Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Giáo trình Trồng rau công nghệ cao (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 72 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: TRỒNG RAU CƠNG NGHỆ CAO
NGÀNH/NGHỀ: KHUYẾN NƠNG LÂM
TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định sơ:

/QĐ-CĐLC ngày........tháng........năm.........

của Hiêu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai)

1
Lào Cai, năm 2019


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Trồng rau là nghề truyền thống lâu đời của dân tộc ta, tuy nhiên sản xuất rau hiện
nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống nên chất
lượng rau không đảm bảo. Mơ hình canh tác chủ yếu là ngồi trời nên cây rau rất bị sâu
bệnh phá hoại, hệ quả là việc người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hóa học để
phịng trừ. Điều này rất nguy hại do khả năng tích lũy các ngun tố hóa học trong sản


phẩm và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Trên thế giới đã áp dụng nhiều kỹ
thuật canh tác để sản xuất ra sản phẩm rau an tồn, trồng rau cơng nghệ cao là kỹ thuật
đang được sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển ở Việt Nam.
Trồng rau ứng công nghệ cao là một kỹ thuật hiện đại được thực hiện trong các nhà
lưới, nhà kính hoặc nhà màng. Trong đó, nhiều cơng đoạn được điều khiển và quản lý bằng
các chương trình, trang thiết bị và phương tiện hiện đại nhằm sản xuất những sản phẩm rau
năng suất, chất lượng cao.
Mô đun “Trồng rau công nghệ cao” sẽ trang bị cho sinh viên chuyên ngành Khuyến
nông lâm và Trồng trọt, trường Cao đẳng Lào Cai những kiến thức về kỹ thuật nhà lưới,
nhà kính; cơng tác chuẩn bị trước khi gieo trồng, kỹ thuật trồng một số loại rau trong nhà
lưới…Bố cục của giáo trình mơ đun gồm có 5 bài, trong mỗi bài bao gồm 2 phần: phần kiến
thức lý thuyết và phần hướng dẫn thực hành.
Bài 1: Thiết lập nhà trồng rau ứng dụng công nghệ cao
Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất và chuẩn bị nguyên liệu trước khi gieo trồng
Bài 3: Sản xuất cây giống
Bài 4: Trồng rau trong môi trường đất
Bài 5: Trồng rau trong môi trường giá thể
Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo nhiều tài liệu của các tác giả có
chun mơn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh
khỏi có những thiếu xót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng
góp của các chun gia và đơng đảo bạn đọc.
Xin trân thành cảm ơn./.
Tác giả

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Trồng rau cơng nghệ cao
Mã mơ đun: MĐ16

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun Trồng rau cơng nghệ cao được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã
tích lũy đủ các kiến thức cơ sở, ngành như: nhân giống cây trồng, đất và dinh dưỡng cây
trồng,phịng trừ dịch hại…
- Tính chất: Mơ đun Trồng rau công nghệ cao là mô đun chuyên môn bắt buộc trong
chương trình đào tạo nghề Trồng trọt trình độ Trung cấp.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: mô đun Trồng rau công nghệ cao trang bị cho người
học những kiến thức và kỹ năng cần thiết của quy trình kỹ thuật trồng một số lồi cây rau (cà
chua, xà lách, dưa chuột…) từ việc thiết lập được hệ thống tưới nhỏ giọt, sản xuất cây giống,
kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây rau đặc biệt là kiểm soát tốt nước tưới, dinh
dưỡng, sâu bệnh hại để có thể sản xuất ra sản phẩm rau đạt năng suất cao và an tồn.
Mục tiêu của mơ đun: Sau khi học xong mô đun “Trồng rau công nghệ cao”, người
học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Liệt kê được một số ứng dụng nhà có mái che trong sản xuất rau.
+ Trình bày được các bước cơng việc chuẩn bị làm cây giống. Xác định loại vườn ươm
và hình thức gieo ươm đối với một số loại cây rau.
+ Nêu được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc đối với một số cây rau trên đất.
+ Trình bày được các bước trong quy trình trồng rau không dùng đất và trên giá thể.
- Kỹ năng:
+ Sản xuất giống cây và huấn luyện cây trước lúc đem trồng đảm bảo kỹ thuật
+ Điều khiển được nước tưới, dinh dưỡng, ánh sáng và kiểm soát dịch hại đối với một
số cây rau.
+ Thực hiện được quy trình trồng rau theo hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống thủy canh
trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp
trong điều kiện làm việc thay đổi.
+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

+ Đánh giá chất lượng cơng việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành
viên trong nhóm.

4


BÀI 1: THIẾT LẬP NHÀ TRỒNG RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm trồng rau công nghệ cao.
- Liệt kê được các công nghệ ứng dụng trong sản xuất rau công nghệ cao.
- Lắp đặt được các hệ thống trồng rau đơn giản: nhà có mái che, hệ thống thủy canh,
hệ thống tưới nhỏ giọt.

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1.1. KHÁI NIỆM TRỒNG RAU CƠNG NGHỆ CAO
1.1.1. Khái niệm
Trồng rau ứng dụng cơng nghệ cao là một công nghệ hay một kỹ thuật hiện đại, tiến
tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất rau nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng
cao, giá thành hạ. Công nghệ được ứng dụng trong việc tạo, chọn và sử dụng các giống cây
rau chất lượng cao, kháng hoặc chống chịu tốt với các loại dịch hại; ứng dụng các kỹ thuật
tiên tiến trong canh tác từ gieo trồng, bón phân, tưới nước, phịng trừ dịch hại, thu hoạch, sơ
chế, bảo quản và tiêu thụ.
Các kỹ thuật canh tác này có thể được thực hiện trong các nhà lưới, nhà kính hoặc
nhà màng, có thể trên mặt đất, trên khơng hoặc dưới lịng đất, canh tác trong môi trường đất,
các loại giá thể khác nhau (địa canh), trong môi trường nước (thủy canh) hoặc trong khơng
khí (khí canh).
Kỹ thuật này cho phép con người hồn toàn chủ động, điều khiển và quản lý bằng các
chương trình, trang thiết bị và phương tiện hiện đại như việc cung cấp dinh dưỡng theo nhu
cầu của cây trồng và theo mục tiêu năng suất, chất lượng mong muốn của nhà sản xuất.

Những nông dân canh tác theo phương thức này cũng phải được đào tạo, thực hành và ứng
dụng nhuần nhuyễn có thể được gọi là các cơng nhân nông nghiệp. Tất cả các yếu tố nêu
trên sẽ mang lại giá trị cao cho sản phẩm khi được đưa vào thị trường.
1.1.2. Đặc trưng của sản xuất rau cơng nghệ cao
Trồng rau ứng dụng cơng nghệ cao có những đặc trưng sau:
- Chủ yếu sản xuất trong nhà có mái che với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp
nhiều công nghệ tiến bộ.
- Môi trường sản xuất được kiểm soát, đảm bảo vệ sinh.
- Đối tượng sản xuất là những loại rau cao cấp, sử dụng giống chất lượng cao.
- Kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ, có tính chun nghiệp cao.
- Người quản lý và cơng nhân sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi.

5


- Sản phẩm có năng suất và chất lượng rất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị
trường rau cao cấp và xuất khẩu.
- Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn.
1.2. ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ NHÀ CĨ MÁI CHE TRONG SẢN XUẤT RAU
1.2.1. Ưu, nhược điểm của sản xuất rau trong nhà có mái che.
* Ưu điểm
- Có thể trồng rau ở những nơi đất xấu, nghèo dinh dưỡng.
- Cây rau được cách lý với mầm mống sâu bệnh hại và độc tố ở trong đất.
- Thâm canh cao.
- Phòng tránh cỏ dại.
- Phòng tránh tác hại của thiên tai và lây lan sâu bệnh hại.
- Tăng năng suất cây trồng.
- Sử dụng phân bón và nước tưới tiêu hiệu quả nhất.
* Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao.

- Yêu cầu chất lượng nước tưới cao.
- Yêu cầu kỹ thuật cao.
- Nước và giá thể thải cần được xử lý.
- Tăng nguy cơ tạo điều kiện cho bênh hại.
- Tăng nguy cơ về vấn đề dinh dưỡng cho cây trồng.
1.2.2. Các dạng nhà có mái che
a) Nhà vịm thấp
- Ưu điểm:
+ Hạn chế được nhiều loại sâu hại nhất là sâu hại rau trái vụ.
+ Hạn chế ảnh hưởng của mưa to và nắng gắt.
+ Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.
- Nhược điểm:
+ Khó thực hiện với cây leo giàn và cần cơn trùng thụ phấn.
+ Có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây rau ở giai đoạn đầu.

6


Hình 1.1: Nhà vịm thấp
b) Nhà kính, nhà lưới
Kết cấu của loại nhà kính, nhà lưới này gồm những thành phần sau:
- Khung: thép hộp vng có mạ kẽm chống gỉ, dưới chân trụ có hệ thống cột bê tơng
chắc chắn.
- Mái che: polyethylene (PE) dày 0,12mm.
- Máng xối: hệ thống máng xối được làm bằng tôn chắc chắn, rộng khoảng 20cm và
cao 10cm, chứa và thoát nước khi trời mưa to.
- Xung quanh nhà kính được bao bọc một lớp lưới cước chống cơn trùng, bên ngồi
bọc thêm một lớp lưới B40.
- Hệ thống cửa ra vào: sử dụng chính polyethylene mái che để làm cửa ra vào và được
nẹp xung quang bằng gỗ, đóng ra vào có bản lề, hệ thống cửa đơn giản nhưng đảm bảo kín.

- Ngồi ra cịn có hệ thống tưới nhỏ giọt, bố trí khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, dây
tưới được đặt nổi trên mặt rò, dễ dàng tháo và lắp. Hệ thống tưới được nối với một hệ thống
các bồn tưới, các bồn tưới này được đặt ở vị trí cao nhất nhằm tiết kiệm năng lượng và thuận
lợi hơn khi tưới.

Hình 1.2: Nhà lưới
c) Dạng nhà mái che dạng đơn giản

7


Hình 1.3: Nhà lưới mái che đơn giản
Nhà lưới mái che đơn giản thường thấp dưới 3m có những hạn chế sau:
- Thơng gió kém
- Hạn chế về kiểm sốt sâu bệnh
- Hạn chế về năng suất
d) Dạng nhà mái che cơng nghệ cao
Đây là dạng nhà kính, nhà lưới được trang bị nhiều thiết bị hiện đại có nhiều ưu điểm
trong sản xuất rau:
- Cao 5,5 m trở lên.
- Mái và tường có thể thơng gió.
- Điều khiển tự động.
- Kiểm sốt tốt các yếu tố mơi trường và sâu bệnh hại.
- Năng suất rất cao.

8


Hình 1.4: Nhà lưới cơng nghệ cao
1.2.3. Hệ thống thiết bị kiểm sốt trong nhà có mái che

Để kiểm sốt được các yếu tố như khí hậu, dinh dưỡng, nước tưới, dịch hại… trong
nhà kính, nhà lưới thường được trang bị một số loại thiết bị chủ yếu sau đây:
a) Kiểm sốt yếu tố khí hậu trong nhà có mái che
* Các hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
Độ ẩm cao hoặc nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, sức đề kháng cây trồng yếu là điều
kiện thuận lợi để sâu bệnh hại tấn công. Môi trường được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tốt sẽ
tăng năng suất cây trồng và tăng tốc độ thoát hơi nước để hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chất
lượng sản phẩm tốt hơn, tăng khả năng kiểm soát cây theo chu kỳ tăng trưởng.
Tuy có nhiều phương pháp để kiểm sốt mơi trường trong nhà kính, nhưng thường sử
dụng một số thiết bị như: hệ thống quạt, thơng gió, tường ướt, lưới cắt nắng, nhiệt bức xạ và
phun sương.
- Quạt gió: Có 2 loại quạt được sử dụng là quạt gió ngang (HAF) và quạt hút
+ Quạt gió ngang (HAF): được gắn trên mái và hai bên vách nhà kính. HAF là loại
quạt giúp tăng sự đồng nhất nhiệt bên trong nhà lưới với chi phí tiết kiệm, giúp cây trồng
phát triển tương đồng.
+ Quạt hút làm mát nhà kính bằng cách hút khơng khí từ bên ngồi vào và trao đổi
với khơng khí bên trong nhà kính. Sử dụng quạt hút giúp giữ cho nhà kính mát mẻ hơn và
làm giảm độ ẩm.

9


Hình 1.5: Quạt gió trong nhà lưới trồng rau xà lách
- Hệ thống thơng gió
Có hai phương pháp thơng gió thường được áp dụng:
+ Thơng gió mái là một phương pháp làm mát thụ động, áp dụng hiện tượng đối lưu
tự nhiên của khơng khí nóng.
+ Thơng gió vách được sử dụng để bảo vệ cây trồng thông qua việc tăng luồng khơng
khí trong nhà kính.


10


Hình 1.6: Hệ thống thơng gió mái
- Tường ướt
Tường ướt là một phương pháp làm mát tích cực giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà
kính. Phương pháp này sử dụng máng xối nước ở trên đỉnh, nước chảy xuống qua bức tường
và về lại ống thu. Nước sau đó đi qua hệ thống lọc và tuần hồn lại.

Hình 1.7: Tường ướt nhà kính trồng hoa phong lan
Sự kết hợp 2 phương pháp tường ướt và quạt hút là 1 phương pháp hiệu quả, giúp tiết
kiệm chi phí và làm giảm nhiệt độ nhà kính từ 10-15 oC. Khi áp dụng phương pháp tường
ướt, điều quan trọng là phải theo dõi độ ẩm nhà kính và phải tắt nguồn cung cấp nước cho
tường ướt nếu độ ẩm nhà kính quá cao.
- Lưới cắt nắng
Lưới cắt nắng là tấm lưới cuộn theo đường ray nằm phía dưới mái nhà kính ở khoảng
cách phù hợp với cây trồng. Tận dụng bức xạ mặt trời sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhưng cần
đảm bảo kiểm soát mức độ tiếp xúc của bức xạ mặt trời với cây trồng, việc sử dụng lưới cắt
nắng để bảo vệ cây trồng khỏi bị đốt cháy.
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là mức độ truyền tải. Khi chọn loại lưới cắt
nắng, việc chọn loại có mắt lưới dày hoặc thưa sẽ tác động đáng kể đến khí hậu. Mắt lưới
thưa hơn giải quyết vấn đề độ ẩm quá cao trong khi mắt lưới dày hơn giúp giữ lại độ ẩm và
nhiệt độ nhà kính. Lưới cách nắng được sử dụng để hạn chế giảm nhiệt độ vào ban đêm và
giảm stress (yếu tố bất lợi) cây trồng ở vùng khí hậu lạnh hơn.

11


Hình 1.8: Lưới cắt năng trong nhà lưới, nhà kính
- Phun sương

Tùy thuộc vào địa điểm và môi trường trồng cây rau, cần xem xét bổ sung thêm hệ
thống kiểm soát độ ẩm. Phương pháp sử dụng hệ thống phun sương trên tồn bộ cây trồng có
ưu điểm là tiết kiệm chi phí là. Tuy nhiên, phương pháp này lại tiềm ẩn nguy cơ là những
giọt nước lớn có thể rơi xuống và ảnh hưởng đến cây trồng. Sử dụng hệ thống phun sương
áp suất cao tạo ra các hạt nước siêu nhỏ, giúp tăng độ ẩm khơng khí mà không gây ảnh
hưởng đến cây trồng. Sự kết hợp 2 phương pháp lưới cắt nắng và hệ thống phun sương giúp
giữ độ ẩm trong nhà kính.

12


Hình 1.9: Hệ thống phun sương trong nhà kính
- Hệ thống tưới nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ
ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt
gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngồi ống.
Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến
30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nơng dân có thể cung cấp nước, phân
bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua
hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt, và hiện đại hơn là kết nối
với hệ thống máy tính kiểm sốt.

Hình 1.10: Hệ thống tưới nhỏ giọt
- Hệ thống cảm biến nhiệt độ

13


Nhiệt độ bên trong nhà kính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát
triển của cây trồng, do đó việc kiểm sốt nhiệt độ thường rất khắt khe đối với những vùng

khí hậu đặc biệt như khí hậu nước ta - nhiệt đới gió mùa. Điều này đòi hỏi cần phải giám sát,
thu thập số liệu nhiệt độ để điều chỉnh hoạt động canh tác sao cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên, hạn chế sự phát triển của các loại nấm bệnh và sâu hại.
Dựa trên các ưu điểm đã nêu, các thiết bị cảm biến nhiệt độ về cơ bản có chức năng
đo lường nhiệt độ thơng qua module khuếch đại, xử lí, chuyển đổi tín hiệu được lắp đặt ở
nhiều vị trí bên trong nhà kính. Áp dụng cơng nghệ truyền khơng dây tương ứng giữa các
cảm biến, thông tin về nhiệt độ được truyền về máy chủ và thông tin được hiển thị trên màn
hình máy tính hay điện thoại thơng minh.

Hình 1.11: Cảm biến nhiệt độ trong nhà kính trồng rau
* Kiểm soát ánh sáng
Nhu cầu ánh sáng của cây thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng của cây rau. Cây non cần
ít ánh sáng hơn so với cây trưởng thành. Ngồi ánh sáng mặt trời tự nhiên, con người cịn sử
dụng ánh sáng nhân tạo trong nhà lưới nhà kính. Nếu cây khơng có đủ ánh sáng , cây con sẽ
mọc vống, cây yếu. Nếu cây sống sót, thân sẽ khơng bao giờ dày lên để bằng với kích thước
bình thường. Cường độ ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây rau trong nhà lưới. Cường độ ánh sáng quá cao hoặc quá thấp đều ảnh
hưởng không tốt với cây trồng. Để kiểm sốt được ánh sáng trong nhà kính, nhà lưới có hiệu
quả, người ta thường sử dụng một số thiết bị để kiểm soát ánh sáng:
+ Hệ thống đèn

14


Hình 1.12: Sử dụng đèn chiếu sáng trồng rau trong nhà kính
+ Lưới cắt nắng: Xem phần hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
b) Kiểm soát nồng độ CO2 và sự chuyển động của khơng khí trong nhà có mái che
CO2 là thành phần tối quan trọng đối với cây trồng. Trong điều kiện nhiệt độ ổn định,
nồng độ CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất quang hợp. Nồng độ CO 2 tối ưu tuỳ thuộc
vào cường độ ánh sáng.

Sự phân bố của CO2 phụ thuộc chủ yếu vào khơng khí chuyển động bên trong nhà
kính. Khơng khí rất cần thiết cho q trình trao đổi khí và quang hợp của cây trồng. Việc
thay đổi cùng với sự di chuyển đầy đủ của khơng khí bên trong nhà kính theo một nhịp độ
thích hợp có thể tạo ra những điều kiện nhiệt độ tối ưu, giảm độ ẩm và tập trung đồng đều
khí CO2 trong tồn bộ khơng gian nhà kính.
Phương pháp kiểm sốt:
- Hệ thống thơng khí tự nhiên bao gồm những chỗ mở ra được trên mái, hơng hay/và
mặt tiền của nhà kính như: cửa sổ, lối ra vào, tấm che cuộn lên được, v.v… với những kiểu
dáng và góc độ khác nhau, và có thể được mở ra và đóng vào nhờ những cơ cấu khác nhau,
vận hành bằng tay và bằng động cơ, hoặc tự động theo một mơ hình thơng khí đã ấn định sẵn
của một thiết bị điều khiển khí hậu.

15


a) Cửa sổ

b) Lưới chống cơn trùng

Hình 1.13: Hệ thống thơng khí tự nhiên
- Hệ thống thơng khí áp đặt:
+ Hệ thống thơng khí áp đặt để chống lại sự phân tầng của khơng khí: Hệ thống gồm
một tập hợp những quạt xoắn ốc nhỏ phân bố theo các cách khác nhau trên tồn bộ diện tích
của nhà kính, ở độ cao phía trên chiều cao của cây trồng. Việc vận hành các quạt này tạo nên
những luồng khơng khí nhỏ có tác dụng trộn lẫn và làm đồng đều điều kiện khơng khí trong
nhà kính. Hệ thống này sẽ phụ thêm vào việc sử dụng các thiết bị sưởi, phun sương, cấp khí
CO2, v.v..., nhằm mục đích bình ổn nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện về nồng độ khí CO 2

Hình 1.14: Hệ thống thơng khí áp đặt để chống lại sự phân tầng của khơng khí
Hệ thống thơng khí áp đặt một mặt: gồm có một tập hợp các quạt xoắn ốc lắp đặt trên

một mặt phẳng (ở các hơng hay mặt tiền nhà kính), hoạt động với chức năng hút đẩy khí;
mặt khác khi hoạt động kết hợp thì chúng có các lối đi hay cửa sổ để kiểm sốt lượng khơng
khí đi vào.
Thiết bị này giúp cho mỗi nhà kính được thơng khí với một mức độ phù hợp cho từng
trường hợp. Khơng khí tự nhiên từ bên ngồi lưu thơng qua nhà kính từ điểm vào đến điểm
ra sẽ làm thoát nhiệt và khí thải, do đó sẽ tránh cho nhà kính bị các trường hợp nhiệt độ hoặc
độ ẩm quá mức.

16


Hình 1.15: Hệ thống thơng khí áp đặt một mặt
d) Kiểm sốt dịch hại
Điều kiện nóng ẩm và thức ăn phong phú trong nhà kính là lý tưởng cho dịch hại phát
triển. Phát hiện sớm và chẩn đốn là chìa khóa để quản lý dịch hại trong nhà kính cũng như
lựa chọn và sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp khi bùng phát dịch hại xảy ra.
Sâu bệnh có thể vào nhà kính khi các quạt thơng gió được mở, nguyên liệu thực vật
mới hoặc từ trong đất,… Các hoạt động sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm dịch hại bao gồm:
- Duy trì một khu vực sạch sẽ, phát quang xung quanh nhà kính để giảm sâu bệnh
phát triển.
- Loại bỏ tất cả các cây chết và các mảnh vụn thực vật, làm sạch nhà kính kỹ sau mỗi
chu kỳ sản xuất .
- Giữ cửa ra vào, quạt va cửa sổ thơng gió trong tình trạng tốt .
- Sử dụng đất sạch hoặc vô trùng hoặc giữ vô trùng các phương tiện làm vườn, các
công cụ và các thiết bị khác .
- Kết thúc mùa vụ phải loại bỏ tất cả các cây bỏ đi và các mảnh vụn thực vật.
- Kiểm tra các cây mới để ngăn chặn côn trùng hoặc các vật liệu bị nhiễm bệnh vào
nhà kính.
- Tránh mặc quần áo màu vàng thu hút rất nhiều loài cơn trùng có thể được đưa vào
nhà kính từ bên ngoài.

- Loại bỏ tất cả những yếu tố nghi ngờ bị nhiễm khuẩn .
- Sử dụng lưới chắn côn trùng
+ Dùng lưới chắn tại các của sổ thơng gió

17


+ Kích thước ơ lưới tuỳ thuộc loại cơn trùng cần tránh:
Vẽ bùa: 40 mắt lưới/2,5cm
Bọ phấn: 52 mắt lưới/2,5cm
Rệp: 78 mắt lưới/2,5cm
Bọ trĩ: 132 mắt lưới/2,5cm
e) Kiểm soát dinh dưỡng
Nồng độ các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm rau được trồng trong nhà kính. Việc kiểm sốt
tốt yếu tố dinh dưỡng cịn góp phần hạn chế sự phát sinh dịch hại trong nhà kính, nhất là
những loại dịch hại liên quan đến việc bón dư thừa phân đạm.
Dinh dưỡng được cung cấp qua nước tưới hoặc bón trực tiếp vào đất/giá thể. Kiểm
soát dinh dưỡng trong trồng rau cần phải kiểm tra pH và EC (độ dẫn) của dung dịch dinh
dưỡng đầu vào và đầu ra một cách thường xuyên. Điều này đảm bảo cho cây rau nhận được
vừa đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất. Mặt khác
sẽ phòng tránh được tác hại của sự tích tụ muối trong giá thể.

b) Máy đo EC cầm tay

a) Máy đo pH cầm tay

Hình 1.16: Thiết bị đo pH và EC
Ghi chú: EC (electro-conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong
dung dịch. Độ dẫn điện có thể được thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau nhưng đơn vị

tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS/cm).

Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

18


CƠNG VIỆC: LẮP RÁP HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT
Bướ
c
cơng
việc

Nội dung

u cầu kỹ thuật

Dụng cụ,
trang thiết bị

Ống nhỏ giọt,
ống
LDPE,
định khoảng Khoảng cách đầu nhỏ giọt phải
ống nhựa 34,
giữa đầu nhỏ được tính tốn phù hợp với kết
đầu vít nắp,
trên ống nhỏ cấu đất và yêu cầu của cây
khởi thủy, đầu

trồng.
bịt, keo dán,
que nhỏ giọt....

1

Xác
cách
giọt
giọt

2

- Định vị cọc cố định ống đúng Cọc định vị,
tool khoan lỗ
Lắp giáp các đường ký thuật
ống trên luống rau
- Khoảng cách giữa các đầu nhỏ nhỏ giọt…
ống phù hợp từng loại cây trồng

3

Lắp đặt bồn chứa Chính xác, đúng kỹ thuật đảm Bồn chứa
nước và máy bơm bảo cho hệ thống vận hành tốt
nước, máy
đẩy
bơm…

4


Lặp đặt hệ thống Đảm bảo thời gian mở, tắt đúng Hệ thống hẹn
hẹn giờ
giờ
giờ

19

1/B1/MĐ16

Ghi chú


BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
TRƯỚC KHI GIEO TRỒNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
- Trình bày được bản kế hoạch sản xuất rau công nghệ cao;
- Liệt kê được các nguyên liệu trồng, dung dịch dinh dưỡng trong sản xuất rau công
nghệ cao;
- Thực hiện được bản kế hoạch sản xuất và các công việc trong quá trình chuẩn bị đất
trồng, giá thể trồng, dung dịch dinh dưỡng.

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
2.1. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
2.1.1. Bảng kế hoạch
a) Khái niệm
Bảng kế hoạch là một bảng thể hiện toàn bộ những nội dung về thời gian, kinh phí,
sản phẩm... được dự tính và sắp xếp trước, để người trồng rau công nghệ cao làm căn cứ
thực hiện các cơng việc đã được sắp xếp đó.
b) Tác dụng của bảng kế hoạch

- Để đạt được mục tiêu sản xuất
- Để có những biện pháp thực hiện các hoạt động sản xuất.
- Giảm thiểu những yếu tố không thuận lợi cho cơ sở sản xuất rau công nghệcao.
- Chủ động về tiền vốn, công lao động, vật tư, mùa vụ, tiêu thụ sản phẩm... để thực
hiện các công việc trồng và tiêu thụ rau công nghệ cao được thuận lợi.
Trên cơ sở bảng kế hoạch để bố trí sắp xếp thời gian, chuẩn bị được đầy đủ kinh phí,
trang thiết bị - dụng cụ, vật tư.
2.1.2. Xác định kết quả đạt được
Trong bản kế hoạch sản xuất rau công nghệ cao cần nêu rõ kết quả đạt được và được
tính tốn dự kiến sản lượng đạt được, tổng hợp thành biểu số liệu.
Ví dụ: Đến tháng 12 năm 2019 dự kiến có thể sản xuất được số lượng rau có chất
lượng tốt, cụ thể:
Bảng 2.1. Tổng hợp dự kiến kết quả sản xuất
TT

Loạirau
Tháng
1

Sốlượng
Tháng Tháng
2
3

20

Tổng




A
1
2
3
B
1
2
3
C
1
2
3

Rauănlá
Muống
Đay
Tơi
….
Rauănquả
Đậucơve
Dưa chuột
Bíđao

Rauăncủ
Cà rốt
Củcải
Suhào
………

2.1.3. Xác định các hoạt động

Các mục tiêu sẽ là những căn cứ cụ thể giúp người sản xuất xác định được những
hoạt động cần phải thực hiện để hướng tới mục tiêu. Đó cũng là cơ sở để người sản xuất xác
định sẽ cần phải đến những kiến thức và những kỹ năng. Như vậy có thể ứng với mỗi mục
tiêu thì có các kết quả mong đợi và hoạt động tương ứng.
Bảng 2.2. Mục tiêu, kết quả mong đợi và hoạt động
STT
1

2

Mục tiêu
Mụctiêu1

Mụctiêu2

Kết quả mongđợi

Hoạt động

Kếtquả 1

Hoạtđộng1

Kếtquả 2

Hoạtđộng2

Kếtquả 3

Hoạtđộng3


Kếtquả 4

Hoạtđộng4

Kếtquả 5

Hoạtđộng5

Kếtquả 6
Hoạtđộng6
Mụctiêu3
Tất cả những kế hoạch đó phải được tập hợp thành một bản kế hoạch hồn chỉnh, có
cụ thể thời gian, khơng gian, khối lượng. Sau đây là một ví dụ về sự liên hệ giữa mục đích,
mục tiêu, kết quả mong đợi và hoạt động của một kế hoạch sản xuất rau công nghệ cao.
3

Bảng 2.3. Mục tiêu, kết quả mong đợi và hoạt động
STT

Mục tiêu

Kết quả mongđợi

21

Hoạt động


1


Sảnxuấtcàchuavụ
đơng

Kếtquả1:Sảnxuất
được 20tấncà chua

Hoạtđộng:
- Xửlýđất
- Muagiống
- Muaphân
- Trồng
- Chămsóc....
Kếtquả2:Bánđược
Hoạtđộng:
80% số lượng cà - Quảngcáo, giớithiệu
- Sơ chế,đónggói
chua sảnxuấtra
- Bán...
Kếtquả3:Chếbiến
Hoạtđộng:
được 20% số lượng
- Muadụngcụ
cà chua không bán
- Muavậtliệu
được
- Làmtươngớtcà chua
- Làmnước giảikhát.

2.1.4. Xác định trách nhiệm các bên tham gia

Đây là nội dung quan trọng của tổ chức thực hiện kế hoạch. Để tiến hành một hoạt
động tập thể cần phải biết cách tổ chức các cá nhân thực hiện những công việc cụ thể. Đây là
cơng việc khó khăn, bao gồm nhiều khâu: nhân tố con người, nhân tố lao động, việc làm,
nhiệm vụ. Sự phối hợp giữa cá nhân với nhau trong hoạt động tập thể dựa vào cơ sở của các
mối quan hệ, vị trí, vai trị từng cá nhân trong cơ chế tổ chức. Trên cơ sở đó, người ta định ra
được nhiệm vụ cụ thể, phân phối cơng việc. Mục đích của cơng tác tổ chức được xác định
như sau:
- Tạo lập được quan hệ hợp tác.
- Phân định rõ ràng vai trò và nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia.
- Xác định trách nhiệm của từng cá nhân thực hiện kế hoạch.
- Truyền đạt thông tin một cách có hiệu quả.
Một kế hoạch sẽ bao gồm nhiều thành phần, nhiều đối tác và nhóm tham gia, nên rất
cần được phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, để cùng hợp tác và phối hợp thực hiện.
Phân công trách nhiệm là công việc cần thiết đối với tất cả các thành viên và các đối tác
tham gia. Việc phân công nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện có hiệu quả cao, bởi vậy
nguyên tắc của phân công trách nhiệm là rõ ràng, minh bạch và cụ thể. Để phân cơng trách
nhiệm cần dựa vào tính đúng đắn, tính phù hợp với lịch trình thời gian và logic.
Để xác định trách nhiệm các bên tham gia cần dựa vào các nguồn lực của họ, bao
gồm:
- Nguồn nhân lực sẵn có ở cộng đồng và các đối tác.

22


- Nguồn lực vật chất: đất đai, nhà cửa, văn phịng, phương tiện, dụng cụ,…
- Khả năng tài chính và đối ứng của đối tác.
- Khả năng hợp tác, phối hợp, làm việc nhóm và sự tham gia của các bên.
Sau đây là bảng phân cơng trách nhiệm có thể được lập một cách đơn giản:
Bảng 2.4. Phân công trách nhiệm các bên tham gia


Tên hoạt động

Môtả chitiết về
hoạt động

Phân côngtrách nhiệm
(aiphụtrách,cơ quan/tổ
chức, địa chỉ,…)

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
Trên thực tế thực hiện kế hoạch thường nảy sinh một số vấn đề như sau:
- Thiếu sự hợp tác sẽ buộc bộ phận quản lý điều hành phải cân nhắc mỗi khi có một
quyết định được đưa ra, rằng mọi người liên quan có tuân theo một Cách thức tiến hành hay
khơng, mục tiêu có cơ hội thực hiện theo cách đó hay khơng?
- Nếu khơng phân định rõ vai trị và nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự chồng chéo hoặc bỏ ngỏ
công việc (không ai làm), thiếu các nguồn lực cần thiết khi thực thi nhiệm vụ,…
- Trách nhiệm là ở chỗ, người được giao nhiệm vụ phải biết hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất trong mối quan hệ đồng bộ với hệ thống kế hoạch.
- Truyền đạt thơng tin có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đúng kế hoạch và

lịch trình về thời gian. Bộ phận điều hành muốn đảm bảo rằng: lập các thủ tục thông tin rõ
ràng; xác định và xây dựng các kênh thông tin; cung cấp được thông tin tin cậy cho đúng
người, đúng thời điểm cần thiết; kiểm sốt được các luồng thơng tin.
2.1.5. Lên biểu kế hoạch
Kế hoạch được lập và lên thành biểu để thực hiện và theo dõi ví dụ:

23


Bảng 2.5 . Kế hoạch sản xuất rau công nghệ cao
Diện
Lơ/luống tích
2
(m )

Thờigian
T1

T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 11 12

A1.1

1000 Đậu đũa

Rau tơi, đay

A1.2

3000 Xúplơ


Cà chua

A2.1

2000 Cải bắp

Dưa chuột

A2.2

5000 Bí ăn ngọn

Đậu đũa

Đậu cơve
Cải bắp

Rau

lách

Rau muống

Rau dền

Cà chua, cải
bắp, đậu cô
ve

Bảng 2.6. Theo dõi mua vật tư

TT

Tên vật tư

Đơn
vịtính

1

Dung dịch dinh
dưỡng

Lít

2

Giống

Kg

3

Phân bón

Gói

4

Túi bầu


Túi

5

Dây buộc

Kg

6

Bình thuốc sâu

Cái

7

Nilong che phủ

Kg

8

......

9

...

Số
lượng


Đơn giá

Thành
tiền

Ghichú

Công ty
thu mua

Ghichú

Bảng 2.7. Theo dõi bán sản phẩm
TT

Loại rau

Số
lượng

Đơn giá

24

Thành
tiền


1


Cải bắp

2

Cà chua

3

Dưa chuột

4

Đậu đỗ

5

Cải chíp

6

Raudền

7

Raumùngtơi

8

......


2.1.6. Tổ chức thực hiện và đánh giá
Sau khi có bản kế hoạch sản xuất rau cơng nghệ cao thì cơng việc tiếp theo là tổ chức
triển khai và thực hiện hoạt động. Thực hiện là quá trình triển khai những nội dung đã được
hoạch định trong bản thiết kế kế hoạch. Còn đánh giá là hoạt động xem xét nhiều khía cạnh
khác nhau, với nội dung bao trùm hiệu quả về kinh tế, xã hội và tính bền vững.
Trong q trình lập kế hoạch hoạt động cần lưu ý:
- Các hoạt động, giải pháp nên do cộng đồng tự thực hiện, nhất là các hoạt động có
tính chất tổ chức, nội bộ chỉ nên tác động tăng cường về mặt tổ chức.
- Các hoạt động, giải pháp cần yêu cầu sự hỗ trợ từ bên ngoài phải xác định rõ dạng
kỹ thuật hay khâu kỹ thuật cần hỗ trợ.
- Cần đề ra các giả định nếu có, chẳng hạn nếu điều này xảy ra hoặc khơng xảy ra thì
hoạt động sẽ khơng tiến hành được như thế nào hoặc không thu được kết quả gì.
- Nếu có đặt ra các giả định thì cần phải thảo luận tiếp xem có cách nào để khắc phục
giả định đó hay khơng? Nếu có thì cách ấy là gì? Cách này sẽ kèm theo hoạt động bổ sung
vào kế hoạch sản xuất. Nếu khơng có cách khắc phục thì giải pháp thay thế là gì? Nếu có
giải pháp thay thế thì sẽ thêm vào kế hoạch và sẽ phải thay đổi mục tiêu cho phù hợp hoặc
bổ sung mục tiêu. Trong trường hợp khơng có giải pháp thay thế thì kế hoạch khuyến nơng
hay một vài mục tiêu nào đó sẽ phải hủy bỏ.
Trong kế hoạch mục tiêu cấp cao nhất là mục tiêu của kế hoạch, các mục tiêu cấp
giữa và cấp thấp nhất sẽ là các kết quả mong đợi. ví dụ: nơng dân khơng biết cách phịng trừ
sâu bệnh hại rau thì mục tiêu (hay kết quả mong đợi) sẽ là nông dân biết cách phịng trừ sâu
bệnh hại rau.
Các khó khăn/ngun nhân ở cấp cuối cùng của mỗi vấn đề/ khó khăn chính là các
hoạt động cần thực hiện. Ví dụ: nội dung tập huấn khơng sát thì hoạt động sẽ là: xây dựng
nội dung tập huấn sát với yêu cầu hoặc nông dân khơng được tập huấn thì hoạt động sẽ là

25



×