Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của dưa chuột trồng nhà màng tại công ty cổ phần đầu tư nam hòa xanh, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG CÔNG THƯ
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA CHUỘT TRỒNG TẠI
NHÀ MÀNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM HỊA XANH,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: 48 - Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020



THÁI NGUN – 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG CÔNG THƯ
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA CHUỘT TRỒNG TẠI
NHÀ MÀNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM HỊA XANH,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: 48 - Trồng trọt

Khoa


: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN THỊ LÂN

THÁI NGUYÊN – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
- Em xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Em xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2020
Sinh viên

Dương Công Thư


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ

dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của Dưa chuột trồng nhà màng tại
Công ty cổ phần đầu tư Nam hịa Xanh, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun”.
Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ tận tình của cơ giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Lân người hướng dẫn khoa
học, đã tận tình giúp đỡ, truyền tải những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt
q trình thực hiện đề tài và hồn thành bài luận văn, cùng với các thầy, cô
giáo khoa Nông học đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt, hướng dẫn em trong q
trình học tập và hồn thành thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần đầu tư Nam Hòa Xanh, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn bạn bè của em, người thân trong gia đình
ln hết lịng động viên, khích lệ và giúp đỡ nhiệt tình dành cho em trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã hết sức
cố gắng trong quá trình thực tập song do thời gian và kiến thức còn hạn chế,
mặt khác đây cũng là lần đầu tiên em được trực tiếp thực hiện một đề tài
khoa học nên sẽ còn nhiều thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để
luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2020
Sinh viên

Dương Công Thư


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc và phân bố của cây Dưa chuột................................................. 5
2.3 Vai trò của Dưa chuột ................................................................................. 5
2.3.1. Về dinh dưỡng ......................................................................................... 5
2.3.2. Giá trị kinh tế .......................................................................................... 7
2.4. Tình hình sản xuất Dưa chuột trên thế giới và Việt Nam .......................... 7
2.4.1.Tình hình sản xuất Dưa chuột trên thế giới ............................................. 7
2.4.2. Tình hình sản xuất Dưa chuột ở Việt Nam. .......................................... 11
2.5. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây Dưa chuột trồng trong nhà
kính, nhà lưới trên Thế giới và Việt Nam ....................................................... 13
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây Dưa chuột trồng trong nhà
kính, nhà lưới trên Thế giới............................................................................. 13


iv

2.5.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây Dưa chuột trồng trong nhà
kính, nhà lưới ở Việt Nam............................................................................... 14
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

......................................................................................................................... 17
3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 17
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 17
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 17
3.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc Dưa chuột ................................. 19
3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 22
3.4. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25
4.1. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ........................................................ 25
4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến thời gian sinh trưởng
của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ........................................................ 25
4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến động thái tăng
trưởng chiều dài thân chính và động thái ra lá của giống Dưa chuột Baby, vụ
Xuân 2020 ....................................................................................................... 28
4.2. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ...................................... 34
4.3. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ................ 36
4.3.1. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến yếu tố cấu thành
năng suất của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ..................................... 36


v

4.3.2. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến năng suất của
giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ............................................................ 39

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 41
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

FAO

Tổ chức nơng nghiệp Liên Hợp Quốc

QTKT

Quy trình kỹ thuật

NL

Nhắc lại

NSLT

Năng suất lý thuyết


TB

Trung bình

KLTB

Khối lượng trung bình

CT

Cơng thức

ST

Sinh trưởng

PT

Phát triển

P

Mức ý nghĩa

CV

Hệ số biến động

LSD


Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được ............................. 6
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất Dưa chuột trên thế giới giai đoạn 2010 – 2017... 9
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng Dưa chuột của các châu lục trên
thế giới năm 2017 ........................................................................... 10
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất Dưa chuột ở một số nước trên thế giới năm 2017 ..10
Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng một số loại rau, củ, quả chủ lực của Việt
Nam ................................................................................................. 11
Bảng 3.1. Công thức phối trộn dinh dưỡng của Viện Rau quả ....................... 18
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến thời gian
sinh trưởng của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ................. 25
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến động thái
tăng trưởng chiều dài thân chính của giống Dưa chuột Baby, vụ
Xuân 2020 ....................................................................................... 29
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến động thái ra
lá của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ................................. 32
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ..... 34
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến số hoa cái và
tỷ lệ đậu quả của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ............... 37
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến yếu tố cấu
thành năng suất của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020........... 38
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến năng suất
của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 ..................................... 39



viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống Dưa
chuột Baby, năm 2020 .................................................................... 29
Hình 4.2 Biểu đồ động thái tăng trưởng động thái ra lá của giống Dưa chuột
Baby, năm 2020 .............................................................................. 32


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
của mỗi gia đình. Rau cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể như: protein, vitamin, lipit, khoáng chất…và các chất sơ cho
sự tiêu hóa. Do đó, nhu cầu về rau khá lớn và sản xuất rau đóng vai trị quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Dưa chuột Cucumis Sativus L (miền nam gọi là Dưa leo) là một cây
trồng phổ biến trong họ Bầu bí, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng.
Hiện nay Dưa chuột được trồng ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc,
Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
Dưa chuột là cây trồng ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng cao, trong
quả có chứa nhiều vitamin A, B, B6… và đặc biệt có nhiều men tiêu hóa làm
cho q trình đồng hóa và hấp phụ thức ăn tốt hơn. Dưa chuột được sử dụng
rất đa dạng: quả tươi, trộn, sa lát, cắt lát, muối chua... Đặc biệt là trong lĩnh
vực làm đẹp thì Dưa chuột đang được các chị em phụ nữ ưu tiên và sử dụng.

Ngoài giá trị dinh dưỡng Dưa chuột cũng mang lại giá trị kinh tế cao: Dưa
chuột là nguồn nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến.
Ở nước ta Dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không chỉ để giải quyết
vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày mà cịn mang tính thương mại quan
trọng. Các vùng trồng dưa lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc
vùng đồng bằng sơng Hồng, phía Nam, các huyện ngoại thành TP.Hồ Chí
Minh, đồng bằng sơng Cửu Long như Tân Hiệp - Tiền Giang, Châu Thành Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc Trăng, trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng),
các tỉnh duyên hải miền Trung (Huế).


2

Dưa chuột có năng suất sinh khối cao, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn vì
vậy nguồn dinh dưỡng cung cấp từ đất không đáng kể cho Dưa chuột nên phải
bổ sung qua phân bón. Trong vài thập niên gần đây phân hóa học chiếm lĩnh
chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của hầu
hết các nước trên thế giới. Trong đó Việt Nam là một trong những nước nhập
khẩu phân bón, hàng năm chúng ta đã nhập khẩu 90 - 93% Đạm, 30 - 35%
lượng phân lân, 100% lượng phân kali (Đường Hồng Dật 2003) [5]. Việc sử
dụng nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất ngày càng bị
suy thối nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính chất vật lý và hóa học của đất,
mất cấu trúc, mất khả năng giữ nước, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
người tiêu dùng. Vì thế để cải thiện tình trạng trên chúng ta nên sử dụng phân
hữu cơ để bón cho cây trồng. Nó có tác dụng là cải tạo tính chất đất, cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây. Qua đó làm tăng nămg suất chất lượng, mẫu mã của
cây trồng một cách ổn định, bền vững đóng góp phần lớn bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển
của Dưa chuột trồng nhà màng tại Công ty cổ phần đầu tư Nam hòa Xanh,

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Xác định được loại dinh dưỡng thích hợp cho sinh trưởng, phát triển
của giống Dưa chuột baby trồng trong nhà màng.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Xác dịnh được ảnh hưởng của một số loại dinh dưỡng đến sinh trưởng
của giống Dưa chuột Baby trồng trong nhà màng.
- Xác dịnh được ảnh hưởng của một số loại dinh dưỡng đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của giống Dưa chuột Baby trồng trong nhà màng.
- Xác dịnh được ảnh hưởng của một số loại dinh dưỡng đến yếu tố cấu


3

thành năng suất và năng suất của giống Dưa chuột Baby trồng trong nhà màng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Là tài liệu trong học tập, là cơ sở cho những đề tài nghiên cứu trong các
lĩnh vực có liên quan.
- Giúp cho sinh viên áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng chế độ
dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng năng suất chất lượng của Dưa chuột.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học

Bón phân là một trong những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng để
đáp ứng nhu cầu của con người. Trong vài thập niên gần đây, phân hóa học
chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới. Khi bón phân phải kết hợp phân
bón vơ cơ và phân bón hữu cơ thì mới phát huy được hiệu quả cao và bền
vững. Cùng với cuộc cách mạng xanh về giống, nền nông nghiệp thâm canh
ra đời đã vận dụng tối đa tác dụng của phân bón đặc biệt là phân vơ cơ.
Tuy nhiên việc bón phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật lại gây hại
đến đất trồng, và ô nhiễm môi trường đặc biệt là làm ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu dùng và cây trồng cũng như một số sinh vật khác bị hủy hoại. Bón
phân vượt qua liều lượng cho phép khơng những tổn hại cho cây mà cịn làm
tồn dư lãng phí sản phẩm.
Trong mấy thập kỷ qua năng suất cây trồng đã khơng ngừng tăng lên
ngồi vai trị của giống mới phân bón cũng có vai trị quyết định. FAO đã tổng
kết phân bón khơng cân đối làm giảm hiệu suất sử dụng 20 - 50% (Nguyễn
Ngọc Nơng 1999) [11]. Bón phân hữu cơ sẽ cải thiện được các tính chất vật lý,
hóa học và sinh học của đất; đồng thời hạn chế mức độ độc hại của một số
nguyên tố như: nhôm (Al), sắt (Fe); giảm bớt sự cố định lân trong đất dưới tác
dụng kết hợp Al3+, Fe3+ dưới dạng phức chất; nâng cao sự hoà tan lân ở dạng
phốt phát sắt hố trị ba dưới tác dụng khử ơxy. Bón phân hữu cơ có tác dụng
làm giảm rửa trơi, giảm bốc hơi của phân đạm bón vào. Do đó, 5 hiệu quả sử
dụng của phân đạm vô cơ tăng lên, hiệu suất sử dụng phân đạm của dưa có thể
tăng lên 30 - 40% trên nền bón phân hữu cơ so với nền khơng bón.


5

Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ là rất tốt cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Tuy nhiên phải nghiên cứu để có chế độ bón phân hợp lý
cho từng loại cây trồng đồng thời bón đúng chủng loại, đúng lúc, đúng cách,

đúng liều lượng sẽ tăng hiệu suất sử dụng phân bón tránh lãng phí và bảo vệ
môi trường.
2.2 Nguồn gốc và phân bố của cây Dưa chuột
Dưa chuột (tên khoa học Cucumis sativus) (miền Nam gọi là Dưa leo)
là một cây trồng phổ biến trong họ Bầu bí Cucurbitaceae có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới ẩm thuộc nam Châu Á, là loại cây ưa nhiệt. Những năm cuối của thế
kỷ XX, Dưa chuột là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên
thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung
Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban
Nha. Theo FAO (1993) diện tích Dưa chuột trên thế giới là 1.178.000 ha,
năng suất 15,56 tấn/ha và sản lượng đạt 1.832.968 tấn. Ở nước ta những năm
gần đây Dưa chuột đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa
lớn về hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề về thức phẩm (Tạ Thị Thu Cúc
(2000) [4].
2.3 Vai trò của Dưa chuột
2.3.1 Về dinh dưỡng
Các loại rau nói chung và Dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần thiết
trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan
trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật. Theo kết quả
nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần
ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300 - 2500 calo năng lượng hàng ngày để
sống và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp
phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người. Rau không chỉ đảm
bảo cung cấp chỉ số calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con


6

người các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự
sống của mỗi cơ thể. Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm.

Dưa chuột là một thức ăn rất thơng dụng và cịn là một vị thuốc có giá
trị. Thành phần dinh dưỡng gồm protein (đạm) 0,8 g; glucid (đường) 3,0 g;
xenlulo (xơ) 0,7 g; năng lượng 15 kcalo; Canxi 23 mg; Phospho 27 mg; sắt 1
mg; Natri 13 mg; Kali 169 mg; Caroten 90 mg; Vitamin B1 0,03 mg; Vitamin
C 5,0 mg.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được
Thành phần hóa học (g)
Loại rau

Vitamin (mg)
Calo

Nước Protit Glu

Tro

B1

B2

PP

C

Bầu

95,1

0,6


2,9

0,4

14

0,02

0,03

0,40

12

Dưa chuột

95,0

0,8

3,0

0,5

16

0,03

0,04


0,10

5

Bí xanh

95,5

0,6

2,4

0,5

12

0,01

0,02

0,03

16

Bí đỏ

92,0

0,3


6,2

0,8

27

0,06

0,03

0,40

8

Dưa gang

96,2

0,8

2,0

0,3

11

0,04

0,04


0,30

4

Cà chua

94,0

0,6

4,2

0,4

20

0,06

0,04

0,50

10

Mướp đắng

91,4

0,9


3,0

0,6

16

0,07

0,04

0,3

22

Xà lách

95,0

1,5

2,2

0,8

15

0,14

0,12


0,7

15

Rau dền

92,3

2,3

2,5

1,8

20

0,04

0,14

1,3

35

(Nguồn: Mai Phương Anh, 1996)[2].


7

Trong thành phần của Dưa chuột chứa hàm lượng cacbon rất cao

khoảng 74 - 75%, ngồi ra cịn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường
đơn). Nhờ khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thơng
máu, tăng tính hoạt động trong q trình oxi hóa năng lượng cùa mơ tế bào.
Bên cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng của Dưa chuột cịn có nhiều axit
amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,04 mg/100 g);
Rivophlavin (0,075 mg/100 g); và Niaxin (0,03 mg/100 g), các loại muối
khoáng như Ca (23,0 mg/100 g), P (27,0 mg/100 g), Fe (1,0 mg/100 g). Ngoài
ra, trong Dưa chuột cịn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường
quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể người mắc các bệnh về tim
mạch (nguồn: thuvientailieu.vn) [16].
2.3.2 Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả
quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian
sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng
kinh tế khác nhau. Dưa chuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
2.4 Tình hình sản xuất Dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Tình hình sản xuất Dưa chuột trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích rau
càng ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân (Mai
Phương Anh và cs, 1996) [1]. Năm 1961 - 1965, tổng lượng rau của thế giới
là 200.234 tấn; từ năm 1971 - 1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấn và từ năm
1981 - 1985 là 392.060 tấn; đến năm 1996 tổng lượng rau đã lên đến 565.523
tấn. Những nước có sản lượng rau tăng nhanh nhất là Ý, năm 1961 đạt 9.859
nghìn tấn; đến năm 1996 sản lượng tăng đạt 13.555 nghìn tấn. Ở Hà Lan, năm
1985 bình quân 84 kg/người/năm; đến năm 1990 đạt 202 kg/người/năm. Ở


8

Canada, mức tiêu thụ rau bình quân là 70 kg/người/năm (Tạ Thu Cúc và cs)

(2000)[4].
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2007 diện tích trồng Dưa chuột trên
thế giới khoảng 2.583,3 ha, năng suất đạt 17,27 tấn/ha, sản lượng đạt
4.416,094 nghìn tấn. Số liệu từ bảng thống kê cho thấy Trung Quốc là nước
có diện tích trồng Dưa chuột lớn nhất với 1.653,8 ha chiếm 64,02% so với thế
giới. Về sản lượng Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu với 2.806,2 nghìn tấn,
chiếm 62,09% tổng sản lượng Dưa chuột của thế giới. Sau Trung Quốc là
Nhật Bản với sản lượng 634 nghìn tấn chiếm 1,42% của thế giới. Như vậy chỉ
riêng 2 nước Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm 64,32% tổng sản lượng của
tồn thế giới.
Theo tính tốn thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 110 kg/người/năm tức khoảng 250 - 300 g/người/ngày. Đối với các nước phát
triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên
141,1 kg/người/năm; Newzealand 136,7 kg/người/năm; Hà Lan lên tới 202
kg/người/năm, ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227
kg/người/năm. Trước nhu cầu về rau ngày càng tăng, một số nước trên thế
giới đã có những chính sách nhập khẩu rau khác nhau. Năm 2005, nước nhập
khẩu rau nhiều nhất thế giới là Pháp đạt 145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các
nước như: Canada (143,332 nghìn tấn); Anh (140,839 nghìn tấn); Đức
(116,866 nghìn tấn). Trong khi đó 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên
thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp (132.942 nghìn USD); Canada
(84.496 nghìn USD); Trung Quốc (80.325 nghìn USD); Nhật Bản (75.236
nghìn USD).


9

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất Dưa chuột trên thế giới giai đoạn 2010 – 2017
Năm

Diện tích

(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

2010

2.021.275

309,287

Sản lượng
(tấn)
62.515.508

2011

2.091.139

324,662

67.891.303

2012

2.116.084

334,507

70.784.450


2013

2.111.674

346,774

73.221.051

2014

2.137.698

356,043

76.111.305

2015

2.125.807

367,097

78.037.657

1016

2.137.921

373,470


79.844.838

2017

2.007.664

387,996

77.896.545

Nguồn: FAOSTAT (2020)[17].
Theo thống kê của FAO (tổ chức nông lương thế giới), diện tích trồng
Dưa chuột trên thế giới biến động nhẹ qua các năm. Năm 2010 diện tích trồng
Dưa chuột vào khoảng 2.021.275 ha, các năm tiếp theo có diện tích trồng tăng
nhẹ, đạt cao nhất năm 2016 là 2.137.921 ha, tăng 116.646 ha so với năm
2010. Tuy nhiên đến năm 2017, diện tích trồng Dưa chuột chỉ cịn 2.007.664
ha, giảm 130.257 ha so với năm 2016.
Năng suất Dưa chuột bình qn trên thế giới khá cao và có xu hướng
tăng qua các năm. Năm 2010 năng suất đạt 309,287 tạ/ha, đến năm 2017 đạt
387,996 tạ/ha, tăng 78,709 tạ/ha so với năm 2010.
Do diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng từ năm 2010 – 2016
cũng tăng. Sản lượng Dưa chuột năm 2010 đạt 62.515.508 tấn, năm 2016 đạt
79.844.838 tấn, tăng 17.329.330 tấn so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2017
do diện tích trồng Dưa bị thu hẹp nên sản lượng chỉ còn 77.896.545 tấn,
giảm 1.948.293 tấn so với năm 2016.


10


Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng Dưa chuột của các châu lục trên
thế giới năm 2017

1

Châu Phi

317.038

Năng suất
(tạ/ha)
42,689

2

Châu Mĩ

95.493

236,93

2.263.112

3

Châu Á

1.431.134

478,812


68.524.409

4

Châu Âu

162.813

352,235

5.734.842

5

Châu Đại Dương

1.186

175,201

20.783

TT

Châu lục

Diện tích
(ha)


Sản lượng
(tấn)
1.353.399

Nguồn: FAOSTAT 2020 [17].
Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Châu Á có diện tích trồng Dưa chuột là
(1.431.134 ha), năng suất (478,812 tạ/ha), sản lượng (68.524.409 tấn), cao
nhất trong 5 châu lục. Châu Âu có diện tích trồng Dưa chuột đứng thứ 3 trên
thế giới nhưng do năng suất cao (đạt 352,235 tạ/ha) nên sản lượng đứng thứ 2
trên thế giới là 5.734.842 tấn. Châu Phi có diện tích trồng Dưa chuột đứng thứ
2 trên thế giới (317.038 ha) nhưng có năng suất thấp nhất (42,689 tạ/ha) nên
sản lượng rất thấp là 1.353.399 tấn, chỉ cao hơn Châu Đại Dương. Châu Đại
Dương có diện tích trồng Dưa chuột (1.186 ha) thấp nhất thế giới, tuy năng
suất đạt 175,201 tạ/ha nhưng sản lượng vẫn thấp nhất là 20.783 tấn.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất Dưa chuột ở một số nước trên thế giới năm 2017
Nước

TT

Diện tích
(ha)
1.067.884

Năng suất
(tạ/ha)
558,025

Sản lượng
(tấn)
59.590.591


1

Trung Quốc

2

Iran

84.574

252,333

2.134.090

3

Thổ Nhĩ Kì

37.611

485,974

1.827.782

4

Ucraina

50.400


177,833

896.280

5

Nhật Bản

10.800

518,056
559.500
Nguồn: FAOSTAT 2020 [17].


11

Qua bảng 2.4 ta thấy: Nước dẫn đầu về diện tích trồng Dưa chuột là
Trung Quốc (diện tích 1.067.884 ha) và cũng là nước dẫn đầu về sản lượng
(59.590.591 tấn). Tiếp theo là Iran và Thổ Nhĩ Kì (diện tích 84.574 ha, sản
lượng 2.134.090 tấn). Nhật Bản là nước có diện tích trồng thấp nhất (10.800
ha) trong 5 nước, nhưng năng suất Dưa chuột đứng thứ 2 thế giới, đạt 518,056
tạ/ha, cao hơn Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ucraina.
2.4.2 Tình hình sản xuất Dưa chuột ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả năm 2012 là 829,895 nghìn
ha, tăng 3% so với năm 2011 (805,618 nghìn ha). Sản lượng đạt 13.992,386
nghìn tấn. Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rau sản xuất trên đầu
người đạt 165 kg/người/năm, tương đương mức bình qn tồn thế giới và đạt
loại cao trong khu vực. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, trong tháng

12/2014, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12 đạt 139 triệu USD,
tăng 28,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này
trong năm 2014 lên 1,49 tỷ USD, tăng 38,9% (tương ứng tăng 418 triệu USD).
Hàng rau quả Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với 436
triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kì năm trước và chiếm 29,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu nhóm này của cả nước. Dưa chuột được xếp vào hàng một số
loại rau quả chủ lực của Việt Nam.
Hiện nay trong nước ta ở một số địa phương đã phát triển thêm các diện
tích trồng Dưa liên doanh với các doanh nghiệp chế biến Dưa chuột nhằm
mục đích xuất khẩu sang Nhật Bản với sản phẩm Dưa chuột chế biến muối
mặn, với hướng này cũng đạt lãi xuất khá lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất cho
người nông dân. Và hướng chọn tạo ra các giống Dưa chuột để sử dụng cho
sản xuất chủ yếu bằng cách nhập nội giống nước ngoài từ đó chọn tạo ra các
giống Dưa chuột ưu thế lai F1 phù hợp cho sản xuất và chế biến xuất khẩu
của đặc điểm kinh tế xã hội trong sản xuất nông nghiệp ở nước.


12

Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng một số loại rau, củ, quả chủ lực của Việt Nam
2010
Loại rau

2011

2012

Diện

Sản


Diện

Sản

Diện

Sản

tích

lượng

tích

lượng

tích

lượng

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

(ha)


(tấn)

Cà chua

21.784 550.183

23.083

589.830

23.917

616.890

Dưa chuột

34.406 654.509

35.172

678.731

37.460

734.089

Cải bắp

31.277 733.893


33.102

797.840

36.424

876.016

Đậu quả các loại

4.879

56.898

15.152

237.118

22.172

265.606

Su hào

18.749 320.342

17.378

313.797


21.676

402.222

Bí xanh

15.644 301.578

27.842

496.346

34.581

610.068

Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả, 2012 [15].Các vùng trồng Dưa chuột
lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng.
Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sơng Cửu
Long như Tân Hiệp - Tiền Giang, Châu Thành - Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc
Trăng. Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên gồm vùng rau truyền
thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải
miền Trung (Huế…).
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu các loại Dưa chuột liên tục
tăng trong những năm gần đây (Niên giám thống kê 2010 - 2016) [12]. Sản
phẩm làm ra từ Dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một lượng khá lớn
được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mặc dù cơng nghệ
sau thu hoạch của nước ta cịn thấp, song thị trường xuất khẩu vẫn chiếm một
vị trí quan trọng (Trương Mạnh Quyết, 2015) [13].



13

2.5. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây Dưa chuột trồng trong
nhà kính, nhà lưới trên Thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây Dưa chuột trồng trong
nhà kính, nhà lưới trên Thế giới
Phân bón có vai trị vơ cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc và Hi Lạp đã biết sử dụng tro đốt và
phân chăn ni bón cho cây trồng. Tiêu thụ phân hóa học tăng mạnh là một
trong những nguyên nhân làm tăng giá phân bón. Theo hiệp hội phân bón thế
giới, mức tiêu thụ phân bón tồn cầu đã tăng đều qua các năm và đạt
155.483.000 tấn quy về dinh dưỡng nguyên chất (N + P2O5 + K2O) vào năm
2005, tăng 19,75% so với năm 1995 và 3,87% so với năm 1961. Gần đây mức
tiêu thụ tại các nước đang phát triển tăng mạnh, trong khi các nước phát triển
lại có xu hướng giảm. Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều phân bón nhất với
tổng lượng 46.204.100 tấn năm 2005, chiếm tỉ lệ 29,7% so với toàn cầu. Các
số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước Châu Á sử dụng phân khống
nhiều hơn bình qn thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại
dùng phân khống ít hơn so với bình qn Châu Á. Trong đó Nhật Bản và
Trung Quốc lại sử dụng phân khống nhiều hơn so với toàn Châu Á. Việt
Nam là nước sử dụng nhiều phân khống trong số các nước Đơng Nam Á.
- Theo (Nguyễn Thị Thu Hà, 2010) [6], Nhiều quốc gia trên thế giới đã
nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ kĩ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp
như cơng nghệ sinh học, cơng nghệ nhà kính, cơng nghệ hóa học, cơng nghệ
tự động hóa, cơng nghệ trồng cây không dùng đất vào sản xuất các sản phẩm
rau và hoa cao cấp. Nhờ đó năng suất và chất lượng rau, hoa trên thế giới tăng
lên gấp nhiều lần, mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất, ví dụ ở một số
nước như Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc.



14

- Theo các nhà khoa học của trung tâm nhà vườn, trường đại học
Maryland bón phân cho cây trồng trong túi bầu với liều lượng bao nhiêu và
cách bón như thế nào phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: loại phân, nhu cầu của
cây, loại dung dịch dinh dưỡng, loại túi bầu, mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây
dưa chuột có u cầu về dinh dưỡng khác nhau.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây Dưa chuột trồng trong
nhà kính, nhà lưới ở Việt Nam
Trong những năm gần đây tốc độ tiêu thụ phân bón ở Việt Nam tăng
nhanh và đạt mức 2,06 triệu tấn dinh dưỡng nguyên chất vào năm 2005, tăng
68% so với năm 1995 và 299,39 % so với năm 1961. Năm 2006 và 2007, mức
tiêu thụ phân bón ở nước ta đã tăng đáng kể so với năm 2005. Trong 3 tháng
đầu năm 2008, lượng phân bón chúng ta nhập khẩu đã đạt mức 1,03 triệu tấn,
tăng 19,9% về lượng và 108,9 % về giá so với cùng kỳ năm 2007. Về sản xuất
phân bón, đến năm 2005 lượng phân bón sản xuất trong nước chỉ đạt 54,59%
so với mức tiêu thụ, phần còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Hiện nay, với
nhiều cố gắng ngành sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng hơn 70% nhu
20 cầu về phân lân, 8% phân đạm. Năm 2006, lượng phân hóa học ở nước ta
sử dụng khơng phải là cao, bình qn trên 250 kg/ha so với các nước phát
triển có nền thâm canh cao như: Hàn Quốc 467 kg/ha, Nhật Bản 403 kg/ha,
Trung Quốc 390 kg/ha. Đến hết năm 2010 chúng ta vẫn phải nhập khoảng
trên 500 nghìn tấn phân bón như: DAP, lân, kali và việc nhập khẩu chỉ có khả
năng chấm dứt vào năm 2020 khi các nhà máy trong nước sản xuất đủ lượng
phân bón theo nhu cầu của thị trường.
Về chất lượng phân bón trên thị trường thì qua kết quả kiểm tra về tình
hình sản xuất, kinh doanh phân bón của các doanh nghiệp ở 10 tỉnh, thành
phố của Cục Trồng trọt trong tháng 7/2007 cho thấy: Vẫn tồn tại trên thị

trường những loại phân chưa đăng ký vào Danh mục phân bón, phân bón


15

khơng đảm bảo chất lượng. Có những lơ hàng khi kiểm tra có tới trên 54%
mẫu khơng đạt chất lượng đăng ký. Trong năm 2009 và 4 tháng đầu năm
2010 theo Cục Trồng trọt khi thanh tra, kiểm tra phân bón kém chất lượng của
31 tỉnh phía Nam thì có tới 59% số lượng phân bón kém chất lượng, thậm chí
có một số tỉnh số lượng phân bón kém chất lượng lên đến 80%, một con số
báo động đối với một nước có nhu cầu sử dụng gần 10 triệu tấn phân bón mỗi
năm như Việt Nam.
Như vậy, chất lượng phân bón trên thị trường diễn biến rất phức tạp. Nhà
nước cần có biện pháp tích cực hơn ngăn chặn việc sản xuất các loại phân giả,
chất lượng thấp làm thiệt hại đến lợi ích của người nơng dân.
Ở Việt Nam việc trồng thử các giống lai F1 tiến hành từ những năm bảy
mươi đã chứng tỏ ưu thế của việc sử dụng giống lai F1. Do các dòng hoa cái
nhập vào nước ta thường bị bệnh (phấn trắng, sương mai...), việc tạo ra các
dịng tương tự có sự tham gia của các giống dưa chuột địa phương mang gen
chống chịu đã được tiến hành ở Viện cây Lương thực và Thực phẩm từ năm
1976 đến nay, cùng với nó là các nghiên cứu khác của vấn đề ưu thế lai như
21 khả năng kết hợp chung và riêng của các giống.
Ở nước ta nghiên cứu về cây Dưa chuột cịn rất ít ỏi, chưa cân xứng với
sự tồn tại lâu đời cũng như giá trị của loại cây trồng này. Những nghiên cứu
gần đây của các nhà khoa học tập trung vào các điểm sau đây:
Trước năm 1975 ở miền Nam, đoàn chuyên gia Nam Triều Tiên đã khảo
sát tính thích nghi của 24 giống Dưa chuột có nguồn gốc từ Nhật Bản, Đài
Loan, Mỹ, Nam Triều Tiên tại trại giống ra Thủ đức trong các năm 1967 1968. Các kết quả khảo nghiệm ở đây cho thấy: Giống Dưa chuột gốc Đài
Loan Fonguan Grun skin tương đối thích nghi trong điều kiện Miền Nam Việt
Nam. Ngoài ra tác giả cịn mơ tả một số đặc điểm sinh lý và hình thái của các

giống trong thí nghiệm.


×