Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Ảnh hưởng của tập quán đối với việc thực hiện pháp luật ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.12 KB, 65 trang )

BỘ NỘI VỤ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƢỞNG CỦA TẬP QN ĐỐI VỚI VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Khóa luận tốt nghiệp ngành : LUẬT
Ngƣời hƣớng dẫn

: THS. NHÂM THÚY LAN

Sinh viên thực hiện

: DƢƠNG HẢI ANH

Mã số sinh viên

: 1605LHOA002

Khóa

: 2016-2020

Lớp

: 1605LHOA

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực
và độc lập. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã đƣợc cảm ơn và
các nguồn tài liệu tham khảo trích dẫn trong khóa luận đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc rõ ràng và đƣợc phép công bố.


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo điều
kiện cho em có mơi trƣờng học tập tốt trong suốt thời gian em học tập, nghiên
cứu tại trƣờng.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths.Nhâm Thúy Lan, cô đã
trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt q trình nghiên cứu để em hồn
thiện khóa luận này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy, cơ trong
Khoa Pháp luật Hành chính đã ln giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình học tập và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp lần này.
Trong q trình làm bài khóa luận do trình độ lý luận cũng nhƣ kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy, cơ để bài
khóa luận hồn thiện tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 6
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 7
8. Kết cấu của đề tài ..................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƢỞNG
CỦA TẬP QUÁN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ................ 9
1.1. Khái niệm ................................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm tập quán .............................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật ........................................................... 11
1.2. Những đặc điểm của tập quán ảnh hƣởng đến hoạt động thực hiện pháp
luật

............................................................................................................ 14

TIỂU KẾT .................................................................................................... 20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA TẬP QUÁN ĐỐI
VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM ........................... 21
2.1. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong việc thực hiện pháp luật tại Việt
Nam .............................................................................................................. 21
2.1.1. Tập quán phải rõ ràng ........................................................................ 23
2.1.2. Tập quán phải đƣợc thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một cộng
đồng dân cƣ hoặc một lĩnh vực .................................................................... 24
2.1.3.Trong trƣờng hợp pháp luật khơng có quy định có thể xem xét áp
dụng tập quán ............................................................................................... 25


2.4. Tập quán đƣợc áp dụng không đƣợc trái với các nguyên tắc cơ bản của

pháp luật ....................................................................................................... 25
2.2. Tập quán tác động tích cực tới hoạt động thực hiện pháp luật ở Việt
Nam .............................................................................................................. 28
2.3. Những tác động tiêu cực của tập quán đối với hoạt động thực hiện pháp
luật tại Việt Nam .......................................................................................... 34
2.4. Nguyên nhân những tác động tiêu cực ................................................. 39
2.4.1. Sự đa dạng về dân tộc, văn hóa.......................................................... 39
2.4.2. Nhận thức về pháp luật chƣa đầy đủ .................................................. 40
2.4.3. Trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ của cơ quan, ngƣời có
thẩm quyền ................................................................................................... 43
2.4.3. Hệ thống pháp luật chƣa hoàn thiện .................................................. 45
TIỂU KẾT .................................................................................................... 47
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TẬP
QUÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.................. 48
3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật .............................................................. 48
3.2. Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan,
ngƣời có thẩm quyền vế việc sử dụng tập quán trong thực hiện pháp luật . 49
3.3. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận
thức của ngƣời dân về việc thực hiện pháp luật .......................................... 51
3.4. Nâng cao vai trò của những ngƣời đứng đầu trong cộng đồng là những
ngƣời vận dụng tập quán một cách linh hoạt vào thực hiện pháp luật ........ 52
3.5. Tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu tập quán để sử dụng vào việc thực
hiện pháp luật ............................................................................................... 54
TIỂU KẾT .................................................................................................... 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tập quán đã xuất hiện từ rất sớm, kể từ khi hình thành những cộng
đồng ngƣời. Nó gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia,
dân tộc trên thế giới, hình thành nên nếp sống, nền văn hóa đặc trƣng riêng
của từng quốc gia dân tộc. Đồng thời, tập quán cũng là công cụ điều chỉnh các
quan hệ xã hội cổ xƣa nhất của con ngƣời. Nó xuất hiện trƣớc khi pháp luật ra
đời nên nó đƣợc coi là công cụ đầu tiên điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong đời sống cộng đồng.
Khi có sự ra đời của pháp luật thì tập quán trở thành một trong các
nguồn hình thành pháp luật. Cùng với q trình xây dựng và hồn thiện hệ
thơng pháp luật, thơng qua pháp điển hóa các nhà nƣớc đã chuyển hóa rất
nhiều các tập quán thành các quy phạm pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay, nhà nƣớc cũng đã thừa nhận rất nhiều những tập
quán tốt đẹp, phù hợp của dân tộc ta, đƣa lên thành các quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, nhiều tập qn tuy khơng đƣợc chuyển hóa thành nội dung của
pháp luật song vẫn là một trong những quy phạm xã hội quan trọng bậc nhất
để điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội… Vì vậy, tập qn có ảnh
hƣởng khơng nhỏ đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Để
làm rõ những ảnh hƣởng này nên tôi đã chọn thực hiện đề tài “Ảnh hƣởng của
tập quán đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Cụ thể những
lý do tôi lựa chọn đề tài vì:
Thứ nhất, nƣớc ta có 54 dân tộc, đa dạng về văn hóa và tập qn, có sự
phát triển khơng đồng đều về kinh tế, giáo dục, nhận thức pháp luật… Ở
nhiều nơi nhận thức pháp luật còn hạn chế, chủ yếu vẫn áp dụng tập quán tại
nơi đó để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở cộng đồng. Chính vì vậy việc thực
hiện pháp luật ở những nơi này cịn gặp nhiều khó khăn. Nên để việc thực
hiện pháp luật hiệu quả cần nghiên cứu những tập quán tại các địa phƣơng để
1


xây dựng pháp luật phù hợp và giáo dục pháp luật có hiệu quả.

Thứ hai, hệ thống các quy phạm pháp luật mang tính ổn định, trong khi
đó các quan hệ xã hội vô cùng đa dạng và luôn phát triển khơng ngừng. Do
đó, khi xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật không
thể dự liệu hết đƣợc các tình huống pháp lý phát sinh trên mọi lĩnh vực đời
sống xã hội. Nói cách khác, nhà nƣớc khơng thể nào “luật hóa” đƣợc mọi lĩnh
vực, mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, vì thế, trong thực tiễn sẽ ln có
những tình huống thiếu pháp luật thành văn để điều chỉnh, trong khi đó tập
quán lại rất phong phú và đa dạng, với cơ chế điều chỉnh mềm dẻo, linh hoạt
chính là nguồn hỗ trợ, bổ sung quan trọng cho pháp luật trong điều chỉnh các
quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng.
Thứ ba, tập quán là nguồn của pháp luật. Tuy nhiên việc sử dụng tập
quán vào việc thực hiện pháp luật hiện nay còn nhiều bất cập tồn tại. Do việc áp
dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc phần lớn vẫn dựa vào sự linh hoạt,
mềm dẻo, chủ động, tích cực của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến nhiều vụ việc
tuy có thể áp dụng tập quán nhƣng lại chƣa áp dụng, hoặc áp dụng tập quán chƣa
phù hợp, dẫn đến nhiều vụ việc còn tồn đọng chƣa giải quyết triệt để.
Vậy nên, việc làm rõ ảnh hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện
pháp luật ở Việt Nam sẽ giúp phát huy đƣợc vai trò, giá trị của tập quán trong
điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, các quan hệ pháp luật nói riêng, góp
phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể, cũng nhƣ đảm bảo trật tự
xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ảnh hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện pháp luật là một đề tài
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm. Mỗi bài nghiên
cứu đều đề cập đến một góc độ nhất định và đều có ý nghĩa trong việc nâng
2



cao hiệu quả của việc áp dụng tập quán trong việc thực hiện pháp luật. Cụ thể:
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tập quán và pháp luật là chủ để thƣờng xuyên đƣợc các nhà nghiên cứu
trong nƣớc lựa chọn làm để tài nghiên cứu, đã có rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu chun sâu, nhiều tâm huyết của các nhà nghiên cứu về chủ đề
này. Cụ thể:
Báo cáo nghiên cứu “Tập quán pháp – thực trạng ở Việt Nam và một
số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam” do
nhóm các chuyên gia trong nƣớc thực hiện: Ts. Nguyễn Nhƣ Quỳnh, Ts.
Nguyễn Quốc Việt và Ths. Nguyễn Hoàng Phƣơng. Đây là báo cáo hỗ trợ Dự
án tăng cƣờng tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam với đầu mối
thực hiện là Vụ Hợp tác quốc tế, Tòa án Nhân dân tối cao. Báo cáo đã phân
tích một số vấn đề lý luận chung về tập quán pháp; nêu đƣợc chính sách và
pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến công nhận và áp dụng tập
quán pháp trong lĩnh vực dân sự; nghiên cứu một số vụ án dân sự điển hình có
áp dụng tập qn để đánh giá đƣợc những thành công và hạn chế của việc áp
dụng này trong thực tiễn xét xử. Từ đó, đƣa ra các luận cứ và các đề xuất
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp tại Việt Nam, góp phần tăng
cƣờng tiếp cận cơng lý và bảo vệ quyền ở Việt Nam, góp phần thực hiện tiến
trình cải cách tƣ pháp của Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ “ Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự
của Tóa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Luận án đã phân tích cơ sở lý luận về áp dụng tập quán trong giải quyết các
vụ việc dân sự của TAND ở Việt Nam; phân tích đánh giá thực trạng áp dụng
tập quán trong giải quyết vụ việc dân sự của TAND ở Việt Nam; đề xuất một
hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo cho việc áp dụng tập quán trong giải quyết
các vụ việc dân sự của TAND ở Việt Nam.
Trên trang web của Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thƣờng vụ
3



Quốc hội ngày 01 tháng 3 năm 2015 có đăng bài “Phong tục, tập quán và áp
dụng tập quán trong công tác xét xử án dân sự” của PGS.TS Phùng Trung
Tập, bài viết tập trung vào phân tích việc áp dụng một số tập quán điển hình
tại nƣớc ta trong việc hỗ trợ công tác xét xử án dân sự.
Tuy nhiên, chúng ta chƣa có bài nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên
cứu chuyên sâu về đề tài “Ảnh hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện
pháp luật ở Việt Nam hiện nay”
2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới
Tại nƣớc ngoài, đề tài nghiên cứu về tập quán và pháp luật là đề tài đã
đƣợc nghiên cứu từ lâu. Cụ thể một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
Cuốn sách “The Nature of Customary Law - Legal” do hai nhà khoa
học là Amanda Perreau-Saussine thuộc Đại học Cambridge và James
B.Murphy thuộc Đại học Dartmouth đồng chủ biên. Cuốn sách gồm tập hợp
13 bài viết đƣợc chia làm 2 phần lớn, phần đầu nói về tập quán và đạo đức,
phần hai nói về tập quán pháp. Các chuyên đề tập trung đánh giá về bản chất
của tập quán, tập quán pháp từ các góc độ: pháp lý trong bối cảnh toàn cầu,
lịch sử phát triển của tập quán trong vai trò hỗ trợ Nhà nƣớc điều chỉnh các
quan hệ xã hội và góc độ triết học của tập quán, tập qn pháp.
Cơng trình nghiên cứu “Family law and Customary Law in Asia: A
contemporary Legal Perspective”, chủ biên David C.Buxbaum, đƣợc chia
làm ba phần lớn: Phần thứ nhất viết về bản chất của Luật tục trong xã hội đa
dạng ở Châu Á với những tập quán liên quan đến gia đình nhƣ: cƣới hỏi, góa
bụa, ly dị, phân chia tài sản,…; phần thứ hai nghiên cứu về mối quan hệ
tƣơng tác và xung đột giữa luật tục và pháp luật thành văn; phần thứ ba là tập
hợp các bài viết về luật tục và gia đình trong một xã hội đang hiện đại hóa.
Cuốn sách chuyên khảo “ Custom as a Source of Law” của tác giả
David J.Bederman, tác giả nguyên cứu về tập quán dƣới nhiều góc độ: nhân
chủng học, văn hóa, lịch sử, kinh tế; đặc biệt chuyên sâu nghiên cứu tập quán
4



dƣới góc độ tập quán pháp đƣợc ghi nhận trong các lĩnh vực pháp luật: gia
đình, tài sản, hợp đồng, hiến pháp,…
Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình đều chỉ tập trung nghiên cứu tập quán
dƣới góc độ tập quán pháp, chƣa nghiên cứu tổng quan tập quán trong mối
quan hệ với thực hiện pháp luật.
Từ những nghiên cứu, trong và ngồi nƣớc nói trên, tơi nhận thấy chƣa
có bài nghiên cứu nào về “Ảnh hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện
pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Vì vậy tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài này là
đề tài khóa luận. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài liên
quan đến tập quán và pháp luật đƣợc tôi nghiên cứu và vận dụng hợp lý, hỗ
trợ cho việc nghiên cứu của mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và xác định các ảnh hƣởng
của tập quán đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Hệ thống lại các khái niệm liên quan đến tập quán và pháp luật, phân
tích những đặc điểm của tập quán làm sáng tỏ lý do nó ảnh hƣởng đến thực
hiện pháp luật
- Phân tích thực trạng ảnh hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện
pháp luật ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tập
quán trong việc thực hiện pháp luật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Tập quán, pháp luật, thực hiện pháp luật

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu làm sáng tỏ các tri thức
khoa học và luận chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích: làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về tập
quán và pháp luật. Qua đó đánh giá những khó khăn trong việc sử dụng tập
quán đối với việc thực hiện pháp luật, đồng thời phƣơng pháp này cịn dùng
để phân tích thực trạng ảnh hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện pháp
luật ở Việt Nam hiện nay từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu áp dụng
tập quán trong việc thực hiện pháp luật.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc dùng để khảo cứu các tài liệu, các nguồn sử
liệu khác nhau về lịch sử áp dụng tập quán trong thực hiện pháp luật trong
chƣơng I.
Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc xử dụng để khát quát các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về việc áp dụng tập quán trong thực hiện pháp
luật trong chƣơng II.
Phƣơng pháp so sánh luật học để so sánh việc sử dụng tập quán trong
thực hiện pháp luật ở Việt Nam qua một số thời kì
6. Những đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh
hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam, đề tài đã đạt
đƣợc những kết quả mới, sáng tạo về khoa học nhƣ sau:
- Hệ thống hóa những đặc điểm cơ bản của tập quán ở Việt Nam.
- Phân tích thực tiễn ảnh hƣởng của tập quán đối với việc thực hiện
pháp luật ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó chỉ ra các nguyên nhân của ảnh
hƣởng đó.

- Kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tập quán
6


trong việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu cùa đề tài có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực
tiễn cụ thể nhƣ sau:
7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu, khóa luận sẽ góp phần bổ sung thêm
những kiến thức khoa học vào hệ thống tri thức về tập quán và ảnh hƣởng của
tập quán đối với việc thực hiện pháp luật. Cụ thể, khóa luận hệ thống hóa các
kiến thức về việc sử dụng tập quán trong thực hiện pháp luật, đồng thời chỉ ra
và phân tích các nguyên tắc áp dụng tập quán trong thực hiện pháp luật; khóa
luận cũng phân tích các quy định của pháp luật về việc áp dụng tập quán trong
hệ thống pháp luật. Đƣa ra các giải pháp đề nâng cao hiệu quả áp dụng tập
quán đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Khóa luận tập trung đánh gía thực tiễn ảnh hƣởng của tập quán đối với
việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay, góp phần phục vụ cho thực tiễn
giải quyết các tranh chấp hiện chƣa có pháp luật thành văn nhƣng có thể sử
dụng tập quán; những kiến nghị của đề tài về giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng tập quán đối với việc thực hiện pháp luật có thể phục vụ, hỗ trợ cho
công tác lập pháp cũng nhƣ thực hiện pháp luật ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện
nay nhằm tạo những điều kiện tốt nhất, cần thiết cho việc sử dụng tập quán
trong điều chỉnh các quan hệ xã hội và cịn góp phần vào việc giữ gìn những
nét văn hóa đặc sắc, tốt đẹp của dân tộc.
Ngồi ra, đề tài cịn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy về lý luận về nhà nƣớc và pháp luật nói chung
cụ thể: về việc sử dụng tập quán trong thực hiện pháp luật và phục vụ học tập

cho sinh viên chuyên ngành Luật.

7


8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Phần mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, đề tài gồm ba chƣơng:
Chƣơng I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƢỞNG
CỦA TẬP QUÁN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA TẬP QUÁN ĐỐI VỚI
VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TẬP QUÁN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

8


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
TẬP QUÁN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm tập quán
Thuật ngữ “Tập quán” là một thuật ngữ đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm, phân tích. Đặc biệt đây là một thuật ngữ có thể nghiên cứu dƣới
nhiều góc độ. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi của đề tài nên tôi sẽ chỉ xét
dƣới ba góc độ cơ bản sau:
Thứ nhất, dƣới góc độ ngơn ngữ, “tập qn” đƣợc hiểu là “thói quen
đƣợc hình thành đã lâu trong đời sống, đƣợc mọi ngƣời tn theo”[11]. Nhƣ
vậy, có thể thấy về mặt ngơn ngữ, tập quán đều đƣợc hiểu là những quy tắc

ứng xử/ thói quen ứng xử đã đƣợc hình thành từ lâu trong lòng cộng đồng và
đƣợc cả cộng đồng tự giác tuân theo.
Thứ hai, dƣới góc độ văn hóa, “tập quán” có thể đƣợc gọi theo nhiều
cái tên tùy theo hồn cảnh và địa điểm. Ở một số nơi có thể gọi “tập quán”
bằng cái tên là “luật tục”. Ở góc độ này “tập quán” hay “luật tục” đƣợc hiểu là
“là một kho tàng kiến thức bản địa về ứng xử và quản lý cộng đồng, tuy nhiên
ở đó cịn chứa đựng những giá trị nhiều mặt: ngôn ngữ và tƣ duy, bản sắc văn
hóa, văn học và chữ viết, tơn giáo và tín ngƣỡng”[7]. Hay theo văn hóa làng
xã, “tập quán” có thể đƣợc viết thành văn bản hoặc phi văn bản với sự đồng ý
của cộng đồng làng xã thì đƣợc nâng lên gọi là “hƣơng ƣớc”, “lệ làng”. Có
thể thấy, dƣới góc độ văn hóa thì “tập quán” vẫn đƣợc hiểu là những quy tắc
ứng xử xã hội nhằm điều chỉnh hành vi trong cộng đồng, là một phƣơng tiện
để quản lý cộng đồng, đảm bảo sự ổn định của xã hội, đƣợc đảm bảo thực
hiện bằng bằng đạo đức, bằng sức ép cộng đồng, tiêu biểu nhƣ “hƣơng ƣớc”,
“lệ làng”. Đây là những quy tắc đƣợc hình thành và giữ gìn lâu đời trong
cộng đồng làng xã, nếu khơng tn theo thì sẽ bị làng phạt, nhƣ: đuổi khỏi
9


làng, phạt nộp thóc, cạo đầu bơi vơi,…
Thứ ba, dƣới góc độ pháp lý, “tập quán” đã đƣợc ghi nhận trong Bộ
Luật Dân sự năm 2005 [16], tuy nhiên chƣa đƣợc quy định khái niệm cụ thể.
Đến nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP “tập quán” lần đầu đƣợc quy định khái
niệm, cụ thể “tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong
sản xuất và sinh hoạt thƣờng ngày, đƣợc cộng đồng nơi có tập quán đó thừa
nhận và làm theo nhƣ một quy ƣớc chung của cộng đồng” [5]. Đến Bộ Luật
Dân sự năm 2015, thuật ngữ “tập quán” đƣợc định nghĩa rõ ràng, cụ thể tại
khoản 1 Điều 5, theo đó: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để
xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể,
đƣợc hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, đƣợc thừa

nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cƣ
hoặc trong một lĩnh vực dân sự”. Việc quy định cụ thể về khái niệm “tập
quán” là một bƣớc tiến lớn trong việc xây dựng cơ sở pháp luật để áp dụng
tập quán trong thực tế, là căn cứ để thực hiện pháp luật thuận tiện, chính xác.
Nhƣ vậy, “tập qn” dƣới góc độ pháp lý tuy vẫn là những quy tắc xử sự
chung, đƣợc hình thành từ lâu trong cộng đồng và đƣợc cộng đồng thừa nhận
nhƣng đƣợc dùng để xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân. Tuy nhiên,
không phải bất cứ “tập quán” nào trong cuộc sống cũng sẽ đƣợc áp dụng vào
việc thực hiện pháp luật mà phải đảm bảo các yêu cầu về mặt đạo đức và pháp
lý, vì vậy chỉ có một số lƣợng nhất định các “tập quán” đƣợc nâng lên thành
“tập quán pháp” hoặc đƣợc vận dụng làm cơ sở để xử lý các vụ án mà pháp
luật chƣa có quy định điều chỉnh.
Nhƣ vậy, mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau về tập quán nhƣng
các quan điểm đều thống nhất thừa nhận tập quán là thói quen đƣợc hình
thành và tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội. Một quy tắc xử sự để đƣợc thừa
nhận là tập qn thì quy tắc đó phải đƣợc một cộng đồng ngƣời gắn với một
phạm vi lãnh thổ nhất định hoặc một lĩnh vực hoạt động xã hội thừa nhận và
10


áp dụng rộng rãi trong đời sống. Tập quán bao gồm nhiều loại, có thể là tập
quán của một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cƣ hoặc trong các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội, tập quán cũng có thể là tập quán trong nƣớc
hoặc tập quán quốc tế. [24]
Trong phạm vi khóa luận này, tập quán sẽ đƣợc xem xét dƣới góc độ
pháp lý, trong đó khóa luận tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của tập quán đối
với hoạt động thực hiện pháp luật. Khái niệm “Tập quán” đƣợc hiểu “ là quy
tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp
nhân trong quan hệ pháp luật, đƣợc hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần
trong một thời gian dài, đƣợc thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng,

miền, dân tộc, cộng đồng dân cƣ hoặc trong một lĩnh vực pháp luật”.
1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật
“Thực hiện pháp luật” là một trong những vấn đề cơ bản, quan trọng
khi nghiên cứu về nhà nƣớc và pháp luật. Là thuật ngữ đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên trong lĩnh vực pháp luật, thuật ngữ này đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu
tìm hiểu, phân tích dƣới nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Giáo trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật năm 2011 của Đại học
Luật Hà Nội thì “thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện
thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở
thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”[4]. Tƣơng tự
nhƣ vậy, Giáo trình Lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật năm của Khoa
Luật - Đại học quốc gia Hà Nội định nghĩa “Thực hiện pháp luật là một q
trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp
luật” [6].
Tuy nhiên, theo cuốn Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay – Một số
vẫn đề lý luận và thực tiễn do TS. Nguyễn Thị Hồi làm chủ biên, tác giả lại
cho rằng khái niệm trên là chƣa đầy đủ, bao quát hết khái niệm “Thực hiện
11


pháp luật”. Bởi vì, khơng phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là
một quá trình hoạt động, vì có những trƣờng hợp thực hiện pháp luật chỉ là
những hành vi đơn lẻ (ví dụ: Hành vi dừng lại trƣớc đèn đỏ khi đi
đƣờng); không phải trong tất cả các trƣờng hợp, chủ thể thực hiện pháp luật
đều nhằm mục đích đƣa pháp luật vào cuộc sống, mà đa số các chủ thể đều
nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình, vì những hành vi hợp pháp
đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp chủ thể chƣa hoặc không nhận thức đƣợc tại
sao phải làm nhƣ vậy hoặc do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cƣỡng
chế nhà nƣớc hoặc do sợ bị áp dụng các biện pháp đó thì khơng thể coi là có

mục đích đƣa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Do vậy, TS
Nguyễn Thị Hồi định nghĩa “Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc
không hành động) hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật” [9].
Tƣơng tự vậy, trong cuốn Lý luận Nhà nƣớc và pháp luật, khi định nghĩa về
thực hiện pháp luật, GS.TS Phạm Hồng Thái và PGS.TS Đinh Văn Mậu cũng
không đề cập đến yếu tố “có mục đích” của các chủ thể pháp luật [15].
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu thực hiện pháp luật “là hành vi pháp
luật (hành động hoặc không hành động) hợp pháp, phải là hành vi xác định hay
xử sự thực tế của con ngƣời nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật”
Bên cạnh đó, trên cơ sở tính chất của hoạt động thực hiện các quy
phạm pháp luật, khoa học pháp lý xác định thực hiện pháp luật đƣợc tiến hành
thông qua 04 hình thức cụ thể là:
- Tuân thủ pháp luật;
- Thi hành (chấp hành) pháp luật;
- Sử dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật.
Giữa các hình thức thực hiện pháp luật có sự đan xen, khơng biệt lập
nhau. Các chủ thể thông thƣờng phải cùng đồng thời thực hiện các quy định
pháp luật dƣới nhiều hình thức khác nhau, trong đó riêng hình thức áp dụng
12


pháp luật đƣợc xác định là hoạt động thực hiện pháp luật của chủ thể có thẩm
quyền, vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là giai đoạn mà chủ thể có
thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện quy
định pháp luật.
Thực hiện pháp luật là hoạt động diễn ra thƣờng xuyên trong đời sống
xã hội, là hoạt động mọi ngƣời trong xã hội đều thực hiện. Nó xuất hiện trong
tất cả các lĩnh vực, với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, nó
cũng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau với các mức độ ảnh hƣởng

khác nhau. Từ các yếu tố bên ngoài: sự phát triển kinh tế xã hội, yếu tố chính
trị, yếu tố pháp luật, yếu tố văn hóa – đời sống,… đến các yếu tố bên trong:
trình độ văn hóa của chủ thể, yếu tố tâm lý,...Trong đó, để hoạt động thực
hiện pháp luật có hiệu quả nhất thì tính tự giác, tự nhận thức của mỗi chủ thể
là quan trọng nhất. Vì vậy các yếu tố dù bên trong hay bên ngoài đều để tác
động đến nhận thức của mỗi chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ
thể có thể tự giác thực hiện pháp luật.
Tại Việt Nam, do những đặc trƣng trong đời sống xã hội của ngƣời
Phƣơng Đông, các yếu tố văn hóa – xã hội tác động mạnh mẽ đến sự nhận
thức, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, thể hiện rõ nét nhất qua văn hóa
làng xã, mang tính cộng đồng rất cao và chặt chẽ. Do điều kiện địa lý, nét
riêng của văn hóa làng xã đã ngự trị hàng nghìn năm trong lịch sử, sự phát
triển của ngƣời Việt gắn liền với chống thiên tai, ngoại xâm dẫn đến sự gắn
bó chặt chẽ của cộng đồng. Mỗi con ngƣời Việt Nam dù đi đâu, làm gì
cũng khó thốt ly khỏi tâm thức “làng”, lề thói “làng”, giá trị “làng”. Có
thể thấy, văn hóa làng xã đã ăn sâu vào tâm thức mỗi ngƣời, dẫn đến hành
vi và nhận thức của mỗi cá nhân thƣờng bị ảnh hƣởng bởi các quy định
chung của cộng đồng, các quy định này thƣờng đƣợc biết đến với cái tên
“tập quán”. Vì vậy khiến tập quán tác động rất lớn tới hoạt động thực hiện
pháp luật của các chủ thể
13


1.2. Những đặc điểm của tập quán ảnh hƣởng đến hoạt động thực
hiện pháp luật
Tập quán là quy phạm xã hội cơ bản của cộng đồng, là nguồn của pháp
luật, là một trong những yếu tố ảnh hƣởng toàn diện đến pháp luật. Vì vậy,
tập qn và pháp luật có mối quan hệ mất thiết với nhau. Tập quán chứa đựng
những đặc điểm tác động đến pháp luật nói chung, hoạt động thực hiện pháp
luật nói riêng.

Thứ nhất, tập quán khơng mang tính quyền lực nhà nƣớc nhƣng là loại
quy phạm xã hội ra đời từ rất sớm, trƣớc cả khi có sự ra đời của nhà nƣớc.
Q trình hình thành tập quán và nội dung các tập quán không chịu sự
“chỉ đạo” hay “áp đặt” từ nhà nƣớc, không mang tính quyền lực nhà nƣớc nhƣ
pháp luật. Tập quán đƣợc hình thành một cách tự phát trong “nội bộ” cộng
đồng nhƣ một nhu cầu tất yếu không thể thiếu để duy trì và ổn định trật tự
cộng đồng. Với tƣ cách là một loại công cụ điều chỉnh hành vi của con ngƣời,
tập quán là những chuẩn mực xã hội, giới hạn hành vi ứng xử của con ngƣời
sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng và đƣợc sự “nhất trí” của cả
cộng đồng. Tập quán khơng phản ánh ý chí, nguyện vọng của một giai cấp,
một tầng lớp trong xã hội mà nó phản ánh ý chí, nguyện vọng của tồn thể
cộng đồng, nhằm ổn định trật tự có lợi cho tồn thể các thành viên trong cộng
đồng. Tập qn vì vậy khơng phải là cơng cụ để duy trì địa vị thống trị của
một giai cấp, tầng lớp nào đó trong xã hội, mà nó là cơng cụ duy trì trật tự
chung của cộng đồng. Chính vì lẽ đó, tập qn đƣợc các thành viên trong
cộng đồng chấp nhận một cách đƣơng nhiên với lịng tin về tính cơng bằng,
chính xác của các quy tắc xử sự này.
Vậy nên, khi thực hiện pháp luật nếu khéo léo lồng ghép áp dụng các tập
quán sẽ đƣợc sự ủng hộ cao từ ngƣời dân, làm tăng tính tự giác thƣc hiện pháp
luật của mỗi ngƣời dân, lúc này giống nhƣ tập quán, luật pháp cũng sẽ đƣợc
ngƣời dân chấp nhận một cách đƣơng nhiên và có lòng tin vào pháp luật.
14


Thứ hai, tập quán mang tính cộng đồng và đƣợc đảm bảo thực hiện
bằng dƣ luận xã hội.
Tập quán là sản phẩm của q trình tích lũy, chắt lọc các kinh nghiệm
trong đời sống và sinh hoạt xã hội, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác vì thế nó tồn tại lâu bền trong đời sống xã hội, gần gũi với lối sống và
tâm lý của các thành viên trong cộng đồng. Tập quán đƣợc coi là chuẩn mực

để điều chỉnh, đánh giá hành vi của các thành viên trong cộng đồng, trong
lĩnh vực nơi tập quán đó tồn tại [8]. Vì vậy, tập qn thƣờng đƣợc các thành
viên trong cộng đồng tự giác thực hiện theo. Nếu thực hiện các hành vi trái
với tập quán sẽ bị đánh giá là làm sai, lệch chuẩn, sẽ bị cộng đồng lên án,
trong một số trƣờng hợp có thể phải chịu biện pháp trừng phạt của cả cộng
đồng. Chính sức mạnh cƣỡng chế tự nhiên của tập quán đã hƣớng các thành
viên trong cộng đồng xử sự phù hợp với các chuẩn mực truyền thống, tạo nên
sự gắn kết cũng nhƣ sự ổn định trong cộng đồng.
Chính vì đặc điểm này nên tập qn có tác động khơng nhỏ đến việc
tiếp nhận và thi hành pháp luật của ngƣời dân. Tập quán trở thành tiền đề giúp
cho pháp luật đi vào đời sống xã hội. Tập quán lạc hậu sẽ trở thành lực cản
trong việc tiếp nhận và thi hành pháp luật. Ngƣợc lại, tập quán tiến bộ sẽ đóng
vai trị tích cực trong việc tiếp nhận và thi hành pháp luật một cách tự giác của
ngƣời dân. Khi các tập quán và quy định pháp luật có điểm tƣơng đồng thì lúc
này chính cộng đồng sẽ tự đảm bảo việc những quy định trên đƣợc thực hiện,
hỗ trợ rất lớn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý xã hội. Việc áp
dụng tập quán tốt đẹp sẽ đóng vai trị tích cực trong việc xây dựng tình đồn
kết nội bộ, giải quyết các tranh chấp bằng con đƣờng hồ giải, giải quyết linh
hoạt, kịp thời, có tình, có lý các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cƣ, phù hợp
với điều kiện của từng địa phƣơng bảo đảm ổn định trật tự xã hội và do vậy,
sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện pháp luật, xây dựng ý thƣc pháp luật. [26]
Vì vậy, tập qn chính là công cụ giúp cho pháp luật đến gần với cuộc
15


sống của ngƣời dân hơn. Nếu chúng ta biết cách lồng ghép linh hoạt tập quán
vào việc giải thích, phổ biến, thực hiện các quy định của pháp luật sẽ giúp
ngƣời dân tiếp nhận tốt và tăng tính tự giác chấp hành của ngƣời dân, giúp ích
rất lớn cho việc quản lý xã hội. Do vậy, để quản lý tốt đời sống xã hội thì
khơng thể bỏ qua việc áp dụng tập quán.

Thứ ba, tập quán mang tính đa dạng, phù hợp với điều kiện phát triển
mỗi vùng miền.
Mỗi cộng đồng dân cƣ lại có văn hóa, lối sống, trình độ phát triển,…
khác biệt nhau. Do vậy, các quy tắc xử sự chung của cộng đồng đƣợc hình
thành để điều chỉnh các quan hệ xã hội mỗi động đồng đó sẽ có sự khác biệt
nhau. Nói cách khác, tập quán mỗi cộng đồng sẽ khác nhau dẫn đến sự phong
phú, đa dạng của tập quán.
Ở Việt Nam, với lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm cùng
với sự đa dạng về văn hóa và sự đa dạng về tộc ngƣời, nƣớc ta có một hệ
thống các phong tục, tập quán đƣợc hình thành, phát triển từ rất sớm và vơ
cùng phong phú. Có thể nói, gắn với mỗi bản, mỗi làng xã, mỗi tộc ngƣời là
một hệ thống phong tục, tập quán riêng đã đƣợc hình thành, sàng lọc qua
nhiều thế hệ, thể hiện nếp sống, nét văn hóa riêng của mỗi một cộng đồng.
Chính sự tồn tại hết sức phong phú, đa dạng của tập quán trong đời sống xã
hội là cơ sở thực tiễn, là một trong những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để
tìm thấy cách thức phù hợp nhất khi đƣa pháp luật vào đời sống dƣới sự tác
động của tập quán.
Ngoài ra, với những đặc điểm về dân cƣ, văn hóa… nêu trên, có thể
nói, ở nƣớc ta, tập quán trở thành nguồn hỗ trợ, bổ sung quan trọng cho pháp
luật. Tại điểm g khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP của Hội
đồng thẩm phán TAND tối cao có đƣa ra nhận định “trong điều kiện mà trình
độ phát triển của các cộng đồng cịn khác biệt thì các quy phạm pháp luật ở
trình độ khái qt cao khó xâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống
16


cộng đồng” [5]. Thực tế, tại Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại sự phát triển về
kinh tế, nhận thức không đồng đều giữa các khu vực, các vùng miền, các dân
tộc dẫn đến sự chệnh lệch về nhận thức, hiểu biết pháp luật giữa các khu vực.
Vì vậy, khơng phải khi nào và ở đâu các quy phạm pháp luật với tính khái qt

cao cũng có thể điều chỉnh thích hợp các vấn đề phát sinh tại các vùng miền,
khu vực khác nhau dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện pháp luật của
cả ngƣời dân và quá trình áp dụng pháp luật ở các cấp quản lý. Lúc này, tập
quán sẽ là một phƣơng tiện, công cụ giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện pháp
luật. Vì bản thân tập quán là các quy tắc xử sự cụ thể, gần gũi, dễ hiểu, dễ thực
hiện cho mọi thành viên trong cộng đồng, phản ánh đƣợc nhu cầu tổ chức và
phát triển của mỗi cộng đồng làng, xã cụ thể . Điều này đặt ra nhu cầu tất yếu
phải áp dụng tập quán nhằm hỗ trợ cho pháp luật quản lý xã hội.
Hơn nữa, sẽ là rất khó để một nhà nƣớc có thể ban hành một hệ thống
các quy phạm pháp luật điều chỉnh đƣợc hết mọi vấn đề phát sinh trong xã
hội, vì rằng, hệ thống các quy phạm pháp luật thì mang tính ổn định, trong khi
đó các quan hệ xã hội thì vơ cùng đa dạng và ln phát triển khơng ngừng. Do
đó, khi xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật không
thể dự liệu hết đƣợc các tình huống pháp lý phát sinh trên mọi lĩnh vực đời
sống xã hội [8]. Nói cách khác, nhà nƣớc khơng thể nào “luật hóa” đƣợc mọi
lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, vì thế, trong thực tiễn sẽ ln có
những tình huống thiếu pháp luật thành văn để điều chỉnh, trong khi đó tập
quán lại rất phong phú và đa dạng, với cơ chế điều chỉnh mềm dẻo, linh hoạt
chính là nguồn hỗ trợ, bổ sung quan trọng cho pháp luật trong điều chỉnh các
quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng.
Thứ tƣ, tập quán thƣờng cụ thể, dễ hiểu.
Do tập quán đƣợc dùng để điều chỉnh hành vi của các thành viên trong
cộng đồng nên cần phải phù hợp với các điều kiện thực tiễn, vì vậy, các quy
định tập quán thƣờng rất cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi thành viên trong
17


cộng đồng, có giá trị thực tiễn cao, phù hợp để điều chỉnh các quan hệ cụ thể
mà nó hƣớng tới. Chính vì điều này, q trình thực hiện pháp luật dễ bị tác
động bởi các tập quán sẵn theo cả hai xu hƣớng tích cực và tiêu cực, phụ

thuộc vào việc tập quán phù hợp hay không phù hợp với các quy định của
pháp luật.
Vì vậy, tập quán là một trong những nguồn nội dung sẵn có của pháp
luật. Việc chuyển hóa các tập quán thành các quy phạm pháp luật thành văn,
đã xây dựng nên hệ thống pháp luật vừa gần gũi với ngƣời dân, vừa mang bản
sắc dân tộc riêng. Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình xây dựng và hồn
thiện hệ thống pháp luật, nhà nƣớc cũng đã thừa nhận rất nhiều những tập
quán tốt đẹp có sẵn, biến chúng thành pháp luật.
Nhƣ vậy, tập quán không chỉ là nguồn bổ sung cho pháp luật, là tiền đề
khách quan đƣa pháp luật vào cuộc sống mà còn là nguồn nội dung của pháp
luật, là “chất liệu quý” để hoàn thiện một nền pháp luật tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Trên cơ sở xác định đúng đắn vị trí, vai trị, giá trị của tập quán
trong giai đoạn phát triển hiện nay, trong Nghị quyết 48 về Chiến lƣợc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng
đến năm 2020 Bộ Chính trị đã chỉ rõ cần “nghiên cứu về khả năng khai thác,
sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thƣơng mại quốc tế) và quy
tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”
[2]. Quán triệt chủ trƣơng này, trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp
luật nhà nƣớc đã từng bƣớc thể chế hóa thành các quy định cụ thể trong các
lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực dân sự. Điều này không chỉ tạo ra
hành lang pháp lý cần thiết cho việc áp dụng tập quán trong điều chỉnh các
quan hệ xã hội mà cịn góp phần khơng nhỏ vào việc giữ gìn những nét văn
hóa riêng của dân tộc, thúc đẩy lòng tự hào dân tộc trong giao lƣu, hội nhập
quốc tế.
Thứ năm, tập quán có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hƣớng
18


phù hợp hoặc không phù hợp với pháp luật.
Thực tế đối với những phong tục, tập quán có giá trị truyền thống,

mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành thuần phong mỹ tục, có tác dụng
tích cực tới cộng đồng xã hội thì sẽ là nền tảng bổ trợ lớn cho thực hiện pháp
luật có hiệu quả. Cụ thể, theo tập quán của ngƣời Mƣờng, Thái, Thổ ở tỉnh
Thanh Hố thì khi vợ chồng mâu thuẫn với nhau vai trò của đại diện hai họ
lúc cƣới xin rất quan trọng trong việc hồ giải. Nếu hai vợ chồng có ý định ly
hơn thì những ngƣời đại diện cho họ vợ và họ chồng tìm mọi cách phân tích,
hồ giải để hai vợ chồng đoàn tụ với nhau. Đây là tập quán rất tốt cần đƣợc
vận dụng cho các án kiện ly hôn của những đôi vợ chồng thuộc các tộc ngƣời
này. Lúc này, tập quán tiến bộ sẽ hỗ trợ điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
hƣớng phù hợp với pháp luật. Vì vậy, pháp luật cần thừa nhận, củng cố, giữ
gìn và phát huy vai trị của tập quán tốt đẹp trong đời sống xã hội, vận dụng
chúng vào trong nếp sống, nếp nghĩ, hành vi pháp luật của mỗi ngƣời.
Tuy nhiên, bên cạnh những tập quán tốt đẹp, vẫn tồn tại những tập quán
cổ hủ, lạc hậu. Do tập quán là những quy tắc xử sự xã hội đƣợc hình thành từ
rất lâu, nên sẽ có nhiều tập quán bị xa rời thực tế, cổ hủ, lạc hậu, không phù
hợp với thực tế. Cụ thể nhƣ hủ tục “Tảo hơn” vẫn cịn ở một số vùng tại Việt
Nam. Hủ tục này quy định các bé gái, bé trai 12-13 tuổi đã có thể lập gia đình,
sinh con. Đây là hành vi đi ngƣợc lại quy định về kết hơn trong Luật Hơn
nhân và gia đình. Cụ thể, theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên,
nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Lúc này, các tập quán phản tiến bộ sẽ làm ngăn cản
việc thực hiện pháp luật đạt đƣợc hiệu quả cao, kéo lùi sự phát triển của ngƣời
dân, đồng thời xâm phạm quyền và lợi ích của các cơng dân.
Thực tế, pháp luật cũng tác động ngƣợc lại tới tập quán. Pháp luật là
công cụ giúp điều chỉnh, cƣỡng chế các tập quán cổ hủ đó ra khỏi đời sống
ngƣời dân, giúp xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Cụ thể, pháp luật có thể góp
19


phần củng cố, khẳng định, phát huy các phong tục, tập quán nhƣng đồng thời

có thể can thiệp, cƣỡng bức để loại bỏ chúng ra khỏi đời sống cộng đồng.
Vì vậy, để phát huy đƣợc vai trò, giá trị của tập quán trong điều chỉnh
các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ pháp luật nói riêng, góp phần đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho các chủ thể, cũng nhƣ đảm bảo trật tự xã hội thì việc
áp dụng tập quán trong việc thực hiện pháp luật cần phải tuân theo những
nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo trong quá trình áp dụng tập qn có thể kế
thừa đƣợc những tập quán tốt đẹp và loại bỏ các tập quán đã trở thành hủ tục.
TIỂU KẾT
Bằng việc nghiên cứu bản chất khái niệm “tập quán”, đặc điểm của tập
quán và “thực hiện pháp luật”, có thể thấy rõ q trình thực hiện pháp luật ở
Việt Nam không thể tách rời khỏi những ảnh hƣởng, tác động của việc thực
hiện tập quán. Làm rõ những ảnh hƣởng, tác động này sẽ là cơ sở để quá trình
thực hiện pháp luật trong mọi lĩnh vực đƣợc tổ chức một cách hiệu quả hơn,
đặc biệt với những lĩnh vực vốn đƣợc ngƣời dân có thói quen áp dụng tập
qn nhƣ hơn nhân gia đình, dân sự….

20


×