Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại huyện quốc oai, thành phố hà nội luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.07 KB, 68 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-------***-------

TẠ THỊ KIM TUYẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
QUẢN LÍ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI
HUYỆN QUỐC OAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Quản lý Tài chính cơng
Mã số

: 01

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Văn Hào

Hà Nội - 2020

SV: Phạm Minh Hằng

i

CQ54/01.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-------***-------

TẠ THỊ KIM TUYẾN
CQ54/01.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
QUẢN LÍ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI
HUYỆN QUỐC OAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Quản lý Tài chính cơng
Mã số

: 01

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Văn Hào

Hà Nội - 2020
SV: Phạm Minh Hằng

ii

CQ54/01.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp

Tạ Thị Kim Tuyến

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

i

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND :

Hội đồng nhân dân

KBNN :


Kho bạc Nhà nước

KT- XH :

Kinh tế xã hội

MLNS :

Mục lục ngân sách

NSCH

Ngân sách cấp huyện

:

NSNN :

Ngân sách nhà nước

TC- KH :

Tài chính- Kế hoạch

UBND :

Ủy ban Nhân dân

SV: Tạ Thị Kim Tuyến


ii

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng, các hình........................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÍ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN .......................................... 5
1.1. Tổng quan về chi thường xuyên ngân sách cấp huyện .............................. 5
1.1.1. Khái niệm về chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ........................ 5
1.1.2. Đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách cấp huyện .......................... 5
1.2. Tổng quan về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ................. 6
1.2.1. Khái niệm quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ................. 6
1.2.2. Nguyên tắc quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện................ 6
1.2.3. Phương thức quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ............. 8
1.2.4. Nội dung quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ................... 8
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... 15
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ quan tài chinh huyện
Quốc Oai ......................................................................................................... 15

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Quốc Oai ............................................ 15
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai ................................... 16
2.1.3. Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Quốc Oai .................................. 18

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

iii

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

2.2. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại huyện Quốc Oai –
Thành phố Hà Nội ........................................................................................... 22
2.2.1. Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ............. 22
2.2.2. Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại huyện Quốc Oai ............ 25
2.3. Thực trạng quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại huyện Quốc
Oai – Thành phố Hà Nội ................................................................................. 27
2.3.1. Khâu lập dự toán ................................................................................ 27
2.3.2. Khâu chấp hành dự toán..................................................................... 39
2.3.3. Khâu quyết toán ................................................................................. 41
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
tại huyên Quốc Oai.......................................................................................... 42
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 42
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 43
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÍ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN

QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................. 47
3.1. Mục tiêu, phương hướng hồn thiện quản lí chi thường xun ngân sách
cấp huyện tại huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội ...................................... 47
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
tại huyện Quốc Oai ...................................................................................... 47
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp
huyện tại huyện Quốc Oai............................................................................ 47
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách
cấp huyện tại huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội ...................................... 48

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

iv

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

3.2.1.Hồn thiện cơng tác lập dự toán chi thường xuyên NSCH tại huyện
Quốc Oai ...................................................................................................... 48
3.2.2. Hồn thiện cơng tác chấp hành chi thường xun NSCH tại huyện
Quốc Oai ...................................................................................................... 49
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quyết toán chi thường xuyên NSCH tại huyện
Quốc Oai ...................................................................................................... 50
3.2.4. Các kiến nghị thực hiện giải pháp...................................................... 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ vii

PHỤ LỤC ....................................................................................................... viii

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

v

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên các bảng, các hình

Trang

Bảng 2.1

Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách cấp huyện

25

của huyện Quốc Oai giai đoạn 2017-2019
Hình 2.1


Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của phịng Tài chính

18

- Kế hoạch huyện Quốc Oai
Bảng 2.2

Số liệu dự toán và quyết toán chi thường xuyên

31

ngân sách cấp huyện của huyện Quốc Oai trong
giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.3

Chi thường xuyên NSCH của huyện Quốc Oai

33

giai đoạn 2017 – 2019

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

vi

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài Chính

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN, là cơng cụ tài
chính giúp chính quyền huyện huy động và phân phối các nguồn lực tài chính
nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong quá trình quản lý KT XH, an ninh quốc phòng của bộ máy nhà nước.
Trong điều kiện kinh tế nước ta cịn nhiều khó khăn, thu ngân sách còn
nhiều hạn chế, trong khi nhu cầu về nguồn lực để đáp ứng các nhiệm vụ chi
NSNN, đặc biệt là chi thường xuyên NSNN đặt ra càng nhiều. Chính vì vậy,
việc quản lý chặt chẽ các khoản chi thường xuyên ngân sách huyện nhằm đảm
bảo việc chi tiêu tiết kiệm, có hiệu quả, phù hợp với những quy định hiện
hành của Nhà nước là hết sức cần thiết.
Huyện Quốc Oai là một huyện đang trong quá trình xây dựng và phát
triển, nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn và chủ yếu nhận trợ cấp từ ngân
sách cấp trên. Do đó yêu cầu quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi
thường xuyên NSNN là nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo, cơ quan quản lý và sử
dụng NSNN tại huyện Quốc Oai.
Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích tình hình thực tiễn cơng tác quản lý
chi thường xuyên NSCH tại huyện Quốc Oai là vô cùng cấp thiết, để chỉ ra
những tồn tại, thiếu sót, thấy rõ những vấn đề bức xúc trong công tác quản lý
cần giải quyết, từ đó có những giải pháp đối với việc xây dựng và phát triển
NSNN tại huyện Quốc Oai, giúp công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại
huyện Quốc Oai ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng được yêu cầu phát triển
của địa phương trong tình hình mới. Trước những u cầu đó tơi chọn đề tài
“Quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại huyện Quốc Oai –
Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến


1

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn
Trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành , đề tài có nhiệm vụ nghiên
cứu tình hình quản lí chi thường xun NSCH tại huyện Quốc Oai giai đoạn
2017-2019, từ đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp
để hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSCH tại huyện Quốc Oai
để đảm bảo việc chi tiêu ngân sách tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những
vấn đề lý luận và thực tiễn về chi thường xuyên và quản lý chi thường
xuyên NSCH.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý chi thường
xun NSCH thơng qua chu trình quản lí NSNN gồm: quản lí lập dự tốn
NSCH, quản lí chấp hành dự tốn NSCH và quản lí quyết tốn NSCH.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng chi thường xuyên và quản
lý chi thường xuyên NSCH tại huyện Quốc Oai trong 3 năm từ 20172019, đưa ra các giải pháp, kiến nghị, phương hướng hoạt động cho giai
đoạn tiếp theo.
Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội.
4. Dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thể như thực nghiệm, thu thập tài liệu, số liệu, đối chiếu và so
sánh, thống kế, tổng hợp, phân tích,… để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

2

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Phương pháp thực nghiệm thông qua quan sát, phỏng vấn trực tiếp:
Quan sát, học hỏi, tìm hiểu rõ hơn về các qui trình, nghiệp vụ liên quan tới
tính tốn dự tốn, lập báo cáo quyết toán, thực hiện chi thường xuyên tại đơn
vị; Hỏi, phỏng vấn cán bộ tại đơn vị về những điểm còn chưa rõ về những vấn
đề liên quan tới đề tài;
Phương pháp thu thập tài liệu: Qua quá trình thực tập tại phòng TCKH huyện Quốc Oai đã thu thập được các tài liệu liên quan đến chi thường
xuyên NSCH. Cụ thể như tài liệu về dự toán, quyết toán chi thường xuyên
NSCH 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019;
Phương pháp đối chiếu – so sánh: Đối chiếu so sánh số liệu qua các
năm về số dự toán, quyết toán, qui chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản
công… trong tài liệu thu thập được, từ đó so sánh sự thay đổi, để đưa ra các
nhận định về tình hình quản lý chi thường xuyên NSCH tại Huyện Quốc Oai.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thu thập toàn bộ tài liệu liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu, phân loại để sử dụng, phân tích sự thay đổi. Phân
tích tổng hợp thơng tin, tài liệu số liệu thu thập được, tìm ra được nguyên

nhân, rút ra kết luận từ việc thống kê, so sánh, phỏng vấn. Từ những phân tích
tổng hợp có được, rút ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của đơn vị.
Cách thức thu thập dữ liệu:
Thu thập trực tiếp: trực tiếp quan sát, tiếp xúc với đối tượng điều tra để
trực tiếp thực hiện các công việc điều tra, ghi chép kết quả điều tra
Thu thập gián tiếp: Thông qua các tài liệu của đơn vị thực tập: sổ sách,
chứng từ, báo cáo tài chính...các thơng tin cần thiết phục vụ cho q trình
hồn thiện bản luận văn tại các phịng ban của đơn vị hoặc có thể thơng qua
Internet.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục… và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
SV: Tạ Thị Kim Tuyến

3

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Chương 1: Tổng quan về chi thường xuyên và quản lí chi thường xuyên ngân
sách cấp huyện;
Chương 2: Thực trạng về quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại
Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội;
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí chi thường
xuyên ngân sách cấp huyện tại Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.


SV: Tạ Thị Kim Tuyến

4

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÍ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP
HUYỆN
1.1.1. Khái niệm về chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Chi thường xuyên NSCH là 1 bộ phận của chi NSCH, có thể được hiểu như
sau:
Theo hình thức biểu hiện: Chi thường xuyên NSCH là toàn bộ các
khoản chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ thường xuyên hằng năm của Nhà nước đã giao cho chính
quyền địa phương cấp huyện thực hiên.
Theo chu trình ngân sách nhà nước: Chi thường xuyên NSCH là quá
trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách huyện để đáp ứng các nhu cầu chi
thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên hằng năm của Nhà nước đối với chính
quyền địa phương cấp huyện.
1.1.2. Đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Ngoài các đặc điểm chung của chi NSNN, chi thường xuyên NSNN nói

chung và chi thường xuyên NSCH nói riêng cịn có đặc điểm là:
Một là, Hầu hết các khoản chi thường xuyên NSCH mang tính ổn định.
Hai là, Phần lớn các khoản chi thường xuyên NSCH có hiệu lực tác động
trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.
Ba là, Phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSCH gắn chặt với cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước cấp huyện. .

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

5

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
CẤP HUYỆN
1.2.1. Khái niệm quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
“Quản lí chi thường xuyên NSCH là quá trình UBND huyện vận dụng
các quy luật khách quan, dựa trên các cơ sở pháp lí, sử dụng hệ thống các
phương pháp để quản lí các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên
địa bàn đã được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.”
Tiếp cận theo chu trình ngân sách, chu trình chi thường xuyên NSCH
bao gồm 3 khâu: lập, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên NSCH. Vì
vậy, quản lý chi thường xuyên NSCH là quản lý q trình lập, chấp hành và
quyết tốn các khoản chi thường xuyên NSCH.

Tiếp cận theo hoạt động quản lí gắn với chính quyền nhà nước cấp
huyện, quản lí chi thường xun NSCH là q trình chính quyền nhà nước
cấp huyện xây dựng và quyết định kế hoạch, dự toán; theo dõi, đánh giá và
giám sát việc thưc hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cấp mình
bằng các cơng cụ, phương thức, hình thức và biện pháp phù hợp nhằm đạt
được các mục tiêu đã định.
1.2.2. Nguyên tắc quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Quản lý chi NSCH tuân thủ các nguyên tắc quản lý NSNN nói chung.
Trên cơ sở cụ thể hóa các nguyên tắc quản lý NSNN, quản lý chi NSCH cần
tuân thủ các ngun tắc sau:
Quản lí theo dự tốn: Chi NSCH chỉ được thực hiện theo dự toán chi NSNN
được cấp có thẩm quyền giao. Mục tiêu kỷ luật tài khóa trong quản lý tài
chính cơng nói chung và quản lý NSNN nói riêng địi hỏi mọi nhu cầu chi

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

6

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

ngân sách nhà nước phải được dự toán và chỉ được thực hiện theo dự tốn đã
được cấp có thẩm quyền quyết định.
Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách: Chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi ngân sách nhà nước là căn cứ pháp lý để quản lý chi ngân sách nhà
nước trong tất cả các khâu của chu trình ngân sách nhà nước.

Niên độ: Quản lý chi NSCH được thực hiện theo từng năm ngân sách. Năm
ngân sách có độ dài bằng năm dương lịch.
Công khai và minh bạch: Công khai và minh bạch trong quản lý chi NSCH
nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình, giám sát nội bộ và giám sát từ bên
ngoài đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước của chính
quyền các cấp và các đơn vị dự toán ngân sách.
Quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Quản lý chi NSCH theo kết quả
thực hiện nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu hiệu quả phân bổ và hiệu quả
hoạt động trong thực hiện các nhiệm vụ chi NSCH.
Thanh toán trực tiếp từ KBNN: Tất cả các khoản chi NSCH phải được KBNN
kiểm soát và thanh toán trực tiếp từ KBNN; trường hợp chưa thực hiện được
việc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước, mới thực hiện thanh toán qua
đơn vị sử dụng NSNN.
Hạch toán bằng Đồng Việt Nam, đúng mục lục ngân sách nhà nước: Đồng
Việt Nam là đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam. Vì vậy, đơn vị tiền tệ sử
dụng trong hạch toán thu, chi NSCH là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là
“đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Hạch toán chi NSCH phải thực hiện theo
đúng mục lục NSNN nhằm cung cấp đầy đủ thông tin đáp ứng yêu cầu quản
lý NSNN.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

7

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính


1.2.3. Phương thức quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Quản lý chi ngân sách theo đầu vào: là phương thức quản lý tập trung
vào chi phí các đầu vào của q trình sản xuất, cung ứng các hàng hóa và dịch
vụ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng ngân sách được quy định
bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quản lý q trình lập, chấp hành và
quyết tốn chi NSCH tập trung vào việc tuân thủ và kiểm soát việc tuân thủ
các đầu vào theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng NSCH.
Quản lý ngân sách theo kết quả: là phương thức quản lý tập trung vào
kết quả của các khoản chi NSCH. Quản lý quá trình lập, chấp hành và quyết
tốn chi NSCH gắn kết chặt chẽ với kết quả của các khoản chi. Theo dõi và
đánh giá chi ngân sách theo kết quả là cơ sở để thanh toán và quyết toán các
khoản chi NSCH.
1.2.4. Nội dung quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Chi thường xuyên NSCH là một bộ phận của chi NSCH và chiếm tỷ trọng
tương đối lớn trong tổng số chi NSCH hàng năm. Quản lý chi thường xuyên
NSCH tn thủ theo chu trình quản lý chi NSNN nói chung gồm: quản lý q
trình lập dự tốn, quản lý q trình chấp hành dự tốn và quản lý q trình quyết
tốn chi thường xun NSCH.
1.2.4.1: Lập dự tốn chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Khái niệm lập dự toán chi thường xuyên NSCH:
Lập dự toán chi thường xuyên NSCH là việc dự báo, tính tốn của cơ
quan hành pháp và việc quyết định của cơ quan quyền lực đối với các khoản chi
thường xuyên của bộ máy chính quyền cấp huyện trong một năm ngân sách
nhằm đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được
giao.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

8


Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên NSCH:
Một là, Nhiệm vụ phát triển KT- XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối
ngoại, bình đẳng giới nói chung và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị
ở huyện.
Hai là, Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà
nước 03 năm, số kiểm tra dự toán ngân sách hàng năm.
Ba là, Văn bản qui phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự tốn chi ngân
sách năm sau.
Bốn là, Tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên NSCH năm trước.
Yêu cầu khi lập dự toán chi thường xuyên NSCH:
Một là, Dự toán chi thường xuyên NSCH phải lập theo đúng nội dung,
biểu mẫu, thời hạn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính và Phịng TC
- KH huyện.
Hai là, Tuân thủ đúng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức được
quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành.
Ba là, Đảm bảo nguyên tắc cân đối: Xây dựng dự toán chi thường xuyên
cần đảm bảo cơ cấu giữa các khoản chi thường xuyên và cơ cấu giữa tổng chi
thường xuyên với các khoản chi khác trong bản dự tốn NSCH.
Bốn là, Phải có thuyết minh các cơ sở tính tốn các khoản chi: trong bản
thuyết minh cần nêu rõ căn cứ để tính tốn các khoản chi thường xun trong

bản dự tốn, giải thích được sự thay đổi dự toán năm kế hoạch so với năm báo
cáo.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

9

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSCH:
Giai đoạn 1: Hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán:
Sau khi nhận được hướng dẫn và giao số kiểm tra từ UBND thành phố,
UBND huyện chỉ đạo Phịng TC- KH ra cơng văn hướng dẫn và giao số kiểm
tra dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị cấp huyện.
Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp cấp huyện tổ chức hội nghị triển khai
xây dựng dự tốn ngân sách của mình và giao số kiểm tra cho các ban ngành,
đoàn thể hoặc đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.
Giai đoạn 2: Lập và tổng hợp dự toán NSCH:
Các đơn vị trực tiếp sử dụng NSCH xây dựng dự toán cho đơn vị mình.
Đơn vị dự tốn cấp I thực hiện tổng hợp dự toán của các đơn vị dự toán cấp
dưới trực thuộc để gửi Phòng TC- KH huyện.
Phòng TC- KH huyện có nhiệm vụ tổng hợp dự tốn NSCH và ngân
sách các xã thành dự toán ngân sách huyện gửi UBND huyện xem xét báo cáo
Thường trực HĐND huyện.
Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND huyện, HĐND huyện thông

qua bản dự toán. UBND huyện gửi bản dự toán đã được thơng qua tới Sở Tài
chính tỉnh để tiếp tục tổng hợp.
Giai đoạn 3: Quyết định và giao dự toán chi thường xuyên NSCH:
Sau khi UBND tỉnh giao dự toán chính thức, UBND huyện hồn chỉnh
lại dự tốn, lập phương án phân bổ trình HĐND huyện.
Khi dự tốn được HĐND huyện quyết định, Phịng TC- KH huyện
hồn chỉnh lại dự tốn và chính thức phân bổ dự tốn cho các cơ quan, đơn vị
cấp huyện. Các cơ quan, đơn vị giao dự toán cho các ban, ngành và đơn vị dự
toán cấp dưới trực thuộc.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

10

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

1.2.4.2: Tổ chức chấp hành chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Khái niệm tổ chức chấp hành chi thường xuyên NSCH:
Tổ chức chấp hành chi thường xuyên NSCH là quá trình sử dụng
tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ
tiêu chi thường xuyên NSCH được ghi trong dự toán trở thành hiện thực.
Nội dung tổ chức chấp hành chi thường xuyên NSCH:
Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSCH
Dự toán chi thường xuyên giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải
đảm bảo đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi; đúng

chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Trường hợp dự tốn có các
nhiệm vụ chi được quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thì dự tốn giao
phải chi tiết theo từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm.
Trường hợp ở thời điểm đầu năm khi chưa được giao dự toán, các đơn
vị sử dụng ngân sách làm giấy đề nghị tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ
chi thường xun khơng thể trì hỗn được cho đến khi được giao dự tốn
chính thức.
Kiểm sốt chi thường xuyên NSCH
Kiểm soát cam kết chi thường xuyên NSCH: Cam kết chi thường xuyên
là việc các đơn vị dự tốn cam kết sử dụng một phần hoặc tồn bộ dự toán chi
ngân sách thường xuyên được giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã
được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp.
Kiểm soát tạm ứng và kiểm sốt thanh tốn chi thường xun NSCH:
• Tạm ứng chi thường xuyên NSCH: là việc chi trả các khoản chi
thường xuyên NSCH cho đơn vị sử dụng NSCH trong trường hợp khoản chi
của đơn vị sử dụng ngân sách chưa có đủ hóa đơn, chứng từ để thanh tốn
theo quy định do cơng việc chưa hồn thành.
SV: Tạ Thị Kim Tuyến

11

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

• Thanh tốn các khoản chi thường xuyên NSCH: bao gồm thanh toán
tạm ứng và thanh toán trực tiếp. Thanh toán tạm ứng các khoản chi thường

xuyên NSCH là việc chuyển từ tạm ứng sang thanh tốn khi khoản chi đã
hồn thành và có đủ hồ sơ chứng từ và bảo đảm đủ điều kiện thanh toán.
Thanh toán trực tiếp các khoản chi thường xuyên NSCH là phương thức chi
trả ngân sách trực tiếp cho đơn vị sử dụng NSCH hoặc cho người cung cấp
hàng hóa dịch vụ khi cơng việc đã hồn thành, có đủ các hồ sơ chứng từ và
bảo đảm đủ điều kiện thanh toán.
Bổ sung và điều chỉnh dự toán chi thường xuyên NSCH
Trong quá trình tổ chức chấp hành chi thường xuyên NSCH, Luật Ngân
sách nhà nước cho phép bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách so với dự toán
đầu năm trong một số trường hợp cần thiết.
Việc điều chỉnh dự toán chi thường xuyên NSCH phải bảo đảm các yêu
cầu về phân bổ và giao dự toán quy định. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự
toán, đơn vị dự tốn cấp I gửi phịng TC- KH để kiểm tra, đồng thời gửi Kho
bạc Nhà nước huyện để thực hiện.
Báo cáo tình hình thực hiện chi thường xuyên NSCH
Trong quá trình chấp hành chi thường xuyên NSCH, việc báo cáo tình
hình thực hiện chi thường xuyên NSCH nhằm cung cấp thơng tin tình hình
thực hiện chi thường xun NSCH trong năm một cách thường xuyên, liên
tục phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành NSCH.
Theo quy định hiện hành, báo cáo tình hình chi thường xuyên NSCH
được thực hiện bởi các đơn vị dự toán cấp I định kỳ báo cáo phòng TC- KH
huyện, phòng TC –KH huyện định kỳ báo cáo UBND huyện, UBND huyện
báo cáo với Thường trực HĐND.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

12

Lớp: CQ54/01.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Báo cáo tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách được công
khai theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh tình hình
thực hiện chi thường xuyên NSCH; tình hình thực hiện chi thường xuyên của
các đơn vị dự tốn ngân sách.
Thời hạn cơng khai: báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi thường
xuyên ngân sách quý của đơn vị dự tốn cấp I và báo cáo tình hình ước thực
hiện chi thường xun tháng được cơng khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày
kết thúc tháng, q.
Hình thức cơng khai: cơng bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc
của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thơng tin
điện tử; thơng báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.2.4.3: Quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Khái niệm quyết toán chi thường xuyên NSCH:
Quyết toán chi thường xuyên NSCH là việc tổng kết lại q trình thực
hiện dự tốn chi thường xuyên NSCH sau khi năm ngân sách kết thúc nhằm
đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động chi thường xuyên của năm ngân sách, từ đó
rút ra các ưu điểm, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những chu trình
ngân sách tiếp theo.
Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi thường xuyên
NSCH. Quyết toán chi thường xuyên cũng được lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới
lên theo hệ thống các cấp dự tốn.
Quy trình quyết tốn chi thường xun NSCH:
Bước 1: Lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSCH: Các đơn vị

sử dụng NSCH lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách gửi đơn vị
SV: Tạ Thị Kim Tuyến

13

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

dự tốn cấp trên trực tiếp xét duyệt; đơn vị dự toán cấp I gửi Phòng TC - KH
huyện xét duyệt hoặc thẩm định.
Bước 2: Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán chi thường xuyên
NSCH
Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết tốn của đơn vị dự tốn cấp
dưới trực thuộc. Phịng TC – KH huyện xét duyệt quyết toán của các đơn vị
dự toán cấp I cùng cấp đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách. Kết thúc việc
xét duyệt quyết toán năm, đơn vị dự toán cấp trên ra thơng báo duyệt quyết
tốn gửi đơn vị dự tốn cấp dưới, Phịng TC - KH thơng báo xét duyệt quyết
tốn đối với các đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách.
Thẩm định quyết tốn chi thường xun NSCH là việc Phịng TC - KH
huyện xem xét, đánh giá các báo cáo quyết toán của đơn vị dự tốn cấp I cùng
cấp khơng đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách.
Bước 3: Tổng hợp báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSCH: Trên
cơ sở báo cáo của KBNN huyện, kết quả xét duyệt, thẩm định đối với quyết
toán chi thường xuyên ngân sách của các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp
huyện, Phịng TC - KH huyện tổng hợp, lập quyết tốn ngân sách huyện trong
đó có NSCH trình UBND huyện xem xét.

Bước 4: Thẩm tra và phê duyệt quyết toán chi thường xuyên NSCH
Thẩm tra quyết toán chi thường xuyên NSCH là việc xem xét, đánh giá
và đưa ra các nhận xét, kiến nghị, đề xuất về báo cáo quyết toán chi thường
xuyên NSCH do UBND huyện trình HĐND huyện.
Ban Kinh tế- xã hội của HĐND huyện có nhiệm vụ, quyền hạn thẩm tra
báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện trong đó có NSCH do
UBND huyện trình HĐND cùng cấp. Căn cứ vào Báo cáo thẩm tra của Ban
Kinh tế- xã hội, HĐND huyện phê chuẩn quyết toán chi thường xuyên NSCH.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

14

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
CƠ QUAN TÀI CHINH HUYỆN QUỐC OAI
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Quốc Oai
Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm
thành phố khoảng 20km, là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,
diện tích tự nhiên 147,01km2 . Từ sau 1/8/2008, tình Hà Tây và Hà Nội hợp
nhất, Quốc Oai trở thành huyện ngoại thành Hà Nội với số đơn vị hành chính

là 20 xã và 1 thị trấn. Huyện Quốc Oai là một trong 29 quận, huyện, thị xã
của Thành Phố Hà Nội. Là một vùng bán sơn địa, có toạ độ địa lý là 20o54’
đến 21o50’ kinh đơng. Phía Bắc giáp với huyện Thạch Thất, phía Nam giáp
với huyện Chương Mỹ, phía Đơng giáp với huyện Hồi Đức, phía Tây giáp
với huyện Lương Sơn tỉnh Hồ Bình.
Quốc Oai là huyện có những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và giao
thơng, có Đại lộ Thăng Long, đường Hồ Chí Minh chạy qua, cùng tỉnh lộ
421A,421B và một hệ thống giao thông của huyện đã tạo điều kiện cho huyện
Quốc Oai phát triển nhanh về kinh tế.
Quốc Oai nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, hình thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa nhiều và nóng ẩm từ tháng 4 tới
tháng 10, mưa ít và khơ lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu thời
tiết của vùng thuận lợi cho các loại cây phát triển.
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 14700.62 ha, trong đó diện tích đất
nơng nghiệp của huyện là 9090.82 ha, diện tích đất phi nơng nghiệp là 5310.9
ha.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

15

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Trong những năm gần đây, dân số ngày càng tăng cao cộng với quá
trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa dẫn tới diện tích đất nơng nghiệp chuyển

sang một diện tích khá lớn phục vụ cho việc mở rộng đô thị, phát triển sản
xuất.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai
Tình hình kinh tế của huyện Quốc Oai tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Trong giai đoạn 2017-2019, nền kinh tế huyện đã có những bước phát triển:
Tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu năm 2017 (giá so sánh)
là 10.088 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành: Công nghiệp - Xây
dựng, chiếm 55,5%; Dịch vụ - Thương mại, chiếm 27,4%; Nông - Lâm
nghiệp - Thủy sản, chiếm 17,1%.
Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt 11.278 tỷ đồng, đạt 111,8% so với
năm 2017. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi: Cơng nghiệp - Xây dựng, chiếm
57,1%; Dịch vụ - Thương mại, chiếm 27,7%; Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản,
chiếm 15,2%. Nền kinh tế đã chuyển dần từ sản xuất nông-lâm-thủy sản sang
ngành công nghiệp- xây dựng.
Đến năm 2019, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ
yếu (giá so sánh năm 2010), ước thực hiện cả năm đạt 12.583,60 tỷ đồng, đạt
111,6% so với kế hoạch năm, tăng 11,6% so với năm 2018. Trong đó, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ước thực hiện cả năm: Công nghiệp
- Xây dựng, chiếm 58,1%; Dịch vụ - Thương mại, chiếm 28,3%; Nông - Lâm
nghiệp - Thủy sản, chiếm 13,6%.
Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Năm 2017 thu
nhập bình quân đầu người là 39trđ/người/năm. Năm 2018 là 45
trđ/người/năm, đến năm 2019 là 50 trđ/người/năm.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

16

Lớp: CQ54/01.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư trên địa bàn,
UBND huyện Quốc Oai đã sát sao chỉ đạo các cơ quan, ban ngành có liên
quan tích cực xây dựng các xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đến nay, đã có
20/20 xã về đích nơng thơn mới, đạt tỉ lệ 100%. Đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện. Số lượng hộ nghèo giảm đi rõ rệt: Năm 2017 huyện có 258 hộ
nghèo, đến năm 2019 cịn 109 hộ.
Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. Công tác giáo dục
đào tạo được quan tâm, chất lượng dạy và học ngày một nâng cao. Công tác y
tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, khám chữa bệnh được đảm bảo thực hiện
tốt việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trên địa bàn huyện duy trì tốt hệ
thống thủy lợi, thường trực phòng chống thiên tai, kiểm sốt chất lượng và
nâng cao giá trị nơng sản, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình
bảo vệ và phát triển rừng.
Với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện kinh tế xã hội như vậy, huyện
Quốc Oai có được những lợi thế nhất định trong q trình giao lưu phát triển
kinh tế, văn hố và trong hoạt động giáo dục tuyên truyền các chủ trương của
Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, huyện Quốc Oai
cũng cịn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và dân
trí cịn chưa đồng đều giữa các vùng, do điều kiện phát triển của mỗi xã khác
nhau.

SV: Tạ Thị Kim Tuyến

17


Lớp: CQ54/01.01


×