Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại ở huyện eakar tỉnh đaklak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 146 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I

T THI GIANG

PHáT TRIểN KINH Tế TRANG TRạI ở
HUYệN EAKAR, TỉNH ĐĂKLĂK - THựC TRạNG Và GIảI PHáP

LUN VN THC S KINH T

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mó s: 60.31.10
Ngi hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚC THỌ

HÀ NỘI - 2007


LêI CAM §OAN

- Tơi xin cam đoan tồn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn tồn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tơi xin cam đoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong lun vn ủó ủc ch rừ ngun gc.
Tác giả luận văn

T Thỏi Giang

Trng i hc Nụng nghip H Ni Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………i



LỜI CẢM ƠN

ðể hồn thành luận văn này, chúng tơi ñã nhận ñược
sự quan tâm giúp ñỡ tận tình về nhiều mặt của các cá
nhân và các tổ chức.
Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến:
- Ban Giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp I Hà
Nội, khoa Sau ðại học, khoa Kinh tế & PTNT, bộ môn Kinh
tế cùng tồn thể các thầy cơ giáo và cán bộ cơng nhân
viên nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tơi học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu trường ðại học Tây Nguyên, cùng các
phòng, ban của nhà trường.
- UBND huyện Ea Kar, phòng Kinh tế, phòng Thống kê
và các chủ trang trại ở các xã, thơn, bn tại huyện
EaKar, những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách
quan, tạo mọi ñiều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành
luận văn.
- TS. Nguyễn Phúc Thọ, người đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, bạn
bè ñồng nghiệp, người thân ñã ñộng viên, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Từ Thái Giang


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục biểu ñồ, sơ ñồ, hình ảnh

x

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI


1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3 ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

1.3.1 ðối tượng nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI

5


2.1.1 Khái niệm, ñặc trưng của kinh tế trang trại

5

2.1.1.1 Khái niệm về trang trại trước khi có NQ 03/CP ngày 2/2/2000 của Chính
phủ về kinh tế trang trại .......................................................................................... 5
2.1.1.2 Khái niệm về trang trại sau khi có NQ 03/CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ
về kinh tế trang trại ............................................................................................... 10
2.1.1.3 Vai trò của kinh tế trang trại ...................................................................... 16
2.1.2 Phân loại trang trại

17

2.1.3 ðiều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại

21

2.1.3.1 Sự hỗ trợ, giúp ñỡ của Nhà nước ............................................................... 21
2.1.3.2 Sự phát triển của công nghiệp chế biến...................................................... 22
2.1.3.3 Tạo môi trường pháp lý thuận lợi .............................................................. 22
2.1.3.4 ðiều kiện sản xuất của trang trại và chủ trang trại ..................................... 23
2.1.4 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

23

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………iii


2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN


28

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại của một số nước trên thế giới

28

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

32

2.2.2.1 Khái quát quá trình hình thành trang trại ở nước ta.................................... 32
2.2.2.2 Một số nhận xét về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam........ 36
2.2.3 Một số nghiên cứu có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại

37

3.1 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU

44

3.1.1. ðặc điểm tự nhiên

44

3.1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 44
3.1.1.2 ðịa hình .................................................................................................... 44
3.1.1.3 Thời tiết khí hậu ........................................................................................ 44
3.1.1.4 Thủy văn: .................................................................................................. 45
3.1.1.5 Thổ nhưỡng............................................................................................... 46

3.1.1.6 Tình hình phân bố ñất ñai .......................................................................... 47
3.1.2 ðiều kiện kinh tế xã hội

39

3.1.2.1 Dân số và lao ñộng .................................................................................... 39
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 41
3.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chủ yếu trên ñịa bàn huyện

45

3.1.3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh ngành Nông nghiệp ...................................... 46
3.1.3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh ngành Công nghiệp ...................................... 50
3.1.4 Những kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan

51

3.1.4.1 Thuận lợi................................................................................................... 51
3.1.4.2 Khó khăn................................................................................................... 52
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

52

3.2.1 Chọn ñiểm nghiên cứu

52

3.2.2 Chọn mẫu ñiều tra ........................................................................................ 52
3.2.3 Thu thập số liệu............................................................................................ 53
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu


54

3.2.4.1 Phương pháp thống kê kinh tế ................................................................... 54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………iv


3.2.4.2 Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn (Rapid Rural Appraisal-RRA) .... 54
3.2.4.3 Phương pháp chuyên gia ........................................................................... 55
3.2.4.4 Phương pháp phân tích SWOT .................................................................. 55
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích

55

4.1 KHÁI QT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở
HUYỆN EAKAR

58

4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại huyện Ea Kar

58

4.1.1.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn ...................... 58
4.1.1.2 Chính sách phát triển kinh tế trang trại ...................................................... 24
4.1.1.3 Những mơ hình phát triển kinh tế trang trại ............................................... 61
4.1.1.4 Một số thông tin về chủ trang trại ở huyện Ea Kar.................................... 65
4.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển kinh tế trang trại ở huyện Ea Kar...... 67
4.1.2 Những chính sách của nhà nước ñối với phát triển kinh tế trang trại


38

4.1.2.1 Chính sách ñất ñai ..................................................................................... 38
4.1.2.2 Chính sách ñầu tư, tín dụng ....................................................................... 40
4.1.2.3 Chính sách lao động .................................................................................. 41
4.1.2.4 ðánh giá chung về các chính sách ............................................................. 42
4.1.3 Tình hình sản phẩm và chế biến sản phẩm

76

4.1.3.1 Sản phẩm của các trang trại ....................................................................... 76
4.1.3.2 Tình hình chế biến sản phẩm của các trang trại.......................................... 78
4.1.3.3 Công cụ phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm của các trang trại ............ 79
4.1.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại

80

4.1.4.1 Kênh tiêu thụ............................................................................................. 80
4.1.4.2 Tỷ suất hàng hóa tiêu thụ........................................................................... 81
4.1.5 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của các mơ hình trang trại

84

4.1.5.1 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của các mơ hình kinh tế trang trại............ 84
4.1.5.2 Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại huyện Eakar ................................ 89
4.1.5.3 Những tồn tại, hạn chế ñến hiệu quả kinh tế trang trại ở huyện Ea Kar...... 96
4.1.5.4 Phân tích SWOT ....................................................................................... 99

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………v



4.2 ðỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI Ở HUYỆN EA KAR

101

4.2.1 ðịnh hướng và mục tiêu chung phát triển kinh tế trang trại của tỉnh ðắk
Lắk nói chung và huyện Ea Kar nói riêng

101

4.2.1.1 Những căn cứ xác ñịnh phương hướng, mục tiêu..................................... 101
4.2.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Ea Kar ..................... 104
4.2.1.3 Mục tiêu phát triển trang trại huyện Ea Kar ñến năm 2010, ñịnh hướng ñến
năm 2015 ............................................................................................................ 106
4.2.2 Những giải pháp chủ yếu ñể phát triển kinh tế trang trại ở huyện Ea Kar

107

4.2.2.1 Những căn cứ xây dựng hệ thống giải pháp ............................................. 107
4.2.2.2 Những giải pháp chủ yếu ñể phát triển kinh tế trang trại ở huyện Ea Kar. 108
5.1 KẾT LUẬN

117

5.2 KIẾN NGHỊ

119


5.2.1 ðối với Nhà nước

119

5.2.2 ðối với tỉnh, huyện

120

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nội dung

1. BMT

Buôn Ma Thuột

2. CN

Chăn nuôi

3. CLN

Cây lâu năm

4. CHN


Cây hàng năm

5. DT

Diện tích

6. ðVT

ðơn vị tính

7. IC

Chi phí trung gian

8. GO

Gía trị sản xuất

9. KTTT

Kinh tế trang trại

10. KH

Khấu hao

11. LðGð

Lao ñộng gia đình


12. M-CP-CN

Mía, cà phê, chăn ni

13. NN

Nơng nghiệp

14. MI

Thu nhập hỗn hợp

15. NS

Năng suất

16. NTD

Người tiêu dùng

17. NTTS

Nuôi trồng thủy sản

16. SL

Số lượng

17. TC


Tổng chi phí

18. TSCð

Tài sản cố ñịnh

19. TS

Thủy sản

20. TT

Trồng trọt

21. VA

Gía trị gia tăng

22. UBND

Uỷ ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh hai hình thức sản xuất .............................................................. 11
Bảng 3.1 Cơ cấu và thành phần ñất ñai tại huyện Ea Kar ...................................... 47
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện EaKar qua 3 năm (2004 - 2006).... 37
Bảng 3.3 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2006......................................... 39

Bảng 3.4 Tình hình lao động xã hội huyện Ea Kar qua 5 năm (2002 - 2006)......... 40
Bảng 3.5 Lao ñộng trong tuổi ñang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời ñiểm
01/7 hàng năm của huyện Ea Kar .................................................................. 41
Bảng 3.6 Tổng hợp hiện trạng tưới của huyện Ea Kar ........................................... 42
Bảng 3.7 Tình hình phát triển giáo dục, y tế và văn hoá xã hội.............................. 44
ở huyện Ea Kar ..................................................................................................... 44
Bảng 3.8 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Ea Kar .................................... 45
giai ñoạn 2005 – 2006 .......................................................................................... 45
Bảng 3.9 Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Ea Kar năm 2006 ........... 48
Bảng 3.10 Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp huyện Ea Kar.......................... 50
năm 2004 - 2006 .................................................................................................. 50
Bảng 3.11 Chọn mẫu ñiều tra tại ñịa bàn huyện Ea Kar......................................... 53
Bảng 4.1 Khái quát tình hình trang trại của huyện Ea Kar từ 2002 – 2006 ............ 59
Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu của KTTT trên ñịa bàn huyện Ea Kar ............... 60
Bảng 4.3 Các văn bản chính sách phát triển kinh tế trang trại................................ 25
Bảng 4.4 Số liệu mẫu ñiều tra trang trại ................................................................ 64
Bảng 4.5 Một số thông tin về chủ trang trại ở huyện Ea Kar năm 2006 ................. 65
Bảng 4.6 Bình qn đất đai của một trang trại ở huyện EaKar năm 2006 .............. 68
Bảng 4.7 Phân bố sử dụng ñất các trang trại năm 2006 ......................................... 68
Bảng 4.8 Nguồn gốc ñất ñai của các trang trại....................................................... 70
Bảng 4.9 Lao động bình qn của trang trại năm 2006.......................................... 71
Bảng 4.10 Quy mô vốn của các trang trại huyện Ea Kar năm 2006 ....................... 72
Bảng 4.11 Tình hình huy ñộng vốn và cơ cấu vốn của các loại trang trại .............. 74
năm 2006 ............................................................................................................. 74

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………viii


Bảng 4.12 Các sản phẩm chủ yếu từ trồng trọt của các loại hình trang trại huyện Ea
Kar năm 2006 ............................................................................................... 77

Bảng 4.13 Các sản phẩm chủ yếu từ chăn ni của các loại hình trang trại huyện Ea
Kar năm 2006 ............................................................................................... 77
Bảng 4.14 Sản phẩm xuất bán của các trang trại huyện Ea Kar năm 2006 ............. 78
Bảng 4.15 Máy móc - thiết bị trang bị phục vụ sản xuất và chế biến ..................... 80
Bảng 4.16 Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trại huyện Ea Kar ...................... 80
năm 2006 .............................................................................................................. 80
Bảng 4.17 Tỷ suất hàng hoá của các trang trại huyện Ea Kar năm 2006 ................ 82
Bảng 4.18 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của các loại hình trang trại ................. 84
Bảng 4.19 Chí phí trung gian ngành trồng trọt và chăn ni trong các trang trại ñiều
tra năm 2006 ................................................................................................. 86
Bảng 4.20 Cơ cấu chi phí trong các trang trại điều tra năm 2006........................... 88
Bảng 4.21 Thu nhập của các loại hình trang trại năm 2006 ................................... 89
Bảng 4.22 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại ở
huyện Ea Kar năm 2006 ................................................................................ 90
Bảng 4.23 Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng chi phí trung gian......................... 91
Bảng 4.24 Hiệu quả sử dụng ñất ñai của các loại hình trang trại............................ 92
Bảng 4.25 Hiệu quả sử dụng lao ñộng của các loại trang trại ñiều tra năm 2006 ... 93
Bảng 4.26 Hiệu quả sử dụng vốn của các loại hình trang trại ................................ 93
Bảng 4.27 Tình hình th lao động của các trang trại năm 2006............................ 95
Bảng 4.28 Khó khăn, vướng mắc của các trang trại huyện Ea Kar ........................ 99
Bảng 4.29 Số lượng trang trại ñến năm 2010 và 2015 của huyện Ea Kar............. 107
Bảng 4.30 Dự kiến nhu cầu vốn cho các trang trại trong giai ñoạn 2010-2015 huyện
Ea Kar......................................................................................................... 111
Bảng 4.31 Nội dung bồi dưỡng cho chủ trang trại – Lð ...................................... 113
Bảng 4.32 Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại huyện Ea Kar ñến
năm 2010 và 2015 ....................................................................................... 115

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………ix



DANH MỤC SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ, ðỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1. Quy mơ vốn của các trang trại huyện Ea Kar năm 2006 ....................... 74
Biểu ñồ 2. Số vốn bình quân của các loại hình trang trại huyện Ea Kar năm 2006. 76
Biểu ñồ 3. Tỷ lệ sản phẩm từ trồng trọt xuất bán của các trang trại huyện Ea Kar
năm 2006 .............................................................................................................. 85
Biểu ñồ 4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại ................................................. 87
Biểu ñồ 5. Tỷ suất hàng hóa của các loại hình trang trại........................................ 89
Biểu ñồ 6. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của các loại hình trang trại năm 2006 91
Biểu đồ 7. Chi phí trung gian ngành trồng trọt và chăn ni huyện Ea Kar
năm 2006 .............................................................................................................. 92

Hình ảnh 1: Trang trại chăn ni heo .................................................................... 65
Hình ảnh 2: Ruộng bắp của trang trại trồng trọt huyện Ea Kar .............................. 68
Hình ảnh 3: Vườn ươm cây giống của các trang trại.............................................. 71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………x


1. MỞ ðẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Trên thế giới, trang trại đã hình thành và phát triển từ thế kỷ XVII. Trang trại giữ vai
trò quan trọng trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất
hàng hóa và thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sở dĩ như vậy vì nó là
đơn vị kinh tế phù hợp với nơng nghiệp nơng thơn, cơ động và linh hoạt, dễ vượt qua những
khó khăn khi giá cả trên thị trường khơng ổn định. Ở Việt Nam, loại hình này ñã có từ thời
phong kiến (thế kỷ X) và thời kỳ Pháp thuộc. Trang trại đóng vai trị chủ lực trong sản xuất
sản phẩm nông sản thiết yếu bậc nhất, ñảm bảo cho sự sống và phát triển ñối với con người.
Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế trang trại phát triển
khá nhanh. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở tất yếu của sản xuất
nơng nghiệp đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần ñây. Kinh tế

trang trại ñang từng bước chứng tỏ ưu thế của mình trong q trình phát triển sản
xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thích ứng với cơ chế thị trường.
Thực tiễn ñã khẳng ñịnh tác dụng nhiều mặt của kinh tế trang trại trong việc góp
phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng nơng sản hàng hóa
ngày càng nhiều, góp phần giải quyết các vấn ñề kinh tế - xã hội, mơi sinh, mơi
trường của các địa phương và cả nước. Sự phát triển của kinh tế trang trại ñã mang
lại những thành tựu hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng tập trung chun canh, sản xuất hàng hóa, thúc đẩy
xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao. ðiều này ñã ñược ðảng ta khẳng ñịnh trong
Nghị quyết 4 BCH TW ðảng (khóa VIII) và Nghị quyết số 06 (ngày 10/11/1998)
của Bộ Chính trị khẳng định và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Ngày
2/2/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP về kinh tế trang
trại, đã nêu rõ quan điểm và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang
trại. Nghị quyết ra ñời là nhân tố quan trọng, tạo ñộng lực thúc ñẩy cho kinh tế trang
trại có sự chuyển biến rõ nét, tạo ñiều kiện cho các chủ trang trại hoạt ñộng một
cách mạnh mẽ góp phần ñẩy mạnh kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………1


Thực tế cho thấy tuy Nhà nước khuyến khích phát triển nhưng kinh tế trang
trại ở Việt Nam vẫn phát triển chậm cả về số lượng, quy mô trang trại, cả về năng
suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế... ðể kinh tế trang trại thực sự trở thành lọai hình
kinh tế năng động, hiệu quả của nền nơng nghiệp hàng hóa mang tính cạnh tranh
cao trong những thập niên đầu của thế kỷ 21 và nhất là khi nước ta ñã gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO), Nhà nước và nơng dân cịn phải giải đáp nhiều
bài tốn, tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc ở cả tầm vĩ mơ và vi mơ liên quan đến
nhận thức, cơ chế chính sách và các giải pháp cụ thể như ñất ñai, vốn lao ñộng,
khoa học công nghệ, tổ chức quản lý, thị trường và trong tương lai nước ta có
những loại hình trang trại nào? Nó sẽ hoạt động ra sao trong cơ chế thị trường? Làm

thế nào ñể trang trại phát huy được tính ưu việt của từng ñịa phương và hoạt ñộng
có hiệu quả kinh tế cao hơn? ðó là vấn đề phức tạp, địi hỏi phải có điều tra nghiên
cứu thấu đáo mới có căn cứ cho các cơ quan quản lý Nhà nước có được chính sách
phù hợp với hoại hình kinh tế này.
Thực hiện ñường lối ñổi mới của ðảng và Nhà nước, trong những năm qua
kinh tế trang trại của tỉnh ðăk Lăk nói chung và huyện Ea Kar nói riêng đã đạt
những bước phát triển tích cực, góp phần làm tăng tỷ trọng GDP ngành nơng nghiệp
của huyện, thúc đẩy sản xuất trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,
nuôi trồng thủy sản; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng, lâm, thủy sản, hình
thành vùng ngun liệu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn và nâng cao chất lượng sản phẩm, bước
ñầu tạo ra một nền sản xuất nơng nghiệp bền vững, góp phần đẩy nhanh tốc độ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, giải quyết việc làm cho người lao
động, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, phân bố lại lao ñộng, dân cư
hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại vẫn cịn nhiều tồn tại,
hiệu quả kinh tế chưa cao, quy mô chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy,
cần phải ñánh giá thực chất tình hình phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ea Kar,
hiệu quả kinh tế của từng loại trang trại, những giải pháp chủ yếu ñể phát triển; đó
chính là những vấn đề cần các nhà khoa học nghiên cứu, ñưa ra những giải pháp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………2


phù hợp nhằm khắc phục khó khăn để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Xuất
phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế trang
trại ở huyện EaKar, tỉnh ðăk Lăk - thực trạng và giải pháp”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
ðánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại trên ñịa bàn huyện EaKar,
những kết quả ñạt ñược và những tồn tại. Trên cơ sở ñó ñề xuất một số giải pháp

nhằm thúc ñẩy kinh tế trang trại phát triển.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại và phát
triển kinh tế trang trại.
- ðánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Ea Kar, chỉ ra
những ưu ñiểm, những tồn tại.
- ðề xuất ñịnh hướng và một số giải pháp nhằm thúc ñẩy kinh tế trang trại
phát triển và khai thác tốt, có hiệu quả các nguồn lực.
1.3 ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn ñề kinh tế - kỹ thuật gắn liền ñến phát triển kinh tế
trang trại.
- Những mơ hình kinh tế trang trại ñang tồn tại và phát triển trên ñịa bàn
huyện Ea Kar.
- Các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật, xã hội liên quan ñến phát triển kinh tế
trang trại ở huyện Ea Kar.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn ñề kinh tế kỹ thuật ở các trang trại trên
ñịa bàn huyện Ea Kar; tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện; ñề xuất
những giải pháp nhằm thúc ñẩy các trang trại phát triển.
- Về khơng gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh ðắk Lắk.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………3


- Về thời gian nghiên cứu :
+ Số liệu phục vụ nghiên cứu ñề tài từ năm 2003 – 2006, chủ yếu tập trung
nghiên cứu năm 2006, dự kiến phát triển ñến năm 2010 - 2015.
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2007 đến tháng 10/2007.


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………4


2. NHỮNG VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
2.1.1 Khái niệm, ñặc trưng của kinh tế trang trại
2.1.1.1 Khái niệm về trang trại trước khi có NQ 03/CP ngày 2/2/2000 của
Chính phủ về kinh tế trang trại
Trang trại ở Việt Nam và trên thế giới đã hình thành và phát triển từ rất lâu,
đó là q trình chuyển ñổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu mang tính sản xuất tự
cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa với quy mơ từ nhỏ đến lớn. Ngày nay kinh tế
trang trại ñã phát triển ở hầu hết các nước sản xuất hàng hóa nơng, lâm, ngư nghiệp.
Lịch sử phát triển nơng nghiệp của các nước đã từng tồn tại những hình thức
sản xuất nơng nghiệp mang tính tập trung được tiến hành trên những diện tích ruộng
đất đủ lớn để sản xuất ra khối lượng nơng sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản xuất
nơng nghiệp phân tán trên những diện tích ruộng đất nhỏ. Hình thức sản xuất mang
tính tập trung, quy mơ lớn đã có lịch sử lâu đời. Các quốc gia khác nhau có kiểu sản
xuất và tên gọi cũng khác nhau. Thời phong kiến ở châu Âu có lãnh địa phong kiến
và trang viên, ở Trung Quốc có hồng trang, điền trang, gia trang, đồn điền…, ở Việt
Nam thời Lý, Trần có điền trang, thái ấp; thời Lê, Nguyễn có đồn điền [16].
Trong nền kinh tế thị trường, chế ñộ tư bản chủ nghĩa, hình thức sản xuất
nơng nghiệp tập trung đã nâng lên một trình độ cao hơn với những biến đổi cơ bản
về kinh tế, tổ chức và kỹ thuật sản xuất so với các hình thức sản xuất nơng nghiệp
tập trung thời phong kiến. Trong đó, những biến đổi đáng chú ý là sản xuất chuyển
từ tự cung tự cấp là chủ yếu sang sản xuất hàng hố: nơng sản phẩm sản xuất ra
trước ñây chủ yếu là ñể ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp thì nay trong cơ chế thị
trường, sản phẩm ñược sản xuất ra là ñể bán nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận. Về
sở hữu, cơ bản là dựa trên quyền sở hữu hay quyền sử dụng tư liệu sản xuất (nếu
thuê tư liệu sản xuất) của một người chủ độc lập. Quy mơ gia đình ngày càng trở


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………5


thành phổ biến và chiếm tuyệt ñại bộ phận số lượng các đơn vị sản xuất nơng
nghiệp mang tính tập trung.
Ngày nay, theo những tư liệu nước ngồi có thể hiểu là “kinh tế trang trại”
hay “trang trại” (hoặc “kinh tế nơng trại” hay “nơng trại”). Ở đó sản xuất nơng
nghiệp được tiến hành có tổ chức dưới sự điều hành của một người mà phần đơng là
chủ hộ gia đình nơng dân theo hướng sản xuất hàng hố gắn liền với thị trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………6


Hai thuật ngữ trang trại (TT) hay kinh tế trang trại (KTTT) trong nhiều
trường hợp ñược sử dụng như là những thuật ngữ ñồng nghĩa. Về thực chất, TT và
KTTT là những khái niệm khơng đồng nhất.
Khi nói “trang trại” tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD)
nơng nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất ñịnh theo nghĩa rộng bao gồm
cả hoạt ñộng xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) v.v… Bản thân cụm từ “trang trại” là ñề cập ñến tổng
thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trường (KT – XH - MT), nảy sinh
trong quá trình hoạt ñộng SXKD của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với
nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với nhà nước, với thị trường
và với môi trường sinh thái tự nhiên, v.v…
Tuy nhiên, trong văn phong khẩu ngữ tiếng Việt, ở một số trường hợp cụ thể, cụm
từ “trang trại” và “kinh tế trang trại” có thể được dùng thay thế cho nhau, mà ý nghĩa của
câu văn, câu nói khơng bị thay ñổi và coi chúng như những cụm từ ñồng nghĩa [7].
Các học giả trên thế giới khi nghiên cứu về KTTT ñã ñưa ra những quan
ñiểm sau ñây:

Các Mác ñã so sánh và phân biệt: người chủ trang trại bán ra thị trường hầu
hết sản phẩm làm ra, còn người tiểu nơng thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất
được, mua bán càng ít càng tốt. Ơng cũng cho rằng trong sản xuất nơng nghiệp, mơ
hình kinh tế trang trại có vai trị hết sức quan trọng, thường mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn: “Ngay từ nước Anh với nền cơng nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có
lợi nhất khơng phải là các xí nghiệp nơng nghiệp quy mơ lớn mà là trang trại gia
đình dùng lao ñộng làm thuê” [7].
Theo Phạm Minh ðức (1997): “Trang trại là một loại hình sản xuất nơng
nghiệp hàng hố của hộ, do một người chủ hộ có khả năng đón nhận những cơ hội
thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao ñộng, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn
cơng nghệ sản xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ những sản phẩm
theo yêu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận cao” [13].
Trần ðức (1998) cho rằng: “Trang trại là chủ lực của tổ chức làm nông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………7


nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước ñang phát triển và theo các nhà khoa
học khẳng ñịnh là tổ chức SXKD của nhiều nước trên thế giới trong thế kỷ 21” [12].
Nguyễn Thế Nhã (1999): “Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở
trong nơng, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hố, có tư liệu sản
xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ ñộc lập, sản xuất được
tiến hành trên quy mơ ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật
cao, hoạt động tự chủ và ln gắn với thị trường” [20].
Nguyễn Phượng Vỹ (1999): “Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế
trong nơng - lâm - ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ,
nhưng mang tính sản xuất hàng hố” [41].
Lê Trọng (2000): “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là
doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nơng sản hàng hố dựa trên cơ sở hợp tác
và phân cơng lao động xã hội, ñược chủ trại ñầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc

hầu hết sức lao ñộng và trang bị tư liệu sản xuất ñể hoạt ñộng kinh doanh theo yêu
cầu của nền kinh tế thị trường, ñược Nhà nước bảo hộ theo luật định” [31].
ðối với nước ta, trước khi có NQ 03/CP, trang trại vẫn cịn là một vấn đề
mới và khó nên nhận thức khái niệm này cịn nhiều ñiểm chưa thống nhất. Tuy
nhiên phần lớn các học giả ñều thống nhất cho rằng trang trại là loại hình tổ chức
sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có
tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ ñộc lập, sản
xuất ñược tiến hành trên quy mơ ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ
kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường [16].
* Tiêu chí nhận dạng trang trại
Tiêu chí nhận dạng trang trại ở nước ta cho đến nay vẫn cịn tranh luận và
chưa có sự thống nhất cao. Thực chất cho thấy giữa các địa phương cịn có sự khác
biệt lớn trong việc xác định tiêu chí về trang trại.
Các tác giả thực hiện ñề tài KTTT ở Nam Bộ của trường ðại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh đưa ra hệ tiêu chí để nhận dạng trang trại như sau:
1. Giá trị sản lượng và giá trị hàng hoá là hai chỉ tiêu tổng quát phản ánh quy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………8


mô trang trại phải vượt hẳn kinh tế hộ.
2. Mức sử dụng vốn, máy móc thiết bị, tiến bộ kỹ thuật phải vượt hẳn kinh tế hộ.
3. Có thể tăng lên về quy mơ diện tích đất sử dụng bằng cách tích tụ tập
trung đất (chuyển nhượng, th mướn, giao nhận) nhưng không vượt quá khả năng
sử dụng hiệu quả nguồn lực của trang trại.
4. Có thể tăng quy mơ lao ñộng bằng việc thuê mướn thêm lao ñộng, nhưng
lao ñộng gia ñình vẫn là yếu tố trụ cột [23].
Tác giả Trần Trác đưa ra 5 tiêu chí để xác ñịnh loại hình kinh tế trang trại
như sau: tổng giá trị sản xuất kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp phải đạt từ 100
đến 149 triệu đồng/năm; trong đó tỷ suất hàng hố thực hiện phải đạt hơn 85%. Lãi

ròng lớn hơn hai lần lãi suất tiền vay Ngân hàng Nơng nghiệp địa phương tại thời
điểm sản xuất kinh doanh. Lao động chủ yếu là gia đình nhưng có thuê mướn lao
ñộng trực tiếp thường xuyên và thời vụ khoảng 5 lao ñộng quy ñổi (số ngày mà chủ
trang trại phải thuê lao ñộng trực tiếp/số ngày lao ñộng bình qn trong năm của
một lao động tại địa phương phải lớn hơn hoặc bằng 5). Chủ trang trại phải áp dụng
có hiệu quả một số tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất định trong q trình quản lý và
điều hành sản xuất. Diện tích đất đai tuỳ theo cây trồng, vật nuôi, nhưng tối thiểu
phải từ 0,5 ha [30].
Quan ñiểm của tác giả Trần Trác ñã ñưa ra tiêu chí vừa định lượng vừa định
tính. Tuy nhiên, cơ sở khoa học và thực tiễn của các con số ấn ñịnh (tại sao phải là
100 - 149 chứ không phải là 150 triệu?) và chỉ tiêu này có áp dụng cho mọi vùng
hay khơng? Vấn đề tỷ suất hàng hố cũng cần có quy định cụ thể cho các vùng, các
cây con và các loại hình trang trại khác nhau.
Các chỉ tiêu về mặt lượng là ñủ ñể phân ñịnh trang trại. Các chỉ tiêu đó là:
giá trị sản phẩm hàng hố tạo ra một năm; diện tích ruộng đất, số lượng gia súc gia
cầm; quy mơ vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong đó chỉ tiêu giá trị sản phẩm
hàng hoá tạo ra trong một năm là chỉ tiêu quan trọng nhất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………9


2.1.1.2 Khái niệm về trang trại sau khi có NQ 03/CP ngày 2/2/2000 của Chính
phủ về kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là ñề cập ñến tổng thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội môi trường nảy sinh trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
Quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế
khác, với Nhà nước, với tập thể, với môi trường sinh thái.
Như vậy, theo Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 cho rằng:
“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp nơng
thơn chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Kinh tế hộ sản xuất nơng nghiệp hàng hóa (bao
gồm trồng trọt, chăn ni, lâm nghiệp và ni trồng thủy sản), có quy mơ (về ñất

ñai, vốn, lao ñộng, thu nhập) tương ñối cao hơn mức trung bình của kinh tế hộ gia
đình tại ñịa phương, tương ứng với từng ngành nghề cụ thể. Khơng nên đề cập các
hình thức huy động các nguồn lực (ñất ñai, lao ñộng, vốn) khi ñưa ra khái niệm
trang trại. Nhưng, việc huy ñộng và sử dụng các nguồn lực đó phải đảm bảo tính
hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ. Chủ trang trại phải tự chịu trách nhiệm hồn tồn
trước pháp luật và trước việc huy động và sử dụng các nguồn lực đó. Ngồi hoạt
động nơng nghiệp, các hoạt ñộng ngành nghề dịch vụ cũng cần phải được tính vào
lĩnh vực và phạm vi hoạt động của trang trại để đảm bảo tính tồn diện của mơ hình
kinh tế này. Xuất phát từ quan niệm trên, chúng tôi cho rằng :
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế nơng, lâm, ngư nghiệp
được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt, có sự tập
trung tích tụ cao hơn về các yếu tố sản xuất, có nhu cầu cao hơn về thị trường, về
khoa học công nghệ, có giá trị, tỷ suất hàng hóa và thu nhập cao hơn so với mức
bình quân của các hộ gia đình trong vùng.
* ðặc trưng của kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết 03/2000/NQ - CP, kinh tế trang trại có các đặc trưng như sau:
1. Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hố
với quy mơ lớn.
2. Mức độ tập trung và chun mơn hố các điều kiện và yếu tố sản xuất cao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………10


hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mơ sản xuất như đất đai,
số ñầu gia súc, lao ñộng, giá trị nông thuỷ sản hàng hố.
3. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp ñiều hành sản xuất,
biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ mới
vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và th lao động bên ngồi sản xuất có hiệu
quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
Như vậy, những ñặc trưng của kinh tế trang trại ñược xuất phát từ những

ñiểm khác biệt mang tính bản chất của kinh tế trang trại so với các hình thức sản
xuất nơng nghiệp tập trung khác và so với kinh tế hộ. ðiều này cũng ñược xuất phát
từ khái niệm về kinh tế trang trại đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, kinh tế trang trại
thực chất là một cấp độ trong q trình phát triển của kinh tế hộ từ sản xuất tự cấp
tự túc sang sản xuất hàng hố và giữa chúng có sự khác nhau cơ bản.
Bảng 2.1 So sánh hai hình thức sản xuất (kinh tế hộ và kinh tế trang trại)
Tiêu chí

Kinh tế hộ

Kinh tế trang trại

Mục đích sản xuất

Chủ yếu để tiêu dùng

Chủ yếu để bán

Quy mơ sản xuất

Nhỏ

Lớn

Trình độ sản xuất

Thấp

Cao


Sản phẩm hàng hóa

Thấp

Cao

Mức độ quan hệ với thị trường

Ít

Nhiều

Khả năng tích luỹ tái sản xuất

Ít

Nhiều
Nguồn: Phân tích của tác giả.

Về ñặc trưng thứ nhất và thứ hai của kinh tế trang trại, chúng tôi thấy rằng:
Quy mô sản xuất hàng hố được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất hàng hố là đặc
trưng cơ bản nhất của kinh tế trang trại. ðây là chuẩn mực hàng ñầu và quan trọng
nhất để phân biệt một hộ nơng dân sản xuất theo hình thức kinh tế hộ với hộ sản
xuất theo hình thức kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại thực hiện sản xuất với quy
mô lớn nhờ sự tập trung cao hơn với mức bình quân chung của kinh tế hộ ở từng
vùng về các nguồn lực và ñiều kiện sản xuất nên quy mô của kinh tế trang trại lớn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………11



hơn nhiều so với mức bình quân chung của kinh tế hộ, không chỉ thể hiện bằng quy
mô của các yếu tố ñầu vào (ñất ñai, lao ñộng, vốn...) mà cả quy mơ về thu nhập. Vì
mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá với quy mô lớn nên thường
phát triển sản xuất theo hướng chuyên mơn hố hoặc chun mơn hố kết hợp với
phát triển tổng hợp nhằm tận dụng tối ña ưu thế của vùng và tránh rủi ro. Nhu cầu
và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của trang trại lớn
hơn các nông hộ tiểu nông nhằm ñảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường và hiệu quả thu ñược ngày càng cao hơn.
Về ñặc trưng thứ ba, một số tác giả cho rằng: sở hữu tài sản gia đình và quản
lý điều hành trực tiếp của chủ trang trại cũng là ñặc ñiểm chung của kinh tế trang
trại. Những ñặc ñiểm này phần nào phù hợp với mơ hình kinh tế trang trại hiện nay
ở Việt Nam. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy, vẫn có những chủ trang trại hồn tồn
khơng có tư liệu sản xuất mà phải đi th tồn bộ cơ sở vật chất ñể sản xuất như ñất
ñai, mặt nước đến máy móc thiết bị,... (ở Mỹ năm 1988 giá thuê hàng năm toàn bộ
một trang trại bằng 0,5 - 8,8% tổng giá trị tài sản của trang trại theo giá thị trường)
[9]. Ngoài ra, chủ trang trại trực tiếp ñiều hành hoạt ñộng sản xuất kinh doanh
nhưng thực tế có nhiều chủ trang trại sống một nơi nhưng lại thuê hoặc uỷ thác cho
người quản lý ñiều hành trang trại nơi khác. Ở Mỹ, trong những năm gần ñây có
trên 40% số trang trại thuê người quản lý [7]. Vì vậy, chúng tơi cho rằng, khơng nên
coi hình thức sở hữu gia đình và quản lý điều hành trực tiếp của chủ trang trại là
ñặc ñiểm chung của kinh tế trang trại.
* Tiêu chí nhận dạng trang trại
ðể ñi ñến thống nhất và tạo ñiều kiện cho việc thống kê và ñánh giá thực
trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
phối hợp với Tổng cục Thống kê đã ra Thông tư 69/2000TTLT – BNN - TCTK về
hướng dẫn tiêu chí để xác định trang trại. Tiêu chí nêu rõ:
"Mỗi hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản ñược xác
ñịnh là trang trại phải ñạt ñược cả hai tiêu chí định lượng sau đây:
- Giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bình qn một năm:


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………12


+ ðối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
- Quy mơ sản xuất phải ñủ lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng
với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế (hai chỉ tiêu này quy ñịnh cụ thể cho từng
loại hình trang trại, cho mỗi vùng miền).
a. ðối với trang trại trồng trọt:
1 - Trang trại trồng cây hàng năm:
- Từ 2 ha trở lên ñối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.
- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
- Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên.
2 - Trang trại lâm nghiệp:
- Từ 10 ha trở lên ñối với các vùng trong cả nước.
b) ðối với trang trại chăn ni:
1 - Chăn ni đại gia súc: trâu, bị.
+ Chăn ni sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
2 - Chăn ni gia súc: lợn, dê
+ Chăn ni sinh sản có thường xuyên ñối với lợn 20 con nái sinh sản trở
lên, ñối với dê, cừu 100 con trở lên.
+ Chăn ni lợn thịt có thường xun từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa),
dê thịt từ 200 con trở lên.
3 - Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... có thường xun từ 2.000 con
trở lên (khơng tính số ñầu con dưới 7 ngày tuổi).
c) Trang trại nuôi trồng thủy sản:
Diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với
ni tơm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
d) ðối với các loại sản phẩm lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc
thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy đặc sản,

thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa (tiêu chí 1)” [1].
Tuy nhiên, theo tiêu chí của Thơng tư số 69 ngày 23/06/2000 thì nhiều hộ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………13


sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả nhưng khơng hội tụ cả hai tiêu chí thì khơng
được xếp vào trang trại. ðiều này đã làm cho họ khơng được hưởng những chính
sách ưu đãi, khuyến khích phát triển đối với kinh tế trang trại. Do đó, ngày
20/05/2003, liên bộ Nơng nghiệp và PTNT - Tổng cục Thống kê đã có Thơng tư
liên tịch số 62/2003/TTLT - TCTK hướng dẫn tiêu chí định lượng sửa đổi, bổ sung
để xác định là kinh tế trang trại, thông tư nêu rõ:
1. Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản ñược xác
ñịnh là trang trại phải ñạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ bình qn một năm, hoặc về quy mơ sản xuất của trang trại.
2. ðối với trang trại sản xuất tổng hợp là trang trại có nhiều loại sản phẩm
hàng hóa của các ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thì tiêu chí xác định là
giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bình qn 1 năm.
3. Tiêu chí định lượng về giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình qn một
năm và quy mơ sản xuất của trang trại được quy định tại Thơng tư hướng dẫn số
69/2000/TTL/BNN - TCTK, ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và
Tổng cục Thống kê.
Sau 3 năm thực hiện Thông tư liên tịch “Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh
tế trang trại” số 69/2000/TTLT - BNN - TCTK, ngày 23/6/2000 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê, việc thống kê kinh tế trang trại ñã ñược
thống nhất giữa các ngành và các ñịa phương trong cả nước, tạo ñiều kiện thuận lợi
cho việc ñánh giá và xây dựng chính sách đối với kinh tế trang trại. Tuy nhiên,
trong q trình thực hiện xác định tiêu chí đã nảy sinh một số vấn ñề chưa phù hợp
với thực tiễn, đáp ứng địi hỏi của các ngành, các địa phương, nhất là ñối với các
chủ trang trại. Sau khi bàn bạc và ñược sự thống nhất của Tổng cục Thống kê, Bộ

Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn đã có Thơng tư số 74/2003/TT - BNN ngày
4/7/2003 về việc sửa đổi, bổ sung mục III của Thơng tư liên tịch
69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh
tế trang trại như sau:

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế ……………………………14


×