Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
------------

DƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

*******

DƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 8340101



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN ANH

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12/2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả trong bài này là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tơi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học
nào khác cho tới thời điểm này.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày

tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Dương Thị Lan Hương


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, từ đáy lịng mình cho phép em xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến tập thể Quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Để hoàn thành luận văn này em cũng xin chân thành gửi lời tri ân sâu
sắc đến TS. Nguyễn Văn Anh, người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt

thời gian thực hiện luận văn này. Cảm ơn Thầy vì những lời động viên, những
sự chia sẽ giúp em vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của q trình thực
hiện luận văn.
Nhân đây cho phép tôi cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ và hợp
tác trong quá trình thực hiện khảo sát dữ liệu cho đề tài.
Cuối cùng con xin cảm ơn đến gia đình đã ln sát cánh bên con, cổ vũ
và động viên để giúp con vượt qua và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả: Dương Thị Lan Hương


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ nguồn nhân lực KH&CN trong ngành BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong
bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Qua q trình phân tích và thực hiện, đề tài đã hệ thống những vấn đề lý luận
cơ bản về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; Đánh giá thực trạng chất lượng
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tìm ra
những yếu kém của nguồn nhân lực KH & CN của BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và
nguyên nhân của những yếu kém; từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại BHXH tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian tới.


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 3
2.1. Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................... 3
2.2. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................... 3
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4
3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................................. 4
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ............................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ................................................................................. 7
1.1. Khái niệm về nhân lực và nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ................. 7
1.1.1. Khái niệm nhân lực .................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực ......................................................................... 7
Dưới góc độ kinh tế chính trị: tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ
lực lượng lao động xã hội của một quốc gia là nguồn nhân lực, mà trong đó kết
tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch
sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu
cầu hiện tại và tương lai của đất nước. ................................................................. 8
1.1.3. Khoa học và công nghệ .............................................................................. 8



v
1.1.4. Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ .................................................. 10
1.2. Chất lượng nguồn nhân lực............................................................................. 17
1.3. Các tiêu chí phản ánh chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ .... 17
1.3.1. Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực ..................... 17
1.3.2. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hố của nguồn nhân lực .......................... 17
1.3.3. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực ..... 18
1.3.4. Chỉ tiêu biểu hiện năng lực phẩm chất, khả năng sáng tạo của người lao
động .................................................................................................................... 18
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ ........................................................................................................................ 20
1.5. Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và cơng nghệ 22
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI
ĐOẠN 2015 - 2019 ................................................................................................... 25
2.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...................... 25
2.1.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................. 25
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương ....................................... 30
2.2. Hiện trạng chất lượng nguồn nhân khoa học và công nghệ của Bảo hiểm xã
hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu...................................................................................... 33
2.2.1. Việc quản lý và sử dụng biên chế............................................................. 33
2.2.2. Về công tác cán bộ ................................................................................... 35
2.2.3. Thực trạng sức khỏe của nguồn nhân lực ................................................. 39
2.2.4. Thực trạng trình độ văn hố của nguồn nhân lực ..................................... 39
2.2.5. Thực trạng trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực ................ 40
2.2.6. Thực trạng năng lực phẩm chất, khả năng sáng tạo của người lao động . 41
2.3. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ của BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2015-2019 .............................. 43

2.3.1. Công tác phân tích cơng việc ................................................................... 43


vi
2.3.2. Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực..................................................... 43
2.3.3. Công tác tuyển dụng nguồn lao động ....................................................... 60
2.3.4. Công tác bố trí lao động ........................................................................... 60
2.3.5. Cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................ 61
2.3.6. Công tác đánh giá thực hiện công việc..................................................... 63
2.3.7. Chế độ đãi ngộ và khuyến khích cơng việc .............................................. 65
2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở
BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ............................................................................... 65
2.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................... 65
2.4.2. Hạn chế ..................................................................................................... 66
2.4.3. Nguyên nhân............................................................................................. 67
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG
TÀU ........................................................................................................................... 69
3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ ngành bảo hiểm xã hội đến năm 2025.................................................. 69
3.1.1. Phương hướng phát triển của ngành BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ....... 69
3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bảo
hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu .................................................................... 70
3.2.1. Hồn thiện cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ......................... 72
3.2.2. Hoàn thiện hoạt động đánh giá thực hiện cơng việc ................................ 74
3.2.3. Cải thiện, duy trì môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho người
lao động .............................................................................................................. 76
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 78
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 80
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 81


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

KH & CN

Khoa học và Công nghệ

CB-CNV

Cán bộ – Công nhân viên

BHXH

NNL

Bảo hiểm xã hội
Cao đẳng
Nguồn nhân lực


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại bậc, trình độ giáo dục của ISCED 2011 và cấp học tương ứng
của Việt Nam............................................................................................................. 12
Bảng 1. 2: Tổng hợp các cách đo lường nguồn nhân lực KH&CN .......................... 19
Bảng 2. 1: Số lượng nhân lực KH&CN tại BHXH tỉnh BR-VT giai đoạn 2015-2019
...................................................................................................................................34
Bảng 2.2: Số lượng nhân lực KH&CN tại BHXH tỉnh BR-VT theo giới giai đoạn
2015 - 2019 ............................................................................................................... 34
Bảng 2. 3: Cơ cấu, số lượng cán bộ quản lý năm 2015 ............................................ 36
Bảng 2. 4: Cơ cấu, số lượng cán bộ quản lý tháng 01/2016 đến tháng 9/2017 ........ 38
Bảng 2. 5: Cơ cấu sức khỏe của người lao động giai đoạn 2016-2018 .................... 39
Bảng 2. 6: Tổng hợp trình độ chuyên môn kỹ thuật của CB-CNV giai đoạn 20162018 ........................................................................................................................... 40
Bảng 2. 7: Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm ................. 43
Bảng 2. 8: Bảng điểm xếp loại nhân viên ................................................................. 64


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1: Phân loại nguồn nhân lực KH&CN ......................................................... 16


1

MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Tiến tới công nghiệp 4.0 liên tục là chủ đề nóng được quan tâm tại nhiều diễn
đàn trong thời gian qua. Nhưng để tận dụng các cơ hội và bắt kịp Cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0, nhiều chuyên gia cho rằng, chưa cần “đao to búa lớn”, mà Việt
Nam cần phải bắt đầu ngay từ những việc đơn giản nhất, thiết yếu và bền vững nhất
là phát triển nguồn nhân lực cơng nghệ cao.
Có thể thấy, các khái niệm công nghệ gần đây như điện tốn đám mây, cơng
nghiệp 4.0, in 3D, hay tự động hóa… đã mang đến những thay đổi và định hướng
mới không chỉ đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh mà trong cả việc giáo dục,
đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Để ứng dụng công nghệ mới, tự động hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh
một cách hiệu quả, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm nguồn nhân lực có trình
độ chun mơn và kỹ năng làm việc, đặc biệt là các vị trí có liên quan trực tiếp đến
sản phẩm dịch vụ như nghiên cứu phát triển, thiết kế sản xuất sản phẩm. Điều đó
tạo nên sức ép đồng thời cũng là cơ hội đối với các trường đào tạo và nhân lực Việt
Nam trong tương lai gần.
Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho công chức, viên
chức cũng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới, cải cách và hội nhập quốc tế là một nội dung được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm, đặc biệt để góp phần thực hiện thành cơng xây dựng
Chính phủ điện tử, Chính phủ kiến tạo. Do đó, địi hỏi phải nâng cao chất lượng
đội ngũ cơng chức, viên chức.

1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ là yếu tố cơ bản nhất của
mọi quá trình phát triển thể hiện rõ nhất ở sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4. Và nó cịn đóng vai trị quyết định đến sự biến đổi
về chất dẫn tới sự ra đời của nền kinh tế tri thức mới. Việt Nam đang trong thời kỳ


2
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, chúng ta còn thiếu nhiều điều
kiện cho phát triển như: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhưng để tiếp

cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ấy thì cần phải có chiến lược và giải
pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.
“Phát triển và ứngdụng KH & CN là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ
quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong
hoạt động của các ngành, các cấp” đã được làm rõ tại hội nghị Trung ương 6
khóa XI đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 về phát triển KH &
CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới
Chính phủ số, nền kinh tế số, trong những năm gần đây, việc xây dựng Chính phủ
điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT là một nội dung công tác trọng yếu, được
BHXH Việt Nam hết sức quan tâm. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ
quan nhà nước thuộc hệ thống BHXH Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện
các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn
lao động- bệnh nghề nghiêp, tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý
và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra
chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo
quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Với mục tiêu hoàn thiện
cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày
22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ
liệu tập trung, các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; triển khai hiệu quả hệ thống
tương tác đa phương tiện với người dân và doanh nghiệp; mở rộng cung cấp các
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đẩy mạnh việc giao dịch điện tử; quản lý, sử
dụng văn bản điện tử trong hệ thống cơ quan BHXH và trên trục liên thơng của
Chính phủ. Cùng với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế - xã hội tỉnh thời gian vừa
qua, BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tăng nhanh về số lượng người tham gia và thụ


3

hưởng các chế độ BHXH, đòi hỏi BHXH tỉnh phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, đặc biệt tập trung phát triển nguồn nhân lực KH&CN để kịp thời đáp ứng
việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại, tiên tiến vào quá trình quản
lý, xét duyệt chế độ thụ hưởng cho người tham gia BHXH; xây dựng được hệ sinh
thái 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ: Dịch vụ tin nhắn
(SMS); dịch vụ thanh toán trực tuyến; Ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; hệ
thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí
tuệ nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia; cung cấp đóng BHXH,
BHYT bằng thanh tốn điện tử nhằm phục vụ người dân tốt hơn); Thiết lập Fanpage
truyền thông trên hệ thống mạng xã hội; cung cấp các dịch vụ cơng có thể lên cấp
độ 4.theo sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Đây là yêu cầu cấp bách của ngành
BHXH nói chung và BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng.
Vì vậy, Tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ ngành Bảo hiểm xã hội (nghiên cứu tại BHXH
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)”.

2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực KH&CN tại BHXH
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về mặt trí lực.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm
Văn phòng BHXH tỉnh và 08 BHXH các huyện, thành phố trực thuộc.
+ Về thời gian: 5 năm gần đây (từ 2015-2019).

2.1. Mục tiêu của đề tài:
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực
KH&CN trong ngành BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0.


2.2. Nội dung nghiên cứu:
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:


4
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ.
- Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại
BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tìm ra những yếu kém của nguồn nhân lực KH & CN
của BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và nguyên nhân của những yếu kém.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ tại BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian tới.

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Các tài liệu được lấy từ nguồn bên trong
nội bộ ngành: chiến lược phát triển của ngành BHXH, quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực của ngành, các báo cáo của ngành qua các năm 2015 đến 2019, trên
webside ngành BHXH, những bài báo, ấn phẩm, tài liệu, bài viết đã có liên quan
đến nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH & CN nói riêng, tài liệu về
kinh nghiệm về nâng cao chất lượng NNL quốc tế.
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Thực hiện 15 phỏng vấn chuyên sâu là
các cán bộ lãnh đạo BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, BHXH huyện, thị xã, thành phố
(1. LD01: Giám đốc BHXH tỉnh BR-VT; 2. LD_H01->6: trưởng, phó phịng nghiệp
vụ, giám đốc BHXH các huyện, thị xã, thành phố); một số chuyên viên trực tiếp làm
chuyên mơn, nghiệp vụ(CV1->4: chun viên cơng tác tại các phịng nghiệp vụ,
BHXH các huyện, thị xã, thành phố); và khách hàng (KH1->4: đối tượng là cán bộ
hưu trí, đại diện cơ quan, tổ chức đến liên hệ công tác) để phân tích, đánh giá thơng
tin liên quan đến những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến thành cơng hay
hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp chính xác hơn nhằm giúp tổ chức nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Nội dung phỏng vấn: Phụ lục 1,
Phục 2 phần Phụ Lục).

3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Trong các năm qua về cơng tác BHXH đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu của các nhà khoa học, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý; từ đề tài cấp bộ, đề


5
tài cấp ngành, luận văn tiến sỹ, luận văn thạc sỹ đi sâu nghiên cứu những vấn đề
chung, cũng như từng lĩnh vực về BHXH. Những đề tài nghiên cứu về từng lĩnh vực
chuyên môn cụ thể như công tác quản lý thu, công tác quản lý Quỹ Bảo hiểm xã
hội… hay về nguồn nhân lực của Ngành BHXH thì có nhiều. Nhưng đề tài nghiên
cứu chuyên sâu về Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại BHXH tỉnh Bà RịaVũng Tàu thì cịn rất hạn chế. Có thể nói tới các cơng trình, đề tài nghiên cứu như:
- Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Thu Mai (2013): “Chính sách tạo động lực cho
nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình”. Hệ thống hóa những vấn
đề nguồn nhân lực và chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực, phân tích và đưa
ra những đánh giá thực trạng chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực BHXH
tỉnh Ninh Bình, trong đó phân tích và đưa ra thực trạng đào tạo nguồn nhân lực.
Đưa ra những đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chính sách tạo động lực và giải
pháp đào tạo cho nguồn nhân lực BHXH tỉnh Ninh Bình.
- Đề tài của tác giả Nguyễn Hồng Liên_Trường Đại học Lao động – Xã hội,
2015: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lạng Sơn”, tập trung
nghiên cứu nguồn nhân lực (gồm công chức, viên chức và lao động hợp đồng) đang
làm việc tại Văn phòng BHXH tỉnh Lạng Sơn và 11 BHXH các quận, huyện, thành
phố trực thuộc nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất 4 giải pháp nhằm hoàn
thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lạng Sơn là: Hoàn thiện
công tác quy hoạch, tuyển dụng, đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực
- Đề tài của tác giả Đỗ Xuân Hiệp_ Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại
học Bách Khoa Hà Nội, 2017 “Một số giải pháp tăng cường kiểm soát thu tại Bảo

hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”.
Trên cơ sở nghiên cứu hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại BHXH tỉnh Bà RịaVũng Tàu tác giả tìm ra những tồn tại trong công tác quản lý thu của BHXH tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm sốt
nguồn thu BHXH có tính khả thi cao, đáp ứng kịp thời cho quá trình quản lý quỹ
BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ.


6
- Đề tài của tác giả Nguyễn Hữu Hướng _Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Đại học kinh tế, 2015 “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại
cục thông tin khoa học và quốc gia”
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực tại Cục và đưa ra những
đánh giá chung và vận dụng lý luận vào thực tế để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN.
Kết quả các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận
và thực tiễn của công tác quản lý thu, nguồn nhân lực, hay thực hiện pháp luật về
BHXH, nâng cao chất lượng NNL tại các đơn vị đặc thù riêng biệt. Mỗi đề tài trên
có những cách tiếp cận riêng, ở các góc độ khác nhau về nguồn nhân lực. Ngoài ra,
sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ
4 đã làm cho các giải pháp đưa ra trước đây có thể đã lạc hậu với thực tiễn có nhiều
sự thay đổi. Việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ ngành Bảo hiểm xã hội (nghiên cứu tại BHXH tỉnh Bà RịaVũng Tàu)” là đề tài nghiên cứu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần: “Mở đầu”, “Kết luận” và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại
Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2015-2019
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu



7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Khái niệm về nhân lực và nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
1.1.1. Khái niệm nhân lực
Nhân lực là sức lực cong người, nằm trong mỗi con người và làm cho con
người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể
con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào q
trình lao động – con người có sức lao động_ Theo Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực
trường ĐH Kinh Tế.

1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực
* Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực:
“Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và
tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất
nước”_ Theo Liên Hợp Quốc.
Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng
nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như
một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài
nguyên thiên nhiên_ Ngân hàng thế giới.
Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả
năng tham gia lao động_Tổ chức lao động thế giới.
* Nguồn nhân lực được hiểu:
Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp
nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân
cư có thể phát triển bình thường.
Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát

triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng
tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia


8
vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy
động vào quá trình lao động.
Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng
tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về chất lượng, đó
là sức khoẻ và trình độ chun mơn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao
động, về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo
quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; Nguồn
lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Có một số được tính
là nguồn nhân lực nhưng lại khơng phải là nguồn lao động, đó là: những người
khơng có việc làm nhưng khơng tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người
khơng có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng
đang đi học… Vậy theo khái niệm này, Nguồn lao động là tổng số những người
trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm
kiếm việc làm.
Dưới góc độ kinh tế chính trị: tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ
lực lượng lao động xã hội của một quốc gia là nguồn nhân lực, mà trong đó kết tinh
truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử, được
vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại
và tương lai của đất nước.

1.1.3. Khoa học và công nghệ
1.1.3.1. Khái niệm Khoa học
Tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận khoa học là một khái niệm có
nội hàm phức tạp và theo đó có nhiều cách hiểu khác nhau:
Mức độ chung nhất, có thể hiểu khoa học là một hệ thống tri thức về thế giới

khách quan. Ở nước ta, theo Luật Khoa học và Cơng nghệ (được Quốc hội nước
Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa x, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày
9/6/2000): Khoa học là hệ thống trí thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự
nhiên, xã hội và tư duy.


9
Ở góc độ hoạt động, có thể hiểu khoa học là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt
của con người. Là một loại hình hoạt động có mục đích khám phá bản chất và các
quy luật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống xã hội.
Ở góc độ này về thực chất, khoa học được hiểu là hoạt động nghiên cứu, là quá
trình tạo ra tri thức mới cho nhân loại.
Như ta đã nói khoa học là những phát minh của con người vì những phát minh
này khơng thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất nên khơng có đảm bảo độc quyền
khơng phải là đối tượng để mua và bán. Các tri thức khoa học có thể được phổ biến
rộng rãi. Khoa học thường được phân loại theo khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội: Khoa hoc tự nhiên khám phá nhưng quy luật của tự nhiên xung quanh chúng ta;
Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống cách hành động và ứng xử của con người.
Khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhưng nó lại
có vai trị to lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động sản xuất. Vì vậy, con người có
khả năng đưa khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Q trình đổi mới khoa học cơng nghệ đang diễn ra tại Việt Nam. Bao gồm
nhiều mặt nhiều dạng hoạt động nhưng tập trung vào đổi mới công nghệ, nhập công
nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến và sáng tạo ra công
nghệ. Thiết bị kĩ thuật phương pháp chế tạo sản phẩm sự am hiểu công nghệ mới, tổ
chức, quản lý công nghệ mới q trình đổi mới cơng nghệ được diễn ra rộng khắp,
từ các doanh nghiệp, các công ty hợp tác xã các ngành các địa phương. Hai hướng
đổi mới công nghệ: là đổi mới công nghệ sản phẩm và đổi mới quy trình cơng nghệ
sản xuất.
Đặc điểm của vật tư khoa học như sau: Trình độ kỹ thuật rất cao; Tần suất sử

dụng lao động thấp; Tốc độ hao mịn vơ hình rất cao.
Vật tư và lao động khơng định mức được.
1.1.3.2. Khái niệm Công nghệ
“Công nghệ”: được xuất phát từ chữ hy lạp “techne” có nghĩa là một nghệ
thuật hay một kỹ năng và “logia” có nghĩa là một khoa học hay một nghiên cứu.


10
Trước đây tại Việt Nam, thường có quan niệm cho rằng “công nghệ là kiến
thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục
tiêu sinh lời”.
Nhưng phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với các quan điểm, chính sách phát
triển và quản lý công nghệ, là khái niệm về công nghệ đã được quy định tại Luật
Khoa học và Công nghệ. Là: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình ký
năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm.

1.1.4. Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
1.1.4.1. Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ theo UNESCO
Khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là: “Tổng số nhân
lực có trình độ” và “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”. Quan điểm của
UNESCO về hai khái niệm này là:
“Tổng số nhân lực có trình độ” cần phải được xem xét như một đại lượng đo,
bởi qua đó có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có năng lực trở
thành nhà khoa học và kỹ sư, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay
khơng. Nói cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng của một quốc gia về
nhân lực KH&CN. Tổng số nhân lực có trình độ chính là chỉ số nhân lực KH&CN.
“Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số lượng cán bộ thực sự
đang làm việc theo năng lực của họ (không chắc là làm trong lĩnh vực KH&CN hay
không) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất nước. Số nhân lực

có trình độ hiện đang cơng tác chính là chỉ số nhân lực nghiên cứu phát triển.
Theo đó, nhân lực trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ khơng đơn giản là
phép tính cộng tổng đầu người, mà bên cạnh việc đếm đầu người cần phải tính đến
yếu tố khác như: quy đổi tương đương thời gian làm việc đầy đủ (Full-Time
Equivalent, FTE) và các đặc trưng của họ. Những người này bao gồm các “nhà
khoa học và kỹ sư”, “kỹ thuật viên” và “nhân viên hỗ trợ”Cụ thể:
(1) Nhà khoa học và kỹ sư là người có năng lực phù hợp tham gia trực tiếp
vào hoạt động KH&CN của đơn vị thống kê nhằm tạo ra những tri thức, sản phẩm


11
và quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới. Người có “năng lực phù
hợp” là người có thể đạt được một trong 3 tiêu chí sau:
Có trình độ đại học trở lên (tương ứng với trình độ từ bậc 6 trở lên theo Phân
loại quốc tế về giáo dục và đào tạo (Bảng 1.1));
Có trình độ cao đẳng (tương ứng với trình độ bậc 5 (Bảng 1.1)), nhưng được
công nhận về mặt chuyên môn như một nhà chun mơn bậc cao;
Có trình độ học vấn hoặc đạt được trình độ chun mơn mà được cơng nhận
tương đương một trong hai tiêu chí ở trên.
(2) Kỹ thuật viên là người tham gia hoạt động KH&CN và có trình độ trung
cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Kỹ
thuật viên là người thỏa mãn một trong 3 tiêu chí sau:
Tốt nghiệp trung học phổ thơng (bậc 3 (Bảng 1.1)) và sau đó được đào tạo 1-2
năm chuyên về kỹ thuật;
Tốt nghiệp trung học cơ sở (bậc 2 (Bảng 1.1)) và được đào tạo về kỹ thuật
hoặc nghề ít nhất 03 năm;
Được đào tạo tại chức hoặc tự có được trình độ chun mơn được cơng nhận
tương đương với một trong hai tiêu chí nêu ở trên.
(3) Nhân viên hỗ trợ là người làm cơng việc văn phịng, thư ký, quản trị nhân
sự, tài chính, có trình độ chun mơn hoặc khơng có trình độ chuyên môn, tham gia

phục vụ trực tiếp hoạt động KH&CN của đơn vị thống kê.


12

Bảng 1.1: Phân loại bậc, trình độ giáo dục của ISCED 2011 và cấp học tương
ứng của Việt Nam
Bậc

ISCED 2011 (UNESCO)

0.1 Nhà trẻ

Giáo dục mầm non

0.2 Mẫu giáo
1

Giáo dục tiểu học (Primary) (4-7
năm, thường là 6 năm)
Giáo dục trung học bậc thấp

2

(Lower

secondary)

(2-5


năm,

thường là 3 năm)
Giáo dục trung học bậc cao (Upper
3

Cấp học tương ứng của Việt
Nam

secondary) (2-5 năm, thường là 3
năm)

Giáo dục tiểu học (5 năm)

Giáo dục trung học cơ sở (4
năm)
Trung học phổ thông (3 năm)
Trung cấp chuyên nghiệp (2-3
năm)
Trung cấp nghề (2 năm)

Giáo dục sau trung học (Non4

University, Non-teriary Education)
(Tùy thuộc, khơng ít hơn 6 tháng)
Cao đẳng kỹ thuật-nghiệp vụ

5

Đại học ngắn hạn (2-3 năm)


(3 năm)
Cao đẳng nghề (2 năm)

6

Đại học (cử nhân) (3-4 năm)

Đại học (cử nhân) (4-6 năm)

7

Cao học (1-3 năm)

Cao học (thạc sĩ) (1-2 năm)

8

Tiến sỹ (3 năm hoặc trên 3 năm)

Tiến sĩ (3-5 năm)


13
1.1.4.2. Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ theo OECD
Theo cuốn Cẩm nang FRASCATI - Hướng dẫn thống kê nghiên cứu phát triển
của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhân lực nghiên cứu phát triển
bao gồm những người trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu phát triển hoặc
trực tiếp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển. Nhân lực nghiên cứu phát triển
được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Các nhà nghiên cứu khoa học (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sư
nghiên cứu): đây là những nhà nghiên cứu chun nghiệp có trình độ cao đẳng/đại
học, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc khơng có văn bằng chính thức, song họ vẫn thường
xuyên làm các công việc tương đương như nhà nghiên cứu/nhà khoa học, tham gia
vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ
thống mới.
Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tương đương: nhóm này bao gồm những người
thực hiện các cơng việc địi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong
những lĩnh vực của khoa học và công nghệ. Họ tham gia vào nghiên cứu phát triển
bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái
niệm và phương pháp vận hành dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu khoa học
nhóm 1 như đã nêu trên.
Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp nghiên cứu phát triển: bao gồm những
người có hoặc khơng có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phịng tham gia vào các
dự án nghiên cứu phát triển. Trong nhóm này bao gồm cả những người làm việc
liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc nghiên
cứu phát triển của các tổ chức nghiên cứu phát triển.
Năm 1995, OECD đề xuất phương pháp luận đánh giá nhân lực KH&CN tại
Sổ tay Canberra (OECD, 1995) [OECD 1995], theo đó, "Nguồn nhân lực KH&CN”
(Human resources in science and technology, viết tắt là HRST) của một quốc
gia/vùng lãnh thổ bao gồm toàn bộ những người hoàn thành bậc giáo dục đại học
(tertiary level of education) (tương ứng bậc 5-8 của Bảng 1.1) hoặc những người tuy
chưa được đào tạo chính quy như trên, nhưng làm một nghề thuộc chuyên ngành


14
KH&CN địi hỏi trình độ tương đương bậc 5-8 (Bảng 1.1). Định nghĩa này đề cập
tập trung chủ yếu đến trình độ của nhân lực, cho dù trình độ có được thơng qua đào
tạo chính quy, hay qua cơng việc (nghề thuộc chuyên ngành KH&CN), cụ thể là:
Người hoàn thành bậc giáo dục đại học (tương ứng với bậc 5-8 (Bảng 1.1));

Người làm một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN (là các nhóm nghề tương đương
với nhóm 2 (Professionals=các nhà chuyên mơn bậc cao), nhóm 3 (Technicians and
asociate professionals=các nhà chun mơn bậc trung) và nhóm nghề 122, 123 và
131 theo Danh mục phân loại nghề quốc tế (viết tắt là ISCO) 1988 (The
International Standard Classifi cation of Occupations – ISCO-88)) địi hỏi trình độ
tương đương cao đẳng trở lên [ILO 1990].
Như vậy, “Nguồn nhân lực KH&CN” (viết tắt là HRST) bao gồm nhân lực:
Một là, có trình độ cao đẳng trở lên (gọi tắt là “trình độ bậc 5-8” (Bảng 1.1)); Hai là,
làm một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương cao đẳng
trở lên (gọi tắt là “nghề thuộc HRST”).
Theo OECD, một người có trình độ bậc 5-8 thì đương nhiên thuộc HRST mà
khơng cần biết người đó làm nghề gì. Ở khía cạnh khác, một người làm nghề thuộc
HRST thì người đó thuộc HRST cho dù chưa có trình độ bậc 5-8; và, trong trường
hợp này, nếu khi người đó khơng làm nghề đó nữa, hoặc nghỉ hưu hay trở thành thất
nghiệp, thì người đó cũng không thuộc HRST nữa.
Nguồn nhân lực KH&CN, theo OECD, có thể phân tách thành hai nhóm:
HRST mức đại học và HRST mức kỹ thuật viên. Sự phân tách thành hai nhóm dựa
trên mức kỹ năng của nhân lực và dựa vào trình độ đào tạo. Thơng thường, đào tạo
ở bậc giáo dục đại học (tertiary level of education) bắt đầu ở độ tuổi khoảng 17-18.
Hoàn thành đào tạo bậc 6 trở lên và tương đương là tiêu chí chính đối với HRST
mức đại học; còn nếu như văn bằng được cấp thấp hơn văn bằng đại học, tức hoàn
thành đào tạo bậc 5 thì thuộc vào tiêu chí của HRST mức kỹ thuật viên. Đối với
nhân lực khơng có văn bằng chính quy, có thể phân loại vào một trong hai nhóm
này theo nghề họ thực hiện. Sự phân tách HRST được định nghĩa như sau:


×