Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại ba huyện thuộc tỉnh quảng ninh và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG NGỌC MINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT, HĨA
HỌC CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ TẠI BA
HUYỆN THUỘC TỈNH QUẢNG NINH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG NGỌC MINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT, HĨA
HỌC CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ TẠI BA
HUYỆN THUỘC TỈNH QUẢNG NINH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Ngành: THÚ Y
Mã số ngành: 8.64.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ QUỐC TUẤN



Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi trực tiếp nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Quốc Tuấn, sự giúp đỡ của cán bộ Trạm
Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật - Cơ quan Thú y vùng II và Chi cục
Thú y tỉnh Quảng Ninh.
- Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là hồn tồn
trung thực, khách quan, được rút ra từ tình hình thực tế của tỉnh Quảng Ninh
trong những năm qua và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận văn
đã được cảm ơn. Tất cả các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
TÁC GIẢ

Lương Ngọc Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được

sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng
nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này, tơi xin
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô
giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Thầy giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tơi hết
sức tận tình trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Trân trọng cảm ơn Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Cục thống kê tỉnh
Quảng Ninh đã cung cấp số liệu giúp tơi hồn thành luận văn này. Xin trân
trọng cảm ơn các hộ gia đình ni trâu, bị, lợn nái tại Quảng Ninh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình điều tra và thu thập mẫu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên,
giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
TÁC GIẢ

Lương Ngọc Minh


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHI:

Brain Heart Infusion

BL:


Bình Liêu

Cs:

Cộng sự

DNA:

Deoxyribonucleic Acid

FAO:

Food and Agriculture Oganization

HSND:

Hệ số năm dịch

MR:

Methylen Red

OIE:

Office International Epizooties Tổ chức dịch tễ thế giới

PCR:

Polymerase Chain Reaction


PRRSV:

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

PƯ:

Phản ứng

QY:

Quảng Yên

THT:

Tụ huyết trùng

TSI:

Triple sugar iron agar.

TT:

Thể trọng.

TW:

Trung ương

VK:


Vi khuẩn

VP:

Voges Proskauer

YPC:

Yeast extract Pepton-L-Cystin


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng giai đoạn 2016 2019 tại Quảng Ninh ...............................................................................33
Hình 3.1. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng
tại Quảng Ninh qua các năm 2016 - 2019 ..............................................34
Bảng 3.2. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng tại Quảng Ninh
theo mùa vụ .............................................................................................35
Bảng 3.3. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng tại Quảng Ninh
theo tuổi ..................................................................................................38
Bảng 3.4. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng tại Quảng Ninh
theo loài ...................................................................................................40
Bảng 3.5. Triệu chứng lầm sàng ở trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ....................43
Bảng 3.6. Các bệnh tích đại thể ở trâu, bị chết do tụ huyết trùng .........................44
Bảng 3.7. Kết quả phân lập vi khuẩn P. multocida từ dịch ngốy mũi của
trâu, bị khoẻ ...........................................................................................46
Bảng 3.8. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ mẫu bệnh phẩm trâu, bò nghi
mắc bệnh tụ huyết trùng ..........................................................................49

Bảng 3.9. Giám định một số đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng vi
khuẩn P. mutocida phân lập được ...........................................................50
Bảng 3.10. Kết quả thử phản ứng lên men đường của các chủng vi khuẩn P.
multocida phân lập được .........................................................................52
Bảng 3.11. Kết quả xác định serotype kháng nguyên của các chủng P.
multocida phân lập được .........................................................................53
Bảng 3.12. Xác định độc lực của các chủng P. multocida 55phân lập được .........55
Bảng 3.13. Kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng P.
multocida phân lập được .........................................................................57
Bảng 3.14. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng
trâu, bò ....................................................................................................59
Bảng 3.15. Kết quả tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng cho trâu, bò của tỉnh
Quảng Ninh trong các năm 2018 - 2019 .................................................61


v

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sơ đồ phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ......................................30
Hình 3.1. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng
tại Quảng Ninh qua các năm 2016 - 2019 ..............................................34
Hình 3.2. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bị mắc bệnh tụ huyết trùng theo mùa vụ ............36
Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bò chết do tụ huyết trùng tại Quảng Ninh theo
mùa vụ trong năm ...................................................................................38
Hình 3.4. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng tại Quảng Ninh
theo lồi ...................................................................................................41
Hình 3.5. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh tụ huyết trùng ............................42
Hình 3.6. Biểu đồ về tỷ lệ mẫu dịch ngốy mũi của trâu, bị khoẻ dương tính
với vi khuẩn P. multocida .......................................................................47



vi

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4
1.1.1. Vi khuẩn Pasteurella multocida ......................................................................4
1.1.2. Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn P. multocida gây ra ...................................10
1.2. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI .........................18
1.3. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM ..............................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................24
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................24
2.1.1. Đối tượng .......................................................................................................24
2.1.2. Nguyên vật liệu dùng cho nghiên cứu ............................................................24
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................24
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................25
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................25
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................25
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2016 - 2019 .........................................................................................25
2.3.2. Triệu chứng, bệnh tích điển hình ở trâu, bị mắc bệnh tụ huyết trùng ...........25
2.3.3. Phân lập và xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn P.
multocida ..................................................................................................................25
2.3.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị và đề xuất biện pháp phòng bệnh tụ huyết

trùng cho trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh ....................................................................26
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................26
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ...............26


vii

2.4.2. Phương pháp lấy mẫu .....................................................................................26
2.4.3. Phương pháp xác định triệu chứng, bệnh tích ở trâu, bị mắc bệnh và
chết do tụ huyết trùng ...............................................................................................26
2.4.4. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn P. multocida ............27
2.4.5. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn P. multocida phân lập được ..........................29
Hình 2.1. Sơ đồ phân lập vi khuẩn P. multocida .....................................................30
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................33
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU,
BÒ TẠI TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................33
3.1.1. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng giai đoạn 2016 2019 tại Quảng Ninh ................................................................................................33
3.1.2. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng tại Quảng Ninh theo
mùa vụ ......................................................................................................................35
3.1.3. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng tại Quảng Ninh theo tuổi .................38
3.1.4. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng tại tỉnh Quảng Ninh theo lồi ..........40
3.2. TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH ĐIỂN HÌNH Ở TRÂU, BÒ MẮC
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG ...................................................................................42
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng ở trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ............................42
3.2.2. Bệnh tích đại thể ở trâu, bị mắc bệnh tụ huyết trùng ....................................44
3.3. PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT, HĨA
HỌC CỦA VI KHUẨN P. MULTOCIDA ..............................................................45
3.3.1. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ dịch ngoáy mũi của trâu, bò khỏe
mạnh tại các địa điểm nghiên cứu ............................................................................45

3.3.2. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi mắc bệnh
tụ huyết trùng tại các địa phương nghiên cứu ..........................................................48
3.3.3. Giám định một số đặc tính sinh vật, hố học của các chủng vi khuẩn P.
mutocida phân lập được ...........................................................................................50
3.3.4. Xác định serotype kháng nguyên của các chủng vi khuẩn P. multocida
phân lập được ...........................................................................................................53
3.3.5. Xác định độc lực của các chủng P. multocida phân lập được .......................54


viii

3.3.6. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn P. multocida phân lập
được với một số loại kháng sinh và hóa dược ..........................................................57
3.4. THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
PHÒNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG CHO TRÂU, BÒ TẠI QUẢNG
NINH ........................................................................................................................58
3.4.1. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu,
bò ..............................................................................................................................58
3.4.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Quảng Ninh ........ 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................64
1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................64
2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn ni trâu, bò đang phát triển mạnh trên cả nước và là một ngành quan

trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Chăn ni trâu, bị khơng chỉ cung cấp sức
kéo mà cịn cung cấp lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt, cung cấp rất lớn
nguồn thực phẩm như: thịt, sữa có chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu
sử dụng của con người.
Chăn ni trâu, bị muốn phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế, ngồi cơng
tác giống, thức ăn, quản lý chăm sóc thì cơng tác phòng chống dịch bệnh là rất
quan trọng. Trong thực tế những năm qua, ngành thú y cả nước hoạt động rất mạnh
mẽ đã hạn chế nhiều bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác. Nhưng do đặc điểm của
từng vùng, từng khu vực và từng địa phương, do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác
nhau nên vẫn còn một số bệnh truyền nhiễm xảy ra.
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, địa bàn kinh tế động
lực trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Dân số 1,415 triệu người (Chi cục Thống
kê tỉnh Quảng Ninh, 2020) sinh sống tại 186 xã, phường, thị trấn thuộc 14 huyện,
thị xã, thành phố. Đây cũng là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 thành phố (ng Bí,
Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái) và 2 thị xã (Đơng Triều, Quảng Yên). Cùng với sự
phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thì nhu cầu về thực phẩm sạch và an tồn tại
Quảng Ninh là rất lớn. Hằng năm, chăn ni trong tỉnh mới đáp ứng khoảng 60%
nhu cầu tiêu dùng của người dân và khách du lịch, phần thiếu hụt phải nhập từ nơi
khác về. Đây là điều kiện cho dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xâm nhập, phát sinh
và lây lan. Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà ngành chăn nuôi tỉnh
Quảng Ninh thường gặp phải đó là bệnh tụ huyết trùng trâu, bị.
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thể bại huyết (Hemorrhagic Septicemia) là một
bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi trâu, bò. Hằng năm, trên
địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò gây ra
những thiệt hại kinh tế to lớn cho ngành chăn nuôi.


2

Do đặc điểm, vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai và điều kiện kinh tế xã

hội, phong tục tập quán và trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn
nuôi của người dân ở tỉnh Quảng Ninh, tình hình chăn ni trâu, bị đang rất phát
triển. Tuy nhiên, hằng năm bệnh tụ huyết trùng vẫn xảy ra khá phổ biến, gây ốm,
chết số lượng đáng kể trâu, bò của địa phương và đã trở thành vấn đề bức xúc, cần
được nghiên cứu. Vì vậy, ngồi việc áp dụng các biện pháp chăn ni an tồn sinh
học thì việc nghiên cứu sự lưu hành của vi khuẩn gây bệnh, chọn vaccine tiêm
phòng và thuốc điều trị có hiệu quả là vấn đề cấp thiết để hạn chế thiệt hại do dịch
bệnh gây ra.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất chăn nuôi, trên cơ sở kế thừa kết
quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, căn cứ vào cơ sở vật chất, trang
thiết bị tại đơn vị thí nghiệm, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu một số đặc
tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết
trùng trâu, bò tại ba huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát sự lưu hành vi khuẩn P. multocida ở trâu, bò khỏe và trâu, bò nghi
mắc bệnh tụ huyết trùng.
- Giám định đặc tính sinh vật, hóa học, yếu tố gây bệnh và serotype kháng
nguyên của vi khuẩn P. multocida phân lập được.
- Đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của vi khuẩn P.
multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh.
Bổ sung thêm tư liệu về đặc tính sinh vật, hóa học, yếu tố gây bệnh và
serotype kháng nguyên của vi khuẩn P. multocida phân lập được.
Đề xuất biện pháp phòng chống và điều trị bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bị
có hiệu quả cao.



3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc đánh giá tình trạng mang khuẩn P. multocida ở trâu, bị khỏe là cơ sở
cho việc điều chỉnh chiến lược phòng bệnh tụ huyết trùng tại tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất biện pháp phòng chống và điều trị bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bị
có hiệu quả cao.


4

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vi khuẩn Pasteurella multocida
1.1.1.1. Phân loại vi khuẩn
Theo phân loại của Bergey’s (1994), vi khuẩn P. multocida thuộc bộ (order)
Eubacteriales, họ (family) Parvobacteriaceae, tộc (tribe) Pasteurelliae, giống
(genus) Pasteurella, lồi (species) P. multocida.
1.1.1.2. Hình thái, kích thước và đặc tính ni cấy
Vi khuẩn Pasteurella multocida (P. multocida) là vi khuẩn có dạng cầu trực
khuẩn nhỏ, gram âm, kích thước khoảng 0,25 - 0,4 × 0,4 - 1,5 µm, vi khuẩn có thể
đứng riêng lẻ, thành đơi hoặc thành chuỗi, có giáp mơ, khơng sinh nha bào, khơng
có lông, không di động, bắt màu lưỡng cực. Khi nuôi cấy nhiều lần trong phịng thí
nghiệm hoặc trên các mơi trường nuôi cấy lâu ngày, với các điều kiện không thuận
lợi vi khuẩn có khuynh hướng biến dạng, thay đổi hình thái từ trực khuẩn dài hơn
cho tới dạng sợi mảnh De Alwis (1999).
P. multocida dễ dàng bắt màu với thuốc nhuộm fucxin hoặc xanh methylen.
Tính chất bắt màu lưỡng cực của vi khuẩn P. multocida có thể thấy khi nhuộm bằng

xanh methylen và chỉ thấy ở những tiêu bản làm từ máu động vật hay vi khuẩn phân
lập từ con vật mới chết. Vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường nhân tạo ít thấy tính
chất này (Nguyễn Như Thanh, 2001). Theo OIE (2012) sử dụng kỹ thuật nhuộm
Leishman, nhuộm xanh metylen, hoặc kỹ thuật nhuộm Giemsa cho thấy vi khuẩn
được nhuộm bắt màu lưỡng cực.
Vi khuẩn P. multocida có thể nuôi cấy ở nhiều loại môi trường, môi trường
nuôi cấy lỏng, đặc hoặc bán cố thể. Tùy vào mục đích nghiên cứu, người ta cho
thêm vào mơi trường các loại đường, axit amin và hóa chất khác nhau. Peter và cs
(1996) sử dụng môi trường dinh dưỡng tối thiểu để nuôi cấy chủng sinh độc tố và
không sinh độc tố của P. multocida. Mơi trường này gồm có 17 thành phần, trong


5

đó có cystein, glutamic axit, leucine, methionine, muối vơ cơ, nicotinamide,
pantothenate, thiamine. Kết quả 40/46 chủng đem thử (87%) mọc tốt trên môi
trường này, sau 10 lần cấy chuyển vẫn giữ nguyên khả năng sinh độc tố hoặc không
sinh độc tố như lúc đầu.
Môi trường BHI và môi trường Hottinger cải tiến là những mơi trường thích
hợp để sản xuất kháng nguyên tụ huyết trùng theo phương pháp lên men (Đào
Trọng Đạt, 1994).
P. multocida có nhiều loại hình dạng khuẩn lạc, trên mơi trường thạch huyết
thanh P. multocida có thể tạo thành 3 dạng khuẩn lạc:
+ Khuẩn lạc dạng S (Smooth): có rìa gọn, bóng láng, có dung quang mạnh và
vi khuẩn có độc lực mạnh.
+ Khuẩn lạc dạng M (Mucoid): nhày, ướt, có kích thước lớn nhất, bề mặt
khuẩn lạc ẩm ướt, có dung quang yếu, vi khuẩn có độc lực trung bình.
+ Khuẩn lạc R (Rough): có rìa xù xì, thường khơng có dung quang, vi khuẩn
có độc lực yếu.
Trên mơi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, nhỏ

long lanh như giọt sương, mặt khuẩn lạc vồng. Ni cấy lâu, khuẩn lạc có màu
trắng ngà dính vào mơi trường.
Trên mơi trường thạch máu hay BHI có bổ sung máu: vi khuẩn phát triển
mạnh, khơng gây dung huyết, kích thước khuẩn lạc lớn hơn trên mơi trường thạch
thường, có màu tro xám, hình giọt sương và có mùi tanh nước dãi khơ rất đặc trưng.
Đặc điểm này rất dễ nhận ra và được nhiều tác giả cơng nhận như một đặc điểm để
chẩn đốn.
Trên mơi trường thạch có huyết thanh và huyết cầu tố: khuẩn lạc nhỏ, rìa
gọn, có hiện tượng phát huỳnh quang khi xem khuẩn lạc bằng kính hiển vi có hai thị
kính với độ phóng đại thấp và góc phản quang của ánh sáng đèn điện là 45o, thấy
xung quanh mép khuẩn lạc có hiện tượng phát sắc cầu vồng. Khuẩn lạc dạng S có
dung quang màu xanh lơ, khuẩn lạc dang R có dung quang vàng, khuẩn lạc dạng M
khơng có đặc điểm nói trên. Hiện tượng phát quang của khuẩn lạc P. multocida có


6

liên quan đến tính chất của một số hợp chất có khả năng hấp thụ những tia sáng nhất
định có trong vi khuẩn (Heddleston, 1966).
Theo De Alwis (1999), tuỳ theo độc lực của vi khuẩn mà màu sắc huỳnh
quang của khuẩn lạc khác nhau:
+ Nếu vi khuẩn có độc lực cao: khuẩn lạc có màu xanh lơ, xanh lá mạ chiếm
2/3 diện tích khuẩn lạc về phía đèn, cịn 1/3 diện tích khuẩn lạc là màu vàng kim
loại, khuẩn lạc này gọi là Fg (Greenish Fluorescent).
+ Nếu vi khuẩn có độc lực vừa: khuẩn lạc màu xanh lơ ít hơn diện tích màu
vàng da cam, khuẩn lạc loại này là Fo (Orange Fluorescent).
+ Nếu vi khuẩn có độc lực yếu: khuẩn lạc của chúng khơng có hiện tượng
phát quang, khuẩn lạc loại này là Nt (Not Fluorescent). Khuẩn lạc nhỏ trịn trong.
Theo đặc tính dung quang này cịn có quan hệ chặt chẽ với sự tạo giáp mô của vi
khuẩn P. mutocida. Dựa vào tính chất này, có thể chọn những chủng P. multocida

có tính kháng ngun và miễn dịch cao (Smith, 1990).
1.1.1.3. Đặc tính sinh hóa
P. multocida lên men các đường glucose, mannitol, saccarose, fructose,
galactose, không lên men các loại đường lactose, mantose, arabinose. Dương tính
với phản ứng sinh Indol, oxidase, catalase. Phản ứng urease âm tính, khơng mọc
trên mơi trường MacConkey (Đặng Xn Bình, 2010; Lê Văn Dương, 2013).
1.1.1.4. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn P. multocida
* Kháng nguyên
Kháng nguyên P. multocida rất phức tạp và cấu trúc từng loại kháng nguyên
cũng luôn thay đổi. Những nghiên cứu về cấu trúc, số lượng và sự phân bố kháng
nguyên P. multocida rất quan trọng trong việc chế tạo vaccine. Cho đến nay, người ta
đã xác định được kháng nguyên của P. multocida có 3 loại là: Kháng nguyên vỏ K,
kháng nguyên thân O, kháng nguyên màng ngoài OMP (outer membrane protein).
- Kháng nguyên vỏ (K): chỉ có ở P. multocida tạo khuẩn lạc dạng S, không
gặp ở vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng M và R. Kháng nguyên K bao bọc xung quanh
thân vi khuẩn, giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào và ngăn cản sự tiếp


7

xúc giữa kháng nguyên O và kháng thể O. Thành phần và cấu trúc kháng nguyên K
khá phức tạp, theo Price và Smith (1966) chúng gồm có 3 loại là α, β, γ. Kháng
nguyên có cấu tạo dạng phức giữa protein và polysaccharide. Kháng ngun protein
của vỏ (giáp mơ) có khả năng gây miễn dịch mạnh. Kháng nguyên protein đã được
nhiều tác giả nghiên cứu và cho rằng nó rất thông dụng, được coi là yếu tố miễn
dịch quan trọng.
- Kháng nguyên thân (O): vi khuẩn P. multocida có kháng nguyên thân là
phức hợp protein - lipid - polysaccharide chiết xuất được nhờ acid trichoaxetic,
dung dịch phenol và siêu âm. Phát hiện được bằng phản ứng kết tủa khuếch tán
trong thạch. Các chủng vi khuẩn tụ huyết trùng có serotype khác nhau theo kháng

nguyên O, chỉ có serotype B hầu như chỉ thuộc một nhóm kháng nguyên O. Những
chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng S chuyển sang dạng R vẫn giữ được kháng
nguyên O. Hiện nay, nhiều thực nghiệm xác nhận rằng, kháng ngun O đóng vai
trị quan trọng trong quá trình hình thành miễn dịch bảo hộ gia súc chống bệnh
(Phan Thanh Phượng, 1994).
- Protein màng ngoài (Outer membrane proteins - OPM): kháng nguyên
màng ngoài gồm 3 protein chính là 27kDa, 34kDa và 36kDa được tìm thấy ở hầu
hết các chủng (không phụ thuộc vào type của chủng đó). Một trong những protein
độc tính quan trọng của protein màng ngoài này là protein gắn huyết cầu tố
(hemoglobin-binding protein), protein này có một receptor đặc hiệu trên màng
hemoglobin. Đoạn gen mã hóa hemoglobin binding protein (hgbA) đã được giải
trình tự (Seleim, 2005).
Ba loại protein màng ngoài đã được phát hiện ở các chủng gây viêm teo mũi
được đặt tên là là OMP type I, OMP type II, và OMP type III.
Kháng nguyên của P. multocida rất phức tạp, xét về quan hệ hoá học, các
kháng nguyên protein và lipopolysaccharid của P. multocida có vai trị chính trong
q trình hình thành miễn dịch bảo hộ gia súc chống bệnh và kháng ngun là
polysaccharid đóng vai trị hỗ trợ.
* Giáp mơ của vi khuẩn P. multocida


8

Giáp mơ là lớp vỏ nhày bao bọc ngồi tế bào, được sinh ra ở điều kiện nhất
định trong quá trình sinh trưởng. Giáp mơ có tác dụng bảo vệ vi khuẩn chống lại sự
thực bào và các tác động có hại của mơi trường. Giáp mơ cũng là nơi dự trữ chất
dinh dưỡng cho vi khuẩn, đồng thời là yếu tố độc lực của vi khuẩn, vi khuẩn có giáp
mơ thường có độc lực cao. Carter (1955) cho biết, khi nuôi cấy vi khuẩn ở 370C
trong môi trường nhân tạo qua một đêm thấy vi khuẩn phát triển giáp mơ đầy đủ,
sau đó mất dần đi. Điều này chứng tỏ giáp mô chỉ tồn tại ở những vi khuẩn mới

phân lập từ gia súc mắc bệnh hoặc nuôi cấy trong thời gian ngắn. Vi khuẩn phân lập
được từ động vật mắc bệnh cấp tính đa số đều thấy có giáp mơ và có độc lực, khi
ni cấy những vi khuẩn này lâu trong môi trường nhân tạo, giáp mô của vi khuẩn
sẽ mất và vi khuẩn khơng cịn độc lực. Nhưng nếu cấy những vi khuẩn đã mất giáp
mô trên mơi trường có thêm máu hoặc tiêm truyền qua động vật thì vi khuẩn có thể
tái tạo lại giáp mơ và thể hiện độc lực.
Đặc tính kháng ngun giáp mô của P. multocida xác định theo type huyết
thanh A, B, D, E và F (Wilson và cs, 1992). Giáp mô của chủng type A được cấu
tạo bởi axit hyaluronic và polysaccharide. Axit hyaluronic không bị thực bào phát
hiện do nó khơng cótính miễn dịch, nhưng khi tinh chế kháng nguyên K của P.
multocida serotype A có một protein (300kDa) có thể ức chế đại thực bào của bị
(Seleim, 1993).
* Độc lực của vi khuẩn
Độc lực của P. multocida được biết từ thời Pasteur, đầu thế kỷ 20, Baldrey đã
nhắc đến ảnh hưởng của chất lọc canh trùng già trên thỏ và cho rằng vi khuẩn có
độc tính của lipopolysaccharide. Các nghiên cứu về độc lực của vi khuẩn P.
multocida trên thế giới cho thấy độc lực của vi khuẩn này khơng ổn định, nó thay
đổi tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, lồi vật mà nó ký sinh, cấy chuyển nhiều
lầntrong mơi trường nhân tạo độc lực của nó cũng yếu đi.
Khả năng xâm nhập và nhân lên trong cơ thể vật chủ được tăng cường bởi sự
hiện diện của kháng nguyên và polysaccharide đó là một trong những yếu tố độc lực
quan trọng nhất đối với loài này (Wilkie và cs, 2012).


9

Độc lực của P. multocida rất phức tạp và không ổn định, tuỳ thuộc vào chủng
vi khuẩn và loài vật kí sinh. Nghiên cứu về độc lực của vi khuẩn P. multocida các
tác giả cho thấy ở những gia súc, gia cầm chết do P. multocida gây ra người ta tìm
thấy dấu hiệu tác động của độc tố.

* Độc tố của vi khuẩn P. multocida
Độc tố của P. multocida là chất phân bào mạnh, có khả năng hoạt hóa men
phospholipase C beta. Độc tố này cũng thúc đẩy hoạt động của RhoA và tác động
tới các protein nhóm G như: G alpha (q), G alpha (12/13) (Orth và cs, 2005).
Những độc tố có bản chất từ protein khơng chịu nhiệt đã được tìm thấy ở một
số chủng P. multocida thuộc type huyết thanh A và D, đặc tính kháng nguyên của
những độc tố này tương đối giống nhau. Các vi khuẩn thuộc serotype B hiếm khi có
độc tố bản chất là protein, chưa có thí nghiệm nào chứng minh độc tố có bản chất
protein của serotype E.
- Nội độc tố (Lipopolysaccharide): Lipopolysaccharide là yếu tố độc lực chính
và đóng một vai trò chủ yếu trong việc gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò. Các chủng
P. multocida thuộc type D gây viêm teo mũi sau khi tiến hành điện di phát hiện thấy
có ít nhất 6 loại lipopolysaccharide đồng nhất với protein màng ngoài.
- Ngoại độc tố (Exotoxin): Ngoại độc tố là sản phẩm của giáp mô P.
multocida, đặc biệt là của các chủng thuộc type D. Yếu tố này là nhân tố gây hoại tử
niêm mạc (dermonecrotic toxin - DNT).
* Serotype của vi khuẩn P. multocida
Năm 1943 Little và Lyon đã tìm cách phân loại serotype vi khuẩn P.
multocida nhưng không thành công. Roberts (1947) đã dựa trên phản ứng chéo bảo
hộ trên chuột để phân loại. Tác giả dùng kháng huyết thanh chuẩn bị trên thỏ để bảo
vệ chuột khi công cường độc bằng các chủng P. multocida khác nhau, trên cơ sở
chuột được bảo hộ, chia vi khuẩn này thành 4 type là I, II, III và IV, đây là hệ thống
phân loại đầu tiên được công nhận. Kể từ đó tất cả các chủng gây bại huyết, xuất
huyết độc lực cao được xếp vào Roberts type I, các chủng phân lập được từ trâu, bò
thuộc type I. Điều này giúp ích khá nhiều cho việc phát hiện các chủng độc lực cao.


10

Tiếp đó, Carter sử dụng phản ứng kết tủa và phản ứng ngưng kết hồng cầu

gián tiếp, xác định được 4 serotype (được ký hiệu là A, B, C, D). Phản ứng ngưng
kết hồng cầu này được thực hiện trên tế bào hồng cầu người nhóm O, thành phần
tách từ màng tế bào này được chuẩn bị bằng cách đun tế bào sống P. multocida ở 56
°C/30 phút, loại bỏ tế bào bằng ly tâm sau đó thu lấy dịch nổi phía trên. Dựa trên
phản ứng này, tác giả đã phân loại P. multocida thành 4 loại kháng nguyên vỏ là A,
B, C và D. Các chủng gây bại huyết, xuất huyết theo cách phân loại của Carter chủ
yếu thuộc type B.
* Sức đề kháng của vi khuẩn P. multocida
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2009), vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị tiêu diệt
bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các chất sát trùng thông thường. Vi khuẩn bị diệt
khi đun ở 580C trong 20 phút, 800C trong 10 phút, 1000C chết ngay. Ánh nắng mặt
trời chiếu trực tiếp, diệt vi khuẩn trong canh trùng sau 1 ngày. Trong tổ chức của
động vật bệnh bị thối nát, vi khuẩn sống được 1 - 3 tháng.
Trong máu, mô bào, nước tiểu của súc vật chết, vi khuẩn giữ được độc lực
trong vòng 5 - 9 ngày. Trong tuỷ xương vi khuẩn giữ được độc lực ít nhất 8 ngày sau
khi con vật chết. Vì vậy, bệnh phẩm được gửi đi chẩn đoán tốt nhất là tuỷ xương.
Các chất sát trùng thơng thường diệt vi khuẩn nhanh chóng như axit phenic
5% trong 1 phút, creolin 3%, crezyl 3%, nước vôi 1% trong 3-5 phút. Vi khuẩn sống
khá lâu và sinh sản trong đất ẩm, thiếu ánh sáng có nhiều muối nitrat và chất hữu
cơ. Trong chuồng, trên đồng cỏ, trong đất, vi khuẩn có thể sống hàng tháng có khi
hàng năm.
1.1.2. Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn P. multocida gây ra
1.1.2.1. Đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
Bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra thường ở 2 thể chủ yếu là nhiễm trùng
huyết, xuất huyết (Haemorrhagic septicaemia - HS) và viêm phổi ở bò (Bovine
Pneumonia). Thể viêm phổi ở bò thường gặp tại các nước châu Âu và khu vực Bắc
Mỹ do vi khuẩn P. multocida type A gây ra (Frank, 1989). Ở một số nước châu Á
như Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka... bệnh tụ huyết trùng thể bại huyết ở lợn quan hệ
với serotype B:2 (Gamage và cs, 1995). Chính từ nghiên cứu này, các tác giả cho



11

rằng, vi khuẩn P. multocida serotype B:2 không chỉ gây bệnh tụ huyết trùng thể bại
huyết ở trâu, bò mà cịn là tác nhân gây bệnh cho lợn, bệnh có thể lây truyền từ trâu,
bò sang lợn mẫn cảm và ngược lại. Benkirane và De Alwis (1999) cho biết chủng
B:2 và E:2 là 2 chủng phổ biến nhất của vi khuẩn P. multocida và có liên quan đến
bệnh ở trâu, bò tại nhiều nước châu Á và châu Phi.
1.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009), bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò phát triển
như sau: Bệnh phát sinh ở các vùng nóng ẩm, vào mùa mưa, vi khuẩn có sẵn trong
đất, được nước mưa đưa lên mặt đất, dính vào rơm, cỏ và trơi vào các hồ, ao,
mương, máng. Trâu, bò ăn phải rơm cỏ và uống nước có nhiễm khuẩn sẽ mắc bệnh.
Sau khi vào đường tiêu hóa, vi khuẩn qua niêm mạc nhờ các vết xây xát nhỏ
do rơm cỏ, xâm nhập vào máu, tiến đến hệ thống lâm ba ruột và hạch sau hầu,
thường hạch sau hầu sưng rất to. Từ đó vi khuẩn đi vào hệ thống hạch lâm ba trước
vai, trước đùi làm cho những hạch này sưng và thủy thũng. Bởi vậy ta thường thấy
trâu, bò bị bệnh tụ huyết trùng có biểu hiện đặc trưng: Sưng hầu mà nhân dân gọi là
“bệnh trâu hai lưỡi”.
Bình thường một số trâu bò khỏe cũng mang vi khuẩn tụ huyết trùng trong hệ
thống hơ hấp và tiêu hóa. Nhưng vi khuẩn khơng gây bệnh và gia súc có sức đề
kháng cao, giữa vi khuẩn và gia súc có sự cân bằng sinh học. Khi gặp các yếu tố
ngoại cảnh bất lợi: Thiếu thức ăn, làm việc nặng, thời tiết thay đổi đột ngột, trâu, bò
bị giảm sức đề kháng, thế cân bằng sinh học bị phá vỡ và vi khuẩn trở nên cường
độc, gây bệnh cho trâu, bò. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy trong điều kiện chăn
nuôi kém phát triển, đàn trâu, bò được chăn thả tự do trên các đồng cỏ tự nhiên, tạo
điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát (Gajendragad và cs, 2012).
1.1.2.3. Đặc điểm dịch tễ học
* Nguồn bệnh và phương thức lây lan
Nguồn lây bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò, lợn, gia cầm bị bệnh và mang

trùng. Trong cơ thể gia súc khỏe mạnh, ở điều kiện nhất định, vi khuẩn P. multocida
thường tồn tại ở đường hô hấp trên của vật chủ. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm,


12

vi khuẩn gia tăng về số lượng và độc lực, từ đó tác động gây bệnh. Tại các ổ dịch
cũ, phần lớn những gia súc sống sót sau dịch thường trở thành những con vật mang
trùng và thường xuyên bài tiết mầm bệnh ra ngoài ngoại cảnh, những gia súc cảm
thụ mới là những trâu, bò mới sinh sau vụ dịch hay gia súc mới nhập đàn chưa có
miễn dịch (De Alwis, 1999).
* Mùa vụ phát bệnh
Mùa phát bệnh tụ huyết trùng ở các nước Châu Á tập trung vào các tháng và
mùa khác nhau trong năm. Lane E. P và cs (1992) khi nghiên cứu sự bùng phát dịch
tụ huyết trùng tại Zimbabwe đã đưa ra kết luận, bệnh nổ ra suốt mùa mưa trong
những tháng mùa hè. Ở đảo Java (Indonesia) bệnh xuất hiện vào cuối mùa khô, đầu
mùa mưa (Natalia và cs, 1993). Sự ảnh hưởng của mùa vụ tới bệnh cũng được xác
nhận tại Pakistan (Sheikh và cs, 1996). Dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong
năm, nhưng thời điểm thuận lợi nhất để dịch bệnh bùng phát là vào mùa mưa.
Ở nước ta bệnh xuất hiện ở khắp nơi, có khi chỉ là những ổ dịch nhỏ, xảy ra
lẻ tẻ. Nhưng bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm bệnh lây lan thành dịch, bởi
nhiệt độ ẩm của mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh.
Các tỉnh miền Tây Nam Bộ do khí hậu nóng ẩm và nhiều đồng lầy nên bệnh xảy ra
quanh năm.
* Loài vật và tuổi mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết các lồi gia súc, gia cầm, lồi có vú hoang dại và
chim đều mẫn cảm với bệnh. Nhiều tác giả đã khẳng định, nơi nào có bệnh tụ huyết
trùng trâu, bị thì ở đó người ta cũng phát hiện bệnh này ở động vật hoang dã.
Theo De Alwis (1984) loài vật cảm nhiễm mạnh nhất đối với bệnh tụ huyết
trùng là trâu và bị trong đó trâu mẫn cảm hơn bò, từ kết quả nghiên cứu các ổ dịch

tụ huyết trùng trâu, bò ở Sri Lanka tác giả đã khẳng định điều đó. Robertson (1999)
cho biết, ở châu Á, bệnh xảy ra ở trâu mạnh hơn ở bò, tỷ lệ trâu mắc bệnh có thể
gấp 3 lần bị.
1.1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
* Triệu chứng lâm sàng


13

Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thường xảy ra với các triệu chứng lâm sàng chủ
yếu: sốt cao, bỏ ăn, chảy nước dãi, khó thở, thủy thũng vùng hầu, xuất huyết, tụ
huyết niêm mạc mắt, mũi, sưng hạch, viêm phổi. Bệnh kéo dài từ vài giờ đến vài
ngày và động vật chết ở giai đoạn cuối do nhiễm trùng huyết. Theo Lê Văn Năm và
cs (1999), thời kỳ ủ bệnh kéo dài 1 đến 14 ngày, bệnh thường ở hai dạng, nhiễm
trùng huyết và bội nhiễm.
Theo Trung tâm nghiên cứu UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục
cộng đồng (2005), diễn biến bệnh 3 - 5 ngày, tỷ lệ chết 90 - 100%. Bò bệnh bị
nhiễm trùng máu chết rất nhanh trong 1 - 1,5 ngày, nếu bệnh ác tính bị sốt cao 41420C, hung dữ điên cuồng, đập đầu vào tường, chết nhanh trong vòng 24 giờ. Tất cả
trâu, bị bị bệnh đều thấy có có các dấu hiệu lâm sàng như: bỏ ăn, mệt mỏi và bồn
chồn, 90,74% đàn trâu, bị thở nghe có âm ran. Các dấu hiệu lâm sàng khác bao
gồm tiết nhiều nước bọt, khó thở, tiết nước mũi nhầy. 100% những cá thể đã chết vì
nhiễm tụ huyết trùng đều khó thở, tiết nước mũi nhầy, chán ăn, bồn chồn, tiết nhiều
nước bọt (Ahrar và cs, 2011).
* Bệnh tích
Phần đầu, cổ và vùng hàm dưới của con vật sung huyết và bị phù nề. Các
đốm xuất huyết hình thành khắp cơ thể và có thể nhìn thấy máu chảy ra từ khoang
ngực và bụng, thận bị sưng lên và sung huyết. Có các đốm xuất huyết ở màng ngồi
tim. Phổi cũng có sự biến đổi, phổi bị phù nề nặng, khí phế thũng vách phổi (Ahrar
và cs, 2011).
1.1.2.5. Chẩn đoán bệnh

* Chẩn đoán sơ bộ
Là một phương pháp cần thiết, dựa trên những dấu hiệu lâm sàng, khám
nghiệm tổn thương về bệnh lý đại thể và khảo sát các thông số dịch tễ học, xem xét
về sự lưu hành bệnh trong khu vực.
* Chẩn đoán lâm sàng
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009), chẩn đoán lâm sàng căn cứ vào điều kiện
phát sinh bệnh và các biểu hiện đặc trưng về triệu chứng, bệnh tích như: sốt cao,


14

dấu hiệu thần kinh, tụ huyết và xuất huyết nặng hầu như ở tất cả các tổ chức. Hạch
lympho vùng hầu, trước vai và trước đùi sưng to thủy thũng. Triệu chứng hơ hấp rõ.
* Chẩn đốn phân biệt
+ Bệnh tụ huyết trùng: dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh như hạch
hầu sưng to, có biểu hiện triệu chứng thần kinh, thè lưỡi, mắt đỏ.
+ Bệnh nhiệt thán: dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng do con vật chết đột ngột
với triệu chứng phù thũng. Bệnh tụ huyết trùng phù thũng nặng hơn và có triệu
chứng tụ huyết, xuất huyết, thịt màu hồng tím. Cịn bệnh nhiệt thán thấy thịt đen,
máu đen đặc khó đơng, xuất huyết ở các lỗ tự nhiên.
+ Bệnh tiêm mao trùng: cũng gây chết đột ngột và phù thũng nhưng thủy
thũng có màu hồng, ở bệnh tụ huyết trùng tích nước màu vàng.
* Chẩn đoán vi khuẩn học
De Alwis (1999) đã đưa ra phương pháp tốt nhất để phân lập vi khuẩn là tiêm
truyền dưới da cho chuột với lượng từ 0,1 - 0,2 ml máu hoặc tủy xương đã được
chuẩn bị nuôi cấy. Nếu đúng là P. multocida gây bệnh tụ huyết trùng, chuột sẽ chết
trong vòng 24 giờ, lấy máu chuột ni cấy sẽ cho kết quả thuần khiết.
* Chẩn đốn huyết thanh học
Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học để xác định serotype của P.
multocida, dựa vào việc xác định kháng nguyên vỏ và kháng nguyên thân của vi

khuẩn. Theo Nguyễn Như Thanh (2001), để khảng định chắc chắn vi khuẩn P.
multocida cần xác định serotype phân lập được bằng phản ứng ngưng kết nhanh
trên phiến kính, phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu cừu để xác định type kháng
nguyên giáp mô và phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch để xác định kháng
nguyên thân.
+ Phương pháp ngưng kết nhanh trên phiến kính: Đây là phương pháp chẩn
đốn thường quy phịng thí nghiệm, dựa vào kỹ thuật của Namioka và Murata
(1961) để định type kháng nguyên vỏ.
+ Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp IHA: Đây là phương pháp
được dùng phổ biến trong chẩn đoán để định type kháng nguyên vỏ.


15

+ Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch AGPT: Theo phương pháp của
Heddleston và cs (1972) để định type kháng nguyên thân.
+ Các phương pháp định type huyết thanh khác:
Phương

pháp

điện

di

miễn

dịch

đối


kháng

(Counter

-

Immmuoelectrophoresis):
Phản ứng đồng ngưng kết (Coaglutination test): Để phân biệt giữa type B và
Type E gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò (Rimler, 1992).
+ Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay): Phương
pháp ELISA đang được các nhà khoa học trên thế giới ứng dụng để chẩn đoán bệnh
tụ huyết trùng vì hiệu quả của phản ứng này. Dawkins và cs (1990) khẳng định, phản
ứng ELISA đối với bệnh tụ huyết trùng cho kết quả nhanh, chính xác và là phản ứng
chẩn đoán để xác định vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng, nhưng không thể định type
cho P. multocida. Kỹ thuật ELISA đã áp dụng thành công để kiểm tra miễn dịch và
giám định kháng nguyên của vi khuẩn P. multocida serotype B:2 (Natalia và cs,
1993, Chandrasekaran và cs, 1994). ELISA cũng được báo cáo là có độ nhậy gấp 3
đến 5 lần so với phương pháp ngưng kết gián tiếp hồng cầu (Pati và cs, 1996, Verma
and Jaiswal, 1997). Theo Trần Xuân Hạnh và cs (2007), kỹ thuật ELISE với kháng
nguyên P. multocida serotype B:2 có thể dùng để phát hiện hoặc đo sự hiện diện của
kháng thể thu được tự nhiên, kỹ thuật có độ nhạy cao, kinh tế và tiện lợi cho việc
kiểm tra với số lượng lớn mẫu huyết thanh. Qureshi và Saxena (2014) kiểm tra kháng
thể của 100 cá thể bò sau tiêm vaccine tụ huyết trùng phèn kết tủa bằng phản ứng
ngưng kết microtiter (MAT), Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (IHA) và
phương pháp (ELISA). Kết quả cho thấy hiệu giá đo bằng phương pháp ELISA luôn
cao hơn so với MAT và IHA trong suốt q trình thí nghiệm.
* Chẩn đốn phi huyết thanh học (Nonserological test)
Một vài kỹ thuật chẩn đoán phi huyết thanh học đã được phát triển để nhận
biết nhanh các chủng. Những kỹ thuật này bao gồm Acriflavine Flocculation test

được miêu tả bởi Carter và Subronto (1973) để nhận biết các chủng type D, kỹ thuật
Hyaluronidase decapsulation test để nhận biết các chủng type A, kỹ thuật tạo men
Hyaluronidase để nhận biết nhanh các chủng thuộc type B.


×