Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

VÀNG A SẤU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ NÙNG NÀNG,
HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016-2020



Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

VÀNG A SẤU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ NÙNG NÀNG,
HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp


: K 48 - KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên.
Đây là thời gian để củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học và vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức luận,
phương pháp làm việc năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất,
nghiên cứu khoa học.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của
các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã Nùng Nàng, huyện Tam
Đường, tỉnh Lai Châu”
Với lịng biết ơn vơ hạn, Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn đã truyền cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình
học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hồn thiện năng lực công tác, nhằm đáp ứng yêu

cầu của người cán bộ khoa học sau khi ra trường.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đỗ Xuân Luận đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn cho em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân viên Phòng văn hóa thể thao
và du lịch, Phịng địa chính nơng nghiệp xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường,tỉnh Lai
Châu đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập
Do thời gian có hạn, năng lực cịn hạn chế nên bản luận văn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các
bạn để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Vàng A Sấu


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số hộ dân tộc thiểu số được vấn trực tiếp tại xã Nùng Nàng, huyện Tam
Đường, tỉnh Lai Châu. ............................................................................................ 18
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về dân số, lao động của xã nghiên cứu năm 2019 ............. 26
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội cơ bản của xã nghiên cứu năm 2019 .......... 27
Bảng 4.3. Đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn ........................................ 43
Bảng 4.4. Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được phỏng vấn ................................ 45
Bảng 4.5: Tình hình sở hữu các tài sản cơ bản của hộ phỏng vấn ......................... 49
Bảng 4.6.Theo anh/chị du khách quan tâm nhất đến vấn đề gì? ............................ 50
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các công cụ số trong kinh doanh51
Bảng 4.8: Kết quả kinh doanh du lịch .................................................................... 52
Bảng 4.9: Tiếp cận dịch vụ vốn vay (tín dụng) ...................................................... 53
Bảng 4.10: Những kênh chính các hộ liên hệ với ngân hàng ................................ 54

Bảng 4.11: Nguyên nhân những hộ không vay vốn ............................................... 55
Bảng 4.12: Thực trạng sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ phỏng vấn........... 56
Bảng 4.13: Những mong muốn hỗ trợ của nhà nước để phát triển du lịch cộng đồng.... 56


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình ảnh 1: Lễ hội Gầu Tào nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mơng .................... 34
Hình ảnh 2: điểm tham quan lịch sử, “chè tam đường tea Nùng Nàng”............... 37


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

PTNT

Phát triển nông thôn

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học & Văn Hóa Liên Hợp Quốc

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

HĐDL


Hoạt động du lịch

DLBV

Du lịch bền vững

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

Tổ chức Du lịch Thế giới


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ..................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................. 3
1.4. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4
2.1.1. Du lịch ............................................................................................................ 4
2.1.2. Du lịch cộng đồng .......................................................................................... 4
2.1.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng ............. 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 12
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương ................ 12
2.2.3. Kinh Nghiệm cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho phát triển du lịch cộng đồng .14
2.2.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng ................................. 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 16
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 18
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 18


vi

3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 18
3.4. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 18
3.4.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 18
3.4.2. Thời gian tiến hành ...................................................................................... 19
3.5 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích .................................................................... 19
3.5.1 Chỉ tiêu về thực trạng kinh doanh du lịch cộng đồng ................................... 19
3.5.2 Chỉ tiêu thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng .................... 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 21
4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của của địa bàn nghiên cứu .... 21
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................................... 21

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................ 26
4.1.3 Mô tả các đặc điểm cơ bản về du lịch cộng đồng tại xã ............................... 28
4.2 Thực trạng kinh doanh du lịch của các hộ điều tra .......................................... 43
4.2.1 Đặc điểm của các hộ khảo sát ....................................................................... 43
4.2.3 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ khảo sát ......................... 47
PHẦN 5: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................ 58
5.1. Giải pháp ......................................................................................................... 58
5.1.1. Đối với các hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng ................... 58
5.1.2. Đối với các ngân hàng trên địa bàn .............................................................. 58
5.1.3. Đối với chính quyền địa phương .................................................................. 59
5.2. Kết luận và kiền nghị ...................................................................................... 59
5.2.1 Kết luận ......................................................................................................... 59
5.2.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và đang phát triển
mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên thế giới.Việt
Nam có đầy đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn, Việt Nam có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Năm 2019 Việt
Nam có 8 di sản được UNESCO cơng nhận là di sản thế giới bao gồm có Thành nhà
Hồ, Hồng thành Thăng Long, quần thể di tích cố đơ Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ

Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Vườn, 5 trong số đó là di sản văn hóa, 2 là di sản tự
nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là
những di sản thiên nhiên.
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngồi ra cịn rất nhiều điểm du lịch khác và
hiện nay Nùng Nàng là một trong những khu du lịch trọng điểm của nước việt nam.
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Nùng Nàng là một xã vùng cao của huyện
Tam Đường, tỉnh Lai Châu, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao
điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Nùng Nàng được
kết hợp với sức sáng tạo của con người nơi đây cùng với địa hình của núi đồi, màu
xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một
vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Nùng Nàng có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như núi lao tỷ phùng cao khoảng
1120m, mà khách du lịch có thể đi để ngắm thành phố và nhiều khung cảnh khác tại
nơi đây, Nhà cổ là một di tích lịch sử của người dân tộc Mơng nơi đây, và có nhiều
hang động như hang động chin chu chải đây có lẽ là những kiệt tác kỳ vĩ và bí ẩn
nhất của sự tạo hóa thiên nhiên tại nơi đây. Đó là một trong những di sản của người
Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được
công nhận là khu du lịch cộng đồng. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích
lịch sử văn hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng. Tại đây


2

trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khn viên. Ở nơi
đây cũng có vườn lan với nhiều loại hoa quý hiếm.
Nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng là một lựa chọn tiềm năng không thể thiếu
để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững và lâu dài chính vì thế đây mới là lý
do để tác giả chọn và nghiên cứu đề tài làm sao cho khu du lịch ở địa phương được duy
trì và đảm bảo theo hướng phát triển du lịch cộng đồng,Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài
này với mục đích là để giải quyết các vấn đề mà người dân nơi đây đang gặp phải đặc

biệt là vấn đề về vốn Đề tài sẽ góp phần giúp cho người dân được thỏa mãn nhu cầu và
đảm bảo cho phát triển du lịch cộng đồng đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số, được sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Đỗ Xuân Luận em đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch
cộng đồng ở xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trong phát triển du lịch
cộng đồng của các hộ dân tộc thiểu số;
Phân tích những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ gia
đình dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng;
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các
hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học áp dụng cho các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa
bàn phù hợp cho từng đối tượng như là mở các quán ăn, cà phê, các nhà nghỉ để
thích nghi cho các du khách một cách ý nghĩa và khoa học.
Về mặt thực tiễn có thể lựa chọn các mặt hàng ở địa phương,những nét đặc
sắc của vùng miền để thu hút khách du lịch và không làm mất đi những nét đẹp của
bản sắc dân tộc.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Cần xây dựng chiến lược, chính sách phát triển du lịch rõ ràng; tăng cường
công tác tập huấn hướng dẫn các cấp, các ngành về du lịch có trách nhiệm; tuyên


3

truyền nâng cao nhận thức và hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương tham
gia các hoạt động du lịch có trách nhiệm; đồng thời có chính sách khuyến khích, tơn
vinh các tổ chức, cá nhân điển hình trong việc thực hiện du lịch có trách nhiệm.

Xây dựng các sản phẩm du lịch có trách nhiệm; tăng cường thu hút và đào
tạo phát triển nguồn nhân lực; thực hiện các nguyên tắc phát triển du lịch có trách
nhiệm, đặc biệt trong việc sử dụng nguồn năng lượng, nguồn nước, thực phẩm an
tồn; có biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm và sử dụng nguyên vật liệu
thân thiện với mơi trường; khuyến khích các hoạt động du lịch mang tính trách
nhiệm cao, quan tâm đến quyền lợi cộng đồng, cùng chia sẻ hài hịa lợi ích kinh tế
giữa doanh nghiệp và cộng đồng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du lịch, giữ gìn cảnh quan mơi
trường du lịch; có thái độ ứng xử thân thiện, mến khách, tôn trọng và hỗ trợ khách
du lịch trong quá trình tham quan du lịch tại địa phương; tham gia các hoạt động du
lịch một cách có tổ chức, tránh tình trạng tự phát, không theo quy hoạch, thiếu văn
minh lịch sử trong du lịch.
Tuân thủ các phong tục, tập quán ở địa phương; có ý thức tiết kiệm năng
lượng, tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị
di sản văn hóa và đóng góp phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
1.4. Bố cục của khóa luận
Gồm 5 phần;
Cần được viết kết hợp chặt chẽ rõ ràng để làm sáng tỏ nội dung của đề tài
cần nghiên cứu
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổng quan nghiên cứu
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Giải pháp tăng cường tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trong phát triển
du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu


4


PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Du lịch
- Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara – Edmod đưa ra
định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó khơng chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chi ra và của
những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián
tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
- Theo Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ
và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm
đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
- Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về chuyến đi
đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để
tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt động
để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.
2.1.2. Du lịch cộng đồng
2.1.2.1. Khái niệm
Nguồn gốc của thuật ngữ DLCĐ phát sinh từ các thuật ngữ có trước như “du
lịch nơng thơn”, “du lịch làng” vốn là những mơ hình phát triển kinh tế nơng thơn.
Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào những mơ
hình phát triển du lịch nông thôn mà thuật ngữ “du lịch cộng đồng” bắt đầu xuất
hiện rầm rộ hơn từ đầu thế kỷ 20.
Du lịch cộng đồng thường được khởi xướng là mục tiêu cơ bản trong quá
trình phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, có những lý do khác để cộng đồng
theo đuổi DLCĐ như bảo tồn văn hoá và mơi trường cũng như có những lợi ích
phát triển khác mà DLCĐ mang lại.



5

“DLCD là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi
ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang
đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương có dự án.” (Trần Thị Mai, 2005)
“DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng
địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi
HĐDL. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong
nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được
phần lớn lợi nhuận thu được từ HĐ DL nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai
thác tài nguyên môi trường DLBV, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất
lượng cao và hợp lý của du khách.” (Bùi Thị Hải Yến, 2012)
Theo như REST định nghĩa thì DLCĐ là du lịch có tính bền vững về mặt mơi
trường, văn hố và xã hội. Nó do chính cộng đồng quản lý và làm chủ vì lợi ích của
cộng đồng vì mục đích tạo cho du khách có khả năng nhận thức và tìm hiểu về cộng
đồng và lối sống của cộng đồng”. (REST – 1997)
Khái qt lại, DLCĐ là một q trình có sự tham gia trực tiếp chủ yếu của
cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch, nhằm đảm bảo và khai thác bền
vững các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ
khách du lịch và bán các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
2.1.2.2. Các hình thức du lịch cộng đồng
- Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong
khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường
xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự
quan tâm đến vấn đề mơi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thơng qua
một q trình quản lý mơi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
- Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng
nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố
thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa



6

bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải
nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số.
- Du lịch cơng nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông
nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các
trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem
hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà
nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất
của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu
cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp
canh tác không dùng thuốc trừ sâu.
- Du lịch bản địa: Du lịch bản địa / Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi
đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động
du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.
- Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn
bản, và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân
làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính
chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những
ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà
nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du
khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn
cho chủ nhà.
2.1.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
* Dựa vào cộng đồng
Đặc thù của DLCĐ là dựa vào cộng đồng. Họ là chủ thể chính của hoạt
động du lịch, các thành viên của cộng đồng được tham gia lập kế hoạch, thực
hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Hơn nữa, các
lợi ích kinh tế được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các

thành viên cộng đồng.


7

* Phân chia lợi ích hợp lý
- Cộng đồng địa phương: cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức các hoạt động
du lịch
- Chính quyền địa phương: đại diện cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các
hoạt động tại địa phương, đảm bảo an ninh trật tự cho cộng đồng và du khách.
- Các doanh nghiệp du lịch: phối hợp với cộng đồng và chính quyền địa
phương trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch. Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch
cho cộng đồng địi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác
liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi ích, khơng những doanh thu từ các hoạt động
du lịch thường được chia đều mà các bên tham gia phải có trách nhiệm đóng góp,
duy tu, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng
phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động dân sinh từ nguồn thu hoạt động DLCĐ. Trên
thực tế, việc bảo tồn thiên nhiên và văn hóa địa phương có mối quan hệ mật thiết với
việc lập kế hoạch phát triển của cơ sở hạ tầng cho các hoạt động du lịch sinh thái dựa
vào cộng đồng (nhà, đường giao thông, vườn hoa...) trên nguyên tắc hài hòa.
* Người dân địa phương quyết định hoạt động du lịch
DLCĐ muốn thực hiện được cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Mọi
chương trình của loại hình du lịch này đều được xây dựng dựa vào khả năng và hiểu
biết của cộng đồng. Việc các thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực
hiện, quản lý hoạt động DLCĐ là một thể hiện quan trọng của việc cộng đồng sở
hữu các tài nguyên du lịch, họ làm chủ trong cung cấp dịch vụ, trong việc đảm bảo
tính lâu bền của hoạt động du lịch. Du khách có thể trải nghiệm sự đa dạng và
phong tục của nền văn hóa địa phương, và quan trọng hơn là để tương tác với cộng
đồng. Cộng đồng là người “chủ nhà” thật sự, họ là những người chia sẻ với du
khách những văn hóa địa phương để du khách được tiếp cận, tìm hiểu và chia sẻ văn

hóa truyền thống của họ một cách xác thực nhất. Họ trực tiếp chia sẻ các tri thức
dân gian trong các bình diện của đời sống dân sinh như ẩm thực, âm nhạc, văn học
dân gian, phong tục – tập quán, nghề truyền thống, phong cách sống, cả du khách và
cộng đồng văn hóa đối xử với nhau bằng sự tôn trọng.


8

* Bảo tồn giá trị tài nguyên
Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn đều có tầm quan trọng trong
việc thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển. Hầu hết các hoạt động du lịch đều có thể
mang lại những lợi ích to lớn đến cộng đồng địa phương, tuy nhiên cũng khơng thể
phủ nhận nó mang lại những tác động tiêu cực đối với họ cũng như đối với mơi
trường tự nhiên. Dù dưới bất cứ hình thức du lịch nào, mơi trường thiên nhiên và
văn hóa địa phương đều phải chịu những sức ép hữu hình và vơ hình, cộng đồng
phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của mơi trường tự nhiên và văn hóa địa
phương đối với cuộc sống của họ và hoạt động du lịch mà họ đang cung cấp, về
những tác động của DLCĐ đối với nền văn hóa của họ để có kế hoạch khai thác và
bảo vệ hợp lý. Việc tôn trọng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sắc thái
văn hóa địa phương (tính độc đáo của địa phương, chẳng hạn như địa hình, khí hậu,
kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, lối sống) sẽ là động lực và nền tảng cho sự tái tạo
nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch.
2.1.2.4. Vai trò của du lịch cộng đồng
- DLCĐ góp phần giải quyết vấn đề việc làm, thông qua các hoạt động cụ thể
tại các điểm du lịch. Doanh nghiệp cùng với chính quyền địa phương và ngành chức
năng giúp cho cộng đồng hiểu được lợi ích từ làm du lịch để họ đồng lòng ủng hộ.
Từ đó giải quyết việc làm cho dân địa phương.
- DLCĐ tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm du lịch của các địa phương, góp
phần thu hút khách du lịch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên
du lịch nói riêng.

- DLCĐ tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hoá và giao lưu kinh tế giữa
các vùng miền, giữa nước ta với các nước trên thế giới. Ý nghĩa này là yếu tố quan
trọng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của nước ta
đồng thời là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn.
- DLCĐ góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương đặc biệt là ở
vùng nông thơn nơi tỷ lệ đói nghèo cịn cao.


9

- DLCĐ giúp cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng xã hội.
Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự cơng bằng trong phát triển DLCĐ,
một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững.
2.1.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng
2.1.3.1. Tín dụng
* Khái niệm tín dụng
- Theo Lê Văn Tề (2006), tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền
hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao
tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi
vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến
hạn thanh toán.
- Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Tín dụng là những hành động cho
vay, bán chịu hàng hoá và vốn giữa những ngƣời sở hữu khác nhau. Tín Dụng
khơng phải là hoạt động vay tiền đơn giảm mà là hoạt động vay tiền có điều kiện,
tức là phải bồi hồn thanh tốn lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù vận động giá
trị khác với lưu thông hàng hoá đơn thuần: vận động giá trị nên dẫn tới phương thức
mượn tài khoản, bồi hoàn và giá trị thanh tốn”
Nói chung, Tín dụng là hoạt động cho vay (phản ánh mối quan hệ giữa người
cho vay và người đi vay), có bảo đảm, có hồn trả cả nợ gốc và lãi sau một thời gian
nhất định.

* Đặc điểm của tín dụng
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người
sử dụng. xét về mặt bản chất cũng là một hình thức của quan hệ mua bán nhưng xảy
ra đối với một loại hàng hóa đặc biệt đó là vốn. Như vậy, quan hệ tín dụng nhất
thiết chỉ có ý nghĩa khi có sự chuyển dịch giữa các chủ sở hữu khác nhau.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
* Bản chất của tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất kỳ
phương thức sản xuất nào, tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn


10

tạm thời tài sản, hàng hoá hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử
dụng được giá trị của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi. Để
hiểu rõ bản chất của tín dụng cần phải nghiên cứu mối liên hệ kinh tế trong q
trình hoạt động của tín dụng và mối liên quan của nó với q trình tái sản xuất.
Có nhiều cách diễn đạt về tín dụng nhưng đều phản ánh một bên là người cho
vay, bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng,
chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc trong thuộc về bản chất
của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù khác.
- Hoạt động tín dụng đảm bảo nhu cầu về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh vốn nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế
Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc phân
phối vốn tín dụng đã góp phần điều hịa trong tồn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho
q trình sản xuất được liên tục.
Ngồi ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích
thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển. Trong
nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn

lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng đã góp phần động viên
vật tư đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để
đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay,cơ cấu kinh
tế còn mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn còn ở mức độ cao. Vì vậy, thơng
qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý.
Mặt khác, thơng qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và
nguồn nguyên liệu một cách hợp lý, thúc đẩy q trình tăng trưởng kinh tế, đồng
thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà
vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan
nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho các đơn vị kinh tế vay. Tuy nhiên, quá


11

trình đầu tư tín dụng khơng phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư
được tiến hành một cách tập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn, những
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm
bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy q trình tăng trưởng kinh tế.
- Tín dụng là cơng cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành
mũi nhọn
Trong điều kiện nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần
thiết cho xã hội, là ngành chịu tác động nhiều nhất của quá trình tự nhiên và là
ngành đang trong quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, trong giai đoạn
trước mắt, nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết
những nhu cầu tối thiểu của xã hội, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành
kinh tế khác.
2.1.3.2. Vốn

* Khái niệm
Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau.
Trước Các Mác, các nhà kinh tế học khi nghiên cứu vốn thông qua phạm trù
tư bản đi đến kết luận: Vốn là phạm trù kinh tế. Các Mác khi nghiên cứu sự chuyển
hoá của tiền thành tư bản đã khẳng định: Như vậy là giá trị ứng ra lúc ban đầu
khơng những được bảo tồn trong lưu thơng, mà cịn thay đổi đại lượng của nó, cịn
cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy
đã biến nó thành tư bản.
* Vai trị của vốn
- Đối với sản xuất nông nghiệp nông thôn:
+ Vốn làm thay đổi bộ mặt kết cấu hạ tầng theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung, phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng, thúc đẩy CNH- HĐH.
+ Vốn đầu tư vào khoa học - công nghệ tạo ra động lực để phát triển một nền
nông nghiệp chất lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Thông qua huy động, đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, hình thành và phát triển vùng chuyên


12

canh, vùng kinh tế trọng điểm về nông nghiệp.Vốn tác động vào hệ thống công
nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu
quả kinh doanh nông nghiệp.
+ Vốn là nhân tố không thể thiếu trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ
nông nghiệp nói chung, nơng thơn nói riêng, đáp ứng u cầu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
- Đối với doanh nghiệp:
+ Vốn là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

+ Vốn là căn cứ để xác lập vị trí pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định
+ Vốn là cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một
doanh nghiệp trước pháp luật
+ Vốn là tiềm lực kinh tế, yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động
của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh
doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi
đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.
+ Vốn là Cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm
nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín
của doanh nghiệp trên thương trường.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương
2.2.1.1. Tại Mộc Châu – Sơn La
Với cảnh quan thiên nhiên phong phú, mơi trường trong lành, khí hậu mát
mẻ cùng những món ăn dân tộc đặc sắc, Mộc Châu nói riêng và Sơn La nói chung
là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc. Tận dụng
lợi thế này, những năm gần đây du lịch Sơn La đang phát triển du lịch cộng đồng,
qua đó góp phần bảo vệ mơi trường cảnh quan, đa dạng loại hình dịch vụ, đồng thời
nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tận dụng lợi thế này, huyện Mộc


13

Châu đã đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, qua đó góp phần bảo vệ mơi trường
cảnh quan, đa dạng loại hình dịch vụ, đồng thời nâng cao thu nhập cho đồng bào
các dân tộc trong vùng.
Trong thời gian tới, Mộc Châu sẽ được quy hoạch trở thành khu vực động
lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc
Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh

tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Theo Quy
hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm
2020, Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu sẽ hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm
gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và
trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; hình thành các bản du lịch cộng đồng bao
gồm: Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), bản Vặt (xã Mường Sang, huyện
Mộc Châu), bản Tà Phình (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu), bản Mường Khoa (xã
Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ)…
Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu sẽ ưu tiên phát triển thị trường khách du
lịch mục tiêu từ các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ; tập trung phát triển và củng cố thị phần khách từ các thị trường mục tiêu
truyền thống: Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... Đồng thời, phát triển
các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng
các sản phẩm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; tập trung phát triển
các sản phẩm chính: Du lịch nghỉ dưỡng và điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái
gắn với nông nghiệp; du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, danh thắng; đặc biệt
chú trọng hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay)...
2.2.1.2. Tại Mai Châu – Hịa Bình
Mai Châu là khơng gian sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người
Thái chiếm tới 60%, ngồi ra cịn có dân tộc Mường, Mông, Kinh, Hoa…; Cộng
đồng dân cư các dân tộc Mai Châu cấu thành từng xóm, bản riêng biệt, phù hợp với
tập quán canh tác, sinh hoạt của mỗi dân tộc. Việc giao lưu, trao đổi hàng hóa thơng


14

qua các phiên chợ trong tuần, trong tháng. Mỗi phiên chợ đều mang nét độc đáo của
các vùng miền. Tại đây vẫn duy trì bản sắc dân tộc của dân tộc mình, từ trang phục,
ngơn ngữ, nếp sống hằng ngày, lời ca, điệu múa cồng chiêng, múa sạp, nếp nhà sàn
xinh xắn với các thiếu nữ dệt vải thổ cẩm bên hiên nhà.

Mai Châu đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành điểm du lịch quốc gia có
kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất
một trăm nghìn lượt khách một năm, với chức năng tìm hiểu văn hóa – lịch sử, sinh
thái, nghỉ dưỡng… có vai trị quan trọng của tỉnh Hịa Bình cũng như vùng Trung
du miền núi phía Bắc.
Với những quy hoạch cụ thể, du lịch Mai Châu dự kiến đến năm 2020 sẽ đón
khoảng 530 nghìn lượt khách, và năm 2030 đón khoảng 1,1 triệu lượt khách, trong
đó khách quốc tế khoảng 400 nghìn lượt khách. Mai Châu có đủ tiềm năng để phát
triển các sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch cộng đồng gắn với sinh thái, trong đó
có các hoạt động như: Tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng địa phương,
thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu, tham gia các lễ hội truyền thống và phong tục, tập
quán các dân tộc.
2.2.3. Kinh Nghiệm cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho phát triển du lịch cộng đồng
Với cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu trong lành cùng nhiều món ăn
dân tộc đặc sắc, đặc biệt có địa hình nằm ở dãy Hoàng Liên Sơn, nên du lịch cộng
đồng đã được hình thành ở Sa Pa từ những năm 1998, Du lịch cộng đồng ở Sa pa
không chỉ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với hoạt động du lịch trong
nước mà còn tạo điều kiện cho bà con vùng cao xóa đói giảm nghèo, giữ gìn văn
hóa và bản sắc dân tộc. Thực chất hình thức du lịch cộng đồng là kiểu du lịch
homestay – lưu trú nhà dân bản địa. Hiện Sapa phát triển hình thức này tại các khu
vực như bản Cát Cát, Sín Chải, Tả Van, Tả Phìn, Lao Chải,…và ln kín chỗ bởi du
khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm.
Hiện nay, nhiều homestay ở Sa Pa trông rất hiện đại và được trang trí đẹp
mắt, tuy nhiên nó vẫn giữ được cái hồn của văn hóa bản địa. tại Lá Dao Spa Tả
Van, ngồi việc cho khách đến lưu trú theo hình thức homestay ở đây cịn có thêm


15

một số dịch vụ như tắm lá thuốc của người Dao, thưởng thức những món truyền

thống của đồng bào Mơng, Giáy…
Mỗi ngày tại đây đón khoảng 10 khách nghỉ homestay, 30 khách sử dụng các
dịch vụ khác. Homestay ở Sa pa đang tạo nên một sức hút riêng, đặc biệt là dành
cho những du khách thích trải nghiệm hình thái du lịch cộng đồng đầy bản sắc.
Những nét độc đáo khi ăn, ở, sinh hoạt với người dân địa phương đã mang lại cho
du khách những trải nghiệm thú vị.
2.2.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng
- Ai cũng biết rằng, du lịch tuy phải lấy kinh tế làm cơ sở; sự phát triển kinh
tế tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động du lịch và bản thân du lịch cũng
bao hàm nội dung hoạt động kinh tế, nhưng nhìn tổng thể và xét cho đến cùng thì du
lịch là một hoạt động văn hố. Tính văn hố của du lịch, hay nói gọn là văn hố du
lịch, khơng phải là phép cộng đơn thuần giữa văn hoá với du lịch mà là hình thái
văn hố trong lĩnh vực du lịch, có nội dung xác định.
- Văn hoá du lịch là do hoạt động du lịch, một hình thức hoạt động văn hoá
xã hội đặc thù, sinh ra hoặc liên quan mật thiết với nó; văn hố du lịch sẽ phát triển
cùng với sự phát triển của du lịch.
- Văn hoá du lịch là một thuật ngữ đa nghĩa và sẽ được hiểu rất khác nhau
nếu xem xét từ nhiều khía cạnh. Ở chừng mực nào đó có thể hiểu văn hố du lịch là
tổng hịa của văn hố vật chất và văn hố tinh thần do lồi người tạo nên; là văn
minh tinh thần và văn minh vật chất liên quan mật thiết đến hoạt động du lịch của
nhân loại.
- Để thành công và đạt được những kết quả như mong muốn trên cái cần
thiết và quan trọng nhất vẫn là vấn đề về vốn mà người dân cũng như các hộ
kinh doanh du lịch cộng đồng muốn được giải đáp và hoàn thiện hơn từ các
dịch vụ ngân hàng.


16

PHẦN 3:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là, thực trạng và những rào cản trong tiếp
cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
● Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu về tiếp cận các dịch vụ
ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng trên
phạm vi xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
● Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong khoảng
3 năm, từ năm 2017-2019. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2020 thông qua
phỏng vấn trực tiếp các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng và các bên liên quan tại
vùng nghiên cứu.
● Phạm vi về nội dung: Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc
thiểu số có thể liên quan đến nhiều bên như phía cầu (các hộ dân tộc thiểu số), phía
cung (ngân hàng cung cấp các dịch vụ) và các bên liên quan khác như nhà nước, các
doanh nghiệp lữ hành, v.v. Tuy nhiên, nội dung chính trong nghiên cứu này tập
trung vào thực trạng tiếp cận, sử dụng và những rào cản trong tiếp cận dịch vụ ngân
hàng với góc nhìn từ các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng.
3.2 Nội dung nghiên cứu
● Tình hình kinh doanh du lịch của các hộ được phỏng vấn: Những thông tin
dưới đây nên được hỏi khi phỏng vấn hộ:
o Tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, trình độ học vấn, kinh nghiệm kinh
doanh du lịch cộng đồng của chủ hộ;
o Số lượng, chất lượng của lao động tham gia phát triển du lịch cộng đồng;
o Vốn, tài sản và thực trạng sử dụng tài sản cho kinh doanh du lịch cộng đồng;
o Sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác phục vụ du lịch cộng đồng.


17


o Lượng du khách trong và ngoài nước tới thăm quan, trải nghiệm;
o Thời điểm thăm quan, trải nghiệm
o Các hoạt động trải nghiệm của du khách;
o Mối quan tâm của du khách về các dịch vụ du lịch tại địa bàn;
o Hình thức thanh tốn của du khách: tiền mặt trực tiếp, thẻ, chuyển khoản..
o Những lợi ích của các hộ dân tộc thiểu số về mặt nâng cao kiến thức, kỹ
năng thông qua tiếp xúc với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài:
giao tiếp tiếng Anh; cách thức nấu ăn, trang trí phịng; thiết kế các tour cộng đồng,
cách thức xây dựng các kênh quảng bá du lịch; và quản trị mơ hình.
o Thực trạng ứng dụng các công nghệ số trong kinh doanh du lịch cộng đồng
của các hộ dân tộc thiểu số: đăng ký các kênh du lịch trực tuyến; xây dựng trang
web; tạo trang facebook;
o Doanh thu từ các hoạt động du lịch theo mùa
o Những hỗ trợ của huyện, của xã trong phát triển du lịch cộng đồng;
● Thực trạng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng: Những thông tin dưới đây nên
được hỏi khi phỏng vấn hộ:
o Thực trạng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng: tên ngân hàng; lượng vốn vay;
lãi suất; kỳ hạn; mục đích sử dụng vốn (cho kinh doanh du lịch, cho mục đích
khác); phương thức đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc tín chấp; mức độ đáp ứng
của lượng vốn vay so với nhu cầu của hộ; cách thức giao dịch với ngân hàng (gặp
mặt trực tiếp, điện thoại, email, website v.v.)
o Thực trạng tiếp cận các dịch vụ khác: thanh toán, tiết kiệm, mở tài khoản..
o Các nguyên nhân chính các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng không tiếp
cận các dịch vụ ngân hàng.
o Những đề xuất của các hộ để tiếp cận dịch vụ ngân hàng và phát triển du
lịch tại cộng đồng: đối với ngân hàng, đối với xã, đối với doanh nghiệp lữ hành, đối
với du khách v.v



×