Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Luận văn thạc sĩ vấn đề môi trường trong phát triển nguồn điện của việt nam và các biện pháp làm giảm ảnh hưởng môi trường trong nhà máy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.1 MB, 152 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------

-------

LƯU TRUNG SƠN

VẤN ðỀ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN ðIỆN
CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP LÀM GIẢM ẢNH
HƯỞNG MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC NHÀ MÁY ðIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT ðIỆN
MÃ SỐ : 60.52.02.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN LÂN TRÁNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014
Tác giả luận văn

Lưu Trung Sơn

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn tổ chức và cá nhân đó.
Lời đầu tiên tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Lân Tráng, người đã gợi mở cho tơi phương pháp nghiên cứu, người đã hướng dẫn
và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn các thầy cơ giáo ở bộ mơn Hệ thống điện, khoa Cơ – ðiện và
Viện ñào tạo sau ñại học trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tọa
điều kiện để tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn các bạn bè đã giúp ñỡ tôi thu thập thông tin, số liệu phục vụ
cho nghiên cứu và xin cảm ơn bạn bè, người thân ñã giúp tôi trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, giúp tơi có thể sử dụng thành cơng phần mềm WASP
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình tơi, những người ln bên
cạnh tơi, chăm sóc, chia sẻ, động viên tơi, những lúc khó khăn, giúp tơi có thể hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014
Tác giả luận văn


Lưu Trung Sơn

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan............................................................................................................i
Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .....................................................................vi
Danh mục các bảng ...............................................................................................vii
Danh mục các hình vẽ ..........................................................................................viii

MỞ ðẦU ...............................................................................................................1
Chương 1 VẤN ðỀ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÁC
NGUỒN NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM ..............................................3
1.1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM ..........................................................................................................3

1.2

TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ......................6

1.2.1


Tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước ở Việt Nam .................................6

1.2.2

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở Việt Nam .........................8

1.2.3

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ñất ở Việt Nam ...................................12

1.3

CÁC TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG...............................13

1.3.1

Ơ nhiễm mơi trường nước......................................................................13

1.3.2

Ơ nhiễm mơi trường khơng khí .............................................................14

1.3.3

Ơ nhiễm mơi trường đất .........................................................................21

1.4

TÌNH HÌNH CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM ............22


1.4.1

Nguồn thủy năng ....................................................................................22

1.4.2

Nguồn than đá .........................................................................................22

1.4.3

Nguồn dầu khí.........................................................................................23

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

iii


Chương 2 PHÁT THẢI CÁC NHÀ MÁY ðIỆN ẢNH HƯỞNG ðẾN
MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN ðIỆN CỦA
VIỆT NAM .............................................................................................26
2.1

NHÀ MÁY NHIỆT ðIỆN .....................................................................26

2.1.1

Tác tác động đến mơi trường của nhà máy nhiệt ñiện .........................26

2.1.2


Lượng phát thải của một số nhà máy nhiệt ñiện ...................................29

2.2

NHÀ MÁY THỦY ðIỆN ......................................................................32

2.2.1

Ảnh hưởng của các nhà máy thuỷ điện đến mơi trường ......................32

2.2.2

Phát thải của một số nhà máy thuỷ ñiện................................................36

2.3

NHÀ MÁY ðIỆN HẠT NHÂN ............................................................37

2.3.1

Tác ñộng của việc khai thác mỏ uran ....................................................38

2.3.2

Ảnh hưởng của chất thải hạt nhân .........................................................40

2.3.3

Ảnh hưởng của nhà máy điện hạt nhân đến mơi trường khi vận
hành bình thường ....................................................................................42


2.3.4

Ảnh hưởng của nhà máy điện hạt nhân ñến môi trường khi bị sự
cố 45

2.4

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM TÁC ðỘNG ðẾN MÔI
TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY ðIỆN ......................................................46

2.4.1

Nhà máy nhiệt ñiện.................................................................................46

2.4.2

Nhà máy thủy ñiện .................................................................................56

2.4.3

Nhà máy ñiện hạt nhân...........................................................................57

Chương 3 ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH WASP-IV ðỐI VỚI BÀI
TOÁN QUY HOẠCH NGUỒN ðIỆN VIỆT NAM KHI XÉT
ðẾN YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG .............................................................59
3.1

TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH WASP.....................................59


3.2

HÀM MỤC TIÊU...................................................................................61

3.2.1

Tính tốn các chi phí ..............................................................................62

3.2.2

Những ràng buộc trong WASP-IV ........................................................64

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

iv


3.3

CÁC MƠ ðUN CỦA WASP ................................................................75

3.3.1

Mơđun LOADSY ...................................................................................76

3.3.2

Mơđun FIXSYS (Fixed System Description) .......................................77

3.3.3


Mơđun VARSYS (Variable System Description) ................................79

3.3.4

Mơđun CONGEN (Configuration Generator) ......................................79

3.3.5

Mơđun MERSIM (Merge and Simulate) ..............................................81

3.3.6

Mơđun DYONPRO (Dynamic Programing Optimization) .................83

3.3.7

Mơđun REMRSIM (Repeat Merge and Simulate) ...............................85

3.3.8

Mơđun REPROBAT (Report Writer of WASP in Batched) ...............85

3.4

SỬ DỤNG WASP IV CHO BÀI TỐN QUY HOẠCH NGUỒN
CĨ XÉT ðẾN YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG .............................................86

3.4.1


Số liệu chung về dự án quy hoạch:........................................................87

3.4.2

Thông số phụ tải, thơng số các nhà máy hiện có và các nhà máy
có kế hoạch đưa vào vận hành: ..............................................................87

3.4.3

Kết quả tính tốn của các phương án nghiên cứu.................................89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... - 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 100

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt
Tiếng Việt
HTð - Hệ thống ñiện
NMð - Nhà máy ñiện
NMðNð - Nhà máy ñiện nhiệt ñiện
NMðNT - Nhà máy ñiện nguyên tử
NMðTð - Nhà máy ñiện thủy ñiện
Tiếng Anh
CONGEN - Configuration Generator, Cấu hình máy phát điện
DYONPRO - Dynamic Programing Optimization, Phương pháp quy hoạch
ñộng

FIXSYS - Fixed System Description, Mơ tả chế độ cố định
IAEA - International Atomic Energy Agency, Cơ quan Năng lượng nguyên
tử quốc tế
MERSIM - Merge and Simulate, Mô phỏng xác suất
REMRSIM - Repeat Merge and Simulate COD, Mơ phỏng mơ hình xác suất
REPROBAT - Report Writer of WASP in Batched, Kết quả cuối cùng ñưa ra
từ WASP
TDS - Total Dissolved Solids, Tổng chất rắn hoà tan
VARSYS - Variable System Description, Mơ tả chế độ biến ñổi
WASP - Wien Automatic System Planning Package, Chương trình quy
hoạch tự động hệ thống điện

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1. Giá trị nồng ñộ cho phép các chất ơ nhiễm trong khơng khí trong 1
giờ ..............................................................................................................9
Bảng 1-2. Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí đối với sức khoẻ con người ở
khu cơng nghiệp Thượng ðình..................................................................16
Bảng 1-3. Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thuỷ ñiện Việt Nam ..................................22
Bảng 1-4. Thống kê về than Việt Nam của EIA ....................................................23
Bảng 1-5. Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh ......................................................23
Bảng 2-1. Lượng phát thải của một số nhà máy nhiệt ñiện than Việt Nam .............30
Bảng 2-2. Lượng phát thải của một số nhà máy nhiệt ñiện dầu ..............................31
Bảng 2-3. Lượng phát thải của một số nhà máy nhiệt ñiện khí...............................31
Bảng 2-4. Phát thải khí của hồ chứa trong quá trình vận hành................................36
Bảng 2-5. Lượng thải của các nhà máy thuỷ điện Việt Nam ..................................36

Bảng 2-6. Hệ số cơng suất Kp và Kv ......................................................................47
Bảng 2-7. Nồng ñộ tối ña cho phép của các thơng số ơ nhiễm trong khí thải
cơng nghiệp nhiệt điện ..............................................................................48
Bảng 3-1. Thơng số phụ tải giai ñoạn quy hoạch ...................................................87
Bảng 3-2. Cách ký hiệu các nhà máy hiện có và đã có kế hoạch đưa vào vận hành ....87
Bảng 3-3. Các loại nhà máy nhiệt ñiện dự ñịnh phát triển......................................88
Bảng 3-4. Các loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt ñiện ........................88
Bảng 3-5. Kết quả tính tốn cho trường hợp khơng xét hệ số phát thải ..................89
Bảng 3-6. Kết quả tính tốn cho trường hợp xét hệ số phát thải .............................90
Bảng 3-7. Kế hoạch ñưa các tổ máy vào vận hành ............................................ - 91 Bảng 3-8. So sánh công suất phát của một số nhà máy trong hai trường hợp .... - 92 Bảng 3-9. Kết quả tính tốn khi giảm nồng độ chất gây ơ nhiễm trong nhiên
liệu đầu vào ......................................................................................... - 95 Bảng 3.10. Kết quả tính tốn khi chọn ràng buộc là bụi PM10.......................... - 96 -

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1. Chu trình phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu ..............................20
Hình 3-1. Sơ đồ cấu trúc hoạt động của chương trình WASP- IV ..........................76

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

viii


MỞ ðẦU
Việt Nam ñang trên ñà phát triển kinh tế, xã hội, cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước với tốc ñộ cao. Tốc ñộ tăng GDP của nước ta trong những năm gần
đây (2010 - 2013) đạt trung bình 5,5%/năm. Mục tiêu phấn ñấu của ñất nước ñược

ðảng và Nhà nước ta xác ñịnh là "Từ nay ñến 2020, ra sức phấn ñấu ñể ñưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp”. Dự kiến trong những năm tới, GDP của Việt Nam
sẽ tăng 2 ñến 3 lần. Sự tăng trưởng cao như vậy tạo ñiều kiện cho nước ta nhanh
chóng phát triển, hồ nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Tuy nhiên, ñồng
hành với sự tăng trưởng về kinh tế là nhu cầu về năng lượng ñặc biệt là năng lượng
ñiện cũng tăng cao. Từ năm 2010 - 2013, tốc độ tăng trưởng bình qn của công
suất phát là 12,7%. Theo thống kê của Trung tâm ñiều ñộ quốc gia, vào các giờ cao
ñiểm, hệ thống ñiện ñã phải sa thải một lượng lớn phụ tải (từ 200 MW - 300 MW).
Việc phát triển các nguồn ñiện ñáp ứng ñược nhu cầu ñiện cho nền kinh tế
quốc dân có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược phát
triển năng lượng quốc gia của Việt Nam ñến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã
nêu rõ "Phấn đấu đảm bảo cung cấp ñủ nhiên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội,... phát triển nguồn, lưới ñiện ñảm bảo ñáp ứng ñủ nhu cầu ñiện cho phát triển
kinh tế - xã hội".
Tuy nhiên, việc phát triển nguồn ñiện ñồng nghĩa với việc ñầu tư xây dựng
mới các nhà máy ñiện. Nhưng khi các nhà máy ñiện (chủ yếu là nhiệt ñiện và thuỷ
ñiện) ñi vào vận hành sẽ gây ơ nhiễm cho nguồn nước, khơng khí, đất đai... Thực tế,
nhà máy nhiệt điện sử dụng nguồn nhiên liệu hố thạch, khi hoạt động nó sẽ thải ra
một lượng lớn bụi, khí (CO2, SO2, NO2...) và các chất thải rắn. Hồ chứa của các nhà
máy thủy điện sinh ra khí CH4 và CO2 là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính làm
nóng trái đất. Các chất thải này ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, gây ơ
nhiễm mơi trường và dẫn ñến thiệt hại về kinh tế.
Phát triển nguồn điện có xét đến yếu tố mơi trường là vấn ñề cần thiết ñang
ñược nhiều quốc gia nghiên cứu. Tại Việt Nam, trong chiến lược phát triển năng
lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu rõ "Xây dựng các

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

1



mục tiêu, tiêu chuẩn dài hạn về môi trường theo hướng thống nhất với tiêu chuẩn
môi trường của khu vực và thế giới, phù hợp với ñiều kiện kinh tế của đất nước,
kiểm sốt và giảm nhẹ ơ nhiễm mơi trường trong các hoạt ñộng năng lượng, ñến
năm 2015 tất cả các cơng trình năng lượng phải đáp ứng tiêu chuẩn về mơi trường".
Vì những lý do trên, cùng với sự hướng dẫn giúp ñỡ của thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Lân Tráng tơi chọn đề tài "Vấn đề mơi trường trong phát triển nguồn
ñiện của Việt Nam và các biện pháp làm giảm ảnh hưởng mơi trường trong các
nhà máy điện"
Tại Việt Nam, có nhiều đề tài nghiên cứu về quy hoạch phát triển nguồn ñiện
theo phương pháp quy hoạch ñộng bằng cách sử dụng các chương trình WASP.
Một số đề tài cũng ñã nghiên cứu về ñầu tư phát triển hệ thống điện có xét đến yếu
tố mơi trường theo hướng xác định chí phí mơi trường, tối ưu nguồn điện có tính
đến chi phí mơi trường. Tuy nhiên những nghiên cứu đó cịn sơ sài, nặng về định
tính chứ chưa có những định lượng cụ thể.
Trong luận văn này tơi nghiên cứu về phát triển hệ thống điện có xét đến yếu
tố mơi trường. Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhà máy ñiện tới môi trường.
- Xác ñịnh hệ số phát thải cho phép ñối với các nhà máy nhiệt ñiện.
- Nghiên cứu các biện pháp làm giảm ảnh hưởng của nhà máy điện đến mơi
trường.
- Sử dụng WASP IV để tối ưu các nguồn điện của Việt Nam có xét đến các
ràng buộc về môi trường.
Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn kế thừa các kết quả dự báo của phụ
tải, và sử dụng số liệu ñầu vào từ tổng sơ ñồ VII ñã ñược thủ tướng chính phủ phê
duyệt. Luận văn sử dụng chương trình WASP IV kiểm tra lại tính tối ưu của
phương án đồng thời đưa thêm các ràng buộc phát thải ñể ñánh giá mức ñộ thay ñổi
của 2 phương án: không xét hệ số phát thải và có xét hệ số phát thải.

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật


2


Chương 1
VẤN ðỀ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÁC
NGUỒN NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM
Hiện nay trên thế giới vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn ñề ñang ñược hết
sức quan tâm , ñặc biệt là ở những nước ñang phát triển. Trong quá trình xây dựng
và phát triển kinh tế nước ta cũng gặp phải vấn ñề này. Nhất là trong những năm
gần ñây do nền kinh tế nước ta đang đi lên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đã đẩy mạnh q trình đơ thị hố dẫn tới tình trạng mơi trường ngày càng bị ơ
nhiễm. Do vậy việc bảo vệ môi trường là một trong nhưng vấn ñề ñược ðảng và
Nhà nước hết sức quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vì nếu khơng
có một chính sách đúng đắn về bảo vệ mơi trường thì sẽ gây ra những hậu quả to
lớn về kinh tế và xã hội.
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, ñe doạ trực tiếp
sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại
và tương lai. Giải quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay khơng chỉ là địi hỏi cấp thiết đối với các cấp
quản lí, các doanh nghiệp mà đó cịn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của
tồn xã hội.
Ơ nhiễm mơi trường bao gồm 3 loại chính là: ơ nhiễm đất, ơ nhiễm nước và
ơ nhiễm khơng khí. Trong ba loại ơ nhiễm đó thì ơ nhiễm khơng khí tại các đơ thị
lớn, khu cơng nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ơ nhiễm vượt
nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo Báo cáo của Bộ Tài ngun và Mơi trường, tính đến hết năm 2008, cả

nước có khoảng trên 200 khu cơng nghiệp. Ngồi ra, cịn có hàng trăm cụm, điểm
cơng nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quyết ñịnh thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

3


môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập
trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng
Tàu, Vĩnh Phúc. ðến nay, mới có 60 khu cơng nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí
nước thải tập trung (chiếm 42% số khu cơng nghiệp đã vận hành) và 20 khu cơng
nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình qn mỗi ngày, các khu, cụm,
điểm cơng nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải ñộc
hại khác. Tại Hội nghị triển khai ðề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông
ðồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chun mơn đều có chung đánh giá: nguồn
nước thuộc lưu vực sơng Sài Gịn - ðồng Nai hiện đang bị ơ nhiễm nặng, khơng đạt
chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do
Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Cơng ty Cấp nước Sài Gịn thực hiện năm
2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ơ nhiễm hữu cơ (đặc biệt là
ơ nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu
vực, hàm lượng nồng ñộ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như
cửa sơng Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy ñịnh nhiều lần;
chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ơ
nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ
trong khu dân cư trên lưu vực sơng ðồng Nai. Bình qn mỗi ngày, lưu vực sông
phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, ñiểm công nghiệp trên cả nước chưa ñáp
ứng ñược những tiêu chuẩn về mơi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho

mơi trường sinh thái ở một số địa phương bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân
cư, nhất là các cộng ñồng dân cư lân cận với các khu cơng nghiệp, đang phải đối
mặt với thảm hoạ về mơi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ
nguồn ơ nhiễm chất thải cơng nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản
ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân ñối với những hoạt ñộng gây ô nhiễm môi
trường, có khi bùng phát thành các xung ñột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra ñời ồ ạt các khu, cụm, điểm cơng nghiệp, các làng nghề thủ
cơng truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các
làng nghề có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

4


việc làm ở các ñịa phương. Tuy nhiên, hậu quả về mơi trường do các hoạt động sản
xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí,
chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO,
CO2, SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790
làng nghề, trong ñó có 240 làng nghề truyền thống, ñang giải quyết việc làm cho
khoảng 11 triệu lao ñộng, bao gồm cả lao động thường xun và lao động khơng
thường xun khác. Các làng nghề ñược phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các
khu vực tập trung phát triển nhất là ðồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc
bộ, ðồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở ðồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề,
chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các ñơn vị sản xuất của làng nghề rất ña dạng, có
thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự
phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội,
việc ñầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái của người dân làng nghề cịn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế

quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài
đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa
kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, nên tình
trạng ơ nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay ñã ở
mức “báo ñộng ñỏ”. Hoạt ñộng gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề
khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những
người dân làng nghề mà cịn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân
cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung ñột xã
hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ơ nhiễm mơi trường, tại
các đơ thị lớn, tình trạng ơ nhiễm cũng ở mức báo động. ðó là các ơ nhiễm về nước
thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, khơng khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân
số ở các đơ thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thốt nước khơng đáp ứng nổi và
xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vơ cơ và hữu cơ) ở đơ thị hầu
hết đều trực tiếp xả ra mơi trường mà khơng có bất kỳ một biện pháp xử lí nào

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

5


ngồi việc vận chuyển đến bãi chơn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi
ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất
thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thơng thải
ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi
ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo ñộng.
Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB),
trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, khơng
khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ơ nhiễm đất nặng nhất.

Theo báo cáo của Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ơ nhiễm bụi.
Bảo vệ mơi trường trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là
yêu cầu cấp thiết ñặt ra ñối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ
chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn ñề
này, những năm qua ðảng và Nhà nước ta ñã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách về bảo vệ mơi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004
của Bộ Chính trị (Khố IX) về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban
Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Bảo
vệ mơi trường (sửa đổi), các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật
Bảo vệ mơi trường...

1.2. TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.2.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê: năm 2005, cả nước ta có khoảng 240 nhà máy nước
với tổng công suất là 3,4 triệu m3/ngày. Tỷ lệ dân đơ thị được cấp nước sạch tăng
lên từ 47% năm 1995, năm 2000 là 60% và năm 2005 là 67%. Ở nông thôn, cung
cấp nước sạch chủ yếu vẫn là do nhân dân tự giải quyết, chủ yếu là sử dụng giếng
khoan, nước ao, hồ… nguồn nước cung cấp cho đơ thị và nơng thơn chủ yếu là lấy
từ nước mặt khoảng 70%, nước ngầm khoảng 30%. Nguồn nước mặt bao gồm: ao,
hồ, sông, suối. Theo báo cáo mới nhất của bộ Tài Nguyên và Môi Trường thì hầu
Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

6


hết nguồn nước ở các sông, rạch ao hồ ở ñô thị cũng như ở nông thôn ñều bị ô
nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là ở các đơ thị. ðiều này có thể do các nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước là nước thải sinh hoạt

trong nước thải sinh hoạt thường gặp các hợp chất hữu cơ như: Cacbon, Albumin có
nguồn gốc đơng vật các chất béo, các chất dầu…
Cịn các chất vơ cơ chủ yếu thường gặp là các muối dễ hoà tan ở dang ion
như: Na, K, Ca, Mg, Cl… nước thải sinh hoạt thường xuyên chứa các loại vi khuẩn
gây bệnh. Hàm lượng oxy hồ tan (DO) ở các sơng kênh, rạch thốt nước ở các đơ
thị thường rất nhỏ, hàm lượng DO < 2mg/l .
Một nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường
nước là nước thải cơng nghiệp ở các khu đơ thị, khu cơng nghiệp hay từ các nhà
máy điện. Các loại nước thải cơng nghiệp với thành phần gồm nhiều chất ñộc hại
như: thuốc tẩy rửa, chất dung mơi, thuốc nhuộm, các chất có chứa clo… thường
khơng được xử lý mà được đổ trực tiếp ra các sơng, ngịi thốt nước gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mơi trường.
Ngồi ra các loại nước thải khác như nước thải y tế, nước thải nơng
nghiệp… cũng đang góp phần lớn vào việc gây ô nhiễm nguồn nước.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 400.000 m3/ngày. Hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải
(chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện), 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải
và lượng rác thải sinh hoại chưa ñược thu gom khoảng 1.200m3/ngày ñang xả vào
các khu ñất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành (chỉ số BOD, oxy hoà tan, các
chất NH4, NO2, NO3 ở các sơng, hồ, mương nội thành đều vượt q quy định cho
phép). Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng nước thải của thành phố lên tới 600.000
m3/ngày (trong đó 60% lượng nước thải chỉ ñược xử lý sơ bộ trước khi thải vào hệ
thống chung của TP), chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải, khoảng
3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. Không chỉ ở Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh mà ở các đơ thị khác như Hải Phòng, Huế, ðà Nẵng, Nam ðịnh,
Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng khơng được xử lý độ ơ nhiễm nguồn nước
nơi tiếp nhận nước thải ñều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

7



chất lơ lửng (SS), BOD, COD, Ơ xy hồ tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20
lần TCCP.
Về tình trạng ơ nhiễm nước ở nơng thơn và khu vực sản xuất nơng nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nơng thơn là nơi cơ sở hạ
tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc khơng được xử lý
nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trơi, làm cho tình trạng ơ nhiễm nguồn nước về mặt
hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

1.2.2. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở Việt Nam
Hiện nay, vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng khí, đặc biệt tại các đơ thị
khơng chỉ cịn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó ñã trở
thành vấn ñề toàn cầu, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên
thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến mơi trường, đã làm cho
mơi trường sống của con người bị thay ñổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những
năm gần ñây nhân loại ñã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ơ nhiễm mơi trường
khơng khí đó là: sự biến đổi của khí hậu - nóng lên tồn cầu, sự suy giảm tầng ơzơn
và mưa axít. Ở Việt Nam ơ nhiễm mơi trường khơng khí ñang là một vấn ñề bức
xúc ñối với môi trường đơ thị, cơng nghiệp và các làng nghề. Ơ nhiễm mơi trường
khơng khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người (ñặc biệt là gây ra các bệnh
ñường hơ hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà
kính, mưa axít và suy giảm tầng ơzơn). Cơng nghiệp hóa càng mạnh, đơ thị hóa
càng phát triển thì nguồn thải gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí càng nhiều, áp lực
làm biến đổi chất lượng khơng khí theo chiều hướng xấu càng lớn, thực trạng này
ñặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học những nhiệm vụ nặng nề trong việc xử lý
và kiểm sốt tình trạng ơ nhiễm. ðể làm tốt vấn ñề này, rất cần sự phối hợp ñồng bộ
của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và của từng người dân trong xã hội.
Hiện nay ở đơ thị và các khu cơng nghiệp mức độ ơ nhiễm khơng khí lớn
hơn nhiều lần so với các khu vực khác. Hầu hết các đơ thị đều bị ơ nhiễm trầm

trọng tới mức báo động: nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4 ñến 0,5
mg/m, nồng ñộ bụi ở các khu dân cư bên cạnh nhà máy, xí nghiệp hay gần đường
giao thơng lớn đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần nơi ơ nhiễm lớn nhất

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

8


trong các ñịa ñiểm là khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phịng… Ơ nhiễm
khơng khí chủ yếu là do giao thông vận tải, xây dựng sửa chữa nhà cửa và do sản
xuất công nghiệp gây ra.
Chất lượng mơi trường khơng khí thường được đặc trưng bằng các chỉ tiêu
nồng độ các chất ơ nhiễm trong mơi trường khơng khí. Trong khơng khí càng ít chất
ơ nhiễm và nồng độ các chất ơ nhiễm đó càng nhỏ thì chất lượng mơi trường khơng
khí càng tốt.
Ở Việt Nam, nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí gồm:
- Các hoạt ñộng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Hoạt ñộng giao thơng vận tải.
- Xây dựng đơ thị, hạ tầng kỹ thuật.
- Sinh hoạt của nhân dân (ñun than, củi, dầu ...)
Các chất ơ nhiễm điển hình trong mơi trường khơng khí là bụi lơ lửng có đường
kính bé hơn 10µm (PM10), Sulfurơ (SO2), nitơđiơxít (NO2), cácbon oxit (CO), cacbonic
(CO2), hrơ sunfurơ (H2S), bụi và hơi chì... trong đó phổ biến nhất là bụi (PM10), SO2
và NO2. Theo TCVN 5937-2005, giá trị nồng độ giới hạn của các thơng số này trong
khơng khí ( tính trung bình trong 1 giờ) ñược thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1-1. Giá trị nồng độ cho phép các chất ơ nhiễm
trong khơng khí trong 1 giờ
Chất ơ nhiễm


Nồng độ cho phép (mg/m3)

Bụi

0,3

SO2

0,35

NO2

0,2

a. Về ơ nhiễm bụi:
Ô nhiễm bụi chủ yếu là do các hoạt ñộng giao thông, xây dựng gây ra. Nồng
ñộ bụi trung bình của các khu dân cư cạnh đường giao thơng và các khu cơng
nghiệp đều vượt trị số TCCP từ 1,5 ñến 3 lần, trường hợp cá biệt gần nhà máy nhiệt
ñiện, nhà máy gạch ñều vượt quá từ 5 ñến 8 lần. Còn tại các khu dân cư xa ñường
giao thông, các cơ sở sản xuất hay các khu cơng nghiệp đều xấp xỉ trị số TCCP
(trung bình 1 ngày là 0,2mg/m3).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

9


Hầu hết các đơ thị nước ta đều bị ơ nhiễm bụi, nồng độ bụi trong khơng khí ở
các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phịng, ðà Nẵng đều lớn hơn
tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần. Ở các nút giao thơng thuộc các đơ thị này nồng

độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 ñến 5 lần, ở các khu đơ thị mới đang diễn
ra q trình thi cơng xây dựng nhà cửa, đường xá... thì nồng độ bụi thường vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.
Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ơ nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung
quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng ðình với đường kính khu vực ơ
nhiễm khoảng 1700 mét và nồng ñộ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4
lần, xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai - Mai ðộng, khu
vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu
chuẩn cho phép 2-3 lần. Theo kết quả quan trắc năm 2009, trong 250 ñiểm quan trắc
có 180 điểm (chiếm 72%) có nồng độ bụi vượt q tiêu chuẩn cho phép, cá biệt có
nơi nồng độ này vượt 11 lần tiêu chuẩn cho phép. Mỗi năm Hà Nội phải tiếp nhận
khoảng 80.000 tấn bụi khói từ hơn 400 cơ sở sản xuất công nghiệp.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm
2010, nếu tất cả 74 khu cơng nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ
thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức làn gấp 29 lần so
với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại. Ở thành phố Hồ Chí
Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên ñịa bàn thành phố tiêu thụ khoảng
210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy ñã thải vào khơng khí khoảng
1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn
CO2, 13200 tấn Hydrocarbon và 156 tấn Aldehyde. Chính vì thế, tại nhiều khu vực
trong các đơ thị có nồng độ các chất ơ nhiễm lên khá cao.
Tại các ñô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nồng ñộ bụi vẫn còn thấp
hơn trị số tiêu chuẩn cho phép.
b. Về ơ nhiễm khí SO2
Anhiđrit sunfurơ (SO2): là chất khí hình thành do ơxy hóa lưu huỳnh (S) khi
đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua. SO2 thải
vào khơng khí có thể biến ñổi thành SO3 và axid sunfuric. Chất này là một nguyên

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật


10


nhân của mưa axid ở nhiều vùng trên thế giới.
Nhìn chung, nồng độ khí SO2 trung bình ở các đơ thị và khu cơng nghiệp
nước ta cịn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép.
Trong các thành phố, thị xã đã quan trắc thì ở các thành phố Hồ Chí Minh,
ðà Nẵng, Vũng Tàu, Long An có nồng độ SO2 lớn nhất nhưng vẫn thấp hơn trị số
tiêu chuẩn cho phép 2 lần, các thành phố khác như Hà Nội, Hải Phịng, Thanh Hố,
Vinh, Huế, Cần Thơ, Cà Mau... nồng độ khí SO2 trung bình ngày đều dưới
0,1mg/m3 tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần.
ðối với 13 khu cơng nghiệp đã quan trắc thì chỉ có 3 khu cơng nghiệp (chiếm
23%) có nồng độ khí SO2 vượt tiêu chuẩn cho phép là khu cơng nghiệp Biên Hồ
cũ, khu nhà máy xi măng Hải Phịng và khu cơng nghiệp Thượng ðình. Tại khu
cơng nghiệp Thượng ðình, kết quả đo đạc các năm 1997 - 1998 cho thấy nồng độ
SO2 trong khơng khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 4 lần. Kết quả quan trắc của các
cơ quan chun mơn cho thấy nồng độ bụi ở khu vực Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu
chuẩn cho phép, gần 0,3mg/m3 trong 24 giờ (gồm bụi lơ lửng, bụi Pb, Hg, SiO2, khí
thải CO, CO2, NO2). Mỏ ðèo Nai phải xử lý lượng ñổ thải chất cao thành núi trong
mấy chục năm qua. Mỏ Cọc Sáu với biển nước thải sâu 200m chứa 5 triệu m3có
nồng độ axit cao và độ PH 4 - 4,5mgđl/l sẽ phải tìm cơng nghệ phù hợp để xử lý.
c. Về ơ nhiễm khí NO2
Nitrogen dioxide (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ơxy hóa. Ở
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ðà Nẵng, Hải Phịng nồng
độ khí NO2 trung bình ngày dao ñộng từ 0,04 - 0,09 mg/m3 chúng ñều nhỏ hơn trị
số tiêu chuẩn cho phép tức là chưa có hiện tượng ơ nhiễm khí NO2. Tuy nhiên vẫn
có một số nút giao thông lớn tại các khu vực này nồng độ khí NO2 vượt trị số tiêu
chuẩn cho phép. Như các khu công nghiệp, khu công nghiệp Biên Hồ cũ bị ơ
nhiễm khí NO2 gấp 1,8 lần tiêu chuẩn cho phép, tiếp theo là khu cơng nghiệp Trà
Móc (Cần Thơ). Các điểm cơng nghiệp khác đều có nồng độ khí NO2 trong khơng

khí nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
d. Về ơ nhiễm chì (Pb)
Chì (Pb): khói xả từ ñộng cơ của các phương tiện tham gia giao thông có

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

11


chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngồi ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ
nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất. Theo tiêu chuẩn chất lượng
khơng khí ở Việt Nam, nồng độ chì trong khơng khí là 0,005mg/m3.
e. Về ơ nhiễm tiếng ồn
Do hệ thống giao thông và công nghiệp ngày càng phát triển nên ở cạnh các
khu công nghiệp hay ñường giao thông lớn ñều bị ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng.
Tình trạng ơ nhiễm khơng khí ngày càng nặng là nguyên nhân chính gây ra kết quả
khiến người dân sinh sống ở các thành phố lớn ngày càng có nhiều người bị bệnh về
đường hơ hấp.
f.

Về ơ nhiễm khí Radon
Radon là khí hiếm phóng xạ khơng màu, khơng mùi, là sản phẩm phân rã của

radium. Nó là một trong những chất đặc nhất tồn tại ở dạng khí trong các điều kiện
bình thường và được xem là có hại cho sức khỏe do tính phóng xạ của nó. Sinh ra
do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng nên thường tồn tại trong
lớp khơng khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong đất ñá, xỉ than, bãi thải
vật liệu xây dựng, trong bùn.

1.2.3. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường đất ở Việt Nam

Ơ nhiễm mơi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
mơi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
ðất là tài nguyên quý giá nhất, là tư liệu sản xuất ñặc biệt, yếu tố quyết ñịnh
cấu thành các hệ sinh thái. Do nhiều nguyên nhân ñất chia làm nhiều loại khác nhau
như: sa mạc, núi rừng, ñất nơng nghiệp và đất đơ thị. Tuỳ thuộc vào mức ñộ ñối xử
của con người với ñất mà có thể phát triển theo chiều hướng tốt cũng có thể phát
triển theo chiều hướng xấu ñi. Nhưng hiện nay ở nước ta mức độ ơ nhiễm mơi
trường đất đang diễn ra hết sức nghiêm trọng mà chủ yếu do các nguyên nhân sau:
a. Ơ nhiễm mơi trường đất do nước bị ô nhiễm
ðất và nước luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau nên việc môi trường
nước bị ô nhiễm cũng ñã trực tiếp gây ra hững hậu quả xấu cho mơi trường đất.
b. Ơ nhiễm mơi trường đất do chất thải rắn tạo ra
Cùng với sự phát triển của cơng nghiệp, đời sống của nhân dân ngày càng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

12


tăng lên và đơ thị hố nhanh chóng, lượng chất thải rắn cũng ngày càng tăng từ năm
2000 - 2004 lượng chất thải rắn sinh hoạt bình qn tính theo ñầu người ở các thành
phố lớn (Hà Nội, ðà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh) từ 0,8 - 1kg/người/ngày, cịn tại các
thành phố khác là 0,4 - 0,6kg/người/ngày. Việc đơ thị hố và dân số gia tăng một
cách nhanh chóng sẽ làm cho lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng lên rất nhanh. Tại
hà nội năm 1997 lượng chất thải công nghiệp là 140 tấn/ngày cho ñến năm 2003 là
khoảng 200 tấn/ngày và bình qn mỗi ngày cơng ty mơi trường ñô thị hà nội phải
thu gom, vận chuyển, xử lý 1.500 – 1.600 tấn rác thải, trong đó chất thải nguy hại
chiếm khoảng 40%.
Các thành phần chất thải rắn bao gồm: giấy carton, vải, gỗ chiếm khoảng
trên 4%, rác hữu cơ, lá cây, thực phẩm chiếm khoảng 50%, chất dẻo, cao su, nilon

chiếm khoảng 5%, kim loại, vỏ hộp, bao bì chiếm khoảng 3%, thuỷ tinh, sành sứ,
chiếm khoảng 4%, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác chiếm 38%.
Ngồi ra cịn một số lượng lớn rác thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế ở nước
ta “ước tính từ 50 đến 70 tấn mỗi ngày, chiếm khoảng 20% tổng rác thải y tế phát sinh.
Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển cơng nghiệp và đơ thị hố số lượng
rác thải cũng tăng lên nhanh chóng nhưng lượng thu gom rác thải ở các đơ thị cao
nhất là 80% và thấp nhất ñạt 50%. Lượng chất thải chưa ñược thu gom thì bị đổ trực
tiếp ra sơng, ngịi hoặc được chơn lấp sơ sài do nhiều người dân cịn chưa có ý thức
bảo vệ môi trường nên gây ra những hiểm hoạ tiềm tàng về môi trường và cho sức
khoẻ của mọi người.

1.3. CÁC TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.3.1. Ô nhiễm mơi trường nước
Hậu quả chung của tình trạng ơ nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp
và mạn tính liên quan đến ơ nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…
ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều
loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen ñể ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngồi
ra, asen cịn gây nhiễm độc hệ thống tuần hồn khi uống phải nguồn nước có hàm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

13


lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho
sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh,
nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.
Metyl tert butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả
năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch,

lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hố, Kali, Cadimi gây bệnh thối hố cột sống,
đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích
thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan,
nơn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất
tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm ñường hô hấp, oxalate kết
hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây ñau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh
trùng các loại là ngun nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim
loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây ñau thần kinh,
thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho ni
trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ
ạt, thiếu quy hoạch, khơng tn theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động
tiêu cực tới mơi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và khơng đúng cách các
loại hố chất trong ni trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ,
lịng sơng làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một
số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc, thậm chí đã có dấu hiệu xuất
hiện thuỷ triều ñỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.

1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Theo các tài liệu nghiên cứu và theo cảm nhận ñịnh tính của con người, ơ
nhiễm mơi trường khơng khí có tác ñộng xấu ñối với sức khoẻ con người, ảnh
hưởng ñến ñộng, thực vật, các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu.
Các hạt bụi có đường kính từ 5-10 µm xâm nhập và lắng đọng ở đường hơ
hấp giữa. Bụi hơ hấp là những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5 µm, có
thể xâm nhập sâu ñến tận các phế nang của phổi là vùng trao ñổi của hệ hô hấp.
Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

14



hạt. Bụi có thể gây các bệnh đường hơ hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư.
SO2 là chất khí gây kích thích đường hơ hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2
thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2
lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hơ hấp trên và ở các nhánh khí phế
quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn
tính, gây bẹnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen.
Nitơ ở nhiệt độ cao, NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ
quan hơ hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh
hen. Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng,
mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng.
Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hơ hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua
sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, ñau
khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm ñộc hệ thần kinh trung ương
và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ
có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh,
làm giảm chỉ số thơng minh).
Ơ nhiễm tiếng ồn sẽ gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc
nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhip thở, giảm thị lực và khả năng
phân biệt màu sắc, gây viên dạ dày, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật.
Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thơng qua
đường hơ hấp hoặc thấm qua da, qua các vết thương. Nhiễm độc khí radon có thể
gây ung thư phổi, gây bệnh máu trắng,..
Theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn ñàn Kinh tế thế giới Davos,
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng khơng khí thấp và ảnh hưởng
nhiều nhất ñến sức khỏe. Mới ñây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc ðại
học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc
gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng khơng khí, Việt
Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát, về ảnh hưởng của mơi trường đến sức

khỏe đứng vị trí 77, về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ
số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. ðó là những đánh giá chung, cịn nếu xem xét

Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

15


cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh chung của môi trường
Việt Nam hiện nay.

a. Tác hại ñối với sức khoẻ con người và động vật sống trên mặt đất
Ơ nhiễm khơng khí tác ñộng ñến cơ thể con người và ñộng vật qua đường hơ
hấp (do hít thở) và đường tiếp xúc qua da, mắt. Ơ nhiễm khơng khí nói chung đã
gây ra các bệnh như ngạt thở, viêm phù phổi. Trong đó có một số chất ơ nhiễm gây
kích thích đối với các bệnh ho, hen xuyễn, lao phổi, ung thư phổi, gây cay chảy
nước mắt, gây bệnh dị ứng, ngứa trên da, mề ñay.... Các bệnh nghề nghiệp như bệnh
phù phổi gây ra cho các công nhân làm việc trong môi trường ơ nhiễm khí bụi đá,
bụi xi măng. ðặc biệt nguy hiểm có một số chất ơ nhiễm gây bệnh ung thư, như bồ
hóng trong các ống khói.
Theo kết quả khảo sát, chỉ riêng khu vực nội thành, với dân số khoảng 1,4
triệu người nhưng mỗi năm có 626 người chết và 1547 người bị bệnh hơ hấp do
nồng độ TSP trong khơng khí ngồi trời vượt q tiêu chuẩn Việt Nam 159,4mg/m3.
Theo kết quả nghiên cứu của các ñề tài đánh giá tác động ơ nhiễm mơi
trường khơng khí khu cơng nghiệp Thượng ðình (Hà Nội) cho thấy ảnh hưởng ñến
sức khoẻ con người như sau:
Bảng 1-2. Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí đối với sức khoẻ con người ở khu
cơng nghiệp Thượng ðình
Tỷ lệ % số người mắc bệnh trên tổng số người ñược khám
ðịa ñiểm


Viêm phế

Viêm mũi dị

Ho thường

Viêm hơ hấp

quản mãn

ứng

xun

dưới

- Thượng ðình

8,9

13,8

17,9

9,1

- Khương ðình

6,8


12,3

14,8

6,6

- Thanh Xn

5,9

15,0

13,9

13,6

- Nhân Chính

4,6

5,6

10,2

4,9

- Cao su Sao Vàng

14,8


16,1

51,5

26,4

- ðịnh Cơng

1,2

4,6

1,4

0,7

Trong nghiên cứu gần ñây nhất của tập thể cán bộ Viện Y học lao động và
Vệ sinh mơi trường (2005) về chức năng hô hấp và bệnh viêm phế quản mãn tính
Trường ðại Học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật

16


×