Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hoạt động sản xuất rau tại farm kennichi shinohara, làng kawakami, huyện minamisaku, tỉnh nagano, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ TRUNG HIẾU
TÊN ĐỀ TÀI
“ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU TẠI FARM KENICHI
SHINOHARA, LÀNG KAWAKAMI, HUYỆN MINAMISAKU,
TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

`

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh Tế Nông Nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học


: 2016 - 2020

Thái Nguyên - năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ TRUNG HIẾU

TÊN ĐỀ TÀI
“ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU TẠI FARM KENICHI
SHINOHARA, LÀNG KAWAKAMI, HUYỆN MINAMISAKU,
TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh Tế Nông Nghiệp

Lớp


: K 48 - KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2016 -2020

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. ĐỖ HOÀNG SƠN

Thái Nguyên – năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sau
7 tháng thực tập tốt nghiệp tại đất nước Nhật Bản em đã hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế
nông nghiệp, các phòng ban cùng các thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạt và
trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới
trong quá trình thực tập tại đất nước xa xôi Nhật Bản.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo Đỗ Hoàng Sơn đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn

thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các anh, chị,
chú, các bác đang công tác tại Hiệp hội giao lưu Nông nghiệp quốc tế; HTX
kawakami; Hiệp hội hỗ trợ du học sinh “Chikyujin” đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tơi trong q trình thực tập và nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian thực hiện, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó
khăn để hoàn thiện khoá luận. Tuy nhiên với thời gian ngắn và hạn chế về
kiến thức nên khóa luận của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy nên kính
mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày tháng năm 2020
Sinh viên

Lê Trung Hiếu


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................... 2
1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm ............................................................ 2

1.3. Phương pháp thực hiện............................................................................... 3
1.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu..................................................... 3
1.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .................................................. 3
1.4. Các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng trong khóa luận.................................... 3
1.4.1. Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất .............................................................. 3
1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất ................................................. 4
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập ...................................................................... 5
1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 5
1.4.2. Địa điểm .................................................................................................. 5
PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 6
2.1. Khái quát về địa bàn và cơ sở thực tập ...................................................... 6
2.1.1. Khái quát về địa bàn thực tập.................................................................. 6
1.2.2. Khái quát về nông trại nơi thực tập ......................................................... 7
2.1.3. Khái qt về mơ hình tổ chức của nơng trại ........................................... 8
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ........................................................... 10
2.2.1. Làm đất và phủ bạt nilon sau khi đất đã được xử lý ............................. 11


iii

2.2.2. Tham gia công việc gieo ươm giống..................................................... 11
2.2.3. Tham gia trồng cây con trên ruộng ....................................................... 12
2.2.4. Tham gia quản lý chăm sóc cây rau sau khi trông ................................ 13
2.2.5. Tham gia thu hoạch rau ......................................................................... 14
2.2.6. Tham gia dọn dẹp nông trại sau thu hoạch ........................................... 15
2.2.7. Tham gia chuẩn bị đất cho vụ sau ......................................................... 16
2.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại năm 2019 ............ 17
2.3.1. Diện tích và sản lượng rau của nông trại trong năm 2019 .................... 17
2.3.2. Doanh thu của nơng trại trong năm 2019.............................................. 17
2.3.3. Chi phí sản xuất hàng năm của nông trại trong năm 2019 ................... 18

2.3.4. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của nông trại ...................................... 19
2.3.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại năm 2019 ........................ 20
2.4. Những kỹ thuật công nghệ cao áp dụng trong sản xuất kinh doanh tại
nông trại thực tập............................................................................................. 21
2.4.1. Phương pháp phân tích và cải tạo đất .................................................. 21
2.4.2. Nhà kính nhà lưới trong ươm giống...................................................... 21
2.4.3. Phương pháp phủ bạt nilon ................................................................... 22
2.4.4. Công nghệ trong trồng và chăm sóc rau ............................................... 22
2.4.5. Công nghệ thu hoạch, xử lý, đóng gói, bảo quản ................................. 23
2.5. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của nông trại ............................................... 24
PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 26
1. Ý tưởng/dự án khởi nghiệp: Trồng rau Xà lách tím và rau gia vị theo công
nghệ Nhật Bản. ................................................................................................ 26
2. Lý do chọn ý tưởng/dự án khởi nghiệp này là: ........................................... 26
3. Địa điểm thực hiện dự án: Chân dãy núi Tam Đảo, thuộc huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 26
4.1 Chi phí ....................................................................................................... 29


iv

4.2. Doanh thu của dự án ................................................................................ 30
4.3. Hiệu quả kinh tế của dự án....................................................................... 31
4.4. Điểm hịa vớn của dự án........................................................................... 31
4.5. Xác định giá thành và giá bán sản phẩm của dự án ................................. 32
PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 37
4.1. Kết luận q trình thực tập tại nơng trại Kenichi Shinohara ................... 37
4.2. Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp ............................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thời gian và loại thuốc sử dụng theo quy trình.............................. 13
Bảng 2.2: Phân loại rau ................................................................................... 15
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng rau xà lách và súp lơ của nông trại Kenichi
shinohara năm 2019 ........................................................................................ 17
Bảng 2.4: Doanh thu của nông trại Kenichi shinohara năm 2019 .................. 17
Bảng 2.5: Chi phí sản xuất hàng năm của nông trại Kenichi Shinohara vụ mùa
2019 ................................................................................................................. 18
Bảng 2.6: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của nông trại Kenichi Shinohara vụ
mùa 2019 ......................................................................................................... 19
Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế của nông trại Kenichi Shinohara năm 2019........ 20
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến đầu tư xây lắp cơ bản của dự án ........................... 29
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án .............................. 29
Bảng 3.3: Chi phí sản xuất thường xuyên của dự án ...................................... 29
Bảng 3.4: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án ......................................... 30
Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của dự án ............................................................. 31


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm của nông trại Kenichi
Shinohara ......................................................................................................... 24
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông trại Kenichi
Shinohara ......................................................................................................... 25



vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

ĐVT

Đơn vị tính

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Nông trại


HTX

Hợp tác xã


1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết
Từ một nước nơng nghiệp lạc hậu, phải nhập khẩu lương thực, hiện nay,
Việt Nam đã trở thành một nước sản x́t nơng nghiệp hàng hóa, không chỉ
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cịn trở thành q́c gia x́t khẩu
nơng sản thuộc nhóm hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành nông nghiệp
Việt Nam vẫn còn phát triển thiếu bền vững; năng suất, chất lượng, hiệu quả
chưa cao; sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp.
Thực tế hiện nay, sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, quy mơ nhỏ, đầu
tư cho nông nghiệp cịn thấp, ứng dụng khoa học cơng nghệ cịn chậm; sản
x́t nơng nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào thời tiết; thị trường tiêu thụ nơng
sản cịn thiếu ổn định.
Nông nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, việc
không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng
cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực
phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và đời sớng của người dân. Chính vì vậy việc tham khảo, trải nghiệm
và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp là vô cùng cấp thiết.
Nhật Bản là một trong những q́c gia có nền nơng nghiệp phát triển bậc

nhất thế giới. Tìm hiểu thực tế và học hỏi về mơ hình tổ chức sản xuất, cách
thức và các tiến bộ khoa học kỹ thuật người Nhật áp dụng trong nông nghiệp
để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng các u cầu
của thị trường khó tính trên thế giới là rất hữu ích đối với các sinh viên các
trường nông nghiệp. Thông qua thời gian thực tập sinh tại Nhật Bản, tôi lựa


2

chọn đề tài: "Đánh giá hoạt động sản xuất rau tại Farm Kennichi
Shinohara, làng Kawakami, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản”.
Mong muốn tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm để khi về nước có thể áp
dụng vào xây dựng và thực hiện ý tưởng khởi nghiệp cho bản thân.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Về chun mơn nghiệp vụ
+ Tìm hiểu được những điều kiện cho phát triển nơng nghiệp nói chung
và sản x́t rau cơng nghệ cao nói riêng tại nơi học tập.
+ Học hỏi được những kinh nghiệm về tổ chức quản trị, canh tác, bảo
quản, tiếp thị và tiêu thụ nông sản của nông trại.
+ Trải nghiệm và học được những kỹ thuật trong sản x́t rau an tồn
theo cơng nghệ cao tại nông trại.
+ Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng học hỏi từ quá trình thực tập
sinh tại Nhật Bản vào xây dựng và thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của bản
thân tại Việt Nam.
1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Về thái độ
+ Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị và tạo mối quan hệ thân thiện
với mọi người trong cuộc sống và công việc. Tích cực học hỏi kinh nghiệm
trong công việc và cuộc sống từ mọi người xung quanh.
+ Tìm hiểu để thích nghi với văn hóa, cuộc sống tại nơi thực tập và giữ

gìn mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Tác phong lịch sự, luôn
giữ gìn phong cách, hình ảnh của một sinh viên Việt Nam.
- Về ý thức trách nhiệm
+ Luôn nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc, không sợ vất vả và
sẵn sàng làm mọi công việc được giao.
+ Tuân thủ các quy định của nông trại nơi thực tập, luôn nỗ lực và chủ
động để hoàn thành tốt công việc được giao.


3

+ Thường xuyên trao đổi, học hỏi những kiến thức và kỹ năng mới nhằm
hạn chế sai sót trong công việc.
+ Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung của nông trại.
1.3. Phương pháp thực hiện
1.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
 Thu thập số liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được cơng bớ trên các trang web,
sách, báo, tạp chí và các sớ liệu được ghi chép có sẵn tại nơng trại.
 Thu thập số liệu sơ cấp:
 Quan sát trực tiếp: Trong quá trình trải nghiệm thực tế, tác giả đề tài
đã quan sát trực tiếp một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện và ghi
chép lại toàn bộ để làm rõ những điều kiện môi trường, điều kiện nguồn lực
và thực trạng tổ chức sản xuất của nông trại.
 Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ trại và quản lý
để tìm hiểu về công tác tổ chức, hoạt động sản xuất, thuận lợi và khó khăn
gặp phải của nông trại.
 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào q
trình sản x́t của nơng trại.
1.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

+ Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp,
tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của
thông tin.
+ Đối với các thông tin sơ cấp: Thông tin thu thập được sẽ biên tập lại,
đánh giá mức độ đầy đủ để tìm hiểu bổ sung và hồn thiện. Các số liệu sẽ
được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để xử lý.
1.4. Các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng trong khóa luận
1.4.1. Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất
+ GO giá trị sản xuất (Gross Output):


4
𝑛

𝐺𝑂 = ∑ 𝑃𝑖𝑄𝑖
𝑖=1

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ I, Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Đới với
nơng trại, GO là tồn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một năm (Vì
trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nơng nghiệp đã có đủ thời gian sinh
trưởng và cho sản phẩm).
+ VA giá trị gia tăng (Value Added)
VA= GO-IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost).
IC=∑𝑛𝑖=1 𝐶𝑖
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là tồn bộ chi phí vật chất thường
xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong q trình sản x́t của nơng trại như các
chi phí: Giớng, phân bón, th́c bảo vệ thực vật, các loại chi phí khác…
Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản
ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

nông trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
+ Thu nhập: TN = GO - TC
+ TC là tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí cớ định và chi phí biến đổi
TC = FC + VC
1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ MI/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao
nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp
+ GO/LĐ: Chỉ tiêu này thể hiện cứ một công lao động bỏ ra sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ śt giá trị nói lên chất
lượng SXKD của nông trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì
sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần).


5

+ VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn,
chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được
giá trị gia tăng là bao nhiêu).
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
Từ ngày 11/05/2019 đến 05/11/2019
1.4.2. Địa điểm
Tại Farm Kenichi Shinohara, Làng Kawakami, huyện Minamisaku, tỉnh
Nagano, Nhật Bản.


6

PHẦN 2

TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Khái quát về địa bàn và cơ sở thực tập
2.1.1. Khái quát về địa bàn thực tập
Kawakami ( 上 , Kawakami-mura) là một ngôi làng nằm ở huyện
Minamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản.
Làng Kawakami nằm ở phía Đơng tỉnh Nagano, giáp với tỉnh Yamanashi
ở phía Nam, tỉnh Gunma ở phía Bắc và tỉnh Saitama ở phía Đơng. Làng
Kawakami nằm ở gần ngọn núi Kinpu (cao 2.599 m). Đây là một trong 100
ngọn núi nổi tiếng Nhật Bản, là đầu nguồn của sông Chikuma, con sông dài
nhất ở Nhật Bản. Núi Kinpu là đỉnh cao thứ hai của dãy núi Okuchichibu, là
niềm tự hào của người dân hai tỉnh Nagano và Yamanashi và cả Nhật Bản.
Làng Kawakami nằm sâu trong núi Shinshu có khí hậu rất lạnh giá vào
mùa Đông và cả năm chỉ có thể canh tác được trong 4 tháng mùa Hè. Những
năm 60 của thế kỷ trước, Kawakami là một trong những làng nghèo nhất Nhật
Bản. Nhưng điều thần kỳ đã xảy ra khi giống rau xà lách được đưa đến đây
trồng thử. Đến năm 1980, trưởng làng khi đó đã kêu gọi xây dựng một tiêu
chuẩn trồng xà lách chung cho cả làng. Sau nhiều năm nghiên cứu, làng
Kawakami đã có một quy trình trồng xà lách riêng, rất nghiêm ngặt và bảo
đảm chất lượng. Rau trồng ở làng có thể ăn ngay tại vườn.
Cùng với việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, đến nay, rau
xà lách của làng đã rất nổi tiếng, không chỉ tại Nhật Bản. Làng Kawakami
được mệnh danh là Làng Thần kỳ về phát triển nông nghiệp, một trong những
trung tâm sản xuất nông nghiệp chất lượng cao hàng đầu của Nhật Bản, cung
cấp tới 70% sản lượng rau sạch cho thị trường trong nước và bắt đầu xuất
khẩu. Gọi Kawakami là Làng Thần kỳ biểu tượng cho tiềm năng nông nghiệp
Nhật Bản bởi những lý do:


7


+ Hiện tại Kawakami là ngơi làng giàu có nhất Nhật Bản. Năm 2017,
lĩnh vực nông nghiệp thu về gần 20 tỷ Yên, thu nhập bình quân hàng năm của
các hộ dân ở đây là 25 triệu yên (tương đương hơn 200.000 USD. Cơ sở vật
chất, hạ tầng của làng rất khang trang, hiện đại.
+ Kawakami là một trong những nơi có người dân khỏe mạnh và tuổi thọ
cao nhất của Nhật Bản.
+ Những người trẻ tuổi tại Kawakami không đổ xô tới những thành phố
lớn mà đa phần họ ở lại quê hương và phát triển tương lai ở đây.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, ngôi làng có dân sớ khoảng là 4.009
người trong 1.419 hộ gia đình và mật độ dân số là 19 người trên mỡi km².
Tổng diện tích của ngơi làng là 209,61 km2 (80,93 dặm vuông). Văn phòng
làng nằm ở độ cao 1.185 mét, cao nhất so với bất kỳ đô thị nào ở Nhật Bản.
Hiện nay, Kawakami nổi tiếng với các loại rau xà lách, súp lơ xanh,…..
1.2.2. Khái quát về nông trại nơi thực tập
Nông trại nơi thực tập là nông trại Kenichi Shinohara, thuộc làng
Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản. Địa chỉ nông trại: Kenichi Shinohara
1013, Omiyama, Kawakamimura, Minamigun, Nagano, Nhật Bản. Chủ nông
trại là ông Kenichi Shinohara, số điện thoại liên lạc: 0267-97-2606. Website:
/>Nông trại Kenichi Shinohara là một nông trại trồng trọt với sản phẩm
chính là xà lách xanh, tím và súp lơ xanh. Quá trình sản xuất của nông trại
gồm tất cả các khâu từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, vận
chuyển đến nơi tiêu thụ. Sản phẩm của nông trại được bán cho các công ty và
siêu thị tại Nhật Bản.
Điều hành và giám sát mọi hoạt động tại nông trại là ông Kenichi
Shinohara. Ông Kenichi Shinohara là người có kinh nghiệm lâu năm trong
việc trồng rau xà lách, súp lơ,… Ơng ln chú trọng đến việc đưa những
kĩ thuật mới, tiên tiến vào trong quá trình sản xuất. Tuy cao tuổi, nhưng ông


8


vẫn biết ứng dụng và vận hành thành thạo công nghệ thơng tin trong sản
x́t, ln có trách nhiệm và đảm bảo từng sản phẩm được đưa ra thị trường
là tớt nhất. Ngồi chủ nơng trại, lao động của nơng trại chỉ gồm 02 lao động gia
đình và 01 thực tập sinh đến từ Việt Nam.
Tổng diện tích của nơng trại là 4ha (40.000 m2). Khu đất sản xuất của
nông trại không tập trung và đất được phân bố chủ yếu trên các sườn núi dốc.
Theo chủ nông trại, ban đầu đất sản xuất của nông trại là đất cát, nghèo dinh
dưỡng. Nông trại đã mất khá nhiều năm để cải tạo đất trồng bằng cách sử
dụng phân bón hữu cơ (chủ yếu là phân bò), mua đất mùn từ những vùng
khác để rải lên bề mặt đất của nông trại. Tất cả các khu đất của nơng trại có hệ
thống giao thông đi lại thuận lợi cho việc vận chuyển các vật tư thiết yếu cho
việc trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm
Nông trại đã đầu tư đầy đủ các liệu sản xuất như: Nhà kính, nhà lưới
ươm giống, máy móc cho làm đất, hệ thống tưới, 4 xe ô tô chuyên dụng sử
dụng cho việc đi lại, chun chở.
2.1.3. Khái qt về mơ hình tổ chức của nông trại
Nông trại Kenichi Shinohara là một thành viên của Hợp tác xã (HTX)
Kawakami. Tất cả các hộ nông trại trồng rau trong làng Kawakami đều là thành
viên của HTX, đều có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ thương hiệu của làng.
Ban lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) Kawakami có các vai trò sau:
+ Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật canh tác chung trong sản xuất rau và
giám người dân thực hiện, những người vi phạm sẽ bị cấm sản xuất. Duy trì
chất lượng rau 100 hộ như một và đảm bảo rau của làng Kawakami sản xuất
ra có thể ăn tươi ngay tại vườn.
+ Kết nối giữa các hộ với Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Nagano và
các nhà khoa học để họ có thể trao đổi, thảo luận và phổ biến về những giải
pháp mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất.



9

+ Tiếp nhận phản hồi về những khó khăn gặp phải trong sản xuất của các
thành viên trong làng. HTX Kawakami có thể trực tiếp giải quyết những khó
khăn hoặc đề xuất với các cơ quan thuộc chính phủ giúp đỡ.
+ Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại. HTX Kawakami có hẳn
một kênh trùn hình để thơng tin về thị trường hàng ngày và hướng dẫn về
kỹ thuật mới, công nghệ mới để đảm bảo sản xuất hiệu quả hơn.
+ Hỗ trợ các hộ nông trại tiếp cận với với các doanh nghiệp cung cấp
đầu vào có uy tín và giá cả hợp lý; kết nới với các doanh nghiệp và siêu thị để
giúp các hộ nông trại tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
+ Giúp các hộ nông trại giảm chi phí sản x́t thơng qua việc đầu tư và
vận hành kho lạnh, thiết bị máy móc giá trị lớn để dùng chung. Kêu gọi các
nguồn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cảnh quan trong làng.
Chủ nơng trại:
+ Có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của nông trại, cung cấp, sửa chữa bảo dưỡng các loại công cụ dụng cụ, máy
móc trang thiết bị.
+ Là người trực tiếp quản lý, tham gia và giám sát quá trình trồng trọt từ
lựa chọn giống, nguồn giống, nuôi, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị bệnh.
+ Đánh giá, kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
+ Tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Lao động trong nơng trại:
+ Ơng chủ Kenichi Shinohara và các thành viên trong gia đình đi làm
cùng với thực tập sinh, hướng dẫn cụ thể từng công việc cho thực tập sinh
tham gia trải nghiệm.
+ Do tính chất mùa vụ, tùy từng thời điểm khác nhau thời gian lao động
có thể 8h – 11h/ngày. Đới với thực tập sinh thường tham gia 22 – 26
ngày/tháng.



10

Tất cả các cá nhân tại nơng trại đều có mới liên hệ mật thiết và gắn bó
chặt chẽ với nhau. Chủ nông trại sẽ là người giao công việc và chỉ đạo sát sao
công việc, hướng dẫn kỹ thuật mới. Thực tập sinh nếu có bất cứ vấn đề khó
khăn nào đều có thể báo cáo trực tiếp với chủ nông trại để cùng đưa ra hướng
giải quyết. Trong q trình sản x́t, chủ nơng trại ln khún khích thực tập
sinh đưa ra các ý tưởng mới ứng dụng trong sản x́t.
 Bài học kinh nghiệm từ mơ hình tổ chức của nông trại:
+ Liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa hộ nông trại với HTX và các bên liên
quan khác theo chuỗi giá trị sẽ giúp sản xuất đạt hiệu quả cao.
+ Trong quản lý cần quan tâm tới mọi mặt đảm bảo tính hệ thớng và
logic, cẩn thận chu đáo từ những việc nhỏ nhất để sản phẩm làm ra là tốt nhất.
+ Cách sắp xếp tổ chức lao động có kế hoạch cụ thể, đảm bảo tính hợp lý
và năng xuất lao động cao nhất.
+ Không ngừng áp dụng các tiến bộ công nghệ, nhất là công nghệ thông
tin vào quản lý nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2. Mơ tả công việc tại cơ sở thực tập
Thời gian thực tập, được trực tiếp trải nghiệm làm các công việc tại nông
trại trồng rau của ông Kenichi Shinohara, thuộc làng Kawakami, tỉnh Nagano,
Nhật Bản, tôi đã nắm được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về trồng rau xà
lách, súp lơ. Ngồi ra, ở người Nhật có tinh thần học hỏi để vượt khó khăn,
làm việc khoa học, kỷ luật, sự cẩn thậm, chăm chỉ và nghiêm túc trong công
việc cũng là những điều đáng học hỏi.
Trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt và lao động cùng với người Nhật tại
làng Thần kỳ Kawakami, tỉnh Nagano cũng giúp tôi trau dồi thêm được tiếng
Nhật, hiểu biết thêm về văn hóa, con người nơi đây.
Các công việc đã trải nghiệm, cách tiến hành, các kiến thức, kỹ năng và
thái độ học được; bài học kinh nghiệm rút ra được từ mỗi công việc như sau:



11

2.2.1. Làm đất và phủ bạt nilon sau khi đất đã được xử lý
- Dụng cụ: Bạt nilon, máy dải bạt ni lon, cuốc, xẻng, con lăn
- Cách làm: Sau khi đất đã được xử lý bổ sung các thành phần cần thiết từ
kết quả phân tích đất, tiến hành tạo luống dải bạt nilon bằng máy dải bạt và chèn
lấp mép bạt bằng đất chắc chắn tránh gió. Kiểm tra, khắc phục các vết rách của
bạt. Sau khi hoàn thành việc dải bạt nilon, tiến hành lăn mặt luống cho phẳng.
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ học được:
+ Học hỏi được cách bón phân lót và kỹ thuật trong làm đất trồng rau
của người Nhật.
+ Nắm được kỹ thuật xử lý đất phòng sâu bệnh hại trước khi trồng rau.
+ Biết về các loại phân bón an tồn cho rau cần chuẩn bị.
+ Nắm được kỹ năng sử dụng máy làm đất, lên luống, phủ bạt.
+ Học hỏi sự chăm chỉ, cần cù của người Nhật trong lao động.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Cần phân tích đất để có chế độ bổ sung dinh dưỡng cho đất phù
hợp với cây trồng.
+ Ứng dụng máy móc trong sản xuất để tăng năng xuất lao động.
+ Xử lý đất phòng sâu bệnh hại trước khi trồng rau là khâu rất quan
trọng không thể bỏ qua.
2.2.2. Tham gia công việc gieo ươm giống
- Dụng cụ: Sử dụng thiết bị gieo hạt chuyên dụng với máy tra đất vào
khay, khay gieo hạt, dụng cụ tạo lỗ và dụng cụ gieo hạt giống vào khay.
- Cách làm: Mỗi khay được cho đất chuyên dụng vào => tạo ẩm => tạo
lỗ nhỏ => gieo hạt => phủ đất => tưới => chăm sóc, luyện cây con.
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ học được:
+ Học hỏi được cách chọn hạt giống tốt, đảm bảo chất lượng.

+ Nắm được kỹ năng làm khay đất, gieo hạt, chăm sóc trong nhà kính,
luyện cây con giớng trong nhà lưới trước khi trồng.


12

+ Có được kỹ năng trong tạo giống cây con để tỷ lệ nảy mầm cao.
+ Biết cách xác định thời điểm gieo hạt giớng để có giớng đảm bảo, kịp
thời vụ trồng (sau khi gieo 15 - 20 ngày cây con có thể đem đi trồng).
- Bài học kinh nghiệm:
+ Sử dụng máy móc và các thiết bị chuyên dụng trong tạo giống để tăng
năng xuất lao động.
+ Cẩn thận, chính xác trong các cơng đoạn tạo giớng.
+ Phải xác định thời gian gieo hạt, tính tốn lượng giớng cần cho diện
tích trồng.
2.2.3. Tham gia trồng cây con trên ruộng
- Dụng cụ: Xe chuyên dụng đặt khay giống
- Cách làm:
+ Cây giống sau khoảng 15 - 20 ngày, chọn khay cây giống đảm bảo tiêu
chuẩn mang đi trồng.
+ Bạt nilon đã được đục lỗ đảm bảo khoảng cách các cây trồng trên
luống là: Rau xà lách là 25cm, súp lơ xanh là 50cm.
+ Đặt khay giống lên xe chuyên dụng, đẩy nhẹ nhàng dọc theo luống
trồng và lấy từng cây cho vào lỗ đục sẵn trên luống phủ bạt và ấn nhẹ.
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ học được:
+ Biết lựa chọn cây con đạt tiêu chuẩn trước khi trồng.
+ Nắm bắt được các thao tác để tăng năng xuất lao động và đảm bảo kỹ
thuật trong quá trình trồng rau ngoài đồng ruộng.
+ Học hỏi cách sắp xếp phân công công việc một cách khoa học, tinh
thần lao động và sự chăm chỉ của người Nhật.

- Bài học kinh nghiệm:
+ Phải có kế hoạch bớ trí lao động một cách khoa học.
+ Nói rõ về yêu cầu kỹ thuật trong trồng rau đối với lao động mới là
thực tập sinh, thao tác mẫu cụ thể, hướng dẫn thực hành đến thành thạo.


13

+ Luôn khuyến khích, động viên tinh thần hăng say lao động.
2.2.4. Tham gia quản lý chăm sóc cây rau sau khi trông
- Dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao, hệ thống tưới, bình phun
- Cách làm:
+ Chăm sóc cây sau khi trồng: Chú ý tưới nước và diệt cỏ bên trong
cũng như xung quanh các luống rau
+ Thường xuyên kiểm tra tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại và xử lý
kịp thời đảm bảo cây rau phát triển và có chất lượng tớt nhất.
+ Bón thúc phân và phun th́c có nguồn gốc hữu cơ phòng trừ sâu bệnh
theo đúng quy định và thời gian.
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ học được:
+ Học hỏi được cách quản lý cây trồng, phịng trừ sâu bệnh đảm bảo sản
phẩm an tồn.
+ Biết được các bước cần thực hiện, thời gian và loại th́c được phép
dùng trong phịng trừ dịch bệnh rau.
Một sớ loại thuốc bảo vệ thực vật, thời điểm dùng và công dụng:
Bảng 2.1: Thời gian và loại thuốc sử dụng theo quy trình
Ngày
5

12


Loại thuốc
Kasuminborudo

Basic copper chloride
Benomyl

Kasugamycin
18
Chlorantraniliprole

Cơng dụng
Có hiệu quả cao chống lại các bệnh do vi
khuẩn, đây là một loại thuốc diệt nấm đa
năng đã được sử dụng từ lâu.
Làm phân bón vi lượng có tác dụng “vỗ
béo” và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh
cho cây
Chống lại các loại bệnh truyền qua hạt.
Ức chế sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn
bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp
protein ở giai đoạn hình thành ribosom
vận chuyển trong quá trình tạo ra protein.
Giảm thiểu sâu bướm, ruồi trắng, bọ cánh
cứng, bọ cánh cứng lá.


14

Ngày


24

30

38

42

Loại thuốc

Công dụng
Trong ngành nông nghiệp hoá chất này
được sử dụng để sản xuất các loại thuốc
Basic copper sulfate
trừ sâu, chất khử trùng, thuốc kháng sinh
giúp cho cây trồng có khả năng chống
chịu lại các tác động từ bên ngoài.
Dùng để diệt nấm, cũng có hiệu quả chống
Oxathiapiprolin
lại vi khuẩn kháng thuốc
Một loại thuốc trừ sâu mới, có khả năng
Clothianidin
diệt côn trùng cao ở nồng độ thấp như rệp,
bướm trắng, rầy, bọ xít, bọ cánh cứng…
Chống bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra
trên rau, diệt côn trùng và cỏ dại…
Streptomycin
kiềm chế các bệnh thực vật sinh ra từ
đất.
Diệt các loại côn trùng gây hại cho cây và

Tolfenpyrad
ảnh hưởng đến các côn trùng có ích.
Một hỗn hợp có tác dụng cao chống lại các
Oxolinic acid
vị khuẩn.
Đây là thuốc kháng sinh có khả năng chống
Flubendiamide floniamid
lại các vi khuẩn từ đất.
Làm cho cây phát triển tốt hơn và ít bị sâu
Spinetoram
bệnh.
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2019)

- Bài học kinh nghiệm:
+ Chủ nông trại thường xuyên theo dõi, giám sát hàng ngày trong chăm
sóc, quản lý cây trồng và đưa ra quyết định kịp thời.
+ Tuân thủ tuyệt đối những quy định của HTX trong chăm sóc bổ sung
dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh hại trên rau.
2.2.5. Tham gia thu hoạch rau
- Dụng cụ: Dao, máy rửa rau, hộp đựng rau
- Cách làm: Tùy thuộc kích cỡ to nhỏ, cũng như tình trạng của lá bên
ngoài để làm căn cứ phân loại chất lượng các loại rau. Rau sẽ được xếp vào


15

hộp cẩn thận theo số lượng đã quy định. tại các vết cắt phải rửa sạch cẩn thận
bằng nước sạch đạt chuẩn. Trên mỗi thùng các tông, dán nhãn để phân biệt
các loại hàng. Rau sau khi thu hoạch sẽ được vận chuyển bằng xe tải đến nhà
kho tập kết để bảo quản lạnh trước khi tiêu thụ.

Bảng 2.2: Phân loại rau
Loại rau

Xà lách

Thời gian cho thu hoạch (ngày)
Số lượng cây/thùng Carton, thùng nhựa

Súp lơ

60

75

M

18

24

L

15

15

LL

12


12

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2019)
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ học được:
+ Biết được thời điểm thu hoạch tốt nhất, kỹ thuật cắt rau, phân loại rau,
đóng gói sản phẩm.
+ Học hỏi được tính kỉ luật, sự chăm chỉ trong lao động của người Nhật.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Phải có kế hoạch tổ chức thu hoạch sản phẩm khoa học, hiệu quả.
+ Các công đoạn cắt rau, làm sạch, phân loại và đóng gói cẩn thận để
đảm bảo sản phẩm tốt nhất.
2.2.6. Tham gia dọn dẹp nông trại sau thu hoạch
- Dụng cụ: Cuốc, xẻng, xe đẩy
- Cách làm:
+ Thu dọn tồn bộ gớc, rễ, thân lá cịn sót lại sau thu hoạch đem xử lý
làm phân bón.
+ Dỡ bỏ bạt nilon phơi khô. Bạt nilon sẽ được tái sử dụng làm chất đốt
cho các nhà máy hoặc tái chế thành các khay nhựa.
+ Các ống tưới nước gắn trên bạt nilon được gỡ ra, rửa sạch, phơi khô và
cho vào các túi chuyên dụng để sử dụng cho các vụ mùa tiếp theo.


16

- Kiến thức, kỹ năng, thái độ học được:
+ Nắm bắt được những yêu cầu cần thực hiện trong vệ sinh đồng ruộng.
+ Cách xử lý, tái sử dụng vật tư trong sản xuất tiết kiệm chi phí.
+ Biết được cách thức sử dụng, ứng dụng máy móc trong cơng việc để
tăng năng suất lao động.
- Bài học kinh nghiệm:

+ Chú trọng đến vệ sinh bảo vệ môi trường đồng ruộng sau thu hoạch
+ Xử lý gốc, rễ, thân lá cịn sót lại sau thu hoạch làm phân bón.
+ Bảo quản, tái sử dụng vật tư trong sản xuất tiết kiệm chi phí.
+ Chi tiết, cẩn thận và chăm chỉ trong thực hiện mọi công việc.
2.2.7. Tham gia chuẩn bị đất cho vụ sau
- Dụng cụ: Cuốc, xẻng, máy cày
- Cách làm: Tháng 10, thời tiết bắt đầu trở lạnh, kết thúc vụ trồng trong
năm. Sau khi vệ sinh đồng ruộng, công tác chuẩn bị đất cho vụ sau cần phải
được triển khai ngay trước khi trời lạnh, tuyết phủ trong nhiều tháng. Để
chuẩn bị đất cho mùa vụ tiếp theo, phân hữu cơ từ cây lúa mạch và bột mì sẽ
được sử dụng để bón cho đất để tránh bạc màu. Máy cày được sử dụng đảo
đất và trộn đều phân bón hữu cơ với đất.
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ học được:
+ Các công đoạn trong bón bổ sung phân hữu cơ, cày xới đảo đất chuẩn
bị cho vụ sau.
+ Tinh thần chủ động, chuẩn bị chu đáo mọi việc trong đó có việc chuẩn
bị đất kỹ càng cho vụ sau của người Nhật.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Cần chú trong đến độ phì của đất, đảm bảo trả lại đủ dinh dưỡng hữu
cơ cho đất sau mỗi vụ trồng.
Các công việc trên được thực hiện từ ngày 11/05/2019 đến 05/11/2019


×