Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Khảo sát quy trình sản xuất thức ăn vật nuôi tại nhà máy tottori của công ty marukan, tottori, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH THƯ
TÊN ĐỀ TÀI:
“KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NI
TẠI NHÀ MÁY TOTTORI CỦA CƠNG TY MARUKAN,
TOTTORI, NHẬT BẢN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: 47- KTNN- N02

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015-2019


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lành Ngọc Tú

Thái Nguyên - năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa
luận đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020
Người viết cam đoan

Nguyễn Anh Thư


ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân đối với các thầy cô của
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế
& Phát triển nông thôn đã tận tình truyền đạt kiến thức chun mơn cũng như
kinh nghiệm thực tế trong những năm em học tập.Với vốn kiến thức được tiếp
thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình làm khóa luận mà
cịn là hành trang quý báu đểphục vụ cho công việc sau này.
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
ThS.Lành Ngọc Tú, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc công ty TNHH Marukan tại

tỉnh Tottori, Nhật Bản và tập thể công nhân viên trong công ty đã cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại cơng ty.
Cuối cùng em kính chúc Q thầy, cô dồi dào sức khỏe, thành công trong
sựnghiệp giảng dạy và nghiên cứu. Đồng kính chúc các cơ, chú, anh, chị trong
công tyluôn mạnh khỏe, đạt được nhiều thành cơng tốt đẹp trong cơng việc.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực tập em khơng
tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
thầy cơ cũng như q cơng ty.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày,

tháng 06 năm2020

Sinh viên

Nguyễn Anh Thư


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Logo của cơng ty .........................................................................................3
Hình 2.2. Tồn cảnh nhà máy của cơng ty ..................................................................5
Hình 2.3. Logo được in trên các sản phẩm nội địa .....................................................5
Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức cơng ty ..................................................................................7
Hình 2.5. Sản phẩm thức ăn dạng khơ và bánh thưởng ..............................................9
Hình 2.6. Sản phẩm thức ăn dạng khơ ........................................................................9
Hình 2.7. Một số loại sản phẩm của cơng ty .............................................................10
Hình 2.8. Máy phát hiện vật thể lạ ............................................................................10

Hình 2.9. Kiểm tra, xác nhận bằng thao tác cảm ứng ...............................................11
Hình 2.10. Kiểm tra đóng gói bằng máy ..................................................................11
Hình 2.11. Kiểm tra, phân tích ngun liệu thơ ........................................................12
Hình 2.12. Máy kiểm tra sự khác biệt về màu, độ ẩm của sản phẩm .......................12
Hình 2.13. Ln có số se-ri trên mỗi sản phẩm ........................................................12
Hình 2.14. Giữ bản sao lô sản phẩm ngay tại thời điểm giao hàng ..........................12
Hình 2.15. Lịch sử của sản phẩm vẫn cịn ngay cả khi giao hàng ............................13
Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm của Cơng ty Marukan ....................17
Hình 4.2: Máy đóng gói cân tự động ........................................................................20
Hình 4.3. Sản phẩm của máy đóng gói cân tự động .................................................20
Hình 4.4. Máy dị kim loại ........................................................................................21
Hình 4.5. Máy cho sản phẩm vào bao bì ...................................................................21
Hình 4.6. Máy hàn miệng túi đựng, in ngày sản xuất ...............................................22
Hình 4.7. Thành phẩm cuối cùng ..............................................................................22


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 5.1. Các chi phí ban đầu cho cửa hàng .................................................. 26
Bảng 5.2. Chi phí thành lập ............................................................................. 27
Bảng 5.3. Chi phí hàng tháng trong 2 năm đầu .............................................. 27
Bảng 5.4. Phân tích Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức –
SWOT ........................................................................................... 28


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................iv

MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 3
2.1 Tổng quan về công ty Marukan ............................................................................3
2.2 Phương châm chất lượng của công ty ...................................................................5
2.3 Chức năng: ............................................................................................................6
2.4. Tổ chức công ty ....................................................................................................7
2.5. Các sản phẩm sản xuất tại xưởng Tottori .............................................................9
2.6. Hệ thống kiểm sốt chất lượng của cơng ty Marukan .......................................10
2.7. Thiết kế sản phẩm an toàn ..................................................................................11
2.8. Đảm bảo về nguồn gốc sản phẩm ......................................................................12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........14
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................14
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................14
PHẨN 4.KẾT QUẢ ..........................................................................................................17
4.1. Kết quả khảo sát quy trình sản xuất tại Cơng ty Marukan .................................17
4.2. Thuyết minh quy trình ........................................................................................17
4.3. Kết quả khảo sát quy trình đóng gói sản phẩm ..................................................19
4.4. Kết quả khảo sát thiết bị phát hiện vật thể lạ, dò kim loại .................................23


vi
PHẦN 5. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ..........................................................................25
5.1 Thông tin về ý tưởng ...........................................................................................25
5.2 Mơ tả sản phẩm ...................................................................................................25

5.3. Phân tích tình tài chính .......................................................................................26
5.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh ...............................................................................27
5.5. Chiến lược Marketing ........................................................................................28
5.7. Phân tích rủi ro ...................................................................................................29
5.8. Thức ăn của thú cưng .........................................................................................30
PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................34
6.1. Kết luận ..............................................................................................................34
6.2. Đề nghị ...............................................................................................................34
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN ..........................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................36


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Khi thế giới đang hồ mình vào tốc độ cơng nghiệp hố vùn vụt, thì một
trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật Bản nói riêng, và nhiều nước
phát triển, là tình trạng già hóa dân số. Tỷ lệ sinh tại đất nước mặt trời mọc
đang giảm một cách đáng kể.
Nhiều người Nhật có tâm lý ni dưỡng và ăm sóc thú cưng thay vì sinh
con. Mặc dù chi phí chăm sóc thú cưng ở Nhật Bản khá cao nhưng việc nuôi
một con vật vẫn đơn giản và không gặp nhiều áp lực như ni một đứa trẻ.
Hơn nữa, chó và mèo cũng có thể đem lại cho họ cảm giác gần gũi và được
yêu thương.
Chuyên gia kinh tế người Mỹ gốc Nhật, Kathy Matsui cho rằng, mặc dù
tỷ lệ sinh ở các nước phát triển đều thấp, nhưng Nhật Bản là nước trong Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có số lượng trẻ em dưới 15 tuổi chỉ
đạt 16,6 triệu – một con số đáng báo động, trong khi thú cưng nhiều hơn cả trẻ

em: hơn 22 triệu chó mèo.
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, công ty Marukan là một trong
những công ty hiểu được tầm quan trọng của cuộc sống, họ đã tạo ra các sản
phẩm không chỉ cho khách hàng mà thú cưng mới là người dùng thực sự.
Vào tháng 03, năm 2019 do có sự kí kết chương trình thực tập sinh 1 năm
tại Nhật Bản giữa Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế ITC thuộc Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và Cơng ty TNHH Marukan, em đã
có cơ hội học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Do đó, em đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất
thức ăn vật nuôi tại Nhà máy Tottori của Công ty Marukan, Tottori, Nhật
Bản.


2
1.2 Mục tiêu
 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu về nhà máy và dây chuyền sản xuất của nhà máy
Khảo sát một số công đoạn trong sản xuất
 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm
Khảo sát quy trình đóng gói sản phẩm.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung thêm kiến thức thực tiễn quan trọng cho lí thuyết đã học
- Có thêm kinh nghiệm và cơ hội tiếp cận với công việc để phục vụ cho
quá trình học tập và làm việc sau này.
- Tìm hiểu những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
1.3.2. Ý nghĩa thực tế
- Giúp hiểu được quy trình sản xuất và chế biến ở nhà máy.
- Giúp sinh viên hiểu được các thông số kỹ thuật trong quy trình sản xuất

và chế biến.
- Được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất trong nhà máy
- Có cơ hội học tập và làm việc tại công ty của Nhật Bản.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về công ty Marukan
2.1.1 Giới thiệu về cơng ty

Hình 2.1: Logo của cơng ty
Marukan là công ty sản xuất , bán thức ăn và vật tư cho thú cưng. Với hơn
50 năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh công ty đã sản xuất ra hàng
trăm các mặt hàng, và là đối tác tin cậy của các hệ thống siêu thị, các cửa hàng
tiện lợi ở Nhật bản. Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển cơng ty đã
đạt được nhiều dấu mốc quan trọng trong kinh doanh
 Một số cột mốc lịch sử của công ty
- Năm 1970 (tháng 5 năm 1965): Bộ phận bán côn trùng được thành lập
độc lập với cửa hàng thú cưng Mimatsudo (phường Higashi Sumiyoshi, thành
phố Osaka)
- Năm 1982 (tháng 12 năm 1982): Tổ chức lại thành một tập đồn và
thành lập Cơng ty TNHH Trung tâm côn trùng Kansai với số vốn 3 triệu yên.
- Năm 1987 (tháng 9 năm 1987): Thay đổi tên thương mại thành Marukan
Co., Ltd. và chuyển trụ sở chính đến Shichikenya, Higashiosaka, Osaka
- Năm 1993 (tháng 7 năm 1993) : Tăng vốn lên 10 triệu yên
- Năm 1994 (tháng 8 năm 1994): Thành lập cửa hàng "Pet Plaza Pony"
- Năm 1999 (tháng 8 năm 1999): Văn phòng Tokyo khai trương
- Năm 2000 (tháng 6 năm 2000): Khai trương bộ phận phát triển ở
nước ngoài

- Năm 2001 (tháng 9 năm 2001): Tăng vốn lên 30 triệu yên


4
- Năm 2002 (tháng 6 năm 2002):Trung tâm phân phối Tây Nhật Bản
được thành lập tại thành phố Fujiidera, Osaka
- Năm 2002 (tháng 12 năm 2002): Di dời tòa nhà trụ sở đến Higashi Osaka
- Năm 2003 (tháng 5 năm 2003): Khai trương văn phòng bán hàng tại
Sendai và văn phòng bán hàng tại thành phố Nagoya
- Năm 2004 (tháng 6 năm 2004):Văn phòng Fukuoka khai trương
- Năm 2005 (tháng 2 năm 2005): Thành lập Công ty TNHH Nisso
- Năm 2005 (tháng 7 năm 2005): Tăng vốn lên 50 triệu yên
- Năm 2006 (tháng 1 năm 2006): Khai trương văn phòng bán hàng tại
Yokohama
- Năm 2006 (tháng 9 năm 2006):
Khai trương Trung tâm Hậu cần Đông Nhật Bản tại Higashi Ibaraki, tỉnh
Ibarak
- Năm 2006 (tháng 10 năm 2006): Thành lập trụ sở bán hàng tại thành
phố Kasukabe, tỉnh Saitama
- Năm 2007 (tháng 11 năm 2007): Đã mở văn phòng bán hàng ở Sapporo
- Năm 2008 (tháng 3 năm 2008): Thành lập công ty con Sunrise Co., Ltd
- Năm 2009 (Tháng 3 năm 2009): Chuyển trụ sở bán hàng và văn phòng
bán hàng Kanto đến phường Omiya, thành phố Saitama
- Năm 2009 (tháng 5 năm 2009): Tăng vốn lên 70 triệu yên
- Năm 2010 (tháng 2 năm 2010): Sáp nhập với Sunrise Inc.
- Năm 2010 (tháng 4 năm 2010): Khai trương văn phòng bán hàng ở
Hiroshima
- Năm 2011 (tháng 5 năm 2011): Nhà máy Tottori mới được thành lập
(nhà máy được chứng nhận ISO 9001: 2008)
- Năm 2012 (tháng 11 năm 2012): Giành giải thưởng Công ty tốt thứ 46

Grand Prix


5
- Năm 2013 (tháng 2 năm 2013): Di dời trụ sở bán hàng đến Văn phòng
bán hàng tại Yokohama
- Năm 2014 (tháng 1 năm 2014): Chuyển tòa nhà trụ sở chính đến
Yodogawa-ku, Osaka (Shin-Osaka)
- Năm 2014 (tháng 2 năm 2014): Thành lập Cơng ty TNHH Ikko Sangyo
(Tính đến tháng 4, năm 2018)
2.1.2 Tồn cảnh nhà Tottori của cơng ty Marukan tại Tottoti, Nhật Bản
- Diện tích: 15 000 m²
- Năng lực sản xuất: ~ 1000 tấn/ 1 tháng
- Địa điểm: 2-309 Higashi-Koyamacho, thành phố Tottori, tỉnh Tottori
〒680-0942

Hình 2.2. Tồn cảnh nhà máy của cơng ty

Hình 2.3. Logo được in trên các sản phẩm nội địa
2.2 Phương châm chất lượng của công ty
1. Mỗi người làm việc tại công ty luôn ghi nhớ về chất lượng sản phẩm và
ưu tiên cao nhất về độ an toàn.


6
2. Cung cấp thơng tin chính xác và dễ hiểu cho khách hàng với tư cách là
nhà sản xuất toàn bộ các sản phẩm sống và thực phẩm.
3. Lắng nghe ý kiến của khách hàng và đóng góp cho các sản phẩm và
dịch vụ.
4. Tuân thủ các luật liên quan đến sản xuất và bán thức ăn, vật tư cho thú

cưng
5. Có các tiêu chuẩn được thiết lập trong hướng dẫn chất lượng. Trong
khi tuân thủ các quy trình, vẫn sẽ nỗ lực liên tục để cải thiện nó.
6. Tiếp tục theo đuổi các sản phẩm chất lượng cao nhất cho sức khỏe và
tuổi thọ của thú cưng. Từ đó cung cấp các dịch vụ tốt cho khách hàng và đóng
góp cho xã hội
 Phương châm an tồn: An tồn là ưu tiên hàng đầu đối với công nhân
làm việc trong cơng ty. An tồn lao động vừa là trách nhiệm cũng như nhiệm
vụ của mỗi cá nhân. Đảm bảo sức khỏe của bản

han tốt để có một thể trạng

tốt khi đến công ty.
 Phương châm xã hội: Mang hạnh phúc đến cho tất cả những ai liên
quan đến công ty (Khách hàng, nhân viên trong công ty, người tiêu
dùng). Công ty luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên, giúp đỡ trong công
việc cũng như đời sống thường ngày.
2.3 Chức năng:
- Sản xuất ra các sản phẩm an toàn hợp vệ sinh. Sản phẩm an toàn hợp vệ
sinh được công ty giám sát từ khâu nguyên liệu đầu vào, nhà xưởng,
máy móc được vệ sinh hằng ngày, vận dụng chứa đựng sản phẩm được
để lên các kệ gọn gàng, sạch sẽ. Đối với công nhân đi vào nhà xưởng:
cơng nhân thực hiện q trình vệ sinh trước khi vào nhà xưởng, giày đi
qua ô sát trùng, đi qua buồng thổi, lăn bụi, đo thân nhiệt, rửa tay, sát
trùng bằng cồn trước khi vào xưởng.


7
- Đa dạng các mặt hàng tiêu dùng : Nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng
mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

2.4. Tổ chức cơng ty
Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận nghiên
cứu

Phịng
nghiên
cứu

Phịng
quản
lý chất
lượng

Bộ phận
ngun liệu

Tổ trưởng
xưởng

Phịng
tài vụ

Bộ phận Hành chínhNhân sự

Phịng
quản lý

nhân
sự

Cơng
nghệthơng
tin

Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức cơng ty
- Giám đốc: Là người có quyền lớn nhất ở công ty, chỉ đạo sản xuất và
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong công ty, chủ trương
quyền hành, ký hợp đồng kinh tế, hợp tác liên doanh liên kết.Có quyền
thực hiện các phịng ban theo nguyên tắc quy định chung và chịu trách nhiệm
với quyết định của mình. Điều hành hoạt động của cơng ty theo
đúng điều lệ của cơng ty, điều hành các phịng ban làm việc có tổ chức
và đạt hiệu quả cao. Chịu trách nhiệm tồn bộ sản xuất kinh doanh của
cơng ty
- Phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong quá trình điều hành và phát triển
cơng ty. Điều phối trong ngân sách và báo cáo giám đôc phê duyệt các chương
trình đầu tư, đảm bảo cho việc hoạt động trơn tru. Hỗ trợ các bộ phận của công ty
trong các hoạt động sản xuất. Giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ những khó
khăn, đưa ra những giải pháp phù hợp để quá trình sản xuất được thuận lợi.


8
- Bộ phận nghiên cứu: Đưa những công nghệ hiện đại vào trong sản
xuất, đảm bảo cho công tác quản lý được hiệu quả và khoa học.
+ Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu những công nghệ, công thức mới để
phát triển sản phẩm của cơng ty
+ Phịng quản lý chất lượng: Kiểm tra, kiểm định chất lượng của sản
phẩm trước khi cho tiến hành sản xuất cũng như phân phối ra ngồi thị trường.

- Bộ phận ngun liệu: Kiểm sốt lượng nguyên liệu đầu vào và ra của
công ty. Giám sát mua các nguyên liệu sản xuất, lên kế hoạch và kiểm sốt q
trình lưu chuyển của ngun liệu đến cơng tác quản lý kho.
- Tổ trưởng xưởng: Người quản lý, điều hành trực tiếp tiến độ trong
xưởng sản xuất. Chịu trách nhiệm về chất lượng đầu ra của sản phẩm.
- Bộ phận hành chính- nhân sự: đảm nhiệm các cơng việc liên quan đến
thủ tục hành chính và lễ tân đón khách, tổ chức cơng tác văn thư lưu trữ hỗ trợ
cho tồn thể nhân viên, ngồi ra cịn có thể tư vấn pháp lý cho lãnh đạo trong
những trường hợp cần thiết.
+ Phòng tài vụ: Tham mưu về quản lý tài chính, các khoản thu, chi. Thực
hiện kế hoạch tài chính của cơng ty. Đề nghị cơng ty có khen thưởng, kỷ luật,
nâng lương, nâng bậc và các quyền lợi khác đối với tập thể và các cá nhân
thuộc phòng quản lý.
+ Phòng nhân sự: Nghiên cứu tư vấn xây dựng, phát triển, đề xuất việc
sắp xếp tổ chức bộ máy và điều động, tuyển dụng lao động; theo dõi, kiểm tra
việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động trong tồn cơng ty…
+ Cơng nghệ - thơng tin: Xây dựng, định hướng, chiến lược và phát triển
công nghệ - thơng để ứng dụng cho tồn bộ hoạt động của công ty trong từng
giai đoạn phát triển.


9
2.5. Các sản phẩm sản xuất tại xưởng Tottori

Hình 2.5. Sản phẩm thức ăn dạng khơ và bánh thưởng

Hình 2.6. Sản phẩm thức ăn dạng khô


10


Hình 2.7. Một số loại sản phẩm của cơng ty
2.6. Hệ thống kiểm sốt chất lượng của cơng ty Marukan
Thúc đẩy quản lý an toàn và sức khỏe sản phẩm trong tất cả các quy trình
từ nhận ngun liệu thơ đến vận chuyển sản phẩm đến giao sản phẩm cho
khách hàng. Khái niệm hệ thống kết hợp khái niệm phân tích nguy cơ kiểm
sốt tới hạn (HACCP), đây là một trong những phương pháp quản lý vệ sinh
cho các sản phẩm và sẽ thiết lập một hệ thống quản lý tiến thêm một bước từ
góc độ phịng ngừa rủi ro.

Hình 2.8. Máy phát hiện vật thể lạ


11

Hình 2.9. Kiểm tra, xác nhận bằng thao tác cảm ứng

Hình 2.10. Kiểm tra đóng gói bằng máy
2.7. Thiết kế sản phẩm an toàn
Thiết kế các sản phẩm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau để thú cưng có
thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cũng như có thể ăn theo độ tuổi và sức khỏe
của chúng. Xác nhận nguồn gốc của các nguyên liệu thô được sử dụng và nếu
cần, Kiểm tra và phê duyệt bởi một tổ chức công cộng để sản xuất. Đối với các
chất phụ gia, những chất được quy định trong Luật Vệ sinh Thực phẩm và Luật
An toàn Thức ăn được pha trộn đúng cách. Đặt an toàn thực phẩm lên hàng đầu.


12

Hình 2.11. Kiểm tra, phân tích

ngun liệu thơ

Hình 2.12. Máy kiểm tra sự khác biệt
về màu, độ ẩm của sản phẩm

2.8. Đảm bảo về nguồn gốc sản phẩm
Ghi lại tất cả thông tin liên quan đến nguyên liệu và sản phẩm ở tất cả các
giai đoạn từ sản xuất, chế biến đến phân phối sản phẩm và quản lý chúng để có
thể theo dõi lại bất cứ lúc nào.Trong trường hợp khơng có khả năng xảy ra sự
cố sau khi vận chuyển sản phẩm, có một hệ thống để nhanh chóng xác định
điểm đến vận chuyển và thực hiện hành động thích hợp.

Hình 2.13. Ln có số se-ri trên mỗi sản phẩm

Hình 2.14.Giữ bản sao lơ sản phẩm ngay tại thời điểm giao hàng


13

Hình 2.15. Lịch sử của sản phẩm vẫn cịn ngay cả khi giao hàng
2.9. Tầm quan trọng của Chứng nhận ISO 9001:2015 đối với công ty
Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng
do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành . ISO 9001 đưa
ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một hệ thống quản lý
chất lượng . Nó được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2015 của một tổ chức .
ISO 9001 : 2015 là phiên bản mới nhất của ISO 9001 chính thức thay thế
phiên bản cũ trước đó là ISO 9001 : 2008 , Đây là tiêu chuẩn giúp các doanh
nghiệp có một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả rõ ràng hơn trong các
khâu , các thành phần cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó sẽ mang lại hiệu quả

kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp.
Chứng nhận ISO 9001 : 2015 được coi là một trong những tấm bằng quan
trọng nhất của hầu hết các doanh nghiệp để chứng minh rằng doanh nghiệp đó
sản xuất , cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt, doanh nghiệp đó có một
hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001. Từ đó , khách hàng có thể tin
dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, thu hút và nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường tương đối khốc liệt


14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: Quy trình cơng nghệ q trình sản xuất thức ăn vật ni
 Phạm vi: Quy trình cơng nghệ sản xuất theo quy mô công nghiệp
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
 Địa điểm: Xưởng sản xuất Tottori của công ty Marukan, Tottori, Nhật Bản.
 Thời gian: Từ ngày 19/03/2019 đến ngày 19/03/2020.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát dây chuyền sản xuất sản phẩm tại công ty Marukan
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp đánh giá
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập tài liệu có sẵn tại cơng ty từ cán bộ quản lí.
- Phỏng vấn các cán bộ, cơng nhân viên sản xuất tại công xưởng công ty
- Tham khảo tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau như: Internet, giáo
trình, sách báo…

3.4.2. Phương pháp quan sát
- Quan sát tồn bộ q trình từ khi nhập liệu cho đến khi tạo thành phẩm
- Tìm hiểu, quan sát thơng số kỹ thuật, nguyên lý vận hành thiết bị máy
móc sử dụng. Ghi chép cách tiến hành, các thông số kỹ thuật của từng công
đoạn vào sổ tay.
- Trực tiếp tham gia vào các cơng đoạn của q trình sản xuất để nắm
rõ quy trình và có kinh nghiệm thực tế trong sản xuất.
- Tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất


15
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ thực tế, sách báo...
3.4.4. Phương pháp đánh giá
Đánh giá thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên:
Có 14 tiêu chuẩn đánh giá: Đạt 14/14 tiêu chuẩn là có thực hành đúng
về VSATP, mỗi tiêu chuẩn có 2 đánh giá: Có hoặc khơng có.
1. Tiêu chuẩn 1: Giữ sạch dụng cụ.
2. Khám sức khỏe định kỳ.
3. Tập huấn kiến thức về VSATTP.
4. Mang 2 bao tay khi bao gói, chế biến.
5. Đội mũ chụp tóc.
6. Mang khẩu trang.
7. Rửa tay bằng xà phòng và khử trùng bằng cồn.
8. Khử trùng 2 bao tay trước quá trình bao gói, chế biến.
9. Sử dụng ngyên liệu có nguồn gốc.
10. Bỏ rác vào thùng.
11. Nguyên liệu được bảo quản lạnh.
12. Bàn tay khơng trang sức.
13. Móng tay cắt ngắn.

3.4.5. Đánh giá qua hệ thống kiểm sốt an tồn thực phẩm
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa vào luật quản lý an toàn
thực phẩm điều khoản số 20 mục thứ nhất quy định.
- Hệ thống này như một hình mẫu, hệ thống đánh giá và khống chế
những tác hại trong an tồn thực phẩm, trích dẫn những nguy hiểm phân tích
trọng điểm trong nguyên lý quản chế, quản lý việc thu nhận nguyên vật liệu,
gia công, chế tạo và đảm bảo về an toàn thực phẩm trong suốt q trình lưu
trữ vận chuyển.
- Phân tích nguy hại


16
+ Nhà sản xuất thực phẩm phải liệt kê tất cả các mối nguy và tiến
hành phân tích nguy hiểm để xác định các mối nguy hiểm được liệt kê
trong kế hoạch hệ thống quản lý rủi ro và xác định các biện pháp ngăn
ngừa nguy hiểm.
+ Phân tích nguy hiểm phải dựa trên mô tả sản phẩm đã được kiểm
chứng, mục đích sử dụng của sản phẩm và sơ đồ xử lý cụ thể.
+ Phân tích nguy hiểm cần xác định tần suất và mức độ nghiêm trọng
của mối nguy và xem xét các mối nguy hiểm sau:
1. Nguy hiểm do độc tố tự nhiên
2. Nguy hiểm ô nhiễm vi khuẩn
3. Nguy hiểm ơ nhiễm hóa học
4. Nguy hiểm dư lượng thuốc
5. Nguy hiểm đối với động vật.
6. Sự phân hủy hoặc suy giảm các mối nguy vật chất.
7. Ký sinh trùng nguy hiểm.
8. Ký sinh trùng nguy hiểm.
9. Phụ gia thực phẩm nguy hiểm.
10. Các mối nguy hiểm rủi ro vật lý.

11. Rủi ro an toàn thực phẩm khác


17
PHẨN 4
KẾT QUẢ
4.1. Kết quả khảo sát quy trình sản xuất tại Công ty Marukan
4.1.1.Sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm của Công ty Marukan
Lựa chọn
nguyên liệu
chất lượng
tốt

Cân và phối
trộn theo tỉ lệ
đã tính tốn
sẵn

Ép viên, sấy
khơ

Đóng gói
thành phẩm

Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm của Cơng ty Marukan
4.2. Thuyết minh quy trình
 Lựa chọn ngun liệu chất lượng
Một sản phẩm nào khi sản xuất thì yếu tố quan trọng cần thiết đầu tiên
chính là nguồn ngun liệu đầu vào. Phải có ngun liệu thì mới sản xuất được
sản phẩm, do vậy nguồn nguyên liệu đóng vai trị trị rất quan trọng. Vì vậy

chất lượng thực phẩm như thế nào phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu
đầu vào. Nguồn nguyên liệu đầu vào có đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, có
an tồn thì sản phẩm mới đạt chất lượng tốt vậy nên để tạo được hỗn hợp keo
đạt yêu cầu. Thành phần chính hầu hết là bột ngô, các loại ngũ cốc như: lúa mì,
lúa mạch, lúa đại mạch, lúa gạo,…
 Cân và phối trộn theo tỉ lệ đã tính tốn sẵn
Mục đích: Q trình cân giúp các thành phần ngun liệu theo thơng tin
của của sản phẩm, giúp cho tỉ lệ phù hợp với dinh dưỡng sản phẩm.


18
Trộn là quá trình pha trộn giữa hai hay nhiều cấu tử với nhau. Nhằm trộn
đều các thành phần nguyên liệu theo công thức của sản phẩm
Tiến hành: Cân nguyên liệu theo yêu cầu tỉ lệ của từng sản phẩm đã được
tính tốn sẵn. Mỗi sản phẩm có một tỉ lệ nhất định riêng, nên cần độ chính xác cao.
Khi đã hoàn thành cân đủ tỉ lệ nguyên liệu sẽ trộn tất cả các thành phần
lại cho đến khi thu lại được một hỗn hợp đồng nhất.
 Ép viên, sấy khơ
Mục đích: Cơng đoạn ép là một q trình cơ học tác động vào sản phẩm
chủ yếu làm thay đổi cấu trúc của thực phẩm về mặt vật lý, các thiết bị ép hoạt
động dựa trên các trục quay ép khích vào nhau đẩy nguyên liệu qua các trục
quay làm phá vở màng tế bào và thoát dịch ra bên ngoài.
Tiến hành: Sử dụng máy ép thành những viên vừa miệng thú cưng rồi
nấu chín hỗn hợp bằng hơi nước ở nhiệt độ cao rồi cho đi nén chặt trong khn
để tạo hình. Tùy vào loại sản phẩm mà chọn các loại lưỡi cắt khác nhau. Có rất
nhiều loại lưỡi cắt để tạo ra các sản phẩm có hình dạng và kích thước khác
nhau nhằm phù hợp với yêu cầu sản phẩm và nhu cầu của khách hàng.
Sau khi nén khuôn tất cả các viên thức ăn sẽ được đi qua máy sấy khơ
trong vịng 30 phút.
Tạo hình dạng đúng với thiết kế của sản phẩm. Ở giai đoạn này cần chú ý

về nhiệt độ, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm, nếu
nhiệt độ q thấp sẽ khơng tạo hình sản phẩm được,sản phẩm sẽ bị vón cục,
vụn ra khơng được như mong muốn của thiết kế sản phẩm
Vừa ra khỏi máy sấy, đổ tồn bộ số thức ăn đó đi trộn đều với chất béo và
hương liệu. Chất béo sẽ cung cấp thêm năng lượng, mùi vị sẽ cho thức ăn có
mùi thơm ngon hấp dẫn để thu hút được vật nuôi
 Đóng gói thành phẩm
Mục đích: Giúp bảo quản sản phẩm được lâu hơn, tránh các tác nhân xâm
nhập vào nguyên liệu, giúp người tiêu dùng hiểu thêm về thông tin sản phẩm,


×