Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây sâm đương quy trên địa bàn xã quyết tiến, huyện quản bạ, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY SÂM ĐƯƠNG QUY
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYÊT TIẾN, HUYỆN QUẢN BẠ,
TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2016 - 2020

THÁI NGUYÊN, 2020




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY SÂM ĐƯƠNG QUY
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYÊT TIẾN, HUYỆN QUẢN BẠ,
TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành
: Kinh tế nông nghiệp
Lớp
: K48 - KTNN
Khoa
: Kinh tế và phát triển nông thơn
Khóa học
: 2016-2020
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đồn Thị Mai

THÁI NGUYÊN, 2020


i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cơ giáo ThS. Đồn Thị Mai người đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện khóa
luận này.
Để hồn thành được khóa luận này, tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ủy ban nhân dân xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
giang, các hộ trồng Sâm Đương Quy trong xã đã cung cấp cho tôi những
nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tơi nhận được
sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh
thần của gia đình và bạn bè. Thơng qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
đến những tấm lịng và sự giúp đỡ q báu đó.
Trong q trình hồn thành khóa luận, tơi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tơi kinh
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các q thầy cơ giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận này được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trường Giang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sâu bệnh hại cây Sâm Đương Quy trên địa bàn nghiên cứu ..... 9

Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Quyết Tiến năm 2017 - 2019 ............... 28
Bảng 4.2: Diện tích và sản lượng các cây trồng chính của xã Quyết Tiến qua 3
năm 2017 - 2019 ............................................................................. 29
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động xã Quyết Tiến năm 2019 ................ 31
Bảng 4.4: Trình độ văn hóa của các hộ điều tra (n =30)................................. 32
Bảng 4.5: Diện tích và sản lượng Sâm Đương Quy năm 2019....................... 34
Bảng 4.6: Các yếu tố ảnh hướng đến sản xuất Sâm Đương Quy (n = 30)...... 35
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất 1 ha Sâm Đương Quy của các hộ điều tra ........... 36
Bảng 4.8: Hiệu quả sản xuất 1 ha Sâm Đương Quy của các hộ trong năm
2019 ................................................................................................. 36
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1 ha cây Hương thảo của các hộ điều tra ............ 37
Bảng 4.10: Hiệu quả sản xuất 1 ha cây Hương Thảo của các hộ trong năm
2019 ................................................................................................. 38
Bảng 4.11: So sánh hiệu quả kinh tế cây Sâm Đương Quy với cây Hương
Thảo/1ha/năm ................................................................................. 39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Thân, lá, hoa, củ Sâm Đương Quy.................................................... 6
Hình 4.1: Tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế trong thu nhập năm 2019......... 34


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của cây Sâm Đương Quy ...................... 4
2.1.2. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 11
2.1.3. Chính sách phát triển sản xuất cây dược liệu........................................ 14
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu trên Thế giới ................................. 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển dược liệu ở Việt Nam ................... 18
2.2.3. Thực trạng trồng, quản lý và sử dụng cây Sâm Đương Quy. ............... 20
2.2.4. Thị trường và khoa học công nghệ ....................................................... 21
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 22


vi

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 24
3.3.3. Phân tích xử lý số liệu ........................................................................... 25
3.3.4. Phương pháp điều tra cụ thể.................................................................. 25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quyết Tiến......... 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 29
4.2. Đánh giá sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cây Sâm Đương Quy tại
xã Quyết Tiến .................................................................................................. 33
4.2.1. Đánh giá hiệu quả sản xuất Sâm Đương Quy trên địa bàn xã Quyết Tiến.....33
4.2.2. Diện tích và sản lượng Sâm Đương Quy của các hộ điều tra ............... 34
4.2.3. Kết quả sản xuất Sâm Đương Quy trên địa bàn xã Quyết Tiến năm 2019 .......35
4.2.4. Kênh tiêu thụ các sản phẩm Sâm Đương Quy trên địa bàn .................. 40
4.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất
và tiêu thụ Sâm Đương Quy tại khu vực nghiên cứu. ..................................... 41
4.4. Giải pháp đề xuất để phát triển Sâm Đương Quy tại xã Quyết Tiến, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. ................................................................................. 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÂY SÂM ĐƯƠNG QUY


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết

Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ
30 - 50 tấn các loại dược liệu khác nhau để sử dụng trong y học cổ truyền,
làm nguyên liệu cho cơng nghiệp dược và xuất khẩu. Trong đó, trên 2/3 khối
lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong
nước. Khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ hơn 200 loài
được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh
đó, cịn nhiều loài dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ trong
cộng đồng và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể
Cây Sâm Đương Quy còn được gọi với cái tên khác là Tần Quy, Can
Quy, tên khoa học là Angelica sinensis. Thuộc họ Hoa Tán. Trên độ cao 1200
đến 1500m so với mực nước biển. Là thuốc đầu vị chữa một số loại bệnh,
đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ. Đặc biệt có tác dụng trong hỗ
trợ điều trị bệnh thiếu máu, giúp thông huyết, được dùng hầm canh bồi bổ cho
các cụ già,… Cây Đương quy được sử dụng phần củ rễ, dùng tươi hoặc sấy
khô. Đương quy cũng được trồng nhiều tại các vùng có khí hậu lạnh, khơ ráo.
Hiện tại Sâm Đương Quy được trồng theo quy mô hộ gia đình, giống do
phịng Nơng Nghiệp và một số vườn Sâm lưu trữ của các hộ dân. Với nguồn
kinh phí hạn chế, núi rừng hiểm trở, đi lại rất khó khăn, cơng nghệ - kỹ thuật
trồng cịn hạn chế, hiệu quả thấp. Việc phát triển sản xuất Sâm Đương Quy
hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào hộ nơng dân nhưng hồn toàn tự phát, do chạy
theo lợi nhuận, nên khai thác và sử dụng rừng và đất rừng vào trồng sâm
không tuân theo quy hoạch. Quy mô sản xuất manh mun, trình độ quản lý và
thâm canh cịn hạn chế làm suy giảm các nguồn lực phục vụ cho sản xuất.


2

Quyết Tiến là một xã thuộc huyện Quản Bạ. Có diện tích trồng dược
liệu là 160ha trong đó có Cây Sâm Đương Quy là 17,5ha. Trong vài năm gần
đây thấy được năng suất cao và có thể phá đói giảm nghèo cho xã nên xã

Quyết Tiến đã và đang mở rộng diện tích cho cây Sâm Đương Quy.
Xuất phát từ thực tế trên, để có sự đánh giá đúng thực trạng và đưa ra
giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng Sâm Đương
Quy củng cố kiến thức và phát triển một cánh bền vững, tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Sâm Đương Quy trên địa bàn xã
Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá hiệu quả kinh tế Sâm Đương
Quy ở tỉnh Hà Giang và nhằm phát triển bền vững mơ hình Sâm Đương Quy
ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát
triển bền vững Sâm Đương Quy;
- Phân tích hiệu quả kinh tế Sâm Đương Quy ở xã Quyết Tiến, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2019;
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững Sâm
Đương Quy ở xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang;
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hiệu quả kinh tế Sâm Đương Quy
ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đến năm tiếp theo.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng
như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học khác


3

nhau như: nguyên lý phát triển nông thôn, kinh tế phát triển nơng thơn,
thương mại quốc tế… khi đó có nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của

mỗi sinh viên.
Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen và trải nghiệm thực tế để hoàn thiện
bản thân hơn cả về kiến thức, kỹ năng và ngày càng tự tin hơn trong công việc
cũng như trong cuộc sống.
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương
pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
*Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính
quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở
ngại nhằm phát triển cây dược liệu nói chung và cây Sâm Đương Quy nói
riêng hướng tới phát triển kinh tế bền vững.


4

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của cây Sâm Đương Quy
Cây Sâm Đương Quy còn được gọi với cái tên khác là Tần Quy, Can
Quy, tên khoa học là Angelica sinensis. Thuộc họ Hoa Tán. Là cây trồng có
giá trị về kinh tế cao và được biết đến nhờ các công dụng vô cùng đa dạng của
chúng. Đương quy là một trong những cây thuốc được sử dụng trong Đông Y
từ rất lâu đời. Sâm Đương Quy có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc và di
thực vào Việt Nam. Vài năm trở lại đây, một số mẫu cây Đương Quy Nhật
Bản cũng di thực vào Việt Nam. Hiện nay loại cây này được trồng chủ yếu ở
nơi có khí hậu mát mẻ với độ cao thường là trên 1000m so với mực nước
biển. Sâm đương quy được phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía bắc như Hà

Giang, Lào Cai, Lai Châu, và ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng… hay
gần đây chúng được trồng nhiều tại Đà Lạt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu
và phân tích chỉ ra rằng, Sâm Đương Quy có chứa nhiều chứa collagen. Nó có
cơng dụng giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung chất dinh dưỡng, giúp trẻ hóa,
tăng nhu cầu sinh lý, giúp tế bào khỏe mạnh cho da [1;3].
Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong đương quy có chứa tinh dầu
Ligustilide (giúp tăng cường tuần hoàn máu), N-butylphthalide (chữa bệnh
thiếu máu), Polysaccharide hạn chế các khối u và tăng cường khả năng hệ
miễn dịch, phytoestrogen (chống viêm, ức chế bóp tử cung, chống viêm),
Coumarin (công dụng hoạt huyết), Acid hữu ức chế tiểu cầu,Trong y học cổ
truyền, đương quy hơi đắng, có tính ấm, vị ngọt có tác dụng giúp bổ huyết,
chỉ huyết và hoạt huyết. Bên cạnh đó, giúp tăng cường sức khỏe, khả năng
sinh lý, bổ sung chất dinh dưỡng cho tuyến vú, giúp trẻ hóa cơ thể. Trong y
học cổ truyền Nhật Bản & Trung Quốc thì đương quy cịn có công dụng điều
trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, táo bón, mụn nhọt, tăng cường


5

huyết áp, hói đầu, lao phổi, huyết ứ trệ và kích thích ăn ngon Trong ngơn ngữ
Hán Việt thì đương quy có nghĩa là về chỗ cần về. Vị thuốc này có thể giúp
ni khí huyết, điều khí về đúng chỗ. Khi sử dụng đương quy, tỳ vị sẽ hỗ trợ
tiết dịch đến ruột, sau đó mới hấp thu vào máu. Đồng thời, nó giúp cho máu
và ruột hấp thu các chất nhanh hơn. Sâm đương quy thường được mọi người
dùng để hầm, nấu canh, sắc thuốc, hãm trà, ngâm rượu… Đương quy dùng để
ngâm rượu: Ngâm khoảng 3kg đương quy với 5l rượu (nồng độ cồn trên 45
độ C). Ngâm khoảng 8 tháng đến 1 năm, sau đó uống 1 hoặc 2 ly mỗi ngày
sau bữa ăn. Hầm xương, sắc thuốc uống hoặc hãm trà thì bạn cần sơ chế sạch
đương quy, sau đó thái nhỏ rồi chế biến [10].
*Vai trò của cây Sâm Dương Quy

- Sử dụng hiệu quả nguồn đất đai, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người nơng dân, góp phần ổn định
đời sống và an ninh xã hội, thực hiện thành cơng chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện thúc đẩy sản xuất theo hướng chun mơn hóa
nhằm phát triển các loại hình hàng hóa kinh tế có hiệu quả cao.
- Thu nhập từ sản xuất cây Sâm Đương Quy sẽ góp phần xóa đói, giảm
nghèo, mức sống được cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch theo hướng tăng về dịch vụ và thương mại, tiến tới phát triển
bền vững [3;16].
- Cơ sở hạ tầng của sản xuất được cải thiện (giao thông, điện, nước sinh
hoạt, các trung tâm dịch vụ kỹ thuật, thương mại...). Người dân có điều kiện giao
lưu với bên ngồi tiếp cận được nhiều hơn với thị trường, khoa học kỹ thuật. Mở
rộng giao lưu văn hóa, vừa du lịch vừa góp phần phát triển kinh tế vừa bảo tồn
và phát huy giao lưu văn hóa vùng đồng bào dân tộc ở địa phương.
- Thơng qua các chương trình huấn luyện, đào tạo, tập huấn về kỹ thuật
trồng và chăm sóc cây Sâm Đương Quy, người dân sẽ nâng cao được nhận
thức, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Có cách tiếp cận phù hợp với công nghệ chế
biến và thị trường dược liệu, người lao động sẽ năng động hơn trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm [18;22].


6

- Nơi tham quan học tập kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
giúp nông dân áp dụng có hiệu quả nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất.
- Tạo mối liên hệ, liên kết mật thiết giữa nông dân với nông dân, giữa
nông dân với nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.
Bảo tồn, phát triển nguồn gen dược liệu quý, tăng tính đa dạng sinh học.
*Đặc điểm của sây Sâm Đương Quy


Hình 2.1: Thân, lá, hoa, củ Sâm Đương Quy
Sâm Đương Quy là thảo được được dùng trong nhiều đơn thuốc bổ để
điều trị bệnh và đứng đầu trong các vị thuốc chữa bệnh ở chị em phụ nữ.
Đương quy có mùi thơm đặc biệt, có chiều cao trung bình từ 40cm - 60cm.
Thân Đương Quy hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá Đương Quy mọc so le,
có dạng lá kép xẻ 3 lần lơng chim, cuống lá dài, có bẹ ơm lấy thân, mép lá
chia thùy và răng cưa không đều.Hoa Đương Quy mọc hợp thành cụm hoa
hình tán kép, màu trắng xanh, mỗi cụm sẽ có tầm 10-30 hoa và thường nở vào
tháng 7, 8. Cịn quả đương quy thì có rìa màu tím nhạt, quả nhỏ, kết trái sau
mùa hoa [16;22].
Đương quy thích ứng với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt độ 15 - 250C,
lượng mưa 1.600 - 2.000 mm/năm, đất giàu mùn. Chọn vùng có khí hậu mát
mẻ, thích hợp với nhiệt độ thích hợp từ 15 - 250C. Phù hợp với các loại đất


7

pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp, tầng canh tác sâu, thoát nước tốt.
Đất trồng cần đảm bảo sạch bệnh, khơng có cỏ dại và thuận tiện cho việc tưới
tiêu. Giao thông dễ dàng để thuận lợi cho việc vận chuyển khi thu hoạch [22].
* Quy trình trồng và chăm sóc
Thời vụ trồng: trồng vào tháng 11 hàng năm.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Chọn cây có từ 4 - 5 lá, không sâu bệnh,
không cụt ngọn đem trồng. Khi trồng đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc
đã xác định mật độ khoảng cách dùng tay vun đất xung quanh cây, lấp kín
phần gốc rễ, sau đó ấn chặt đất. Trồng xong phải tưới nước ngay để cố định
cây và giữ ẩm cho cây nhanh hồi xanh [22;24].
Làm đất: Đất trồng cần được cày bừa kỹ, đánh tơi xốp, làm sạch cỏ dại.
Cày bừa trước 1 tháng để có thời gian phơi ải. Chia khu đất thành từng luống
rộng khoảng 1,4 - 1,5m, cao 30cm, có rãnh ở giữa. Trộn kỹ đất mặt trên luống

với 20 tấn phân chuồng ủ hoai mục + 750kg phân super lân + 50% phân kali
có thể trộn thêm với tro bếp phân xanh. Sau đó tiếp tục đánh thành từng luống
cao từ 30 - 35cm, mặt lương rộng 90 - 95cm để trồng cây Sâm Đương Quy.
Mật độ: Khoảng cách trồng trên 1ha thường là 65.000 - 70.000 cây với
khoảng cách cây cách cây 15 x 15cm.
Quy trình chăm sóc
Cây đương quy khơng cao, do đó bà con cần thường xun làm sạch cỏ
dại, đặc biệt là giai đoạn cây non. Tiến hành làm cỏ định kỳ từ 25 - 30 ngày
một lần từ sau khi trồng cho đến khi lá phát triển và phủ kín mặt luống. Sau
những cơn mưa rào, nên làm cỏ kết hợp với xới đất xung quanh để làm cho bề
mặt đất tơi xốp, thoáng cung cấp oxy cho bộ rễ phát triển [24].
Lượng phân bón cần cung cấp cho 1ha cây đương quy từ khi bắt đầu
tròng đến hết vụ:


20 tấn phân chuồng ủ hoai mục



550kg phân đạm ure



750kg phân super lân


8




250kg phân kali

Bón lót: Sử dụng 20 tấn phân chuồng ủ hoai mục + 750kg phân super lân
+ 50% phân kali.
Bón thúc: 5 lần/năm. Chia lượng phân trên thành các đợt bón thúc khác
nhau tùy theo độ tuổi của cây. Khi bón thì phải bón cách gốc từ 5 - 10cm
tránh làm xót rễ. Sau khi bón thì tưới nước để giữ ẩm, làm phân tan và ngấm
vào trong đất rễ. Kết hợp bón phân với làm cỏ, vun xới gốc để củ mau lớn, rút
ngắn thời gian thu hoạch. Bón phân với lượng vừa đủ, đúng kỹ thuật, khơng
thừa không thiếu tránh trường hợp thừa dinh dưỡng cho cây và thiếu dinh
dưỡng làm cho cây còi cọc, chậm phát triển.
Đợt bón

Thời điểm bón

Lượng phân

Đợt 1

Khi cây có 5 lá

25% đạm ure/ha

Đợt 2

Khi cây có 7 lá

25% đạm ure/ha

Đợt 3


Khi cây có 9 lá

25% đạm ure/ha + 25% kali/ha

Đợt 4

Khi cây có 11 lá

15% đạm ure/ha + 25% kali/ha

Đợt 5

Khi cây có 13 lá

Bón hết số đạm và kali cịn lại

*Thu hoạch
Đương quy được thu hoạch vào thời điểm khi lá bắt đầu có biểu hiện úa
vàng. Ở vùng núi cao, thời điểm thu hoạch thường vào cuối năm, tháng 11 12. Khi thu hoạch, dùng liềm để cắt toàn bộ phần lá bên trên, chỉ để lại cách
một đoạn 5 - 10cm. Lá của cây đương quy có thể đem băm nhỏ, ủ làm phân
xanh hoai mục để bón tiếp cho cây vào mùa vụ sau. Còn phần củ, dùng cuốc
đào rộng xung quanh, tránh làm tổn hại đến phần rễ. Sau khi đào lên, rũ sạch
đất [21;14].
Khoa học cơng nghệ đối với người dân cịn là điều gì đó xa lạ, thậm chí
chưa biết tới và vẫn cịn dùng sức kéo của trâu, bò và lao động thủ công.


9


*Tình hình sâu bệnh hại đối với cây Sâm Đương Quy trên địa bàn
nghiên cứu
Sâm đương quy thường gặp phải các bệnh như: Đốm lá, Sùi củ, Sâu
xanh, Rệp, Nhện đỏ cần được phun thuốc và diệt trừ tận gốc ngay từ khi phát
hiện nếu không diệt trừ tận gốc thì bệnh này sẽ làm tụt giảm năng suất của
cây có thể dẫn đến mất tắng cho các hộ nơng dân. Kết quả được trình bày
trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình sâu bệnh hại cây Sâm Đương Quy
trên địa bàn nghiên cứu
STT
1

Sâu

Mức độ

Thành phần

bệnh

gây hại

gây hại

Đốm lá

Cách phòng trừ

Lá cây và mầm sinh


Phun thuốc trừ sâu sinh

trưởng của cây

học VBTUSA

xuất hiện nhiều ở giai
đoạn cây non. Ở phần

Pencycuron, Validamycin

gốc sát mặt đất sẽ xuất
2

Lở cổ rễ hiện vết đốm màu nâu
nhỏ rồi lan dần ra xung

Đốm màu

+ Polyoxin B,

nâu nhỏ

Validamycin để phun
hoặc tưới lên gốc.

quanh gây thối gốc, cây
con héo rũ và chết.
Sâu
3


xanh
Rệp

dùng Sherpa 10EC, thuốc
Lá cây và mầm sinh

Sâu non

trưởng của cây

Nhện đỏ

để phun cho toàn bộ cánh
đồng trồng dược liệu

Nhiện đỏ thường phát
4

tập kỳ 18EC, Vipast 5ND

sử dụng thuốc Pegasus

sinh vào ngày nắng,
thời tiết ấm áp, từ tháng
5-6

Nhện con

phun với nồng độ 0,1%

hoặc Supracide 0,5% để
phun phía dưới mặt lá

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)


10

* Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cây Sâm Đương Quy
Thời tiết chinh là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây Sâm Đương Quy. Để mang lại năng suất cao cho cây Sâm
Đương Quy thì nhiệt độ và độ ẩm khi trồng phải thích hợp. Nhiệt độ quá cao
khi trồng và khơng đủ độ ẩm cây sẽ chết.
Phân bón cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo năng
suất cao cho Sâm Đương Quy. Tuy nhiên việc bón phân phải chú ý đến thời
gian và liều lượng bón. Trong q trình chăm sóc và bón phân phải tùy vào
từng giai đoạn của cây sao cho liều lượng thích hợp khơng dư thừa tránh lãng
phí và khơng q ít khơng đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
Vốn là một nhu cầu cần thiết và là mối quan tâm đầu tiên trong sản xuất.
Hiện nay các hộ nơng dân muốn mở rộng diện tích, họ cần có một số vốn nhất
định để mua các yếu tố đầu vào cung cấp cho quá trình sản xuất. Vì vậy việc
quy đầu vồn là hết sức khó khăn.
Lao động chưa có trình độ chun mơn, chưa hiểu rõ về khoa học kỹ
thuật, lợi ích về việc sản xuất tập trung. Đội ngũ cán bộ chưa tận dụng được
tối đa các tiến bộ khoa học kỹ thuật để hướng dẫn cho người dân.
Đất sản xuất Sâm Đương Quy chưa tập trung, một số hộ gia đình chưa
có chứng nhận sử dụng đất.
*Giá trị kinh tế cây Sâm Đương Quy
Sâm Đương Quy là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, thời gian trồng
vào tháng 11 hàng năm và khai thác vào tháng 6 - 7 năm sau. Trung bình 1ha

Sâm Đương Quy tươi thu được 12 tấn/vụ/năm. Với mật độ trồng là 70000
cây/ha. Vài năm gần đây giá Sâm Đương Quy dao động từ 45.000 - 55.000
đ/kg tươi, ước tính 1ha Sâm Đương Quy có năng suất cao có thể cho thu
hoạch 300 - 400 triệu đồng. tại thời điểm này Sâm Đương Quy đang bắt đầu
thu hoạch, giá bán tươi đạt 50000 đ/kg với sản lượng trung bình 12.000kg/ha.


11

Vì vậy, Sâm Đương Quy được coi là cây bước đầu xóa đói giảm nghèo, góp
phần nâng cao kinh tế của hộ [2;13].
Để tận dụng triệt để nguồn nhân lực của địa phương trong việc phát triển
diện tích Sâm Đương Quy được mở rộng hơn nữa, để nâng cao thêm thu nhập cho
người dân phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân hành ngày.
Sâm Đương Quy được sử dụng trong y học cổ truyền. dùng cho các đối
tượng bị huyết áp thấp, thiếu máu, người gầy yếu, hệ tiêu hóa kém,…
2.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế, chất lượng các hoạt động này chính là q trình tăng cường khai
thác hợp lý và khơi dậy các tiềm năng sẵn có của con người. Mối tương quan
cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa
hai đại lượng đó một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có
hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và
chi phí nguồn lực đầu tư [10].
*Hiệu quả kinh tế trong trồng Sâm Đương Quy.
Hiệu quả kinh tế trong trồng Sâm Đương Quy là tương quan so sánh
giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất
định của người dân trồng Sâm Đương Quy đạt được. Khi xác định hiệu quả
kinh tế chúng ta cần phải xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối và
lượng tương đối qua đó biết được khối lượng, quy mơ mà người sản xuất đạt

được cũng như kết cấu tốc chúng ta cần căn cứ vào mục tiêu do xã hội đặt ra
bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điều quan tâm nhất của người
trồng Sâm Đương Quy với chi phí ít nhất mà hiệu quả đem lại là cao nhất.
Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết quả sản xuất thu được
với lượng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Thể hiện qua công thức thứ
nhất của hiệu quả sau:


12

H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả sản xuất
Q là kết quả sản xuất
C là tổng chi phí sản xuất
Ý nghĩa: công thức này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu
đồng doanh thu, lợi nhuận.
2.1.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Diện tích, năng suất, sản lượng Sâm Đương Quy.
- Giá trị sản xuất GO (Gross output) là: Toàn bộ của cải vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường một năm), đây là tổng thu
của hộ.
GO = ∑Qi*Pi
Trong đó: Q i: là khối lượng sản xuất loại i.
Pi: là giá của sản phẩm loại i.
Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là tồn bộ các khoản chi phí
vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá tình sản xuất kinh
doanh của từng cá nhân. Chi phí trung gian được thể hiện qua cơng thức sau:
IC = ∑ Cj*Gj
Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j.
Gj: đơn giá đầu vào thứ j.

Trong trồng Sâm Đương Quy Cj là: Giống, phân bón, cơng phun thuốc
bảo vệ thực vật, chi phí khác (tiền th laođộng thu hoạch, tiền cơng vận
chuyển phân bón và thuốc trừ sâu, tiền làm đất, công cụ dụng cụ sản xuất,bảo
vệ,...), tiền thuốc BVTV, đất trồng Sâm Đương Quy, tiền thuê đất (UBND
tỉnh cung cấp toàn bộ thuốc BVTV, máy phun, xăng dầu; trong tổng số hộ
điều tra khơng có hộ nào th đất để trồng Sâm Đương Quy nên tiền thuê đất


13

bằng 0, thuế đất lâm nghiệp được miễn phí, tơi khơng hoạch tốn trong đề tài
này), Gj là: Đơn giá các chi phí trung gian trong sản xuất Sâm Đương Quy.
Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là ph ần giá trị gia tăng thêm của
một quá trình sản xuất kinh doanh. AV được thể hiện bằng công thức:
VA = GO - IC
Các bộ phận của giá trị gia tăng VA bao gồm:
Chi phí cơng lao động (W): W là một bộ phận của giá trị gia tăng. Sử
dụng phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tài tơi sử dụng đơn
giá tính ngày cơng lao động do người dân cung cấp.
Khấu hao TSCĐ: Do trong trồng Sâm Đương Quy TSCĐ có giá trị
khơng lớn nên tơi khơng tính phần khấu hao TSCĐ vào đề tài.
- Lợi nhuận: TPr = GO - TC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí
- Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng
nhiều phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu khác nhau, Phương pháp thường
dùng là:
- Tính hiệu quả theo chi phí trung gian:
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC

Qua chỉ tiêu này ta thấy bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu lại
được bao nhiêu giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế
càng cao.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): Tỷ xuất GTGT
theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản
xuất kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công th ức:
TVA = VA/IC


14

Qua chỉ tiêu này cho thấy: Cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu
được bao nhiêu đồng GTGT, TVA càng lớn thì sản xuất nơng nghiệp càng có
hiệu quả cao. Đây là c ơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất.
+ Tỷ xuất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian (TTPr):
TTPr = TPr/IC
- Tính hiệu quả kinh tế theo cơng lao động
Năng suất lao động: Là số lượng hoặc giá trị của yếu tố đầu ra trong một
đơn vị thời gian.
Năng suất lao động = GO/CLĐ
Về phương pháp tính tốn: Đáng lưu ý khi tính tốn chỉ tiêu này là việc
xácđịnh chính xác lượng hao phí sức lao động. Thơng thường, để tính tốn
chính xác được cơng lao động người ta quy đổi từ mỗi ngày công theo quy
định 8 giờ làm việc bằng một công lao động.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLĐ
+ Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao động: TPr/CLĐ
2.1.3. Chính sách phát triển sản xuất cây dược liệu
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030. Tại mục III về nội dung quy hoạch có đưa ra

quy hoạch vùng trồng dược liệu tại vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Lào
Cai (Phú Lương), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ) Phát
triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm 04 loài bản địa: Bình vơi, Đảng sâm, Hà
thủ ơ đỏ, Tục đoạn và 09 lồi nhập nội: Actisơ, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương
quy, Hồng bá, Mộc hương, Ơ đầu, Tam thất, Xun khung với diện tích
trồng khoảng 2.550 ha. Ưu tiên phát triển các lồi: Actisơ, Đương quy, Đảng
sâm [16].
- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ


15

về phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ
dược liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là phấn đấu sản xuất được
20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong
nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược
liệu chiếm 30%.
- Nghị định 65/2017/NĐ-CP nghị định chính sách đặc thù về giống, vốn
và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu trên Thế giới
Xu hướng sử dụng thuốc trên thế giới của con người đang “Trở về thiên
nhiên”, với việc sử dụng dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được
sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc
khống chất) có xu hướng ngày càng tăng. Người ta nhận thấy rằng các thuốc
có nguồn gốc từ thảo dược ít độc hại, ít gây tác dụng phụ và phù hợp hơn với
qui luật sinh lý của cơ thể. Hơn nữa hiện còn rất nhiều bệnh hiểm nghèo chưa
có thuốc đặc hiệu để chữa trị và người ta vẫn hi vọng rằng từ nguồn dược liệu
tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng dân tộc, qua nghiên
cứu có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao

để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Theo tổ
chức y tế (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm
sóc sức khỏe bằng các thuốc y học cổ truyền. Ở Trung Quốc doanh số thị
trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt
trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn
Quốc 250 triệu USD (2007),… Tính trên tồn thế giới, hàng năm doanh thu từ
thuốc dược liệu đạt khoảng trên 80 tỷ USD (Hoàng Hiếu Tri, 2014; Báo cáo
ngành dược phẩm [27].
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới nổi bật ở khu


16

vực Châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Thái
Lan, Bangladesh...ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi... ở Châu Mỹ La tinh
như Brasil, Uruguay...
Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc Liên
minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng
năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia
vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung
Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil. (Ban Quản lý dự án phịng thí nghiệm
chun ngành hóa dược - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam,
2014) [23].
Chính sách phát triển dược liệu của Trung Quốc
Trung Quốc đã xây dựng bản quy hoạch phát triển dược liệu dày 350
trang. Bản quy hoạch của Trung Quốc gồm 5 phần: (1) Quy hoạch phát triển
nguồn nguyên liệu, bao gồm nguyên liệu mọc tự nhiên và vùng trồng (2) Quy
hoạch hệ thống sản xuất Trung dược (3) Quy hoạch hệ thống kinh doanh và
hệ thống quản trị (4) Quy hoạch nâng cao khoa học và phát triển công nghệ.
(5) Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hệ thống khám chữa

bệnh bằng y học cổ truyền. Như vậy có thể thấy bản quy hoạch của Trung
Quốc gắn chặt chẽ giữa phát triển nguồn nguyên liệu và đầu ra.
Chính sách phát triển dược liệu của Ấn Độ
Hệ thống YHCT của Ấn Độ có 2 nhánh: Y học dân gian và Y học cổ
điển (Classical stream). Nhánh y học dân gian lại chia thành 2 nhánh nhỏ: Y
học dân gian của hệ thống các già làng và y học dân gian của người Tây
Tạng. Riêng y hoc Tây Tạng đã sử dụng 8.000 loài cây thuốc, y học Unani
700 loài, y học Siddha 800 loài y học Ayurveda 900 loài, trong khi đó y hoc
hiện đại chỉ sử dụng 30 loài. Dược liệu Ấn Độ xuât chủ yếu sang Mỹ, Nhật,
Châu Âu.


17

Năm 2000 Ấn Độ thành lập ủy ban dược liệu QG, các bang đều có ủy
ban cập bang. Các ủy ban này có nhiệm vụ điều chỉnh tất cả các vấn đề liên
quan đến phát triển dược liệu, kể cả ban hành chính sách và chiến lược QG về
phát triển, chế biến, thị trường dược liệu và thảo dược.
Ủy ban có 4 nhiệm vụ chính: (1) khuyến khích trồng một số cây thuốc là
thế mạnh (2) hỗ trợ các bang về chất lượng và an toàn, hiệu quả của thảo dược
(3) xây dựng các chính sách đảm bảo hiệu quả trong sử dụng bao gồm cả thu
hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản (4) lựa chọn 32 cây thuốc để phát
triển dựa trên nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các cây này có thể thay đổi
hàng năm.
Chính sách phát triển dược liệu của Nhật Bản
Sau Trung Quốc Nhật Bản là nước sử dụng nhiều sản phẩm tự nhiên và
rất quan tâm đến chất lượng dược liệu và thuốc y học cổ truyền. Nền y học cổ
truyền Nhật Bản có tên là y học Kampo. Rất nhiều bài thuốc Kampo đã được
Bộ Y tế cho phép nghiên cứu hiện đại hóa như: Sho-Saiko-To điều trị xơ gan,
viêm gan virus, ung thư gan và HIV-AID’s dưới dạng viên nang hoặc bài

Hochu-Ekki-To chống trầm cảm. Gần đây các nhà khoa học trường Đại học.
Toyama đã nghiên cứu thành công thuốc chống di căn ung thư gan, dạ
dày và phổi từ curcumin. Bộ y tế đã cho phép nghiên cứu chuyển toàn bộ các
vị thuốc Kampo sang dạng cao tiêu chuẩn giúp bệnh nhân khơng phải sắc
thuốc, mà chỉ cần hịa các loại cao tiêu chuẩn đã được chứng minh có tác
dụng tương tự, trong một ly nước ấm là uống được.
Thực phẩm chức năng cũng được người Nhật tin dùng vì họ cho rằng
chúng có lợi cho sức khỏe, giảm thiểu tác dụng của độc tố và phóng xạ. Phụ
nữ Nhật rất quan tâm bảo vệ làn da, biết bấm các huyệt Ken-Ryo, Sei-mei,
Indo, Ei-fu …và uống nước lá tía tơ, bôi kem ngưu bàng, gội đầu bằng nước
hoa Anh đào để cho da đẹp, tóc đen…


×