Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá tình hình sản xuất rau cải thảo tại trang trại toyohiro endo, làng kawakami, tỉnh nagano, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH QUANG THỊNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU CẢI THẢO
TẠI TRANG TRẠI TOYOHIRO ENDO, LÀNG KAWAKAMI,
TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - TT - N01

Khoa

: Nơng Học

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Lân



Thái Nguyên - 2020



i

LỜI CAM ÐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả thực hiện được trình bày trong
khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tơi, nếu có sai sót gì tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và trường đề ra.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2020
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đinh Quang Thịnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của một sinh viên trước khi
hồn thành chương trình đào tạo. Thực tập giúp sinh viên củng cố kiến thức đã
học, có cơ hội tiếp cận và thực hành với cơng việc trong thực tế, qua đó giúp
sinh viên tích lũy thêm kỹ năng và kinh nghiệm với cơng việc trong tương lai.
Thật may mắn khi em được tham gia khóa thực tập nơng nghiệp tại Nhật
Bản. Nó khơng chỉ giúp em có thêm những kiến thức bổ ích mà nó cịn giúp cho
tơi có thêm những trải nghiệm những khám phá về một nền nông nghiệp tiên tiến,
hiện đại. Đây khơng chỉ là một khóa thực tập mà nó cịn là cả một cơ hội mới giúp
cho em có được những hướng phát phát triển sau khi tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS
Nguyễn Thị Lân, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện
và hoàn thành tốt được khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Nông Học, các
thầy cô giáo trong trung tâm phát triển quốc tế ITC đã giúp đỡ em thực hiện và
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bác chủ đã ln quan tâm, tạo
điều kiện và cung cấp số liệu giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp
tại địa bàn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, xong do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
khơng tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những
ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ÐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.............................................. viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại Cải Thảo .......................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc cây Cải Thảo ......................................................................... 4
2.1.2. Sự phân bố của cây Cải Thảo.................................................................. 4
2.1.3. Phân loại Cải Thảo .................................................................................. 5
2.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái............................................... 6
2.2.1. Đặc điểm thực vật học của cải thảo ........................................................ 6
2.2.2. Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây cải thảo .......................................... 8
2.3. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cải thảo ................................................. 9
2.3.1. Giá trị kinh tế cây Cải thảo ..................................................................... 9
2.3.2. Giá trị dinh dưỡng cây Cải thảo ............................................................ 10
2.4. Tình hình sản xuất rau thế giới và trong nước ......................................... 11
2.4.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ...................................................... 11


iv

2.4.2. Tình hình sản xuất rau trong nước ........................................................ 14
2.4.3. Tình sản xuất rau tại Nhật Bản.............................................................. 16
2.5. Điều kiện sản xuất kinh doanh của trang trại ........................................... 19
2.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng Kavakami ........................ 19
2.5.2. Điều kiện sản xuất kinh doanh của trang trại Toyohiro Endo .............. 21
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 22
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 22
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 22
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 22
3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 22

3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 22
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22
3.3.2 Các phương pháp xử lý số liệu............................................................... 23
3.3.3 Phương pháp phân tích thông tin ........................................................... 23
3.4. Những công việc cụ thể tại địa phương thực tập ..................................... 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Hiện trạng sản xuất của trang trại Toyohiro Endo ................................... 24
4.2. Tình hình ứng dụng quy trình kỹ thuật trong trồng rau cải thảo ............. 26
4.2.1. Cải tạo đất trước vụ gieo trồng mới ...................................................... 26
4.2.2. Tạo luống đất và phủ bạt nilong............................................................ 29
4.2.3. Uơm cây con ......................................................................................... 31
4.2.4. Trồng cây............................................................................................... 32
4.2.5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại .................................................... 33
4.2.6. Thu hoạch .............................................................................................. 34
4.2.7. Bảo quản sau thu hoạch......................................................................... 35
4.2.8. Dọn dẹp ruộng sau khi thu hoạch.......................................................... 35
4.3. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cải thảo và bài học kinh nghiệm rút ra


v

từ quá trình thực tập tại trang trại.................................................................... 36
4.3.1. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cải thảo tại trang trại .................... 36
4.3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 40
5.1. Kết luận .................................................................................................... 40
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Máy phân tích độ pH đất ................................................................. 27
Hình 4.2. Máy phân tích thành phần dinh dưỡng trong đất ............................ 28
Hình 4.3. Cày xới, cải tạo đất.......................................................................... 29
Hình 4.4. Phủ bạt Maruchi .............................................................................. 30
Hình 4.5. Hạt giống cây cải thảo ..................................................................... 31
Hình 4.6. Cây con đủ tiêu chuẩn đem ra vườn trồng ...................................... 32
Hình 4.7. Khoảng cách trồng cải thảo............................................................. 33
Hình 4.8. Thu bạt phủ khi kết thúc mùa vụ..................................................... 36


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong một số loại rau họ Thập Tự ........... 10
Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng rau trên thế giới giai
đoạn 2009 - 2018 ............................................................................ 12
Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn
2009 - 2018 ..................................................................................... 15
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất rau cải thảo ở Nhật Bản từ năm 2016 đến năm
2018 ................................................................................................. 18
Bảng 4.1. Tình hình sản xuất của một số cây trồng chính của trang trại Toyohiro
Endo giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................ 24
Bảng 4.2. Doanh thu của trang trại Toyohiro Endo giai đoạn 2017 – 2019 ... 25
Bảng 4.3. Một số loại máy móc sử dụng trong trang trại Toyohiro Endo ...... 26
Bảng 4.4. Tiêu chuẩn cây con khi trồng ......................................................... 32



viii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

ALIC

Agricultural and Livestock corporation

HTX

Hợp tác xã

JA

Hiệp Hội Nông Nghiệp Nhật Bản

Maruchi

Bạt phủ maruchi

STT

Số thứ tự


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Chương trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chương trình có sự hợp
tác, liên kết chặt chẽ giữa Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với Trung
tâm Đào Tạo và Phát Triển Quốc Tế về nhiều lĩnh vực giáo dục đào tạo, chuyển
giao khoa học cơng nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển nông nghiệp
đang được chú trọng quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang là một nước
nơng nghiệp dựa vào nơng nghiệp là chính.
Nằm ở khu vực Đơng Á với diện tích 377.972,75 km2, Nhật Bản có một
ngành nơng nghiệp phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện khí hậu vơ
cùng khắc nghiệt và là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế
giới. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3% dân số Nhật Bản làm
nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng cao cho hơn 127 triệu
dân [11].
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với nền kinh tế và khoa
học kỹ thuật phát triển cùng với đời sống người dân không ngừng được nâng
cao. Trong bối cảnh đó, việc khơng ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao,
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông
nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp
ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống của người dân. Chính
vì vậy việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có nền Nơng
nghiệp phát triển trong đó có Nhật Bản là quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp là vô cùng cấp thiết.
Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, bắp cải tây là loại thực vật
thuộc họ Cải ăn, được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đông Nam Á. Loại


2


thực vật này trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…
nhưng cũng có thể bắt gặp ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc [1]. Tại Nhật bản cải thảo
là một trong những loại rau chính với diện tích sản xuất lớn có thể đa dạng
trong chế biến.
Trong thời gian thực tập tại Nhật Bản em đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá tình hình sản xuất rau cải thảo tại trang trại TOYOHIRO ENDO,
làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản” . Với mong muốn tìm hiểu về mơ hình
tổ chức sản xuất, cách thức và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà họ áp dụng trong
nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng các
u cầu của thị trường khó tính trên thế giới. Từ đó đề xuất ý tưởng khởi nghiệp
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra được tình hình sản xuất cách thức sản xuất cải thảo của trang
trại Toyohiro Endo.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cải thảo tại trang
trại Toyohiro Endo.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm trong thời gian thực tập tại trang trại
Toyohiro Endo.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm được các quy trình trồng rau, quy tắc phủ bạt nilong, kỹ thuật cải
tạo đất, bón phân và quản lý đất sau mùa vụ.
- Đánh giá được tác dụng của việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến
vào đời sống sản xuất.
- Biết cách nhìn nhận về tình hình sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản
xuất rau tại làng Kawakami nói riêng từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản
thân.



3

1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Cung cấp các thông tin kiến thức về nền nông nghiệp công nghệ cao của
Nhật Bản.
- Củng cố những kiến thức tốt nhất giúp sinh viên làm quen với công việc
trải nghiệm cơng việc thực tế tại nước ngồi.
- Bước đầu hình thành về quy trình sản xuất rau sạch an tồn theo quy
trình sản xuất rau sạch an tồn tại Nhật Bản.
- Góp phần thu thập số liệu về thực tế sản xuất, đồng thời sẽ là tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại Cải Thảo
2.1.1. Nguồn gốc cây Cải Thảo
Cải thảo thuộc họ thập tự, chi Brassica, quê hương của nó là vùng Đơng
Á. Dạng tiền bối của nó là B. Campestris, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải với
khí hậu ơn hịa và ấm. Cải thảo được nhập vào Bắc Âu như là loại cây cho hạt
có dầu. Sau khi nhập vào Trung Quốc khoảng 2000 về trước, nó phân ly thành
các loại phụ khác nhau . Từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, loại phụ B.
Campetris subsp (cải củ) và B junce (cải lá) đã được ghi nhận ở Trung Quốc.
Sau đó Cải Củ chỉ được trồng ở phía bắc Trung Quốc, cịn loại cải trắng thì lại
được trồng ở phía Nam vào thế kỉ thứ 17 [1].
2.1.2. Sự phân bố của cây Cải Thảo
Cải thảo hay Bắp cải Trung Quốc (Brasica rapa subsp. Pekinensis) có
nguồn gốc từ Trung Quốc, là một trong các loại rau được trồng phổ biến nhất

ở Châu Á [8;9].
Từ Trung Quốc Cải thảo được nhập vào Nhật Bản khoảng năm 1866, sau
năm 1920 Cải thảo mới được phát triển rộng rãi ở Nhật Bản.
Ở Triều Tiên Cải thảo được mô tả từ thế kỉ 14, tuy nhiên thì mãi đến thế
kỉ 19 mới trở thành cây rau quan trọng nhất tại đất nước Triều Tiên.
Ở Pháp Cải thảo được gọi là Pepi mơ tả đầu tiên vào năm 1840.
Cịn ở Mỹ Cải thảo được quan tâm vào năm 1883 và được nhập vào đất
nước Anh Quốc năm 1887.
Cải thảo được nhập vào các nước Nam Á tương đối muộn, vài năm gần
đây mới trở nên phổ biến ở Malaisia, Indonesia và Tây Ấn Độ. Ở các nước này
Cải thảo chủ yếu được trồng vào mùa lạnh, khô ở đồng bằng của vùng cận nhiệt


5

đới, cịn ở vùng nứi cao nhiệt đới thì trồng quanh năm. Ngày nay nhờ có các
chương trình lai tạo giống tiên tiến nên Cải Thảo có thể trồng tạo các vùng đồng
bằng nhiệt đới.
Hiện này Cải thảo có thể trồng được cả ở Bắc Mỹ, Tây Âu và được trồng
như cây ôn đới [1].
2.1.3. Phân loại Cải Thảo
Cải thảo (Brassica rapa subsp. Pekinensis) thuộc: Giới (plantae), Bộ
(brassicales), họ (Brassicaceae), Chi (Brassica), Lồi (Brassica rapa).
Dựa theo hình dạng, kích thước và các tổ chức của bắp đã phân Cải thảo
thành 3 nhóm chính sau [7] :
 Brassica campestris var, cephalata: Đây là nhóm có bắp chặt với hình
dạng khác nhau, chồi bắp phát triển mạnh, đỉnh bắp có thể phẳng, trịn hoặc lồi,
bắp có hình trứng ngược, hình trái xoan.
 Brassica campestris var, cylindrical: Đây là nhóm có bắp chặt hình dài
thẳng đứng, có thể có hoặc khơng có các lá cuộn dài trên đỉnh. Bắp hơi nhọn

phía trên đỉnh.
 Brassica campestris var, laxa: Đây là nhóm có bắp mở, khơng chặt, có
màu vàng hoặc trắng vàng. Trên đỉnh và viền trên bắp có thể thẳng hoặc hơi
cong ra ngồi.
Ngồi ra cịn có sự khác nhau về thời gian sinh trưởng, trọng lượng bắp,
độ chặt bắp, số lượng lá và màu sắc lá.
Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau và dao động
từ 55 – 110 ngày tính từ khi gieo đến lúc thu hoạch sản phẩm. Số lượng lá của
các giống cũng khác nhau chúng dao động từ 20 đến 150 lá/cây. Thậm chí ngay
cả hệ rễ cũng có trọng lượng khác nhau, từ vài gram cho đến 10kg ở một số
giống [1].


6

2.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái.
2.2.1. Đặc điểm thực vật học của cải thảo
 Rễ
Cải thảo có hệ rễ chùm rất phát triển với sự phân nhánh mạnh. Khi các lá
thật phát triển trên mặt đất thì rễ chính tiếp tục ăn sâu xuống đất và từ đó bắt
đầu hình thành các rễ ngang. Đầu tiên ở giai đoạn cây con cải thảo có rễ cọc,
nhưng do việc cấy chuyền nên rễ này bị đứt sau đó rễ chùm phát triển mạnh.
Thời gian đầu các rễ chùm chỉ phát triển trên lớp đất mặt. Ở vào giai đoạn cây
trưởng thành hệ rễ ăn sâu xuống tầng đất phía dưới mặt đất 35 cm và ăn rộng
40 cm. Tuy nhiên khi vào giai đoạn sinh sản hệ rễ còn phát triển mạnh hơn nữa
[1].
 Thân
Trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, thân không phân nhánh, không
dài quá 20 cm. Trong thời gian này thân tiếp tục lớn lên, đường kính ở phần
gốc thân rộng từ 4 – 7 cm. Khi cây ở vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực, thân

sẽ tiếp tục dài ra có khi đạt tới 60 đến 100 cm, xuất hiện các cành cấp I, II,
thường thì các cành phía dưới dài hơn cành phía trên [1].
 Lá
Dạng lá biến đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng:
- Lá mầm: Có 2 đốt, hình thận và mộc đối nhau. Lượng dinh dưỡng dự trữ
trong lá mầm cung cấp cho cây ở giai đoạn đầu sau khi nảy mầm. Sau đó lá
mầm sẽ yếu dần và chết.
- Lá gốc: Có 2 lá thật mọc đối nhau trên thân tại cùng một độ cao, hình
thập tự. Các lá gốc thường dài, có cuống dài trung bình từ 8 – 15 cm. Sau vài
tuần những lá này sẽ già và chết đi.
- Lá không cuốn: Các lá mọc vịng xung quanh trục chính của thân. Mép
lá gợn sóng, nhưng có hình chữ V tại đáy của bản lá. Những lá của vòng trong


7

cùng thường nhỏ, và lớn lên cùng với sự sinh trưởng của cây. Các lá trưởng
thành nhưng chưa cuốn lớn lên rất nhanh và trải rộng ra. Chúng là những lá rất
cần cho các lá phía trong để hình thành bắp. Các lá này là bộ phận thực hiện
chức năng quang hợp để cung cấp dinh dưỡng cho các lá bên trong.
- Lá bắp: Các lá ngoài cùng của bắp thường có cuống dài, hẹp, hình trứng.
Cịn các lá bắp bên trong lại có bề ngang phát triển trong khi chiều dài ngắn lại
và tỷ lệ rộng dài tương đối.
- Lá thân: Là những lá mọc lên từ thân hoặc cành hoa. Cuống của những
lá này rộng và chặt lại, bó chặt lấy cành hoa. Lá có hình trứng ngược, nhỏ hơn
rất nhiều so với các lá không cuốn bắp và rất mịn.
 Hoa
Cành hoa đơn giản, dài, không xác định. Các hoa riêng biệt được giữ trên
thân chính của cành hoa. Hoa lưỡng tính gồm 4 dài, 4 cánh, 6 ống phấn trong
đó có 2 ngắn, 4 dài, 2 lá nỗn. 2 lá nỗn này hình thành bầu nhụy với rãnh giả

và hai hàng noãn cong. Các cánh hoa màu vàng sáng mọc chéo nhau nên được
gọi là họ thập tự.
 Qủa
Qủa của cải thảo thuộc nhóm quả giác, có chiều dài khoảng 7 cm, rộng
3,5cm với hai rãnh chứa hạt nằm dọc bên rìa vách giả. Trong quả chứa từ 10–
25 hạt, quả đạt kích thước tối đa sau khi hoa nở 3 – 4 tuần. Khi quả chín hồn
tồn, khơ, vỏ quả nứt dọc và hạt già rơi ra ngồi.
 Hạt
Hạt cải thảo có hình trịn hoặc hình trứng. Có đường kính khoảng 1- 2 mm,
đầu tiên có màu nâu trắng, sau đó chuyển thành màu đen xám. Hạt có nỗn hữu
thụ. Sau khi thụ tinh nội nhũ phát triển nhưng phôi lại phát triển muộn hơn vài
ngày, thậm chí sau hai tuần vẫn cịn rất nhỏ. Chất dinh dưỡng được dự trữ trong


8

lá mầm gấp lại với nhau. Rễ nhỏ nằm giữa hai lá mầm trọng lượng 1000 hạt
khoảng 3g [1].
2.2.2. Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây cải thảo
- Nhiệt độ: Nhiệt độ 16-25ºC là thích hợp nhất cho cải thảo sinh trưởng và
phát triển. Để nảy mầm và sinh trưởng của các lá chưa cuốn cần nhiệt độ 22°C.
Còn khi hình thành bắp thì cần nhiệt độ thấp hơn từ 16-20°C. Biên độ nhiệt độ
ngày đêm chênh lệch thuận lợi cho quá trình tạo bắp, và phụ thuộc rất nhiều
vào giống. Nhiệt độ cao làm các lá bị bé đi, hạn chế sinh trưởng của lá, làm
chậm trễ quá trình hình thành bắp và kích thích các cuống lá tăng kích thước.
Nhiệt độ cao hơn 25°C làm hạn chế tư thế bắp và thường gây hiện tượng cháy
phần đỉnh bắp. Nhiệt độ thích hợp ở giai đoạn ra hoa là 18-25ºC, nếu nhiệt độ
trên 32°C gây ra sự phát triển khơng bình thường của hoa, làm đài hoa to ra và
ảnh hưởng đến ống phấn, hạt phấn được sinh ra yếu và ít, gây ra hiện tượng ít
quả hoặc thậm chí khơng hình thành quả. [1]

- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng
của lá và sự hình thành bắp. Cường độ ánh sáng lớn kích thích sự tăng kích
thước của lá và sự hình thành bắp. Trong khi cường độ ánh sáng yếu gây ra lá
nhỏ hẹp và làm cho các lá phía ngồi thường ngả xuống. Thời gian chiếu sáng
ảnh hưởng chủ yếu khơng phải là sự hình thành bắp mà làm giảm sự tăng trọng
lượng và kích thước lá.
- Ẩm độ: đất ảnh hưởng đến sự hình thành cũng như tăng trưởng bắp. Cải
thảo là cây ăn lá, vì hơn 90% trọng lượng tươi là nước do vậy nó cần đảm bảo
đủ độ ẩm đồng ruộng thường xuyên từ 65-85%. Nước ảnh hưởng suốt cả quá
trình sinh trưởng nhưng ảnh hưởng mạnh nhất là giai đoạn hình thành và phát
triển bắp. Ở giai đoạn này nếu thiếu nước thì sự hình thành bắp bị ngừng trệ.
Tuy nhiên quá nhiều nước gây ra ngập úng, thiếu độ thống khí của đất, sẽ làm


9

chậm quá trình sinh trưởng và hình thành bắp. Đặc biệt nếu ngập úng và nhiệt
độ cao trong ba ngày cải thảo sẽ bị chết.
- Đất và dinh dưỡng: Cải thảo sinh trưởng tốt trên đất thịt nhẹ hoặc thịt
pha cát có độ màu mỡ cao. Đạm là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của lá
cũng như sự hình thành và lớn lên của bắp. Canxi là yếu tố thứ hai quan trọng
sau đạm, đặc biệt là giai đoạn hình thành và phát triển bắp, nếu thiếu canxi
trong giai đoạn này sẽ gây ra hiện tượng cháy đỉnh bắp. Lượng đạm được tập
trung vào lá sau trồng 2-3 tuần, vào giai đoạn trước thu hoạch nên hạn chế bón
đạm. Trong giai đoạn này nếu đạm nhiều vừa tạo điều kiện cho sâu bệnh phát
triển đồng thời lượng nitrat tích luỹ trong sản phẩm cao, hàm lượng vitamin C
giảm, không đảm bảo chất lượng sản phẩm.
2.3. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cải thảo
2.3.1. Giá trị kinh tế cây Cải thảo
Trong các loại rau thì cải thảo được gieo trồng nhiều chiếm một diện tích

đáng kể trong cơ cấu các loại rau. Với khoảng thời gian sinh trưởng ngắn nhờ
vậy nó giúp tăng thu nhập cho người nơng dân ở các khu vực nơng thơn. Ngồi
ra cải thảo cũng là loại rau dễ trồng không phải chăm sóc nhiều, sâu bệnh hại
ít, lá cải thảo tương đối cao và to nên khi cải thảo phát triển thì cỏ dại cũng
không nhập vào được do lá cải thảo che hết mặt đất vì vậy cũng hạn chế được
cỏ dại phát triển, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân [3].
Ở Trung Quốc loại rau này được trồng rộng rãi nhất trong 100 chủng loại
rau thông dụng. Ở phía Bắc Trung Quốc nó chiếm tới 1/4 lượng rau tiêu thụ
hàng năm. Ở Nhật Bản nó cũng là loại rau rất thơng dụng, chiếm vị trí thứ ba
sau cải củ và cải bắp trong tổng sản lượng rau hàng năm. Người trồng rau rất
thích trồng loại rau này chính vì thế hàng năm nó được sản xuất ít nhất
35.000ha. Cịn ở Triều Tiên nó là cây rau quan trọng nhất cả về tiêu thụ lần


10

diện tích gieo trồng. Ở Đài Loan diện tích trồng cải bao hàng năm là 9.000ha
đứng thứ hai sau cải bắp [1].
2.3.2. Giá trị dinh dưỡng cây Cải thảo
Cải thảo hay còn gọi là cải bao, cải cuốn thuộc họ cải. Cải thảo có màu sắc
gần giống với bắp cải, tuy nhiên là lớp lá bên ngồi có màu xanh đậm, lá non
bên trong có màu xanh nhạt, cuốn trong cùng có màu trắng. Cải thảo khơng chỉ
là rau ăn lá bình thường mà cịn là cây thuốc. Theo Đơng Y, Cải thảo có tính mát
vị ngọt, có cơng dụng hạ khí, giúp hạ nhiệt, làm giảm cảm giác rát ở cổ họng, đỡ
ho, bổ ích thường vị. Cịn theo nghiên cứu của khoa học hiện đại thì giá trị dinh
dưỡng có trong 100g cải thảo thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong một số loại rau họ Thập Tự
(tính trong 100g phần ăn được)
STT


Loại rau

Nước Protein Chất xơ Canxi
(%)

(%)

(g)

(mg)

Sắt

VitaminA

Vitamin

(mg) (µgcarotenen) C (mg)

1

Cải trắng

94,2

1,7

0,7

102


2,6

2,305

53

2

Cải thảo

95,0

1,4

0,6

19

0,7

890

38

3

Cải bắp

93,0


1,6

0,8

5

0,8

280

46

4

Xuplơ trắng

85,2

3,9

1,6

40

1,4

50

71


5

Xuplơ xanh

89,1

3,4

0,8

86

1,4

685

111

6

Cả bắp nhánh

90,5

2,8

0,9

30


1,0

55

72

7

Cải xanh

91,8

2,4

1,0

160

2,7

1,25

73

(Nguồn: Sự tiêu thụ thực phẩm ở Đông Á, FAO 2018)
Số liệu bảng 2.1. cho thấy, trong 100 g phần ăn được của cây Cải thảo
chứa 95% nước, 1,4% protein, 0,6 g chất xơ, 19 mg canxi, 0,7 mg sắt, 890
µgcarotenen và 38 mg vitamin C. Ngồi ra cải thảo cịn chứa sắt (0,2 mg/100
g), magie (9,9 mg/100 g), phospho (22 mg/100 g), kali (181 mg/100 g), kẽm

(0,2 mg/100 g), natri (6,8 mg/100 g) và mangan (0,1 mg/100 g).


11

Do có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, ngồi làm thực phẩm Cải thảo cịn
có thể sử dụng làm một số loại thuốc chữa bệnh như sau:
- Cải thảo dùng chữa sốt: Những người bị bệnh trường nhiệt, sốt rét hoặc các
bệnh tình trạng sốt kéo dài, khi bị sốt thì hay kém ăn hoặc khơng muốn ăn gì, vì
vậy có thể dùng cài thảo nấu canh cho người bệnh ăn vừa bổ lại giúp hạ sốt.
Ngăn ngừa ung thư: Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, các loại rau
thuộc họ cải như xúp lơ, bắp cải, cải thảo… có thể ngăn ngừa một số bệnh ung
thư như: ung thư buồng trứng, ung thư thận, ung thư tụy nhờ vào các hợp chất
có trong cải thảo như glucosinolat, acid sinapic, flavonoid, thành phần kháng
oxy hóa phenolic [12].
2.4. Tình hình sản xuất rau thế giới và trong nước
2.4.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như:
vitamin, chất khoáng axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…Phát triển sản xuất
rau cịn có ý nghĩa cung cấp ngun liệu cho công nghiệp thực phẩm phát triển
và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Sản xuất rau quả nói chung là ngành có hiệu
quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao
động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng
trọt theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao. Với ý nghĩa to lớn
trên rau được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng khơng thể
thiếu được trong nơng nghiệp. Tình hình sản xuất rau trên thế giới thể hiện qua
bảng 2.2


12


Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng rau
trên thế giới giai đoạn 2009 - 2018
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2009

49,67

18,17

902,93

2010

50,90

18,14

923,73


2011

52,36

18,28

957,19

2012

53,78

18,23

980,534

2013

54,82

18,23

1000,03

2014

55,43

18,64


1033,91

2015

56,77

18,57

1055,87

2016

57,07

18,73

1073,48

2017

57,37

18,81

1083,46

2018

57,88


18,81

1088,83

Chỉ tiêu

(Nguồn: FAO 2020)
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, diện tích trồng rau trên thế giới giai đoạn 2009
– 2018 tăng đều qua các năm. Năm 2009 cả thế giới trồng được 49,67 triệu ha,


13

năm 2018 là 57,88 triệu ha, tăng 8,21 triệu ha so với năm 2009. Trung bình mỗi
năm tăng 0,821 triệu ha.
Năng suất rau biến động khơng nhiều, năm 2010 có năng suất thấp nhất là
nhất là 18,14 tấn/ha, năm 2018 năng suất rau đạt cao nhất là 18,81 tấn/ha, tăng
0,67 tấn/ha so với năm 2010.
Do diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng rau cũng tăng đều qua
các năm. Năm 2009 có sản lượng thấp nhất là 902,93 triệu tấn, năm 2018 đạt
1.088,83 triệu tấn, tăng 185,9 triệu tấn so với năm 2009.


14

2.4.2. Tình hình sản xuất rau trong nước
Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chứa nhiều nước nên dễ
bị hư hỏng. Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươi thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nơng thơn. Là

loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại dễ hư hỏng,
vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa thuận tiện cho việc
thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất rau quả xuất khẩu
của nước ta cịn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm cịn thấp, bao bì
đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có sức cạnh tranh, số lượng sản xuất
chưa nhiều, cơng tác tiếp thị cịn yếu [5].
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả năm 2005 , trong những năm
gần đây những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản
phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau....phát triển mạnh
cả về quy mơ và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao[8].
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất
hàng hố, trong đó rau hàng hố tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân
cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại
rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4-3
vụ/năm), trình độ thâm canh của nơng dân khác nhau, song mức độ khơng an
tồn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau ln canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau
được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất
đa dạng: phục vụ rau tươi cho cư dân trong vùng, ngồi vùng, cho cơng nghiệp
chế biến và xuất khẩu.


15

Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được
hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất
trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường
bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản

xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel
có điều khiển kiểm sốt các yếu tố mơi trường.
Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam
giai đoạn 2009 - 2018
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2009

526,55

145,75

7,67

2010

553,23

146,77


8,12

2011

488,32

141,08

6,88

2012

834,50

151,68

12,65

2013

980,14

137,75

13,50

2014

1018,99


141,35

14,40

2015

936,22

155,79

14,58

2016

954,21

159,25

15,20

2017

987,81

159,65

15,73

2018


1011,49

161,31

16,31

Chỉ tiêu

(Nguồn: FAO 2020)
Theo số liệu của FAO cho ta thấy tình hình sản xuất rau ở Việt Nam các
năm gần đây biến động không theo quy luật. Năm 2011 có diện tích trồng rau
thấp nhất là 488,32 nghìn ha. Năm 2014 diện tích trồng rau tăn lên rất cao, đạt
1018,99 nghìn ha, sau đó diện tích lại giảm cịn 954,21 nghìn ha (năm 2016),
987,81 nghìn ha (năm 2017) và 1011,49 nghìn ha (năm 2018).


×