TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LÀO CAI
KHOA NƠNG LÂM NGHIỆP
GIÁO TRÌNH
TRỒNG MỘT SỐ LỒI CÂY ĂN QUẢ CĨ TRIỂN VỌNG TẠI LÀO CAI
SỐ GIỜ: 45
NGHỀ KHUYẾN NÔNG LÂM
(Lưu hành nội bộ)
Tác giả: Đỗ Bích Nga
Lào Cai, tháng 12 năm 2014
1
LỜI NĨI ĐẦU
Mơ đun “Trồngmột số lồi cây ăn quả có triển vọng tại Lào Cai” là một trong số những
mơ đun tự chọn trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm. Mô đun này
trang bị cho học sinh những hiểu biết rất cơ bản về một số loài cây ăn quả đang được trồng
phổ biến và có thế mạnh hiện nay tại Lào Cai (cây mận, cây hồng, cây lê); những biện pháp kỹ
thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch
và bảo quản cây trồng cũng như những sản phẩm của cây trồng nhằm cho năng suất cao, chất
lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Mơ đun cịn trang bị thêm cho học sinh chun ngành Khuyến nơng lâm có những kiến
thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến thời vụ, đất đai, khí hậu, giống cây trồng…, giúp
các em ra trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật,
trồng trọt, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương.
Bố cục của giáo trình gồm có 3 bài, bao gồm những kiến thức về lý thuyết và thực hành.
Trong quá trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các
trường đại học và của các tác giả có chun mơn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có
nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi có những thiếu sót, chúng tơi rất mong muốn nhận
được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
2
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH
Trồng một số lồi cây ăn quả có triển vọng tại Lào Cai là mơ đun tự chọn trong chương trình
đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cần thiết
về giá trị kinh tế; yêu cầu ngoại cảnh; kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản
một số cây ăn quả đang được trồng phổ biến hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai như: cây mận, cây
hồng, cây lê … và những kỹ năng nghề cần thiết để cây trồng cho năng suất cao, chất lượng sản
phẩm tốt, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cho người sản xuất, vùng sản xuất.
Trong q trình học, mơ đun có liên quan với các mơn: Đất và phân bón, Nhân giống cây
trồng. Mơ đun này được bố trí học sau các môn học bắt buộc, giúp cho người học vận dụng kiến
thức, kỹ năng trong việc tổ chức sản xuất, sử dụng đất đai có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra phù
hợp và đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Giáo trình có 3 bài:
-
Bài 1: Kỹ thuật trồng cây mận
-
Bài 2: Kỹ thuật trồng cây hồng
-
Bài 3: Kỹ thuật trồng cây lê
Tổng thời gian giảng dạy: 45 giờ, trong đó: 15 giờ lý thuyết, 27 giờ thực hành, 3 giờ kiểm
tra. Mỗi một bài học đều có bài thực hành và bài kiểm tra, theo 2 nội dung chính: Đánh giá kiến
thức và kỹ năng.
Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.
Giảng giải kết hợp làm mẫu và có ví dụ minh họa bằng hình ảnh thực tế, mơ hình và rèn
luyện kỹ năng thực hành tại vườn ươm, trang trại, vườn hộ gia đình... để củng cố kiến thức,
nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh.
3
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
2
Hướng dẫn nghiên cứu giáo trình
3
Bài 1: Kỹ thuật trồng cây mận
1.1.Giới thiệu chung về cây mận.
1.1.1. Giá trị kinh tế.
1.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.1.3. Giống mận có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta
1.2. Kỹ thuật nhân giống mận
1.2.1. Chiết cành
1.2.2. Ghép
1.2.3. Dùng rễ mầm
1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc
1.3.1. Kỹ thuật trồng
1.3.1.1. Thời vụ
1.3.1.2. Chọn đất và làm đất
1.3.1.3. Mật độ, khoảng cách
1.3.1.4. Đào hố, bón lót phân
1.3.1.5. Cách trồng
1.3.2. Chăm sóc
1.3.2.1. Quản lý vườn cây
1.3.2.2. Tạo hình, tỉa cành
1.3.2.3. Tỉa quả
1.3.2.4. Bón phân
1.3.2.5. Phịng trừ sâu bệnh
1.3.3. Thu hoạch và bảo quản
Bài 2: Kỹ thuật trồng cây hồng
2.1. Giới thiệu chung về cây hồng
2.1.1. Giá trị kinh tế
2.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
2.1. 3. Một số giống hồng có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta
2.2. Kỹ thuật nhân giống
2.2.1. Ghép hồng
2. 2.2. Nhân giống bằng rễ
2. 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
6
6
6
6
7
8
8
8
8
8
8
8
9
10
10
10
10
11
11
12
17
17
17
18
19
19
19
20
4
2.3.1. Kỹ thuật trồng
2.3.1.1. Thời vụ
2.3.1.2. Chọn đất và làm đất
2.3.1.3. Mật độ, khoảng cách
2.3.1.4. Đào hố, bón lót phân
2.3.1.5. Cách trồng
2.3.2. Chăm sóc
2.3.2.1. Quản lý vườn cây
2.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa
2.3.2.3. Bón phân
2.3.2.4. Phịng trừ sâu bệnh
2.3.3. Sự ra hoa và đậu quả của hồng
2.4. Thu hoạch và bảo quản
Bài 3: Kỹ thuật trồng cây lê
3.1. Giới thiệu chung về cây lê
3.1.1. Giá trị kinh tế.
3.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
3.1.3. Giống lê có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta
3.2. Kỹ thuật nhân giống lê bằng phương pháp ghép mắt
3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.3.1. Kỹ thuật trồng
3.3.1.1. Thời vụ
3.3.1.2. Chọn đất và làm đất
3.3.1.3. Mật độ, khoảng cách
3.3.1.4. Đào hố, bón lót phân
3.3.1.5. Cách trồng
3.3.2. Chăm sóc
3.3.2.1. Quản lý vườn cây
3.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa
3.3.2.3. Bón phân
3.3.2.4. Phịng trừ sâu bệnh
3.4. Thu hoạch và bảo quản
20
20
20
21
21
21
21
21
22
22
23
24
30
30
30
31
31
33
33
33
33
33
33
33
34
34
34
35
35
Tài liệu tham khảo
41
5
BÀI 1: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Trình bày được giá trị kinh tế, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nhân giống,
trồng, chăm sóc cây mận, thu hoạch và bảo quản quả mận;
- Thực hiện được trình tự các bước nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật,
đạt được định mức theo quy định;
- Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Giới thiệu chung về cây mận.
1.1. Giá trị kinh tế.
Mận là cây ăn quả được trồng ở
vùng ôn đới và á nhiệt đới.
Mận được dùng chính để ăn tươi
ngồi ra cịn có thể chế biến thành một số
mặt hành: mận ướp đường, rượu mận, ô
mai mận...đặc biệt mận phơi khô là một
sản phẩm q có tác dụng nhuận tràng, dễ
tiêu kích thích thần kinh...
Mận còn là cây cảnh đẹp bởi mận ra
hoa vào đúng dịp tết, với số lượng hoa
nhiều và mầu trắng tinh khiết tạo cảnh
quan sinh động. Hoa mận nhiều, có phấn
và mật nên là nguồn mật cho nghề nuôi
ong. Gỗ mận tốt nên có thể sử dụng làm đồ
điêu khắc hoặc đồ gỗ trong gia đình, vỏ
cây mận là loại thuốc có tác dụng giải
khát, kích thích tiêu hố.
Hình 1: Quả mận
Mận trồng sau 2-3 năm đã ra quả, sau 8-10 năm là thời kỳ cho năng suất cao, nếu chăm
sóc tốt những giống mận quý như mận Tam Hoa, mận Tả Van....có thể đạt 200-250kg, tuổi thọ
của cây thường kéo dài, do vậy giá trị của cây mận là rất lớn. Chính vì vậy, cây mận đã trở
thành cây có tác dụng xóa đói, giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, nhất là đối
với đồng bào dân tộc vùng cao của Lào Cai.
1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đối với cây nhất. Mận có thể chịu lạnh đến 00C do đó
trồng ở miền Bắc nước ta càng lên vùng núi cao càng sinh trưởng khoẻ mạnh, có năng xuất
cao. Nhu cầu lạnh của cây mận khoảng 700-1.000 giờ với nhiệt độ là 7,20C hay thấp hơn, có
6
nghĩa là trong mùa đơng phải có khoảng 1 tháng có nhiệt độ bình qn dưới 70C mới đủ lạnh
cho cây mận. Ở các miền núi cao như: Sapa, Bắc Hà, Đồng Văn, Mẫu Sơn... Nhu cầu lạnh của
cây mận được thỏa mãn, do vậy ở đó thường có nhiều giống mận, năng suất cao, chất lượng
tốt.
- Nước: Mận thích nghi đối với điều kiện khí hậu và đất đai ẩm, ở những nơi có khí hậu
khơ và lượng mưa dưới 300mm/năm nhưng có tưới thì năng suất vẫn cao, chất lượng vẫn tốt
như vùng Caliofnia, Địa Trung Hải. Ở nước ta, tại các vùng núi cao hay có sương mù, độ ẩm
cao, lá mận dễ bị nấm bệnh phá hại, do bộ rễ ăn nông nên mận không chịu được hạn, đặc biệt
là thời kỳ quả lớn, cần chú ý cung cấp đủ nước cho mận sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên ở
giai đoạn quả chín nếu mưa quá nhiều gây nứt và rụng quả.
- Ánh sáng: Mận yêu cầu không khắt khe về ánh sáng. Nhưng ở những nơi quang, đủ
ánh sáng thì năng suất cao và chất lượng tốt. Những nơi ánh sáng yếu nhưng không q rợp vì
bóng cây thì mận vẫn ra hoa nhưng đậu quả ít. Nếu trời nắng ráo thì quả thì quả sẽ có mầu sắc
đẹp và chất lượng tốt.
- Gió nhẹ có tác dụng điều hồ khơng khí, tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi khí của cây
và tạo điều kiện cho sự thụ phấn của hoa. Tuy nhiên gió mạnh thường làm rụng hoa, quả, gãy
cành, đổ cây bởi rễ mận nơng, do vậy ở những nơi có gió mạnh phải làm đai rừng chắn gió để
bảo vệ cho vườn mận.
- Đất đai: Do bộ rễ ăn nông nên rễ mận thường tận dụng độ mầu mỡ và dinh dưỡng ở
tầng đất mặt. Do đó cần giữ ẩm cho đất bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho đất. Đất trồng mận
nên chọn đất thịt, chứa nhiều chất dinh dưỡng và phải chú ý thốt nước. Đất đai thích hợp nhất
nên có độ dày trên 50cm, hàm lượng mùn trên 2,5%, giữ ẩm tốt, ánh sáng không quá mạnh và
khuất gió.
1.3. Giống mận có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta
* Mận Tam hoa: Là giống Mận có
nguồn gốc từ Trung Quốc, nhập vào nước
ta từ năm 1973, hiện nay giống Mận này
được trồng nhiều ở Mộc Châu (2.000 ha),
Bắc Hà (3.000 ha) và nhiều tỉnh khác như
Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn... Là giống
quả to (30-40 quả/kg), năng suất cao, vị
ngọt, hơi pha chua, vỏ quả mầu xanh phớt
tím, ruột quả đỏ thắm: Đây là giống ăn
tươi và chế biến đồ hộp tốt nhất hiện nay.
* Mận hậu: Trồng nhiều ở Bắc Hà,
Mường Khương tỉnh Lào Cai. Quả to, khối
lượng 20-30g, khi chín vỏ quả màu xanh
Hình 2: Giống mận quả tím
7
vàng, thịt quả dòn, ngọt, là giống chất
lượng tốt bởi quả to và có vị ngọt.
* Mận chua: Đây là giống mận thích nghi rộng, sinh trưởng khoẻ nên được trồng rộng
rãi ở nhiều nơi từ đồng bằng đến miền núi. Quả chín đỏ hoặc vàng, vị chua và có thể hơi chát,
năng suất cao, ít bị mất mùa. Loại mận này thường được chế biến thành mứt mận.
* Mận thép: Giống mận này được trồng nhiều ở vùng Yên Bái, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc
Kạn. Loại mận này quả nhỏ (50-100 quả/kg), vỏ mầu vàng, có thể hơi phớt tím, thịt quả giịn,
hơi chua. Khi quả chín có mùi thơm.
Một số giống mận đang trồng có hiệu quả tại Lào Cai: Mận Tráng Hoàng Ly, mận Tả
Van
2. Kỹ thuật nhân giống mận
Mận có thể nhân giống bằng gieo hạt, chiết cành, ghép và bật chồi rễ. Do gieo hạt cây
lâu ra quả và có nhiều sự biến dị nên hiện nay phương pháp nhân giống bằng gieo hạt chủ yếu
sử dụng để sản xuất gốc ghép. Các phương pháp nhân giống mận phổ biến hiện nay được
dùng:
2.1. Chiết cành
Chọn những cây mận ra quả tốt, chọn cành ở vị trí ngang tầm tán nơi có nhiều ánh sáng,
đường kính cành 0,8-1,0cm. Khoanh vỏ, bó bầu như chiết các loại cây ăn quả khác. Khi cành
chiết đã ra rễ thì cắt giâm cho ổn định rồi mới đánh đi trồng khi thời tiết thuận lợi.
Thời vụ chiết: Tháng 2-3 và tháng 8-9. Các giống mận Tam Hoa trước đây ở các vùng
đều phổ biến cách nhân giống này.
2.2. Ghép
Mận có thể ghép trên gốc mận đắng hoặc gốc đào thóc vào tháng 8-9, khi gốc ghép có
đường kính 0,8-1,0cm. Muốn vậy phải chuẩn bị gốc ghép bằng các cây gieo hạt từ vụ xuân.
Kiểu ghép: Có thể ghép cành (kiểu ghép cành bên, kiểu ghép nối ngọn, ghép áp) hoặc
ghép mắt (Kiểu ghép mắt nhỏ có gỗ, kiểu của sổ mở....)
2.3. Dùng rễ mầm
Do đặc điểm của mận là rễ ăn nơng, vì vậy khi làm cỏ, bón phân, lưỡi cuốc thường làm
đứt các rễ mận và từ chỗ rễ đứt bật lên cây con, lợi dụng khả năng tái sinh của rễ người ta chủ
động tạo ra các rễ mầm bằng cách đào rãnh xung quanh cây để làm đứt bật các rễ con. Khi cây
con lớn cao 40-50cm có thể đánh đi trồng hoặc tận dụng làm gốc ghép cho các giống mận tốt.
Chú ý không áp dụng hình thức này đối với các cây mận ghép bởi gốc ghép là các cây mận dại
và mầm rễ cũng là mầm dại.
3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc
3.1. Kỹ thuật trồng
8
3.1.1. Thời vụ
Thời vụ trồng mận trồng tốt nhất là vào tháng 1-2 trước khi cây nảy lộc và đã có mưa
xuân. Trồng vào vụ này ta có thể đánh rễ trần mà trồng vẫn đạt tỷ lệ sống rất cao, trên 90%.
3.1.2. Chọn đất và làm đất
+ Chọn đất: Nên chọn đất thích hợp với sinh trưởng, phát triển của mận. Đất có tầng
canh tác dày, mầu mỡ dễ thoát nước. Nếu trồng mận thành khu vực lớn phải thiết kế hệ thống
đường giao thơng, đai rừng chắn gió, hệ thống trống xói mịn trên đất dốc.
Trên đất mới khai thác cần đào bỏ các gốc cây rừng, trồng phân xanh trước khi trồng
mận 1-2 vụ để cho đất thuần thục. Nếu trên đất dốc nhất thiết phải đào hố theo đường đồng
mức và có các băng phân xanh bằng cốt khí, muồng....để giữ đất, giữ ẩm hạn chế xói mịn, chú
ý sử dụng thước chữ A để xác định các đường đồng mức trên đất dốc.
Trong những năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản ở giữa các hàng mận nên trồng các
cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu như: Đỗ, đậu tương, lạc...để tăng hiệu quả kinh tế,
làm cho đất mầu mỡ và có nguồn phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây.
+ Làm đất: Cày bừa kỹ toàn vườn, dọn sạch cỏ dại.
3.1.3. Mật độ, khoảng cách
Việc xác định mật độ, khoảng cách
trồng mận phải phụ thuộc vào độ màu mỡ
của đất trồng, giống mận, loại ghép.
- Đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng
dày.
- Mỗi giống mận thích hợp với một
khoảng cách trồng: Mận Tam hoa trồng
thưa, mận Thép trồng dày.
- Có thể trồng với mật độ, khoảng
cách sau:
+ Đối với giống mận tam hoa ta có
thể trồng 5mx5m hoặc 4mx4m (400-600
cây/ ha)
+ Đất tốt: 5m5m, 400 cây/ha.
Hình 3: Vườn mận thời kỳ ra hoa
+ Đất xấu: 4m4m, 625 cây/ha.
3.1.4. Đào hố, bón lót phân
Sau khi cày bừa kỹ toàn vườn, đào hố sâu 505050cm, để đất mặt riêng, đất ở đáy hố
riêng.
9
Bón lót cho mỗi hố: 30-50 kg phân hữu cơ + 0,5kg Supe Lân + 0,5kg vôi bột. Trộn đều
phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố không để đọng nước mưa. Việc làm
đất và đào hố, bón lót phải tiến hành trước khi trồng 1-2 tháng, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây.
3.1.5. Cách trồng
Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng. Ở những hố đã chuẩn bị, dùng cuốc moi một
hốc ở chính giữa hố, đặt cây thẳng đứng vào hốc đã moi (chú ý bóc bầu nilon hoặc giấy Poli
Êtylen ở bên ngồi bầu). Nếu là cây rễ trần khơng để rễ bị gấp trong hố. Đưa đất tơi nhỏ lấp
kín bầu (đối với cây ghép lấp kín đất bằnh cách mắt ghép 5-8cm), dùng tay ấn nhẹ cho đất tiếp
xúc chặt với rễ cây. Dùng cỏ hoặc rơm rạ mục phủ quanh gốc để giữ độ ẩm cho cây khi tưới
nước khơng làm dí đất. Dùng que dài 50-60cm cắm nghiêng khoảng 450 để giữ vững cây. Tưới
nước đẫm cho mỗi gốc 5-10 lít nước. Nếu nắng phải cắm cây che nắng cho cây mới trồng.
3.2. Chăm sóc
3.2.1. Quản lý vườn cây
- Sau trồng 1 tháng tiến hành trồng dặm cây bị chết để đảm bảo mật độ vườn mận.
khoảng 1-2 tháng sau trồng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể tưới nước giải, nước phân lợn
pha lỗng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50-60cm.
- Ln làm sạch cỏ. Dùng rơm, rạ phủ gốc để chống cỏ dại và giữ ẩm. Mận ưa đất ẩm,
do vậy nếu có điều kiện thì tưới nước cho mận ở thời kỳ ra hoa, hình thành quả và quả lớn.
Nếu bị hạn ở thời kỳ này thường gây hiện tượng rụng quả và quả nhỏ.
3.2.2. Tạo hình, tỉa cành
- Tạo hình: Khi cây mận cao 80-100cm cần bấm ngọn cách mặt đất 80cm. Chọn để lại
4-5 cành cấp 1 phân bố đều các phía. Cắt tỉa hết các cành khơng cần thiết. Trên cành cấp 1 khi
dài 60-70cm, tiến hành bấm ngọn và nuôi dưỡng 2-3 cành cấp 2. Làm liên tục như vậy ta sẽ
được cây mận có khung tán vững chắc, cân đối.
- Cắt tỉa cành non: Từ khi cây có quả, hàng năm chỉ cắt tỉa cành hương, cành khô, cành
bị sâu bệnh. Bắt đầu từ năm sai quả (năm thứ 7-8 trở đi) dùng cưa cắt bỏ những cành già cỗi
(vết cắt sát vào thân) để duy trì bộ tán và kéo dài thời gian sai quả.
Nguyên tắc đốn tỉa mận là: Đốn tỉa cành quả mọc quá chen chúc, đốn ngắn lại cành già
cỗi, nuôi cành mới thay thế. Khống chế chiều cao cây khoảng 3,5m, tạo thơng thống giúp cây
quang hợp tốt.
3.2.3. Tỉa quả
- Mận thường rất sai quả, nếu quả quá nhiều thường gây hiện tượng quả nhỏ và quả
nặng làm gẫy cành, bởi cành mận rất giòn.
- Quả sau khi tỉa đều, to, mã quả đẹp hơn không tỉa.
10
Cách tỉa: Chúng ta có thể tỉa mận bằng tay, đợi khi đến tháng 4 khi quả to bằng hạt đỗ
tương thì tỉa, nên căn cứ vào thế cây, lượng cành lá và số quả trên cây để quyết định tỉa nhiều
hay ít. Thứ tự tỉa quả tiến hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngồi.
3.2.4. Bón phân
+ Lượng phân bón cho mận theo các độ tuổi
Bảng 1: Lượng phân bón cho mận theo các độ tuổi
Tuổi cây
Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/cây)
Loại phân
1 năm
3 năm
5 năm
10 năm
> 15 năm
Phân chuồng
(hoai mục)
10
15
20
80
35-40
Supe Lân
0,1
0,2
0,5
0,7
0,8-1,0
Đạm U rê
0,3
0,5
1,0
1,5
1,8-2,0
Clorua Kali
0,1
0,1
0,3
0,5
0,6-0,8
Vôi bột
0,2
0,3
0,5
0,8
1,0
+ Thời gian bón và lượng bón mỗi lần:
-
Bón ni lộc, ni quả: Tháng 2-3, bón 50% đạm Ure + 30% Kaliclorua.
-
Bón phục sức cho cây: Tháng 6-7, bón 50% đạm Ure+ 40% Kaliclorua.
-
Bón thúc chuẩn bị ra hoa: Tháng 11-12, 100% (Hữu cơ + Vơi+ Lân) + 30%
Kaliclorua.
+ Cách bón:
- Phân vơ cơ: Rắc đều phân xung quanh hình chiếu tán cây rộng 20-30cm, dùng cuốc
xới nhẹ sâu 5-7 cm để trộn lẫn với đất.
- Phân hữu cơ: Đào rãnh xunh quanh hình chiếu của tán cây rộng 20cm, sâu 20cm trộn
đều phân chuồng với vôi, rải đều xuống rãnh, lấp đất.
Ngồi ra có điều kiện thì tưới thúc bằng nước giải và bổ sung dinh dưỡng bằng cách
phun phân lên lá. Phun theo hướng dẫn trên bao bì.
3.2.5. Phịng trừ sâu bệnh
Trên núi cao, điều kiện khí hậu thích hợp, cây mận mọc khỏe, khơng có sâu bệnh đáng
kể. Tuy vậy khi trồng tập trung với số lượng lớn và trồng các giống mận ngon, quả to thì vẫn
có một số loại sâu bệnh chính sau:
11
+ Bệnh chảy gôm. Thường
xuất hiện ở mận, mận khi bị sâu đục
thân hoặc bị các vết thương cơ giới
ở thân, cành.
Phòng trừ bằng cách: Hạn chế
sâu đục thân, khi đốn phải dùng dao
sắc, cưa để vết thương chóng lành,
khi cây bị bệnh dùng nước vôi hoặc
Boocđô để quét vào vết bệnh, hàng
năm sau thu hoạch quả phải làm vệ
sinh gốc cây và qt vơi gốc.
Hình 4: Bệnh chảy gơm trên thân cây
+ Bệnh khô cành : Bệnh do vi khuẩn gây ra làm cho các cành mận khô và làm cho lá
quả ở các cành bị bệnh héo. Bệnh làm giảm năng suất và chất lượng của quả.
Phòng trừ bằng cách: Vệ sinh vườn, cắt cành bị khô héo đem đốt. Chọn gốc ghép có khả
năng chống bệnh, ghép trên gốc mận chua, bệnh ít xuất hiện hơn.
+ Sâu đục thân, đục ngọn: Là sâu
non của các loại xén tóc màu nâu, màu
xanh. Sâu đục vào ngọn làm cho ngọn
héo, sâu đục vào thân làm cho cành gãy
khi có gió bão.
Cách phịng trừ: Tháng 5-6 bắt xén
tóc hoặc phun thuốc để trứng ung. Khi
thấy ngọn héo cần cắt ngay chỗ héo, tiêu
hủy để giết sâu non. Khi thấy vết phân
đùn ra ở ngang thân, cành cần lấy bông
thấm Ofatox nhét vào lỗ đục để sâu bị
thuốc xơng hơi chết.
Hình 5: Sâu đục thân, đục ngọn mận
+ Sâu róm: Xuất hiện tháng 5,7, sâu róm ăn lá làm giảm diện tích quang hợp, hạn chế
sinh trưởng của cây.
Phịng trừ: Phun Ofatox hoạc Trebon nồng độ 0,1-0,2%.
3.3. Thu hoạch và bảo quản
+ Thu hoạch: Mận chín vào tháng 5-6 khi chín vỏ mận chuyển màu biểu hiện đặc điểm
của giống. Hái xanh hay chín tuỳ theo mục đích sử dụng. Nếu phải vận chuyển đi xa thì nên
hái hơi xanh, nếu thu hoạch quá chín sẽ làm quả giập nát. Nếu ăn tươi tại chỗ hoặc chế biến thì
12
nên hái quả vừa chín. Khi hái ta có thể bắc thang hái quả trên cao, đưa quả vào gùi, sọt để quả
không bị dập nát, chú ý bảo vệ lớp phấn của vỏ quả. Tránh vít cành hái quả dễ bị gãy cành.
Thứ tự thu hái: Từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
- Căn cứ vào thời gian chín của quả.
- Thời gian từ nở hoa đến quả chín của từng giống
- Mầu sắc vỏ quả
- Độ khó, dễ của rụng quả
+ Bảo quản: Sau khi thu hoạch nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ hay chế biến.
Nếu phải bảo quản không nên chất đống, cần rải mỏng để giảm hô hấp hoặc bảo quản trong
kho lạnh ở nhiệt độ 12,8-15,6 0C, ẩm độ 80-90% trong thời gian 2 tuần.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Trình bày giá trị kinh tế và yêu cầu ngoại cảnh của cây mận.
2. Hãy nêu các phương pháp nhân giống mận hiện nay.
3. Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản mận.
13
III. THỰC HÀNH
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM HẠT, NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY MẬN
1. Địa điểm thực hiện: Tại vườn đồi, trang trại, mơ hình kinh tế hộ…
2. Thời gian thực hiện: 9 giờ
3. Điều kiện thực hiện
- Sau khi đã học xong bài Kỹ thuật trồng cây mận.
- Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ lao động (dao, kéo cắt tỉa cành, dao chiết cành, cuốc,
bình bơm, xơ, chậu…), quần áo bảo hộ lao động (Khẩu trang, gang tay, ủng, áo mưa…), vật
tư (cây giống, hạt giống, phân bón các loại, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực
vật, các loại).
4. Trình tự thực hiện:
Nội dung 1: Nhân giống mận (4 giờ)
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG MẬN
TT
1
2
Nội dung
Chiết cành
Ghép
Dụng cụ, vật
tư
- Kéo cắt
cành,
dao
chiết
ghép,
xô, chậu....
- Cành chiết,
nilon,
dây
buộc, Thuốc
KT ra rễ,
phân chuồng,
rơm rạ, hoặc
trấu,
mùn
cưa, nước....
Phương pháp
thao tác
- Chọn cây
mẹ, chọn cành
chiết.
- Dùng dao
khoanh, bóc
vỏ.
- Dùng tay bó
bầu
Yêu cầu kỹ thuật
- Chọn những cây mận ra quả tốt, chọn
cành ở vị trí ngang tầm tán nơi có
nhiều ánh sáng, đường kính cành 0,81,0cm.
- Khoanh, bóc vỏ, cạo tượng tầng, bó
bầu như chiết các loại cây ăn quả khác.
- Khi cành chiết đã ra rễ thì cắt giâm
cho ổn định rồi mới đánh đi trồng khi
thời tiết thuận lợi.
- Thời vụ chiết: T2-T3 và T8-9.
- Chọn cây gốc + Kiểu ghép: Có thể ghép cành (kiểu
ghép,
mắt ghép cành bên, kiểu ghép nối ngọn,
ghép áp) hoặc ghép mắt (Kiểu ghép
- Kéo cắt ghép.
cành,
dao - Dùng tay và mắt nhỏ có gỗ, kiểu của sổ mở....)
chiết ghép.
kéo cắt ngọn + Kỹ thuật ghép:
- Cây gốc gốc ghép.
- Chọn cây gốc ghép có đường kính 0,8 ghép,
mắt
- Chẻ gốc 1,0cm. Mắt ghép đủ tiêu chuẩn.
ghép, nilon,
ghép.
- Dùng tay và kéo cắt ngọn gốc ghép.
dây buộc
- Đưa mắt - Chẻ gốc ghép.
ghép vào gốc
- Đưa mắt ghép vào gốc ghép sao cho
14
ghép.
trùng khít .
- Cuốn ni lon - Cuốn nilon xung quanh mắt ghép theo
xung
quanh kiểu lợp mái nhà cho kín và khít, hở
mắt ghép.
mắt ghép.
3
Dùng
mầm
- Tạo ra các rễ mầm bằng cách đào
- Chọn cây rãnh xung quanh cây để làm đứt bật
mận
làm các rễ con.
giống.
rễ
- Khi cây con lớn cao 40-50cm có thể
- Cuốc, dao.
- Cây mận - Dùng cuốc đánh đi trồng hoặc tận dụng làm gốc
giống.
đánh cây con ghép cho các giống mận tốt. Chú ý
không áp dụng hình thức này đối với
đem trồng.
các cây mận ghép bởi gốc ghép là các
cây mận dại và mầm rễ cũng là mầm
dại.
Nội dung 2: Trồng mận (5 giờ)
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TRỒNG VÀ CHĂM SĨC MẬN
TT
Nội dung
Dụng cụ,
vật tư
Phương pháp
thao tác
Thời vụ trồng mận trồng tốt nhất là vào
tháng 1-2 trước khi cây nảy lộc và đã có
mưa xuân. Trồng vào vụ này ta có thể
đánh rễ trần mà trồng vẫn đạt tỷ lệ rất cao,
trên 90%.
Bước 1: Xác
định thời vụ
1
Cuốc,
xẻng
2
Yêu cầu kỹ thuật
Bước
2:
Chọn đất và
làm đất
Quan sát lựa
chọn đất trồng
và có thể dùng
cày, bừa, cuốc,
xẻng làm đất
- Nên chọn đất có tầng canh tác dày, mầu
mỡ dễ thoát nước. Trên đất dốc nhất thiết
phải đào hố theo đường đồng mức và có
các băng phân xanh bằng cốt khí,
muồng....để giữ đất, giữ ẩm hạn chế xói
mịn.
- Cày bừa kỹ tồn vườn, dọn sạch cỏ dại.
3
Thước
Bước 3: Xác dây
định mật độ,
khoảng cách
- Đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày.
Đo, đánh dấu - Mỗi giống mận thích hợp với một
để xác định khoảng cách trồng: Mận Tam Hoa trồng
mật
độ, thưa, mận Thép trồng dày.
khoảng cách
- Có thể trồng với mật độ, khoảng cách
sau:
15
+ Đối với giống mận Tam Hoa ta có thể
trồng 5x5m hoặc 4x4m (400-600 cây/ ha)
+ Đất tốt: 5m5m, 400 cây/ha.
+ Đất xấu : 4m4m, 625 cây/ha.
4
5
6
Cuốc,
xẻng, xô,
chậu.
Bước
4: - BHLĐ.
Đào hố, bón - Các loại
phân bón
lót phân
lót
Dùng
cuốc,
xẻng đào hố,
sau đó bón lót
phân và lấp
kín đất
Cuốc,
xẻng, cọc,
rơm rác,
cây giống.
Dùng
cuốc
moi hố giữa
tâm hố, đặt
cây và lấp đất.
Bước 5:
Cách trồng
Ơ
doa,
nước
Bước
6: sạch, dao,
Chăm sóc
kéo, bình
bơm,
BHLĐ,
phân bón
- Đào hố sâu: 505050cm, để đất mặt
riêng, đất ở đáy hố riêng.
- Bón lót cho mỗi hố: 30-50 kg phân hữu
cơ + 0,5kg Supe lân + 0,5kg vôi bột. Trộn
đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy
hố. Lấp đất đầy hố không để đọng nước
mưa. Việc làm đất và đào hố, bón lót phải
tiến hành trước khi trồng 1-2 tháng, đợi
thời tiết tốt sẽ trồng cây.
Ở những hố đã chuẩn bị, dùng cuốc moi
một hốc ở chính giữa hố, đặt cây thẳng
đứng vào hốc đã moi. Nếu là cây rễ trần
không để rễ bị gấp trong hố. Đưa đất tơi
nhỏ lấp kín bầu ( đối với cây ghép lấp kín
đất bằnh cách mắt ghép 5-8cm), dùng tay
ấn nhẹ cho đất tiếp xúc chặt với rễ cây.
Dùng que dài 50-60cm cắm nghiêng 450
để giữ vững cây.
- Tưới nước giữ ẩm.
Tưới nước, tủ
gốc, cắt tỉa, - Tủ gốc, làm cỏ, trồng dặm.
bón
phân, - Tạo hình, cắt tỉa.
phun thuốc
- Bón thúc.
- Phòng trừ sâu bệnh
5. Tổ chức thực hiện: Chia nhóm thực hành tại hiện trường. Sau khi thực hành trồng
mận, học sinh phải thực hiện chăm sóc hàng ngày theo qui trình kỹ thuật
16
BÀI 2: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HỒNG
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được giá trị kinh tế, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nhân giống,
trồng, chăm sóc cây hồng, thu hoạch và bảo quản quả hồng;
- Thực hiện được trình tự các bước nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch hồng đúng
kỹ thuật, đạt được định mức theo quy định;
- Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Giới thiệu chung về cây hồng
1.1. Giá trị kinh tế
Cây hồng là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế khá cao, sản phẩm rất dễ tiêu thụ
trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Là cây ăn quả quan trọng của các nước châu Á
như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên....
Về giá trị dinh dưỡng: Quả hồng có chứa khoảng trên dưới 17% đường tổng số, nhiều
sinh tố (vitamin A, B1, B2, C, PP...) đặc biệt có chứa hàm lượng iốt. Tai hồng để phơi khô chữa
ho, nấc, đầy bụng, đái dầm. Ăn hồng hạ huyết áp, giảm đau ruột.
Quả hồng có thể ăn tươi, sấy khơ, làm mứt đều tốt. Hồng là cây ăn quả ít sâu bệnh,
khơng kén đất, chịu hạn và chịu úng cũng tốt.
Về mặt cảnh quan cây hồng khá đẹp:
Thân cành thường nhẵn nhụi, ít vết sâu đục,
nhựa chảy, các cành yếu thường khô rồi tự
rụng nên tán cây luôn khỏe khoắn, xum xuê.
Nếu được tạo tán cây hồng sẽ có khung tán
đều, đẹp. Trên cây quả chuyển từ màu xanh
sang vàng rồi đỏ trông rất đẹp mắt.
Nhân dân ta trồng hồng để thu quả
vào dịp Tết trung thu, một số giống cho
thu quả vào dịp tết Ngun đán càng có
giá trị hơn.
Hình 6: Cây hồng
Cây hồng khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái, năng suất cao và ổn định,
chất lượng quả rất tốt, hiệu quả kinh tế cao. Nên chú ý phát triển hồng ở các tỉnh trung du và
miền núi phía bắc.
1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.2.1. Khí hậu
17
- Nhiệt độ: Hồng là cây trồng nhiệt đới. Yêu cầu nhiệt độ 12-150C. Tuy nhiên có vùng
mùa đơng, nhiệt độ -100C cây vẫn không chết. Hàng năm cây hồng cần khoảng 800 giờ có
nhiệt độ 8-110C để cây phân hóa hoa thuận lợi, nhiệt độ tối đa cho cây sinh trưởng 16-170C ,
cho phát triển quả 25-270C. Khi chín nhiệt độ thấp hơn 200C thì tốt, đặc biệt chênh lệch nhiệt
độ ngày đêm càng lớn chất lượng quả càng cao, mã quả càng đẹp.
- Lượng mưa: Yêu cầu lượng mưa hàng năm >1.500mm, nhất là mùa quả phát triển
nếu thiếu nước dễ gây rụng quả.
- Ánh sáng: Hồng ưa ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng vừa phải. Nếu những ngày
quá nắng gây bất lợi cho lá và quả.
- Những vùng có bão vào tháng 8-10 cần có biện pháp phịng chống gió cho cây, để
hạn chế rụng quả.
1.2.2. Đất đai
Hồng không kén đất lắm, nhưng tốt nhất trên đất có tầng dày >70cm, thốt nước nhưng
giữ được ẩm (đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất ven đồi núi). Hồng rấm ưa đất chua, pH = 55,5 chịu được đất đồi, hồng ngâm ưa đất có pH =6, hợp với đất ẩm ven sông suối.
1. 3. Một số giống hồng có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta
Nhóm hồng khơng hạt hoặc rất ít hạt là nhóm có ý nghĩa kinh tế nhất. Cây hồng có
nhiều quả khơng hạt hoặc có từ 1-3 hạt. Tùy vùng mà chúng có tên khác nhau, một số giống
phổ biến được trồng hiện nay là:
Hồng Hạc Trì: Quả to, khối lượng quả từ 100-150g/quả, quả dạng vuông đáy, vỏ quả
xanh vàng, chín cây màu đỏ, thịt quả vàng nhạt, có cát, ăn giịn ngọt, thường chín vào tháng 8
âm lịch, phải ngâm, khơng có hạt hoặc ít hạt. Hồng này thường được trồng Tiên cát, Bạch Hạc
Phú Thọ và một số tỉnh ở miền bắc.
Hồng Thạch Thất: Có nguồn gốc từ
làng Yên Thôn, Thạch Thất Sơn Tây.
Hồng này được trồng nhiều ở quanh vùng
hồ Núi Cốc, Thái Nguyên, quanh vùng hồ
Thác Bà, Yên Bái gọi là hồng Bảo Lương.
Giống này sinh trưởng khỏe, lá cây màu
xanh đậm, to bản. Quả to, khối lượng
trung bình khoảng 200g/quả. Quả chín
màu đỏ sẫm, thịt quả mềm. Thời gian cất
giữ lâu. Hồng Thạch Thất có ưu điểm rất
sai quả và ít có hiện tượng quả ra cách
năm. Hiện nay giống Hồng Thạch Thất đã
được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác
Hình 7: Giống hồng ngâm Lục Yên
18
nhau như: Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh
Phúc, Thái Nguyên...
Hồng Lạng Sơn: Có 2 loại là dạng quả lớn (65-100g/quả), dạng quả nhỏ (35-40g/quả).
Khi chín vỏ màu xanh vàng, thịt quả vàng đỏ, khơng hạt, có nhiều cát, ăn giịn, ngọt, thơm,
chất lượng rất tốt. Hồng Lạng Sơn trồng nhiều ở xã Bảo Lâm, Thạch Đan, ngồi ra cịn trồng
rải rác ở một số địa phương của tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang. Hồng Lạng Sơn chín
vào dịp trung thu, thường ngâm để khử chát mới ăn được.
Ngồi ra cịn có các giống hồng: Hồng Nghi Xuân (Nghệ An), hồng Lý Nhân (Hà
Nam), hồng Việt Cường (Thái Nguyên), hồng ngâm Lục Yên... cũng đang được trồng rải rác
tại các địa phương hiện nay.
2. Kỹ thuật nhân giống
Không nên nhân giống hồng bằng trồng hạt vì lâu cho quả và thường có biến dị. Mặt
khác những giống hồng có giá trị thường khơng có hạt nên phải nhân giống bằng phương pháp
vơ tính. Sau đây là một số phương pháp nhân giống hồng hiện nay:
2.1. Ghép Hồng
Có thể nhân giống hồng bằng cách ghép mắt hoặc cành. Gốc ghép nên chọn những gốc
hồng lá nhẵn, có nhiều hạt chắc, khả năng chống chịu tốt.
Hạt hồng thu vào tháng 9-10, rửa sạch lớp màng nhầy, bảo quản khô trong cát hoặc
trong tủ lạnh, đầu vụ xuân năm sau đem gieo (T12-1). Chăm sóc cho gốc ghép sinh trưởng tốt,
khi đường kính thân đạt 1cm có thể ghép vào tháng 8-9. Đây là thời vụ tốt nhất cho cây ghép
sinh trưởng, đồng thời mắt ghép dễ tìm và dễ sống. Có thể ghép mắt nhỏ có gỗ hay ghép cành
luồn vỏ. Mắt ghép nên chọn trên cành 1 tuổi (sinh ra đầu vụ xuân), cành mọc ngoài tán, tốt
nhất là lấy các mắt ở giữa cành, cây ghép vụ này được trồng vào vụ xuân năm sau.
Trường hợp gốc ghép còn quá nhỏ, cần chăm
sóc tiếp để ghép vào vụ đơng xn ( tháng 12
- tháng 2). Vụ này nên ghép cành (ghép nêm
hoặc nối ngọn). Cây ghép vụ này được trồng
vào vụ xuân hè hoặc vụ thu.
Khi ghép thao tác nhanh, để tránh hiện
tượng chất tamin trong cây khi tiếp xúc với
không khí bị oxi hố tạo nên một lớp phủ,
ngăn cản sự tiếp hợp giữa gốc ghép và mắt
ghép, giảm tỷ lệ sống của cành ghép.
Hình 8: Ghép cải tạo tán trên cây hồng
2.2. Nhân giống bằng rễ
19
Chọn cây mẹ trồng từ rễ, sinh trưởng và cho quả tốt, khi thu hết quả lá rụng hết để khai
thác rễ. Rễ hồng cắt thành những đoạn ngắn từ 7-10cm. Nhát cắt phải gọn, không làm giập vỏ
rễ. Chấm đầu gốc của hom vào tro hoặc chất kích thích sinh trưởng. Sau đó cắm vào luống đất
đã làm kỹ hoặc vào túi bầu nilon đã chuẩn bị sẵn.
Giữ ẩm tốt, cuối tháng 1, tháng 2 (âm lịch) rễ nảy mầm, cần chăm sóc mầm phát triển,
khi rễ mọc tốt mới đem trồng (tháng 3 - tháng 4). Những cây chưa đủ tiêu chuẩn cần tiếp tục
chăm sóc để trồng vào vụ thu.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.1. Kỹ thuật trồng
3.1.1. Thời vụ
- Gieo hạt làm cây gốc ghép: Gieo trồng vào tháng 12 - tháng 1.
- Ghép hồng tốt nhất vào tháng 8
- tháng 9, trồng vào vụ xuân năm sau.
Ghép hồng vào tháng 12- tháng 2, trồng
vào vụ xuân hè hoặc vụ thu.
- Nhân giống bằng rễ: Khai thác
rễ vào khoảng tháng 11-12 (âm lịch).
Giâm rễ vào đất hoặc bầu nilon, khi nảy
mầm, rễ mọc tốt đem trồng vào khoảng
tháng 3 - tháng 4.
Hình 9: Phương pháp ghép cành bên trên cây hồng
3.1.2. Chọn đất và làm đất
+ Chọn đất: Cây hồng không kén đất lắm, nhưng tốt nhất trên đất có tầng dày ≥ 70cm.
Đất phải thoát nước nhưng giữ được ẩm như: đất phù sa ven sông hồng, phù sa cổ, đất ven đồi
núi. Hồng giấm ưa đất chua, pH = 5-5,5 chịu được đất đồi; hồng ngâm ưa đất có pH = 6, hợp
với đất ẩm ven sơng suối.
+ Làm đất: Đất có điều kiện thì cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Đất dốc cần làm thành
băng theo đường đồng mức. Đất bãi, đất vườn thì chia lơ, đào hố theo qui cách.
3.1.3. Mật độ, khoảng cách
Giống sinh trưởng khoẻ, hố cách hố: 8m x 8m (160 cây/ha).
Giống sinh trưởng kém hơn thì khoảng cách hố: 6m x 6m (280 cây/ ha).
Đất đồi trồng dày hơn đất bãi. Có thể trồng dày ngay từ đầu, rồi khi giao tán sẽ bớt một
cây ở giữa tạo khoảng cách là 4m x 4m, sau 7-10 năm, cây giao tán thì đào bớt đi một cây, tận
dụng rễ để nhân giống cung cấp cho sản xuất.
20
3.1.4. Đào hố, bón lót phân
Đào hố sâu, rộng
- Ở vùng có đất phù sa đào hố rộng 50cm, sâu 40-60cm.
- Ở vùng đất đồi đào hố rộng 60-80cm, sâu 60-80cm.
Bón phân lót: Phân chuồng hoai mục 20-30kg/gốc, phân Lân 0,1-1kg/ gốc trộn đều
phân với lớp đất mặt ở đáy hố, rồi lấp phần đất đáy lên trên. Nên chuẩn bị trước từ vụ thu đến
vụ xuân thì đặt cây.
3.1.5. Cách trồng
Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra
trồng: Ở những hố đã chuẩn bị, dùng cuốc
moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây
thẳng đứng vào hốc đã moi (chú ý bóc bầu
nilon hoặc giấy Poli Êtylen ở bên ngồi
bầu). Nếu là cây rễ trần khơng để rễ bị
ngập trong hố. Đưa đất tơi nhỏ lấp kín bầu
(đối với cây ghép lấp kín đất bằnh cách
mắt ghép 5-8cm), dùng tay ấn nhẹ cho đất
tiếp xúc chặt với rễ cây. Dùng cỏ hoặc rơm
rạ mục phủ quanh gốc để giữ độ ẩm cho
cây khi tưới nước khơng làm dí đất. Dùng
que dài 50-60cm cắm nghiêng khoảng 450
để giữ vững cây, tưới nước đẫm cho mỗi
gốc 5-10 lít nước. Nếu nắng phải cắm cây
che nắng cho cây mới trồng.
3.2. Chăm sóc
Hình 10: Kỹ thuật trồng cây hồng
3.2.1. Quản lý vườn cây
Sau trồng 1 tháng tiến hành trồng dặm cây bị chết để đảm bảo mật độ vườn hồng.
Khoảng 1-2 tháng sau trồng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể tưới nước giải, nước phân lợn
pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50-60cm.
Luôn làm sạch cỏ dại. Dùng rơm, rạ phủ gốc để chống cỏ dại và giữ ẩm. Hồng thích đất
ẩm, do vậy nếu có điều kiện thì tưới nước cho hồng ở thời kỳ ra hoa, hình thành quả và quả
lớn.
Khi mới trồng hồng, ta có thể trồng xen cây họ đậu (lạc, đậu, muồng, cốt khí...) để vừa
cải tạo đất, vừa hạn chế được cỏ dại.
3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa
21
Tạo hình cắt tỉa làm cho cây có kết cấu
tốt, bộ khung vững chắc, cành phân bố đều,
sử dụng không gian hợp lý, tiếp thu được
nhiều ánh sáng, năng suất cao và ổn định,
nhiệm kỳ kinh tế dài.
Cần chú ý tạo hình từ khi cây cịn nhỏ,
2-3 năm đầu để thân chính cao 0,8-1,0m, sau
đó để 3-4 cành cấp I (cách nhau ± 0,5cm).
Trên mỗi cành cấp I nuôi 3-4 cành cấp II, cho
tỏa đều 4 phía (những mầm cành khơng cần
để thì loại bỏ sớm). Việc tạo hình cịn tiếp tục
duy trì trong vài năm đầu trước khi bói quả.
Hàng năm sau thu hoạch, cần tỉa cành già,
cành sâu bệnh, cắt bớt cành quả cũ, để thúc
đẩy nảy cành mới.
Hình 11: Tạo tán cây hồng
3.2.3. Bón phân
Sau khi trồng cắm cọc định vị và tưới nước, hàng năm làm cỏ và bón bổ sung phân,
lượng bón tuỳ theo tuổi và sản lượng cây.
+ Lượng phân bón như sau:
Với cây từ 1-5 tuổi: Bón 20-30kg phân chuồng, 2kg đạm Urê, 2kg Supe Lân, 0,5-1kg
Kaliclorua/1cây.
Với cây từ 5-10 tuổi: Bón 30-40kg phân chuồng, 3kg đạm Urê, 3 kg Supe Lân, 2kg
Kaliclorua/cây
Với cây từ 15 tuổi trở lên: Bón 40-50kg phân chuồng, 4-5kg đạm Urê , 4-5kg Supe Lân,
3kg Kaliclorua/cây.
+ Cách bón: Đào rãnh rộng 30cm, sâu 20-30cm theo hình chiếu của tán cây. Trộn đều
các loại phân, bón xong lấp đất kín, tưới đủ ẩm và tủ gốc bằng cỏ khơ.
+ Thời kỳ và lượng phân bón: Bón thúc vào 3 thời kỳ.
- Bón ni lộc: Bón vào tháng 2 - tháng 3, bón 50% đạm Urê+ 30% Kaliclorua.
- Bón ni quả, ni lộc: Bón vào tháng 6 - tháng 7, bón 50% đạm Urê+ 40%
Kaliclorua.
- Chuẩn bị phân hóa hoa: Bón vào tháng 10 - tháng 11, bón 100% phân chuồng + 100%
Supe Lân + 30% Kaliclorua.
3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh
22
+ Bệnh đốm tròn: Xuất hiện và hại ở lá, bắt đầu vào tháng 7, tháng 8, hại nặng vào
tháng 9. Vết bệnh trịn, ở giữa có màu nâu nhạt, xung quanh nâu nhạt hơn, mặt sau của lá vết
bệnh có màu xám. Vết bệnh càng già màu chuyển sang càng sẫm, lá chuyển sang màu đỏ rồi
rụng, quả bị nhũn và rụng.
Phịng trừ: Cắt lá, phun thuốc Dithan, Bc đơ 1% phun lên lá.
+ Sâu ăn lá: Có các loại sâu kèn,
làm lá thủng từng lỗ, hoặc sâu cuốn tổ,
cuốn các lá non làm tổ, ăn lá non, hoặc bọ
cánh cứng ăn lá vào ban đêm.
Các loại sâu này trị bằng các loại
thuốc thơng thường như: Trebon, Sherpa,
cũng có thể bắt bằng tay.
+ Sâu đục quả: Là loại sâu hại
chính tới cây hồng, bướm đẻ trứng ở
cuống quả hoặc tại quả. Sâu non nở ra đực
vào quả, làm rụng quả.
Cách trừ: Phun thuốc Sevin 0,1%
hoặc Pration 0,1% khi sâu xuất hiện. Nhặt
các quả rụng tiêu hủy.
+ Rệp sáp: Có thể có rệp sáp, rệp
chổng cánh, hại cành non, lá non.
Cách trừ:
Trebon, Sherpa.
Phun
Bi58:
0,1%,
Hình 12: Rệp sáp
3.3. Sự ra hoa và đậu quả của hồng
+ Sự ra hoa của hồng: Hoa hồng ra cùng với lộc xuân, sau khi nảy lộc khoảng 30
ngày, hoa ra ở nách lá, như thế hàng năm hoa xuất hiện vào tháng 3. Nếu cây khỏe, dinh
dưỡng đủ thì hoa cái thường ra nhiều. Nếu cây già yếu, dinh dưỡng kém thì hoa đực ra nhiều.
Các giống hồng tốt, thường có hoa đơn tính, có giống khơng cần thụ phấn cũng vẫn đậu
quả được, quả hồn tồn khơng hạt, các giống này nên trồng cây thụ phấn thì năng suất sẽ cao
hơn.
+ Quả và hạt: Tỷ lệ đậu quả của hồng tương đối khá vì hoa to, dễ dàng thụ phấn nhờ
ong bướm, ruồi, lại nở hoa vào thời gian tương đối muộn, tiết trời đã ấm áp, hồng cũng xuất
hiện rụng quả sinh lý lần thứ nhất vào tháng 5 khi quả vừa đậu to bằng đầu ngón tay, xuất hiện
đợt rụng sinh lý lần thứ 2 vào tháng 7. Nguyên nhân dẫn đến rụng quả có thể do khơng đủ
phấn, kết quả sai, gặp hạn, thiếu dinh dưỡng...
23
Để chống rụng quả có thể thụ phấn bổ khuyết, phun các hóa chất đậu quả, tỉa bớt
quả..Tỉa quả làm cho quả còn lại đủ dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sẽ không rụng. Tỉa quả
hợp lý là biện pháp chống rụng quả rất có hiệu lực.
Hạt hồng chín sinh lý muộn, cho nên khi thu hoạch cần đãi sạch lớp vỏ nhầy, phơi khô
trong râm và phải giữ 3-4 tháng sau mới đem gieo.
4. Thu hoạch và bảo quản
4.1. Thu hoạch
Hồng khi xanh thì chát, khơng ăn được. Khi hồng chín, quả chuyển màu vàng dần dần
sang màu đỏ. Cần thu quả đúng độ chín để đảm bảo chất lượng quả tốt, không nên để quá lâu
trên cây, dễ bị chim, chuột phá. Nên hái vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Do lượng Tanin
trong quả cao, nên nhất thiết phải qua xử lý mới sử dụng được.
Thường với các giống hồng ngâm, khi quả chuyển sang màu vàng, đáy quả có ánh hồng
là thu được. Phải ngắt từng quả nhẹ nhàng, tránh làm giập nát quả.
4.2. Khử chát
Sau khi quả chín thì tiến hành thu hái xong phải tiến hành khử chát bằng cách như sau:
- Ngâm hồng: thường dùng đối với hồng Hạc Trì, Vĩnh Lạc, Lạng Sơn...
Dùng chum hoặc vại sành xếp quả hồng vào rồi đổ nước sạch ngập sâu 20cm, ngâm
trong 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Sau khi ngâm, vớt hồng ra rửa lại bằng nước sạch
cho hết nhớt xung quanh quả, để ráo nước một ngày là ăn được.
Chú ý: Khơng ngâm bằng nước mưa và có một vài loại hồng phải ngâm trong nước tro
lọc hoặc nước vôi trong.
- Rấm hồng: Rửa sạch quả, để khô, xếp vào chum vại kín, ở giữa để một ống thốt hơi
đan bằng tre nứa.
+ Xử lý bằng hương đen: Đốt 2-3 que hương đen trong ống thốt hơi, bịt kín miệng
chum vại 24 giờ, sau đó xếp quả hồng ra nơi mát, 3-4 ngày sau quả mềm là ăn được.
+ Xử lý bằng đất đèn: Cứ 15 dm3 dung tích chum vại dùng 5g đất đèn, bên dưới ống
thoát hơi đặt một bát nước nhỏ, bỏ đất đèn vào bát, bịt kín miệng chum vại, 24 giờ sau lấy ra
để ở nơi mát 3-4 ngày là ăn được.
+ Giấm lá xoan: Lá xoan xếp dưới cùng rồi xếp hồng, cứ một lớp lá một lớp hồng, sau
đậy kín, khoảng 2-4 ngày bỏ ra là ăn được.
+ Xử lý bằng dung dịch Ethrel: Nhúng quả hồng trong dung dịch Ethrel thương phẩm
nồng độ 0,6% trong 7 phút, sau đó bảo quản trong điều kiện thống tự nhiên, sau 3-5 ngày là
chín hết.
Sau khi ngâm quả hồng thường giòn, ngọt. Quả hồng giấm, thịt quả mềm, nhũn, ăn tươi
hay chế biến hồng khô đều được.
4.3. Bảo quản
24
Sau khi thu hái, quả hồng đang ở trạng thái cứng, có thể vận chuyển đi xa và bảo quản
trong thời gian dài với những phương pháp thích hợp sau khi đã cắt sát cuống quả và loại bỏ
hết những quả dập nát, sứt vỏ, mất tai, chín mềm, quả bị sâu bệnh… Xếp quả nhẹ nhàng vào
các sọt rồi vận chuyển. Có thể bảo quản bằng cách rải thành lớp mỏng nơi thống mát và khơ.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Trình bày giá trị kinh tế và yêu cầu ngoại cảnh của cây hồng.
2. Hãy nêu các phương pháp nhân giống hồng hiện nay.
3. Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản hồng.
25