Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo tại xã sơn lập, huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA TUẤN ANH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO CÁC HỘ NGHÈO
TẠI XÃ SƠN LẬP, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K48 KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khố học

: 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đồn Thị Thanh Hiền



Thái Nguyên, năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được dùng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày…...tháng…...năm 2020
Sinh viên

Ma Tuấn Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận và kết thúc khóa học, với tình cảm chân
thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và UBND xã Sơn Lập, Huyện Bảo Lạc, Tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện
cho em được tham gia chương trình thực tập tốt nghiệp.
Trước tiên, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cơ Đồn Thị Thanh Hiền
đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời
em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong khoa kinh tế và phát triển nông thôn, đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt vốn kiến
thức quý báu và các kinh nghiệm thực tiễn cho em trong suốt thời gian học tập tại

trường. Cùng sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế
và Phát triển nơng thơn.
Trong qúa trình thực tập, cũng như là trong q trình làm bài khóa luận tốt
nghiệp, mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng với khả năng, kiến thức cịn hạn chế khó
tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm từ quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

MA TUẤN ANH


iii
DANH MỤC MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê số liệu tổng diện tích tư nhiên của xã .......................................23
Bảng 4.2: Thống kê số hộ, số khẩu, diện tích đất ở của từng xóm ...........................24
Bảng 4.3: Thống kê lao động các ngành trên địa bàn xã ..........................................25
Bảng 4.4: Số hộ nghèo tại xã Sơn Lập ......................................................................29
Bảng 4.5: Phân bổ đất đai của nông hộ điều tra ........................................................34
Bảng 4.6: Đặc điểm chung của hộ điều tra ...............................................................35
Bảng 4.7: Tỷ lệ trong độ tuổi lao động của các hộ nông dân điều tra ......................36
Bảng 4.8: Vốn sản xuất bình quân của các hộ điều tra .............................................37
Bảng 4.9: Tổng giá trị sản phẩm từ sản xuất NLN của các hộ điều tra. ...................38
Bảng 4.10: Tổng chi phí sản xuất NLN của các hộ ..................................................39
Bảng 4.11: Tổng thu nhập từ sản xuất NLN ở các hộ điều tra .................................40
Bảng 4.12: Phương thức tiêu thụ sản phâm của hộ điêu tra......................................42
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoai đến sản xuất của các hộ điêu tra ....43


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................2
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .........................................................4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1 Khái niệm về thu nhập .......................................................................................4
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ...................................................................5
2.1.3 Khái nệm vê hộ nghèo.......................................................................................8
2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................10
2.2.1 Thực tiễn nâng cao thu nhập ngoài nước .........................................................10
2.2.2 Thực tiễn nâng cao thu nhập trong nước..........................................................11
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............17
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................17
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................17
3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................17
3.3.2 Phương pháp phân tích thơng tin .....................................................................18
3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................20
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................21



v
4.1. Đặc điểm của xã Sơn Lập huyện Bảo Lạc .........................................................21
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................23
4.2. Đánh giá chung tiềm năng của xã ......................................................................28
4.3. Thực trạng hộ nghèo xã Sơn Lập .......................................................................29
4.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã ....................................................................29
4.5 Điều kiện cơ sở hạ tầng .......................................................................................31
4.6. Thực trạng thu nhập của hộ nghèo điều tra tại xã ..............................................34
4.6.1 Đặc điểm cơ bản của hộ nghèo ở các xã điều tra .............................................34
4.6.2. Kết quả sản xuất của hộ nông dân nghèo ở các xã điều tra ............................38
4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của hộ nông dân .......................................41
4.7.1 Ảnh hưởng của khoa học kĩ thuật, vốn, lao động đến sản xuất của hộ ............41
4.7.2 Ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sản xuất hộ ...........................................42
4.7.3 Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến sản xuất .....................................43
4.7.4 Một số hạn chê trong việc nâng cao thu nhập của các hộ nghèo. ...................43
4.8 Giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo ở xã Sơn lập ...................................44
4.8.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã đến năm 2020 ..................................................44
4.8.2 Giải pháp chung nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo xã Sơn Lập Huyện Bảo
Lạc. ............................................................................................................................46
4.8.3 Giải pháp riêng đối với từng nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập cho
các hộ nghèo ở xã Sơn Lập. ......................................................................................47
4.8.4 Giải pháp cho các yếu tố bên trong ..................................................................55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................56
1 Kết luận ..................................................................................................................56
2. Kiến nghị ...............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58


vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên đầy đủ

Tên viết tắt

8

ANCT

An ninh chính trị

7

BQ

Binh qn

1

DTTS

Dân tộc thiểu số

2

HĐNN


Hoạt động nơng nghiệp

4

KHCN

Khoa học công nghệ

5

KHKT

Khoa học kĩ thuật

9

NLN

Nông lâm nghiệp

6

SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

THCS


Trung học cơ sở

11

THPT

Trung học phổ thông

10

TNXH

Tệ nạn xã hội

3

UBND

Uỷ ban nhân dân


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất tồn cầu. Nghèo là
nỗi bất hạnh của nhiều người, là nghịch lý trên con đường phát triển chung của xã
hội. Đói nghèo xuất hiện và tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia nếu khơng giải quyết được nạn nghèo đói đất nước sẽ rơi
vào cảnh lạc hậu, tụt dần so với các nước trên thế giới. Do đó cơng cuộc xố đói

giảm nghèo là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết hàng đầu của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên những năm qua, nghèo đói tại Việt Nam được đo lường thơng qua
thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu
tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng
có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo. Với cách xác định hộ nghèo dựa trên thu
nhập như hiện nay thì các hộ cận nghèo được xem như thốt nghèo, tuy nhiên, trên
thực tế thì các hộ này vẫn cịn rất nhiều khó khăn như việc làm khơng ổn định, thu
nhập bấp bênh, rủi ro về bệnh tật, tai nạn, thiên tai, mất mùa... đa phần họ mới
thoát nghèo vẫn chưa thực sự bền vững nên khả năng tái nghèo cao. Thậm chí cịn
có những người tuy khơng nghèo về thu nhập nhưng lại không tiếp cận được một số
nhu cầu cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin...
Sau khi được thành lập xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc phải đối mặt với nhiều
khó khăn như thiếu thốn khơng điện, đường xã đi lại khó khăn, sóng điện thoại
khơng có, cơng cụ sản xuất thơ sơ chủ yếu dùng sức trâu bò hiệu quả kinh tế kém
đi liền với đó là tập tục lạc hậu, đói nghèo. Được sự quan tâm sát sao của Tỉnh ủy,
HĐNN, UBND tỉnh Cao Bằng, sự giúp đỡ của các Sở, ngành và các tổ chức toàn
thể của huyện, sự cố gằng của người dân, đời sống của các dân tộc trên địa bàn xã
Sơn Lập ngày càng được cải thiện đáng kể, nhiều mơ hình phát triển kinh tế đã
mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tự đã đạt được vẫn con tồn
tại những khó khăn tiêm ẩn như đói nghèo, thất nghiệp, trình hộ học vấn thấp, năng
xuất lao động thấp, những yếu kém trong sản xuất kinh doanh, các ảnh hưởng tử


2
mơi trường như các thiên tai lũ lụt, gió lốc.... Kết quả rà soát năm 2019 với tổng số
1903 hộ tồn xã thì hộ nghèo là 208 hộ, chiếm 10,93% tổng số hộ.
Hiện nay xã Sơn Lập là xã nghèo của huyện Bảo Lạc với tỉ lệ hộ nghèo còn
cao, các điều kiện cơ sở vật chất cơ sở hạ tâng cịn nhiều khó khăn, trình độ dân chí
con thấp, tài chính thiếu thốn...Từ tình hinh trên nghiên cứu các giải pháp cần thiết
tăng thu nhâp, nâng cao đời sống của các hộ nghèo trên địa bàn xã Sơn Lập là một

việc quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành lựa trọn
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho các hộ nghèo tại xã
Sơn Lập, Huyện Bảo Lạc, Tỉnh Cao Bằng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đánh giá thực trạng thu nhập; phân tích làm rõ các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập; đề xuất các giải pháp nhằm tăng thu nhập cho các hộ nghèo
trên địa bàn Xã Sơn Lập.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những
kiến thức đào tạo chuyên môn trong qua trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo
điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế.
Nghiên cứu nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu
của sinh viên. Nâng cao tinh thần học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và khả năng vận dụng
kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng
trong điều kiện thực tế.
Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng
kiến thức đã học vào lính vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát
những ý tưởng nghiên cứu sau này.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào bản báo cáo đánh giá thực
trạng nghèo của địa phương và giải pháp giảm nghèo tăng thu nhập cho các hộ nơng
dân trên địa bàn xã. Ngồi ra từ những phát hiện trong q trình nghiên cứu có thể


3
cho đia phương có cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn vê thực trạng hộ nghèo và
thu nhập của các hộ nơng dân trong xã. Qua đó phần nao giúp định hướng đưa ra
những kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên đê có những giải pháp tăng thu nhập
giảm ngheo cho các hộ nông dân một cách bền vững.

Xác định được các yếu tố gây ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ xã. Từ đó
nắm bắt được các nhu cầu, mong muốn của các hộ và đề ra các giải phát giải quyết
các nhu câu trước mắt của người dân. Góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục,
góp phần tăng thu nhập và cải thiệt đời sống người dân trên toàn xã.


4
Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về thu nhập
Theo Samuelson và Nordhalls (2001), thu nhập là luồng tiền lương, trả lãi, cổ
tức và các nguồn thu khác mà một cá nhân hay một quốc gia nhận được trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Tại Việt Nam, theo Tổng Cục Thống Kê (2014), thu nhập người lao động
được định nghĩa như sau: “Thu nhập từ việc làm là khoản tiền công dưới dạng tiền
mặt hoặc hiện vật trả cho người làm công ăn lương đối với thời gian hoặc công việc
đã làm, cùng với khoản tiền trả cho thời gian không làm việc như nghỉ phép hoặc
nghỉ hè hàng năm, nghỉ lễ hoặc các thời gian nghỉ khác được trả lương, bao gồm cả
những khoản tiền công khác được nhận thường xun có tính chất như lương trước
khi người chủ khấu trừ
Khái niệm thu thập được từ điển tiếng việt định nghĩa như sau: Thu nhập là
việc nhận được tiên bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó, hay là các khoản
thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm
Theo nghiên cứu của Võ Thành Nhân (2011), thu nhập của hộ gia đình là
tồn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong
một thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền
lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; (3) Thu từ sản xuất ngành
nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; (4) Thu khác được tính vào thu nhập.
Khi nói đến thu nhâp thường người ta nói đến hai khia cạnh:

Phương thức thu nhập: Thu nhập băng gi tiền hay sản phẩm...
Mức thu nhập: Cao hay thấp, so sánh chung trong xã hội hoặc cụ thể trên mỗi
địa bàn. Mức thu nhập là cái xác định vê mặt nhiều ít, là căn cứ để nhằm đạt tới
trong hoạt động, để làm chuẩn đánh giá, so sánh. Vậy có thể hiểu mức thu nhập là
các khoản thu nhập được định mức quy đổi ra tiền tệ hoặc sản phẩm nhằm so sánh
lẫn nhau, mức thu nhập thường được đánh giá là cao hoặc thấp.


5
Tóm lại, thu nhập của hộ là tồn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền
sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một
thời gian nhất định, thường là 1 năm.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
2.1.2.1 Các yếu tơ bên ngồi:
+ Yếu tố đất đai: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là yếu tố đầu vào quan
trọng của quá trình sản xuất, từng loại đất, chất lượng đất sẽ quyết định được năng
suất và chủng loại cây trồng cho mỗi hộ gia đình và địa phương. Do vậy, hộ gia
đình, địa phương nào có nhiều chủng loại đất thì hộ gia đình, địa phương đó sẽ đa
dạng về cây trồng.
+ Khí hậu: Khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến sự đa dạng của giống vật ni,cây
trồng; khí hậu mỗi địa phương khác nhau nên cần phải chọn những giống cây trồng,
vật ni phù hợp với khí hậu địa phương đó, để có được năng suất cao. Ngồi ra,
nhiều địa phương đã dựa vào đặc điểm này mà tạo ra được những sản phẩm đặc sản
của địa phương, mang tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại đến từ địa
phương khác.
+ Điêu kiện đường xá đi lại: Nền nông nghiệp hiện nay hội nhập, mang nhiều
tính chất thị trường nên có được thị trường rộng lớn là nhân tố thúc đẩy phát triển
nền nơng nghiệp. Do đó, điều kiện đi lại quyết định rất lớn đến khả năng tiếp cận
thị trường của các sản phẩm nông sản của hộ và địa phương.
+ Khâu phòng trừ sâu bệnh: Hiện nay với sự phát triển của KHCN đã cho ra

đời nhiều loại giống cây trồng, vật ni có sức kháng thể cao, đem lại năng suất lớn
cho các hộ nông dân. Nhưng bên cạnh đó, các cây trồng, vật ni hiện nay chịu
nhiều bệnh mới khó kiểm sốt, nên cần có sự tham gia của các cấp, các ngành trong
việc kiểm soát dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi.
2.1.2.2 Yếu tố hộ gia đình:
+ Số người lao động trong hộ: Sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay vẫn dựa
chủ yếu vào sức người, cơ giới hóa vẫn cịn chậm. Mặt khác, ở vùng sâu, vùng xa,
vùng kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế,


6
đường đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng điện thiếu,... thì sản xuất nơng nghiệp vẫn dựa
chủ yếu vào sức người.
+ Ốm đau bệnh tật: Sản xuất dựa nhiều vào sức người, nếu gia đình nào có
người mắc bệnh thì sẽ giảm sức lao động, một số thành viên trong gia đình lại phải
chăm sóc người bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân.
+ Không quản lý chi tiêu: Trình độ người nơng dân, nhất là những vùng sâu,
vùng xa thường là còn thấp, nên khái niệm đầu tư để mở rộng sản xuất rất hạn chế.
Nhiều gia đình khơng quản lý chi tiêu chặt chẽ dẫn đến tình trạng nhiều vốn sản xuất,
thường xuyên phải nợ người khác, nợ ngân hàng, không tập trung sản xuất được.
2.1.2.3 Yếu tố sản xuất:
+ Người dân lười lao động: Mọi cơng việc đều cần phải chịu khó, nhất là trong
nông nghiệp lao động chân tay là chủ yếu. Nếu khơng chịu khó, ham chơi, lười lao
dộng dẫn đến năng suất lao động thấp, đất bỏ hoang. Điều này ảnh hưởng rất lớn
đến thu nhập của hộ nông dân.
+ Công cụ lao động thô sơ kém hiệu quả: Là một yếu tố quan trọng, nếu có
dụng cụ tốt, có khả năng cơ giới hóa cao, người nơng dân sẽ đỡ vất vả, năng suất
lao động tăng, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho hộ. Những năm gần đây, các hộ
có điều kiện đã cơ khí hoa trang thiết bị thêm như máy bơm, cáy cày, máy cấy, máy
tuốt lúa,... nhằm giảm bớt sức lao động cho mọi thành viên trong gia đình. Một đặc

điểm của tư liệu lao động trong kinh tế nông dân là tư liệu lao động phục vụ sản
xuất nhiều khi dùng cho sinh hoạt và ngược lại, đặc biệt là ở vùng núi vùng sâu điều
kiện khó khăn.
2.1.2.4 Yếu tố về vốn
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nơng dân, trong đó một số nghiên cứu cho rằng vốn cho sản xuất là yếu tố
quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Nghiên cứu
của Lê Văn Dũng và Nguyễn Quang Trường (2011) đã chỉ ra rằng nguồn vốn sản
xuất đóng vai trị quan trọng vào việc giảm nghèo của nông hộ


7
+ Đối với các hộ nghèo việc vay vốn là rất khó khăn vì tài sản thế chấp cịn
hạn chế.
+ Sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả: Trong sản xuất nơng nghiệp, việc sử
dụng nguồn vốn phi chính thức là thường xuyên, việc vay họ hàng, những người
thân quen để có được vốn để sản xuất. nhược điểm của nguồn vốn này nhỏ lẻ, thời
gian trả nợ không rõ ràng nên khó có thể áp dụng trong vệc mở rộng SXKD với quy
mô lớn. Nên cũng cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận nguồn vốn phi chính thức.
2.1.2.5 Yếu tố bên trong
+ Kinh nghiệm sản xuất của hộ: Kinh nghiệm là tri thức hay sự thông thạo về
một công việc hay những việc làm thông qua một khoảng thời nhất định. Trong lao
động sản xuất kinh nghiệm đóng vai trị quan trọng. Nếu khơng có kinh nghiệm
trong sản xuất các hộ gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: khâu chọn giơng,
chăm sóc, vụ mùa... kinh nghiêm quyết định đến năng xuất của sản phẩm cây trồng
và chất lượng của sản phẩm. Nếu người dân sản xuất nơng nghiệp khơng có một
kinh nghiệm nhất định sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và hiệu quả canh
tác sản xuất sẽ kém.
+ Trình độ học vấn: Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2003) cho thấy sự hiểu biết
kiến thức nơng nghiệp của chủ hộ có tương quan thuận với thu nhập của nông hộ.

Theo Nguyễn Quốc Nghi và các cộng sự (2011) khi nghiên cứu về thu nhập nơng
hộ ở nơng thơn cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ
hộ là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân trên người của nông hộ.
+ Thái độ, hành vi: Hầu hết các chụ cột gia đình nơng dân trên địa bàn thường
có thoi quen như uống rượu, lạm dụng rựu bia quá mức. Có người sáng uống rượu,
chiều uống rựu, bỏ bê việc nhà trong khi thu nhập trong hộ cịn yếu kém.Điều đó
ảnh hưởng rất lớn đối với cơng việc các hoạt động sản xuất của hộ, giảm khả năng
tích lũy của gia đinh và khơng có khả năng thốt nghèo. Nhiều người dân cịn có
tính ỷ lại vào các chính sách: Các hộ nơng dân nghèo khơng có ý trí làm ăn để vươn
lên thốt nghèo mà họ nản trí chỉ biết trơng chờ vào những chính sách giúp đỡ của


8
nhà nước. Điều đấy làm cuộc sồng của các hộ nghèo càng trở nên khó khăn khi
khơng có ý trí quyết tâm vươn lên.
2.1.3 Khái nệm vê hộ nghèo
Hộ nghèo theo quy định tại khoản 1 điều 2 thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn quy trình rà sốt hộ nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ lao động – thương binh và Xã
hội ban hành.
Theo đó hộ nghèo là hộ gia đinh qua điều tra, ra soát hằng năm ở các cơ sở
đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo được quy định tại khoản 1 và khoản 2
điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.3.1 Tình trạng đói nghèo
Theo nguồn thơng tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố. Tỷ lệ
hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1,3% so với cuối năm 2018.
Riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm gần 5%, góp phần đưa con số trên ở
những địa bàn này còn dưới 29%. Con số hộ nghèo dưới 4% đã giúp hoàn thành các
chỉ tiêu Quốc hội giao với chất lượng nâng cao rõ rệt.
Trong những năm 2019, cả nước đã tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết

của Quốc hội, chính phủ về giảm nghèo bền vững và các chính sách hỗ trợ hộ
nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mơ hình giảm nghèo,trợ giúp pháp lý...
Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đã phối hợp, tham gia xây dựng đề án
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục thực hiện
phong trào thi đua “ Cả nước chung tay vì người nghèo – khơng để ai bị bỏ lại phía
sau” giai đoạn 2016 – 2020. Nhận thức về giản nghèo có sự thay đổi, chuyển biến
tích cực. Ngày càng nhiều tấm gương cá nhân làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo,
nhiều địa phương xin thoát nghèo, tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ trong nước.
2.1.3.2 Tiêu chí hộ nghèo
a) Tiêu chi vê mức thu nhập:
Đối với các diện được xếp vào hộ nghèo thì gia đình cần đáp ứng mức thu
nhập bình quân hàng tháng của các thành viên trong gia đình như sau: Thu nhập


9
bình quân đầu người từ 1.000.000 trở xuống đối với khu vực thành thị và từ
700.000 đồng trở xuống đối với khu vực nơng thơn.
b) Tiêu chí về mức thiếu hụt trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội căn bản:
Dich vụ xã hội cơ bản được nhắc tới trong chính sách xét duyệt hộ nghèo sẽ
bao gồm: y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở, vệ sinh, khả năng tiếp cận thông tin.
Cụ thể hơn các chỉ số đo lường về việc thiếu hụt tiếp cận sẽ thể hiện qua các
phương tiện:
- Trình độ giáo dục củ người lớn
- Tình hình đi học của trẻ em
- Khả năng tiếp cận dịch vụ và bảo hiểm y tế
- Chất lượng nhà ở: Diện tích ở theo bình qn đầu người
- Nguồn nước sinh hoạt
- Sử dụng dich vụ viễn thông
- Nguồn tài sản phục vụ việc tiếp cận thông tin
2.1.3.3 Ngun nhân đói nghèo

Ở Việt Nam ngun nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: Khí hậu khắc nhiệt, thiên tai, bão lụt,
hạn hán,sâu bệnh, đất đai cặn cỗi, địa hình phức tạp, giao thơng khó khăn đã và
đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc khơng đồng
bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chinh
sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nơng –
lâm – ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh
định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy:
- Thiếu vốn: 70 – 90% tổng số hộ được điều tra.
- Đông con: 50 – 60% tổng số hộ được điều tra.
- Rủi ro, ốm đau: 10 – 15% tổng số hộ được điều tra.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40 – 50% tổng số hộ được điều tra.


10
- Neo đơn, thiếu lao động: 6 – 15% tổng số hộ được điều tra.
- Lười lao động, ăn chơi hồng phí: 5 – 6% tổng số hộ được điều tra.
- Mắc tệ nạn xã hội: 2 – 3% tổng số hộ được điều tra.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực tiễn nâng cao thu nhập ngoài nước
* Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý đến việc
phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô thị,
xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế nhưng 60% dân số
Hàn Quốc sống ở khu vực nơng thơn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá
điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh
nghèo đói tột cùng. Từ đó gây ra làn sóng di dân tự do từ nơng thơn vào thành thị để
kiếm việc làm, chính phủ khơng thể kiểm sốt nổi, gây nên tình trạng mất ổn định

chính trị -xã hội. Để ổn định tình hình chính trị -xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc
phải xem xét lại các chính sách kinh tế - xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý
đến việc điều chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nơng
thơn và một chương trình phát triển nơng nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội
dung cơ bản:
- Mở rộng hệ thống tín dụng nơng thơn bằng cách tăng số tiền cho hộ
nông dân vay.
- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nơng thơn bằng việc thành lập các
HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấp
nhà ở.
Tóm lại: Hàn Quốc đã trở thành 1 nước cơng nghiệp phát triển nhưng chính
phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nơng
nghiệp nơng thơn nhằm xố đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nơng thơn, có
như vậy mới xố đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế ổn định và bền vững cho nền
kinh tế.


11
* Trung Quốc
Ngay từ khi Đại Hội Đảng XII của Đảng cộng sản Trung Quốc năm1984,
chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, nhưng cái chính là
cải cách cơ cấu nơng nghiệp nơng thơn.Mục đích của nó là làm thay đổi các quan hệ
chính trị, kinh tế ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng về tài chính đã đè quá nặng lên
những người nghèo khổ ở nông thôn trong nhiều năm qua, phục hồi ngành sản xuất
nơng nghiệp.
Năm 1985 Đặng Tiểu Bình đã nói:" Sự nghiệp của chúng ta sẽ khơng có ý
nghĩa gì nhiều nếu khơng có sự ổn định ở nơng thơn..". Sau khi áp dụng một loạt
các chính sách cải cách kinh tế ở khu vực nông thôn, Trung Quốc đã thu được
những thành tựu đáng kể, đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong thể chế chính

trị, thay đổi về căn bản về cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổiphương thức quản
lý, thay đổi căn bản phương thức phân phối, phân phối theo lao động đóng vai trị
chính, và Trung Quốc đã thực hiện thành công việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết cuả Nhà nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trong những năm Trung Quốc thực hiện chuyển hướng sang nền kinh tế thị
trường thì sự phân hố giàu nghèo đã tăng lên rõ rệt trong xã hội. Để khắc phục tình
trạng nghèo khổ cho khu vực nơng thơn chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp
cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, trong đó có các giải pháp về tập
trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng các vùng định canh,định
cư, khu dân cư mới, chính sách này đã đem lại những thành công đáng kể cho nền
kinh tế - xã hội Trung Quốc trong những năm qua.
2.2.2 Thực tiễn nâng cao thu nhập trong nước
* Kinh nghiệm trong cơng tác xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho các
hộ nông dân nghèo tại huyện Quan Hóa:
Quan Hóa là huyện miền núi năm ở phía tây Thanh Hóa có địa hình núi và
chia cắt phức tạp: hơn 60% diện tích huyện có độ cao trên 700m. Điều kịnh kinh tế
con nhiều khóa khăn, dân số tồn huyện 30672 người trong đó dân tộc kinh đông
nhất với 2058 người (chiếm 63,2% tông dân cư) tỉ lệ hộ ngheo năm 2016 toàn


12
Huyện có 3.817 hộ nghèo chiếm 35,46% tơng sơ hộ. Thực hiện nghị quyết 09 của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiều năm qua huyện Quan Hóa đã triên khai các chủ
trương, chính sách của cấp trên đến tồn thể nhân dân; phân công cán bộ, công chức
theo dõi, giúp đỡ, hướng dân các xã, bản trong công tác giảm nghèo tăng hiểu quả
kinh tê cho người dân. Đồng thời tích cực tuyên truyền vận động người dân áp dụng
khoa học – kĩ thuật trong chăn nuôi sản xuất, thâm canh tăng sản xuất, nhờ đó mà sản
lượng lương thực hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Qua đó cơng tác giảm nghèo
có sự chuyển biến tỉ lệ hộ nghèo của bản giảm dân qua các năm, năm 2017 tỉ lệ hộ
ngheo của bản là 7,79%; đến hết năm 2018 giảm xuống dưới 7%; cơ sở hạ tâng, đường

giao thông được quan tâm xây dựng, kinh tế - xã hội từng bước đi lên.
* Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo của huyện Quản
Bạ Hà Giang:
Huyện Quản Bạ năm trong danh sách huyện nghèo của cả nước, nên kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp, huyện có diện tích 553,7 km2, dân số năm 2018 là 56.840
người, có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc H’Mơng chiếm đa số. Trong
năm 2019, với các chính sach đặc thù theo Nghị Quyết 30a, huyện được bố chí cấp
nguồn vốn trên 8,695 tỷ đồng; huyện đã phân bố nguồn vốn và sử dụng hợp lý như:
Hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng trên 3,892 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất gần 4
tỷ đồng để triển khai thực hiện 10 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cụ thể như: Hỗ
trợ trông khoai tây, lạc và giống lạc mới theo hướng hàng hóa, hỗ trợ trơng lúa chất
lượng cao, chăn ni thỏ, gà địa phương...Hỗ trợ nhân rộng mơ hình giảm nghèo đã
giải ngân 300/300 triệu đồng nhằm hỗ trợ 25 hộ thực hiện mơ hình chăn ni gà địa
phương và chim bồ câu...
Chương trình 135 được cấp vốn trên 3,539 tỷ đồng, hỗ trợ các dự án phát
triển sản xuất và 40 hộ nghèo mua trâu, bị, hàng hóa. Đến nay, các nguồn vốn đã
được các cơ quan chuyên môn trực tiếp giải ngân 100%, các dự án, mơ hình đã và
đang đạt hiệu quả bước đầu, tạo điêu kiện thuật lợi cho người dân yên tâm sản xuất,
sinh kế hóa,.. ngồi ra các chính sách tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện đã giúp


13
cho các gia đình chính sách được tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đinh
vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Đến thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám là một trong những thơn điển hình về thay
đổi cuộc sống, từ một thôn nghèo thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ
càn quét,... Từ khi dự án hỗ trợ sản xuất được triển khai đến nay diện tích gieo trơng
ln đạt trên 218 ha, có 16 mơ hình kinh tế mang lại hiệu quả cho thu nhâp cao như:
ni bị, chim bồ câu, lợn đen, thỏ... thu nhập binh quân đầu người đạt 15 triệu
đồng, năm 2019 có 13 hộ thốt nghèo,...

Hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đang được thực hiện ở Quản
Bạ đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân, số hộ
nghèo giảm từng năm, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay toàn
huyện có 251 mơ hình kinh tế hiệu quả, năm 2019 tỉ lệ hộ nghèo tồn huyện giảm
cịn 33,52% thu nhập bình qn đâu người đạt trên 22 triệu đồng... Đó lầ cơ sở để
huyện tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện công khai dân chủ và bàn bạc trong nhân
dân để tạo sự đồng thuật trong thực hiện các chính sách, từng bước mang lại đời
sống mới cho người dân nghèo huyện Quản Bạ.
* Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo của huyện Tân
Sơn- tỉnh Phú Thọ:
- Là huyện miền núi, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn nên Tân Sơn là một
trong những huyện nghèo của cả nước; dân số toàn huyện gần 80 nghìn người, trong
đó DTTS chiếm hơn 82%, chủ yếu đồng bào dân tộc Mường, huyện Tân Sơn hiện
có mức thu nhập BQ người đạt 14,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo hiện cịn
24,43%, trong đó số hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm 92% tổng số hộ
nghèo.Thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, với nguồn kinh phí
được hỗ trợ, huyện đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng. Tồn huyện có 182/195 khu
có điện lưới quốc gia, tỷ lệ sử dụng điện tăng từ 84% (năm 2008) lên 95,09% (năm
2015); 17/17 xã đã có đường nhựa vào trung tâm; 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc
gia giai đoạn 1; tỷ lệ phủ sóng di động đạt 95%... Huyện đã huy động sự tham gia


14
“chung sức, đồng lịng” của khối đại đồn kết tồn dân nhằm đẩy nhanh cơng cuộc
xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
- Huyện Tân Sơn xác định trọng tâm phát triển kinh tế là thu hút đầu tư vào
các ngành mà địa phương có sẵn nguồn lực như: Du lịch, trồng và chế biến nông
lâm sản,… Về lĩnh vực du lịch, huyện sở hữu điểm du lịch lý tưởng Vườn Quốc gia
Xuân Sơn rộng hơn 15.000 ha với độ che phủ rừng lên tới 84%. Đặc biệt, một ngày
ở Xuân Sơn, thời tiết có nét đặc trưng của 4 mùa: Buổi sáng mát mẻ của mùa Xuân,

buổi trưa ấm áp của mùa Hè, buổi chiều hiu hiu như mùa Thu, buổi tối trời se lạnh
như mùa Đông. Xuân Sơn có 16 hang động đá với thạch nhũ đẹp, đa dạng. Bên
cạnh Vườn Quốc gia và hang động, du khách khi đến Tân Sơn cịn có cơ hội tìm
hiểu bản sắc văn hóa của cộng đồng các DTTS ở địa phương, thưởng thức những
đặc sản như: lợn lửng, gà chín cựa, thịt chua, lúa nếp thơm,...
- Đối với lĩnh vực trồng và chế biến nông lâm sản: Trong tổng số 68.000 ha
diện tích tự nhiên thì diện tích đất lâm nghiệp của Tân Sơn là 61.089 ha, chiếm 90
% (gồm: diện tích rừng đặc dụng là 15.048 ha, diện tích rừng phịng hộ là 9.540,3
ha, diện tích rừng sản xuất 36.590,7 ha). Vì thế ngay sau khi thành lập, UBND
huyện Tân Sơn đã xác định phát triển kinh tế đồi rừng là nhiệm vụ mục tiêu kinh tế
mũi nhọn của huyện; theo đó, hàng năm đều tiến hành triển khai trồng mới từ
1.800-2.000 ha (gồm: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng). Các loại cây
trồng chủ yếu của huyện là chè, sơn, các loại cây nguyên liệu cho ngành giấy…
Trung bình mỗi năm Tân Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 70 - 90 nghìn m3 gỗ,
đem lại doanh thu khoảng 56 - 72 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 10 - 20 nghìn
lượt lao động tham gia, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, XĐGN cho nông dân
địa phương (Huyền Nga, 2015, Công cuộc giảm nghèo bền vững ở Tân Sơn).
- Huyện Tân Sơn đã chú trọng hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
bà con nông dân thông qua việc phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế đồi
rừng để có những chính sách khốn chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và đất để phát
tiển trồng rừng sản xuất cho các hộ; hỗ trợ phân bón, khai hoang, giống, xây dựng
mơ hình khuyến lâm, khuyến nơng, khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật, đồng thời xúc


15
tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động
cũng được huyện chú trọng và coi đây là một hướng giải quyết việc làm đối với địa
phương, đến nay đã có gần 1.000 lao động của huyện đi xuất khẩu, giúp tăng thu
nhập, XĐGN, cải thiện đời sống. Đến hết năm 2014 số lao động được qua đào tạo
nghề, tập huấn gần 15.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng lên

trên 40% (Khanh Thy, 2015, Tân Sơn thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và
bền vững).
* Bài học kinh nghiệm
Nghiên cứu những kinh nghiệm XĐND, nâng cao thu nhập cho nông dân của
một số địa phương trong nước. Đề tài rút ra được một số bài học kinh nghiệm có thể
áp dụng để tăng thu nhập cho các hộ nghèo, đó là:
Thứ nhất: Cần phải có sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối vớingười
dân nông thôn đang sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng đồng bào
DTTS có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn về xây dựng đảm bảo cơ sở hạ tầng
trọng yếu như đường, điện, trường học, trạm xá. Đồng thời, đầu tư để thúc đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng, chú ý tới phát triển tồn diện cả về kinh
tế, văn hóa, xã hội để phấn đấu đưa nông nghiệp nông thôn miền núi phát triển bền
vững, toàn diện. Cần chú trọng phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa tập trung. Ban hành các cơ chế, chính sách thiết thực hỗ trợ hộ nông dân
nghèo, cận nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển
kinh tế hộ.
Thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức các cấp, các
ngành và nhân dân nhằm xác định rõ mục đích, ý nghĩa đỗi với cơng tác giảm
nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân trong những năm tới, kịp thời thông tin
tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với mọi cấp,
mọi nghành, mọi tầng lớp nhân dân nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức.
Biểu dương, khuyến khích kịp thời các cá nhân, hộ gia đình đầu tư sản xuất
kinh doanh tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình,
chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cơng tác giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân


16
dân. Kịp thời phê bình những hộ gia đình, cá nhân và những địa phương cịn có tư
tưởng trống chờ, ỷ lại vao nhà nước, khơng muốn thốt nghèo để hưởng cơ chế,
chính sách.

Thứ ba: Áp dụng cơng nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh
tế gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn, từng vùng.Tập trung đấu
tư sản xuất thâm canh và chăn ni có quy mơ lớn tại các huyện, các xã có điêu
kiện vê đất đai, tăng cường khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp, lâm nghiệm,công tác khoanh nuôi bảo vê rừng.
Thứ tư: Huy động mọi nguôn lực để từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống kết
cấu hạ tầng như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, các
cơng trình văn hóa và các cơng trình hạ tầng khác phục vụ cho sản xuất và đời
sống dân sinh. Trong đó, đặc biện ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng ở các xã đặc
biện khó khăn vùng miền về điện, giao thông, thuy lợi, trường học, trạm y tế,
nước sinh hoạt...
Thứ năm: Chỉ đạo, thực hiện tốt công tác Giáo dục và đào tạo như đào tạokiến
thức phổ thông, kiến thức nghề, chuyển đổi nghề cho người lao động; đặc biệt quan
tâm đào tạo, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này
có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất
lao động.
Thứ sáu: Tập trung rà sốt, sửa đổi, bơ sung chính sách giảm nghèo theo
hướng chuyển dần phương thức hỗ trợ từ “cho không” sang hơ chợ có điều kiện
“cho vay”, từ hỗ trợ đầu vao trong sản xuất sang hỗ trợ đầu ra trong sản xuất, hỗ trợ
hiệu quả cho người nghèo các dịch vụ xã hội cơ bản. Xây dựng các chính sach hỗ
trợ nhóm hộ ngheo, cân nghèo, nhóm hộ mới thốt nghèo để họ tiếp tục được trợ
giúp vê tín dụng, về khuyên nông – lâm nghiệp, học nghề trong một thời gian nhất
định để có đủ tiềm lực và vững vàng hơn khi tự vươn lên thoát nghèo, bỏ xa ngưỡng
nghèo, tránh tình trạng bị rơi xuống dưới ngưỡng nghèo hoặc tái nghèo khi gặp rủi
ro (thiên tai, đau ốm, tai nạn,...).


17
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Thu nhập của các hộ nghèo trên địa bàn xã Sơn Lập, Huyện Bảo Lạc, Tỉnh
Cao Bằng.
* Đối tượng khảo sát điều tra
Các hộ nghèo trên địa bàn xã Sơn Lập, Huyện Bảo Lạc, Tỉnh Cao Bằng.
* Nội dung điều tra khảo sát
+ Về thu nhập trong hộ
+ Cây sản xuất chủ yếu
+ Những khó khăn trong sản xuất
+ Trình độ giáo dục của người lớn
+ Diện tích đất canh tác
+ Năng xuất trong mùa vụ
* Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Sơn Lập, Huyện Bảo Lạc, Tỉnh
Cao Bằng.
3.2 Nội dung nghiên cứu
+ Tổng quan vê điều kiện kinh tế – xã hội của xã Sơn Lập.
+ Nghiên cứu thu nhập của các hộ nghèo trên địa bàn xã Sơn Lập.
+ Phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nghèo
tại xã Sơn Lập.
+ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo tại xã
Sơn Lập.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
+ Thu thập thông tin sơ cấp


18

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trên 4 xóm bao gồm:
Phia Pàn, Khau Ho, Khuổi Tâu, Bản Oóng đây là 4 xóm đại diện cho các hoạt động
kinh tế tạo hoạt động đại diện cho xã. Kết quả này được xác định như sau:
Xác định quy mơ mẫu theo cơng thức tính quy mơ mẫu của Linus Yamane:
N
n=(1+N*e2)
Trong đó:

+ n: Quy mơ mẫu
+ N: Kích thước của tổng thể(tổng sơ hộ nghèo năm 2019 là 208 hộ)

Chọn độ tin cậy là 60%, nên mức độ sai lệch e = 0,1.
Ta có: n = 208/(1+ 208* 0,12)=67 hộ => quy mơ mẫu làm chịn 60 mẫu.
- Phỏng vấn cá nhân: Nhằm thu thập các thông tin từ các đối tượng nghiên
cứu để tái sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt. Phỏng
vấn cá nhân sẽ là công cụ giúp đề tài giải thích dược các vân đề liên quan.
- Chuyên gia: Trao đổi trực tiếp, phỏng vân sâu với các cán bộ chuyên môn,
cán bộ quản lý về nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Quan sát: Quan sát các hoạt động liên quan đến nội dung nghiên cứu tại địa
bàn nghiên cứu, sử dụng phương pháp quan sát để thu thập các thông tin trong thực
tế để phục vụ việc đánh giá thu nhập của các hộ ngheo trên địa bàn xã Sơn Lập.
+ Thu thập thơng tin thứ cấp
Thu thập từ các nguồn có sẵn. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thơng tin
cơng bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng
kết của Sở NN & PTNT.
3.3.2 Phương pháp phân tích thơng tin
+ Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong
một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập
được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo, để

thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo tăng thu nhập cho các
hộ nghèo.


×