Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện nam trực, tỉnh nam định luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.07 KB, 63 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ THANH THANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH

CHUN NGÀNH

: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠNG

MÃ SỐ

: 01

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐÀO THỊ BÍCH HẠNH

HÀ NỘI – 2020


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ


tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Thanh

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

i

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AN – QP

:

An ninh – Quốc phòng

DN

:

Doanh nghiệp


DT

:

Dự toán

GD – ĐT

:

Giáo dục – Đào tạo

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HTX

:

Hợp tác xã

KBNN

:

Kho bạc nhà nước


KH – CN

:

Khoa học – Cơng nghệ

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

TC – KH

:

Tài chính – Kế hoạch

TH

:

Thực hiện

UBND

:

Ủy ban nhân dân


SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

ii

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................ i
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh mục các bảng, các hình .......................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN ............................................................. 4
1.1. Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ................ 4
1.1.1. Ngân sách cấp huyện ....................................................................... 4
1.1.2. Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ........................................... 6
1.2. Những vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện.... 7
1.2.1. Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ............................... 7
1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện ..................... 8
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN NAM TRỰC...................................................... 16
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và bộ máy quản lý ngân
sách cấp huyện của huyện nam trực ............................................................... 16
2.1.1. Khái quát về huyện Nam Trực ....................................................... 16

2.1.2. Thực trạng chi ngân sách huyện Nam Trực .................................... 23
2.2. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện nam trực.24
2.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ....................... 24
2.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện Nam Trực,
tỉnh Nam Định ........................................................................................ 27
2.2.3. Tình hình quyết tốn và thanh tra kiểm tra chi ngân huyện Nam Trực33

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

iii

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

2.3. Đánh giá kết quả trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện
nam trực ....................................................................................................... 34
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách cấp huyện tại huyện Nam Trực ................................................ 34
2.3.2. Hạn chế cịn tồn tại và ngun nhân trong cơng tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách cấp huyện. ........................................................ 35
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách cấp huyện của huyện nam trực ...................................................... 38
3.2. Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách huyện nam trực, tỉnh nam định .............................................................. 40
3.2.1. Hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện40
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn của cá nhân ...... 42

3.2.3. Tiếp tục giao tự chủ tài chính cho các đơn vị chưa thực hiện tự chủ
và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị đã thực hiện tự chủ . 43
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi thường
xuyên ngân sách cấp huyện ..................................................................... 44
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................. 42
KẾT LUẬN .................................................................................................. 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... vi
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................. vii

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

iv

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH
Số hiệu
Hình 2.1

Tên các bảng, các hình

Trang

Cơ cấu tổ chức phịng Tài chính – Kế hoạch


21

huyện Nam Trực
Bảng 2.1

Tình hình thực hiện chi thường xuyên so với tổng

23

chi ngân sách huyện giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 2.2

Tình hình thực hiện dự tốn chi thường xun

27

ngân sách cấp huyện giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 2.3

Tình hình chi thường xuyên ngân sách huyện giai

29

đoạn 2017-2019

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

v

Lớp: CQ54/01.02



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện đất nước cịn nghèo, nền kinh tế
phát triển chưa ổn định thì việc kiểm sốt chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả
các khoản chi thường xuyên NSNN là vấn đề hết sức cần thiết và đó cũng
là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước cũng như của các ngành, các
cấp. Chi NSNN là một trong những cơng cụ của chính sách tài chính quốc
gia, có tác dụng rất lớn đối với sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Vì thế việc tăng cường quản lý các nội dung chi ngân sách địa
phương là một nhiệm vụ trọng yếu. Đó là điều kiện đảm bảo cho việc
quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước tuân thủ đúng quy định của pháp
luật.
Qua ba tháng tìm hiểu thực tiễn tại phịng Tài chính – Kế hoạch huyện
Nam Trực, tơi thấy được công tác quản lý chi thường xuyên trong những
năm qua đã được chú trọng và có được những kết quả nhất định. Tuy
nhiên, với những yêu cầu và nhiệm vụ mới của cơng tác cải cách Tài
chính cơng thì công tác quản lý chi thường xuyên của huyện Nam Trực
vẫn cịn hạn chế kể cả trong cơng tác lập dự toán, thực hiện dự toán, kiểm
soát và quyết toán NSNN. Từ những thành tựu và hạn chế đó có thể đưa
ra được các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi NSNN cấp huyện
của huyện Nam Trực.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để hồn thiện cơng tác quản lý chi
thường xuyên NSNN cấp huyện cũng như ngân sách địa phương, tôi quyết

định lựa chọn đề tài: “ Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện
Nam Trực, tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

1

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

Tơi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cơ giáo Khoa Tài
chính cơng, đặc biệt là TS. Đào Thị Bích Hạnh và các cán bộ phịng Tài
chính – Kế hoạch huyện Nam Trực đã giúp tơi hồn thành đề tài luận văn
này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý chi
thường xuyên NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng, kết hợp
với quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác
quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại huyện Nam Trực để
thấy được những hạn chế và từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các khoản chi thường
xuyên ngân sách cấp huyện tại huyện Nam Trực trong giai đoạn
2017-2019, cụ thể là cơng tác lập dự tốn, chấp hành dự tốn và
quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
+ Về thời gian: số liệu chi thường xuyên ngân sách cấp huyện từ
2017-2019
+ Về nội dung: Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp
huyện tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
- Dữ liệu: Bảng số liệu dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân
sách cấp huyện của huyện Nam Trực trong 3 năm 2017, 2018, 2019.

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

2

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

- Phương pháp quan sát: Đến đơn vị thực tập tại phòng Tài chính-Kế
hoạch huyện Nam Trực quan sát những hoạt động, cách thức quản lý chi
thường xuyên tại đơn vị
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Hỏi trực tiếp các cán bộ tài chính
tại phịng ban chun mơn những vấn đề thắc mắc, cách thức làm việc
hằng ngày,…
- Phương pháp phân tích-tổng hợp: Phân tích, tổng hợp số liệu về tình
hình chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Nam Trực qua các
năm,

- Phương pháp so sánh: Từ tình hình thực tế qua việc tìm hiểu và số
liệu thu thập được để từ đó đưa ra những đánh giá có liên quan đến vấn đề
cần nghiên cứu
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên ngân
sách cáp huyện;
Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
tại huyện Nam Trực tỉnh Nam Định;
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi
thường xun ngân sách cấp huyện tại huyện Nam Trực.

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

3

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH CẤP HUYỆN
1.1.1. Ngân sách cấp huyện
Khái niệm ngân sách cấp huyện

Theo luật NSNN số 83/2015/QH13, ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khoản chi, thu của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản
thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền
địa phương, trong đó:
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân
sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã,
phường, thị trấn;
- Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Ngân sách cấp huyện là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của chính quyền
Nhà nước cấp huyện nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính
quyền Nhà nước cấp huyện trong phạm vi đã được phân cấp quản lý.
Đặc điểm ngân sách cấp huyện

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

4

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh


Là một bộ phận của một cấp ngân sách nằm trong hệ thống ngân sách
nhà nước nên ngân sách cấp huyện có những đặc điểm chung của ngân
sách nhà nước
Ngân sách cấp huyện gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nước ở cấp cơ sở nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước cấp cơ sở theo luật định. Cơ sở hoạt động quỹ tiền tệ tập trung
này được thể diện trên 2 phương diện:
- Huy động nguồn thu vào quỹ hay còn gọi là nguồn thu ngân sách cấp
huyện.
- Phân phối sử dụng quỹ tiền tệ hay còn gọi là các nhiệm vụ chi ngân
sách cấp huyện.
Các hoạt động thu, chi của ngân sách cấp huyện luôn gắn với chức
năng, nhiệm vụ của chính quyền; ln chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ
quan quyền lực Nhà nước ở cấp huyện.
Hoạt động thu, chi ngân sách cấp huyện phản ánh các mối quan hệ lợi
ích giữa một bên là lợi ích cộng đồng do Chính quyền cấp huyện đại diện
với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã hội khác. Hình thức biểu
hiện của các mối quan hệ này rất đa dạng; đó có thể là quan hệ kinh tế
giữa ngân sách cấp huyện với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch
vụ hoặc với các cấp ngân sách trung gian, tổ chức xã hội, cá nhân và các
hộ gia đình…
Vai trị ngân sách cấp huyện
Ngân sách nhà nước cấp huyện là cơng cụ quan trọng của chính quyền
cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn;
Định hướng phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển bền vững;

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh


5

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

Ngân sách cấp huyện với vai trò kiểm tra ngân sách gắn chặt với
quyền lực Nhà nước;
Thông qua ngân sách, kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân,
cũng như các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy, phát
hiện, khai thác tiền năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản
Nhà nước.
1.1.2. Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
1.1.2.1. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước
nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phịng,
an ninh.
Chi thường xun NSNN là q trình phân phối và sử dụng các nguồn
tài chính đã tập trung được vào NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi
giúp bộ máy nhà nước vận hành và thực hiện nhiệm vụ của mình đồng
thời đảm bảo chi cho các hoạt động sự nghiệp nhằm cung ứng các hành
hóa công cộng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã
hội.
Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện bao gồm các khoản chi:
- Chi Quốc phòng;

- Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội;
- Chi giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
- Chi khoa học và công nghệ;
- Chi y tế, dân số và gia đình;

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

6

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

- Chi văn hóa thơng tin;
- Chi phát thanh, truyền hình, thơng tấn;
- Chi thể dục thể thao;
- Chi bảo vệ môi trường;
- Chi các hoạt động kinh tế;
- Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Ủy ban mặt trận tổ
quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách
xã hội theo quy định của pháp luật;
- Chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.2.1. Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
“ Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là quá trình UBND
huyện vận dụng các quy luật khách quan, dựa trên các cơ sở pháp lý, sử
dụng hệ thống các phương pháp để quản lý các khoản chi ngân sách
thường xuyên trên địa bàn đã được dự toán và thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được
giao.”
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là việc áp dụng các
biện pháp thực hiện tốt khâu quản lý định mức, lập dự toán chi thường

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

7

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cấp huyện, chấp hành
dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện và quyết toán chi thường
xuyên NSNN cấp huyện hằng năm.
Vai trò của quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện:
- Đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn.
- Tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu

quả cao.
- Điều tiết thu nhập dân cư, thực hiện cơng bằng xã hội.
- Có vai trị điều tiết giá cả, chống suy thoái và chống lạm pháp, duy
trì sự ổn định của mơi trường kinh tế.
1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện
1.2.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là một bộ phận
quan trọng của dự toán chi ngân sách Nhà nước. Đây là khâu mở đầu của
một chu trình ngân sách, nhằm mục đích để phân tích, đánh giá giữa khả
năng và nhu cầu các nguồn tài chính của cấp huyện nhằm xác lập các chỉ
tiêu thu chi ngân sách cấp huyện hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ
khoa học và thực tiễn.
Mục tiêu của việc quản lý lập dự toán chi thường xuyên
Đảm bảo lập dự toán chi thường xuyên thực hiện đúng quy định hiện
hành; được căn cứ trên điều kiện và nguồn kinh phí thực tế; tiết kiệm,
tránh chồng chéo, lãng phí; đúng thời gian quy định; có thể thuyết minh,
giải trình được về cơ sở pháp lý, chi tiết tính tốn.
Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

8

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh


- Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phịng
an ninh trật tự an tồn xã hội của huyện. Căn cứ này phản ánh mối quan
hệ chặt chẽ giữa yêu cầu về khối lượng và chất lượng công việc với nguồn
tài lực đáp ứng nhu cầu thực hiện các cơng việc đó.
- Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN (dự toán năm đầu thời kỳ ổn định
ngân sách), mức bổ sung cân đối ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới đã được quy định (dự toán những năm tiếp theo trong thời kỳ ổn
định).
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do chính phủ, thủ tướng
Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định. Phải dựa vào văn
bản hướng dẫn và số kiểm tra do UBND huyện thông báo. Thông qua đó
nhằm đảm bảo tính thống nhất trong suốt q trình lập dự tốn.
- Tình hình thực hiện dự tốn ngân sách cấp huyện năm hiện hành và
thực tế các năm trước đó. Đây là căn cứ mang tính thực tiễn. Nó phản ánh
mức độ sát thực giữa các chỉ tiêu của dự toán với nhu cầu thực tế của cấp
huyện theo từng năm,
- Số kiểm tra về dự toán chi NSNN do UBND cấp tỉnh thông báo.
Yêu cầu khi lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
- Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục NSNN và thời hạn quy
định: dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện phải lập theo đúng
nội dung, mẫu biểu, thời hạn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài
chính và Phòng TC – KH huyện;
- Tuân thủ đúng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức nhà
nước quy định: Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức này được quy định cụ
thể trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

9


Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

quyền ban hành;
- Đảm bảo nguyên tắc cân đối: Theo quy định của luật NSNN năm
2015, ngân sách cấp huyện không được phép bội chi do đó khi xây dựng
dự tốn chi thường xuyên cần đảm bảo cơ cấu giữa các khoản chi thường
xuyên và cơ cấu giữa tổng chi thường xuyên với các khoản chi khác trong
bản dự toán ngân sách cấp huyện;
- Phải có thuyết minh các cơ sở tính toán các khoản chi: trong bản
thuyết minh cần nêu rõ căn cứ để tính tốn các khoản chi thường xun
trong bản dự tốn, giải thích được sự thay đổi dự tốn năm kế hoạch so
với năm báo cáo.
Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
UBND huyện sau khi nhận được hướng dẫn và số kiểm tra của Sở Tài
chính, tiến hành lập dự tốn chi thường xuyên NSNN cấp huyện. Các đơn
vị thuộc UBND cấp huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao,
chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đã được quy định để lập dự tốn chi
thường xun đơn vị mình.
Sau đó, UBND cấp huyện thảo luận với các đơn vị về dự tốn chi
thường xun NS cấp huyện, phịng Tài chính-Kế hoạch căn cứ tình hình
thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên 6 tháng đầu năm, chế độ phân
cấp nhiệm vụ chi thường xuyên NS cấp huyện, định mức, tiêu chuẩn chi
thường xuyên NS cấp huyện; nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện năm
kế hoạch để tổng hợp và lập dự toán chi thường xuyên NS cho năm sau;

báo cáo với UBND cấp huyện để xem xét và trình lên HĐND cấp huyện.
Sau khi có ý kiến của HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện hồn chính
lại dự tốn và gửi báo cáo dự tốn chi thường xun đến Sở Tài chính và
UBND tỉnh xem xét. Năm nào là năm đầu thời kỳ ổn định NS thì Sở Tài

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

10

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

chính làm việc với UBND huyện về dự toán NS; các năm khác chỉ làm
việc khi UBND huyện có đề nghị.
Căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu kinh tế và dự toán NS năm của
tỉnh cho các đơn vị cấp dưới trong đó huyện có cấp huyện, UBND huyện
hồn chỉnh lại dự tốn NS cấp huyện trình HĐND huyện quyết định. Sau
khi HĐND huyện quyết định, UBND huyện ra quyết định giao dự toán
cho các đơn vị thuộc UBND cấp huyện, đồng thời gửi Sở Tài chính,
KBNN huyện; thực hiện cơng khai dự toán NS cấp huyện.
1.2.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp
huyện
Tổ chức chấp hành chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là quá trình
sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến
các chỉ tiêu ghi trong dự tốn chi thường xuyên NSNN năm trở thành hiện
thực. Đồng thời thơng qua việc chấp hành dự tốn chi thường xun

NSNN mà tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn định mức chi của Nhà nước.
Mục tiêu của quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên: Mục tiêu
cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN là
đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiết
kiệm và hiệu quả.
Để thực hiện tốt dự toán chi thường xuyên NSNN phải căn cứ vào:
- Các quy định của hiến pháp, luật, pháp lệnh do Quốc hội và Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành có liên quan đến hoạt động của các tổ chức
bộ máy Nhà nước, các Luật, các chính sách có liên quan đến chi NSNN;
- Căn cứ vào sự phân cấp quản lý được Luật NSNN quy định và các
Nghị định của Chính phủ, các Thơng tư hướng dẫn về chế độ chính sách

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

11

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

của Bộ Tài chính để thực hiện các nhiệm vụ thuộc cấp ngân sách mình
được giao;
- Căn cứ vào dự tốn chi NSNN năm được giao để phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao;
- Các cơ quan Tài chính – Kho bạc phải căn cứ vào các quy định của
Nhà nước, của Bộ Tài chính để thực hiện kiểm soát chi NSNN một cách

chặt chẽ kịp thời.
1.2.2.3. Quyết toán và công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý
chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là tổng kết quá
trình thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện nhằm đánh
giá kết quả hoạt động của một năm, từ đó rút ra được ưu, nhược điểm và
bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp
huyện.
Quy trình quyết tốn:
- Bước 1: Lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp
huyện
Các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện lập báo cáo quyết toán chi
thường xuyên ngân sách gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp xét duyệt;
đơn vị dự toán cấp I gửi phòng TC – KH huyện xét duyệt hoặc thẩm định.
- Bước 2: Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán chi thường xuyên
ngân sách cấp huyện
Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự tốn cấp
dưới trực thuộc. Phịng TC – KH huyện xét duyệt quyết toán của các đơn
vị dự toán cấp I cùng cấp đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách. Kết thúc
việc xét duyệt quyết toán năm, đơn vị dự tốn cấp trên ra thơng báo duyệt

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

12

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

quyết tốn gửi đơn vị cấp dưới; Phịng TC – KH thơng báo xét duyệt
quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng
ngân sách. Xét duyệt quyết toán năm được thực hiện theo các nội dung
sau:
 Xét duyệt từng khoản chi phát sinh tại đơn vị;
 Các khoản chi phải đảm bảo các điều kiện chi nhất định;
 Các khoản chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán nhà
nước, đúng mục lục ngân sách nhà nước, đúng niên độ ngân
sách;
 Các chứng từ phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán và báo cáo
quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho
bạc Nhà nước.
Thẩm định quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là việc
phòng TC – KH huyện xem xét, đánh giá các báo cáo quyết toán của đơn
vị dự toán cấp I cùng cấp không đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách.
- Bước 3: Tổng hợp báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách
cấp huyện.
Trên cơ sở báo cáo của Kho bạc huyện, kết quả xét duyệt, thẩm định
đối với quyết toán chi thường xuyên ngân sách của đơn vị dự tốn cấp I
thuộc cấp huyện, Phịng TC – KH huyện tổng hợp, lập quyết toán ngân
sách huyện trong đó có ngân sách cấp huyện trình UBND huyện xem xét.
- Bước 4: Thẩm tra và phê duyệt quyết toán chi thường xuyên ngân
sách cấp huyện
Thẩm tra quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là việc
xem xét, đánh giá và đưa ra các nhận xét, kiến nghị, về báo cáo quyết toán
chi thường xuyên ngân sách cấp huyện do UBND huyện trình HĐND

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh


13

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

huyện.
Ban kinh tế - xã hội của HĐND huyện có nhiệm vụ, quyền hạn thẩm
tra báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện trong đó có
ngân sách cấp huyện do UBND huyện trình HĐND cùng cấp.

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

14

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh
Kết luận chương 1

Với những cơ sở lý luận cơ bản mang tính khoa học đã trình bày ở
Chương 1, sẽ giúp hiểu sâu hơn về ngân sách cấp huyện, chi thường
xuyên ngân sách cấp huyện, những nội dung quản lý chi thường xuyên

ngân sách cấp huyện, để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý chi thường
xuyên của ngân sách cấp huyện, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao hiệu quả chi thường xuyên ngân sách cấp huyện được trình bày
ở các chương sau.

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

15

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN NAM TRỰC
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA HUYỆN
NAM TRỰC
2.1.1. Khái quát về huyện Nam Trực
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Nam Trực nằm ở cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, phía
bắc tiếp giáp thành phố Nam Định, phía nam giáp huyện Trực Ninh, phía
đơng giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình), phía tây giáp huyện Vụ Bản và
huyện Nghĩa Hưng, có sông Hồng và sông Đào chảy qua. Thị trấn Nam
Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện. Đây vốn là mảnh
đất màu mỡ phù hợp cho sự phát triển nơng nghiệp.
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 16.171 ha, chiếm 9,79% diện tích

đất tự nhiên tồn tỉnh, gồm: Đất nơng nghiệp 11.579 ha, chiếm 71,61%;
đất phi nông nghiệp 4.522 ha, chiếm 27,96% và đất chưa sử dụng 70 ha,
chiếm 0,43%.
Địa hình Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nơng
nghiệp. Phía bắc và phía nam là vùng trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa
nước, vùng giữa huyện từ tây sang đông, dọc theo con đường Vàng thuận
lợi cho việc phát triển các loại hoa màu và cây công nghiệp. Vùng đồng
bãi chạy dọc theo đê sơng Đào dài 15 km phía tây huyện và theo đê sơng
Hồng 14 km phía đơng huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và
nghề trồng dâu nuôi tằm. Chạy dọc từ bắc xuống nam là sông Châu Thành
cùng với các nhánh sông khác, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp và phát triển giao thông đường thuỷ; sông Hồng, sông Đào là

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

16

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và dân sinh
trên địa bàn huyện.
Từ Bắc xuống Nam huyện có có quốc lộ 21 dài 13 km ở phía Đông và
tỉnh lộ 490C (đường 55 cũ) dài 15,8 km ở phía tây; từ đơng sang tây có 3
tuyến đường giao thông chạy song song từ đường 21 sang đường 490C
gồm các tuyến đường: Đường Vàng, đường Trắng, đường Đen, tạo nên hệ

thống giao thơng thuỷ bộ liên hồn rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển
kinh tế.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nông nghiệp nay vẫn là ngành nghề chính của nhân dân nơi đây. Cơng
nghiệp chưa phát triển, chỉ giới hạn trong một số ngành thủ công nghiệp
truyền thống tuy nhiên rất manh mún. Trước thời "đổi mới", xã Nam
Giang tổ chức sản xuất tổng hợp các mặt hàng Phụ tùng xe đạp, vật dụng
trong nhà bếp, dụng cụ cho nông nghiệp, các sản phẩm từ lò rèn trong một
"Hợp tác xã" của 4 hợp tác xã thành viên là "Hợp tác xã Tiền Tiến". Làng
Vân Chàng thuộc xã Nam Giang là một làng nghề truyền thống thợ rèn và
có nguồn gốc ơng tổ nghề Rèn ở Núi Tiên (Rú Tiên) Cụm Quần Thể Văn
hóa Tiên Sơn ở làng rèn truyền thống Minh lang Vân Chàng (thuộc tổng
Trung Lương) Nay là phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh.
Từ 2005, xã Nam Giang đã nâng cấp lên thành thị trấn Nam Giang,
55.000 người. Tiểu công nghiệp các ngành kim loại phát triển trở thành
một địa phương có cơ sở hạn tầng hồn bị để sản xuất mọi mặt hàng, như
kéo, dao, đồ dùng gia dụng, linh kiện xe đạp, xe máy, xe ô tô, các thành
phẩm, bán thành phẩm từ lò đúc gang, thép, kim loại màu, và các nhà máy
cán thép, kim loại. Thương hiệu từ xưa đã đi vào lòng dân tộc của xã Vân
Chàng: tràng đục chữ "C", kéo "Sinh Tài",... Sau này có vành xe đạp

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

17

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

"Tiền Tiến",...
Thời kỳ 2010-2013 nền kinh tế của huyện Nam Trực có bước tăng
trưởng khá và luôn giữ ở mức ổn định, cơ cấu kinh tế đang được tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là
11-12%/năm. Cơ cấu kinh tế như sau: Nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 21,5
%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 56,4% và Ngành dịch vụ chiếm 22,1%.
Làng nghề: Làng Báo Đáp - Hồng Quang - Nam Trực nổi tiếng cả
nước với nghề làm đèn ông sao và hoa giấy. Nghề làm Nón lá ở xóm Rục
Kiều thơn Cổ Gia - Nam Hùng - Nam Trực. Làng Dệt vải ở thôn Liên
Tỉnh - Nam Hồng - Nam Trực, ...
Đầu tư xây dựng: Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện năm
2017 là 2192,2 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2016, bao gồm: Vốn khu
vực Nhà nước 385,1 tỷ đồng, khu vực ngoài Nhà nước 1404,7 tỷ đồng,
khu vực có vốn đầu tư nước ngồi là 402,3 tỷ đồng. Các nguồn lực được
huy động để phục vụ cho xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội của huyện, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy
móc, thiết bị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tồn huyện có
384 cơ sở (33 doanh nghiệp, 351 cơ sở cá thể) với 3036 lao động hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2017
là 1323,1 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2016.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tổng diện tích gieo trồng cây
hàng năm các loại 2017 đạt 20018 ha, giảm 1,4% so với năm 2016. Trong
đó, diện tích cây lương thực có hạt 17384 ha, riêng diện tích trồng lúa là
17013ha. Năng suất lúa cả năm 105,84 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt
90153 tấn. Đến 1/10/2017, có 571 con trâu (giảm 2,1% - 12 con), 3509
con bò (giảm 7,4% - 280 con), đàn gia cầm là 706,6 nghìn con, giảm
0,3%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 15100 tấn Sản lượng gỗ 2017 đạt 55


SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

18

Lớp: CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thị Bích Hạnh

m3 gỗ và 440 ste củi. Năm 2017, có 605 ha diện tích ni trồng thủy sản,
sản lượng 2520 tấn.
Sản xuất cơng nghiệp: Năm 2017, có 3270 cơ sở sản xuất cơng
nghiệp: 84 DN tư nhân, 6 HTX, 3177 cơ sở SX cá thể, 3 DN có vốn đầu
tư nước ngồi. Tổng số lao động 16087 người, tăng 1,5%. Giá trị sản xuất
CN năm 2017 6434,4 tỷ đồng.
Về thương mại, dịch vụ: Năm 2017, tồn huyện có 21 chợ, 133 doanh
nghiệp, 3 HTX và 6059 cơ sở cá thể với 11103 lao động hoạt động trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 theo
giá hiện hành là 1692,2 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm trước.
Mạng lưới giáo dục rộng khắp và phân bổ đều trên địa bàn đáp ứng cơ
bản nhu cầu học tập của người dân, là nơi có bề dày lịch sử về truyền
thống hiếu học. Được sự quan tâm của Đảng chính quyền các cấp, sự chỉ
đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện
Nam Trực đã phát triển ở một tầm cao và bền vững; trở thành điểm sáng
của phong trào Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định
Về cơ sở khám chữa bệnh ở huyện Nam Trực được trang bị cơ sở vật
chất tương đối đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo chính quy, đáp

ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh thơng thường của người dân. Chính
sách xã hội đối với người có cơng, người nghèo, giải quyết việc làm được
các cấp chính quyền tổ chức nghiêm túc, đa dạng giúp ổn định xã hội.
2.1.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý ngân sách cấp huyện của
phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Nam Trực
- Phòng TC – KH huyện Nam Trực là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện Nam Trực có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: tài chính, kế hoạch

SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh

19

Lớp: CQ54/01.02


×