Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế giống lúa thuần j02 tại xã việt lâm huyện vị xuyên tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------------

TƠ HỒNG THÁI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỐNG LÚA THUẦN J02
TẠI XÃ VIỆT LÂM HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

:Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2016-2020

THÁI NGUN, 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------------

TƠ HỒNG THÁI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾGIỐNG LÚA THUẦN J02
TẠI XÃ VIỆT LÂM HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

:Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K48 – KTNN

Khoa

: Kinh tế và phát triển nơng thơn


Khóa học

: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quốc Huy

THÁI NGUYÊN, 2020


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự cố gắng của bản thân, tôi nhận được
sự giúp đỡ, ủng hộ và hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế &
PTNT, gia đình và bạn bè xung quanh.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Quốc Huy - Giảng viên khoa
Kinh tế & PTNT, trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Đồng thời tơi xin cảm ơn các anh chị phịng Nơng nghiệp huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ tôi trong q trình thực tập tại huyện.
Cuối cùng tơi xin gửi tới gia đình, bạn bè những người ln động viên, sát
cánh bên tôi, giúp đỡ tôi lời cảm ơn chân thành nhất.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 07 năm 2020
Sinh viên

Tơ Hồng Thái


i
MỤC LỤC

MỤC LỤC .....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ..................................................iv
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................2
1.3. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................2
2. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................3
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................4
2.1. Cơ sở lý luận: .........................................................................................................4
2.1.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa: ............................5
2.1.2.Đặc điểm và vai trò của lúa. ................................................................................6
2.2. Cơ sở thực tiễn: ....................................................................................................11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất lúa trên lai thế giới và Việt Nam: ...................11
2.2.2. Tình hình sản xuất giống lúa thuần J02 ở tỉnh Hà Giang .................................13
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................15
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .....................................................................15
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................15
3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: ...............................................................15
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: ................................................................15
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: ...............................................................16
3.3.3. Phương pháp chuyên gia: ..................................................................................16
3.3.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu: ...............................................................16
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................17
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Việt Lâm .......................17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................17



ii
4.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Việt Lâm ............................................21
4.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế ..............................................................................21
4.3. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Việt Lâm. ................................................30
4.3.1 Năng suất, diện tích, sản lượng lúa. ...................................................................30
4.4.1 Độ tuổi và kinh nghiệm. ....................................................................................32
4.4.2 Trình độ văn hóa. ...............................................................................................33
4.4.3 Tình hình tham gia tập huấn của các nơng hộ. ..................................................34
4.4.4 Tình hình sử dụng vốn của bà con nơng dân. ....................................................35
4.4.5 Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ điều tra. .........................................35
4.5 Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa J02 của các nông hộ ở xã Việt Lâm ....................36
4.5.1 Diện tích, năng suất, sản lượng ..........................................................................36
4.5.2 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí. ....................................................................37
4.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
điều tra ........................................................................................................................39
4.7. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất tiêu thụ
giống lúa J02. ..............................................................................................................40
4.7.1. Thuận lợi ...........................................................................................................40
4.7.2. Khó khăn ...........................................................................................................41
4.8. Dự định và nguyện vọng của nông hộ ................................................................42
4.8.1. Dự định của các nông hộ. .................................................................................42
4.8.2. Mong muốn, kiến nghị của các nơng hộ với chính quyền địa phương. ............43
4.9. Một số định hướng chủ yếu nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu
thụ đối giống lúa J02 trên địa bàn xã Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang trong
những năm tiếp theo. ...................................................................................................43
PHẦN V: CÁC GIẢI PHÁP .......................................................................................45

1. Bố trí cơ cấu giống........................................................................................ 45
2. Thời vụ gieo trồng ........................................................................................ 45
3. Thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật ......................................................... 45

4. Giải pháp kỹ thuật ......................................................................................... 46
5. Công tác thủy lợi........................................................................................... 46


iii
6. Công tác khuyến nông .................................................................................. 47
7. Công tác dịch vụ sản xuất ............................................................................. 47
8. Công tác quản lý nhà nước ........................................................................... 47
9. Về cơ cấu chính sách .................................................................................... 48
10. Các giải pháp giảm chi phí và tăng doanh thu ............................................ 48
11. Kết luận và kiến nghị: ...........................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................53


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

HQKT

Hiệu quả kinh tế

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

VA


Giá trị gia tăng

IRR

Viện nghiên cứu lúa quốc tế

KHKT

Khoa học kỹ thuật

CBCC

Cán bộ công chức

THCS

Trung học cơ sở

TTHTCĐ

Trung tâm học tập cộng đồng

NSNN

Ngân sách nhà nước

TLSX

Tư liệu sản xuất


KH

Kế hoạch

CN – TCN

Công nghiệp – Thủ công nghiệp

HTX – DVNN

Hợp tác xã – Dịch vụ nông nghiệp

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

HND

Hội nơng dân

TB

Trung bình

DTLCP


Dịch tả lợn Châu Phi

GDTX - TTDN

Giáo dục thường xuyên – Trung tâm
dậy nghề


v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Việt Lâm ....................................................19
Bảng 4.2.Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Việt Lâm ................................30
Bảng 4.3.Diện tích, năng suất giống lúa J02 trên địa xã Việt Lâm qua 2 năm ..........31
Bảng 4.4: Độ tuổi lao động của các nông hộ canh tác lúa ..........................................32
Bảng 4.5: số năm kinh nghiệm trồng lúa của nơng hộ ...............................................33
Bảng 4.6: Trình độ văn hóa của chủ hộ trồng lúa .......................................................34
Bảng 4.7: Số lần tham gia tập huấn của các nông hộ .................................................34
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng vốn vay của các nơng hộ ..............................................35
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng đất đai của nơng hộ ......................................................35
Bảng 4.10. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa J02 và Việt lai 20
của các nông hộ điều tra, năm 2019............................................................................36
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất lúa J02 và lúa Việt lai 20 năm 2019
của các hộ điều tra.......................................................................................................38
Bảng 4.12. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất lúa J02 của nơng hộ
(bình qn/sào)............................................................................................................39
Bảng 4.13: Tình hình sâu bệnh trên ruộng lúa của các nơng hộ .................................41
Bảng 4.14: Dự định của các nông hộ trong tương lai .................................................42



1

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cây lúa là một trong những cây trồng có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất.
Quá trình phát triển của cây lúa gắn liền với quá trình phát triển của nền văn
minh nhân loại. Vì vậy nơng nghiệp ln được xác định là mặt trận hàng đầu và
trên thực tế nó ln chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp
là ngành sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cần thiết của cuộc
sống. Hơn nữa phát triển kinh tế nơng nghiệp có vị trí quan trọng trong nhiều
mặt đối với sự phát triển của đất nước. Chúng ta đã và đang tiếp tục khẳng định
vị trí của lúa gạo trong an ninh lương thực và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Khi mà dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hố đã làm cho diện tích nơng
nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng ngày càng thu hẹp. Từ một nước
nhập khẩu gạo (1988) Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ hai trên Thế Giới
về xuất khẩu gạo, với sản lượng đạt 35 triệu tấn và xuất khẩu 3,9 triệu tấn (năm
2004). Sự đột phá của ngành nơng nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất lúa
gạo nói riêng trong 15 năm qua khơng những giúp chúng ta thốt khỏi cái đói
mà cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Việc tìm ra những giống lúa mới có năng
suất cao phẩm chất tốt đảm bảo đủ lương thực phục vụ nhu cầu của người dân
Việt Nam và thế giới là hết sức cần thiết. Như chúng ta đã biết lúa là loại cây
trồng quan trọng cho hơn một nửa dân số trên hành tinh. Nó là lương thực chủ
yếu trong bữa ăn hàng ngày cả hàng tỷ người trên trái đất, ở Châu á, Châu Phi
và Mỹ latinh thuộc các nước nhiệt đới và á nhiệt đới.
Ở Việt Nam lương thực chính để ni sống con người là lúa gạo. Khẩu
phần ăn của người Viêt Nam là 2,215 kilocalo mỗi ngày, nguồn năng lượng từ
lúa gạo chiếm 86%. tấn. Tuy nhiên mức tiêu thụ này vẫn cao hơn sản lượng tới
26,8 triệu tấn.



2

Việt Lâm là xã nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện. Nhiều
năm qua sản xuất nông nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên do điều
kiện dân số ngày càng tăng trong khi diện tích đất tự nhiên nói chung và đất
trồng lúa nói riêng trên địa bàn huyện ngày càng hạn hẹp vì thế việc tăng sản
lượng lúa bằng cách tăng quy mô, mở rộng diện tích là điều khơng hoặc rất khó
thực hiện, thay vào việc tăng sản lượng lúa bằng cách tăng quy mơ mở rộng diện
tích thì cần xem xét đến yếu tố đầu tư thâm canh cũng như các chính sách đầu
tư hỗ trợ, thay đổi công nghệ sản xuất là rất quan trọng. Trong những năm gần
đây người nông dân trên địa bàn có khuynh hướng thay đổi việc sử dụng các
giống lúa cũ bằng các giống lúa mới cho năng suất, sản lượng cao hơn. Trong
các nhóm giống lúa thuần mà người dân đưa vào canh tác, J02 là giống lúa đang
được sản xuất khá phổ biến ở vùng này bởi năng suất và hiệu quả kinh tế của nó
hơn hẳn một số giống lúa khác. Với mong muốn sau đề tài này người dân sẽ biết
tới giống lúa J02 và chọn nó canh tác để mạng lại hiệu quả cao nhất. Đó cũng
chính là lý do tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế giống
lúa thuần J02 tại xã Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát là đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nhằm
phát triển kinh tế của các hộ gia đình nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho
người thất nghiệp, đánh giá được sự phát triển kinh tế mà mơ hình mang lai,
từ đó đưa ra các giải pháp, định hướng nhân rộng mơ hình, bài học kinh
nghiệm và phát triển mơ hình.
1.3. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa nói chung và sản xuất lúa thuần J02 nói riêng.
 Đi sâu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa thuần J02, so sánh với hiệu

quả kinh tế sản xuất của giống lúa Việt lai 20 trên địa bàn xã. Xác định


3

các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất lúa thuần J02 của các
hộ điều tra.
 Xác định những thuận lợi, khó khăn mà hộ gặp phải trong quá trình sản
xuất.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nói chung
và lúa thuần J02 nói riêng.
2. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng như
được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học khác nhau như:
nguyên lý phát triển nông thôn, kinh tế phát triển nông thôn, phát triển cộng
đồng, khuyến nông theo định hướng thị trường… khi đó có nâng cao chất lượng
và hiệu quả học tập của mỗi sinh viên.
Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen và trải nghiệm thực tế để hoàn thiện bản
thân hơn cả về kiến thức, kỹ năng và ngày càng tự tin hơn trong công việc cũng
như trong cuộc sống.
*Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền
địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm
phát triển cây ăn quả nói chung và giống lúa J02 nói riêng hướng tới phát triển
kinh tế bền vững.
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học
và làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp
nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.



4

PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận:
Khái niệm về lúa:
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng
với bắp (Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp, tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot
esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.).
Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương thực chủ yếu trong Lục
cốc. Lúa là lồi thực vật thuộc một nhóm các lồi cỏ đã thuần dưỡng. Lúa sống
một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp khoảng
(2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Rể chùm, có thể dài tới 2–3 m/cây trong thời kỳ
trổ bông. Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi
lúa chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự thụ phấn mọc thành
các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35–50 cm. Hạt là loại quả
thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 1-2 mm. Cây
lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa
đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên
ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì
nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa,
hoặc cịn gọi là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngồi thu được sản phẩm chính
là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của
hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này
làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất.
* Khái niệm, bản chất và ý nghĩa hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế, chất lượng các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai
thác hợp lý và khơi dậy các tiềm năng sẵn có của con người và hiệu quả kinh tế

được biểu hiện là mối tương quan, so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng
chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá


5

trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là giá trị các yếu tố nguồn
lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét
mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó một phương án đúng hoặc một giải
pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa
kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư.
Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương
số) giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Với
cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh hiệu quả kinh tế của các quy mô
sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện
được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung. Cách đánh giá khác nhau về hiệu quả kinh
tế là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Như vậy quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh
tế khác nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mục
đích và yêu cầu của đất nước, vùng, một số ngành sản xuất cụ thể mà được đánh
giá theo những góc độ khác nhau cho phù hợp.
*Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế:
- Biết được hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nông
nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có các biện pháp thích
hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất lúa nói riêng.
- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất
nông nghiệp.
2.1.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa:

Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của các nông hộ:
- Chi phí giống/sào
- Chi phí đầu tư phân bón/sào (tính cho từng loại phân cụ thể)
- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật/sào (tính cho từng loại cụ thể)


6

- Chi phí thủy lợi/sào
- Chi phí bảo vệ/sào
- Chi phí lao động thuê/sào
Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:
- Giá trị sảm xuất GO: là tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trong
một chu kỳ sản xuất nhất định.
GO được tính theo cơng thức sau: GO= Q*P
Trong đó:

Q: là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra (tấn, kg)
P: là giá của sản phẩm tại thời điểm tính giá trị

- Chi phí trung gian IC: là tồn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mua, th
ngồi được sử dụng trong q trình sản xuất sản phẩm cho hộ.
- Giá trị gia tăng VA: là giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ mà các nghành
sản xuất tạo ra trong một chu kỳ sản xuất.
VA được tính theo cơng thức sau: VA= GO – IC
Chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất lúa
- Giá trị gia tăng trên giá tị sản xuất (VA/GO): chỉ tiêu cho biết một đồng
giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): chỉ tiêu này cho biết
một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết một
đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
2.1.2.Đặc điểm và vai trò của lúa.
2.1.2.1.Đặc điểm:
Đặc điểm sinh trưởng: Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất
nhiều yếu tố, từ điều kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ
gieo trồng, giống và thời gian sinh trưởng của từng giống lúa. Quá trình sinh
trưởng của cây lúa có thể chia ra làm hai thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và
sinh trưởng sinh thực.


7

- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành
và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh…
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hố, hình thành cơ quan
sinh sản bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch. Bao gồm các q trình làm
địng, trổ bơng, hình thành hạt. Q trình làm đốt tuy là sinh trưởng dinh dưỡng
nhưng lại tiến hành song song với q trình phân hố địng nên nó cũng nằm
trong q trình sinh thực. Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành
số bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt lúa.
+ Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các
men hô hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôi được
cung cấp glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trục phơi phình to, đẩy
mầm khi nẩy mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy, khơng có diệp lục. Đồng
thời trong q trình nẩy mầm, từ phôi xuất hiện rễ phôi. Rễ này dài, sau này phát
triển thành các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.
+ Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi
là rễ mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình
thành lơng rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được

thay thế bằng các lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những
mắc đầu chỉ ra được trên dưới năm rễ, nhưng mắc sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập
hợp các lớp sẽ tạo thành rễ chùm.
+ Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân,
khi hạt nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá khơng hồn tồn
rồi đến lá thật 1,2,3… Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này, cây lúa đã tự
nuôi dưỡng hoàn toàn sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinh dưỡng. Thơng
thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá cùng hoạt động, lá già tàn rụi dần để các lá
non mới lại tiếp tục.
+ Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm địng.
Nhánh lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân. Quá trình hình thành một


8

nhánh qua bốn giai đoạn: phân hố nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong
bọc lá và nhánh xuất hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện
một lá bao hình ống dẹt, rồi xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triễn 3-4 lá
có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống tự lập.
+ Q trình làm địng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới được hình
thành, số lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây. Q
trình làm địng là q trình phân hố và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnh
hưởng trực tiếp đến q trình hình thành năng suất lúa.
+ Q trình trổ bơng, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hồn thành q trình làm
địng thì cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi cây
lúa thốt ra khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong. Cùng với quá trình trổ bao phấn trên
một bông các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông, các hoa
ở gốc bông nở cuối cùng. Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút nước trương to lên,
đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầu
nhuỵ, đó là quá trình thụ phấn. Sau quá trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và

hình thành hạt. Trong điều kiện bình thường hạt phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau
15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt bắt đầu dồn về ống phấn. Sau
thụ tinh là quá trình phát triển phơi và phơi nhũ.
 Q trình chín hạt: Chúng ta có thể chia q trình chín hạt ra làm ba thời
kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hồn tồn.
 Chín sữa: Sau phơi màu 6 - 7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng,
trắng như sữa, hình dạng hạt hồn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng
nhanh ở thời kỳ này.
 Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và
màu xanh dần chuyển sang màu vàng.
 Chín hồn tồn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọng lượng
hạt đạt tối đa.


9

Q trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ. Đây là quá
trình quyết định năng suất lúa.
Đặc điểm sinh thái: Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết
là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và
thường xuyên đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
+ Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất
nhiều về nhiệt độ trong vụ gieo trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trung bình
cao cây lúa đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn tức là rút
ngắn thời gian sinh trưởng và ngược lại. Để cho cây lúa phát triển tốt thì cần
nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng.
 Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa nẩy mầm là
30 – 35OC. Nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 – 12OC và quá cao là trên
40OC khơng có lợi cho q trình nẩy mầm của lúa.
 Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi xanh.

Nhiệt độ thích hợp là 25 – 32OC. Nhiệt độ dưới 160C quá trình bén rễ, đẻ nhánh,
làm địng khơng thuận lợi.
 Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước sự thay
đổi của nhiệt độ. Trong q trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh địi hỏi nhiệt độ
phải ổn định. Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc q cao đều khơng có lợi.
+ Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiện
quá trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu của cây
lúa. Theo Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá, cây lúa cần 400 - 450 đơn vị
nước, để tạo ra một đơn vị hạt, cây lúa cần 300 - 350 đơn vị nước. Nhu cầu nước
của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng là khác nhau.
 Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khi ngâm
hạt, hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độ ẩm của hạt
đạt 25 - 28%.


10

 Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạn cây con
không cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vào ruộng từ từ khi
cây được 2 - 4 lá.
 Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa. Để
tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm địng trổ
bơng ta cần cho nước vào đầy đủ tránh bị khơ nước làm ảnh hưởng đến q trình
sinh trưởng của cây lúa. Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung
cấp nước đầy đủ.
2.1.2.2.Vai trò:
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngơ và lúa
gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác,
ngồi ra cịn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác.
- Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa

là 3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo
của gạo. Hàmlượng amyloza ở lúa gạo Việt nam thay đổi từ 18 - 45% đặc biệt
có giống lên tới 54%.
- Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống
lúa có hàm lượng prơtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Phần lớn
các giốngViệt nam nằm vào khoảng 7 - 8%.
- Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo.
- Vitamin: Trong lúa gạo cịn có một số vitamin nhóm B như B1, B2,
B6…Vitamin B1 là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúa và giá trị
của nó, lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và được tổ
chức dinh dưỡng quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống". Với giá trị dinh
dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt
thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các sản phẩm
phụ của lúa cịn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.


11

Những cơng dụng của lúa


Sản phẩm chính của cây lúa

Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu
cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh
chưng, bún, rượu. Ngồi ra cịn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại
thực phẩm khác từ gạo.


Sản phẩm phụ của cây lúa


- Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
- Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa
bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
- Trấu: Sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật
liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
- Rơm rạ: Được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng,
đồ gia dụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc,…
Những giá trị dinh dưỡng mà cây lúa mang lại:


Tinh bột: Hàm lượng 62.4, là nguồn chủ yếu cung câp calo. Giá trị nhiệt

lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylose và Amylopectin.
Amylose cấu tạo mạch thẳng và có nhiều trong gạo tẻ, Amylopectin có cấu tạo
mạch ngang có nhiều ở gạo nếp


Protein: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protein chủ yếu trong

khoảng từ 7 - 8%,giống lúa nếp có Protein cao hơn lúa tẻ.


Lipit: Chủ yếu ở vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02%thì ở gạo đã xát là

0,52%.


Vitamin: Có một số nhóm B ,B1, B2, B6 và PP. B1 là 0,45mg/100 hạt.


2.2.Cơ sở thực tiễn:
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất lúa trên lai thế giới và Việt Nam:
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới:
Lúa là cây lương thực chủ yếu của hơn một nửa nhân loại, đặc biệt đối với
người Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh và một số nước Trung Cận Đông.


12

Trồng lúa là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân nhiều nước trên thế
giới có hơn 73% số nước trên thế giới có nghề trồng lúa. Theo dự tính thì đến
năm 2020 thế giới cần 980 triệu tấn lương thực. Trong những năm qua, các nhà
khoa học đã rất quan tâm đến việc đẩy mạnh sản xuất lương thực và đạt được
những thành tựu đáng kể. Năm 1960 cách mạng xanh ra đời tạo ra những giống
lúa mới có chất lượng cao.
2.2.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Việt Nam
Những năm gần đây, việc đô thị hóa diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ dẫn đến
diện tích đất canh tác càng ngày càng bị thu hẹp lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình sản suất lúa gạo ở nước ta. Vì vậy Đảng và Chính phủ đã ra các nghị
quyết phải giữ được diện tích canh tác lúa đến năm 2020 là 3,6 triệu ha. Tuy
nhiên nếu dân số hiện nay ở nước ta là 93 triệu người và đến năm 2030 sẽ là 100
triệu người thì nhu cầu tiêu dùng lúa gạo lại tăng lên đáng kể. Mặt khác do tình
hình biến đổi khí hậu đang diễn ra rất phức tạp: mưa bão, lũ lụt, hạn hán, dịch
hại sâu bệnh, đất nhiễm phèn mặn, ngày càng tăng đã và đang ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thì vấn đề
an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu.
Mặt khác, vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước,
mật độ trung bình 1238 người /km2, tốc độ đơ thị hóa mạnh dẫn đến diện tích
trồng lúa giảm mạnh. Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc địa hình dốc, khơng
bằng phẳng, hạn hán thường xuyên, tập quán canh tác du canh du cư dẫn đến

canh tác lúa khó khăn. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp
của gió Lào khơ nóng, địa hình hẹp dốc lớn, mưa ít nhưng lụt lội thường xun
dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Do vậy, để đảm bảo an ninh lương thực cho
các vùng này cần có bộ giống lúa năng suất cao, chất lượng khá, gia tăng giá trị
kinh tế trên đơn vị diện tích. Vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa
có năng suất siêu cao, chất lượng khá, chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng đối với
các biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết.


13

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cùng phối hợp
với Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Văn Tuất cùng nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần siêu cao sản cho các tỉnh phía Bắc”
với mục tiêu chọn tạo được giống thuần siêu năng suất từ 8-10 tấn, chất lượng
khá, chống chịu sâu bệnh hại chính thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, góp
phần đa dạng hóa các giống lúa và bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia.
2.2.2. Tình hình sản xuất giống lúa thuần J02 ở tỉnh Hà Giang
J02 là giống lúa thuần dòng JAPONICA có nguồn gốc từ Nhật Bản được
Viện Di truyền Nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, Công ty Cổ phần Giống Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam độc quyền sản xuất và phân phối.
Giống J02 đẻ nhánh khỏe, bộ lá xanh đậm, góc lá hẹp; hạt bầu xếp xít, ít rụng,
tỷ lệ hạt lép thấp, thích ứng rộng, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chất
lượng gạo thơm, cơm mềm, dẻo, vị đậm. Giống lúa J02 được đưa vào thứ nghiệm
trên địa bàn huyện Vị Xuyên năm 2017, với tổng diện tích 07 ha, trong đó: Vụ
Xn thực hiện tại xã Linh Hồ, diện tích 05 ha, năng suất bình quân đạt trên 62
tạ/ha, vụ mùa thực hiện thử nghiệm tại các xã vùng cao: Cao Bồ, Thượng Sơn,
Xín Chải, quy mơ 2 ha, năng suất bình quân 55 tạ/ha. Qua theo dõi đánh giá,
giống J02 phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn huyện,
phù hợp đưa vào gieo cấy đối với vụ Xuân trên địa bàn các xã, thị trấn vùng thấp
và vụ mùa đối với các xã vùng cao có khí hậu mát mẻ. Từ kết quả trên, vụ Xuân

năm 2018, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch triển khai nhân rộng trên địa
bàn 15 xã, thị trấn với tổng diện tích trên 20 ha. Trong quá trình triển khai thực
hiện tuy có nhiều thuận lợi, nhưng cũng khơng ít khó khăn nhất định, tuy nhiên
với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, sự cố gắng nỗ lực của các hộ nông
dân trực tiếp sản xuất, đến nay lúa J02 đã cho kết quả khả quan, giá trị sản xuất
đơn vị diện tích đạt từ 60 – 68 triệu đồng /ha, mang lại hiệu quả thiết thực cho
người nông dân.
 Thuận lợi:


14

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, HĐND & UBND
huyện; các ngành chun mơn (phịng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông, TT &
Bảo vệ thực vật); Chính quyền địa phương UBND các xã thực hiện Kế hoạch.
- Cơ bản các hộ sản xuất đồng tình hưởng ứng đưa giống J02 vào sản xuất
thực hiện theo chỉ đạo của huyện.
 Khó khăn:
- Do thời tiết vụ Xuân thay đổi bất thường, thời tiết âm u xen kẽ mưa phùn
tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là bệnh đạo ôn gây hại ở
một số cảnh đồng. Do rét đậm đầu vụ nên một số diện tích mạ đã đến tuổi cấy
phải kéo dài thời gian chờ thời tiết ấm lên mới có thể cấy do vậy làm kéo dài
tuổi mạ.
- Do không chủ động được giống nên việc mở rộng diện tích lúa J02 cịn
hạn chế, khơng đạt được theo kế hoạch đề ra.
- Là giống mới đưa vào địa phương nên một số hộ còn chưa mạnh dạn đưa vào
sản xuất.


15


PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ trồng lúa tại xã Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Xã Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
3.1.2.2. Thời gian tiến hành
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/1/2020đến tháng 1/5/2020
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả sản xuất lúa thuần J02 trên
địa bàn xã Việt Lâm.
- Tiến hành so sánh giữa hiệu quả kinh tế sản xuất của giống lúa thuần
J02 với giống lúa đang được sử dụng tại điạ phương.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa thuần J02 trên
địa bàn xã Việt Lâm.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất
và tiêu thụ giống lúa J02 xã Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp bằng cách thiết lập phiếu điều tra và tiến
hành điều tra các nông hộ sản xuất lúa theo các nhóm hộ khác nhau của các xã
trong huyện.
- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương nghiên cứu, tôi đã lựa chọn
địa điểm điều tra ở thôn Chang thuộc xã Việt Lâm. Đây là những thôn trồng lúa
J02 khá phổ biến và người dân ở đây có truyền thống trồng lúa từ lâu đời.



16

- Tổng số mẫu là 18 mẫu tương đương với 18 hộ thuộc thôn Chang xã Việt
Lâm. Các mẫu này được điều tra theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu
nhiên. Để lí giải tại sao tơi chọn 18 hộ này là vì giống lúa J02 mới được xã Việt
Lâm đưa vào trồng thử nghiệp nên rất ít hộ dân tham gia thêm lý do nữa là các
hộ dân đang rất ít vốn nên ko dám đầu tư liều mặc dù UBND xã có thơng báo sẽ
hỗ trợ 1 phần tiền mua giống cho các hộ đăng ký mua giống.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Điều tra thu thập thông tin, số liệu thứ cấp tại thôn Chang xã Việt Lâm, các
cơ quan liên quan, thông tin qua phương tiện truyền thơng: internet, báo, tạp chí;
các đề tài nghiên cứu và các nguồn thông tin khác.
3.3.3. Phương pháp chun gia:
Trong q trình trình thực hiện đề tài, tơi có trao đổi tham khảo ý kiến của
cán bộ chuyên mơn, những người có liên quan và am hiểu về vấn đề nghiên cứu
và hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
3.3.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích xử lý các số liệu thơ đã thu thập được để
thiết lập các bảng biểu để so sánh, phân tích và đánh giá được sự biến động và
rút ra nhận xét về sự thay đổi đó.


17

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Việt Lâm
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Việt Lâm là một xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

 Bắc giáp xã Cao Bồ, xã Đạo Đức.
 Đông giáp thị trấn Vị Xuyên và thị trấn Nông trường Việt Lâm.
 Nam giáp xã Tân Thành (Bắc Quang).
 Tây giáp xã Quảng Ngần.
Diện tích đất tự nhiên tồn xã là 3.802 ha trong đó đất nơng lâm nghiệp
3.554 ha chiếm 93,4% cịn lại là đất khác. Xã có 8 thôn bản với 1.127 hộ bằng
4.611 khẩu với 9 dân tộc anh em cùng chung sống. Là một xã chủ yếu là thuần
nông, số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm trên 70%.
Thôn Chang và thôn Dưới, có hệ thống thủy lợi kênh mương bê tơng hóa,
có cánh đồng rộng, bằng phẳng rất thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất
từ khâu làm đất cho đến thu hoạch.
Xã Việt Lâm nằm cạnh đường Quốc lộ 2, vị trí giao thơng đi lại thuận tiện
cho việc giao lưu buôn bán, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch – dịch vụ, có
thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguồn nhân lực dồi dào, điều kiện kinh tế - xã hội
ổn định.
4.1.1.2. Khí hậu
Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh
rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa
và là miền núi cao, khí hậu về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi

Việt

Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn
các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc…


×