Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giáo trình Vi sinh vật (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.42 KB, 59 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: VI SINH VẬT
NGHỀ: THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ – CĐLC ngày
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai)

Lào Cai, năm 20

1

tháng năm


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU

Vi sinh vật là môn học cơ sở quan trọng trong ngành chăn nuôi, thú y được học
trước mơn Phịng trị bệnh truyền nhiễm thú y. Giáo trình vi sinh vật thú y dùng cho học


sinh, sinh viên hệ cao đẳng ngành chăn nuôi thú y nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản
về dịch bệnh, hiểu được quy luật phát sinh, phát triển của dịch bệnh và cách phịng chống
dịch bệnh.
Giáo trình giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về hình thái, kích thước và đặc
tính sinh học, chẩn đốn vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm là
cơ sở cho mơn học chun ngành Phịng trị bệnh truyền nhiễm Thú y.
Chúng tơi biên soạn giáo trình này dựa trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu
của các tác giả trong nước. Trong quá trình biên soạn dù đã cố gắng để tổng hợp và cập
nhật nhiều vấn đề, nhưng chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn
các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, học sinh và bạn đọc cho lần tái bản sau
được hoàn thiện.
TÁC GIẢ

3


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC

5

1. Định nghĩa đại cương về vi sinh vật

5

1.1. Vi sinh vật:

5

1.2. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu:


5

1.3. Phân loại vi sinh vật học

6

2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của vi sinh vật học

7

3. Lịch sử phát triển của vi sinh vật học

7

Chương 2: HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO CỦA VI KHUẨN

9

1. Hình thái, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn.

9

1.1. Hình thái, kích thước

9

1.2. Cấu tạo của vi khuẩn

9


2. Một số loài vi khuẩn gây bệnh ở vật nuôi

14

2.1. Cầu khuẩn

14

2.2. Trực khuẩn

17

2.3. Cầu trực khuẩn

30

2.4. Xoắn khuẩn (Leptospira)

33

Chương 3: HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO CỦA NẤM

36

1. Hình thái, kích thước và cấu tạo của nấm

36

1.1. Hình thái, kích thước


36

1.2. Cấu tạo của nấm

36

2. Một số lồi nấm gây bệnh ở vật ni

38

2.1. Nấm Aspergillus fumigatus

38

2.2. Giống Candida

39

Chương 4: HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO CỦA VI RÚT

41

1. Hình thái, kích thước và cấu tạo của vi rút

41

1.1. Hình thái, kích thước

41


1.2. Cấu tạo của vi rút

41

2. Một số loài vi rút gây bệnh ở vật ni

42

2.1. Nhóm virut gây bệnh tích ở tất cả các niêm mạc

42

2.2. Nhóm virut gây bệnh tích ở da

48

2.3. Nhóm virut tác động ở hệ thần kinh

52

2.4. Nhóm virut hình thành khối u

54

2.5. Nhóm virut gây suy giảm miễn dịch

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO


59

4


Chương 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC
1. Định nghĩa đại cương về vi sinh vật
1.1. Vi sinh vật:
* Khái niệm: Vi sinh vật là sinh vật đơn bào, chỉ nhìn được bằng kính hiển vi (quang
học hoặc điện tử). Cụ thể đơn vị để đo kích thước của chúng chỉ tính bằng  (nanomet), 
(micromet): 10A0 = 1 = 10-3 = 10-6mm = 10-9m
* Một số đặc điểm của vi sinh vật
Kích thước nhỏ bé:
Vi khuẩn đo bằng micromet (μ). Các cầu khuẩn có đường kính trung bình 1μ và trực
khuẩn 1μ x 5μ. Các virut bé hơn nhiều và đo bằng nanomet (η). Do kích thước nhỏ bé nên
diện tích bề mặt của một lượng nhất định rất lớn, ví dụ một lượng cầu khuẩn có thể tích
1cm3 sẽ có diện tích bề mặt 6m2.
Chuyển hóa nhanh và hấp thu nhiều:
Vi khuẩn Lactobacilli trong 1 giờ có thể chuyển hóa một lượng đường lactose bằng
1000 lần khối lượng của chính nó. Đặc điểm này được ứng dụng trong vi sinh vật cơng
nghiệp và xử lí chất thải.
Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh:
Các vi khuẩn thường phân chia 20-30 phút một lần. Từ 1 vi khuẩn ban đầu, nuôi cấy
ở nhiệt độ và mơi trường thích hợp, sau 24h có thể thu được 272 (4 722 366 482 869 645
213 696) vi khuẩn. Đặc điểm này được ứng dụng để sản xuất các sinh khối và các chất do
vi khuẩn tạo ra như sản xuất vacxin, kháng sinh.
Thích ứng mạnh:
Các vi sinh vật có khả năng thích ứng rất nhanh với mơi trường. Enzim thích ứng của
vi khuẩn chiếm 10% lượng protein của tế bào vi khuẩn, do vậy khả năng thích ứng của

chúng thường rất lớn. Chúng có thể tồn tại và phát triển được trong những khoảng cách
nhiệt độ, áp lực của môi trường rất lớn.
Dễ dàng biến dị:
Do bộ gen của vi sinh vật rất ít nên chúng dễ biến dị. Đây là một đặc điểm nguy hiểm
vì nhiều vi sinh vật (đặc biệt là vi rut) biến dị trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Nhiều chủng loại và phân bố rộng:
Thế giới động vật bao gồm 1,5 triệu lồi, thực vật có 0,5 triệu lồi và vi sinh vật có
khoảng 0,1 triệu lồi. Chúng phân bố khắp nơi trên trái đất, dưới biển sâu hàng ngàn mét,
trên cao 85km cũng vẫn có các vi sinh vật.
1.2. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu:
Có nhiều loại vi sinh vật, có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm vi khuẩn: là một nhóm vi sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ, thường có
cấu trúc tế bào đơn giản. Vi khuẩn có thể hiện diện khắp nơi, nhiều vi khuẩn là tác nhân
gây bệnh cho vật nuôi.
5


- Nhóm nấm có kích thước hiển vi, có cấu tạo nhân điển hình. Vi nấm gồm 2 nhóm
lớn: nấm men và nấm sợi, nấm men có cấu trúc đơn bào, nấm sợi có cấu trúc đa bào,
- Nhóm xạ khuẩn: có kích thước rất nhỏ, nhân giống với vi khuẩn, khơng có màng
nhân và tiểu hạch, phân bố nhiều trong tự nhiên
- Nhóm Mycoplasma: là vi sinh vật ngoại bào nhỏ nhất, khơng có thành tế bào, đặc
tính này làm cho chúng kháng tự nhiên với nhiều loại kháng sinh phổ biến như penicillin
hoặc các kháng sinh nhóm β - lactam khác tác động vào thành tế bào
- Nhóm nguyên sinh động vật: là một dạng sống đon giản, mặc dù cơ thể chỉ có một
tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào
hồn chỉnh, chúng có thể lấy thức ăn, tiêu hóa, hơ hấp, bài tiết, điều hòa ion, điều hòa áp
suất thẩm thấu, chuyển động và sinh sản...
- Nhóm Rickettsia: là những vi sinh vật có cấu trúc giống tế bào vi khuẩn, sống ký
sinh nội bào bắt buộc, nên sự tồn tại phụ thuộc vào sự tồn tại, phát triển và nhân rộng trong

tế bào chất của nhân tế bào chủ
- Nhóm virut: là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở trong tế bào.
Virut có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật: động vật, thực vật, vi khuẩn.
1.3. Phân loại vi sinh vật học
Vi sinh vật học là ngành khoa học nghiên cứu về hoạt động sống của vi sinh vật, từ
những quy luật chung đến những quy luật riêng, cụ thể của từng nhóm vi sinh vật. Bao
gồm có các loại khoa học vi sinh như sau:
a. Vi sinh học cơ bản: Nghiên cứu những quy luật chung về hình thái, sinh lý, đặc tính
di truyền, phân loại vi sinh vật, các kỹ thuật nghiên cứu vi sinh vật cũng như những quy luật
cơ bản về sự sinh tồn của vi sinh vật.
b. Vi sinh học công nghiệp: Nghiên cứu quá trình áp dụng vi sinh vật trong công
nghiệp, cụ thể nhiều nhất là trong công nghệ vi sinh: áp dụng quá trình lên men vi sinh vật
để sản xuất rượu, bia, mì chính…, sản xuất men, sản xuất các loại dược phẩm (kháng sinh),
các loại vi ta min, các loại hoá chất, độc tố.
c. Vi sinh học nông nghiệp: Nghiên cứu tác dụng của vi sinh vật trong việc làm phì
nhiêu đất đai (vi sinh đất), tìm tịi những tác động có lợi, có hại của vi sinh vật đối với cây
trồng, nhằm đề ra các biện pháp chống các bệnh nhiễm trùng của thực vật.
d. Vi sinh y học: Nghiên cứu những vi sinh vật gây bệnh cho người, các biện pháp
chẩn đốn, phịng, chống những bệnh đó, nghiên cứu tính chất liên quan giữa người và
động vật trong cơ chế mắc bệnh do vi sinh vật gây ra. Ngành học này luôn gắn liền và là
cơ sở của bệnh truyền nhiễm trong nhân y.
e. Vi sinh vật thú y: Nghiên cứu những vi sinh vật gây bệnh cho gia súc và gia cầm
cũng như các lồi động vật khác. Tìm hiểu các phương pháp để chẩn đốn, phịng chống
các bệnh đó.
6


2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của vi sinh vật học
* Đối tượng
- Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh học, di

truyền…của các nhóm vi sinh vật thường gặp trong tự nhiên
- Nghiên cứu vai trò nhiều mặt của các vi sinh vật này, khai thác mặt lọi, hạn chế
do vi sinh vật gây ra
- Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm sinh vât, hố học của các nhóm vi sinh vật,
tìm giải pháp để ni cấy thích hợp nâng cao hiệu quả và ứng dụng của vi sinh vât trong
cuộc sống
* Nhiệm vụ của vi sinh vật học
- Nghiên cứu về vi sinh vật để tìm ra phương pháp phịng, trị, chẩn đốn...
- Nghiên cứu về vi sinh vật tăng cường mặt tích cực áp dụng rộng rãi trong cuộc
sông trên rất nhiều lĩnh vực...
3. Lịch sử phát triển của vi sinh vật học
* Sự phát hiện vi sinh vật
Sự phát hiện vi sinh vật gắn liền với sự phát minh kính hiển vi. Anton van
Leeuwenhoek (1632 - 1723) người Hà Lan, là người đầu tiên ở thế kỷ XVII nhìn thấy vi
sinh vật nhờ những kính hiển vi độ phóng đại 270 - 300 lần mà ơng đã chế tạo (1676). Do
sự hạn chế về độ phóng đại và độ phân giải của kính hiển vi cho nên những nghiên cứu
hiển vi của cơ thể sống rất bị hạn chế và mãi đến đầu thế kỷ XIX chiếc kính hiển vi hồn
chỉnh đầu tiên mới ra đời và từ đó cho đến nay con người đã lần lượt sáng tạo ra hàng loạt
các loại kính hiển vi quang học khác nhau thì nhiều sự kiện quan trọng mới được phát hiện.
* Sự trưởng thành của vi sinh vật học
Trong thế kỷ XVII và suốt thế kỷ XVIII vi sinh vật học chỉ chú trọng về phần mô
tả, tuy nhiên cũng có một số cơng trình xuất sắc như Spallanzani sử dụng môi trường nuôi
cấy khử khuẩn bằng nhiệt, Edward Jenner phát minh vaccine đậu mùa, Zinke phát hiện tác
nhân của bệnh dại ở trong nước bọt của chó bị dại.
Thế kỷ XIX mới cho thấy những bước phát triển lớn về vi sinh vật học nhờ công
lao của Louis Pasteur và Robert Koch.
- L.Pasteur (1822 - 1895) hoàn chỉnh việc nghiên cứu vi sinh vật. Vi sinh vật khơng
những được mơ tả chính xác mà cịn được khảo sát đầy đủ về những tính chất sinh lý.
L.Pasteur là nhà vi sinh vật học vĩ đại đã có công:
- Phát hiện tác nhân của sự lên men như lên men rượu, lên men thối là vi sinh vât:

các vi sinh vật phát triển đã tạo thành các enzyme chịu trách nhiệm về hiện tượng lên men.
- Xác định vai trò tác nhân gây bệnh của các vi sinh vật trong bệnh nhiễm trùng
- Khái quát hóa vấn đề vaccine và tìm ra phương pháp điều chế một số vaccine
phòng bệnh như vaccine bệnh than, vaccine bệnh tả gà... và phát minh vaccine dại.
7


Robert Koch (1843 - 1910) cùng đóng góp lớn lao cho vi sinh vật học nhờ những
cơng trình:
- Phát triển những kỹ thuật cố định và nhuộm vi khuẩn.
- Sử dụng mơi trường đặc để phân lập vi khuẩn rịng.
- Nêu tiêu chuẩn xác định bệnh nhiễm trùng.
- Khám phá vi khuẩn lao, vi khuẩn tả.
Nhờ công lao của L.Pasteur, R.Koch và nhiều nhà bác học khác, phần lớn các vi
khuẩn gây bệnh ở người và động vật đều được khám phá ở đầu thế kỷ XX. Lúc bấy giờ vi
sinh học đã trở thành một khoa học ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực y học, nông nghiệp
và công nghiệp.
Trong lâm sàng, khoa lây đã thành lập để tiếp nhận bệnh nhân nhiêm trùng, khoa
ngoại đã sử dụng phương pháp phẩu thuật sát trùng, tiền đề của phương pháp phẩu thuật
vô trùng ngày nay.
* Những thành tựu hiện đại
Trong những thập kỷ gần đây từ một khoa học ứng dụng, vi sinh vật học đã trở thành
một khoa học cơ bản làm phát sinh một ngành khoa học mới: sinh học phân tử và dưới
phân tử và cùng với các ngành khoa học khác tạo nên một cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật hiện đại.
Nhờ những hiểu biết về di truyền học hiện đại mà mơ hình nghiên cứu là E.coli,
Watson và Crick đã phát hiện mẫu cấu trúc của ADN và cơ chế sao chép bán bảo tồn làm cơ
sở cho sự hình thành sinh học phân tử và dưới phân tử. Những phát hiện kỳ diệu về cơ cấu
của mã di truyền và các cấu trúc khác của tế bào sống được sử dụng làm cơ sở cho sự phát
triển công nghiệp sinh học, ngành công nghiệp cho phép con người can thiệp vào quá trình

hình thành và phát triển của sinh vật để phục vụ lợi ích của con người.
Gần đây những kỹ thuật tổng hợp gen, tháo ghép gen làm cho công nghệ sinh học
trở thành một lực lượng sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực y học
những kỹ thuật trên có nhiều triển vọng giải quyết các bệnh di truyền, phòng chống các
bệnh nhiễm trùng, bệnh ung thư...
Câu hỏi ơn tập chương 1
1. Vi sinh vật là gì? Đặc điểm của vi sinh vật?
2. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu?
3. Phân loại vi sinh vật học?
4. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của vi sinh vật học?

8


Chương 2: HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO CỦA VI KHUẨN

1. Hình thái, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn.
1.1. Hình thái, kích thước
Vi khuẩn là loại vi sinh vật mà cơ thể chỉ là 1 tế bào duy nhất có kích thước nhỏ (dài
1 - 10, rộng 0,2 - 1)
Hình thái của các loại vi khuẩn
Cầu khuẩn (Coccus):
Là loại vi khuẩn có hình cầu, có thể có dạng gần như dấu phảy (phế cầu khuẩn).
Tuỳ theo cách phân chia lúc sinh sản và đặc tính dính nhau sau phân chia mà chia
thành các giống cầu khuẩn khác nhau:
+ Vi cầu khuẩn (Micro coccus): thường đứng riêng lẻ, đa số sống hoại sinh trong đất,
nước, khơng khí, một số có khả năng gây bệnh.
+ Song cầu khuẩn (Diplococcus): khi phân chia, dính nhau từng đơi như lậu cầu khuẩn
(Streptococcus).
+ Liên cầu khuẩn dính nhau thành chuỗi dài khi phân chia điển hình là Streptococcus

Lactic (vi khuẩn tham gia muối dưa), Streptococcus pyogenes (vi khuẩn sinh mủ).
+ Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus): dính nhau thành đám như chùm nho. Điển hình
là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây mủ áp xe.
Trực khuẩn:
Là loại vi khuẩn có hình que, hình gậy, đầu trịn hoặc vng. Một số họ trực khuẩn
gây bệnh thường gặp như: Bacillus, Bacterium, Clostridium, E.Coli...
Cầu trực khuẩn (Coccobacillus):
Là dạng trung gian giữa cầu và trực khuẩn, có hình bầu dục, hình trứng. Đại diện là
Pasteurella Multocida.
Xoắn khuẩn (Spirillum): bao gồm tất cả các vi khuẩn có từ 2 vịng xoắn trở lên, là vi
khuẩn Gram dương và di động được. Có 2 đại diện quan trọng là: Treponema pallidum
(xoắn khuẩn giang mai) và Leptospira pomona (gây bệnh nghệ).
Phảy khuẩn:
Hình ngọn nến, que, dấu phảy. Đại diện là phảy khuẩn tả (Vibrio cholerae).
1.2. Cấu tạo của vi khuẩn
Cơ thể vi khuẩn là một tế bào duy nhất, do vậy về cơ bản, cấu tạo của nó giống với
cấu tạo tế bào. Bên cạnh đó có những điểm khác biệt nhất định giúp cho chúng bảo đảm
được chức năng của mình.

9


c
d

e
f
g
h


b
a
Hình 1. Cấu tạo vi khuẩn
a. Lơng; b. Vi lơng (pili) c. Nhân; d. Riboxom; e. Nguyên sinh chất;
f. Màng sinh chất; g. Màng Peptidoglycan; h. Giáp mô

a. Thành tế bào
Thành tế bào là lớp ngoài cùng bao bọc vi khuẩn, giữ cho chúng có hình dạng nhất
định, chiếm 15 - 30% trọng lượng khô của tế bào. Thành tế bào có chức năng sinh lý rất
quan trọng như duy trì hình thái tế bào và áp suất thẩm thấu bên trong tế bào, bảo vệ tế bào
trước những tác nhân vật lý, hố học của mơi trường.
Thành tế bào chính là nơi bám của Phage và chứa nội độc tố của một số vi khuẩn
có độc tố.
Thành phần hố học của thành tế bào vi khuẩn rất phức tạp, bao gồm nhiều
hợp chất khác nhau như Peptidoglycan, Polisaccarit, Protein, Lipoprotein, Axit
techoic, Lipoit v.v.... Dựa vào tính chất hố học của thành tế bào và tính chất bắt màu của
nó, người ta chia ra làm 2 loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm, với cùng một phương
pháp nhuộm như nhau, trong đó có hai loại thuốc nhuộm Gentiana màu tím và Fuchsin
màu đỏ hồng, vi khuẩn Gram dương bắt màu tím, vi khuẩn Gram âm bắt màu đỏ hồng.
Nguyên nhân là do cấu tạo thành tế bào của hai loại khác nhau. Ngồi hai loại trên, cịn có
loại gram biến đổi (gram variable) có khả năng biến đổi từ gram dương sang gram âm và
ngược lại.

Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo của thành tế bào vi khuẩn E.coli.

10


* Màng peptidoglycan
Nằm ngoài cùng của cơ thể vi khuẩn (ở vi khuẩn có giáp mơ thì nó nằm trong giáp mô).

Màng bao gồm rất nhiều lớp, chiếm 10 – 20% trọng lượng vi khuẩn, màng này là
nòng cốt của kháng ngun thân.
Màng có thành phần hố học phức tạp: Glucopeptid, Polysaccaris, một số vi khuẩn
có chứa Lipid ở màng này (điều này làm thay đổi tính chất bắt màu của vi khuẩn – vi khuẩn
bắt màu đỏ hồng – gram âm).
Peptidoglycan

Màng sinh chất

Peptidoglycan

Màng sinh chất

Lipo polysacarit và
protein(-)
Gram
Gram (+)
Hình 1.4. Sơ đồ các màng của vi khuẩn gr(+) và gr(-)

Màng có chức năng:
- Giúp cho cơ thể vi khuẩn chịu được áp lực thẩm thấu của nội cũng như ngoại bào.
- Là cái khung giữ cho vi khuẩn có hình dạng nhất định.
* Màng sinh chất
Màng này chiếm 10 - 15% tổng trọng lượng, chứa một số men và một số phần tử tế
bào để tại đây xảy ra quá trình sinh tổng hợp một số chất thành phần của màng tế bào, giáp
mô và nội bào.
Màng cấu tạo bởi 2 lớp phospholipid (PL), chiếm 30-40% khối lượng của màng, và
các protein (nằm trong, ngoài hay xen giữa màng), chiếm 60-70% khối lượng của màng.
Đầu phosphat của PL tích điện, phân cực, ưa nước; đi hydrocarbon khơng tích điện,
khơng phân cực, kỵ nước. Sự phân bố protit và photpholipit khác nhau ở từng vùng trên

màng vi khuẩn đã tạo ra các lỗ hổng, ở đó có chứa một loại protit đặc biệt có tác dụng vận
chuyển thức ăn được gọi là các protein vận chuyển.
+ Màng sinh chất thực hiện một số chức năng quyết định sự tồn tại của vi khuẩn. Nó
là cơ quan hấp thu và đào thải chọn lọc các chất nhờ 2 cơ chế khuếch tán bị động và vận
chuyển chủ động. Với cơ chế bị động, các chất được hấp thu và đào thải nhờ áp lực thẩm
thấu. Các chất có phân tử lượng nhỏ hơn vài trăm dalton và hòa tan trong nước sẽ được
11


vận chuyển theo cơ chế này. Với cơ chế chủ động cần tới enzym, năng lượng và sự làm
việc của các protein vận chuyển.
+ Màng sinh chất là nơi tổng hợp các enzym ngoại bào
+ Màng sinh chất cũng là nơi tổng hợp các thành phần của vách vi khuẩn.
+ Màng sinh chất là nơi tồn tại hệ thống enzym hơ hấp tế bào, nơi thực hiện q trình
trao đổi năng lượng của tế bào. Do vậy màng sinh chất thay thế chức năng của ty thể.
+ Màng sinh chất cịn tham gia vào q trình phân bào của vi khuẩn.
b. Nguyên sinh chất
Là thành phần chính của vi khuẩn, có dạng keo bán lỏng, chứa 80 - 90% nước, cịn
lại là Lipoproteid.
Khi tế bào cịn non thì ngun sinh chất đồng nhất, bắt màu đều. Khi tế bào già do
xuất hiện không bào và các thể vùi cho nên nó bắt màu khơng ổn định.
Trong ngun sinh chất cũng có Lysosom, Riboxom, các khơng bào và thể vùi (các
hạt dự trữ) tương tự như tế bào ở sinh vật đa bào.
c. Nhân
Khơng có màng nhân, chứa thơng tin di truyền.
Có cấu trúc sợi nhỏ chứa ADN nhưng điều đặc biệt ở đây ADN chỉ là 1 sợi độc nhất,
các Nucleotid dính chặt nhau tạo thành vịng kín. Q trình phân bào xảy ra bằng cách cắt
đơi vịng trịn đó.
Số lượng nhân khác nhau giữa các loại vi khuẩn, ví dụ cầu khuẩn chỉ có 1 nhân, cầu
trực khuẩn có 2 nhân…

Ngồi nhiễm sắc thể chứa AND nói trên, một số vi khuẩn cịn có di truyền ngồi
nhiễm sắc thể đó là các plasmid
d. Các cấu trúc đặc biệt
* Giáp mơ: Ở một số loại vi khuẩn, ngồi cùng có một lớp vỏ nhầy dày  10, gọi là giáp
mô. Thành phần của giáp mơ thay đổi tuỳ lồi vi khuẩn, chủ yếu là Polysaccarid (một số ít
là polypeptid như vi khuẩn dịch hạch, trực khuẩn nhiệt thán), phần còn lại là nước (có tới
98%).
Giáp mơ được hình thành khi vi khuẩn gặp điều kiện bất lợi, giúp vi khuẩn có sức đề
kháng mạnh hơn, nó tăng cường khả năng gây bệnh của vi khuẩn (tăng độc lực), nó giúp
vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào của cơ thể.
Bằng kính hiển vi, muốn nhìn được giáp mơ phải dùng phương pháp nhuộm đặc biệt
(ở phương pháp nhuộm Hiss giáp mô bắt màu xanh nhạt của CuSO4).
* Nha bào:
Ở một số lồi vi khuẩn, trong q trình phát triển ở một thời gian nhất định, trong
một điều kiện nhất định sẽ hình thành nha bào.
Nha bào có hình trịn, bầu dục.
12


Nha bào là hình thức sống tiềm sinh của vi khuẩn, giúp vi khuẩn bảo đảm khả năng
tồn tại của mình trong điều kiện bất lợi.
Sự hình thành nha bào: ban đầu nguyên sinh chất và chất nhân được tập trung tại một
điểm, sau đó được cơ đặc dần, cuối cùng hình thành nên rất nhiều lớp màng bao bọc (tiền
nha bào). Sau đó tuỳ vào vị trí tiền nha bào được bọc thêm một số lớp màng khác nữa và
đổi vị trí thành nha bào.
Thời gian hình thành nha bào là 80/ - 20h.
Cấu tạo của nha bào rất đặc biệt: khối nguyên sinh chất và nhân đông đặc được bao
bọc bởi rất nhiều lớp màng cuộn chặt nhau (mục đích ngăn chặn sự trao đổi nước và các
chất hoà tan qua màng).
Sức đề kháng của nha bào: nha bào kháng lại các yếu tố lý hoá rất tốt. Cụ thể nếu đun

sơi 5 ngày liền mới có thể diệt được nha bào, ở 1800C nha bào của vi khuẩn độc thịt vẫn chịu
được ít nhất là 10 phút, ở nhiệt độ thấp và khô cạn nha bào lại càng sống lâu (nha bào nhiệt
thán sống được 18 năm trong phịng thí nghiệm).
Sự tồn tại của nha bào trong thiên nhiên là nguồn bệnh vô cùng nguy hiểm. Cần phải
hết sức tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành nha bào. Nha bào có sức đề kháng cao
là vì các lý do:
+ Nước trong nha bào rất ít (10-20%) và phần lớn ở trạng thái liên kết, không có khả
năng làm biến tính Prơtein khi nhiệt độ tăng cao.
+ Các Enzim trong nha bào và các chất hoạt động sinh học khác đều ở trạng thái
không hoạt động.
Sự nảy mầm: khi gặp điều kiện thuận lợi (t0, ẩm độ, dinh dưỡng,…) nha bào nảy mầm
tạo thành 1 vi khuẩn mới. Có thể coi nha bào là một tế bào tiếp hợp tất cả các phần nguyên
sinh chất, nhân rồi được đổi mới và tạo thành vi khuẩn mới. Như vậy nha bào là một hình thức
sinh sản của vi khuẩn.
Vị trí của nha bào: nha bào thường tồn tại ở những vi khuẩn Gr(+) điển hình nhất là
nhóm trực khuẩn hiếu khí (vi khuẩn nhiệt thán) và trực khuẩn yếm khí (Clostridium)
* Lơng và khả năng di động của vi khuẩn:
Một số loại vi khuẩn có thể di động được nhờ có
lơng trên thân. Lơng có cấu tạo từ protid và protid này
chính là kháng nguyên H (vi khuẩn khơng lơng thì khơng
có kháng ngun H).
* Lơng nhung (pili):
Ngồi lơng ra, một số vi khuẩn cịn có lơng
nhung, lông nhung ngắn, mảnh (0,01 x 0,3 - 1), phân
bố rất đều trên bề mặt tế bào vi khuẩn, có nhiệm vụ duy
nhất là giúp vi khuẩn bám chặt lên bề mặt cơ chất
13

Hình 1.6. Pili của vi khuẩn
E.Coli



2. Một số loài vi khuẩn gây bệnh ở vật nuôi
2.1. Cầu khuẩn
2.1.1. Tụ cầu khuẩn
Tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn hình cầu, tụ lại thành từng đám giống hình chùm nho.
Có nhiều lồi nhưng Staphylococcus aureus là lồi gây bệnh thường gặp nhất, vi khuẩn
này tồn tại trên da, niêm mạc, gây hiện tượng mưng mủ, nhiễm trùng huyết, bại huyết, độc
tố trong thực phẩm.
a. Đặc tính sinh học
* Hình thái, tính chất bắt màu
Tụ cầu khuẩn hình cầu, đường kính 0,7 - 1, khơng di động, khơng hình thành nha
bào và thường khơng có vỏ, khơng lơng. Vi khuẩn bắt màu gram dương, xếp thành từng
đám giống chùm nho.
* Đặc tính ni cấy
Tụ cầu khuẩn sống hiếu khí hoặc kị khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 32-370C, pH
thích hợp 7,2-7,6; dễ mọc trên các mơi trường nuôi cấy thông thường.
* Các chất do tụ cầu gây bệnh tiết ra
- Độc tố:
+ Độc tố dung huyết: có 4 loại α, , ,  nhưng quan trọng nhất là độc tố α.
+ Nhân tố diệt bạch cầu: làm bạch cầu mất khả năng di động, mất hạt, nhân bị phá huỷ.
+ Độc tố ruột: gây triệu chứng tiêu hoá (viêm ruột cấp, nhiễm độc thức ăn).
- Các enzym
+ Men làm đông huyết tương
+ Men làm tan tơ huyết: làm cho cục máu vỡ thành những mảnh nhỏ sau đó gây tắc
mạch và mưng mủ.
+ Men Dezoxyribonucleaza: thuỷ phân axit Dezoxyribonucleic và gây tổn thương tổ chức.
* Sức đề kháng: tụ cầu có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ và hoá chất: 700C chết
sau 1 giờ, 800C chết sau 10 - 30 phút, 1000C chết sau vài phút. Axit phenic 3-5% diệt vi
khuẩn sau 3-5 phút, Formol 1% diệt vi khuẩn sau 1 giờ. Ở nơi khơ hanh và đóng băng vi

khuẩn có sức đề kháng tốt. Ở nơi khô ráo vi khuẩn sống được trên 200 ngày.
* Tính gây bệnh: trong tự nhiên tụ cầu thường kí sinh trên da, niêm mạc của người và
gia súc. Khi sức đề kháng của cơ thể kém, hoặc tổ chức bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập
và gây bệnh. Vi khuẩn có thể gây những ổ mủ ngồi da, niêm mạc. Một số trường hợp vi
khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết, huyết nhiễm mủ.
Ngoài ra ở người còn thấy độc tố ruột do tụ cầu tiết ra gây nên nhiễm độc thức ăn và
viêm ruột cấp tính.
* Mức độ cảm nhiễm: ngựa dễ mắc bệnh nhất sau đó đến chó, bị, lợn, cừu. Gà, vịt ít
mẫn cảm. Người dễ mẫn cảm với vi khuẩn
14


b. Chẩn đoán
* Chẩn đoán vi khuẩn học
- Lấy bệnh phẩm cần đúng kĩ thuật, tuyệt đối vô trùng. Trường hợp lấy ở ổ áp xe thì
dùng seringer hút mủ.
- Kiểm kính: làm tiêu bản, đem nhuộm gram rồi quan sát dưới kính hiển vi quang học
- Ni cấy vào mơi trường thích hợp: bệnh phẩm được ni cấy vào mơi trường
nước thịt, thạch máu.
* Chẩn đốn huyết thanh học: thường khơng sử dụng vì ít có giá trị thực tế.
c. Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh:
- Vệ sinh phòng bệnh: chủ yếu là giữ vệ sinh chung, trong các thao tác sản khoa, ngoại
khoa phải đảm bảo vô trùng, các vết thương phải được điều trị để tránh trở thành nơi xâm
nhập của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn nặng.
- Phịng bệnh bằng vacxin: ít có hiệu quả
* Trị bệnh: Dùng thuốc kháng sinh: do tụ cầu rất dễ kháng thuốc nên khi dùng kháng
sinh cần làm kháng sinh đồ. Các loại kháng sinh thường dùng là:
- Nhóm  - Lactamin
- Nhóm aminosid thường hay dùng Kanamycin và Gentamycin

2.1.2. Liên cầu khuẩn (Streptococcus)
Liên cầu khuẩn là những vi khuẩn hình cầu xếp thành chuỗi, dài ngắn khác nhau, có
ở khắp nơi trong tự nhiên, có một số lồi gây bệnh.
a. Đặc tính sinh học
* Hình thái, tính chất bắt màu
Liên cầu khuẩn có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi tới 1, bắt
màu gram dương, khơng di động.
* Đặc tính ni cấy
Liên cầu khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, mọc tốt ở tất cả các mơi trường.
- Mơi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành những hạt hoặc cụm bông rồi lắng xuống
đáy ống.
- Mơi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S nhỏ, bóng, màu
hơi xám.
- Mơi trường thạch máu: vi khuẩn làm dung huyết.
* Các chất do liên cầu tiết ra:
- Độc tố: có bản chất protein, gây các nốt ban đỏ.
- Dung huyết tố: gây dung huyết và làm chết súc vật do gây độc với tim, não.
15


* Các enzym
- Hyaluronidaza: thuỷ phân axit hyaluronic là chất xi măng gắn các tế bào, giúp cho
vi khuẩn dễ lan tràn.
- Diphotpho-Pyridin-Nucleotidaza: có khả năng làm chết bạch cầu.
* Sức đề kháng
- Liên cầu khuẩn có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất: ở 70oC chết sau 3540 phút; 100oC chết sau 1 phút. Các chất sát trùng thông thường dễ tiêu diệt được liên cầu.
* Tính gây bệnh
Trong tự nhiên liên cầu khuẩn có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường
chúng cư trú ở họng và ruột, nhiều liên cầu có khả năng gây bệnh như liên cầu khuẩn nhóm A
gây một số nhiễm khuẩn và bệnh:

- Nhiễm khuẩn tại chỗ: viêm họng, eczema, chốc lở, nhiễm khuẩn các vết thương,
viêm tai giữa, viêm hạch, viêm phổi, viêm đường sinh dục...
- Nhiễm khuẩn thứ phát: từ những nhiễm khuẩn tại chỗ có thể gây nhiễm trùng
huyết, viêm màng tim.
- Các bệnh khác: viêm cầu thận, bệnh thấp tim thường xuất hiện sau viêm họng,
viêm da do liên cầu A từ 2 đến 3 tuần. Các bệnh này có nguyên nhân là kháng thể chống
liên cầu đã chống lại cả các tế bào họng, tim do các tế bào này có cấu trúc kháng nguyên
giống liên cầu khuẩn.
b. Chẩn đoán vi khuẩn học
Lấy bệnh phẩm: có thể lấy máu ở ổ áp xe hoặc mủ ở da, niêm mạc.
Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm thành tiêu bản đem nhuộm gram rồi quan sát dưới
kính hiển vi để xác định hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn.
Ni cấy vào mơi trường thích hợp: bệnh phẩm được cấy vào mơi trường nước thịt,
thạch máu, theo dõi tính chất mọc, khuẩn lạc, sự tan máu.
c. Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh
Cơng tác này cịn có nhiều khó khăn, hiện nay chưa có vacxin hiệu lực cao.
* Trị bệnh: Dùng thuốc kháng sinh dựa trên kết quả của kháng sinh đồ.
2.1.3. Giống phế cầu khuẩn (Diplococcus pneumoniae)
a. Đặc tính sinh học
* Hình thái, tính chất bắt màu
Phế cầu là những vi khuẩn hình cầu, một đầu nhọn như ngọn lửa nến, thường xếp
thành đơi ít khi đứng riệng lẻ, khơng di động, khơng sinh nha bào, khơng hình thành giáp
mơ, gram dương.
* Đặc tính ni cấy
16


Phế cầu khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp
từ 7,2 đến 7,5.

- Mơi trường nước thịt có huyết thanh: sau 24h ni cấy, mơi trường đục nhẹ, có
khi có ít cặn ở đáy ống.
- Môi trường thạch huyết thanh: khuẩn lạc trịn, trong suốt như giọt sương.
- Mơi trường thạch máu: khuẩn lạc trong suốt, xung quanh có vịng tan máu.
* Sức đề kháng: Phế cầu dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường và nhiệt
độ cao. Ở 600C vi khuẩn bị diệt sau 10 phút.
* Tính gây bệnh: Phế cầu có khả năng gây bệnh cho người và gia súc như gây viêm
đường hô hấp, viêm tai, viêm xoang, viêm màng não, viêm màng bụng, màng tim, viêm
thận, viêm dịch hoàn, viêm dạ dày, ruột, khớp…
b. Chẩn đoán vi khuẩn học
Lấy bệnh phẩm: máu, chất dịch đường hơ hấp…
Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm thành tiêu bản đem nhuộm gram rồi quan sát dưới
kính hiển vi để xác định hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn.
Ni cấy vào mơi trường thích hợp: bệnh phẩm được cấy vào môi trường thạch
huyết thanh, thạch máu, theo dõi tính chất mọc, khuẩn lạc.
c. Phịng và trị bệnh
* Phịng bệnh: Chưa có vacxin hiệu lực cao.
* Trị bệnh: các loại thuốc như sulfamid, penicillin, tetrracyclin... đều có tác dụng diệt
phế cầu rất tốt.
2.2. Trực khuẩn
2.2.1. Trực khuẩn đóng dấu lợn (Erysipelothrix rhusiopathiae)
a. Đặc tính sinh học
* Hình thái, tính chất bắt màu
Erysipelothrix rhusiopathiae là một trực khuẩn nhỏ, thẳng hoặc hơi cong, kích
thước 0,2 - 0,4 x 1 - 1,5.
Vi khuẩn không lông, không di động, không hình thành nha bào và giáp mơ. Vi khuẩn
bắt màu Gram dương, hiếu khí.
* Đặc tính ni cấy:
Vi khuẩn hiếu khí nhưng cũng có thể sinh trưởng trong mơi trường yếm khí, nhiệt độ
thích hợp là 370C, pH thích hợp là 7,2 - 7,6

Trong môi trường nước thịt: sau khi cấy 24h, mơi trường hơi đục rồi trong, lắc có vẩn
như mây bay, đáy ống mơi trường có cặn trắng nhầy màu tro. Nếu cho thêm glucoz và 10%
huyết thanh vào mơi trường thì vi khuẩn mọc rất tốt.
17


Trong mơi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc nhỏ, bóng láng, hình
trịn, rìa gọn, trong như hạt sương.
Trong mơi trường thạch máu: sau 24-48h, có khuẩn lạc nhỏ, trịn, óng ánh như hạt sương.
Trong mơi trường gelatin: cấy theo đường cấy chích sâu, ni ở nhiệt độ 280C sau 5 ngày
vi khuẩn mọc theo hình giống bàn chải rửa ống nghiệm
* Sức đề kháng:
Trong phủ tạng của lợn chết thối, vi khuẩn sống được 4 tháng, lợn chết chôn dưới
đất, vi khuẩn sống được 9 tháng, nếu sấy khô vi khuẩn chết sau 3 tuần, trong chỗ ẩm, tối ở
370C vi khuẩn sống 1 tháng, có ánh sáng mặt trời thì chỉ sống 12 ngày.
Nhiệt độ cao dễ dàng diệt vi khuẩn: trong canh khuẩn, đun 700C chết sau 5 phút,
1000C vi khuẩn chết ngay. Trong thịt có vi khuẩn, nếu cắt dày 15cm phải luộc 1000C/2h30/
mới diệt được vi khuẩn.
Tiêu diệt vi khuẩn này nên dùng NaOH 2% trong nước vôi 20%, các chất sát trùng,
khử trùng thơng thường.
* Tính gây bệnh:
Trong tự nhiên, vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn. Lợn là lồi cảm thụ với vi khuẩn
nhất, trong đó lợn 3 - 4 tháng dễ mắc bệnh, lợn dưới 1,5 tháng và lợn trưởng thành ít mắc
bệnh hơn.
Vi khuẩn cũng lây bệnh ở người với biểu hiện sốt cao nổi nốt đỏ trên da, đầu các khớp
xương và hạch sưng.
Trong phịng thí nghiệm chuột bạch, chuột nhắt trắng dễ cảm nhiễm nhất rồi đến bồ câu.
b. Chẩn đoán vi khuẩn học
- Lấy bệnh phẩm: máu tim, lách (thể cấp), gan, thận (bại huyết), tuỷ xương (mãn)
- Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm thành tiêu bản đem nhuộm gram rồi quan sát dưới

kính hiển vi để xác định hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn
- Ni cấy vào mơi trường thích hợp, quan sát tính chất mọc của vi khuẩn
c. Phịng và trị bệnh
* Phịng bệnh
Vacxin đóng dấu lợn formol keo phèn: tiêm dưới da với liều 5ml/con, thời gian miễn
dịch kéo dài 5 - 6 tháng.
Vacxin đóng dấu lợn nhược độc (còn gọi là vacxin VR2): hiện nay nước ta đang sử
dụng rộng rãi loại vacxin này. Vacxin an toàn và có tính miễn dịch cao cho lợn. Vacxin
tiêm vào dưới da cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên (cần thiết có thể tiêm cho lợn 1 tháng rưỡi).
Thời gian miễn dịch kéo dài 7 - 9 tháng và có thể kéo dài hơn nếu tiêm phịng các lần sau.
Có thể tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch (do vacxin cho miễn dịch mạnh). Liều dùng
0,5ml cho lợn dưới 30kg, 1ml cho lợn từ 30kg trở lên, vacxin phải được bảo quản trong
ngăn mát tủ lạnh.
Vacxin tụ - dấu: đây là loại vacxin nhị giá kết hợp 2 loại vi khuẩn nhược độc đóng
dấu lợn và nhược độc tụ huyết trùng, vacxin được chế tạo trên thạch lỏng bán cố thể. Vacxin
18


an toàn, sử dụng thuận lợi, hiệu lực. Khi dùng tiêm dưới da cho lợn với liều 2 - 3ml/con.
Thời gian miễn dịch 4 - 6 tháng, sau tiêm 14 ngày có miễn dịch.
Vacxin có thể tiêm cùng một lúc với vacxin nhược độc dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn mà
khơng bị ảnh hưởng xấu đến tính miễn dịch của vacxin.
* Trị bệnh:
- Kháng huyết thanh: tiêm dưới da 5 - 10ml cho lợn dưới 5kg, 30-50ml cho lợn dưới
50kg; 50-75ml cho lợn trên 50kg (nếu tiêm nửa liều vào dưới da, nửa liều vào tĩnh mạch
thì kết quả sẽ tốt hơn).
- Kháng sinh: có thể dùng Penicillin, Gentamycin, Ampicillin, Cephalixin ....
2.2.2. Giống Salmonella
a. Đặc tính sinh học
* Hình thái, tính chất bắt màu

Salmonella có hình gậy ngắn, 2 đầu trịn, kích thước 0,4-0,6 x 1-3, khơng hình thành giáp
mơ và nha bào. Đa số các lồi Salmonella đều có khả năng di động mạnh do có từ 7-12 lông xung
quanh thân (trừ Sal. gallinarum, Sal. pullorum).
Salmonella là vi khuẩn gram âm.
* Đặc tính ni cấy
Salmonella vừa hiếu khí vừa kị khí khơng bắt buộc, dễ ni cấy, nhiệt độ thích hợp
37 C nhưng có thể phát triển được ở nhiệt độ 6 - 420C, pH thích hợp là 7,6; phát triển được
ở pH 6-9.
Salmonella gây bệnh cho gia súc sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém hơn ở
điều kiện kị khí.
0

- Mơi trường nước thịt: sau cấy vài giờ đã đục nhẹ, sau 18h đục đều, ni lâu ở đáy
ống nghiệm có cặn, trên mặt mơi trường có màng mỏng
- Mơi trường thạch thường: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc
xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của E.Coli.
Một số loài Salmonella cấy trên thạch pepton dày sau 1 - 2 ngày khuẩn lạc hình thành
1 bờ chất dính, chất keo bao bọc.
Trên thạch thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R, nhám, mặt trong mờ.
* Sức đề kháng:
Salmonella tồn tại trong nước thường 1 tuần, trong nước đá có thể sống 2 - 3 tháng,
trong xác động vật chết chôn ở bùn, cát vi khuẩn sống từ 2 -3 tháng.
Vi khuẩn có sức đề kháng yếu với nhiệt độ cao, 500C/1 giờ; 700C/20/; 1000C/5phút.
Các chất diệt trùng thông thường dễ phá huỷ vi khuẩn hoàn toàn: HgCl2 1/500; formol
1/500 diệt vi khuẩn trong 15 - 20 phút.
Đặc biệt Salmonella có thể sống trong thịt ướp muối nồng độ 29% được 4 - 8 tháng
ở nhiệt độ từ 6 - 120C.
Xử lý miếng thịt nhiễm trùng bằng hơ lửa hay nướng ít có tác dụng diệt vi khuẩn ở
bên trong.
19



* Độc tố
Salmonella sinh 2 loại độc tố:
- Nội độc tố: rất mạnh, gây xung huyết ruột non, phù nề mảng payer, đôi khi hoại tử,
độc thần kinh, hôn mê, co giật.
- Ngoại độc tố: chỉ phát hiện được khi ni vi khuẩn có độc tính cao trong cơ thể
động vật, ít độc.
* Tính gây bệnh:
Bệnh xảy ra ở hầu hết các loại lợn, nhưng thường diễn ra cấp tính và nặng ở lợn con
và lợn choai, ở lợn trưởng thành bệnh diễn ra khá kín đáo. Người bị ngộ độc do ăn thịt lợn
và sản phẩm thịt lợn sống hoặc chưa chín. Chó và bị cũng có thể mắc bệnh.
Trong phịng thí nghiệm, chuột bạch, thỏ, chuột lang cảm thụ với bệnh.
b. Chẩn đoán vi khuẩn học
- Lấy bệnh phẩm: máu, phủ tạng, dịch tiết, tuỷ xương và phân
- Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm thành tiêu bản đem nhuộm gram rồi quan sát dưới
kính hiển vi để xác định hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn
- Ni cấy vào mơi trường thích hợp, quan sát tính chất mọc của vi khuẩn
c. Phịng và trị bệnh
* Phòng bệnh
- Vệ sinh phòng bệnh
+ Nhốt riêng lợn mới mua ít nhất 15 ngày.
+ Cách ly triệt để lợn bệnh, lợn ốm muốn làm thịt phải vệ sinh triệt để, thịt độc cho
người sử dụng, phân và dạ dày, ruột phải đem chôn, lợn chết dịch chôn sâu giữa 2 lớp vơi
bột, lợn mắc bệnh mãn tính cần loại khỏi đàn.
+ Chuồng lợn ốm phải tiêu độc triệt để bằng cách đơn giản nhất là hơ lửa, đốt, rắc vôi
bột, quét nước vôi 20%.
+ Cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc, thức ăn, chuồng trại, vận chuyển gia súc.
- Phịng bằng vacxin
+ Vacxin phó thương hàn formol keo phèn: chế từ toàn bộ canh khuẩn vi khuẩn phó

thương hàn lợn (bao gồm cả độc tố và vi khuẩn) đem vô hoạt bằng formol, cho thêm chất
bổ trợ là keo phèn.
Tiêm 2 lần, cách nhau 1 - 2 tuần với liều 3 -4ml (lợn con 20 ngày tuổi); 5ml (lợn cai sữa).
Có thể tiêm cho lợn mẹ đang mang thai vừa phòng bệnh cho mẹ, vừa phòng bệnh cho con
(miễn dịch cho lợn con tới 3-4 tuần sau khi sinh), với liều 5ml/con. Tiêm dưới da cổ, hoặc
dưới da bẹn.
+ Vacxin phó thương hàn lợn nhược độc đơng khơ: do Xí nghiệp thuốc thú y Trung
ương sản xuất (thường đóng lọ 10 liều tiêm), khi dùng pha với 10ml nước sinh lý tiêm
1ml/con cho miễn dịch 6 tháng.
* Trị bệnh:
- Dùng kháng huyết thanh phó thương hàn lợn: chế từ bò đực thiến tối miễn dịch.
20


Liều lượng: lợn 15 ngày tuổi: 30 - 60ml
lợn  45 ngày tuổi: 50 - 80ml.
- Kháng sinh:
+ Colistin với liều 50.000UI/1kgP ngày đầu sau đó giảm dần.
+ Tetracyclin: dùng liều như Colistin
+ Kháng sinh nhóm Aminosid cho uống.
+ Các loại Sulfamid đặc biệt là Sulfaxypiridazin, Sulfathiazon, Sulfamerazin.
+ Canh trùng Subtilis, cho uống thực khuẩn thể.
- Chữa triệu chứng và tăng cường sức: bồi dưỡng tốt, bổ sung các loại vitamin C, B,
cho thuốc trợ tim
2.2.3. Giống Escherichia - Loài E.Coli
a. Đặc tính sinh học
* Hình thái, tính chất bắt màu
E.coli là loại trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2- 3 x 0,6.
Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Có
khi trong mơi trường ni cấy thấy có những trực khuẩn dài 4 - 8.

Có khả năng di động và kết bám vào niêm mạc ruột nhờ có các tua ở xung quanh thân.
Vi khuẩn khơng sinh nha bào, có thể có giáp mơ, gram âm.
* Đặc tính ni cấy
Khi nuôi cấy trên các môi trường đặc vi khuẩn này phát triển và hình thành 3 loại
khuẩn lạc:
- Dạng S: thường gặp ở môi trường thạch thường, khuẩn lạc nhẵn bóng, rìa trịn, gọn,
đường kính từ 2-3mm
- Dạng R: khuẩn lạc nhám, xù xì, thường gặp khi ni để giữ giống
- Dạng M: gặp ở vi khuẩn có vỏ nhầy như Klebsiella. Khuẩn lạc nhầy, lớn hơn dạng
S và có xu hướng hồ lẫn vào nhau
* Sức đề kháng:
E.coli khơng chịu được nhiệt độ cao: 550C/1h; 600C/30 phút; 1000C/ chết ngay. Các
chất sát trùng thông thường: axit phenic, biclorua thủy ngân, focmon, hydroperoxit 0,1%
diệt khuẩn sau 5 phút.
Tuy nhiên, ở mơi trường bên ngồi các chủng E.coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng.
* Tính gây bệnh:
Lợn 1 - 2 tuần sau cai sữa hay mắc nhất, tuy nhiên cũng có một số các trường hợp ngoại
lệ có thể thấy ở lợn sơ sinh và lợn nái. Tỷ lệ mắc bệnh rất biến động, ở một số đàn có thể lên
tới 80% hoặc hơn, bình quân thường là 30 - 40%. Tỷ lệ tử vong biến động từ 50 - 90%.
b. Chẩn đoán vi khuẩn học
- Lấy bệnh phẩm: chất chứa đường ruột, máu.
21


- Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm thành tiêu bản đem nhuộm gram rồi quan sát dưới
kính hiển vi để xác định hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn.
- Ni cấy vào mơi trường thích hợp, quan sát tính chất mọc của vi khuẩn.
c. Phịng và trị bệnh
* Phòng bệnh
Do bệnh xảy ra thất thường, đột ngột nên việc phịng bệnh tương đối khó khăn. Hầu

hết các biện pháp phịng bệnh đều nhằm mục đích làm giảm sự định vị ở ruột của E.coli.
Biện pháp cụ thể là: thường xuyên trộn bột kháng sinh vào thức ăn, nước uống.
Nếu thấy E.coli đã hiện diện rồi thì phải tìm cách giảm nguy cơ xâm nhập của chúng
vào đường ruột của lợn mới cai sữa.
Trước khi lợn con tập ăn thức ăn cứng cần phải cho chúng ăn thức ăn nhão.
Giảm khẩu phần, tăng chất xơ, cho ăn tự do chất xơ. Khẩu phần có thể giảm tới
300g/ngày lúc lợn cai sữa và sau đó dần tăng lên mức bình thường sau 2 - 3 tuần. Thỉnh
thoảng có thể giảm độ dinh dưỡng của thức ăn bằng cách tăng chất xơ đến 15 - 25% và
giảm đạm thô lẫn năng lượng tiêu hoá đến một nửa của thức ăn bình thường.
Hiện nay có vacxin E. Coli dạng keo phèn dùng bằng cách tiêm dưới da, tiêm bắp
cho lợn. Thời gian cho miễn dịch của vacxin là 4 tháng. Tuy nhiên hiệu lực của vacxin
chưa cao.
* Trị bệnh:
E.coli gây dung huyết đề kháng được với hầu hết các loại kháng sinh trừ Colistin
và Fluoroquinolone. Bệnh gây chết nhanh do độc tố của vi khuẩn tiết ra làm huỷ hoại
mạch quản và não. Mặc dù đã dùng kháng sinh tiêu diệt được vi khuẩn nhưng độc tố vẫn
còn lưu lại và tiếp tục gây tác hại cho vật nuôi. Do vậy việc điều trị bệnh là vấn đề tương
đối nan giải.
Biện pháp điều trị như sau:
- Hộ lý: cách li cả đàn ở chỗ tránh ánh sáng và tiếng ồn nhằm giảm kích thích tới não.
Cho nhịn đói 1 -2 ngày, không hạn chế uống nước (nước điện giải hoặc dung dịch
đẳng trương) và rau xanh.
Cho uống MgSO4 hoặc các loại thuốc tẩy.
Hai biện pháp này nhằm thải nhanh chất chứa đường ruột, giảm sự định vị của E.coli.
- Dùng ngay Aminazin 1% hoặc một trong các loại thuốc an thần: Aminazin 1% với
liều 5ml cho 1 con x 2 lần/ngày. Sau 15 phút tiếp tục tiêm như sau:
+ Dùng kháng sinh Colistin hoặc các biệt dược chứa Colistin.
+ Dùng Calcium fort tiêm bắp 10ml/con/ngày (có thể thay bằng Urotropin và Canxi
B12) với mục đích chống xuất huyết, phù nề.
Ngồi ra sử dụng các loại vitamin: C, B1, B6.

22


2.2.4. Trực khuẩn nhiệt thán Bacillus Anthracis
a. Đặc tính sinh học
* Hình thái, tính chất bắt màu
Vi khuẩn Bacillus Anthracis là loại trực khuẩn to, 2 đầu vng, hình đốt trúc, đốt tre,
kích thước 4 - 8 x 1 – 1,5.
Vi khuẩn Bacillus Anthracis là trực khuẩn hiếu khí, khơng lơng, khơng di động, có
khả năng hình thành nha bào và giáp mơ (nha bào hình thành ngồi mơi trường, giáp mơ
hình thành trong cơ thể gia súc ốm).
Vi khuẩn Bacillus Anthracis là vi khuẩn Gram dương.
* Giáp mô
Là vỏ bọc của vi khuẩn, được hình thành trong cơ thể gia súc ốm (rất rõ) hoặc trong
môi trường huyết thanh đặc (khơng rõ).
Giáp mơ có bản chất là Polisacarid có khả năng kết hợp với chất opsonin do vậy ngăn
trở sự thực bào.
Giáp mô đề kháng với peptid và trypsin.
Giáp mô đề kháng với sự thối rữa mạnh hơn vi khuẩn, do vậy có thể sử dụng bệnh
phẩm thối để chẩn đoán bệnh (làm phản ứng kết tủa Ascoli).
Khi nhuộm Gram giáp mô không màu, vi khuẩn bắt màu xanh tím. Nhuộm Hiss thì
giáp mơ bắt màu xanh nhạt (giống màu của sulfat đồng) còn vi khuẩn bắt màu xanh tím.
* Nha bào
Nha bào khơng hình thành trong cơ thể gia súc ốm mà chỉ hình thành ở mơi trường
(có thể tự nhiên hoặc nhân tạo).
Nha bào muốn hình thành được cần có đủ các điều kiện sau:
Đầy đủ oxi tự do.
Nhiệt độ thích hợp: 12 – 420C tốt nhất là 370C.
Độ ẩm thích hợp.
Mơi trường nghèo chất dinh dưỡng.

Mơi trường trung tính hay kiềm nhẹ.
Do vậy điều đặc biệt lưu ý là không được mổ xác gia súc chết vì bệnh Nhiệt thán hoặc
nghi bệnh Nhiệt thán.
Nha bào nhiệt thán có hình trứng, hình cầu nằm ở chính giữa thân vi khuẩn (có khi
cả chuỗi vi khuẩn hình thành nha bào trơng giống như chuỗi cườm). Nha bào có kích thước
nhỏ hơn thân vi khuẩn nên vi khuẩn mang nha bào không bị biến dạng.
Khi rơi vào điều kiện thích hợp hoặc cấy vào mơi trường mới giàu dinh dưỡng, nha
bào sẽ nảy mầm và phát triển thành một vi khuẩn mới.
* Đặc tính ni cấy
Bacillus Anthracis là vi khuẩn hiếu khí, dễ ni cấy ở các mơi trường thông thường
với nhiệt độ từ 12 - 430C, nhiệt độ thích hợp nhất là 370C, pH tốt nhất là 7 - 7,4.
23


- Môi trường nước thịt: sau khi nuôi cấy 18-24h, có những sợi bơng lơ lửng dọc theo
ống nghiệm rồi lắng xuống đáy thành cặn trắng, môi trường trong, không có màng trên mặt
mơi trường, mơi trường có mùi thơm của bánh quy bơ, sợi bơng gồm những bó, chuỗi vi
khuẩn dài
- Môi trường thạch thường: sau khi nuôi cấy 18-24h, hình thành khuẩn lạc dạng S
màu tro trắng, rìa nhăn nheo, nếu nhìn qua kính hiển vi thấy những đường uốn cong như
sợi tóc xoăn, những sợi này là những bó, chuỗi vi khuẩn. Khuẩn lạc dính vào thạch, khó
lấy ra bằng que cấy và khó trộn đều với nước sinh lí.
- Mơi trường thạch máu: khơng làm dung huyết, hình thành khuẩn lạc dạng S bóng
láng nhiều hơn dạng R. Tuy nhiên khuẩn lạc dạng S này hình trịn, mặt lồi, hơi nhăn nheo
chứ khơng trơn nhẵn như khuẩn lạc của vi khuẩn E.Coli, rìa khuẩn lạc khơng nhăn nheo
như dạng R.
* Sức đề kháng:
Trực khuẩn Nhiệt thán đề kháng yếu với nhiệt độ: 50-550C/15–40 phút; 750C/1-2
phút. Ánh sáng mặt trời giết chết nó sau 10 – 16h, các chất sát, khử trùng thơng thường
tiêu diệt nó dễ dàng. Trong xác chết thối vi khuẩn chết sau 2 – 3 ngày.

Nha bào có sức đề kháng rất cao, nó chỉ bị diệt khi: Đun sơi/10 – 20 phút; Hấp ướt
120 C/20 phút. Hấp khô 1400C/3h
0

Nơi khô ráo nha bào có thể sống 28 năm, dưới đất sâu 15 năm.
Các chất sát trùng, khử trùng phải ở nồng độ đậm đặc mới có tác dụng đến nha bào:
formol 1%, clorua thủy ngân 1% diệt nha bào sau 2 giờ, axit phenic 5% diệt nha bào sau
24h, nước vôi đặc sau 48h.
Một số kháng sinh thực vật như Allixin (tỏi), cỏ 3 lá, đậu rồng…, các loại kháng sinh
như Penicillin, Ampicillin, Gentamycin… có khả năng kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn
Nhiệt thán rất lớn. Điều này cho thấy có thể trồng tỏi, cỏ 3 lá, đậu rồng trên các cánh đồng
nhiệt thán để hạn chế mầm bệnh ở các cánh đồng này.
* Tính gây bệnh:
Tất cả động vật có vú đều cảm nhiễm với bệnh trong đó lồi ăn cỏ dễ mắc nhất, lợn ít
cảm nhiễm hơn, lồi ăn thịt thường mắc bệnh ở cục bộ (họng và hạch). Người cũng mẫn cảm
với bệnh do ăn thịt hoặc tiếp xúc với các sản phẩm của gia súc bệnh. Các lồi chim thường
khơng cảm nhiễm bệnh, chỉ có thể mắc trong một số trường hợp đặc biệt (ngâm chân vào nước
lạnh trong một thời gian nhất định).
b. Chẩn đoán vi khuẩn học
- Lấy bệnh phẩm:
+ Đối với gia súc nghi mắc bệnh nhiệt thán tuyệt đối không được mổ.
+ Con vật còn sống: lấy máu
+ Con vật chết: lấy da tai, lách (sát trùng vùng sau cùng xương sườn 8 bên trái, dùng
dao rạch 1 đường nhỏ, lấy panh lôi lách ra cắt 1 mẩu nhỏ cho vào lọ nút kín. Lấy xong đốt
24


kĩ chỗ mổ, dùng bơng vơ trùng nút kín lại, bệnh phẩm lấy xong cho vào phích đá chuyển
ngay đến phịng thí nghiệm
- Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm thành tiêu bản đem nhuộm gram rồi quan sát dưới

kính hiển vi để xác định hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn
- Nuôi cấy vào môi trường thích hợp, quan sát tính chất mọc của vi khuẩn
c. Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh
- Vệ sinh phòng bệnh: do nha bào có sức đề kháng rất cao, nên ngồi những biện pháp
phịng bệnh thơng thường cần áp dụng những biện pháp đặc biệt sau:
+ Với nơi có ổ dịch cũ cần tiêm phịng định kì, cơng tác kiểm dịch, kiểm soát vệ sinh thú
y cần làm nghiêm túc. Vào mùa khô tránh cho gia súc uống ở những nơi nước đọng.
+ Khi có dịch xảy ra: cơng bố dịch kịp thời, áp dụng tốt các biện pháp chống dịch, xử lí
xác chết đúng qui cách, tiêu độc triệt để bằng thuốc khử trùng mạnh. Cụ thể: các chất độn
chuồng, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng thì đốt, xác chết chôn sâu 2m giữa 2 lớp vôi củ, trên mồ có
cắm biển, rào kĩ bằng dây thép gai; chân tay người tiếp xúc với gia súc phải rửa kĩ bằng xà
phòng rồi sát trùng bằng cồn…
- Vacxin phòng bệnh
Hiện nay dùng vacxin nhược độc nha bào nhiệt thán với liều 1ml cho gia súc lớn;
0,5ml cho gia súc nhỏ. Tiêm vào dưới da cho thời gian miễn dịch 1 năm.
Vacxin này có thể ở dạng đơng khơ (pha với dung dịch kèm theo) hoặc dạng lỏng
(trong dung dịch glyxerin). Không dùng cho dê.
Vacxin nha bào nhiệt thán Pasteur II: tiêm 1ml /1 con, miễn dịch kéo dài 1 năm.
Vacxin nhược độc nha bào STI: chế từ vi khuẩn giảm độc ni trong mơi trường có
khí CO2 làm mất giáp mơ vĩnh viễn. Tiêm cho trâu, bị, ngựa 1ml/con (đơi khi gây phản
ứng cho ngựa, dê).
* Trị bệnh:
- Dùng kháng huyết thanh nhiệt thán được chế từ ngựa hay bò bằng cách gây tối miễn
dịch nhưng phải dùng sớm trước khi có hiện tượng xuất huyết.
Cách dùng: tiêm dưới da
+ Liều phòng bệnh: 20 – 40ml/gia súc lớn; 10 – 20ml/gia súc nhỏ
+ Liều điều trị: 100 – 200ml/gia súc lớn, 50 – 100ml/gia súc nhỏ.
Khi tiêm phải tiêm chậm, tiêm vào nhiều chỗ. Nếu sau tiêm 6 – 12h mà chưa có hiệu quả
thì tiêm thêm lần thứ 2. Nếu dùng sớm phương pháp này có thể cho kết quả điều trị 80 - 90%.

- Dùng kháng sinh
+ Penicillin liều cao: 20.000 - 40.000UI/kg P
+ Ampicillin, gentamycin, kanamycin, Cephalixin cũng có tác dụng rất tốt.
25


×