Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã tung qua lìn, huyện phong thổ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VÀNG A PHÚC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI XÃ TUNG QUA LÌN,
HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên - 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VÀNG A PHÚC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI XÃ TUNG QUA LÌN,
HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: Phát triển nông thônK48

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Mạnh Hùng

Thái Nguyên - 2020


i
LỜICẢMƠN
Qua q trình thực tập tốt nghiệp, tơi đã bước đầu được tiếp cận với kiến
thức thực tế, đây là tiền đề giúp tôi nâng cao kiến thức và trải nghiệm so với
những gì tơi đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện
nay và hồn thành khóa học của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa Kinh
tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp củaTh.S Nguyễn Mạnh Hùng tôi đã
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải phápxây dựng nông
thôn mới tại xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu”.
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Mạnh
Hùng, người đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực tập và hồn thiện
đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Cục Thống kê, Ủy ban nhân dân
xãTung Qua Lìn, các phịng ban trong xã, huyện Phong Thổ đã giúp đỡ tơi hồn
thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tơi đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hồn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế về kiến thức nên chuyên đề của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy
kính mong các thầy cơ và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

Vàng A Phúc


ii
DANHMỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất xãTung Qua Lìn năm 2019 ........................ 30
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động xã Tung Qua Lìn năm 2019 ............ 35
Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn xã Tung Qua
Lìnnăm 2019 ................................................................................ 36
Bảng 4.4. Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp của xã Tung Qua Lìn
năm 2019 ....................................................................................... 37
Bảng 4.5: Hiện trạng quy hoạch của xã Tung Qua Lìnnăm 2019 .................. 39
Bảng 4.6: Hiện trạng đường giao thông của xã Tung Qua Lìn năm 2019...... 40
Bảng 4.7.Hệ thống thủy lợi của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ......................... 42
Bảng 4.8: Hiện trạng điện của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ........................... 43
Bảng 4.9: Tình hình thực hiện cơ sở vật chất văn hóa (Tính đến tháng 12 năm
2019) ............................................................................................. 44
Bảng 4.10: Thông tin và truyền thông của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ........ 45
Bảng 4.11.Hiện trạng nhà ở dân cư của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ............ 46
Bảng 4.12. Thực trạng một số chỉ tiêu kinh tế và tổ chức sản xuấtcủa xã Tung
Qua Lìn năm 2019 ........................................................................ 47

Bảng 4.13. Tình hình GD&ĐT của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ................... 49
Bảng 4.14. Thực trạng Y tế của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ......................... 50
Bảng 4.15: Tình hình văn hóa của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ..................... 50
Bảng 4.16. Thực trạng môi trường và an tồn thực phẩm của xã Tung Qua Lìn
năm 2019 ....................................................................................... 51
Bảng 4.17:Thực trạng hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật của xã Tung Qua
Lìn năm 2019 ................................................................................ 54
Bảng 4.18. Thực trạng Quốc phòng vàAn ninh của xã Tung Qua Lìnnăm 2019
....................................................................................................... 55
Bảng 4.19.Tổng kết các tiêu chí của xã so với tiêu chí chung ........................ 57


iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ANTT

: An ninh trật tự

BPTNNNT

: Bộ Phát triển nông nghiệp, nông thôn

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BQL

: Ban quản lý


CNH

: Cơng nghiệp hóa

DTTN

: Diện tích tự nhiên

HTX

: Hợp tác xã

HĐH

: Hiện đại hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

: Nông thôn mới

NVH


: Nhà văn hóa

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

PTNT

: Phát triển nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trân tổ quốc

TCXDVN

: Tổ chức xây dựng Việt Nam

THCS

: Trung học cơ sở

TB

: Trung bình


TP

: Thành phố


iv
MỤCLỤC

LỜICẢMƠN ...................................................................................................... i
DANHMỤC CÁC BẢNG................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ..................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .......................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn ........................... 4
2.1.2. Đơn vị nông thôn mới ............................................................................. 6
2.1.3. Chức năng của nông thôn mới ................................................................ 6
2.1.4. Chủ thể xây dựng nông thôn mới ........................................................... 9

2.1.5. Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới ....................................... 9
2.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới .................................. 12
2.3. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới ....................................... 14
2.4. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ............................................ 15
2.4.1.Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới ............. 15


v
2.4.2. Tình hình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam................................... 18
2.4.3. Một số kinh nghiệm rút ra qua việc triển khai xây dựng mơ hình nơng
thơn mới .......................................................................................................... 25
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 27
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 29
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Tung Qua Lìn ................................ 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ........................................... 29
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Tung Qua Lìn giai đoạn
2019-2019 ....................................................................................................... 34
4.2.1. Dân số và lao động của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ............................ 34
4.2.2. Cơ cấu kinh tế của xã Tung Qua Lìn năm 2019 ................................... 36
4.2.3. Thực trạng sản xuất nơng nghiệp của xã Tung Qua Lìn giai đoạn 2017
– 2019.............................................................................................................. 37
4.3. Thực trạng nông thôn mới tại xã Tung Qua Lìn ...................................... 38
4.3.1.Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới giai đoạn 2016 – 2020 ............................................................ 38
4.3.2.Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016– 2020 ................ 39

4.4. Đánh giá của người dân về xây dựng mơ hình nơng thơn mới ................ 57
4.5. Những hạn chế yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân .............................. 62
4.5.1. Những hạn chế yếu kém........................ Error! Bookmark not defined.
4.5.2. Nguyên nhân hạn chế yếu kém ............. Error! Bookmark not defined.
4.6. Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững mơ hình nơng thơn
mới trên địa bàn xã Tung Qua Lìn .................................................................. 65


vi
4.6.1. Giải pháp về vốn ................................................................................... 65
4.6.2. Giải pháp về quy hoạch ......................................................................... 65
4.6.3. Giải pháp về giao thông, thủy lợi .......................................................... 65
4.6.4. Giải pháp về giảm nghèo ...................................................................... 65
4.6.5. Giải pháp về phát triển giáo dục đào tạo............................................... 66
4.6.6. Giải pháp phát triển kinh tế ................................................................... 66
4.6.7. Giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ............................. 67
4.6.8. Giải pháp về văn hóa – mơi trường ....................................................... 67
4.6.9. Giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức trong hệ thống chính trị
cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự ........................................................................... 68
4.6.10. Các biện pháp khác ............................................................................. 68
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 69
5.1. Kết luận .................................................................................................... 69
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 69
5.2.1.Kiến nghị đối với các cấp chính quyền .................................................. 69
5.2.2. Đối với người dân ................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHIẾU KHẢO SÁT ..........................................................................................


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số ở khu vực nông thôn chiếm
khoảng 70% dân số cả nước. Nông nghiệp, nông thơn ở Việt Nam có vai trị
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phát triển nông nghiệp,
nông thôn là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển hiện nay. Nhận
thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã ban hành những nghị quyết, quyết
định về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khaiNghị quyết số
100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Khóa XIII về phê
duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 20162020 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn
2016-2020. Ngày 17 tháng 10 năm 2016 Chính phủ ra Quyết định số1980/QĐTTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới giai đoạn 2016
- 2020, với mục tiêu: đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã hướng dẫn về việc thực hiện Bộ
tiêu trí quốc gia về nơng thơn mới… Xây dựng nông thôn mới được tất cả các
tỉnh trên phạm vi toàn quốc quan tâm, là chủ đề của nhiều hội thảo, hội nghị, đề
tài nghiên cứu nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Trên
cơ sở các quyết định của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, các địa phương sẽ tiến hành rà sốt và xây dựng chương trình hành động
để thực hiện thắng lợi xây dựng nông thôn theo bộ tiêu chí mới.
Xã Tung Qua Lìn là một xã nằm ở phía Bắc huyện Phong Thổ, gồm 5 bản,
bản Căng Ký, bản Cò Ký, bản Căng Há, bản Khấu Dầu, bản Hờ Mèo, gồm 6 dân
tộc, H’mơng, Hà Nhì,Thái, Giấy, Mường, Kinhcùng sinh sống. Địa hình là đồi
núi dốc bị chia cắt bởi các dãy núi đất và khe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp,


2

ngồi ra có đường 132 thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội địa phương. Xã
được UBND tỉnh Lai Châu chọn làm xã xây dựng nông thôn mới, trong những
năm qua mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng kinh tế xã hội của xã đã đạt được
nhiều khởi sắc. Kinh tế nơng nghiệp nói chung và kinh tế hộ của xã Tung Qua
Lìn nói riêng đang dần phát triển theo đà chung của cả nước nhưng nó cũng
khơng tránh khỏi những mâu thuẫn còn tồn tại cần được giải quyết. Xuất phát từ
thực trạng đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xãTung Qua Lìn, huyệnPhong
Thổ, tỉnhLai Châu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mơ hình nơng
thơn mới ở xã Tung Qua Lìnthời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy
mạnh q trình xây dựng mơ hình nơng thôn mới ở địa phương thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về mơ hình nơng thơn mới
và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
- Đánh giá được thực trạng xây dựng mơ hình nơng thơn mới ở xã Tung
Qua Lìnthời gian qua.
- Phân tích được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây
dựng mơ hình nơng thơn mới ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh q trình
xây dựng mơ hình nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiêncứu
Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể tham gia quá trình xây dựng mơ
hình nơng thơn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổ chức đồn
thể thuộc xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
1.3.2. Phạmvi nghiêncứu



3
* Phạm vi về khơng gian:
Xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
* Phạm vi về thời gian
Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 2019
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ ngày 15 tháng 1 năm 2020 đến ngày
30 tháng 5 năm 2020.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tung Qua Lìnlà
cơ hội cho sinh viên khảo sát thực tế, áp dụng cơ sở lý thuyết vào thực tiễn, học
hỏi kinh nghiệm truyền thống của địa phương. Là hình thức tập luyện trước khi
ra trường.
+ Nâng cao kiến thức đã được học và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
+ Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của bản thân
trong quá trình nghiên cứu.
1.4.2. Ýnghĩa trong thực tiễn
Nghiên cứu điệu kiện kinh tế - xã Tung Qua Lìntừ đó đưa ra các số liệu
trong các lĩnh vực nơng - lâm - ngư - nghiệp làm cơ sở cho các nhà chun mơn
và người dân có những phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động trong trồng trọt, chăn ni, cải thiện các cơng trình phúc lợi xã
hội.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn
2.1.1.1. Nông thôn
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nơng thơn,
cịn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ
tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nơng thơn có cơ sở hạ
tầng không phát triển bằng vùng đô thị.
Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị
trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng có ý kiến
khác lại cho rằng, vùng nơng thơn là vùng có dân cư làm nơng nghiệp chủ yếu,
tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp.
Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước.
Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theo
tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Trong điều kiện Việt Nam nhìn nhận dưới góc độ quản lý thì có thể hiểu
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân,trong đó có nhiều nơng dân.
Tập hợp cư dân này tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi
trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức
khác.” [6]
2.1.1.2. Phát triển nơng thơn
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông thôn. Và đây là
khái niệm của Việt Nam, được tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển
kinh tế xă hội của Chính phủ, khái niệm được hiểu là: “Phát triển nông thôn là
một q trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá


5
trình này, trước hết là do chính người dân nơng thơn và có sự hỗ trợ tích cực
của nhà nước và các tổ chức khác”.[7]

2.1.1.3. Khái niệm nghèo
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo. Nhưng Việt Nam thừa nhận
quan điểm về nghèo của Hội nghị chống đói nghèo của khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băngkok - Thái Lan vào tháng 9/1993. Khái
niệm nghèo được thể hiện như sau:“Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân
cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu
cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và
phong tục tập qn của địa phương.”[8]
2.1.1.4. Hộ nơng dân
Trong khi có rất nhiều khái niệm khác nhau về hộ nông dân thì ta chỉ có
thể tìm hiểu về một số khái niệm. Và dưới đây là 1 trong những khái niệm
đó:“Hộ nơng dân là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nơng
nghiệp. Ngồi các hoạt động nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn có thể tiến hành
thêm các hoạt động khác như: Tiểu thủ CN, dịch vụ,.v.v…”[9]
2.1.1.5. Kinh tế hộ nông dân
Khi nhắc đến khái niệm kinh tế hộ nơng dân thì ta có thể nhắc đến khái
niệm sau: “Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản
xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này
trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Ngồi ra có thể tiến hành trao
đổi, bán cho người khác khi sản phẩm đó đối với họ là khơng cần thiết.”[6]
2.1.1.6.Thu nhập
Có thể hiểu thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm
được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng...[10]


6
2.1.2. Đơn vị nông thôn mới
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng
dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới quy định đơn vị nơng thơn
mới có 3 cấp:

- Xã nơng thơn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nơng
thơn mới);
- Huyện nơng thơn mới (khi có 75% số xã nơng thơn mới);
- Tỉnh nơng thơn mới (khi có 75% số huyện nơng thơn mới).
Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung Ương kiểm tra việc công nhận xã nông
thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới cho
các huyện có 75% số xã trong huyện đạt nơng thơn mới và tỉnh có 75% số
huyện trong tỉnh đạt nơng thơn mới.
2.1.3. Chức năng của nông thôn mới
2.1.3.1. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp
của các quốc gia. Có thể nói nơng nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn.
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp
chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của
nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất
nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây
dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại.
Chính vì vậy, xây dựng nơng thơn mới khơng có nghĩa là biến nơng thơn
trở thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mơ hình phát triển của thành thị vào
xây dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nơng thơn
và khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn.


7
2.1.3.2. Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nơng thơn được hình
thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy
tắc hành vi của xã hội gồm những người quen này là những phong tục tập qn
đã được hình thành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn nhau trên quy
phạm phong tục tập quán đó. Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan hệ quan

trọng nhất. Chính các tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc phục
được những nhược điểm của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nông dân chống
chọi với thiên tai đại họa. Cũng chính văn hố q hương đã sản sinh ra những
sản phẩm văn hố tinh thần q báu như lịng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh
gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin, yêu quý quê hương.vv.., tất cả
được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nơng thơn đặc thù. Các truyền thống văn
hố q báu này địi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hồn cảnh
đặc thù. Mơi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con người cũng có tính
năng động cao, vì thế văn hố q hương ở đây sẽ khơng cịn tính kế tục. Do
vậy, chỉ có nơng thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc,
dịng tộc mới là mơi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hố q
hương. Ngồi ra, các cảnh quan nơng thơn với những đặc trưng riêng đã hình
thành nên màu sắc văn hố làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như
trời đất giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tơn trọng tự nhiên, mưu cầu phát
triển hài hồ cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc.
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn
nên việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã
mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi
sự hài hồ vốn có của nơng thơn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều
này không những hạn chế tác dụng của chức năng nơng thơn mà cịn có tác
dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nơng thơn và cảnh quan văn hố
truyền thống.


8
2.1.3.3. Chức năng sinh thái
Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích luỹ trong suốt
một q trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải
tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnh
hưởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống,

con người và tự nhiên sinh sống hài hồ với nhau, chức năng người tơn trọng
tự nhiên, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự
nhiên. Thành thị là hệ thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ cao nhất.
Quá trình mưu cầu cuộc sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị càng
ngày càng xa rời tự nhiên. Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ
hài hồ vốn có giữa con người với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trường một
cách nghiêm trọng.
Q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hoá khiến con người ngày càng xa
rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí. Nếu
so sánh với hệ thống sinh thái đơ thị, thì hệ thống sinh thái nơng nghiệp một
mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con
người, mặt khác cũng đáp ứng được các u cầu về mơi trường tự nhiên. Thuộc
tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang
chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống
thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên..vv..phát huy các tác dụng sinh thái như
điều hồ khí hậu, giảm ơ nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống
xâm thực đất đai, làm sạch đất..vv.
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt
giữa thành thị với nơng thơn. Thơng qua sự tuần hồn của tự nhiên và năng
lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái
của nông thôn.
Các cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cùng với môi trường sinh thái có thể
đáp ứng được nhu cầu trở về với tự nhiên của con người. Nơng thơn có thể bù


9
đắp được những thiếu hụt sinh thái của thành thị. Mơi trường tự nhiên n tĩnh
có thể điều hồ cân bằng tâm lý con người. Môi trường sinh vật phong phú
khiến con người có thể cảm thụ được những điều tốt đẹp từ cuộc sống. Sự chung
sống hài hoà giữa con người với tự nhiên có tác dụng thanh lọc và làm đẹp tâm

hồn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các khu du lịch sinh thái xung
quanh các khu đô thị ngày càng phát triển rầm rộ. Do vậy, phải nên xây dựng
nơng thơn mới với những đóng góp tích cực cho sinh thái. Có thể coi chức năng
sinh thái chính là thước đo một đơn vị có thể coi là nông thôn mới hay không.
Đồng thời phải phân biệt rõ không được lẫn lộn ranh giới giữa nông thôn với
thành thị.
2.1.4. Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân thực sự là
chủ thể xây dựng nông thôn, người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch,
đồng thời góp cơng, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá
trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… đồng thời, cũng
là người hưởng lợi từ thành quả của nông thơn mới. Chính vì vậy, nơng dân là
chủ thể xây dựng nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng
nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát huy được vai trị tích cực của
nơng dân.
2.1.5. Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới
2.1.5.1. Động lực từ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa
Xây dựng nông thôn mới XHCN nếu chỉ dựa vào nguồn đầu tư từ nhà
nước hay chỉ tiến hành trong nội bộ nông thôn sẽ không tạo ra được động lực
cũng như tính linh hoạt, mà cần phải đặt nó trong bối cảnh phát triển thành thị
và nông thôn đồng hành với nhau, dựa trên những quan điểm hệ thống. Thực
tế, các vấn đề về nông nghiệp cần phải được giải quyết thông qua phát triển
công nghiệp, các vấn đề về nơng dân phải giải quyết thơng qua phi nơng hóa,
phát triển nông thôn phải song hành cùng phát triển thành thị. Điều này cũng


10
có nghĩa là việc giải quyết các vấn đề “tam nơng” khơng thể chỉ bó hẹp trong
nội bộ nơng thơn và nông nghiệp, mà cần phải xây dựng nên quan niệm phát
triển thành thị và nông thôn song hành với nhau, xóa bỏ mọi ngăn cách giữa

thể chế nơng thơn với thành thị, phải đưa vấn đề phát triển nông nghiệp vào
trong bố cục phát triển kinh tế quốc dân, đưa tiến bộ nơng thơn vào tiến bộ
chung của tồn xã hội, phải xem xét mục tiêu gia tăng thu nhập nông dân trong
hệ thống phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân. Chỉ có như vậy mới có
thể giải quyết triệt để bản chất của các vấn đề “tam nơng”. Từ ý nghĩa này có
thể thấy, các cơng trình xây dựng cải tạo nơng thơn cho dù cũng rất quan trọng,
nhưng khơng thể coi đó là động lực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới XHCN.
Xây dựng nông thôn mới cần phải kết hợp chặt chẽ với đơ thị hóa và cơng
nghiệp hóa mới có sức mạnh và đảm bảo tính liên tục.
Ý nghĩa của cơng nghiệp hóa ở đây khơng chỉ ở hiện đại hóa sản xuất
nơng nghiệp, mà cịn ở chỗ cung cấp ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho lực
lượng lao động dồi dào ở nông thôn. Do vậy, đối với sự nghiệp xây dựng nông
thôn mới XHCN, nhà nước cần phải ra các chính sách nhằm gia tăng sức thu
hút của thành thị, xóa bỏ các chính sách gây cản trở đến sự chuyển dịch lao
động và ngành nghề sang khu vực thành thị, không nên cố định các ngành nghề
công nghiệp tại các khu vực nông thôn.
2.1.5.2. Động lực từ nông dân phi nơng hóa
Q trình đi lên hiện đại hóa của một quốc gia cũng chính là q trình
chuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đồng thời
cũng là q trình người nơng dân tự do chuyển đổi thân phận của mình. Trong
quá trình này, nguồn lực lao động sẽ chuyển dịch không ngừng từ nông nghiệp
sang khu vực phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị, đó cũng chính là
q trình phi nơng hóa người nơng dân. Giải phóng thân phận phi nơng hóa của
nông dân là yêu cầu để phát triển nông thôn, đồng thời cũng là nhu cầu tất yếu
của chính bản thân người nông dân.


11
Giải quyết vấn đề việc làm cho người nông dân là một sự nghiệp to lớn,
bên cạnh các biện pháp khai thác tiềm năng cung cấp cơ hội việc làm từ chính

trong nội bộ nơng thơn ra, cịn cần phải tích cực đẩy mạnh chuyển dịch nơng
dân sang thành cư dân thành thị. Muốn vậy, cần thiết phải xây dựng hình thành
nên thị trường lao động bình đẳng giữa nơng thơn với thành thị, để người nơng
dân có những cơ hội làm việc bình đẳng với cư dân thành thị, đồng thời tạo
điều kiện để họ có thể gia tăng tố chất cạnh tranh trên con đường mưu cầu việc
làm của mình. Do vậy, xây dựng nơng thơn mới XHCN cần đẩy mạnh đầu tư
cho nguồn lực lao động nông thơn, hồn thiện hệ thống giáo dục trong nơng
thơn, phổ cập rộng rãi khoa học kỹ thuật trong nông thôn, truyền bá rộng rãi
các tư tưởng khoa học, tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh cải thiện nông
nghiệp cũng như thân phận nơng dân của chính mình. Xây dựng nông thôn mới
XHCN phải lấy việc đẩy mạnh dịch chuyển nông dân làm cơ sở, chứ không
phải lấy việc cố định người nông dân làm mục tiêu.
2.1.5.3. Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ
chức hợp tác
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn
mới XHCN là phát triển hiện đại hóa nơng nghiệp. Hiện đại hóa nơng nghiệp
ở đây phải được hiểu là ngoài các điều kiện sản xuất hiện đại như thủy lợi, làm
đất, đường sắt giao thơng, viễn thơng thơng tin..vv., nó cịn bao hàm chun
nghiệp hóa trong các doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp. Một khi đã thực hiện
kinh doanh gia đình và phát triển kinh tế thị trường trong nơng nghiệp, thì nhất
định cũng phải thực hiện chuyên nghiệp hóa các doanh nghiệp trong lĩnh vực
nơng nghiệp. Đây cịn là cơ sở để gia tăng sức cạnh tranh quốc tế cho nơng
nghiệp. Ngồi ra, trong điều kiện thị trường, thì chỉ có sự tham gia của các tổ
chức nơng dân mới có thể nâng cao giá trị nơng sản phẩm, đây cũng chính là
chức năng cũng như trách nhiệm của các tổ chức hợp tác nơng dân. Trong q
trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông thôn hay tổ chức các


12
hệ thống dịch vụ xã hội hóa cũng như tham gia vào gia công sản xuất nông sản

phẩm, tổ chức đào tạo xã viên để nâng cao tố chất cho người nơng
dân..vv..trong tất cả các q trình này, tổ chức hợp tác nơng dân phát huy vai
trị khơng thể thay thế.
2.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới
Ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã
ban hành Nghị quyết số 26 – NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đánh giá thành tựu và hạn chế trong
vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới, đồng thời
nêu 4 quan điểm về các vấn đề nông nghiệp, nơng dân và nơng thơn, đó là:
+ Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
+ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết
đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thơn, nơng
dân là chủ thể của q trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây
dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn
bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt.
+ Phát triển nơng nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng...; khai thác tốt các điều kiện
thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng
mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội...
+ Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; trước hết phải khơi dậy tình thần yêu nước,


13

tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nơng thơn ổn
định, hịa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân
tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng
cao đời sống nhân dân”.
Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra các giải pháp để đẩy mạnh xây
dựng nông thơn mới:
+ Xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, đồng thời
phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển
các đô thị.
+ Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, nhất là
vùng khó khăn.
+ Đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở
nơng thơn.
+ Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nơng nghiệp, cơng
nghiệp hóa nơng thơn.
+ Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực,
phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy
sức của các đồn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016 – 2020 tại Quyết định 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng:
Đại hội XI đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó đã xác định
những định hướng lớn về phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng, an



14
ninh, đối ngoại là: Coi trọng phát triển các ngành cơng nghiệp nặng, cơng
nghiệp chế tạo có tính nền tàng và các ngành cơng nghiệp có lợi thế; phát triển
nơng, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ cơng nghệ cao, chất lượng cao
gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã xác định rõ định
hướng trong xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nơng thơn gắn với
phát triển đơ thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch
vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình nơng thơn
mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong
từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nơng thơn
Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường
thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất
là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai
có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm.
Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng
chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư,
bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển.
2.3. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nơng thơn mới
UBND tỉnh Lai Châuđã có văn bản chỉ đạo việc thống nhất một số
nguyên tắc chung trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai
đoạn 2016 - 2020. Theo đó, có 8 nguyên tắc chung cụ thể là:
Nguyên tắc 1: Xây dựng kế hoạch trung hạn cho giai đoạn 2016 - 2020,
gắn liền với các tiêu chí nơng thơn mới cần làm rõ các nhiệm vụ, công việc cụ
thể, tiến độ thực hiện; Lồng ghép các nguồn vốn để triển khai và gắn liền với 4
Chương trình, 19 Đề án của Tỉnh ủy.
Nguyên tắc 2: Đơn giản thủ tục, giảm thiểu trình tự xây dựng cơ bản,
nhưng phải phù hợp với hướng dẫn của Trung ương.



15
Nguyên tắc 3: Đối với từng nội dung thực hiện cần làm rõ phần Nhà
nước hỗ trợ (Trung ương, tỉnh, huyện, xã), phần nhân dân tự thực hiện.
Nguyên tắc 4: Nội dung nào dễ làm trước, khó làm sau.
Nguyên tắc 5: Nội dung ít vốn làm trước, nhiều vốn làm sau.
Nguyên tắc 6: Nơi nào được sự đồng thuận của nhân dân làm trước, chưa
đồng thuận làm sau, trên cơ sở có đăng ký cụ thể.
Ngun tắc 7: Khơng đầu tư dàn trải các tiêu chí, triển khai thực hiện các
nội dung, cơng việc theo thứ tự ưu tiêu, có lựa chọn cụ thể.
Nguyên tắc 8: Thực hiện cơ chế khoán gọn đối với những nội dung thực
hiện được.
UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện rà sốt từng tiêu chí. Trên cơ sở
đó đề xuất UBND tỉnh ban hành “Quy định về nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ, nguồn
lực thực hiện tiêu chí nơng thôn mới trong cả giai đoạn 2016 – 2020”.
2.4. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
2.4.1.Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một
nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại
bậc nhất châu Á.
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi
thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủ
trương cơng nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ
Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của phong trào
này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới:
mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một
đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu
mạnh hơn".



16
Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nơng thôn vừa đặt mục tiêu thay
đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn.
Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ một
phần nguyên, vật liệu cịn nơng dân mới chính là đối tượng ra quyết định và
thực thi mọi việc. Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủ
trong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phong
trào. Ngồi ra, Tổng thống cịn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng
xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ
các đại diện này. Nhằm tăng thu nhập cho nơng dân, Chính phủ Hàn Quốc áp
dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho
chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư
về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác... Năm
2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành,
chính quyền phải hướng về nơng dân. Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul
Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành
một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á. [10]
- Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tháng 3/2006 Trung ương Đảng cộng sản và Quốc vụ viện (Chính phủ)
Trung Quốc cơng bố Bản “tài liệu số 1” Trung Quốc quyết tâm giải quyết vấn
đề nông thôn; chủ trương xây dựng “Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” là nhiệm
vụ chính của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Tài liệu này đề cập những chiến
lược cơ bản trong đó chú trọng đến “Điều chỉnh mối quan hệ trong phân phối
thu nhập, quy phạm, trật tự phân phối: thu nhập, tăng thu nhập cho tầng lớp
người có mức sống trung bình và thấp. Kiên trì “Cho nhiều, lấy ít, ni sống”
đặc biệt là áp dụng nhiều biện pháp trong việc “cho nhiều” đối với nông dân;
đồng thời đưa ra các giải pháp nhiều mặt về xây dựng nông thôn, vấn đề xã hội
và dân chủ, khác với tài liệu các năm trước nói đến các vấn đề riêng biệt như



17
sản xuất lương thực, thu nhập nông dân và khả năng sản xuất nông nghiệp. Việc
phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã vào một thời kỳ mới.
Có 5 lý do để đặt vấn đề xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới:
Một là: Nông nghiệp chưa đạt mức có thể làm cơ sở cho việc phát triển
kinh tế xã hội và nâng cao sinh kế của nhân dân.
Hai là: Sản lượng lương thực đạt 484 triệu tấn năm 2005, chưa đủ thoả
mãn yêu cầu, so với năm cao nhất thấp hơn 30 triệu tấn.
Ba là: Thiếu đất trồng trọt và nước là cản trở cho việc phát triển nông nghiệp.
Bốn là: Cần đầu tư nhiều hơn nữa vào nông nghiệp để tăng việc áp dụng
khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất.
Năm là: Khoảng cách giữa đô thị và nông thôn đang tăng thêm.
Thu nhập thuần đầu người của nông thôn Trung Quốc năm 2005 là 3.255
nguyên (402 USD), trong lúc của dân đô thị là 10.493 nguyên, cao hơn 322%,
nếu lấy sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế, văn
hóa thì cịn cao hơn nhiều. Một nông thôn xã hội chủ nghĩa mới cần cho sự tăng
nhu cầu trong nước. Thu nhập và sức mua thấp của nông dân làm cho nhu cầu
của nông thôn không mở rộng, năm 2005 chỉ chiếm 32,9% của giá trị bán lẻ
trong nước. Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra một xã hội hài
hịa, cơng bằng và có lợi cho tồn dân.[15]
Năm mục tiêu của nông thôn xã hội chủ nghĩa là: năng suất nông thôn,
cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội, dân chủ và mức sống. Đây không phải là xây
dựng làng xã mới. Phải chú ý đến hiệu quả và hệ quả trước mắt hơn là vào bề
ngoài. Phải sử dụng sự thương lượng dân chủ hơn là dùng chỉ thị. Nông thôn
phải phát triển tùy theo khả năng và đặc điểm bản thân, Nhà nước chỉ hỗ trợ
bằng dự án.
Tài liệu này đưa ra 7 nhiệm vụ chính để tăng lợi nhuận cho nông dân,
giảm gánh nặng cho họ và cụ thể hóa nhiệm vụ, chiến lược đề ra thành 32 biện
pháp có lợi cho nơng dân trong đó có phát triển nơng nghiệp hiện đại, tăng thu



×