Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau ở huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 148 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
===***===
LÊ THANH THÚY

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU Ở HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Quyền ðình Hà

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn

Lê Thanh Thúy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới PGS.TS Quyền ðình Hà đã tận
tình giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội; Viện
ðào tạo Sau đại học; Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Các thầy, cô giáo trong
Bộ mơn Phát triển nơng thơn, đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ về mọi mặt cho
tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các phịng, ban ngành chun mơn của UBND
huyện Gia Lâm, Hợp tác xã Văn ðức, ðơng Dư, Hội phụ nữ đã tạo ñiều kiện giúp
ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, cơ quan đã động viên khích lệ,
giúp đỡ tơi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Thanh Thúy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........


ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục biểu ñồ

vii

Danh mục sơ ñồ


vii

Danh mục hộp

vii

1.

MỞ ðẦU

i

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3

ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3


2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

4

2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

2.2

Cơ sở thực tiễn

3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

25

NGHIÊN CỨU

37

3.1


ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu

37

3.2

Phương pháp nghiên cứu

48

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

54

4.1

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở huyện Gia Lâm

54

4.1.1

Thực trạng sản xuất rau của huyện Gia Lâm trong những năm
gần ñây

54

4.1.2


Thực trạng tiêu thụ rau trên ñịa bàn huyện Gia Lâm

58

4.2

Thực trạng vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ rau

68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

iii


4.2.1

Thơng tin chung và nguồn lực của các hộ điều tra

68

4.2.2

Vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau

78

4.3.


Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong sản
xuất và tiêu thụ rau của phụ nữ huyện Gia Lâm

104

4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn

104

4.3.2

Các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan

106

4.3.3

Các yếu tố bên ngồi tác động

113

4.3.4

Mơ hình phân tích SWOT

115

4.4

Một số giải pháp và định hướng nâng cao vai trò của phụ nữ

trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau

4.4.1

Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức để giảm bất bình đẳng
giới trong gia đình, cộng đồng

4.4.2

118

Nhóm giải pháp khắc phục những khó khăn và điểm yếu của phụ
nữ trong sản xuất và tiêu thụ rau

4.4.4

116

Nhóm giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của phụ nữ tham gia
vào thị trường trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau

4.4.3

116

121

ðịnh hướng nâng cao vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm rau


126

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

128

5.1

Kết luận

128

5.2

Kiến nghị

129

TÀI LIỆU THAM KHẢO

132

PHỤ LỤC

134

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CSXH

Chính sách xã hội

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HTX


Hợp tác xã

HTX DVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

PNNT

Phụ nữ nông thơn

RAT

Rau an tồn

TCTT

Tiếp cận thị trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VietGap

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Gia Lâm

40

3.2

Tình hình biến động dân số và lao ñộng của huyện Gia Lâm

42

3.3


Tình hình phát triển kinh tế ở huyện Gia Lâm

44

3.4

Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lâm

46

4.1.

Tình hình sản xuất rau của huyện Gia Lâm qua các năm

54

4.2.

ðặc ñiểm cơ bản của phụ nữ tại các hộ điều tra

69

4.3.

Diện tích đất đai bình qn của các hộ điều tra

70

4.4.


Tình hình sử dụng đất sản xuất rau ở xã Văn ðức và ðông Dư

71

4.5.

Nhân khẩu , lao động bình qn của các hộ điều tra

73

4.6.

Thực trạng nguồn vay và vốn vay của các hộ ñiều tra

73

4.7.

Thu nhập trong năm của các hộ ñiều tra

75

4.8.

Kết quả ñiều tra hộ nông dân sản xuất rau ở ðông Dư năm 2010

76

4.9.


Kết quả điều tra hộ nơng dân sản xuất rau ở Văn ðức năm 2010

77

4.10.

Cơ sở ra quyết ñịnh sản xuất rau của PNNT

79

4.11.

Hoạt ñộng sản xuất và vai trị của phụ nữ trong việc ra quyết định sản xuất

79

4.12.

Tiếp cận thị trường quyền sử dụng ñất và vốn tín dụng của phụ nữ

81

4.13.

Mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất rau của phụ nữ

84

4.14.


Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết ñịnh và thực hiện việc mua ñầu
vào trong sản xuất rau

85

4.15.

Người ra quyết ñịnh các khâu công việc trong sản xuất rau

86

4.16.

Người ra quyết ñịnh và thực hiện các khâu trong sản xuất rau

87

4.17.

Hạch tốn kinh tế trong hoạt động sản xuất rau của phụ nữ

89

4.18.

Người ra quyết ñịnh và thực hiện trong tiêu thụ rau

94

4.19.


Kiến thức của phụ nữ trong tiêu thụ sản phẩm rau

98

4.20.

Kiến thức của phụ nữ về ứng xử trong tiêu thụ rau

103

4.21.

Bảng SWTO phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao
vai trò của PN trong sản xuất và tiêu thụ rau

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

115

vi


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT

Tên biểu ñồ

Trang


4.1

Mức ñộ tham gia của phụ nữ trong hạch tốn chi phí sản xuất

88

4.2

Kiến thức về hạch tốn kinh tế của phụ nữ

90

4.3

Vai trị của phụ nữ trong tiêu thụ sản phẩm rau

93

4.4

Kênh thông tin tiêu thụ sản phẩm của PNNT

95

4.5

Mức độ tìm hiểu thơng tin thị trường tiêu thụ SP của PNNT

96


4.6

Cơ sở quyết ñịnh giá theo hình thức tiêu thụ của PNNT

100

4.7

ðịa ñiểm tiêu thụ rau của các hộ điều tra

101

4.8

Khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ rau của phụ nữ

105

DANH MỤC SƠ ðỒ
STT

Tên sơ ñồ

4.1

Sự tham gia của phụ nữ vào kênh tiêu thụ rau

4.2

Nguyên nhân và tác ñộng của việc tiếp cận thông tin thị trường của phụ nữ


Trang
97
114

DANH MỤC HỘP
STT

Tên hộp

Trang

2.1

Vắn tắt về Phụ nữ trong nông nghiệp

13

2.2

Phụ nữ nơng thơn Uganda tiếp cận cơng nghệ cao

28

4.1

ðịa điểm mua vật tư đầu vào

83


4.2

Cách hạch tốn thu, chi của PNNT

90

4.3

Hạch tốn trong sản xuất của PNNT

91

4.4

Kênh thơng tin thị trường của PNNT

95

4.5

Ứng xử thay ñổi cơ cấu cây trồng của PNNT

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

102

vii


1. MỞ ðẦU

1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường đã tạo ra một lượng hàng hóa lớn kéo theo mọi thành

phần tham gia sản xuất và tiêu thụ. Nó thu hút tất cả các tầng lớp nhân dân từ nơng
dân đến doanh nghiệp, từ thành thị đến nơng thơn, các tổ chức, đồn thể,...tham gia
vào thị trường và người phụ nữ cũng khơng nằm ngồi guồng quay đó. Trước kia xã
hội Việt Nam chịu ảnh hưởng khơng nhỏ của tư tưởng phong kiến là ít để người phụ
nữ tham gia vào các hoạt ñộng kinh tế thị trường. Tuy nhiên hiện nay vai trò của
người phụ nữ ñang dần có sự thay ñổi rõ rệt ñặc biệt là với người phụ nữ ở nông
thôn – những người khơng được tiếp cận nhiều với học hành thì tham gia thị trường
ñể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là một việc làm khơng cịn xa lạ để họ có thể cải
thiện cuộc sống cho chính gia đình mình.
Phụ nữ có vai trị quan trọng trong đội ngũ đơng ñảo những người lao ñộng
trong xã hội. Bằng lao ñộng sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội,
làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ ln thể hiện vai trị của mình trong
các lĩnh vực ñời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt ñộng vật chất, phụ nữ là
một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để ni sống con người. Không chỉ sản
xuất ra của cải vật chất, phụ nữ cịn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển
xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trị sáng tạo nền văn hoá
nhân loại. Nền văn hoá dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham
gia bằng nhiều hình thức của đơng đảo phụ nữ.
Trong sản xuất nơng nghiệp phụ nữ có vai trị rất quan trọng. Theo kết quả
tổng ñiều tra dân số năm 2009, phụ nữ chiếm 46,6% lực lượng lao ñộng cả nước.
Trong khu vực nơng thơn lao động nữ làm nơng nghiệp chiếm 68% lực lượng lao
ñộng nữ; họ giữ vai trị chính trong các hoạt động sản xuất nơng nghiệp, ñặc biệt
trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lâm sản.
Hiện nay, phụ nữ nơng thơn đã nhận thức và phát huy vai trị của mình trong
sản xuất nơng nghiệp, các ngành kinh tế phi nơng nghiệp, các hoạt động xã hội và

cộng đồng nơng thơn. Phát triển kinh tế thị trường ñã ñem lại nhiều cơ hội hơn cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

1


phụ nữ, ñồng thời cũng nảy sinh những tác ñộng tiêu cực cho phụ nữ, họ phải lo
toan nhiều hơn cho cuộc sống gia đình, ít quan hệ xã hội. Một số phụ nữ chưa hiểu
rõ các quyền về mặt pháp lý của mình do học vấn thấp, thời gian làm việc đồng áng
và nội trợ cao, ít thời gian ñể tham gia hội họp cộng ñồng, ít tiếp cận thơng tin để
nâng cao kiến thức và hiểu biết. ðiều đó địi hỏi phải có những nghiên cứu để đánh
giá đúng vai trị của phụ nữ trong nơng nghiệp, nơng thơn, qua đó đề xuất những
chính sách và giải pháp nhằm phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn, tạo điều
kiện thuận lợi để phụ nữ hồn thành tốt trách nhiệm của mình trong sản xuất, đời
sống và các hoạt ñộng xã hội.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế, tốc độ đơ thị hóa nhanh. Theo quy hoạch của thành phố
trong những năm tới một số khu vực ven đơ hình thành các khu dân cư, khu cơng
nghiệp lớn, những xã vùng ven đơ ñược quy hoạch thành những vành ñai sản xuất
nông nghiệp ñể cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố. Huyện Gia Lâm có
diện tích sản xuất nơng nghiệp khá lớn, trong các loại thực phẩm thì rau là cây trồng
ñược ñặt lên hàng ñầu. Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho nên sản xuất rau của huyện Gia Lâm những năm vừa qua ñạt hiệu quả
kinh tế khá cao. Nếu so sánh rau với cây lúa thì thu nhập của người dân từ sản xuất
rau cao hơn sản xuất lúa là 3,2 lần, sản xuất rau của huyện phần nào ñáp ứng ñược
về số lượng cũng như chủng loại rau cho thị trường.
Hiện nay sản xuất rau của các hộ trên ñịa bàn chủ yếu dựa trên quyết ñịnh
của cá nhân từng hộ, các quyết ñịnh dựa trên nguồn lực của hộ sao cho sản xuất
ñem lại những tối ưu cho hộ khi họ phải lựa chọn các doanh mục sản xuất khác

nhau. Trong khi đó sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng có rủi
ro cao: rủi ro do thiên tai, sâu bệnh; rủi ro công nghệ, kỹ thuật… ðồng thời sản xuất
rau cũng có cũng có nhiều vấn đề cần tìm hiểu và giải quyết như ñầu ra cho sản
phẩm chưa ổn định, diện tích đất sản xuất cịn manh mún, vốn ñầu tư cho sản xuất
chưa ñầy ñủ, quy trình sản xuất rau chưa được áp dụng triệt để, trình độ dân trí của
người sản xuất nhìn chung cịn thấp, thu nhập của người sản xuất thấp, lượng rau
ñưa vào thị trường chưa chiếm ñược niềm tin của người tiêu dùng, tổ chức quản lý

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

2


chưa hiệu quả. Từ ñây ñặt ra cho ngành hàng rau nhiệm vụ quan trọng địi hỏi phải
được quan tâm giải quyết thỏa ñáng trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ.

ðã có nhiều đề tài nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ rau, nhưng nhìn từ
góc độ nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm rau thì chưa thấy được ñề cập. ðề tài: “Nghiên cứu vai trò của phụ nữ
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
ñược ñặt ra nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu ở trên.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau
trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau tại địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau.
- Nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm rau tại huyện Gia Lâm;
- ðề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm rau tại ñịa phương.
1.3

ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ rau

trên ñịa bàn huyện Gia Lâm và các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò của
phụ nữ.
- Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, ñề tài chỉ tập trung nghiên
cứu vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau.
Về không gian: Xã Văn ðức và xã ðông Dư thuộc huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội.
Thời gian: Thời gian nghiên cứu ñề tài 2007 - 2009
Thực hiện ñề tài từ tháng 8/2010 ñến 3/2011.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

3


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những khái niệm cơ bản về giới


Lịch sử phát triển khái niệm “giới”: Thuật ngữ “phụ nữ trong phát
triển” (Women in Development – WID) ñược ñưa ra vào những năm 70 nhằm
kết hợp hàng loạt các hoạt ñộng của phụ nữ trong phát triển với sự tài trợ kinh
tế của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGOs). Phong trào WID quan
tâm đến các khía cạnh như: cơ hội có việc làm, được bình đẳng tham gia vào
các hoạt động chính trị xã hội. WID đặc biệt quan tâm đến vai trị sản xuất
của phụ nữ. ðiều này hoàn toàn ngược lại với trước ñây. Các cơ quan phát
triển và các tổ chức phi chính phủ nhìn nhận phụ nữ hầu như chỉ đóng vai trị
người vợ, người mẹ và do đó các chính sách đối với phụ nữ chỉ giới hạn ở
những mối quan tâm về phúc lợi xã hội như: giáo dục về dinh dưỡng, cơng
việc nội trợ liên quan đến kinh tế gia đình mà mọi người thường gọi là “quan
điểm phúc lợi” (Welfare approach). Một cơng trình nghiên cứu có ảnh hưởng
lớn nhất đến WID của một chun gia kinh tế ðan Mạch tên là Ester Boerup.
Với nhan ñề “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” (1970), ơng đã nêu
bật vai trị của phụ nữ trong nền kinh tế nông nghiệp miền Nam Sahara, châu
Phi, nơi mà phát triển “Hệ thống canh tác phụ nữ” (Female Farming System)
ơng thừa nhận mối tương quan tích cực giữa vai trị của phụ nữ trong sản xuất
nơng nghiệp và ñịa vị của họ ñối với nam giới. Những người ủng hộ WID cịn
cho rằng việc khơng chịu thừa nhận và sử dụng vai trò sản xuất của phụ nữ
trong và ngồi gia đình là những sai lầm dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả
nguồn lực.
Phụ nữ trong phát triển đã coi việc phụ nữ khơng nắm giữ các nguồn
lực như là chìa khố mở đường cho họ đi vào sự lệ thuộc nhưng lại khơng đưa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

4


ra vấn đề về vai trị của các quan hệ giới trong việc hạn chế phụ nữ sử dụng

tài nguyên, phá vỡ chính sách để họ có cơ hội sử dụng tài ngun theo luật
định. Và do đó ngun nhân sâu xa của vấn đề đang cịn tồn tại. Những năm
gần đây nhân chủng học về nam nữ bình quyền ñã chú trọng ngày càng nhiều
hơn tới việc trình bày giới tính liên quan về mặt văn hố, cấu trúc xã hội,
thuật ngữ “Giới và phát triển” (Gender and Development – GAD) ñã ra ñời.
Các phương pháp tiếp cận GAD ngày càng được hình thành một cách đa dạng
trong những năm gần ñây:
Thứ nhất “Giới” ñược dùng ñể ñánh giá phương pháp
Thứ hai: Bằng cách so sánh hai vấn ñề “những vai trị của giới” và “những
phân tích các quan hệ xã hội” để rút ra một vài mặt chính trong cách mà Giới
ñang ñược các nhà nghiên cứu và những người thực hiện kế hoạch sử dụng.
Phụ nữ và nam giới được phân biệt trên 2 khía cạnh, đó là khía cạnh
sinh học và khía cạnh xã hội. Về phía cạnh sinh học đề cập đến hình dạng,
cấu trúc cơ thể và sinh lý. Khía cạnh xã hội bao gồm cả việc mơ tả tính cách
và cách ứng xử. Tồn bộ sự khá nhau nêu trên được bao hàm trong các khái
niệm tướng ứng đó là giới và giới tính.
- Giới tính (Sex): Chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác ñộ sinh
lý học. Sự khác biệt này liên quan chủ yếu tới quá trình tái sản xuất nòi giống
(Reproduction). Sự khác biệt này mang tính bẩm sinh, đó là những điểm được
xác định bởi tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Phụ nữ hay
nam giới cho dù ở ñâu cũng ñều có cấu tạo sinh lý học giống nhau. Phụ nữ và
nam giới từ thời cổ xưa ñến nay ñều ñã mang sự khác biệt ñó.
- Giới (Gender): Là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương
quan về ñịa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể.
Nói cách khác giới là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã hội.
Khác với giới tính, những ñặc trưng của giới là do dạy và học mà có. Chính vì
vậy mà nó mang tính đa dạng, ln biến đổi và có thể thay đổi được. Sau khi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........


5


sinh ra trẻ nhỏ ñược dạy ñể trở thành nam giới hay nữ giới và chúng phải học
ñể làm ñược ñiều ñó. Tuỳ theo ñứa trẻ là trai hay gái mà chúng được hưởng
cách chăm sóc, dạy dỗ khác nhau. Cách thức chăm sóc, giáo dục này thể hiện sự
mong ñợi của cha mẹ, anh chị, họ hàng ñối với ñứa trẻ… và ñã trở thành khuôn
mẫu cụ thể. Bởi vậy sở dĩ phụ nữ làm công việc nội trợ hay đi cấy khơng phải vì
họ là phụ nữ mà họ được dạy để làm từ khi họ cịn là một đứa trẻ.
Tiếp theo đó là nhà trường và các quan niệm tập quán xã hội tiếp tục
củng cố khuôn mẫu cụ thể của từng giới. Các thể chế như chính sách, luật
pháp… cũng có ý nghĩa làm tăng hoặc giảm sự khác biệt giữa hai giới. Giới
thể hiện những ñặc trưng của xã hội giữa phụ nữ và nam giới nên rất ña dạng.
ðịa vị của phụ nữ Việt Nam trong xã hội Việt Nam khác ñịa vị của phụ nữ
Hồi giáo. Ngay tại Việt Nam ñịa vị của phụ nữ nơng thơn cũng khơng hồn
tồn giống thành thị.
Quan hệ giới ln biến đổi cùng với xã hội và các yếu tố xã hội như
chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán.
Tuy nhiên người ta lại thường lấy sự khác biệt về giới tính để giải thích
sự khác biệt về giới. Các quan niệm rập khuôn và thói quen đã làm những
điều mà xã hội chấp nhận trở thành thước ño hành vi, và là chuẩn mực ñánh
giá phẩm chất của mỗi giới. Chính ñiều này ñã duy trì thậm chí làm tăng thêm
khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Bởi vậy ñể thay
ñổi quan hệ giới và các ñặc trưng giới cần vượt qua những ñịnh kiến và quan
niệm cũ tức là cần bắt ñầu trong việc ñổi mới nhận thức, hành vi của từng
người về mỗi giới và quan hệ giới.
Việc thay đổi đúng đắn, tích cực quan niệm về mỗi giới, hành vi của
các giới sẽ tạo sự bình đẳng cho cả hai giới tham gia tích cực, ñóng góp ñầy
ñủ vào các hoạt ñộng phát triển làm cho xã hội công bằng, văn minh và phồn
thịnh hơn. Tuy nhiên sự thay ñổi quan niệm về mỗi giới có thể ảnh hưởng đến


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

6


lợi ích của một số nhóm người. Họ sẽ phải chia sẻ hoặc mất ñi những lợi thế
hiện tại do những quan niệm bất bình đẳng tạo ra.
Một số vấn ñề cơ bản về bình ñẳng giới : Bình ñẳng giới được hiểu là
nam giới và nữ giới có cùng vị thế bình đẳng trong xã hội, cùng hưởng những
điều kiện bình đẳng để phát huy khả năng của mình, cùng có cơ hội như nhau
để tham gia, đóng góp và hưởng lợi từ cơng cuộc phát triển. Bình đẳng giới
mang lại lợi ích cho cả nam và nữ.
Bình đẳng giới thể hiện ở chổ trao quyền và tạo ñà phát triển cho cả
nam và nữ. Trao quyền khơng có nghĩa là rút quyền của người này trao cho
người kia mà phát huy quyền của mỗi người, phát huy quyền tập thể, phát huy
sức mạnh tinh thần và sự tự tin của mỗi cá nhân.
2.1.2 Các vai trò giới (Gender Roles)

Khái niệm vai trị giới đầu tiên do các nhà nghiên cứu tại Viện phát
triển quốc tế Harvard (Harvard Institute for International Development
_HIID) cùng với văn phòng phụ nữ trong phát triển (Women in Development
Organisation – WDO) thuộc tổ chức phát triển quốc tế Mỹ (United State
Association for International Development – USAID) ñưa ra và ñược tiếp
nhận như là cách tiếp cận phổ biến của các Viện phát triển khác. Cơ sở lý luận
của vai trị giới được rút ra từ “ Lý thuyết về vai trị giới tính” (Theory of Sex
Roles). Trong đó nêu lên những nét chủ yếu của thuyết bình đẳng nam nữ.
Phương pháp này lấy hộ gia đình một nhóm có sự phân biệt giữa họ với nhau
nhưng lại cùng chung các chức năng sản xuất và tiêu dùng làm xuất phát
điểm. Hộ gia đình được xem như một hệ thống tự phân chia nguồn lực.

Trong một ngày cũng như cả cuộc ñời, phụ nữ và nam giới thường làm
các công việc khác nhau thể hiện vai trị của mình trong cuộc sống như: ði
làm ở cơng sở, trong nhà máy xí nghiệp, cửa hàng, đi cày, đi nhổ cỏ, kiếm
củi, bn bán, nấu ăn, chăm sóc trẻ con, người già, người ốm, dọn vệ sinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

7


trong nhà, ngồi phối…Nói tóm lại các cơng việc này có thể phân thành các
vai trị sau:
Cả nam và nữ đều đóng vai trị quan trọng trong xã hội và nó cũng
được thể hiện trong cuộc sống thường nhật đó là:
Vai trò tái sản xuất: thể hiện vai trò của nam và nữ trong việc tái sinh,
duy trì nịi giống, tái tạo sức lao ñộng và sức sản xuất xã hội bao gồm: mang
thai, sinh con, chăm sóc con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình, các
cơng việc nội trợ, phần lớn các công việc này do phụ nữ đảm nhận.
Vai trị sản xuất thể hiện vai trị của nam giới, nữ giới trong q trình
hoạt động đem lại, có thể ở dạng tiền hoặc vật chất. Chúng có thể được tiêu
dùng trong gia đình hoặc trao đổi, mua bán trên thị trường. Chúng có thể là
các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ.
Vai trị cộng đồng: Bao gồm các hoạt ñộng do nam giới và nữ giới thực
hiện ở cấp cộng đồng nhằm duy trì, bảo vệ các nguồn lực khan hiến của cộng
ñồng, thực hiện các nhu cầu chung của cộng ñồng, như xây dựng các cơ sở
vật chất, hạ tầng, các hoạt động văn hóa và quản lý cộng đồng. Vai trị cộng
đồng được chia làm hai loại:
- Vai trị tham gia cộng đồng: thực hiện các cơng việc tổ chức ở cộng
đồng, thực hiện các nhu cầu chung như vệ sinh xóm ngõ, chăm sóc sức
khỏe... ðây là cơng việc thường được thực hiện tự nguyện, khơng được trả

tiền và làm vào thời gian rỗi, thơng thường do phụ nữ đảm nhận là chính.
- Vai trị lãnh đạo cộng đồng: các hoạt động quản lý cộng đồng thuộc cấu
trúc thể chế chính trị, những công việc này thường do nam giới thực hiện và thường
được trả cơng trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp bằng tăng thêm ñịa vị quyền lợi.
2.1.3 Những lý luận cơ bản về vai trò của phụ nữ
2.1.3.1 Khái niệm về vai trị
Vai trị thường là tính từ chỉ tính chất của sự vật, sự việc hiện tượng, dùng để
nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

8


một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó. Ví dụ : Vai trị của ðảng đối với sự
phát triển đất nước, vai trị của tác phẩm văn học nào đó đối với sự nghiệp sáng tác
văn học của tác giả, vai trị của từ đối với câu... Vai trò của cá nhân như là một vai
diễn là một hoặc nhiều chức năng mà cá nhân ấy phải ñảm trách trước xã hội.
Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và
nghĩa vụ ñược gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Vai trị xã hội của một
người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy ñủ các hành vi, nghĩa
vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó. ðồng thời họ cũng nhận
ñược những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ.
2.1.3.2 Khái niệm về phụ nữ
Phụ nữ thường ñược dùng ñể chỉ một người trưởng thành, cịn con gái
thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ nữ, đơi khi
dùng để chỉ đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác, như là trong nhóm từ
"quyền phụ nữ".
Nữ giới là một khái niệm chung ñể chỉ một người, một nhóm người hay tồn
bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những ñặc ñiểm giới tính

ñược xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và
chức năng giới tính hoạt động bình thường.
Nữ giới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ
bản và đặc trưng của lồi người.
Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái.
2.1.3.3 Vai trò của phụ nữ
Trong nhiều nền văn hố tiền sử, phụ nữ có một vai trị văn hoá riêng biệt.
Trong các xã hội săn bắn hái lượm, phụ nữ nói chung hái lượm các loại cây lương
thực, bắt các loại thú nhỏ, câu cá làm thức ăn và học sử dụng các sản phẩm sữa,
trong khi ñàn ông săn thịt từ các loại thú lớn.
Trong lịch sử gần đây hơn, các vai trị giới của phụ nữ ñã thay ñổi rất lớn.
Theo truyền thống, phụ nữ tầng lớp trung lưu chủ yếu tham gia vào các trách nhiệm
trong gia đình có nhấn mạnh tới việc chăm sóc trẻ em. Với phụ nữ nghèo hơn, đặc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

9


biệt là phụ nữ thuộc tầng lớp lao ñộng, ñiều này vẫn thường chỉ là một hoàn cảnh lý
tưởng, bởi nhu cầu kinh tế buộc họ phải kiếm việc bên ngồi gia đình. Tuy nhiên,
những cơng việc họ có thể làm thường bị trả lương thấp hơn so với nam giới.
Có thể thấy, trong lịch sử lồi người từ trước ñến nay, phụ nữ bao giờ cũng
là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đơng đảo những người lao ñộng trong xã
hội. Bằng lao ñộng sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm
phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trị khơng thể thiếu của
mình trong các lĩnh vực ñời sống xã hội, cụ thể là:
- Trong lĩnh vực hoạt ñộng vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản
xuất ra của cải để ni sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất,
phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội.

- Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trị sáng tạo nền văn hố
nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham
gia bằng nhiều hình thức của ñông ñảo phụ nữ.
- Song song với những hoạt ñộng góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất
và tinh thần, phụ nữ cịn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng
dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.
Là người mẹ, “người thầy ñầu tiên của con người”, phụ nữ Việt Nam ln
được ðảng, nhà nước, mỗi gia đình và tồn xã hội quan tâm, tạo ñiều kiện về nhiều
mặt. ðồng thời, phụ nữ cũng ñã cố gắng tự vươn lên ñể thực hiện hài hòa vai trò,
trách nhiệm trong xã hội và gia đình. Chị em khơng chỉ đóng góp cơng sức, trí tuệ
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà cịn góp phần tạo ra nguồn nhân lực
trong tương lai của đất nước khỏe mạnh, thơng minh.
Trong buổi tiếp các trưởng đồn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ
11 (WLN) của diễn ñàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra
vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng ñịnh, Ðảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và
hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều
hoạt động. Trong thời kỳ hịa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

10


ñạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.... Vai trị của phụ nữ hồn
tồn xứng ñáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh
hùng, bất khuất, trung hậu, ñảm ñang".
2.1.4 Vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1.4.1 ðặc điểm, vị trí, vai trị của người phụ nữ nơng thơn

• ðặc điểm
Trong những năm qua, các tầng lớp phụ nữ nước ta nói chung và phụ nữ ở
nơng thơn nói riêng, phát huy truyền thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, ñảm
ñang”, ñã đồn kết, đổi mới sáng tạo trong lao động, cơng tác, đạt nhiều thành
tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần xứng
đáng vào cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ ñất nước, làm ñẹp thêm những
phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt Nam : Yêu nước, thông minh, cần cù, nhẫn
nại, nhân hậu …
Tuy nhiên, trong khó khăn chung của ñất nước, phụ nữ, ñặc biệt là PNNT
ñang phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Một bộ phận đáng kể phụ nữ khơng có hoặc
khơng đủ việc làm, thu nhập thấp, nhiều chị em còn phải làm việc trong các ñiều
kiện nặng nhọc, ñộc hại. Sức khỏe phụ nữ nói chung giảm sút, nhiều trẻ em suy
dinh dưỡng, khơng ít trường hợp ngay từ khi cịn là bào thai.
Nhiều phụ nữ ở nông thôn, nhất là phụ nữ ở miền núi, vùng nông thôn hẻo
lánh, mù chữ, tái mù chữ và học vấn thấp còn nhiều. Mức hưởng thụ văn hóa, văn
nghệ thấp. Phụ nữ cịn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức. Phụ nữ là nạn nhân
của nhiều tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển như : Mại dâm, nghiện hút,
cờ bạc, mê tín dị đoan …
Thực tế cho thấy, các hoạt ñộng kinh tế của PNNT thường ñược thực hiện
theo tập quán và kinh nghiệm truyền thống, chưa ñược ñào tạo ngay cả kỹ năng
nghề nơng. Vì vậy, mặc dù cơng sức của chị em bỏ ra rất lớn nhưng sản lượng cây
trồng, vật ni thu được rất thấp và dễ gặp rủi ro. Trong khi đó, hiệu quả sản xuất
nơng nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với thu nhập, việc làm và ñời sống của phụ
nữ cũng như ñối với cả gia đình họ. Do những đặc điểm đó mà hầu hết phụ nữ ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

11



nơng thơn gặp một số khó khăn nổi bật sau:
1) Về thu nhập: Nguồn thu nhập chính của PNNT là từ sản xuất nông-lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Những lĩnh vực sản xuất này thường rất vất vả và cho
thu nhập rất thấp. Hơn nữa do khơng có kinh nghiệm làm ăn và thiếu vốn sản xuất
nên nhiều chị em phụ nữ vẫn phải chấp nhận cuộc sống nghèo khó, thu nhập thấp
hoặc phụ thuộc vào người chồng.
Trong cái nghèo khổ chung, chị em là người chịu ñựng cơ cực nhiều hơn vì bị ràng
buộc bởi nhiều hủ tục lạc hậu. Ngồi những bữa ăn đạm bạc, đàn ơng cịn nhiều thú
vui khác như uống rượu cần, hút thuốc hoặc vui thú hát hị nhưng với phụ nữ, ngồi
bữa ăn no, họ khơng được hưởng thú vui nào hơn ngồi việc quanh năm, suốt tháng
lo lắng cho gia đình, con cái. Thậm chí các chị cịn khơng có thời gian và điều kiện
để lo cho chính bản thân mình.
2) Về việc làm: Phụ nữ Việt Nam nếu trước kia chỉ phải làm các cơng việc
nhà, chăm sóc gia đình, khơng phải lo kiếm tiền thì hiện nay các chị phải làm tất cả
các công việc từ sản xuất kinh doanh, ni con, chăm lo gia đình, thậm chí cịn làm
cả công việc của nam giới như cày, bừa.... Hầu như các chị thường xun làm
khơng hết việc, khơng có thời gian nghỉ ngơi…
3) Về quyền và lợi ích: Vì đời sống khó khăn nên phụ nữ nơng dân khơng có
thời gian nghỉ ngơi. Do nạn tảo hôn, nhiều phụ nữ phải đẻ sớm, đẻ nhiều và do đó
sức khoẻ giảm sút. Nhiều nơi còn giữ những hủ tục lạc hậu như mẹ phải ăn cơm sau
con trai, sinh con phải ở ngoài rừng, con sống hay chết là trách nhiệm của người
mẹ... Chị em vẫn thường chấp nhận những hủ tục này như một điều hiển nhiên vì
thiếu hiểu biết về luật pháp, thiếu nhận thức về bình đẳng. Khi ñược hỏi về quyền
bình ñẳng nam nữ, phần lớn chị em trả lời khơng biết là gì hoặc khơng trả lời.
4) Về trình độ văn hố: Hiện nay ở nơng thơn trình độ văn hố của phụ nữ
hầu hết cịn rất thấp. Tuy tỷ lệ mù chữ cịn ít nhưng trình độ học hết cấp 1 cịn khá
phổ biến, tỷ lệ học hết cấp 2 và cấp 3 có thể nói là hiếm có ở những vùng nơng thơn
đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. Nguyên nhân là do ña số họ là những phụ
nữ sống từ thời chiến tranh nên khơng có điều kiện để học hành. Song song với đó
là do những quan niệm cũ của thời phong kiến nên ñã hạn chế rất nhiều đến trình


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

12


độ học vấn của họ.
• Vai trị của phụ nữ trong nơng nghiệp
Hiện nay, Việt Nam có hơn 12 triệu nữ nông dân (Trung tâm thông tin, 2005)
và chỉ riêng con số khổng lồ này cũng ñủ ñể coi họ là một ưu tiên. Hầu như tất cả
những người mới tham gia vào lĩnh vực nơng nghiệp đều là phụ nữ (ADB, 2005) và
điều này có thể chỉ ra rằng trong tương lai, phụ nữ sẽ gánh vác trách nhiệm lớn hơn
trong sản xuất nơng nghiệp. Nhiều cơng việc đang ñược tiến hành ñể cung cấp dịch
vụ cho nữ nông dân và 30% cán bộ khuyến nông là phụ nữ.
Hộp 2.1: Vắn tắt về Phụ nữ trong nông nghiệp
- Nam nơng dân chiếm 40% tổng lực lượng lao động (18 - 64 tuổi) và nữ
nông dân chiếm 49% tổng lực lượng lao động nữ. Ở nơng thơn, 62% phụ nữ lao
động trong lĩnh vực nơng nghiệp và 87% phụ nữ dân tộc thiểu số làm nông nghiệp
(NHTG 2006).
- 92% lao ñộng mới tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian từ
năm 1993 ñến năm 1998 là phụ nữ, trong khi số nam nông dân giảm dần (0,3%
hàng năm) (ADB 2005).
- Theo bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2005, 30% cán bộ khuyến
nông là nữ giới. Một ñiều tra của viện KHXH Việt Nam cho thấy ít hơn một nửa nữ nơng
dân đã từng tham gia các lớp học khuyến nông (Viện KHXH Việt Nam 2006).
Nguồn:ðánh giá tình hình giới ở Việt Nam (2006). WB, ADB, Vụ Phát triển Quốc
tế Vương quốc Anh và Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada.
Với những ñặc ñiểm và vị trí mà người phụ nữ Việt Nam đang có có thể cho
ta thấy ñược những thay ñổi to lớn của phụ nữ nơng thơn hiện nay. Họ đang dần trở
thành những bà chủ trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp.

2.1.4.2. Vai trị của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ
a. Một số khái niệm về sản xuất:
Sản xuất là hoạt ñộng ñặc trưng của con người và xã hội loài người, Sản xuất
xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con
người. Ba quá trình ñó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác ñộng qua lại lẫn nhau, trong đó
sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

13


Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng cơng cụ lao động tác động
vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật
chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất con
người phải ñấu tranh với thiên nhiên, tác ñộng lên những vật chất làm thay ñổi
những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải vật chất
khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, q
trình này thể hiện trình độ cịn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra
chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản
phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao ñổi trên thị trường, thường ñược sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản phẩm này mang tính tập trung chun canh
cao, tỷ lệ hàng hố cao.
Sản xuất là quá trình con người sáng tạo ra tư liệu vật chất ( vật phẩm, năng
lượng, dịch vụ) thích hợp với nhu cầu của con người và xã hội, là cơ sở tồn tại và
phát triển của xã hội loài người. Hai yếu tố của sản xuất là người lao động và tư liệu

sản xuất. Q trình sản xuất cũng là q trình kết hợp người lao động và tư liệu sản
xuất. Quá trình sản xuất trải qua những cơng đoạn khác nhau, đi từ ngưn liệu, vật
liệu tự nhiên hay bán thành phẩm ñến sản phẩm cuối cùng, Các cơng đoạn ấy nối
tiếp nhau, đồng thời có quan hệ nhất ñịnh với nhau ñể cùng tác ñộng ñi ñến hình
thức sản phẩm ñã ổn ñịnh. Quá trình sản xuất khơng phải lúc nào cũng đồng nhất
với q trình lao động, vì thời gian lao động trong q trình sản xuất có lúc bị gián
đoạn thời gian đối tượng lao ñộng chịu sự tác ñộng của nhân tố tự nhiên, khơng có
sự tham gia của con người. VD Trong nông nghiệp, thời gian sinh vật vẫn phát triển
mà không cần sự tác động của con người, trong cơng nghiệp chế biến thực phẩm
chính là thời gian lên men.
Sản xuất ñược coi là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, tạo thành phương thức sản xuất. Theo nghĩa rộng, sản xuất là một quá trình tái

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

14


sản xuất, bao gồm 4 khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, trong đó sản
xuất đóng vai trị quyết định; sản xuất quy định phương thức và ñặc ñiểm xã hội của
phân phối, trao ñổi và tiêu dùng. ðến lượt mình, phân phối trao đổi, tiêu dùng cũng
tác động trở lại đối với sản xuất, thậm chí có mặt quyết định sản xuất. Sản xuất phụ
thuộc vào nhiều yếu tố vật chất (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất). Sản xuất
là nguồn chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm của quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm trong
nước (GDP) là yếu tố chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tức là sự mở rộng số lượng
quốc gia, tiềm năng cuả một ñất nước.
Theo từ ñiển kinh tế học ñịnh nghĩa sản xuất là hoạt ñộng kết hợp các ñầu vào
nhân tố như lao ñộng, tư bản, ñất ñai ( ñầu vào cơ bản) và hoặc nguyên liệu ( ñầu vào
trung gian) ñể tạo ra hàng hố và dịch vụ ( sản phẩm, sản lượng, đầu ra). Hoạt ñộng
này chủ yếu ñược khu vực doanh nghiệp thực hiện và người quản lý doanh nghiệp tức là người có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp các ñầu vào nhân

tố - ñược coi là doanh nhân hay người nắm giữ năng lực kinh doanh.
b. Một số khái niệm về tiêu thụ:
Xã hội càng phát triển, nhu cầu mua - bán - trao ñổi hàng hóa càng gia tăng,
hoạt động tiêu thụ càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy, có nhiều quan điểm về tiêu
thụ khác nhau dựa trên các lĩnh vực khác nhau. Có quan điểm cho rằng thực chất
của việc tiêu thụ là hoạt ñộng bán hàng: “là hoạt ñộng kinh tế nhằm bán được hàng
hóa của nhà sản xuất cho tất cả các ñối tượng tiêu dùng khác nhau trong xã hội”.
Như vậy tiêu thụ là hoạt ñộng trung gian, thực hiện mối giao lưu giữa các ngành
kinh tế quốc dân, giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối với các tổ chức, đối
tượng tiêu dùng khác nhau. Nó tác ñộng ñến sự phát triển kinh tế của ñất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt, bán hàng trở thành khâu
quan trọng quyết ñịnh mang tính sống cịn đối với người sản xuất.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng
hoá. Qua tiêu thụ, hàng hoá ñược chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ
và vòng chu chuyển vốn của người sản xuất được hồn thành. Từ đó tạo cơ sở thu
hồi chi phí và tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Các ñơn vị sản xuất kinh
doanh phải thực hiện chức năng cơ bản là ñảm bảo sản xuất, cung cấp khối lượng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

15


sản phẩm nhất ñịnh với những yêu cầu về chất lượng, chủng loại...cho nhu cầu tiêu
dùng của xã hội (ðỗ Văn Viện, 2006).
ðối với nơng dân hiểu một cách đơn giản, tiêu thụ là bán nơng sản của mình
để mang lại thu nhập. Thị trường tiêu thụ nông sản là thị trường của các sản phẩm
từ trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
Theo quan điểm của các nhà kế tốn quản trị thì: “tiêu thụ sản phẩm là quá
trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa” . Theo quan diểm

này thì tiêu thụ được coi là hoạt động cuối cùng của một vịng ln chuyển vốn. Từ
đây mới có các hoạt động tiếp theo ñể tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh
tốc ñộ luân chuyển vốn.
Theo quan ñiểm của hoạt ñộng thương mại thì: “tiêu thụ là một q trình trao
đổi hàng hóa - tiền tệ trong đó người bán trao hàng cho người mua và người mua trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người bán”. ðịnh nghĩa này cho rằng tiêu thụ là
một khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó kết thúc một chu kỳ sản
xuất kinh doanh và mở ra một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới.
Một quan ñiểm khác lại cho rằng: “tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ là q
trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thơng qua hình thức mua bán”. Theo
Nguyễn Tấn Bình (2003), đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối
cùng của một vịng chu chuyển vốn; là q trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện
vật sang hình thái tiền tệ. Ơng cịn cho rằng: “Trong nền kinh tế thị trường, doanh
nghiệp tự giao chỉ tiêu cho chính mình, thường xuyên tự trả lời các câu hỏi: sản xuất
cái gì, sản xuất bao nhiêu,sản xuất cho ai? Thị trường trở thành chiếc gương soi là nơi
có sức ấn định mọi hành vi và cách ứng xử của doanh nghiệp”
Từ những quan điểm trên về tiêu thụ có thể tóm lại như sau:
Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc
nghiên cứu thị trường, xác ñịnh nghiên cứu khách hàng, ñặt hàng và tổ chức sản
xuất, thực hiện các nhiệm vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu
quả cao nhất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

16


c. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ bao hàm những kiến thức, hiểu
biết của bản thân họ về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thị trường sản xuất hàng

hố, từ đó họ có những ứng xử để tiếp cận thị trường cho phù hợp. ðồng thời năng
lực bản thân họ chịu tác động của cả hồn cảnh, điều kiện xung quanh. Do đó vai
trị của họ thể hiện trong:
- Những kiến thức của phụ nữ về kinh tế thị trường.
- Vai trị của phụ nữ trong việc ra quyết định mua các yếu tố ñầu vào, ñầu ra
cho sản phẩm.
- Vai trò của phụ nữ trong các khâu sản xuất
- Vai trị của phụ nữ trong việc hạch tốn chi phí sản xuất.
- Khả năng phân tích tình huống và ứng xử trong tiêu thụ sản phẩm.
2.1.5 ðặc ñiểm của sản xuất và tiêu thụ rau:
2.1.5.1 ðặc ñiểm của sản xuất rau:
Sản xuất rau nói chung, sản xuất rau an tồn nói riêng ở Việt Nam chủ yếu
được thực hiện ở các hộ gia đình nơng dân với quy mơ nhỏ ở một số vùng trọng điểm
quanh các đơ thị lớn, sản xuất kiểu trang trại theo quy mô lớn mới ñang manh nha hình
thành. Tập quán canh tác truyền thống có ứng dụng khoa học cơng nghệ đã được áp
dụng nhiều năm trở lại đây nhưng vẫn cịn hạn chế, chưa ñược mở rộng, kỹ thuật
chuyên canh chưa cao; năng suất, chất lượng thấp; trình độ của người sản xuất chưa
ñược nâng cao; chưa dứt bỏ ñược một số tập quán canh tác cũ, lạc hậu.
Sản xuất rau an toàn ñang là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nơng
nghiệp theo hướng hàng hố hiện nay. Sản xuất rau còn là nguồn xuất khẩu quan
trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến. Rau có ý nghĩa mở rộng quan hệ quốc
tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường cơng
nghiệp hố - hiện đại hố. Sản xuất rau an tồn tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá
trị kinh tế cao, đóng góp một phần đáng kể vào q trình sản xuất chung của cả
nước. Sản xuất rau an tồn cung cấp ngun liệu để phát triển ngành cơng nghiệp
thực phẩm nhằm tăng dự trữ, góp phần điều hồ cung trên thị trường, ổn định giá

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

17



×