Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của HTX du lịch cộng đồng và dịch vụ tổng hợp tại thôn nậm hồng, xã thông nguyên, huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------O0O------------

PHÀN THỊ NGỌC
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA HTX DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TẠI THÔN NẬM HỒNG,
XÃ THƠNG NGUN, HUYỆN HỒNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------O0O------------

PHÀN THỊ NGỌC
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA HTX DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TẠI THÔN NẬM HỒNG,
XÃ THƠNG NGUN, HUYỆN HỒNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K 48 - KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghên cứu trong khóa luận
này là trung thực.
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thơng tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được
ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 20,tháng 06,năm 2020
Sinh viên thực hiện

Phàn Thị Ngọc


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại Học Nông Lâm Thái

Nguyên với tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh doanh của HTX du lịch
cộng đồng và dịch vụ tổng hợp tại thơn Nậm Hồng, xã Thơng Ngun,
huyện Hồng su Phì, tỉnh Hà Giang”
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Nông lâm thái Nguyên, khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Phịng Đào tạo
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những người
đã trang bị kiến thức cho em trong suốt q trình học tập.
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin trân trọng cảm ơn
giảng viên, Ts. Bùi Thị Thanh Tâm - khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn.
Người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình thực
tập tốt nghiệp để em có được báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất.
Cô luôn đơng viên và theo dõi sát sao q trình thực tập và cũng là người
truyền động lực cho em, giúp em hồn thành tốt đợt thực tập của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới HTX, cán bộ UBND xã Thơng
Ngun đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần
thiết cho em để phục vụ báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ hướng dẫn cịn chỉ bảo
tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, đó là những ý kiến hết sức bổ ích
và tạo mọi điều kiện giúp em hồn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn người dân thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên đã tạo
điều kiện cho em trong thời gian ở địa phương thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn đến sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Em cũng xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động
viên em trong những lúc khó khăn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em
hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên 20, tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Phàn Thị Ngọc



iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã Thông Nguyên giai đoạn 20172019............................................................................................... 28
Bảng 4.2. Thu nhập của HTX từ họat động du lịch trong năm 2017 - 2019 .. 33
Bảng 4.3: Số lượng khách du lịch đến xã Thông Nguyên từ năm 2017 - 2019.....34
Bảng 4.4: Tổng hợp một số cơ sở lưu trú trên địa bàn xã Thông Nguyên ..... 35
Bảng 4.5: Tổng hợp một số điểm bán hàng xã Thông Nguyên ...................... 36
Bảng 4.6: Ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX: ...................... 37
Bảng 4.7: Chi phí cho các hoạt động: ............................................................. 38
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất kinh doanh của HTX BQ/năm ............................ 39
Bảng 4.9: Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch của các hộ điều tra ... 40
Bảng 4.10: Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch cộng
đồng của các hộ điều tra ............................................................... 41
Bảng 4.11: Hoạt động du lịch của các hộ điều tra .......................................... 42
Bảng 4.12: Nguồn thu nhập TB của các nhóm hộ điều tra trên địa bàn xã
Thông Nguyên (TB/hộ/tháng) ...................................................... 43
Bảng 4.13: Thu nhập hộ gia đình từ hoạt động du lịch cộng đồng
(TB/hộ/tháng)................................................................................ 44
Bảng 4.14: Chi phí tham gia hoạt động du lịch của các hộ điều tra
(TB/hộ/tháng)................................................................................ 45
Bảng 4.15: Kết quả kinh doanh của các hộ từ hoạt động du lịch BQ/hộ/tháng .....46
Bảng 4.16: Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ......48
Bản 4.17: Một số khó khăn của người dân địa phương khi tham gia hoạt động
du lịch cộng đồng .......................................................................... 49


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa

ANTT-ATXH

An ninh trật tự-An tồn xã hội

BQ

Bình qn

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KT&PTNT

Kinh tế & Phát triển nông thôn

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

OCOP

Mỗi xã, phường một sản phẩm

SP

Sản phẩm

TP

Thành phố

Trđ

Triệu đồng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới

VNĐ

Việt Nam đồng


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

WTTC

Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4
2.1.2. Các đặc điểm và tiêu chí hoạt động của du lịch cộng đồng .................... 5
2.1.3. Điều kiện đê hình thành và phát triển du lịch cộng đồng ....................... 7
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch ........ 8
2.1.5. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển du lịch nông thôn .......... 9

2.1.6. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng .......................................................... 9
2.1.7. Các hình thức du lịch cộng đồng .......................................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 13
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại một số quốc gia ................. 13
2.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam.............................................. 16
2.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng .............. 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20


vi
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20
3.3. Nội dung ................................................................................................... 20
3.4. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin .................................................. 21
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 21
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 21
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 22
3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 23
3.5.1. Doanh thu .............................................................................................. 23
3.5.2. Lợi nhuận .............................................................................................. 23
3.5.3. Tỷ suất lợi nhuận ................................................................................... 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội ........................................................ 24
4.1.1 . Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 24
4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở xã Thông Nguyên .................... 27
4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn
xã Thơng Ngun ............................................................................................ 32
4.2.1. Q trình phát triển của HTX du lịch cộng đồng thôn Nậm Hồng ....... 32

4.2.2. Thu nhập của HTX từ hoạt đông du lịch .............................................. 33
4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Thơng Ngun,
huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang ............................................................... 33
4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Thơng Ngun . 33
4.3.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của HTX ................................. 37
4.3.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra .................. 40
4.3.4. Doanh thu từ du lịch của các hộ điều tra............................................... 43
4.3.5. Tình hình đầu tư vào hoạt động du lịch của các nhóm hộ điều tra ....... 45
4.3.6. Kết quả kinh doanh du lịch của các hộ tham gia du lịch ...................... 46


vii
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng tại thôn
Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang ............ 47
4.4.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng ............................. 47
4.4.2. Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng ............................ 49
4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã
Thông Nguyên ................................................................................................. 50
4.5.1. Chính sách của địa phương. .................................................................. 50
4.5.2. Xây dựng mơ hình làng văn hóa du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn
của du khách. ................................................................................................... 50
4.5.3. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch .......................... 51
4.5.4. Giải pháp về tổ chức hoạt động và quản lý ........................................... 51
4.5.5. Giải pháp về môi trường ....................................................................... 52
4.5.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .................................................................... 52
4.5.7. Giải pháp về thị trường, thị trường hàng hóa. ....................................... 53
4.5.8. Giải pháp về vốn đầu tư ........................................................................ 53
Phần 5. KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54

5.2.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 54
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền và đồn thể địa phương .......................... 55
5.2.3. Đối với người dân địa phương .............................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay du lịch trên thế giới ngày càng phát triển, bởi du lịch là ngành
kinh tế mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước. Du khách thích đi du lịch
tới những bản làng xa xơi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống với cảnh
quan hoang sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền,
chưa mai một trong cuộc sống hiện đại. Chính vì thế những chương trình du
lịch sinh thái, cộng đồng đến những bản làng được khách du lịch ưa chuộng.
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997 du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích
kinh tế cho người dân địa phương. Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt
động như tham quan các làng nghề cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm
hểu văn hóa các dân tộc…Trong đó, tiêu biểu nhất là loại hình homestay, hình
thức khách du lịch đến ở nhà người dân địa phương để cùng ăn, nghỉ, tham
gia các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi tiềm năng để nâng cao đời
sống của cộng dồng dân tộc thiểu số và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho
người dân địa phương.
Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan các làng
nghề cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân
tộc,…Trong đó tiêu biểu nhất là loại hình homestay, hình thức khách du lịch

đến ở nhà người dân địa phương để cùng ăn, nghỉ, tham gia các công việc
hàng ngày cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Thơn Nậm Hồng thuộc xã Thơng Ngun, huyện Hồng Su Phì. Thơn
cách quốc lộ 2 ngã ba Tân Quang 33 km, cách thành phố Hà Giang 77 km, từ
trung tâm xã Thông Nguyên lên thôn cách 3,5 km. Nậm Hồng một trong các
làng văn hóa du lịch tiêu biểu huyện Hồng Su Phì, đây là điểm đến chắc


2
chắn du khách có thể cảm nhận một cách trọn vẹn nhất. Phong cảnh thiên
nhiên hữu tình cũng như cuộc sống của người dân tộc Dao đỏ.
Du lịch cộng đồng thôn Nậm Hồng đã được công nhận là sản phẩm
OCOP trong năm 2019 vừa qua. Đến nay, hoạt động du lịch cộng đồng trong
địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên chưa khai thác hết tiềm năng
cũng như lợi thế để phát triển sản xuất kinh doanh của ngành du lịch trên địa bàn.
Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế về du lịch
tại thôn Nậm Hồng, thuộc xã Thông Nguyên em đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá hiệu quả kinh doanh của HTX du lịch cộng đồng và dịch vụ
tổng hợp tại thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hồng Su Phì, tỉnh
Hà Giang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của HTX du lịch cộng đồng tại thôn
Nậm Hồng, xã Thơng Ngun, huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Từ đó,
đưa ra một số giải pháp nhằm tạo cơ hội cho hoạt dộng du lịch cộng đồng của
xã phát triển hơn, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống,
góp phần phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thôn Nậm
Hồng, xã Thông Nguyên.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của hoạt động du lịch cộng đồng.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của HTX.
- Đề ra số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp bản thân vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.


3
- Nâng cao năng một lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân
trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài.
- Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm
những kiến thức còn thiếu cho bản thân.
- Giúp hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh trong phát triển du
lịch cộng đồng tại địa nghiên cứu.
- Là tài liệu tham khảo cho ban ngành liên quan ở địa phương, khoa
KT&PTNT, cho nhà trường.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của HTX giúp ta đánh giá
sát thực hơn về tình hình phát triển kinh tế của du lịch cộng đồng trong địa
bàn nghiên cứu. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển phù hợp.
- Ngồi ra, những phân tích và đánh giá trong đề tài có thể làm cơ sở
cho hệ thống nghiên cứu và học tập ở lĩnh vực du lịch cộng đồng, làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương.


4

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Các khái niệm liên quan
- Du lịch: Là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích: Nghỉ dưỡng, tham
quan, tìm hiểu, giải trí trong một thời gian nhất định. [10]
- Du lịch cộng đồng: Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng
người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và
bảo vệ môi trường chung, thông qua việc giới thiệu du khách các nét đặc
trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa…) [16]
- Dịch vụ du lịch : Là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch
vụ khác nhằm đắp ứng nhu cầu của khách du lịch. [10]
- Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo
quy định của luật này để phát huy mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp
tác xã, cùng giúp nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh
và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. [11]
- Hiệu quả kinh doanh: Là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghệp để đạt hiệu quả cao
nhất. [19]
Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, momg muốn của du khách để tìm
hiểu thêm về cuộc sống hằng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác
nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân từ thành thị đến các


5
vùng nơng thơn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian
nhất định. [11]
2.1.2. Các đặc điểm và tiêu chí hoạt động của du lịch cộng đồng

2.1.2.1. Các đặc điểm
Mọi hoạt động của du lịch đều được thực hiện dựa trên giá trị của tài
nguyên du lịch thiên nhiên văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở
hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của q trình khai thác đó là sự hình thành những
sản phẩm du lịch từ các tiềm năng và tài nguyên đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Du lịch mang những đặc điểm sau:
- Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để
phục vụ du lịch (sự hấp dãn về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị lịch sử, văn
hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo,…). Thu nhập xã hội từ du lịch
cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các
sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch điện, nước, nông sản, hàng
hóa,…).
- Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du
lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách
du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn
hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng: Được biểu hiện thơng qua các tuyến du lịch, với một
quàn thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc
gia với nhau.
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt đông du lịch tập trung
với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du


6
lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa,…(theo tính chất cơng việc của những người
hưởng thụ sản phẩm du lịch).
- Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản

phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần
trong xã hội tham gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch.
Ngoài những đặc trưng cơ bản của du lịch,du lịch cộng đồng cịn có
thêm một số đặc trưng sau:
- Tính giáo dục cao về mơi trường: Giáo dục mơi trường trong du lịch
có tác dung làm thay đổi thái du lịch.
- Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và duy trì đa dạng sinh học:
Vì du lịch được phát triển trong mơi trường có sự hấp dẫn ưu thế về tự nhiên,
văn hóa bản địa đặc sắc…Vì vậy trong du lịch, hình thức, địa điểm và
mức độ sử dụng các dạng tài nguyên phục vụ du lịch phải đươc duy trì
quản lý bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Du lịch cải thiện đời
sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến
thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào
việc quản lý, vận hành, kinh doanh du lịch. Đó cũng là để người dân trở thành
những nguời bảo tồn tích cực. Lợi ích của du lịch phải lớn hơn sự trả giá về
mơi trường, văn hóa, xã hội có thể nảy sinh trên lãnh thổ du lịch.
2.1.2.2. Tiêu chí hoạt động của du lịch cộng đồng
Theo UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một du lịch cộng
đồng đang hướng tới gồm:
- Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý
hoạt động du lịch tại cộng đồng.
- Hoạt động du lịch này phải mang lợi ích một cách công bằng cho
cộng đồng.


7
- Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng
đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.

- Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.
- Mọi hoạt động du lịch cộng đồng phải tơn trọng nền văn hóa và các
cấu trúc của xã hội tại cộng đồng.
- Có hệ thống, phương pháp để giúp người dân trong cộng đồng có thể
vượt qua những ảnh hưởng của những khách du lịch phương Tây.
- Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa
những ảnh hưởng đến văn hóa và mơi trường.
- Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có
những hành động hợp lý trong q trình du lịch.
- Không yêu cầu trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái
với văn hóa - tơn giáo của họ.
- Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt
động du lịch nếu họ không muốn. [2]
2.1.3. Điều kiện đê hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên mơi trường tự nhiên và nhân văn
có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch cộng đồng. Tham quan tìm hiểu,
tìm hiểu cái mới lạ, tham gia cùng người dân cũng là một trong những xu
hướng của du khách tham gia du lịch cộng đồng.
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư: Các loại hình du lịch cộng đồng
tìm hiểu hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt hay những phong tục tập quán
của đồng bào dân tộc khá phát triển cùng với thái độ và khả năng đón tiếp
khách. Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng.
- Điều kiện thị trường khách trong nước và quốc tế: Du khách là nhân
tố quyết định cho sự thành cơng của chương trình phát triển du lịch cộng
đồng. Việc hiểu rõ nhu cầu, mối quan hệ và động cơ của khách du lịch rất cần
thiết cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Điều này giúp cho


8
cộng đồng xác định đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể tham quan

cộng đồng, từ đó có kết quả phát triển sao cho đắp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý: Để du khách nói chung và du
lịch cộng đồng nói riêng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chính phủ
cần có những chính sách phù hợp để phát triển chiến lược, chương trình. Các
chính sách đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối
ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền
thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và
ngoài nước. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ, tạo thuận lợi cho du
lịch cộng đồng phát triển. [5]
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch
- Yếu tố chính trị và pháp luật: Mức độ ổn định về chính trị và pháp
luật đánh giá được mức độ rủi ro, mơi trường kinh doanh và ảnh hưởng của
nó đên HTX.
- Yếu tố kinh tế: Có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở
rộng thị trường kinh doanh của HTX.
- Các yếu tố văn hóa - xã hội: Hiểu biết thêm ở nhiều mức độ khác nhau về
đối tượng phục vụ và qua đó lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp.
- Yếu tố kỹ thuật công nghệ: Ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công
nghệ, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Các yếu tố điều kiện tự nhiên
như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh của khu vực.
Các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh thuận lợi của nền kinh tế.
- Yếu tố khách hàng: Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự
thành bại trong kinh doanh, khách hàng có nhu cầu phong phú và khác nhau
tùy theo từng lứa tuổi, giới tính, mức độ thu nhập, tập quán…


9

2.1.5. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển du lịch nơng thơn
- Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa
phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn.
Điều này cực kì quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các
nguồn tự nhiên và cảnh quan địa phương.
- Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với
việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch
vụ du lịch và cơ sở hà tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay
khơng, nghĩa là cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện tiếp cận tốt hơn, các
nguồn nước sạch, viễn thông…
- Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm, các doanh nghiệp du lịch cộng
đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương. Du lịch cộng đồng có thể
giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra thành thị.
- Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa du
lịch cộng đồng góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa và truyền
thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường. Du lịch cộng đồng tạo
ra các cơ hội để giao lưu văn hóa kinh tế Việt Nam với các nước khác. Đây là
nhân tố quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và
phát triển các cơ hội phát triển kinh tế ở các nước kinh tế chậm phát triển. [11]
2.1.6. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng
Có rất nhiều nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Theo Võ Quế (2008) các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng bao gồm:
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch,
thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng.


10

- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên
và văn hóa. [7]
Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng
đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:
- Sử dụng tối ưu hóa nguồn mơi trường, duy trì tiên trình sinh thái học
chủ yếu và giúp nguồn tự nhiên hệ sinh thái được thừa hưởng.
- Khía cạnh xác thực nền văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phương,
kế thừa văn hóa và giải trí truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết
và thơng cảm đối với các nền văn hóa khác nhau.
- Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích
kinh tế - xã hội đến tất cả những người liên quan nhằm phân bổ cơng bằng. [9]
2.1.7. Các hình thức du lịch cộng đồng
- Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên
(đặc biệt trong khu vực cần được bảo vệ và môi trường chung quanh) và nó
kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa, xã hội của địa phương, có sự quan tâm đến
vấn đề mơi trường. Nó thúc đẩy hệ sinh thái bền vững thơng qua q trình
quản lý mơi trường, có sự tham gia của các bên liên quan. [3]
Điều kiện để phát triển du lịch sinh thái:
+ Đảm bảo quá trình giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách du
lịch sinh thái. Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải
là người hướng dẫn viên am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa
cộng đồng địa phương.
+ Địi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc, các nhà điều
hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý khu bảo
tồn thiên nhiên, nâng cao hiểu biết chung giữa người dân địa phương và
khách du lịch.
- Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.



11
Mục đích chủ yếu của khách du lịch khi tham gia du lịch văn hóa là nghiên
cứu, tìm hiểu các đối tượng văn hóa như: Các di tích văn hóa lịch sử, các cơng
trình kiến trúc tiêu biểu, các di sản văn hóa, các phong tục, tập qn… Mục
đích chính của du lịch văn hóa là bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa vào
hoạt động du lịch, truyền bá các giá trị văn hóa bản địa nói riêng và nhân loại
nói chung tới khách du lịch. [3]
Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa:
+ Phải có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Đảm bảo cho khách du lịch cảm nhận được là thoải mái, là thích thú.
+ Lập kế hoạch cho các hoạt động du lịch cần cung cấp những tiện nghi thỏa
đáng cho khách được thoải mái trai nghiệm
- Du lịch nơng nghiệp: Là hình thức du lịch tại các khu vực nông nghệp
như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các
trang trại động vật đã được chuẩn bị cho du khách. Khách du lịch xem hoặc
tham gia các hoạt động thực tiễn, sản xuất nông nghiệp như làm việc với công
cụ nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái
hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm đặc biệt là nghỉ ngơi ở
các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học
tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu. [3]
Điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp:
+ Cần xác định thế mạnh trọng tâm về du lịch nơng nghiệp, đầu tư có
trọng điểm nhằm tạo ra hiệu quả, giá trị cho phát triển du lịch nông nghiệp.
+ Nâng cao việc đào tạo cho phát triển du lịch nông nghiệp dựa trên
việc mở rộng các loại hình đào tạo, kết hợp việc học hỏi kinh nghiệm.
- Du lịch bản địa: Du lịch bản địa dân tộc đề cập đến một loại du lịch
nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt
động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ là yếu tố chính thu hút khách du lịch. [3]
Điều kiện để phát triển du lịch bản địa:



12
+ Nâng cao hiểu biêt của người dân bản địa, thúc đẩy và tạo cơ hộ cho cộng
đồng người dân tham gia phát triển du lịch
+ Tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên các chính sách vay vốn phù
hợp cho cộng đồng.
- Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống
thôn bản và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du
lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn uống, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua
đêm trong những ngôi nhà cùng với một gia đình, du khách có thể chọn nhà
nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã. Làng hoặc các cá
nhân cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và
đôi khi cả nhà chủ. [3]
Điều kiện đê phát triển du lịch làng:
+ Nguồn vốn du lịch phải dồi dào, nguồn tiêu thụ sản phẩm lớn
+ Xây dựng và tổ chức quản lý khai thác tốt nguồn tài nguyên để đắp
ứng cho nhu cầu khách hang phong phú, hấp dẫn.
- Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và thủ cơng mỹ nghệ ở
địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó khơng phải là một hình thức độc lập
của du lịch mà chính là mơjt thành phần của các loại hình khác của du lịch.
Du lịch khơng chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành nông nghiệp
thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của thủ cơng mỹ nghệ
cũng có thể giúp người dân địa phương tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và
nghệ thuật phong phú độc đáo của họ. [3]
Điều kiện để phát triển:
+ Môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi
+ Phát triển gắn với lợi ích, đời sống thiết thực của nông dân
+ Phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề tỉểu thủ công nghiệp
tạo cơ sở để phát triển công nghiệp nông thôn.



13
- Du lịch gắn với hộ gia đình (Homestay): Là một loại hình du lịch mà
khách du lịch đến tạm thời và tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hàng
ngày của người dân bản địa trong thời gian chuyến du lịch để thỏa mãn nhu
cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa bản địa. [3]
Điều kiện để phát triển:
+ Cần có định hướng phát triển du lịch
+ Giữ gìn nền văn hóa bản địa và những nét văn hóa vốn có
+ Hướng phát triển du lịch gắn với kinh tế địa phương
+ Đầu tư phù hợp về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ du khách
- Du lịch homestay là loại hình du lịch ở nhà dân nghĩa là người dân
chính là cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch và cung cấp cho khách du lịch
các dịch vụ bổ sung trong quá trình lưu trú. Khách du lịch thơng qua loại hình
này có thể khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa đặc trưng. Du lịch
homestay là loại hình hướng tới lợi ích của cộng đồng địa phương nhằm đảm
bảo sự công bằng trong du lịch, góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch. [3]
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại một số quốc gia
2.2.1.1. Ở TP Hua Hin - Thái Lan
Thực hiện các chương trình áp dụng thay đổi cách tiếp cận xu hướng du
lịch của thế giới thời hậu hiện đại, ngành du lịch Thái Lan đã chủ động tiếp
cận xu hướng tập trung vào lượng khách du lịch cao đến du lịch tại Thái Lan.
Hua Hin cách thủ đô Bangkok khoảng 250 km, tỉnh Prachuap Khiri
Khan, thành phố có khoảng 50 ngàn dân, một thành phố nghỉ dưỡng, thời tiết
ấm áp quanh năm, có địa hình đa dạng và là nơi có những bãi biển đẹp. Hua
Hin từng là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan, một thị trấn sung túc, với nhiều
cơng viên cây xanh và di tích lịch sử. Đi lại trong Hua Hin chủ yếu sử dụng
xe tuk tuk. Ga tàu hỏa Hua Hin là một trong những ga tàu đẹp nhất ở Thái



14
Lan. Tịa nhà chính của ga bằng gỗ, trước đây từng là một cung điện của
Hoàng gia, được xây dựng lại vào năm 1968.
Người dân ở Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để phát triển du lich cộng
đồng thông qua chính sách 4P (Pruducts, Price, Place and Promotion), là sự
kết hợp của sản phẩm, giá cả, nơi bán và hỗ trợ. Theo khái niệm kinh doanh
này, các nhà sản xuất hàng hóa lưu niệm phải xem xét các sản phẩm thỏa mãn
được nhu cầu của người tiêu dùng chưa? Bước tiếp theo đưa sản phẩm đến
những nơi thuận lợi cho khách du lịch có thể tiếp cận. Quảng bá là một bước
ddể tạo ra sự kết nối thông tin với các khách hàng tiềm năng và khuyến khích
họ bỏ tiền ra mua sắm các sản phẩm này. Thiết lập các hỗ trợ dựa trên chi phí
sản xuất và lợi nhuận để thu hút khách hàng là điều hết sức cần thiết. Từ
chính sách này, chiến lược tiếp thị 4P mang đến sự hài lòng của khách du lịch
trong việc tiếp cận và mua các sản phẩm, điều này mang lại cho du lịch ở Hua
Hin có những bước phát triển bền vững.
Hua Hin còn thu hút hơn 5.000 người nước ngồi sinh sống và có hơn 1
triệu khách du lịch đến với Hua Hin mỗi năm, trong đó chủ yếu là khách Châu
Âu, Anh đến nghỉ dưỡng. Du lịch đã làm tăng thu nhập vả người dân địa
phương giao động từ 250 - 400 USD/tháng.
Chính quyền Hua Hin đầu tư các khu chung cư cao cấp giá cả gia động
trong khoảng 100.000 USD tùy thuộc vào nhiều vị trí. Ngồi ra, chính quyền
Hua Hin cịn kết nối các cơng ty du lịch tại Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Đức...Để cung
cấp các thơng tin về chính sách, bán nhà ở, cung cấp tồn bộ cơ sở hạ tầng kỹ
thuật thơng tin xã hội tốt nhất cho những người mua nhà ở tại đây.
Hơn nữa để đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng du lịch lưu trú
tại đây, các nguồn rau củ quả tươi, hải sản, thịt bò được nhập từ Nhật Bản,
Austrlia và Mỹ tại các cửa hàng, siêu thị của Hua Hin bán đầy ắp như ở
Bangkok. Các nhà hàng, tiệm bánh được mở ra nhằm đắp ứng nhu cầu của
khách du lịch với tiêu chí phục vụ tốt nhất với giá cả phải chăng nhất.



15
Hua Hin phát triển du lịch theo môt hệ thống tồn diện từ chính phủ,
đến chính quyền địa phương, các đơn vị làm du lịch, người dân cùng tham gia
du lịch cùng tham gia đắp ứng nhu cầu của du khách, tạo ra sự phát triển du
lịch bền vững tại thành phố Hua Hin.
2.2.1.2. Ở Ouchi - Juki - Nhật Bản
Thực hiện chương trình áp dụng thay đổi cách thức tiếp cận xu
hướng du lịch của thế giới thời hậu hiện đại, ngành du lịch Nhật Bản đã
chủ động tiếp nhận xu hướng phát triển du lịch mới, tập trung lượng khách
có thu nhập cao.
Tháng 2 năm 2003, nguyên Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đã thơng qua
Chương trình xúc tiến du lịch Visit Japan Campuchia - “Chương trình tới
thăm Nhật Bản ”với khẩu hiệu “Welcome to Japan - Nhật Bản chào đón đánh
dấu bước chuyển lớn trong chính sách phát triển du lịch của Nhật Bản,đặc
biệt là chính sách du lịch inbound. Thị trường khách du lịch trọng điểm của
Nhật Bản gồm 12 nước và vùng lãnh thổ; Hàn Quốc, Đài loan, Trung Quốc,
Hồng Kông,Thái Lan, Singapore, Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp và Úc.
Ouchi là khu phố nhà trọ nơi vẫn còn lưu giữ được khu phố thời Edo
(1603 - 1868). Khu phố gồm hơn 30 căn nhà lợp mái tranh nằm dọc 2 bên
đường, hiện được chỉ định là khu vưc bảo tồn kiến trúc truyền thống quan
trọng của quốc gia. Tại Ouchi có khu nhà trọ, ẩm thực, cửa hàng đồ lưu niệm
đều được lợp bằng mái tranh. Du khách có thể thong thả đi bộ dọc các con
đường ngắm các tác phẩm nghệ thuật dân gian như đồ gốm, vải…Ở khu vực
ẩm thực có rất nhiều cửa hàng bán thúc ăn ngon và độc đáo như “Negi Soba”
nổi tiếng với món mì Soba sử dụng 1 cọng hành lớn để ăn mỳ thay cho việc
dùng đũa; hay món bánh gạo ở “Shingoro” của Minamiauzu, vv…
Người dân Ouchi tham gia các hoạt động du lịch khá lớn, bằng nhiều
hình thức khác nhau đã góp phần cho du lịch Ouchi phát triển mạnh. từ chính

phủ để phát triển du lịch. Chính quyền Người dân Ouchi được hưởng các


16
chính sách hỗ trợ Ouchi đã đầu tư các khu ẩm thực, cửa hang…Độc đáo đáp ứ
ng nhu cầu của khách du lịch. Ngồi ra chính quyền địa phương cịn liên kết
các công ty du lịch du lịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia,…để tạo nên
các tour du lịch.
Mỗi năm Ouchi thu hút hơn 70.000.000 lượt khách trong đó có khách
nội địa và khách quốc tế. Du lịch đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân
tham gia du lịch giao động từ 500 - 700USD/tháng. Du lịch đã góp phần đáng
kể quảng bá hình ảnh,văn hóa Nhật Bản đến với cộng đồng thế giới.
2.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
2.2.2.1. Ở huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang
Là huyện “cửa ngõ” của công viên địa chất tồn cầu Cao ngun đá
Đồng Văn, Quản Bạ có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như sự đa
dạng, đặc sắc văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng. Tiềm năng,
thê mạnh du lịch cộng đồng ở Quản Bạ đang dần được đánh thức, mang lại
những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân nơi đây.
Nhận thấy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển du lịch,
dịch vụ. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, làng văn hóa du lịch cộng
đồng, điểm du lịch đã được nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng có
trọng tâm, trọng điểm. Chất lượng, chủng loại các sản phẩm du lịch được
nâng lên, lượng khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện ngày
càng tăng. Nhiều người dân đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện các phương thức kinh doanh sản xuất,
quảng bá sản phẩm, thu hút khách du lịch…Nhờ vậy, nguồn thu nhập và đời
sống của người dân làm du lịch đã được nâng cao.
Hiện nay, Quản Bạ đã và đang thực hiện hai đề án xây dựng Làng văn

hóa du lịch cộng đồng tại thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ), Làng văn hóa du lịch
cộng đồng dân tộc Bố Y, thôn Nậm Lương (xã Quyết Tiến) và ban hành kế


×