Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ THƯ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH DỊCH
TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI TỈNH QUẢNG NINH
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ THƯ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH DỊCH
TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI TỈNH QUẢNG NINH
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Ngành: Thú y
Mã số: 8.64.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên, năm 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này được cảm ơn và các thơng tin trích
dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Đặng Thị Thư


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tơi đã được hồn
thành. Nhân dịp này, cho phép tơi được tỏ lịng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
TS. Phan Thị Hồng Phúc - Trưởng khoa chăn nuôi Thú y - Trường Đại
học Nơng Lâm Thái Ngun - Người cơ tận tình và chu đáo đã luôn cổ vũ tinh thần,
động viên, hướng dẫn và chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo, khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu
kiến thức của chương trình học.
Ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đồng nghiệp
đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y của tỉnh Quảng Ninh.

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những tập thể,
cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập.
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Đặng Thị Thư


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Những nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn châu Phi ........................................... 3
1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 3
1.1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 6
1.2. Dịch tễ học bệnh dịch tả lợn châu Phi ........................................................... 9
1.2.1. Căn bệnh ................................................................................................... 9

1.2.2. Loài, lứa tuổi mắc bệnh .......................................................................... 11
1.2.3. Con đường truyền lây ............................................................................. 12
1.2.4. Cơ chế sinh bệnh ..................................................................................... 12
1.2.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh dịch tả lợn châu Phi ............................ 13
1.3. Chẩn đoán bệnh dịch tả lợn châu Phi .......................................................... 14
1.3.1. Chẩn đoán phân biệt ............................................................................... 14
1.3.2. Các phương pháp xét nghiệm phịng thí nghiệm .................................... 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 20
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 20
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 20
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020. ...... 20
2.2.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh dịch tả châu Phi ... 20


iv

2.2.3. Diễn biến của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh
Quảng Ninh ....................................................................................................... 20
2.2.4. Tình hình lợn tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương
của tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................... 20
2.2.5. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa tại tỉnh Quảng Ninh ..... 20
2.2.6. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của
tỉnh Quảng Ninh theo phương thức chăn nuôi.................................................. 20
2.2.7. Nghiên cứu tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa
phương của tỉnh Quảng Ninh theo loại lợn ...................................................... 20
2.2.8. Cơng tác phịng chống dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh .......... 20
2.2.9. Xây dựng bản đồ dịch tễ lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh ...... 21

2.2.10. Một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh ...... 21
2.2.11. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh ....... 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 21
2.3.1. Phương pháp áp dụng để nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và vẽ biểu đồ .... 21
2.3.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu ................................................................ 21
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh ............................ 24
2.3.4. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh DTLCP tại tỉnh Quảng Ninh ...... 25
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 25
2.4.1. Một số tham số thống kê ......................................................................... 25
2.4.2. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình........................................ 26
2.5. Phương pháp xây dựng bản đồ. ................................................................... 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 29
3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 ...... 29
3.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh dịch tả châu Phi...... 30
3.3. Diễn biến của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh
Quảng Ninh......................................................................................................... 32
3.4. Tình hình lợn tiêu hủy do dịch tả châu Phi tại các địa phương của tỉnh
Quảng Ninh......................................................................................................... 35
3.5. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa tại tỉnh Quảng Ninh ... 37
3.6. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh
Quảng Ninh theo phương thức chăn nuôi........................................................... 39
3.7. Nghiên cứu tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương
của tỉnh Quảng Ninh theo loại lợn ...................................................................... 41


v

3.8. Cơng tác phịng chống dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh ............... 42
3.8.1. Cơng tác phịng chống dịch bệnh cấp trung ương .................................. 42
3.8.2. Cơng tác phịng chống dịch bệnh chung của tỉnh Quảng Ninh .............. 46

3.8.3. Thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra ..................................................... 49
3.9. Xây dựng bản đồ dịch tễ lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh........... 51
3.10. Một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh........ 53
3.10.1. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi ............. 53
3.10.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh dịch tả lợn
châu Phi ............................................................................................................. 54
3.10.3. Biến đổi bệnh lý đại thể của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi ................ 58
3.10.4. Biến đổi bệnh lý vi thể của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi .................. 60
3.11. Đề xuất biện pháp phòng chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi.............. 64
3.11.1. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống DTLCP. ..................... 64
3.11.2. Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020-2025. .... 64
3.11.3. Các giải pháp tổng thể phòng, chống dịch bệnh ................................... 64
3.11.4. Hướng dẫn, giám sát việc nuôi tái đàn lợn ........................................... 65
3.11.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 69
3.11.6. Phát triển ngành chăn nuôi khác ........................................................... 69
3.11.7. Về cơng tác kiểm dịch............................................................................. 69
3.11.8. Kiện tồn hệ thống thú y ....................................................................... 70
3.11.9. Giải pháp về thông tin tuyên truyền, báo cáo dịch ............................... 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 71
1. Kết luận ........................................................................................................... 71
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73


vi

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ASF

: African swine fever


ASFV

: African swine fever virus

CT

: Chỉ thị

cs

: cộng sự

DNA

: deoxyribonucleic acid

DT

: Dịch tễ

DTLCP

: dịch tả lợn châu Phi

ELISA

: Enzyme-linked Immunosorbent assay

FAO


: Food and Agriculture Organization of the United Nations

Nxb

: Nhà xuất bản

OIE

: Office International Epizooties

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PTCN

: Phương thức chăn nuôi

TTg

: Thủ tướng

tr

: trang


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 ......... 29
Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn
châu Phi tại Quảng Ninh năm 2019 ............................................................ 31
Bảng 3.3. Diễn biến bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................................. 33
Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn tiêu hủy do dịch tả châu Phi tại các địa phương của tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................................. 36
Bảng 3.5. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa ................................. 37
Bảng 3.6. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo phương thức chăn ni ....... 39
Bảng 3.7. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo loại lợn ............................ 41
Bảng 3.8. Thiệt hại do tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi tại các huyện,
thành phố, thị xã của Quảng Ninh được giải ngân trong năm 2019 ........... 50
Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi .......... 53
Bảng 3.10. Một số chỉ số hồng cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi ........... 54
Bảng 3.11. Một số chỉ số bạch cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi ...... 56
Bảng 3.12. Các tổn thương đại thể ở lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi ....................... 59
Bảng 3.13 Biến đổi bệnh tích vi thể ở lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi ..................... 60


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên thế giới 2019 ................... 3
Hình 1.2. Bản đồ bùng phát dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2005-2010 ..................... 4
Hình 1.3. Bản đồ phân bố dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc ................................... 5
Hình 1.4. Bản đồ thể hiện phân bố của bệnh dịch tả lợn châu Phi ............................. 5
Hình 1.5. Bản đồ thể hiện sự phân bố dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam .................. 7
Hình 1.6. Bản đồ 17 tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam và
mức độ thiệt hại của ngành chăn ni. ....................................................... 7

Hình 1.7. Bản đồ thể hiện sự phân bố dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam .................. 8
Hình 1.8. Ảnh vi rút (A. Ảnh vi rút dưới kính hiển vi điện tử, B. Ảnh vi
rút cắt ngang và C. Ảnh mặt ngồi vi rút) ............................................... 10
Hình 1.9. Phả hệ của vi rút DTLCP ở Việt Nam năm 2019 ..................................... 10
Hình 1.10. Vòng truyền lây bệnh dịch tả lợn châu Phi ............................................. 12
Hình 3.1. Biểu đồ về thực trạng chăn ni lợn của tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2016 - 2020 ...................................................................................... 30
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nghi mắc bệnh
dịch tả lợn châu Phi tại Quảng Ninh......................................................... 32
Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ lợn tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi tại các địa
phương tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 37
Hình 3.4. Biểu đồ tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa...................... 38
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo
phương thức chăn nuôi tại các địa phương............................................... 40
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi theo loại lợn ........... 42
Hình 3.7. Bản đồ dịch tễ lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Quảng Ninh .......... 52
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu hồng cầu giữa lợn bị bệnh dịch tả
lợn châu Phi và lợn khỏe .......................................................................... 56
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu bạch cầu giữa lợn bị bệnh
DTLCP và lợn khỏe .................................................................................. 58


ix

Hình 3.10. Tổ chức lách xung huyết, xuất huyết (Tiêu bản nhuộm HE, độ
phóng đại 100 lần) .................................................................................... 61
Hinh 3.11. Tổ chức lách sung huyết, xuất huyết (Tiêu bản nhuộm HE, độ
phóng đại 400 lần ..................................................................................... 61
Hình 3.12. Tổ chức thận sung huyết, xuất huyết (Tiêu bản nhuộm HE, độ
phóng đại 100 lần ..................................................................................... 62

Hình 3.13. Tổ chức thận sung huyết, xuất huyết (Tiêu bản nhuộm HE, độ
phóng đại 400 lần) .................................................................................... 62
Hình 3.14. Biểu mơ ống thận bị thối hóa, long tróc (Tiêu bản nhuộm HE,
độ phóng đại 400 lần) ............................................................................... 63
Hình 3.15. Tổ chức hạch tăng sinh các nang lympho, xuất huyết ............................ 63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút
DNA sợi đôi thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus gây ra (Nan Wang và cs., 2019),
bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại
lợn, tỉ lệ chết cao, lên đến 100% (FAO, 2020). Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày
20/02/2019 của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp
bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi cho thấy, dịch bệnh tả lợn châu Phi đã
xâm nhiễm vào Việt Nam và được phát hiện đầu tiên tại 02 hộ chăn nuôi tại 02 xã của
tỉnh Hưng Yên và 06 hộ chăn nuôi tại 01 xã của tỉnh Thái Bình, bệnh có diễn biến rất
phức tạp và lây lan nhanh.
Quảng Ninh có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Bắc Việt Nam.
Nằm gần hai trong số các thành phố lớn nhất cả nước (Hà Nội và Hải Phòng), nằm
bên Vịnh Bắc Bộ và có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 132,8 km, Quảng Ninh
đóng một vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh,
tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc vận chuyển, bn bán động
vật và sản phẩm động vật từ các tỉnh ngoài vào diễn ra hết sức phức tạp. Báo cáo
nhanh tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 18/3/2019 cho biết: ngày 06/3/2019, dịch tả lợn
châu Phi đã xâm nhiễm vào tỉnh Quảng Ninh, phát hiện ổ dịch đầu tiên tại thị xã
Đông Triều.

Trước những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi và khả
năng lây lan rộng của bệnh gây thiệt hại về kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh
Quảng Ninh nói riêng. Việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh lý của bệnh dịch tả lợn
châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh nhằm đưa ra cách phòng chống, dập tắt dịch bệnh là hết
sức cần thiết.
Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề
tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh
và đề xuất biện pháp phòng chống".


2

2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả của đề tài cung cấp thông tin về dịch tễ, một số đặc điểm của bệnh
dịch tả lợn châu Phi
- Kết quả của nghiên cứu giúp cho việc xây dựng cơng tác phịng chống dịch
bệnh truyền nhiễm có hiệu quả.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn châu Phi
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (African swine fever - ASF) được Montgomery báo
cáo lần đầu ở Kenya năm 1921 và nhanh chóng lan sang các quốc gia châu Phi. Sau

đó, ASF vượt ra khỏi biên giới châu Phi, có mặt lần đầu ở Trung Âu vào năm 1957 và
tái xuất hiện ở Georgia vào năm 2007 (Gogin và cs., 2013; Halasa và cs., 2016).
Năm 2007, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vào Georgia qua cảng và lan sang
các nước láng giềng như Armenia và Azerbaijan. Cuối năm đó, dịch xâm nhập Nga
qua những con lợn rừng mắc bệnh ở biên giới với Georgia. Ban đầu, dịch chỉ ảnh
hưởng đến quần thể lợn rừng phía nam nước này, sau đó lây sang lợn ni. Tính từ
năm 2007 đến ngày 25/02/2019, Nga trải qua hai đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi
tổng cộng đã có trên 1.000 ổ dịch xuất hiện tại 46 vùng của nước này, làm tổng
cộng hơn 800.000 lợn chết. Theo số liệu của FAO, từ năm 2007 đến giữa năm 2012,
bệnh DTLCP đã gây ra tổn thất trực tiếp và gián tiếp tại nước này khoảng 30 tỷ Rúp
(tương đương 1 tỷ USD) (Anonymous, 2012).

Hình 1.1. Bản đồ tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên thế giới 2019
Nguồn: OIE (2019)


4

Hình 1.2. Bản đồ bùng phát dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2005-2010
Nguồn: FAO (2010)
17 ổ dịch công bố OIE 2005-2010
5 Ổ dịch chưa đủ thông tin 2010
Tháng 7/2012, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) nhận báo cáo của Ukraine về lần
đầu tiên dịch xuất hiện trên lợn nuôi. Tháng 6/2013, Belarus bị ảnh hưởng.
Từ năm 2014 đến 2015, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục xuất hiện ở các nước
châu Âu nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới lợn rừng. Năm 2017, dịch lan sang hai nước
mới là Czech và Romania.
Theo thống kê của OIE, tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, đã có 20 quốc
gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
là Trung Quốc - nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.

Tại Trung Quốc: Tháng 8/2018, Trung Quốc phát hiện ổ dịch đầu tiên tại tỉnh
Hắc Long Giang. Theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 03/3/2019, Trung Quốc thơng báo tổng cộng có
110 ổ dịch xuất hiện tại 28 tỉnh.


5

Hình 1.3. Bản đồ phân bố dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc
Nguồn: OIE (2018)
Tại Đài Loan (Trung Quốc): Ngày 17/01/2019, đã phát hiện 01 con lợn rừng
trên đảo Mẫu Đơn Giang (đảo khơng có người ở, đảo hoang) và đã được xét nghiệm
cho kết quả dương tính với bệnh DTLCP. Kết quả giải trình tự gen của vi rút này
tương đồng 100% với vi rút DTLCP tại Trung Quốc.
Tại Mông Cổ: Ổ dịch đầu tiên được báo cáo vào ngày 15/01/2019. Tính đến
ngày 26/02/2019, tổng cộng đã có 10 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh.

Hình 1.4. Bản đồ thể hiện phân bố của bệnh dịch tả lợn châu Phi
(cập nhật vào ngày 18/8/2018)
Nguồn: OIE và FAO (2018)


6

1.1.2. Tại Việt Nam
Theo báo cáo về tình hình và cơng tác phịng, chống bệnh dịch tả châu Phi phục
vụ Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn
châu Phi, ngày 04/3/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 01/2 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành
phố (Hưng n, Thái Bình, Hải Phịng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương);
tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn

297 tấn. Cụ thể tình hình dịch bệnh tại các địa phương như sau:
Tại tỉnh Hưng Yên: Từ ngày 01/02 - 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 57 hộ,
12 thơn, 8 xã, 5 huyện. Tồn bộ 2.323 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý
tiêu hủy bằng phương pháp chơn.
Tại tỉnh Thái Bình: Từ ngày 13/02 - 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 101
hộ, 33 thôn của 15 xã, 3 huyện. Toàn bộ 1.118 con lợn dương tính với bệnh đã được
xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chơn.
Tại thành phố Hải Phịng: Từ ngày 18/02 - 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại
38 hộ, 15 thôn, 6 xã, 2 huyện. Toàn bộ 424 con lợn dương tính với bệnh đã được xử
lý tiêu hủy bằng phương pháp chơn.
Tại tỉnh Thanh Hóa: Từ ngày 22/02 - 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra ở 01 hộ
chăn nuôi tại xã Định Long, huyện Yên Định. Toàn bộ 226 con lợn dương tính với
bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Tại thành phố Hà Nội: Từ ngày 22/02 - 02/3/2019, bệnh DTLCP đã được phát
hiện tại 01 hộ chăn nuôi lợn rừng tại khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy, Long
Biên. Tồn bộ 25 con lợn rừng ni dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy
bằng phương pháp chôn.
Tại tỉnh Hà Nam: Từ ngày 27/02 - 02/3/2019, bệnh DTLCP đã được phát hiện
tại 01 hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng. Toàn bộ 15 con lợn
dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Tại tỉnh Hải Dương: Từ ngày 01/3 - 02/3/2019, bệnh DTLCP đã được phát
hiện tại 03 hộ chăn nuôi lợn tại xã Hiến Thành, huyện Kim Mơn. Tồn bộ 107 con
lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.


7

Hình 1.5. Bản đồ thể hiện sự phân bố dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam
(cập nhật đến ngày 14/3/2019)
Nguồn: Cục Thú y (2019)

Từ ngày 01/02 - 27/3/2019, đã có 476 xã của 91 huyện, thuộc 23 tỉnh, thành
phố (Hưng n, Thái Bình, Hải Phịng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam,
Hịa Bình, Điện Biên, Thái Ngun, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn,
Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Bắc Giang,
Quảng Trị, Vĩnh Phúc) xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, làm 73.000 con lợn bị nhiễm
bệnh và phải tiêu hủy (Theo báo cáo nhanh tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên
đàn lợn của Sở Nông nghệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Quảng Ninh).

Hình 1.6. Bản đồ 17 tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam và mức độ
thiệt hại của ngành chăn nuôi.
Nguồn: Cục Thú y (2019)


8

Theo báo cáo cập nhật hàng ngày của Chi cục Chăn ni và Thú y tỉnh Quảng
Ninh, tính đến 16h ngày 2/6/2019, bệnh DTLCP đang xảy ra tại 3.464 xã, 335 huyện
của 52 tỉnh, thành phố (gồm: Hà Nội, Hà Nam, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định,
Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình, Vĩnh Phúc, n Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Hưng n,
Thái Bình, Hải Phịng, Hải Dương, Thái Ngun, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Khánh Hịa, Quảng Nam, Đắk Nơng, Đồng Nai, Bình Phước, Hậu Giang,
Hà Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang, Gia Lai,
Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Cà Mau, Bạc
Liêu, Tiền Giang, Bình Định và Kon Tum), tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là
2.136.959 con. Ngoài ra, đã có 111 xã thuộc 60 huyện của 24 tỉnh, thành phố đã qua
30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có 43 xã thuộc 14 tỉnh
có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh.
Chú thích:
1. BG-Bắc Giang;

2. BK-Bắc Kạn;
3. BN-Bắc Ninh;
4. ĐB-Điện Biên;
5. H-Huế;
6. HB-Hịa Bình;
7. HD-Hải Dương;
8. HN-Hà Nam;
9. HP-Hải Phòng;
10. HY. Hưng Yên;
11. LC-Lai Châu;
12. LS-Lạng Sơn;
13. NA-Nghệ An;
14.NB-Ninh Bình;
15. QN-Quảng Ninh;

16. QT-Quảng Trị;
17. SL-Sơn La;
18. TB-Thái Bình;
19. TH-Thanh Hóa;
20. TN-Thái Nguyên;
21. VP-Vĩnh Phúc;
22. YB-Yên Bái;
23. PT-Phú Thọ;
24.Q.Nam-Quảng
Nam;
25. KH-Khánh Hịa;
26. ĐN-Đồng Nai;
27.BP-Bình Phước;
28.HG-Hậu Giang;
29. NĐ-Nam Định;

30. CB-Cao Bằng

Hình 1.7. Bản đồ thể hiện sự phân bố dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam
(cập nhật ngày 25/5/2019)
Nguồn: Viện Thú y (2019)


9

Theo Cục Thú y từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 11/2/2020, bệnh DTLCP đã
xảy ra tại 8.548 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy
là 5.988.697 con; với tổng trọng lượng là 342.091 tấn (chiếm khoảng 9% tổng trọng
lượng của cả nước).
Trong đó, tháng 12/2019 đã buộc tiêu hủy 38.172 con, giảm 97% so với tháng
5/2019 (tháng cao điểm buộc phải tiêu hủy hơn 1,27 triệu con lợn); tháng 1/2020
buộc tiêu hủy 12.037 con (giảm 99% so với tháng 5/2019); tháng 2/2020 (đến ngày
11/2/2020) buộc phải tiêu hủy 6.209 con.
Theo công văn số 5319/BNN-TY ngày 11/8/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh
dịch tả lợn châu Phi, giai đoạn 2020-2025, từ đầu năm 2020 đến ngày 11/8/2020,
bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 944 xã của 44 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu
hủy trên 40.000 con lợn. Cả nước còn 183 xã của 18 tỉnh, thành phố có dịch chưa
qua 21 ngày. Nguy cơ bệnh DTLCP tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới
là rất cao, do đặc điểm của vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn
tại lâu ngồi mơi trường, đường lây truyền rất phức tạp; hiện chưa có thuốc, vắc xin
phịng bệnh, trong khi tổng đàn lợn có thể tăng cao trong thời gian tới; việc buôn
bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng; thời tiết thay đổi gây bất lợi cho đàn
lợn, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển.
Do bệnh chưa có vắc xin phịng bệnh nên tỷ lệ chết 100%, vì vậy cần phải có
cơng tác phịng chống bệnh tốt. Những thông tin về dịch tễ bệnh vẫn thường xuyên

được các cơ quan có chức năng báo cáo, điều này càng khẳng định thêm về tình
hình diễn biến của bệnh DTLCP ở nước ta vẫn còn rất phức tạp và đang là vấn đề
cần quan tâm, nó gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi lợn trên diện rộng.
1.2. Dịch tễ học bệnh dịch tả lợn châu Phi
1.2.1. Căn bệnh
Bệnh dịch tả lợn châu Phi do vi rút ASF, thành viên duy nhất của họ
Asfarvidae gây ra (Dixon và cs., 2013), ASF có khả năng gây chết lợn bị nhiễm với
tỷ lệ lên tới 100% với các đặc trưng là sốt cao, xuất huyết đa cơ quan (FAO, 2017).
Theo Báo cáo Hội thảo khoa học về bệnh dịch tả lợn châu Phi của Hội thú y
Việt Nam năm 2019:


10

(1) Vi rút dịch tả lợn châu Phi là một DNA vi rút có cấu trúc phức tạp: Dạng
hình khối nhiều mặt, có kích thước 200nm; Có vỏ bọc bên ngồi, đường kính 175215 nm; DNA sợi đơi, 170-190 kbp mã hóa hơn 170 protein.

A
B
C
Hình 1.8. Ảnh vi rút (A. Ảnh vi rút dưới kính hiển vi điện tử, B. Ảnh vi rút cắt
ngang và C. Ảnh mặt ngoài vi rút)
Nguồn: Cục Thú y (2019)
Với 23-24 kiểu gen (genotype) khác nhau. Kết quả giải trình tự của các mẫu
bệnh phẩm thu được từ ổ dịch ASF đầu tiên, các nhà khoa học của Phịng thí
nghiệm trọng điểm Cơng nghệ sinh học Thú y, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, đã khẳng định có sự tương đồng rất cao giữa chủng vi rút ASF Việt Nam
với chủng ASF đang tồn tại và lưu hành ở Trung Quốc thời gian qua. Đây là chủng
thuộc genotyp II, được phát hiện từ ổ dịch bùng phát ở Georgia vào năm 2007 và
sau đó đã lây lan nhiều nước châu Âu (Ge và cs., 2018).


Hình 1.9. Phả hệ của vi rút DTLCP ở Việt Nam năm 2019
Nguồn: Cục Thú y (2019)


11

(2) Đích tấn cơng của ASF là tế bào đơn nhân (Monocyte) và đại thực bào
(Macrophage): Chúng tấn công trực diện, nhân lên trong đại thực bào, điều chỉnh
chức năng đại thực bào, thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, ức chế cơ
chế phòng vệ của vật chủ. Vì vậy, có thể ni cấy thích ứng trên môi trường Viro
cell, tế bào đại thực bào tủy xương lợn.
(3) ASFV là một DNA vi rút biến đổi gen.
Cũng theo Báo cáo Hội thảo khoa học về bệnh dịch tả lợn châu Phi của Hội
thú y Việt Nam năm 2019: Vi rút có sức đề kháng cao với mơi trường: Vi rút
DTLCP chịu được nhiệt độ thấp và cả nhiệt độ cao. Bị bất hoạt ở 56oC/70 phút;
60oC/20 phút. Chúng bất hoạt khi pH < 3,9 hoặc pH >11,5 trong mơi trường khơng
có huyết thanh. Huyết thanh làm tăng sức đề kháng của vi rút, ví dụ ở pH = 13,4 sức
đề kháng kéo dài đến 21h (khơng có huyết thanh) và 7 ngày (có huyết thanh). Vi rút
dễ bị phá hủy trong các chất sát trùng ether và chloroform, bị bất hoạt khi xử lý
bằng NaOH 0,8% trong 30 phút, Hypochlorite 2,3% trong 30 phút, formalin 0,3%
(30 phút), Ortho-phenylphenol 3% (30 phút) và các hợp chất chứa iodine. Trong cơ
thể sinh vật sống, chúng tồn tại thời gian dài trong máu, phân và mô; đặc biệt là thịt
lợn bị nhiễm bệnh, sản phẩm thịt lợn chưa nấu chín. Trong máu, chúng tồn tại và
giữ nguyên độc lực tới 6 năm nếu được bảo quản lạnh, ở nhiệt độ phòng cũng được
4 - 5 tuần. Vi rút trong lách lợn được bảo quản sâu (-20 độ C đến -70 độ C) tồn tại
từ 82 - 105 tuần, nếu ở 37 độ C được 22 ngày, ở 56 độ C chúng sống tới 180 phút.
Trong phân ẩm nhão vi rút tồn tại tới 122 ngày, trong nước tiểu 45 ngày. Chúng có
thể nhân lên trong cơ thể Ve (Omithodoros sp.). Vì vậy, ở những vùng có bọ ve
thân mềm Ornithodoros, phát hiện ASFV trong các ổ nhiễm góp phần hiểu rõ hơn

về dịch tễ học của bệnh. Đây là tầm quan trọng lớn trong việc thiết lập các chương
trình kiểm soát và diệt trừ hiệu quả (Costard và cs., 2013).
1.2.2. Loài, lứa tuổi mắc bệnh
Trong điều kiện tự nhiên chỉ có lợn nhà và lợn rừng mẫn cảm với vi rút gây
bệnh. Lợn rừng có sức đề kháng tốt và qua chọn lọc từ nhiên, chúng ít ốm và chết vì
bệnh, nhưng lại là nguồn bệnh nguy hiểm cho lợn nhà. Những lồi lợn hoang dã này
đóng vai trị là vật chủ chứa ASFV ở châu Phi (Costard và cs., 2013); (SanschezVizcaíno và cs., 2015).


12

Lợn nhà, đặc biệt là lợn thả rông rất dễ bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp
hoặc từ phân, nước tiểu của lợn rừng hoặc từ chó, mèo, các vật dụng, kể cả con người
bằng cách này hay cách khác đã tiếp xúc với mầm bệnh, mang và phát tán mầm bệnh.
Các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ,… không bị bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ký sinh trùng đều là vật mang trùng và lây nhiễm
cho lợn nhà.
Bệnh có thể xảy ra quanh năm. Lợn nhà ở mọi lứa tuổi đều dễ dàng bị bệnh.
1.2.3. Con đường truyền lây
Vi rút DTLCP xâm nhập vào cơ thể theo nhiều con đường khác nhau. Qua
đường hơ hấp và tiêu hóa.
Lây trực tiếp do nhốt chung con bệnh và con khỏe.
Lây gián tiếp qua nước tiểu, đất, nước, thức ăn có nhiễm mầm bệnh, thức ăn dư
thừa, thú sản, các dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y, người chăn nuôi, phương tiện
chuyên chở ...

Hình 1.10. Vịng truyền lây bệnh dịch tả lợn châu Phi
Nguồn: Emerging infectious disease (2019)
1.2.4. Cơ chế sinh bệnh
Bằng gây bệnh thực nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh: chỉ 24h sau khi

gây nhiễm đã có thể tái phân lập vi rút ở hạch lâm ba vùng cổ, họng, … 48h ở gan,
lách, phổi và sau 3 - 7 ngày có thể phân lập vi rút ở mọi nơi trong cơ thể lợn. Điều
đó nói lên rằng ngay sau khi thâm nhập vào cơ thể lợn, vi rút đã tự nhân lên rất
nhanh chóng, lùa vào đường huyết và gây nhiễm trùng huyết rất nặng - lợn sốt cao


13

tới 42 độ C. Vi rút di trú đến tất cả các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Tại đó chúng
gây ra các ổ viêm xuất huyết, hoại tử. Vì thế, khi xét nghiệm, chúng ta thấy các
thành mạch máu bị thối hóa, xung quanh có rất nhiều bạch cầu đơn nhân tập trung.
Các tổ chức của hạch lâm ba, gan, lách, thận, phổi thay đổi nhanh chóng, các biểu
hiện đều thuộc về viêm xuất huyết, hoại tử.
Điểm nổi bật và đặc trưng của bệnh dịch tả lợn châu Phi là hiện tượng tan rã
nhân bạch cầu, giảm lượng bạch cầu tổng số và bạch cầu ái toan đồng thời gây tụ
huyết nặng làm tắc nghẽn mạch máu ngoại vi gây thâm tím da phần lớn cơ thể.
1.2.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh dịch tả lợn châu Phi
1.2.5.1. Triệu chứng
Lợn bị nhiễm bệnh DTLCP có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm
trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt với triệu chứng
của bệnh dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đốn bệnh DTLCP khó có thể xác định
và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, cần lấy mẫu gửi phịng thí nghiệm
để xét nghiệm phát hiện vi rút DTLCP
Thể quá cấp tính (Peracute) là do vi rút có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh,
khơng biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
Thể cấp tính (Acute): là do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5 420C. Trong 2 - 3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn,
lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần
nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số
vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đi, cẳng chân, da phần
dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1 - 2 ngày trước khi

con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển khơng vững, nhịp tim nhanh, thở
gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nơn mửa, tiêu chảy đơi khi có
lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy
và máu. Lợn sẽ chết trong vịng 6 - 13 hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể sảy thai
ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể
mạn tính thường khơng có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút dịch
tả lợn châu Phi trong suốt cuộc đời.


14

Thể á cấp tính (Subacute) gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình. Chủ yếu
được tìm thấy ở châu Âu, lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt
nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm tồn bộ phổi nên khó
thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó
khăn. Bệnh kéo dài 5 - 30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn
có thể chết, lợn mang thai sẽ sảy thai, lợn chết trong vòng 15 - 45 ngày tỷ lệ chết
khoảng 30 - 70%. Lợn có thể khỏi hoặc bị bệnh mạn tính.
1.2.5.2. Bệnh tích
Thể cấp tính: Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho, dạ dày, gan và thận. Thận
có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng
và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc
bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ
quan bên trong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng và phần tiếp giáp
với túi mật, túi mật sưng.
Thể mạn tính: Có thể gặp sơ cứng phổi hoặc có các ổ hoại tử hạch, hạch phổi
sưng, viêm dính màng phổi.
1.3. Chẩn đốn bệnh dịch tả lợn châu Phi
Chẩn đoán bệnh là một khâu quan trọng để phát hiện sớm bệnh DTLCP. Bởi
các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng, về bệnh tích đại thể và vi thể đối với bệnh

DTLCP thường có sự biến đổi rất đa dạng. Do sự khác nhau về độc lực của các
chủng vi rút, về số lượng vi rút xâm nhập vào các cơ quan và về sự mẫn cảm của
cơ thể bệnh súc.
Cũng chính những khó khăn này địi hỏi chúng ta cần có những phương pháp
chẩn đốn mang tính tổng qt và hiệu quả về các mặt.
Các phương pháp chẩn đoán thường dựa vào: chẩn đoán dịch tễ, chẩn đoán
qua triệu chứng lâm sàng, mổ khám bệnh tích, chẩn đốn vi rút học,...
1.3.1. Chẩn đốn phân biệt
Dịch tả lợn châu Phi và dịch tả lợn cổ điển khó có thể chẩn đốn phân biệt nếu
dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Vì vậy, trong mọi trường hợp phải
lấy mẫu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh.


×