Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tài liệu Thị trường điện cạnh tranh và định hướng phát triển ngành điện đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN MINH SANG

THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN
ĐẾN 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật điện
Mã số ngành: 60520202

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN MINH SANG

THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN
ĐẾN 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật điện


Mã số ngành: 60520202
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGƠ CAO CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Cao Cường
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày tháng năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1
2
3
4
5
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày…… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Minh Sang

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 30/1/1991

Nơi sinh: Tây Ninh

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

MSHV: 1441830037

I- Tên đề tài:
Thị trường điện cạnh tranh và định hướng phát triển ngành điện đến năm 2030

II- Nhiệm vụ và nội dung:
-


Tổng quan về đề tài nghiên cứu

-

Tìm hiểu thị trường điện trong và ngồi nước

-

Định hướng phát triển ngành điện Việt Nam đến năm 2030

-

Tìm hiểu thị trường điện canh tranh định hướng phát triển ở Việt Nam

-

Đấu thầu giá điện,Xây dựng mơ hình mơ phỏng đấu thầu giá điện của thị trường
điện cạnh tranh trong hệ thống 4 máy phát 1 tải

-

Kết luận

III- Ngày giao nhiệm vụ

: Tháng 12/2015

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : Tháng 09/2016
V- Cán bộ hướng dẫn

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

: PGS.TS. Ngô Cao Cường
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Trần Minh Sang


ii

LỜI CẢM ƠN
Sự thành công nào cũng gắn liền với ít nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp hay
gián tiếp của người khác. Trong thời gian học Cao học tại trường Đại học Cơng
nghệ TP Hồ Chí Minh Tơi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q Thầy
Cơ, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Ngơ Cao Cường

đã hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này, Thầy đã có những định hướng quan tâm
giúp đỡ rất nhiều khi tơi gặp khó khăn trong q trình thực hiện luận văn
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại
cho tôi những kiến thức bổ trợ, vơ cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học, Đại học công nghệ đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln
bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
Trong thực hiện luận văn do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được thông cảm, chỉ bảo từ quý Thầy,
Cô và góp ý của các bạn để tơi có thể hồn thiện tốt hơn nữa.
Học viên

Trần Minh Sang


iii

TĨM TẮT
Nội dung chính luận của luận văn “Thị trường điện cạnh tranh và định
hướng phát triển ngành điện đến năm 2030” được tóm tắt qua các nội dung như
sau:
-Tìm hiểu hệ thống điện ở Việt Nam từ những bước ngoặc lịch sử của ngành
điện chon đến tổng quan ngành điện ở hiện tại.
-Tìm hiểu thị trường điện ngồi nước qua các giai đoạn theo thời gian:
 Quá trình tái cơ cấu và xây dựng ngành điện lực
 Cấu trúc và cơ chế vận hành thị trường điện lực
 Thực tế vận hành và bài học kinh nghiệm
- Các giải pháp được đề ra với mục đích định hướng phát triển ngành điện
trong tương lai.Tìm hiểu định hướng phát triển ngành điện thơng qua các

quyết định của thủ tướng chính phủ đã ký,mỗi quyết định là mỗi giai đoạn
-Từ những nhu cầu thực tế để dẫn đến việc hình thành thị trường điện cạnh
tranh và tìm hiểu thị trường điện cạnh tranh này qua từng cấp độ hình thành
-Thành lập thị trường điện nhằm mục đích đảm bảo an ninh cung cấp điện,
giá điện hợp lý, hạn chế xáo trộn đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện.
Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững.Thúc đẩy cạnh tranh công bằng,
minh bạch, đơn giản, phù hợp với ngành điện Việt Nam.
-Xây dựng hệ thống mô phỏng đấu thầu giá điện và xây dựng phần mềm cho
hệ thống 4 máy phát 1 tải.ý nghĩa của phần mềm mô phỏng cho hệ thống này
là giúp tải 1 lấy được công suất từ các máy phát từ các nguồn khác nhau về
nhằm tối ưu công suất và giá điện


iv

ABSTRACT
The main contents of the thesis "market-oriented competitive electricity and
power sector development until 2030" are summarized through the following
content:
-Learn Electrical system in Vietnam from the historic landmark to review the
current electricity industry.
-Learn Phone market abroad through the stages over time:
• The process of restructuring of the electricity and construction sectors
• The structure and operational mechanism of the electricity market
• Actual operating and lessons learned
- The solution proposed for the purpose of power development orientation in
the future. Learn driven power development through a decision of the Prime
Minister signed, a decision that each stage
- The actual needs to lead to the formation of a competitive electricity market
and understand the competitive electricity market through each level form

- Establishment of the electricity market aims to ensure the security of
electricity supply, electricity prices reasonable, limiting disruption to
business operations electricity production. Promote fair competition,
transparency, simplicity, consistent with Vietnam's power sector.
-Construction Bidding system simulation power and construction cost for the
system software includes 4 transmitters and 1 download. meaning of
simulation software for this system is to help get the power load 1 from the
transmitters from different sources. capacity optimization purposes and
electricity prices


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................. Error! Bookmark not defined.
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iix
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................1
1.1.Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2.Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
1.3.Mục tiêu của đề tài: ...........................................................................................2
1.4.Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................2
1.5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................2
1.5.1. Phương pháp luận: .....................................................................................2
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ...4
2.1. Hệ thống điện Việt Nam ...................................................................................4
2.1.1. Bước ngoặc lịch sử trong ngành điện việt nam .........................................4
2.1.2.Tổng quan ngành điện Việt Nam ..............................................................15
2.1.2.1.Sản xuất điện ......................................................................................16
2.1.2.2.Thị trường điện ..................................................................................19
2.1.2.3.Lưới điện quốc gia .............................................................................20
2.1.2.4.Giá bán điện .......................................................................................21
2.2. Tổng quan về thị trường điện thế giới ............................................................27
2.2.1.Nước ÚC ...................................................................................................27
2.2.1.1.Quá trình tái cơ cấu ngành điện và xây dựng thị trường điện lực .....27
2.2.1.2.Cấu trúc và cơ chế vận hành thị trường điện lực ...............................28
2.2.1.3.Thực tế vận hành và bài học kinh nghiệm .........................................29
2.2.2. Nước HÀN QUỐC ..................................................................................30


vi

2.2.2.1. Quá trình tái cơ cấu ngành điện và xây dựng thị trường điện lực ....30
2.2.2.2. Cấu trúc và cơ chế vận hành thị trường điện lực ..............................31
2.2.2.3. Thực tế vận hành và bài học kinh nghiệm ........................................32
2.2.3. Nước BRAZIL .........................................................................................33
2.2.3.1.Quá trình tái cơ cấu ngành điện và xây dựng thị trường điện lực .....33
2.2.3.2. Cấu trúc và cơ chế vận hành thị trường điện lực ..............................34
2.2.3.3.Thực tế vận hành và bài học kinh nghiệm .........................................35
2.2.4. Nước NEW ZEALAND ..........................................................................36
2.2.4.1.Quá trình tái cơ cấu ngành điện và xây dựng thị trường điện lực .....36
2.2.4.2.Cấu trúc và cơ chế vận hành thị trường điện lực ...............................37
2.2.4.3.Thực tế vận hành và bài học kinh nghiệm .........................................38
CHƯƠNG 3 TỔNG QUÁT HOÁ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ...................................................................................39
3.1. Các giải pháp đề ra giúp định hướng phát triển ngành điện trong tương lai ..39
3.1.1.Khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ..............40
3.1.2.Theo đuổi kịch bản phát triển năng lượng phát thải ít carbon ..................40
3.1.3.Tăng cường phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo .........................41
3.2.Giai đoạn phát triển ngành điện từ 2004-2010 tầm nhìn 2020........................42
3.3.Giai đoạn phát triển điện lực quốc gia từ 2010-2020 có tầm nhìn đến 2030 ..48
CHƯƠNG 4 :THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN TẠI VIỆT NAM ...........................................................................................63
4.1.Khái niệm thị trường điện cạnh tranh ..............................................................63
4.2.Các bước hình thành phát triển thị trường điện cạnh tranh .............................64
4.2.1. Nhu cầu thực tế ........................................................................................64
4.2.2. Hình thành phát triển thị trường điện qua các cấp độ ..............................65
4.2.2.1. Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) từ năm 20052014 ................................................................................................................66
4.2.2.2. Cấp độ 2:Thị trường bán buôn điện cạnh tranh(VWEM) từ năm
2015-2022 ......................................................................................................67
4.2.2.3.Cấp độ 3 : Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (VREM) từ sau năm
2022 ................................................................................................................69


vii

4.3.Thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh .................................................70
4.3.1.Mục tiêu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh ...................................70
4.3.2. Nguyên tắc xây dựng thị trường mua bán điện cạnh tranh ......................71
4.3.3. Các đơn vị thành viên thị trường .............................................................74
4.3.3.1. Bên bán điện......................................................................................75
4.3.3.2.Bên mua điện .....................................................................................75
4.3.3.2.1.Các Tổng công ty điện lực ..........................................................75
4.3.3.2.2.Các khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện ...........................76

4.3.3.3.Các đơn vị cung cấp dịch vụ ..............................................................77
4.3.3.3.1.Dịch vụ phân phối điện ...............................................................77
4.3.3.3.2.Dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng ...............78
4.3.3.4.Công ty Mua bán điện (EVN/EPTC) .................................................79
4.3.3.5.Các nguồn điện không tham gia Thị trường bán bn điện cạnh tranh
........................................................................................................................80
4.3.4.Cơ chế hợp đồng .......................................................................................80
4.3.4.1.Vai trị của cơ chế hợp đồng ..............................................................80
4.3.4.2.Mục tiêu của cơ chế hợp đồng ...........................................................80
4.3.4.3.Phân loại cơ chế hợp đồng trong VWEM ..........................................81
4.3.5.Cơ chế thanh tốn .....................................................................................82
4.3.5.1.Vai trị của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong
thực hiện thanh tốn thị trường điện giao ngay .............................................82
4.3.5.2.Tính tốn các khoản thanh toán .........................................................87
4.3.5.2.1.Thanh toán điện năng trên thị trường giao ngay .........................87
4.3.5.2.2.Thanh tốn hợp đồng CfD ...........................................................87
4.3.5.2.3.Tính tốn thanh tốn dịch vụ phụ trợ ..........................................88
CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG ĐẤU THẦU GIÁ TRONG
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH ....................................................................90
5.1.Định nghĩa về đấu thầu giá điện ......................................................................90
5.1.1 Tổng quan về đấu thầu ..............................................................................90
5.1.2 Đấu thầu giá điện ......................................................................................91
5.2.Hệ thống có 4 máy phát,1 tải,xét đến giá điện ................................................91


viii

5.2.1.Yêu cầu hệ thống: .....................................................................................92
5.2.2.Các bước tiến hành: ..................................................................................92
5.2.3. Sơ đồ giải thuật trường hợp 1: .................................................................92

5.2.4.Ứng dụng phần phềm vào hệ thống cho trường hợp 1 .............................94
5.3.Hệ thống có 4 máy phát,1 tải,xét đến giá điện và giá dây truyền tải ..............98
5.3.1.Yêu cầu hệ thống: .....................................................................................99
5.3.2.Các bước tiến hành: ..................................................................................99
5.3.3. Sơ đồ giải thuật thuật trường hợp 2: ......................................................101
5.3.4.Ứng dụng phần phềm vào hệ thống cho trường hợp 2 ...........................102
5.4. Hệ thống có 4 máy phát,1 tải,xét đến giá điện, giới hạn công suất đường dây
truyền tải(tối ưu về công suất và giá điện) ..........................................................104
5.4.1.Yêu cầu hệ thống: ...................................................................................104
5.4.2.Các bước tiến hành: ................................................................................104
5.4.3.Sơ đồ giải thuật trường hợp 3 ................................................................111
5.4.4.Ứng dụng phần phềm vào hệ thống cho trường hợp 3 ...........................111
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ......................................................................................114
6.1.Kết luận .........................................................................................................114
6.2.Hướng phát triển đề tài ..................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................116


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOT

Nhà máy điện xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng
vận hành và chuyển giao)

BST

Giá buôn bán điện nội bộ của EVN cho các Tổng công ty
Điện lực


CAN

Giá công suất (một phần của giá thị trường)

CBP

Chi phí biến đổi

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CfD

Hợp đồng sai khác

EPTC

Cơng ty mua bán điện

ERAV

Cục điều tiết điện lực

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

IPP


Đơn vị phát điện độc lập

PCs (TCTĐL)

Tổng công ty Điện lực (Tổng công ty phân phối /bán lẻ
điện)

SMHP

Nhà máy thủy điện (NMTĐ) chiến lược đa mục tiêu

SMO

Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện – Hiện
tại do Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đảm
nhiệm (NLDC)

TTĐCTL

Thị trường Điện cạnh tranh

VCGM

Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (Vietnam
Competive Generation Market)

VWEM

Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Vietnam

Wholesale Electricity Market)

EVN/EPTC

Công ty Mua bán điện


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu thụ điện theo ngành trong khoảng thời gian 2006-2010 ............................. 15
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn điện theo công suất và sản lượng cho giai đoạn 2010-2020 tầm
nhìn 2030 ............................................................................................................................. 18
Bảng 2.3 Số lượng đường dây và các trạm điện được bổ sung vào lưới điện quốc gia cho
giai đoạn 2010-2030 ............................................................................................................ 21
Bảng 2.4.Biểu giá bán điện áp dụng từ ngày 16/03/2015 .................................................... 22
Bảng 4.1.Chức năng thu thập và quản lý số liệu đo đếm .................................................... 78


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Đường dây 110kV đầu tiên ở miền Bắc ................................................................. 6
Hình 2.2. Cơ cấu nguồn điện cho đến năm 2020 ................................................................. 19
Hình 4.1.Quy luật cung – cầu .............................................................................................. 64
Hình 4.2.Mơ hình mua bán điện độc quyền Việt ................................................................. 65
Hình 4.3.Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) ............................................................ 66
Hình 4.4.Thị trường bán bn điện cạnh tranh(VWEM) .................................................... 68
Hình 4.5.Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (VREM) .......................................................... 70
Hình 4.7.Các đơn vị thành viên tham gia Thị trường bán bn điện cạnh tranh ................. 74

Hình 4.8.Thanh tốn thị trường giao ngay thông qua Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện ........................................................................................................................... 83
Hình 4.9.Phương án thanh tốn tồn bộ trên thị trường giao ngay ...................................... 84
Hình 4.10.Phương án thanh toán phần sai khác sản lượng trên thị trường giao ngay ......... 85
Hình 5.2.Sơ đồ giải thuật trường hợp 1 ............................................................................... 93
Hình 5.4. Hệ thống có 4 máy phát,1 tải ............................................................................... 94
Hình 5.5. Hệ thống có 4 máy phát,1 tải ............................................................................... 94
Hình 5.6.Giao diện phần mềm (có 3 trường hợp) ................................................................ 95
Hình 5.7.Giao diện trường hợp 1 ......................................................................................... 95
Hình 5.8.Giao diện trường hợp 1(nhập các dữ liệu và chọn khung “áp dụng”) .................. 97
Hình 5.9.Kết quả trường hợp 1 khi chạy phần mềm ............................................................ 97
Hình 5.10.Khung hiển thị kết quả ........................................................................................ 98
Hình 5.11.Sơ đồ biểu diễn đường dây sử dụng kết quả trường hợp 1 ................................. 98
Hình 5.12. Hệ thống có 4 máy phát,1 tải ............................................................................. 98
Hình 5.13. Áp dụng thơng số vào hệ thống có 4 máy phát,1 tải ........................................ 100
Hình 5.14.Thứ tự đường đi của hệ thống ........................................................................... 101
Hình 5.15.Sơ đồ giải thuật trường hợp 2 ........................................................................... 101
Hình 5.16. Giao diện phần mềm ........................................................................................ 102
Hình 5.17. Giao diện ứng dụng của trường hợp 2 ............................................................. 103
Hình 5.18. Hiển thị kết quả của ứng dụng ......................................................................... 103
Hình 5.19. Hệ thống có 4 máy phát,1 tải ........................................................................... 104
Hình 5.20.Lựa chọn đường dây,máy phát ......................................................................... 105
Hình 5.21.Lựa chọn đường dây,máy phát ......................................................................... 105
Hình 5.22. Lựa chọn đường dây,máy phát ........................................................................ 106


xii
Hình 5.23. Lựa chọn đường dây,máy phát ........................................................................ 106
Hình 5.24.Ví dụ bài tốn trong hệ thống ........................................................................... 107
Hình 5.25.Quy luật đẩy cơng suất về trường hợp 1 ........................................................... 108

Hình 5.26.Quy luật đẩy cơng suất về trường hợp 2 ........................................................... 108
Hình 5.27.Quy luật đẩy công suất về trường hợp 3 ........................................................... 109
Hình 5.28.Ví dụ bài tốn trong hệ thống ........................................................................... 109
Hình 5.29.Kết quả đường dây sử dụng từ máy phát đến tải 1 ........................................... 110
Hình 5.30.Sơ đồ giải thuật trường hợp 3 ........................................................................... 111
Hình 5.31. Giao diện phần mềm ........................................................................................ 111
Hình 5.32. Giao diện ứng dụng của trường hợp 3(nhập các dữ liệu và chọn khung “áp
dụng”) ................................................................................................................................ 112
Hình 5.33. Hiển thị kết quả của ứng dụng ......................................................................... 113


1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
TÓM TẮT
-

Giới thiệu tổng quát về đề tài mà sẽ làm.

-

Đặt vấn đề,tính cấp thiết cho đề tài

-

Mục tiêu và nội dung sẽ nghiên cứu đề tài như thế nào?phương pháp luận

,phương pháp nghiên cứu ra sao?
-


Ta có thể nắm được ý chính về nội dụng,phương pháp cần nghiên cứu,để đi

sâu hơn
1.1.Đặt vấn đề
Hiện nay,nước ta đang áp dụng những bước thí điểm ở cấp độ thị trường phát
điện cạnh tranh,nhưng số lượng và cơng suất cịn nhỏ.Ở thị trường điện Việt
Nam,tồn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đều do EVN quản lý và
kinh doanh.Chỉ có phần nguồn phát cho phép các nhà đầu tư tham gia xây dựng các
nhà máy điện nhưng khơng đáng kể.Vì vậy thị trường điện vẫn cịn sự độc
quyền,khơng có sự cạnh tranh.Cũng từ đây,đã có một số vấn đề được đặt ra :
-Sự cạnh tranh về giá công bằng,minh bạch,đơn giản
-Định hướng phát triển trong tương lai bền vững và lâu dài cho ngành điện
-Sư xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh điện,an ninh cung cấp điện
1.2.Tính cấp thiết của đề tài
Hầu hết thị trường điện ở một số nước đang phát triển trên trên giới đều
chuyển dần qua hướng canh tranh thay thế phương pháp truyền thống .Với sự phát
triển mạnh mẽ về kinh tế của nước Việt Nam trong những năm gần đây,thì nhu cầu
về điện năng cũng tăng theo.Và cũng dần chuyển sang thị trường điện cạnh tranh
Thị trường điện ở nước ta đã và đang áp dụng,được chính phủ phê duyệt gồm
3 cấp độ :
1/ 2005 – 2014: Thị trường phát điện cạnh tranh,
2/ 2015 – 2022: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh,
3/ Từ sau 2022: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Hiện tại ta đang chuẩn bị triển khai vận hành thị trường bán buôn điện cạnh
tranh thí điểm từ năm 2016.
Do vẫn cịn khá mới mẻ về thị trường điện cạnh tranh,nên ta cần phải có mục


2
tiệu định hướng về ngành điện trong tương lai,để có một hướng đi đúng,và chính

xác hơn
Với các lý do đã trình bày cho thấy tính cần thiết về lý luận lẫn thực tế của đề
tài
“Thị trường điện cạnh tranh và định hướng phát triển ngành điện đến năm
2030” thật sự rất hữu ít khi thị trường điện ở nước ta đang nằm trong giai đoạn thí
điểm 2015-2022:thị trường bn bán điện cạnh tranh hiện tại nói riêng và định
hướng ngành điện trong tương lai cho đến năm 2030 nói chung
1.3.Mục tiêu của đề tài:
-Giới thiệu về thị trường điện cạnh tranh
-Định hướng phát triển ngành điện trong tương lai tại Việt Nam tính đến năm
2030.
-Đấu thầu giá điện,để mua được giá rẻ nhất,nhằm giúp tiết kiệm được tối đa
chi phí
1.4.Nội dung nghiên cứu:
-Giới thiệu chung đề tài nghiên cứu.
-Nghiên cứu về các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh
-Đưa ra các định hướng và các văn bản đã có cho ngành điện trong tương lai.
-Nghiên cứu mơ hình đấu thầu giá giữa các nút
-Kết luận và các đề xuất/ kiến nghị để triển khai thực hiện thị trường điện có
hiệu quả.
1.5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp luận:
-Tìm hiểu thực trạng thị trường điện tại các nước và rút ra bài học kinh
nghiệm.
-Nghiên cứu xây dựng mơ hình đấu thầu giá tốt nhất dựa trên mơ hình các nút
tại Việt Nam.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp thu thập các thơng tin liên quan,phân tích tài liệu về điều kiện,
tình hình thực hiện xây dựng thị trường điện tại Việt Nam.
-Đưa ra những mục tiêu,định hướng phát triển ngành điện cho đến năm 2030



3
-Nghiêng cứu các tài liệu và đề xuất ứng dụng mơ hình mơ phỏng điện,có yếu
tố ứng dụng cơng nghệ thơng tin xây dựng mơ hình mơ phỏng


4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TRONG VÀ
NGỒI NƯỚC
TĨM TẮT
-

Nội dung chương 2 nêu lên tổng quan thị trường điện ngoài nước ở một số

nước tiêu biểu như:ÚC, HÀN QUỐC, BRAZIL, NEW ZEALAND….tìm hiểu quá
trình hình thành thị trường điện các nước được xây dựng và hoạt động trong quá
khứ cho đến hiện tại.
-

Giới thiệu các cột mốc lịch sử ngành điện,Hệ thống điện trong nước đang

hoạt động.Tìm hiểu và phân tích các thơng tin như là:sản suất điện,thị trường
điện,lưới điện,giá điện.Để nắm rõ được cơ cấu,hệ thống điện nước ta hiện nay
2.1. Hệ thống điện Việt Nam
2.1.1. Bước ngoặc lịch sử trong ngành điện việt nam
1.Ngày 21/12/1954Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm ngành Điện, hơn hai tháng sau
ngày tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm Nhà máy điện Yên Phụ và Nhà máy
đèn Bờ Hồ. Tại buổi gặp mặt thân tình này, Bác nói: “Nhà máy này bây giờ là của

nhân dân, của Chính phủ, của các cô, các chú. Các cô, các chú là chủ thì phải giữ
gìn nhà máy, làm cho nó phát triển hơn nữa…” Từ đó, ngày 21/12 hằng năm được
coi là ngày Truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam
2. Thành lập cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên chuyên trách lĩnh vực điện
Ngày 21/7/1955, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định số 169BCT/ND/KB (Thứ trưởng Đặng Viết Châu ký) thành lập Cục Điện lực trực thuộc
Bộ Công Thương và bổ nhiệm ông Hồ Quý Diện làm Cục trưởng. Sự kiện này đặt
dấu mốc pháp lý về hoạt động chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước
chuyên trách về lĩnh vực điện lực. Ngày 21/2/1961, Bộ Thủy lợi và Điện lực ra
Quyết định số 86-TLĐL/QĐ về việc chuyển Cục Điện lực thành Tổng cục Điện lực.
Ngày 28/12/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định tách Tổng cục Điện lực Khỏi
Bộ Thủy lợi và Điện lực về trực thuộc Bộ Cơng nghiệp nặng. Sau đó lại đổi tên là
Cục Điện lực. Ngày 6/10/1969, Bộ Điện và Than ra Quyết định số 106/QĐ/TC
thành lập Công ty Điện lực (nay là Công ty Điện lực 1) trực thuộc Bộ Điện và Than
với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng và hoạt động theo chế độ hạch toán
kinh tế. Năm 1981, Bộ Điện lực ra đời.


5
3. Nâng tổng cơng suất nguồn điện tồn quốc lên gấp 2 lần năm 1954
Khi tiếp quản Thủ đô vào tháng 10/1954, cơ sở vật chất chỉ vẻn vẹn 31,5 MW
công suất, sản lượng điện khoảng 53 triệu kWh/năm. Đến giai đoạn từ năm 1956 –
1958, qua một thời gian củng cố các cơ sở quản lý sau tiếp quản và nâng cấp, sửa
chữa lại các nhà máy, đường dây do Pháp để lại, cùng lúc 3 nhà máy nhiệt điện mới
đã được khởi công xây dựng, gồm Nhà máy Điện Vinh (8 MW), NMĐ Thanh Hóa
(6 MW) và NMĐ Lào Cai (8 MW), đưa tổng công suất nguồn tăng gấp 2 lần so với
năm 1954. Đây là bước khởi đầu quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển ngày
càng mạnh mẽ của hệ thống nguồn và lưới điện Việt Nam những năm tiếp theo.
4. Xây dựng đường dây trung áp 35 kV đầu tiên
Tháng 1/1958, tuyến đường dây 35 kV đầu tiên (Hà Nội – Phố Nối) được khởi
công xây dựng và trong quý III cùng năm đã khánh thành, đóng điện thành cơng.

Trước đó, sau khi tiếp quản Thủ đô, các tuyến đường dây 30,5 kV cũ chỉ được cải
tạo, nâng cấp lên 35 kV; các đường dây tải điện như: Hà Nội-Hà Đông, Hà Nội-Sơn
Tây, Hà Nội-Phố Nối, Thái Bình-Nam Định… được phục hồi để sử dụng.
5. Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện ng Bí cơng suất lớn nhất đầu tiên ở miền
Bắc
Ngày 19/5/1961, Nhà máy Nhiệt điện ng Bí với cơng suất 48 MW được
khởi công xây dựng. Năm 1963 khánh thành và đi vào hoạt động. Đây là nhà máy
nhiệt điện có cơng suất lớn nhất miền Bắc trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng, cung cấp thiết bị và đào tạo cán bộ,
công nhân; là một trong những nguồn cấp điện chủ lực trong công cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc. Sau đó, Nhà máy được nâng cơng suất lên 153 MW. Tháng
5/2002, dự án Nhà máy Nhiệt điện ng Bí mở rộng công suất 300 MW (1 tổ máy)
được khởi công do EVN làm chủ đầu tư, với mức đầu tư trên 300 triệu USD. Đến
nay, nhà máy này đã phát điện thương mại.
Hiện, EVN đang tiếp tục đầu tư dự án Nhiệt điện ng Bí mở rộng 2 với cơng
suất 300 MW.
6. Xây dựng tuyến đường dây 110 kV đầu tiên của miền Bắc
Quý III/1962, tuyến đường dây 110 kV đầu tiên của miền Bắc (Đơng Anh-Việt
Trì, ng Bí-Hải Phịng) được khởi cơng xây dựng và đến q IV/1963 hồn thành


6
đóng điện. Thời gian tiếp theo, nhiều nhà máy điện, tuyến đường dây và TBA 110
kV, 35 kV đã ra đời. 9 trong số 12 nhà máy điện đã được nối liền bằng đường dây
110 kV, tạo thành một hệ thống điện hoàn chỉnh của miền Bắc. Đây là giai đoạn
phát triển rực rỡ nhất của hệ thống điện trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc

Hình 2.1.Đường dây 110kV đầu tiên ở miền Bắc
7. Xây dựng Thủy điện Thác Bà công suất lớn đầu tiên ở miền bắc

Ngày 19/8/1964, khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái)
công suất 108 MW; khánh thành (đợt 1) và đưa vào vận hành ngày 5/10/1971. Đây
là cơng trình thủy điện có cơng suất lớn đầu tiên của Việt Nam được xây dựng với
sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau chiến tranh phá hoại miền Bắc, Thủy điện Thác Bà
được khơi phục hồn chỉnh và đầu năm 1973 cả 3 tổ máy đã được đưa vào tiếp tục
vận hành.
8. Thành lập Công ty Điện lực miền Trung
Ngày 7/10/1975, Công ty Điện lực miền Trung (nay là Công ty Điện lực 3)
được thành lập. Sau khi được giải phóng, các cơ sở điện lực khu vực miền Trung


7
hầu hết đều nhỏ bé, manh mún, khơng có lưới truyền tải cao thế, tồn miền chỉ có
150 máy phát diezel phân tán ở các đô thị, tổng công suất đặt là 74 MW. Công ty
Điện lực miền Trung ra đời là điều kiện đảm bảo cho sự thống nhất trong công tác
quản lý điều hành; đồng thời củng cố, phát triển sản xuất kinh doanh điện trong toàn
khu vực miền Trung: Cơng ty Điện lực miền Trung sau đó đổi tên thành Công ty
Điện lực 3. Hiện Công ty Điện lực 3 (PC3) là doanh nghiệp thành viên thuộc Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hoạt động đa ngành nghề trong đó ngành nghề
chính là sản xuất, kinh doanh điện năng với địa bàn hoạt động tại 13 tỉnh, thành phố
miền Trung, Tây Nguyên.
9. Thành lập Công ty Điện lực miền Nam
Ngày 7/8/1976, Bộ trưởng Bộ Điện và Than ra Quyết định số 1592/QĐTCCB.3 về việc đổi tên Tổng cục Điện lực (thành lập ngay sau ngày miền Nam
hoàn tồn giải phóng) thành Cơng ty Điện lực miền Nam. Ngày 9/5/1981, Công ty
Điện lực miền Nam đổi tên thành Công ty Điện lực 2 theo Quyết định số
15/TTCBB.3 của Bộ trưởng Bộ Điện lực. Ngày 7/4/1993, Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 147-TTg chuyển Công ty Điện lực 2 trực thuộc Bộ Năng lượng. Từ
ngày 1/4/1995, Công ty Điện lực 2 được thành lập lại, trực thuộc Tổng cơng ty Điện
lực Việt Nam (nay là Tập đồn Điện lực Việt Nam).
10. Tuyến đường dây 220 kV đầu tiên được xây dựng

Tháng 3/1979, tuyến đường dây 220 kV Hà Đơng – Hịa Bình được khởi cơng
xây dựng và đến tháng 5/1981 đưa vào vận hành. Đây là đường dây truyền tải 220
kV đầu tiên ở miền Bắc, nâng cao năng lực truyền tải, cung cấp điện và tạo cơ sở kỹ
thuật cho việc xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc-Nam sau này.
11. Xây dựng cơng trình thuỷ điện Hịa Bình lớn nhất đầu tiên ở Việt Nam
Ngày 6/11/1979, hàng vạn CBCNV Việt Nam và 186 chuyên gia Liên Xô đã
cùng tham gia Lễ khởi công công trình Thủy điện Hịa Bình. Thời điểm đó, đây là
cơng trình thủy điện lớn nhất Việt Nam do Liên Xơ giúp xây dựng với 8 tổ máy có
tổng cơng suất 1.920 MW. Sau hơn 3 năm, đúng 9h00 ngày 12/1/1983, Lễ ngăn
sông đợt 1 được tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và
các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngày 9/1/1986, ngăn sông Đà đợt 2. Ngày
30/12/1988, tổ máy 1 (240 MW) đã phát điện, hịa lưới điện quốc gia. Sau đó, mỗi


8
năm hoàn thành và đưa từ 1-2 tổ máy vào vận hành. Ngày 20/12/1994, cơng trình
Thủy điện Hịa Bình đã được khánh thành. Việc hồn thành Thủy điện Hịa Bình
đánh dấu một bước phát triển mới của ngành năng lượng và sự nghiệp CNH - HĐH
đất nước.
12. Thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện năng giai đoạn 1 (1981-1985)
Lần đầu tiên, Việt Nam xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển điện lực.
Trong giai đoạn này, ngành Điện đã khẩn trương xây dựng, hồn thành những cơng
trình lớn có tầm cỡ chiến lược quốc gia như: Nhiệt điện Phả Lại, Thủy điện Hịa
Bình, củng cố các nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình, Thái Ngun, khai thác hết cơng
suất Thủy điện Thác Bà… Về lưới điện, đã đưa các đường dây 220 kV Thanh Hóa –
Vinh, Phả Lại-Hà Đơng, trạm 110 kV, 220 kV Hà Đông mang tải sớm trước thời
hạn, thi công xây dựng trạm 110 kV Yên Phụ. Nhiều trạm trung gian và đường dây
phân phối được lắp đặt, vận hành. Nhìn chung, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn về
kinh tế song về tổng thể, Tổng sơ đồ 1 đã đạt được kết quả nổi bật là: Đưa được
cơng trình nhiệt điện Phả Lại và các cơng trình lưới điện vào đúng tiến độ, đáp ứng

được nhu cầu về điện giai đoạn 1981-1985. Lần lượt các giai đoạn sau đó, ngành
Điện liên tục thực hiện các Tổng sơ đồ (Quy hoạch) điện II, III, IV, V. Hiện, Quy
hoạch điện VI (giai đoạn 2006-2015, định hướng tới 2025) đang được triển khai
thực hiện. Trong đó, EVN đầu tư góp vốn 42 dự án nguồn với tổng cơng suất
22.748 MW/59.463 MW (chiếm 38,3% tổng công suất đặt mới của cả nước). Thực
hiện đầu tư lưới 500 kV gồm 13.200 MVA trạm biến áp và 3.178 km đường dây;
lưới 220 kV gồm 39.063 MVA trạm biến áp và 9.592 km đường dây; lưới 110 kV
gồm 41.315 MVA trạm biến áp và 12.659 km đường dây. Hiện nay, EVN và các bộ
ngành liên quan đang chuẩn bị tiếp tục xây dựng Quy hoạch điện VII.
13. Xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV
Ngày 5/4/1992, đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc-Nam (mạch 1) dài 1.487
km được khởi công xây dựng và ngày 27/5/1994 đã khánh thành, đóng điện vận
hành. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành mang tính đột phá của Điện lực Việt
Nam. Hệ thống điện quốc gia Việt Nam từ đây được hình thành trên cơ sở liên kết
lưới điện các khu vực Bắc – Trung – Nam thông qua trục “xương sống” là đường
dây 500 kV. Ngày 23/10/2005, đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch 2 tiếp tục được


9
hoàn thành và đưa vào vận hành, đảm bảo hệ thống truyền tải siêu cao áp 500 kV
hai mạch song song truyền tải điện 2 chiều Nam – Bắc, liên kết vững chắc, vận
hành an toàn, tin cậy. Nếu đường dây 500 kV mạch 1 thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực
và trình độ trí tuệ của những người làm điện thì thành cơng của cơng trình ĐZ 500
kV mạch 2 tiếp tục khẳng định “thương hiệu Việt” trong chế tạo thiết bị, thiết kế và
thi công đường dây siêu cao áp.
14. Thành lập Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia
Ngày 11/4/1994, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thái Phụng Nê ký Quyết định số
180/NL/TCCB-LĐ về việc thành lập Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia
(Ao), với nhiệm vụ: Chỉ huy, điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối
điện năng trong hệ thống điện quốc gia theo phân cấp quản lý điều độ, nhằm đạt kết

quả tối ưu về kỹ thuật và kinh tế, đảm bảo hệ thống điện quốc gia vận hành an toàn,
liên tục, tin cậy.
15. Thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐTTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị
thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị
định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 1/1/1995, Tổng cơng ty Điện
lực Việt Nam (EVN) chính thức ra mắt, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh điện năng trên toàn quốc. Từ 1/4/1995, EVN bắt đầu điều hành toàn bộ công
việc của ngành Điện, bao gồm: Phát điện, truyền tải, phân phối, đầu tư xây dựng
trên cơ sở các Tổng sơ đồ phát triển điện đã được phê duyệt. Sự ra đời của EVN
đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Là một doanh nghiệp lớn, ngành Điện tự cân đối tài chính,
hạch tốn kinh tế, tự trang trải nhằm bảo toàn, phát triển vốn, đẩy mạnh hội nhập
khu vực và quốc tế.
16. Sản xuất thành công MBA 220 kV công suất 250 MVA
Năm 1995, ngành Cơ khí ĐLVN được đánh dấu một bước phát triển quan
trọng khi hoàn thành việc nghiên cứu và thiết kế thành công máy biến áp 110 kV –
25.000 kVA. Năm 2003, chế tạo thành công MBA 220 kV – 125 MVA. Đến năm
2005, ngành Cơ khí điện lực đã tự sửa chữa MBA 500 kV và sản xuất thành công


×