Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại MIC hà nội luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 78 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
CQ54/03.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH
TẠI MIC HÀ NỘI”
Chuyên ngành

: Tài chính Bảo hiểm

Mã số

: 03

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Đoàn Minh Phụng

Hà Nội-2020

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cảm đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết


quả trong luận văn là trung thực, chính xác, xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập
Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Thảo

ii


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ x
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TOÀN
DIỆN HỌC SINH ......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm toàn diện học sinh ............... 1
1.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm toàn diện học sinh. ...................................... 1
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm toàn diện học sinh ........................................... 2
1.2. Nội dung cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh ............ 4
1.2.1. Đối tượng Bảo hiểm ............................................................................. 6
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm ................................................................................. 6
1.2.3. Loại trừ Bảo hiểm................................................................................. 9
1.2.4. Số tiền Bảo hiểm và Phí Bảo hiểm ...................................................... 11
1.2.5. Giải quyết quyền lợi Bảo hiểm ............................................................ 12
1.2.6. Quy Trình Kinh doanh Bảo hiểm ........................................................ 14

1.3. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm toàn diện học sinh ....................... 20
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 20
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNBH ....................... 20
1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng ....................................................................... 23
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
TỒN DIỆN HỌC SINH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM MIC HÀ NỘI... 25
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Bảo Hiểm MIC Hà Nội ................ 25
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty MIC Hà Nội ......................... 25
2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của MIC Hà Nội. ........... 27
2.1.3. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm MIC Hà Nội . 29
iv


2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo hiểm MIC Hà
Nội ............................................................................................................... 31
2.2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại
công ty bảo hiểm MIC Hà Nội. ............................................................... 33
2.2.1. Công tác khai thác bảo hiểm toàn diện học sinh ................................. 33
2.2.2. Cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất. ................................................... 37
2.2.3. Công tác giám định và chi trả tiền Bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm
toàn diện học sinh. ....................................................................................... 39
2.3. Đánh giá kết quả và và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo
hiểm toàn diện học sinh tại công ty MIC Hà Nội trong thời gian vừa
qua. .......................................................................................................... 47
2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được.................................................................. 47
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân...................................................................... 49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH TẠI CÔNG TY
BẢO HIỂM MIC HÀ NỘI......................................................................... 52
3.1 Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm

tồn diện học sinh tại cơng ty bảo hiểm MIC Hà Nội ........................... 52
3.1.1 Những cơ hội ....................................................................................... 52
3.1.2.Những thách thức ................................................................................ 52
3.1.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển bảo hiểm tồn diện học sinh đối với
cơng ty Cổ phần bảo hiểm MIC Hà Nội........................................................ 53
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm
tồn diện học sinh của cơng ty Cổ phần bảo hiểm MIC Hà Nội. .......... 55
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu: ........................................................ 55
3.2.2. Nhóm giải pháp giảm chi phí: ............................................................ 57
3.2.3. Nhóm giải pháp bổ trợ khác. .............................................................. 59
3.3. Một số đề xuất với công ty MIC Hà Nội và nhà nước .................... 61
3.3.1. Với Ban lãnh đạo công ty Cổ phần bảo hiểm MIC Hà Nội................. 61
v


3.3.2. Với Nhà nước Việt Nam ..................................................................... 61
KẾT LUẬN ................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 64

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
BH:

Bảo hiểm

BHHS: Bảo hiểm học sinh
CP:


Chi phí

DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm
DT:

Doanh thu

KDBH: Kinh doanh bảo hiểm
LN:

Lợi nhuận

MIC:

Công ty bảo hiểm quân đội

STBH: Số tiền bảo hiểm

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Tên bảng

1


Bảng 1.1

Số tiền bảo hiểm

2

Bảng 1.2

Tỷ lệ phí bảo hiểm

3

Bảng 2.1

Báo cáo doanh thu MIC Hà Nội từ năm 2017-2019

4

Bảng 2.2

Báo cáo kết quả kinh doanh MIC Hà Nội từ năm
2017-2019

5

Bảng 2.3

Kết quả khai thác bảo hiểm tồn diện học sinh từ năm
2017-2019


6

Bảng 2.4

Tình hình giám định nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện
học sinh từ năm 2017-2019

7

Bảng 2.5

Tình hình chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm toàn
diện học sinh từ năm 2017-2019

8

Bảng 2.6

Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo
hiểm toàn diện học sinh từ năm 2017-2019

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Sơ đồ


Tên sơ đồ

1

Sơ đồ 1.1

Bộ máy tổ chức MIC Hà Nội

ix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai, là thế hệ tương lai của
đất nước, họ cần phải được bảo đảm một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh
thần. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ln chủ trương thực hiện các cơng tác
nhằm mục đích bảo vệ và chăm sóc cho thế hệ trẻ một cách tồn diện và coi
đó như là trách nhiệm và nghĩa vụ to lớn của toàn xã hội. Nghiệp vụ Bảo
hiểm học sinh (BHHS) được các Công ty bảo hiểm triển khai cũng nhằm mục
đích đó. Kể từ khi triển khai (năm học 1985-1986), BHHS đã góp phần quan
trọng vào việc bù đắp các tổn thất tài chính do tai nạn xảy ra đối với học sinh
giúp các em nhanh chóng khắc phục được những khó khăn để sớm trở lại học
tập bình thường. Bảo hiểm tồn diện học sinh, sinh viên đã trở thành nhu cầu
thiết thực trong cuộc sống hàng ngày và có ý nghĩa to lớn đối với tồn xã hội.
Việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nghiệp vụ Bảo hiểm Toàn diện học sinh tại MIC Hà Nội” sẽ góp phần giúp
các sinh viên chuyên ngành Bảo hiểm hiểu rõ hơn thế mạnh cũng như các tổn
tại và hạn chế của việc triển khai nghiệp vụ BHTDHS tại Công ty Bảo hiểm
Qn đội MIC Hà Nội từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục. Chính vì vậy tơi
đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ

Bảo hiểm Toàn diện học sinh tại MIC Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện
học sinh tại MIC Hà Nội.
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
tồn diện học sinh của các cơng ty Bảo hiểm phi nhân thọ.

x


+ Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tồn diện học sinh
của cơng ty Bảo hiểm MIC Hà Nội và đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp
vụ bảo hiểm này.
+ Xác định phương hướng và giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ
bảo hiểm toàn diện học sinh công ty Bao hiểm MIC Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn luận nghiên cứu chủ yếu về hiệu quả hoạt
động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm toàn diện học sinh
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tồn diện
học sinh của cơng ty Bảo hiểm MIC Hà Nội
+ Phạm vi thời gian: Tình hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm toàn diện
học sinh từ 2017 – 2019 và đề xuất giải pháp đến năm 2025
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu và dữ liệu:
+ Cơ sở lý luận: tham khảo tại các tài liệu, giáo trình về bảo hiểm thương
mại, Quản trị kinh doanh bảo hiểm…
+ Các bản luận văn tốt nghiệp cuối khóa của anh chị khóa trước.

+ Số liệu phục vụ cho nghiên cứu: từ các bản báo cáo tổng kết cuối năm:
doanh thu, lợi nhuận, bồi thường; và từ các tài liệu nội bộ của công ty.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở lý thuyết và các số liệu
thu thập phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ của công ty và từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém còn tồn đọng và đẩy mạnh
kinh doanh dịch vụ bảo hiểm toàn diện học sinh
+ Phương pháp so sánh: luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đánh
giá chất lượng dịch vụ thông qua sự thay đổi của các chỉ tiêu như: doanh thu,
chi phí, lợi nhuận.
xi


+ Hỏi ý kiến của các chuyên gia, cán bộ nghiệp vụ
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về nghiệp vụ bảo hiểm tồn diện học
sinh.
Chương 2: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tồn diện học sinh
tại công ty bảo hiểm MIC Hà Nội
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo
hiểm tồn diện học sinh tại cơng ty bảo hiểm MIC Hà Nội.

xii


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH

1.1. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm toàn diện học sinh

1.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm toàn diện học sinh.
Với chủ trương “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, thế hệ trẻ học sinh,
sinh viên chính là những chủ nhân tương lai- nhân tố quyết định đến vận
mệnh, sự phát triển của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì vậy việc quan
tâm, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và giáo dục nhân cách, trí tuệ cho thế hệ trẻ
khơng chỉ là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước mà còn là của mỗi gia đình
cũng như của tồn xã hội.
Do Việt Nam là một trong những nước đang phát triển nên việc quan
tâm, chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ cịn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đất
nước ta đã đạt được những thành tích đáng kể sau hơn 20 năm đổi mới nhưng
vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế, nhiều điều bất cập mà không phải một sớm một
chiều có thể thay đổi ngay được. Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng chăm sóc trẻ em. Thí dụ như sự phát triển khơng
đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi dẫn đến
một thực trạng là trong khi trẻ em thành thị, đồng bằng được hưởng nhiều
chất lượng dịch vụ tốt như các nguồn vui chơi giải trí, các dịch vụ chăm sóc y
tế… thì trẻ em ở nơng thơn, miền núi do thu nhập của gia đình thấp nên việc
cho các em đi học đã là một cố gắng lớn chứ chưa nghĩ đến việc được hưởng
các chất lượng dịch vụ tốt. Ngoài ra ở lứa tuổi này tâm lí và thể chất các em
cịn chưa hồn thiện nên xác suất gặp rủi ro là khá cao: các em trong độ tuổi
nhà trẻ, mẫu giáo do quá bé, thể chất yếu dễ mắc bệnh; Các em ở độ tuổi tiểu
học, trung học là lứa tuổi rất hiếu động chưa đủ nhận thức để có thể tự bảo vệ

1


mình. Cịn đối với lứa tuổi sinh viên mặc dù đã có đủ nhận thức nhưng lại vừa
mới bắt đầu cuộc sống tự lập, xa sự quản lí của cha mẹ nên dễ bị kẻ xấu lôi
kéo sa vào những tệ nạn xã hội. Do vậy để bảo vệ thế hệ trẻ- chủ nhân tương
lai của đất nước cũng như chia sẻ một phần nào những tổn thất về thể xác

cũng như tinh thần của các em và nỗi đau của gia đình các em khi có tổn thất
xảy ra, bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên đã ra đời. Bảo hiểm học sinh,
sinh viên ra đời là một tất yếu khách quan góp phần ổn định về mặt tài chính
và tạo sự yên tâm cho các bậc phụ huynh rằng con em mình ln được bảo vệ.
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm toàn diện học sinh
- Đối với bản thân học sinh, sinh viên và gia đình các em:
Bảo hiểm tồn diện học sinh, sinh viên có vai trị tác dụng hết sức to
lớn khơng chỉ đối với bản thân học sinh, sinh viên mà nó cịn có ý nghĩa rất
thiết thực đối với gia đình các em.
Cụ thể: Đối với các em học sinh, sinh viên như đã nói ở trên do đây là
lứa tuổi có xác suất rủi ro là khá cao nên nếu được bảo hiểm thì đó chính là sự
đảm bảo quyền lợi cho các em. Trong cuộc sống không ai lường trước được
những rủi ro để có thể tránh được, khơng may rủi ro tai nạn xảy ra thì chính
các em sẽ là người trực tiếp gánh chịu mọi tổn thất và thể chất và tinh thần,
làm gián đoạn quá trình học tập. Khơng những vậy nó cịn làm ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của các gia đình các em, cha mẹ các em ngồi sự lo lắng
đến tình trạng sức khoẻ của con mình cịn phải nghỉ làm để chăm sóc cho con.
Đặc biệt sẽ cịn khó khăn hơn đối với các học sinh, sinh viên ở nông thôn,
miền núi, việc được đến trường đã là khó khơng nói đến chuyện có đủ điều
kiện để chi trả viện phí, chăm sóc các em khi gặp tai nạn. Việc tham gia bảo
hiểm tồn diện học sinh giúp các em và gia đình có thể ổn định tài chính, có
đủ điều kiện chăm sóc phục hồi sức khoẻ cho các em sau tai nạn, rủi ro. Chỉ
2


với một khoản tiền nhỏ đóng phí bảo hiểm nhưng bù lại khi gặp rủi ro thì
cơng ty bảo hiểm sẽ chi trả gấp nhiều lần để chi phí về y tế tạo điều kiện cho
các em được chăm sóc tốt. Hơn thế nữa việc tham gia bảo hiểm còn giúp các
em nâng cao được ý thức cộng đồng, giáo dục cho các em tinh thần tương
thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

- Đối với nhà trường:
Nhà trường là cái nôi thứ hai nuôi dưỡng những mầm xanh tương lai
của đất nước, là nơi giáo dục đào tạo những nhân tài, những chủ nhân tương
lai của đất nước. Do đó, thể lực và trí lực của các em ln là mối quan tâm
hàng đầu của nhà trường. Nhà trường cũng là người đại diện tham gia kí kết
hợp đồng bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên với các công ty bảo hiểm.
Việc tham gia bảo hiểm cho các em khơng chỉ có tác dụng to lớn cho bản thân
các em mà đối với nhà trường cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp
cho nhà trường và gia đình các em thêm gắn kết, các bậc phụ huynh tin tưởng
cho con em mình đến trường. Từ đó đảm bảo quá trình học tập được diễn ra
liên tục, cơng tác giảng dạy của nhà trường có thể đảm bảo được chất lượng,
thực hiện tốt được sự nghiệp trồng người mà Đảng và Nhà nước giao cho.
- Đối với công ty bảo hiểm:
Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tồn diện học sinh, sinh viên cũng
có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các công ty bảo hiểm. Nó giúp các cơng ty
bảo hiểm đạt được mục tiêu tăng doanh thu của mình. Do nghiệp vụ bảo hiểm
này liên quan đến các định hướng chiến lược của Nhà nước nên địi hỏi các
cơng ty bảo hiểm khơng chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh mà còn phải
chú ý đến hiệu quả xã hội của nghiệp vụ bảo hiểm này.
- Đối với xã hội:

3


Bảo hiểm học sinh ngồi việc có tác dụng vơ cùng to lớn đối với thân
học sinh, sinh viên, gia đình các em, nhà trường và cơng ty bảo hiểm thì nó
cịn mang tính xã hội khá sâu sắc. Nó đóng góp vào sự nghiệp “ trồng người “
của Đảng và Nhà nước, trang bị cho thế hệ tương lai của đất nước một nền
tảng vững vàng cả về thể chất và tri thức.Vì vậy thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm
tồn diện học sinh chính là một biện pháp hữu hiệu, thiết thực trong chiến

lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta. Một khía cạnh tích
cực khác cần phải kể đến đó là bảo hiểm tồn diện học sinh giúp các bậc phụ
huynh bớt một phần nào đó lo lắng cho con cái mình vì đã có bảo hiểm cùng
chia sẻ nỗi lo lắng và quan tâm. Từ đó họ có thể an tâm hơn để cơng tác tốt
đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
1.2. Nội dung cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm tồn diện học sinh
+ Giải thích từ ngữ

- Người được bảo hiểm: Là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm hoặc
Giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm.
- Người mua bảo hiểm: Là người có yêu cầu bảo hiểm và trực tiếp hoặc
thông qua nhà trường giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng
phí bảo hiểm.
- Người thụ hưởng: Là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo
hợp đồng bảo hiểm hoặc người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp
khơng có chỉ định.
- Bệnh viện: Là một cơ sở khám chữa bệnh được Nhà nước công nhận,
cấp giấy phép hoạt động và:
+ Có khả năng và phương tiện chẩn đoán bệnh, điều trị và phẫu thuật;

4


+ Có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị và có phiếu theo dõi sức khoẻ
hàng ngày cho mỗi bệnh nhân của mình;
+ Khơng phải là nơi dùng để nghỉ ngơi hoặc điều dưỡng hay cơ sở đặc
biệt dành riêng cho người già, hoặc để cai nghiện rượu, ma tuý, chất kích
thích hoặc để điều trị các căn bệnh rối loạn tâm thần, phong
- Nằm viện: Là việc người được bảo hiểm cần lưu trú ít nhất hai mươi
tư (24) giờ liên tục ở trong bệnh viện hoặc đã hoàn thành thủ tục đăng ký

nhập viện để điều trị ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể khỏi về lâm sàng.
- Phẫu thuật: Là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật hoặc
bệnh tật được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có bằng cấp thơng qua
những ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc bằng máy móc y tế trong
bệnh viện.
- Tai nạn: Là sự kiện xảy ra do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn, tác động
từ bên ngoài lên thân thể người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp và
duy nhất dẫn đến chết hay thương tật cho người được bảo hiểm.- Bệnh có sẵn: là những bệnh có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm và do
bệnh này, người được bảo hiểm:
+ Triệu chứng bệnh tật đã thấy xuất hiện hoặc nhận thấy bệnh tật này
đã có.
- Bệnh đặc biệt: Là những bệnh ung thư, u các loại, huyết áp, tim mạch,
viêm loét dạ dày, viêm đa khớp mãn tính, viêm loét ruột, viêm gan, trĩ, sỏi
trong các hệ thống tiết niệu và đường mật, đục nhấn mắt, viêm xoang.

5


- Ngày bắt đầu bảo hiểm: Là ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc
ngày ký kết hợp đồng bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm ký lần đầu tiên
hoặc tái tục không liên tục.
- Hợp đồng bảo hiểm: Là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
1.2.1. Đối tượng Bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là học sinh đang theo học các trường: Nhà trẻ, mẫu
giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm đối

với:
+ Những người mắc bệnh thần kinh, tâm thần, phong;
+ Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50 % trở lên;
+ Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này chỉ bao gồm những rủi ro
xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam.
Người được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này vẫn được tham gia và
hưởng mọi quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác.
Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn hai hay nhiều điều kiện bảo
hiểm quy định như sau:

6


- Điều kiện bảo hiểm A:
+ Phạm vi bảo hiểm: Trường hợp chết do ốm đau, bệnh tật trừ những
trường hợp loại trừ quy định tại Quy tắc bảo hiểm toàn diện học sinh
+ Hiệu lực bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau ba mươi (30)
ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định. Đối với các hợp
đồng tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi người mua bảo hiểm đóng đủ
phí bảo hiểm cho kỳ tiếp theo.
+ Quyền lợi bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm chết thuộc
phạm vi bảo hiểm, cơng ty trả tồn bộ số tiền bảo hiểm chỉ trên Giấy chứng
nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm.
- Điều kiện bảo hiểm B:
+ Phạm vi bảo hiểm: Trường hợp chết hoặc thương tật thân thể do tai
nạn trừ những trường hợp loại trừ quy định tại Quy tắc bảo hiểm toàn diện
học sinh.
+ Hiệu lực bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi

người mua bảo hiểm đóng đủ phí bảo hiểm theo quy định.
+ Quyền lợi bảo hiểm
-Trường hợp người được bảo hiểm chết thuộc phạm vi bảo hiểm, công
ty BH trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc
hợp đồng bảo hiểm.
-Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn
thuộc phạm vi bảo hiểm, Công ty BH trả tiền bảo hiểm theo “Bảng tỷ lệ trả
tiền thương tật” của công ty BH.

7


-Trường hợp người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm
đã được trả tiền bảo hiểm, trong vòng một (01) năm kể từ ngày xảy ra tai nạn
người được bảo hiểm bị chết do chính hậu quả của tai nạn đó, cơng ty sẽ trả
phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm
hoặc hợp đồng bảo hiểm với số tiền đã trả cho tai nạn trước đó. Hoặc trong
vịng một (01) năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, mức độ thương tật trầm trọng
hơn, công ty BH trả thêm phần chênh lệch giữa số tiền tương ứng theo tỷ lệ
thương tật mới so với số tiền đã trả cho tai nạn trước đó.
- Điều kiện bảo hiểm C:
+ Phạm vi bảo hiểm: Trường hợp phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật trừ
những trường hợp loại trừ quy định tại Quy tắc bảo hiểm toàn diện học sinh.
+ Hiệu lực bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau ba mươi (30)
ngày kể từ ngày đóng đủ phí bảo hiểm theo quy định. Đối với các hợp đồng
tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi người mua bảo hiểm đóng đủ phí
bảo hiểm cho kỳ tiếp theo.
+ Quyền lợi bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm phải phẫu
thuật do ốm đau, bệnh tật, DNBH trả tiền bảo hiểm theo "Bảng tỷ lệ trả tiền
phẫu thuật"

- Điều kiện bảo hiểm D:
+ Phạm vi bảo hiểm : Trường hợp nằm viện do ốm đau , bệnh tật ,
thương tật thân thể do tai nạn trừ những trường hợp loại trừ đã được quy định.
+ Hiệu lực bảo hiểm
-Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày
đơng đủ phí bảo hiểm theo quy định đối với trường hợp ốm đau, bệnh tật.
8


-Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi đóng đủ phí bảo hiểm đối
với trường hợp tai nạn hoặc hợp đồng tái tục liên tục
+ Quyền lợi bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm ốm đau,
bệnh tật, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm phải nằm viện, được trả trợ cấp nằm
viện mỗi ngày 0,3% số tiền bảo hiểm và không quá sáu mươi (60) ngày/năm.
1.2.3. Loại trừ Bảo hiểm
1.2.3.1. Loại trừ chung áp dụng cho cả 4 điều kiện
Không chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp sau:
- Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc của người thụ hưởng
trừ trường hợp người được bảo hiểm có hành động cứu người, cửu tài sản của
Nhà nước, của nhân dân và tham gia chống các hành động phạm pháp;
- Người được bảo hiểm là học sinh phổ thông cơ sở trở lên vi phạm
nghiêm trọng pháp luật, các nội quy, quy định của nhà trường, chính quyền
địa phương và các tổ chức xã hội, vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao
thong.
- Người được bảo hiểm sử dụng hoặc bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma
túy và các chất kích thích tương tự khác. Các chất kích thích được hiểu theo
quy tắc là các chất mà người được bảo hiểm sử dụng để gây nghiện, gây tê
liệt thần kinh không kiềm soát được hành động của bản thân mà pháp luật
nghiêm cấm;
- Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau, trừ khi với mục đích tự vệ;

- Người được bảo hiểm tham gia các hoạt động hàng không (trừ khỉ với
tư cách là hành khách), tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự, tham
gia chiến đấu của các lực lượng vũ trang;
9


- Điều trị chưa được khoa học công nhận hoặc điều trị thử nghiệm;
- Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ, chiến tranh, đình cơng, nội chiến,
khủng bố.
1.2.3.2. Những loại trừ áp dụng riêng cho điều kiện C và D
MIC không chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp
sau:
- Nằm viện để kiểm tra sức khoẻ, giám định y khoa mà không liên quan
tới việc điều trị bệnh tật, thương tật;
- Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, những thương tật và
chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu được bảo hiểm;
- Điều trị hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của người được bảo hiểm mà
không liên quan đến điều trị và phẫu thuật bình thường do ngành y tế quy
định;
- Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm giả các bộ
phận của cơ thể;
- Những bệnh đặc biệt và bệnh có sẵn trong năm đầu tiên tham gia bảo
hiểm (Không áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm trên 50 học sinh);
- Nằm viện điều trị những bệnh suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể,
thoải hóa cột sống, gai đôi cột sống, bệnh di truyền hoặc điều trị tại các cơ sở
điều dưỡng, an dưỡng, vật lý trị liệu;
- Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa sinh đẻ;
- Người được bảo hiểm mắc các bệnh giang mai, lậu, nhiễm vi rút HIV
/ AIDS, sốt rét, lao và bệnh nghề nghiệp.
10



1.2.4. Số tiền Bảo hiểm và Phí Bảo hiểm
1.2.4.1. Số tiền Bảo hiểm
Là số tiền người tham gia bảo hiểm đăng ký với người bảo hiểm trên cơ
sở giá trị bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa khi tài sản được bảo hiểm
tổn thất toàn bộ. Số tiền bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu nhưng
phải được sự chấp nhận của người bảo hiểm, nó có thể bằng, thấp hơn hoặc
cao hơn giá trị bảo hiểm.

- Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn số tiền bảo hiểm cho mỗi
điều kiện như sau:
Bảng 1.1: Số tiền bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm A

Từ 1.000.000đ đến 20.000.000đồng/người/vụ

Điều kiện bảo hiểm B

Từ 1.000.000đ đến 20.000.000đồng/người/vụ

Điều kiện bảo hiểm C

Từ 1.000.000đ đến 20.000.000đồng/người/năm

Điều kiện bảo hiểm D


Từ 1.000.000đ đến 20.000.000đồng/người/năm

1.2.4.2. Phí bảo hiểm
Là khoản tiền mà người tham gia nộp cho công ty bảo hiểm để bảo
hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia. Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch
vụ bảo hiểm. Do vậy, việc tính tốn mức phí vừa phù hợp với yêu cầu của
khách hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi khơng phải là đơn giản.
Trước khi đưa ra mức phí, cơng ty bảo hiểm cần cân nhắc kỹ vì đây là một

11


trong những yếu tố cơ bản để cạnh tranh. Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ
phí bảo hiểm. Tỷ lệ phí tính riêng cho từng loại rủi ro.
Bảng 1.2: Tỷ lệ phí
Điều kiện bảo hiểm

Tỷ lệ phí bảo hiểm (%/STBH/người/năm)

Điều kiện bảo hiểm A

0,40

Điều kiện bảo hiểm B

0,15

Điều kiện bảo hiểm C


0,10

Điều kiện bảo hiểm D

0,25

- Phí Bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm
1.2.5. Giải quyết quyền lợi Bảo hiểm
1.2.5.1. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm
Khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng phải gửi cho DNBH các giấy tờ sau đây:
- Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm có xác nhận của nhà trường, chính
quyền địa phương hoặc cơng an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn (trường
hợp bị tai nạn);
- Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao (trích) danh sách người được
bảo hiểm;
- Các chứng tử y tế hợp lệ liên quan đến việc điều trị: Giấy ra viện,
phiếu điều trị. phiểu mổ (trường hợp phải phẫu thuật), đơn thuốc, biên lai thu
tiền viện phí, phim X-quang…;
- Giấy chứng tử (trường hợp chết);

12


- Trường hợp người thụ hưởng là người thừa kế hợp pháp phải có thêm
Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp. Trường hợp người được bảo hiểm ủy
quyền cho người khác nhận số tiền bảo hiểm, phải có giấy ủy quyền hợp pháp
- Trả tiền Bảo hiểm:
+ Số tiền bảo hiểm được trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng hoặc người được ủy quyền hợp pháp

+ Trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hoặc người
được ủy quyền không trung thực trong việc thực hiện các quy định trong Quy
tắc bảo hiểm này, Công ty BH có quyền từ chối một phần hoặc tồn bộ số tiền
bảo hiểm tuỳ theo mức độ vi phạm
1.2.5.2. Thời hạn yêu cầu và trả tiền Bảo hiểm
- Thời hạn thông báo sự kiện bảo hiểm: Người được bảo hiểm hoặc
Người đại diện người được bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên
bảo hiểm ngay khi có thể thực hiện được đối với bất kỳ sự kiện nào có thể
làm phát sinh khiếu nại và trong mọi trường hợp không vượt quá ba mươi
(30) ngày kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trừ trường hợp chậm trễ do
nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật
- Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm: Một (01) năm kể từ ngày xảy ra
tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng
theo quy định của pháp luật
- Thời hạn trả tiền bảo hiểm: Mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận được
hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm đầy đủ, hợp lệ và không quá ba mươi (30)
ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ. Trường hợp từ chối trả
tiền bảo hiểm, DNBH phải thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm

13


×