Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã nghĩa lợi, thị xã nghĩa lộ, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THỊ DUNG
Tên đề tài:
TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ NGHĨA LỢI, THỊ XÃ
NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016 - 2020



Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THỊ DUNG
Tên đề tài:
TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ NGHĨA LỢI, THỊ XÃ
NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp


: K 48 - KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016 -2020

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Dung


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hồn thành được khóa luận tốt
nghiệp Đại Học, ngồi sự nỗ lực của bản thân tơi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa
kinh tế và phát triển nông thôn cùng sự hướng dẫn tận tình của TS. Đỗ Xn Luận.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS.
Đỗ Xuân Luận người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo cho tơi trong suốt
q trình làm khóa luận tốt nghiệp
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBNN xã Nghĩa Lợi, thị xã
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, anh Lò Mạnh Thanh đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Dung


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3. 1: Số hộ dân tộc thiểu số được phỏng vấn trực tiếp tại xã Nghĩa Lợi ................21
Bảng 4. 1: Các chỉ tiêu về dân số, lao động của xã Nghĩa Lợi năm 2019 ................27
Bảng 4. 2: Các chỉ tiêu kinh tế -xã hội cơ bản của xã Nghĩa Lợi năm 2019 ...................28
Bảng 4. 3: Đặc điểm cơ bản của hộ tham gia làm du lịch cộng đồng .......................30

Bảng 4. 4: Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được phỏng vấn..................................32
Bảng 4. 5: Theo anh / chị du khách quan tâm nhất đến vấn đề gì? ...........................34
Bảng 4. 6: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các công cụ số trong kinh doanh
...................................................................................................................................35
Bảng 4. 7: Kết quả kinh doanh du lịch ......................................................................36
Bảng 4. 8: Tiếp cận dịch vụ vốn vay tín dụng ..........................................................37
Bảng 4. 9: Những kênh chính các hộ liên hệ với ngân hàng ....................................38
Bảng 4. 10: Nguyên nhân những hộ không vay ........................................................39
Bảng 4. 11: Thực trạng sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ phỏng vấn ...................40
Bảng 4. 12: Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng .............................41
Bảng 4. 13: Những mong muốn hỗ trợ của nhà nước để phát triển du lịch cộng
đồng ...........................................................................................................................42


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình ảnh 1: BẢN ĐỒ THỊ XÃ NGHĨA LỘ - YÊN BÁI .........................................24
Hình ảnh 2: Màn biểu diễn múa xòe với 5000 người tham gia tại sân vận động thị
xã Nghĩa Lộ vào tháng 9/2019 ...........................................................29
Hình ảnh 3: Tour du lịch Suối Giàng-Nghĩa Lộ-Mù Cang Chải của đoàn du khách30


v

DANH MỤC VIẾT TẮT

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội


HND

Hội nơng dân

HTND

Hỗ trợ nơng dân

NCPT

Nghiên cứu phát triển

VHTTDL

Văn hóa thể thao du lịch

THCS

Trung học cơ sở

CDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NHTM

Ngân hàng thương mại

TWHND


Trung ương hội nông dân

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ........................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................3
1.4. Bố cục của khóa luận ...........................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Du lịch cộng đồng .............................................................................................4
2.1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng .................9

2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................12
2.2.1 Hòa Bình ..........................................................................................................12
2.2.2 Bắc Ninh ...........................................................................................................14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................20
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21


vii

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................21
3.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................................21
3.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...........................................................22
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................22
3.4. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................22
3.4.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................22
3.4.2. Thời gian tiến hành .........................................................................................22
3.5 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích .......................................................................22
3.5.1 Chỉ tiêu về thực trạng kinh doanh du lịch cộng đồng ......................................22
3.5.2 Chỉ tiêu thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng .......................23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................24
4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của của địa bàn nghiên cứu ..............24
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................24
4.1.1.1 Vị trị địa lý ....................................................................................................24
4.1.1.2 Khí hậu ..........................................................................................................25
4.1.1.3 Thủy văn ........................................................................................................26
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................27

4.1.2.1 Đặc điểm về dân số, lao động .......................................................................27
4.1.2.2 Đặc điểm về kinh tế.......................................................................................28
4.1.2 Mô tả các đặc điểm cơ bản về du lịch cộng đồng tại xã ..................................29
4.2 Thực trạng kinh doanh du lịch của các hộ điều tra .............................................30
4.2.1 Đặc điểm của các hộ khảo sát ..........................................................................30
4.2.3 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ khảo sát ............................33
4.2. Giải pháp tăng cường tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trong phát triển du lịch
cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu .............................................................................43
4.2.1. Đối với các hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng ......................43
4.2.2 Đối với các ngân hàng trên địa bàn ..................................................................44
4.2.3 Đối với chính quyền địa phương ......................................................................45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................46


viii

5.1. Kết luận ..............................................................................................................46
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm trở lại đây, du lịch nông thôn đã thu hút sự quan tâm rộng
rãi đối với các nhà kinh tế, giới hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu
khoa học trên nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Âu. Càng ngày người ta càng nhận ra
vai trò quan trọng của việc phát triển loại hình du lịch này đối với sự phát triển bền
vững của cộng đồng, quốc gia. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế

dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần đáng kể
vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát
triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển là cơng cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng
trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, các số liệu thống kê cho thấy, mặc dù phát triển chưa
lâu, việc phát triển du lịch nông thôn đã được thúc đẩy khá nhanh. Loại hình du lịch
này được xem là "ngành cơng nghiệp khơng khói" và có đóng góp ngày càng lớn
cho nền kinh tế quốc dân. Xét riêng ở khu vực nơng thơn, du lịch có vai trị quan
trọng trong việc giải quyết bài tốn việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, du lịch cộng đồng thường được phát triển ở những bản khó khăn
với nguồn lực tài chính rất hạn chế, cần có những nguồn hỗ trợ, những chính sách
định hướng để phát triển du lịch một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích khơng chỉ
cho cải thiện đời sống cho người dân ở địa phương mà cịn góp phần phát triển
ngành du lịch của nước ta được nhiều bạn bè quốc tế biết tới về cảnh đẹp, con người
Việt Nam. Một trong những ví dụ về sự phát triển mơ hình du lịch cộng đồng có thể
nói tới tại xã La Pán Tẩn,huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, huyện cách trung tâm
thành phố Yên Bái gần 200 km là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, đa số là
đồng bào dân tộc H’Mơng và có những nét phong tục tập quán độc đáo, với những
danh thắng cảnh đẹp... huyện nhận được nguồn trợ vốn từ nguồn vốn hỗ trợ phát
triển du lịch của tỉnh và mở các lớp tập huấn về tiếng anh và các kỹ năng làm du
lịch cho người dân nơi đây, sau nhiều năm triển khai và thực hiện thì mơ hình dần
phát triển và đem lại một sự thay đổi lớn cho đồng bào dân tộc thiểu số tại đây.


2

Năm 2019 tổng lượng du khách đến huyện đạt 250.000 lượt, tăng 160.000 lượt so
với năm 2018, trong đó khách quốc tế là 37.200 lượt, doanh thu từ du lịch đạt 93 tỷ
đồng, tăng 48 tỷ đồng so với năm 2018. Cùng với những mục tiêu đạt được huyện
tích cực đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, nâng cao chất lượng hình ảnh du lịch
Mù Cang Chải để nhiều du khách biết đến và trực tiếp tới trải nghiệm, đóng góp

vào sự phát triển du lịch của Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung.[12]
Để có cái nhìn nhận rõ hơn về những khó khăn và cách tiếp cận các nguồn
vốn cũng như các dịch vụ ngân hàng của người dân tộc thiểu số làm du lịch cộng
đồng tác giả chọn đề tài: “Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số
trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái’’.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên
địa bàn xã Nghĩa Lợi. Từ đó đưa ra các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận
các dịch vụ của các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ,
tỉnh Yên Bái.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trong phát triển du lịch cộng
đồng của các hộ dân tộc thiểu số tại xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
 Phân tích những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ
gia đình dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa Lợi, thị xã
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
 Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các
hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng ở địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là đề tài có ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn, là tài liệu góp phần cung
cấp cái nhìn khái qt về nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân
hàng tại địa bàn xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.


3

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần cung cấp cho chính quyền các

cấp, các ngân hàng có cái nhìn khách quan nhất về nhu cầu sử dụng nguồn tài chính
cũng như các dịch vụ từ ngân hàng, từ đó có những định hướng, những kế hoạch
phù hợp giúp người dân tộc thiểu số phát triển du lịch nâng cao đời sống của người
dân trên địa bàn.
- Xác định được những mong muốn, nguyện vọng cũng như những khó khăn
của người dân tộc thiểu số trong quá trình sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng, để từ
đó đưa ra các giải pháp để giải quyết những khó khăn trước mắt đó của người dân.
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa, giáo dục, góp phần tăng thu nhập cho
người dân địa phương, phát triển được tiềm năng du lịch của địa phương, mang lại
những cái nhìn, những đánh gái tích cực từ du khách khơng chỉ trong nước mà còn
cả du khách quốc tế… Nhiều bạn bè quốc tế biết tới Việt Nam và đặc biệt là điểm
du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
1.4. Bố cục của khóa luận
PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Du lịch cộng đồng
Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại
nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng
không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn
và phát huy những nét văn hố độc đáo của địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm
năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc,

tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát
triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.
Quan niệm về du lịch cộng đồng được đưa ra khác nhau do vị trí của du lịch dựa
vào cộng đồng tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên cứu. Viện Miền núi cho rằng: “Du
lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát
triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người
dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. Du lịch cộng
đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia
có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi
trường địa phương”.[7]
Một số tác giả khác cũng nhận định về du lịch cộng đồng như sau:
“DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi
ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang
đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương có dự án.” (Trần Thị Mai, 2005) [10]
“Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng
đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng
quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.” (Võ
Quế, 2006) [11]


5

Có thể khái quát, du lịch cộng đồng là một mơ hình phát triển du lịch, trong
đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch.
Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và
họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát triển du lịch
cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng
dân cư bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Xét về bản chất, du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng

đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và
bảo vệ được mơi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc
trưng của địa phương (phong cảnh, văn hố…). Mơ hình du lịch cộng đồng tạo điều
kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt
rất đời thường và những món ăn dân dã đậm chất địa phương. Ngồi ra, mơ hình du
lịch bền vững này góp phần thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo ra sinh
kế đồng thời khuyến khích vai trị của người dân bản địa trong việc hình thành các
sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa
cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương. (Đoàn Mạnh Cương,2019)[7]
 Các hình thức du lịch cộng đồng
Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng được
sở hữu và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, nông thôn
Du lịch, Du lịch Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa. Ngồi ra,
việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần
quan trọng trong các dự án Du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của
ngành du lịch.
- Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong
khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường
xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự
quan tâm đến vấn đề mơi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thơng qua
một q trình quản lý mơi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.[9]


6

- Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng
nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố
thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa
bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải
nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số.[9]

- Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nơng
nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các
trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem
hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà
nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất
của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu
cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp
canh tác không dùng thuốc trừ sâu.[9]
- Du lịch bản địa: Du lịch bản địa / Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi
đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động
du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.[6]
- Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn
bản, và các làng nông thơn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân
làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính
chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những
ngơi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà
nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du
khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn
cho chủ nhà.[6]
- Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ
ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó khơng phải là một hình thức độc lập của du
lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch
không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ
nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ cơng mỹ nghệ cũng có thể giúp


7

người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú
và độc đáo của họ.[6]

Vai trò của du lịch cộng đồng
Giải quyết việc làm cho dân tại địa phương
Thông qua các hoạt động cụ thể tại các điểm du lịch. Doanh nghiệp cùng với
chính quyền địa phương và ngành chức năng giúp cho cộng đồng hiểu được lợi ích
từ làm du lịch để họ đồng lịng ủng hộ. Từ đó giải quyết việc làm cho dân địa
phương,do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi thì du lịch
cộng đồng lại dựa vào thiên nhiên. Và gắn với bản sắc văn hóa và có sự tham gia
của cộng đồng dân cư. Có thể nói, dù khai thác du lịch theo hình thức nào thì sự ủng
hộ, ý thức của cộng đồng dân cư đều được coi là yếu tố quyết định sự thành bại.
Xóa đói giảm nghèo
Một vai trị của du lịch cộng đồng nữa là xóa đói giảm nghèo. Phát triển du
lịch gắn với xóa đói giảm nghèo đang là mục tiêu của nhiều quốc gia nghèo và quốc
gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.[13]
Viện NCPT Du lịch với tư cách là đơn vị tham mưu cho Tổng cục Du lịch
đã xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảm nghèo và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020″.[4] Đây được coi là một
nhiệm vụ quan trọng mà Bộ VHTTDL chủ trì để tiến tới cùng các Bộ, ngành liên
quan thực hiện lồng ghép nhiệm vụ phát triển du lịch vào các mục tiêu xóa đói giảm
nghèo.
Tổ chức Du lịch thế giới đã đưa ra chương trình Du lịch bền vững – Xóa đói
giảm nghèo. Nhằm thúc đẩy xóa đói giảm nghèo thơng qua hỗ trợ cho các dự án
phát triển bền vững. Mọi sáng kiến tập trung vào việc duy trì và nâng cao các hoạt
động mang tính lâu dài của các tổ chức, Hướng tới khuyến khích phát triển du lịch
bền vững – xã hội, kinh tế và sinh thái. Với các hoạt động đặc biệt tiến tới xóa đói
giảm nghèo, hỗ trợ, tạo cơng ăn việc làm cho người dân sống dưới mức một đô-la
một ngày.[3]


8


Người nghèo trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho du khách
Một trong những biện pháp chính để người nghèo có thể tìm kiếm lợi nhuận
từ du lịch là thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn như: hoa quả,
đồ thủ công. Hướng dẫn du lịch và họ sẽ trực tiếp thực hiện việc cung cấp đó.
Du khách tham quan tại các điểm đến sẽ có một số hoạt động trao đổi mua –
bán nhỏ, lẻ. Điều này có thể giúp nâng cao thu nhập cho người nghèo. Đồng thời
đem lại những trải nghiệm đầy màu sắc và bổ ích cho du khách. Cung cấp thông tin
tới du khách là việc làm rất quan trọng. Bên cạnh đó, trang bị cho người dân địa
phương kiến thức về yêu cầu, tiêu chuẩn. Giúp đảm bảo cho sản phẩm của họ có
thể đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.[13]
Du khách tự nguyện ủng hộ, giúp đỡ người dân tại các địa phương
Việc tình nguyện hỗ trợ người nghèo bằng tiền hay lịng hảo tâm có thể tác
động lớn đến việc xóa đói, giảm nghèo. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng,
trong số khách du lịch, nhiều người sẵn sàng làm một điều gì đó có ích đối với địa
phương mà họ vừa tham quan.[13]
 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng
- Con người: con người là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định
đến sự thành công của mơ hình du lịch cộng đồng. thái độ thân thiện, dễ mếm làm
cho du khách cảm thấy mình được chào đón vui vẻ, chu đáo tạo nên một nét đặc
trưng của những điểm du lịch cộng đồng .
- Tài nguyên :
+ Cảnh quan: cảnh quan thiên nhiên nói lên được vẻ đẹp riêng có của vùng,
nét đặc biệt riêng mà các vùng khác khơng có, những cảnh quan tự nhiên nên gìn
giữ và phát huy bảo vệ để khơng bị mất đi vẻ đẹp riêng vốn có của vùng.
+ Văn hóa, đặc sản vùng: tạo nên điểm nhấn cho điểm du lịch đó, những nét
đẹp về văn hóa, phong tục tập quán của vùng thu hút khách du lịch tìm hiểu và
khám phá cũng như những món ăn đặc sản của địa phương tạo nên một cái gì đó rất
riêng cho vùng mà khi nhắc tới địa danh đó người ta nghĩ ngay tới những món ăn
đặc trưng hay một nét văn hóa gì đó mà chỉ có ở khu vực đó mới có.



9

- Giao thơng: giao thơng có vai trị quan trọng trong sự phát triển của du lịch,
giao thông thuận lợi dễ dàng trong quá trình di chuyển tới các khu vực có điểm du
lịch, gắn kết đưa các tour du lịch thuận tiện hơn, thu hút nhiều khách du lịch hơn.
- Mơ hình làm du lịch tại địa phương: các mơ hình trải nghiệm du khách
tham gia vào những hoạt động sản xuất…, nhiều mơ hình mới mẻ kết hợp với
những tour trải nghiệm thu hút nhiều khách du lịch…
- Ngân hàng: ngân hàng có nhiều ưu đãi cho những người dân tộc thiểu số
vay vốn để làm du lịch, họ có điều kiện để đầu tư các trang thiết bị phục vụ dịch vụ
du lịch được tốt hơn và hồn thiện hơn rất nhiều.
- Các chính sách của chính quyền: có nhiều những chính sách ưu đãi tạo điều
kiện để người dân được tiếp cận, học hỏi nhiều mô hình làm du lịch, mở các lớp tập
huấn cho người dân cách làm du lịch…
- Các tổ vay vốn tiết kiệm tại địa phương cần có những đề xuất, kiến nghị tới
những ngân hàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân được hỗ trợ vốn để đầu tư
phát triển du lịch của địa phương.
2.1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đờng
Trong thời đại cơng nghệ số như hiện nay thì các dịch vụ trong phát triển du
lịch cộng đồng có vai trò rất quan trọng và đặc biệt là các dịch vụ thông qua internet
người dân dễ dàng kiểm tra được các khoản tiền chuyển khoản thanh toán từ khách
du lịch vì tâm lý người đi du lịch rất ngại mang nhiều tiền mặt… hoặc những dịch
vụ khác kể tới như tiết kiệm, vay vốn, thanh toán, nhận tiền gửi, thẻ tín dụng …, để
hiểu rõ về dịch vụ ngân hàng thông qua định nghĩa:
- Dịch vụ ngân hàng là khái niệm tổng quan về rất nhiều kiến thức, thông tin
liên quan đến cách mở tài khoản ngân hàng hay cách ứng dụng lãi suất ngân hàng
vào việc gửi tiết kiệm hay vay vốn để kinh doanh.
 Các dịch vụ ngân hàng kể tới những dịch vụ như: vay vốn, tín dụng, tiết
kiệm, thanh tốn, chuyển khoản… những ngân hàng hướng tới lợi ích người dân và

đầu tư để người dân có cơ hội để phát triển những tiềm năng của địa phương mang


10

lợi sự thay đổi cho cuộc sống người dân cũng như xã hội như NHCS, Ngân hàng
NN&PTNN, quỹ HTND của TW HND, ngân hàng phát triển…
- Tài khoản ngân hàng giống như một thông tin định danh cho bất kỳ một cá
nhân nào khi tham gia giao dịch với định chế tài chính là ngân hàng. Thơng thường tài
khoản ngân hàng được quy định bằng một dãy số nhất định tùy ngân hàng, nhờ đó mỗi
ngân hàng có thể kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của người dùng tốt nhất. Trên
mỗi tài khoản ngân hàng đều được quy định bằng tên người đăng ký mở tài khoản cùng
nhiều thông tin phái sinh khác.[15]
- Thẻ ATM được hiểu là một loại thẻ do các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
cấp cho người dùng để thực hiện các giao dịch và thanh toán như rút tiền, chuyển
khoản, thanh toán hóa đơn…, thơng qua máy ATM (máy rút tiền tự động hoặc tại các
điểm hỗ trợ thanh toán bằng thẻ).[15]
- Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả
các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó khơng phải là quan
hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan
hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ
vay mượn có hồn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển
nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có
lợi.[16]
- Tiền gửi tiết kiệm là một hình thức mà cá nhân lựa chọn để gửi một số tiền
vào một ngân hàng bất kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Qua đó, cá nhân
này sẽ được hưởng một lãi suất tiết kiệm tương ứng với kỳ hạn gửi. Ngân hàng sẽ
phát hành sổ tiết kiệm với các thông tin cơ bản như số tiền gửi, kỳ hạn, lãi
suất…[17]

 Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng
Tại Cần Thơ năm 2016, NHCS đã tiếp nhận 80 hồ sơ đề nghị vay vốn phát
triển du lịch sinh thái, chính quyền địa phương đã ủy thác cho NHCS 10 tỷ đồng để
tạo ra gói vay phát triển du lịch sinh thái tại khu vực chợ nổi Cái Răng. Các hộ vay


11

để xây dựng cơ sở kinh doanh sẽ được tối đa 1 tỷ đồng/ hộ trong thời gian 5 năm
với lãi suất 6,6 %/ năm. Như tại An Giang, Đồng Tháp cũng có rất nhiều hoạt
động vay vốn cho vay để phát triển du lịch sinh thái nhà vườn, tại huyện Chợ Mới,
An Giang, Agribank đã phối hợp với các hộ nông dân thành lập 13 tổ liên kết cho
các hộ nông dân vay vốn phát triền du lịch nhà vườn, phát triển chăn ni bị.[18]
Ngồi ra, Agribank cam kết sẽ cho vay tín chấp với hạn mức đến 5 tỷ đồng/
dự án phát triển du lịch sinh thái. Theo thống kê của NHNN cho thấy, đến thời điểm
cuối quý II/2016, các NHTM tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đã cho vay
trên 2600 tỷ đồng vào các dự án phát triển du lịch.[18]
Có thể thấy rằng, ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng trong phát triển
du lịch không chỉ tại một địa phương mà của cả nước. Góp phần thay đổi tích cực
trong kinh tế của những địa phương khó khăn từ đó đời sống của người dân cũng
được nâng cao, kinh tế- xã hội của đất nước ngày càng đi lên.
Tóm lại, các vai trị của dịch vụ mà ngân hàng đem lại cho phát triển du lịch
thì bao gồm :
- Cung cấp các gói hỗ trợ vay vốn phù hợp
- Tạo điều kiện để người dân tiếp cận dễ dàng nguồn vốn vay
- Tạo các chính sách phù hợp để hỗ trợ các hộ dân làm du lịch
- Khuyến khích đầu tư phát triển chuyển đổi cơ cấu
- Thúc đẩy phát triển du lịch, liên kết vùng
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng thuận tiện …
 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ

kinh doanh du lịch cộng đồng
- Vay vốn có cần có những điều kiện gì thế chấp hay khơng thế chấp đây là
một yếu tố khá quan trong khi người dân muốn vay vốn, những hộ dân làm du lịch
thường thì kinh tế cũng khó khăn, tài sản thế chấp thường khơng có, nếu có thì giá
trị khơng cao cho nên gặp khó khăn trong q trình vay vốn để đầu tư làm du lịch.
Phía ngân hàng cần có những chính sách sao cho phù hợp để tạo điều kiện cho
người dân có thể tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay của các ngân hàng.


12

- Khả năng tiếp cận các thông tin về vốn vay của nơng dân khá thấp phần vì
các kênh thơng thơng tin chưa được phổ biến, internet các vùng cịn chưa được phổ
biến dẫn tới khả năng tiếp cận các thơng tin bên phía ngân hàng khơng được chủ
động mà thông qua các bên liên quan khác…
- Thông qua những sự giới thiệu của các chính quyền địa phương, cán bộ các
cấp về những mơ hình tiềm năng tạo được niềm tin từ phía ngân hàng, người dân có
nhiều cơ hội được vay vốn với những gói vay ưu đãi về lãi suất cũng như thời
gian…
2.2 Cơ sở thực tiễn
Với những tiềm năng để phát triển du lịch thì hiện nay nhà nước ta đang đẩy
mạnh phát triển du lịch cộng đồng và có rất nhiều những điểm du lịch ở các vùng từ
Bắc,Trung, Nam thu hút được nhiều khách du lịch với các loại hình đa dạng, hấp
dẫn mang tính đặc thù riêng của vùng có thể kể tới những khu vực làm du lịch cộng
đồng như: Quảng Ninh, Hịa Bình, Lào Cai…và đặc biệt nói tới sư thành cơng của
hai mơ hình du lịch cộng đồng tại Mai Châu tỉnh Hịa Bình và tại Bắc Ninh.
2.2.1 Hịa Bình
Hịa Bình có các hệ sinh thái tự nhiên khá đa dạng và phong phú, với
196.049 ha rừng (trong đó có 146.844 ha rừng tự nhiên), với 3 khu bảo tồn tự nhiên
(có diện tích 18.435ha)… Đây là những tài ngun quý giá cho phát triển du lịch,

đặc biệt là du lịch sinh thái.
Hiện nay, tồn tỉnh có 219 cơ sở lưu trú du lịch nhưng hầu hết là cơ sở lưu
trú quy mô nhỏ (dưới 20 buồng) của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nguồn nhân lực quản trị khách sạn, du lịch cịn yếu. Hiện, tồn tỉnh có 1.400 lao
động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Thời gian qua, tỉnh đã tăng cường quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du
lịch tạo được hiệu ứng tích cực. Những nét độc đáo về văn hóa, con người và thiên
nhiên Hịa Bình đã góp phần đưa lượng du lịch đến với tỉnh ngày càng tăng. Giai
đoạn 2006 - 2010, tăng trưởng bình quân 14%/năm. Năm 2010 đạt 1,1 triệu lượt
khách, trong đó khách quốc tế đạt 8,4 vạn lượt người, tăng trưởng bình quân


13

24,9%/năm. Đến tháng 9/2011, Hịa Bình đã đón tiếp gần 1,1 triệu khách du lịch,
trong đó khách quốc tế đạt 72.600 lượt, khách nội địa trên 1 triệu lượt, thực hiện
doanh thu khoảng 300 tỷ đồng.
Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hịa Bình. Mai Châu là huyện
cực Tây của tỉnh, phía bắc giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía
bắc giáp huyện Đà Bắc, phía đơng giáp huyện Tân Lạc.
Mai Châu hiện có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận đó là: Hang Khồi (Xăm khịe), Hang Chiều
(thị trấn Mai Châu), Hang Nhật, Hang Láng, Hang Mỏ Luông (Chiềng Châu). Các
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ln được bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
dân tộc. Ngồi ra, Mai Châu cịn là địa phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian
phong phú với những nét đặc trưng của dân tộc Thái, Mông qua các hoạt động của
người xưa trong các lễ hội như: lễ hội “Cầu mưa”, lễ hội “Chá chiêng” của dân tộc
Thái và lễ hội “Gầu tào” của dân tộc Mơng…
Mai Châu có các khu du lịch cộng đồng như: Bản Lác (Chiềng Châu), xóm
Pom Coọng, bản Văn (thị trấn Mai Châu), bản du lịch sinh thái xóm Bước (Xăm

Khịe), xóm Vặn (Piềng Vế)…
Mai Châu là mảnh đất hội tụ, giao lưu của 10 dân tộc anh em sinh sống.
Trong đó ở 2 xã Hang Kia và Pà Cị có 100% đồng bào dân tộc Mơng sinh sống.
Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa, các phong tục tập quán riêng nhưng với truyền
thống yêu nước, đoàn kết tương thân tương ái, một lòng sắc son với Đảng, dũng
cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất
các đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện luôn bảo tồn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của các dân tộc, góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của nền văn hóa Việt
Nam thống nhất.
Trong vài năm trở lại đây, ngành du lịch huyện Mai Châu phát triển khá nhanh.
Năm 2010, huyện Mai Châu đón 4.950 lượt đoàn khách và 16.454 lượt người đến thăm
quan, nghỉ dưỡng. Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 3,2 tỷ đồng.


14

Xã Mai Hịch nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm
huyện 15 km. Xã có diện tích 39.87 km², dân số trên 4.000 người.
Mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của xã đạt từ 8% trở lên, tổng
giá trị thu nhập đạt gần 25 tỷ đồng. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
14,08%; thu nhập bình quân đạt 7,27 triệu đồng/người/năm; bình quân lương thực
đạt 465 kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn 18,16%.
Xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng. Xã có giao thơng thuận lợi có
đường 6, đường 21 gần thủ đơ Hà Nội, có đường liên thơn, các cơ sở vật chất như
điện, đường… Bên cạnh đó, Chiềng Châu có bản sắc văn hóa, truyền thống với lễ
hội, phong tục tập quán của địa phương.
Có các Lễ hội sên mường, cồng chiêng ken loóng người thái, giữ được nếp nhà
sàn, những năm qua được sự trợ giúp của HND tỉnh Hoà Bình, HND huyện Mai Châu
có dự án hỗ trợ phát triển du lịch. Hiện trong xã có 53 hộ có giấy đăng ký kinh doanh

du lịch, năm 2011 đón khoảng 30.000 khách du lịch.[3]
2.2.2 Bắc Ninh
Du lịch cộng đồng Bắc Ninh là một dự án được Quỹ Châu Á (TAF) phối hợp
thực hiện với Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI)
triển khai trên địa bàn của 3 xã Phù Lãng, Đình Tổ, Hịa Long là các xã có các làng
nghề và có tài nguyên Du lịch cộng đồng nhằm giảm thiểu các khó khăn do tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Bắc Ninh là một vùng đất hội tụ của nhiều dấu tích văn hố và tơn giáo lớn;
vùng đất đã hình thành nhiều huyền thoại đi vào tâm linh của cư dân người Việt.
Bắc Ninh còn là vùng đất tổ của những làn điệu dân ca Quan họ đặc sắc, tiêu biểu
cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ, mang đậm bản sắc vùng miền.
Bắc Ninh còn là quê hương của chùa tháp, lễ hội và các sinh hoạt văn hoá cổ
truyền. Mỗi lễ hội đều thể hiện những vẻ đẹp, tinh hoa văn hoá của địa phương và
dân tộc là dịp ôn cố, tri ân những anh hùng. Bắc Ninh là một địa phương có nhiều
ngành nghề thủ cơng nổi tiếng cả nước với nhiều làng nghề có tên tuổi như gỗ Đồng


15

Kỵ, tranh Đơng Hồ, đồng Đại Bái... đó là các điều kiện cho du lịch phát triển. Bắc
Ninh cũng có vị trí địa lý gần Hà Nội, một trong những trung tâm du lịch của cả
nước.
Bắc Ninh cũng nằm trên trục đường Hà Nội – Hạ Long, trục đường chính
của khách du lịch đến với di sản văn hóa thế giới do đó Bắc Ninh có tiềm năng rất
lớn về phát triển du lịch. Trong dự án Du lịch cộng đồng Bắc Ninh, 3 xã Phù Lãng,
Đình Tổ và Hịa Long được chọn làm 3 điểm dừng chân cho khách vì các lí do sau:
Phùa Lãng: Phù Lãng là một làng gốm đã có lịch sử 700 năm, là một trong
những làng gốm có truyền thống lâu đời bậc nhất trên cả nước. Đặc biệt của gốm
Phù Lãng là được sản xuất từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và thân thiện
với môi trường, người dân nơi đây dùng củi để nung gốm, nhờ sự biến nhiệt khác

nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nào có thể thay
thế nổi.
Phù Lãng có một vị trí địa lý khá thuận lợi, đó là nằm trên trục đường các
tour du lịch đi tham quan Hạ Long, rất nhiều đoàn khách đã tranh thủ ghé vào thăm
quan trải nghiệm làm gốm Phù Lãng trên đường từ Hạ Long về trước khi trở về Hà
Nội. Chính quyền và nhân dân nhận thức được cơ hội để phát triển kinh tế Phù
Lãng thông qua phát triển du lịch cộng đồng, chính vì vậy dự án đã sơ chọn làng
gốm cổ này.
Đình Tổ: Đình Tổ thuộc huyện Thuận Thành, là một trong những vùng đất
cổ của người Việt, quê hương của những huyền thoại – lịch sử, cái nôi của văn
minh lúa nước, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Thuận Thành đã tạo dựng nên
những giá trị văn hóa kì diệu, giàu tính nhân văn và đậm đà sắc thái riêng của người
Bắc Ninh – Kinh Bắc. Ở đây, trên 40 di tích được Nhà nước xếp hạng và cấp bằng
cơng nhận, tiêu biểu là di tích Chùa Bút Tháp – một trong những ngôi chùa cổ nhất
ở Việt Nam.
Đình Tổ cũng là nơi có nhiều món ăn địa phương được truyền tụng như cháo
thái, bánh gio, bánh đúc… Hiện tại một số công ty du lịch đang đưa khách đến với
chùa Bút Tháp song chưa thực sự khai thác được các tài nguyên du lịch khác của


×