hiểm.

1.4.2.3: Người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Theo hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR) người mua bảo hiểm
là chủ dự án hoặc chủ thầu nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.
Trường hợp phí bảo hiểm tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện việc
mua bảo hiểm. Người mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo
hiểm, hoặc là các tổ chức cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự được bảo
hiểm theo hợp đồng.
SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

17

Học viện Tài Chính

1.4.2.4: Gía trị bảo hiểm ( Số tiền bảo hiểm).
- Giá trị bảo hiểm: là giá trị đầy đủ của mỗi hạng mục tại thời điểm hoàn
thành việc lắp đặt, bao gồm cả cước phí vận chuyển, thuế hải quan, các loại
thuế khác, phí lắp đặt.
- Giá trị thực tế của các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công
việc lắp ráp.
 Số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị bảo hiểm. Trường hợp có
sự biến động về nguyên vật liệu, lương bổng hay giá cả dẫn đến tăng hoặc
giảm số tiền bảo hiểm, thì việc tăng hay giảm này chỉ có hiệu lực khi đã được
người bảo hiểm ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm.
1.4.2.5: Phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm: Các căn cứ và cơ sở tính phí bảo hiểm lắp đặt được xác

định như trong bảo hiểm xây dựng.
- Thời hạn bảo hiểm:Được tính theo thời gian dự kiến tiến hành cơng
việc lắp đặt máy móc thiết bị quy định trong hợp đồng lắp đặt. Thời hạn bảo
hiểm có thể bắt đầu từ khi máy móc lưu kho cho tới khi tiến hành công việc
lắp đặt (nhiều nhất là 3 tháng). Thời hạn bảo hiểm kết thúc khi từng phần máy
móc thiết bị lắp đặt xong và vận hành thử đưa vào sử dụng khi hồn thành
tồn bộ cơng việc lắp đặt, vận hành thử cơng trình được bàn giao đưa thẳng
vào sử dụng.
1.4.2.6: Bồi thường bảo hiểm.
Bảo hiểm lắp đặt có những đặc tính cơ bản giống với bảo hiểm xây
dựng, vì vậy khi có tổn thất xảy ra cách thức tiến hành bồi thường của bảo
hiểm lắp đặt được áp dụng như trong bảo hiểm xây dựng.
1.5: Những vấn đề lý luận về khai thác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt.
1.5.1: Khái niệm về khai thác bảo hiểm và ý nghĩa của công tác khai thác
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm xây dựng – lắp đặt.
SV: Trần Thị My

Lớp: CQ54/03.02


×