Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ke hoach hoi thi thiet ke bai luyen tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.65 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN HÓC MÔN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:……/GDĐT-THCS Tổ chức Cuộc thi Xây dựng hệ thống bài luyện tập bộ môn Vật lý THCS gắn với thực tiễn cuộc sống.. Hóc Môn, ngày 14 tháng 9 năm 2013. Kính gửi: Hiệu Trưởng các trường Trung học cơ sở Căn cứ kế hoạch năm học 2013 – 2014 của Sở GD&ĐT Thành phố; Căn cứ theo văn bản Số: 2991/GDĐT-TrH ngày 9 tháng 9 năm 2013 của Sở GD&ĐT Thành phố và kế hoạch năm học của phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn; Nhằm mục đích tạo điều kiện cho giáo viên Vật lý THCS thực hiện việc đổi mới dạy học theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống, rèn luyện cho học sinh năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn và gia tăng sự hứng thú học tập của học sinh, tuyển chọn sản phẩm chất lượng cấp Huyện tham gia dự thi cấp Thành phố; Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với Công đoàn Giáo dục huyện tổ chức Cuộc thi Xây dựng hệ thống bài luyện tập bộ môn Vật lý THCS gắn với thực tiễn cuộc sống cấp huyện theo kế hoạch như sau: 1. Đối tượng dự thi: Cán bộ - Giáo viên bộ môn Vật lý của các trường Trung học cơ sở trong Huyện. 2. Nội dung: Giáo viên xây dựng các bài luyện tập cho từng bài học hoặc cho từng chủ đề, từng chương, từng phần của chương trình Vật lý Trung học cơ sở. Nội dung các đề bài luyện tập gắn liền với thực tiễn cuộc sống xung quanh. Để trả lời hoặc giải quyết bài luyện tập, học sinh phải tìm hoặc đo đạc các số liệu, các dữ kiện từ ngay trong thực tiễn cuộc sống. Học sinh phải vạch ra cách giải, phương án tìm số liệu, đo đạc ngay trong thực tế, thực hiện bài giải và nêu kết quả, nhận xét. Bài luyện tập có thểgiao cho học sinh thực hiện tại lớp hoặc trong phòng thí nghiệm, tại nhà hoặc quan sát, đo đạc ngoài nhà trường. Ví dụ 1: Bài luyện tập đo hiệu suất của một bếp điện ở nhà học sinh khi đun nước. Học sinh phải quan sát công suất của bếp và thời gian đun sôi nước để tính được điện năng tiêu thụ. Học sinh đo nhiệt độ đầu cùng với thể tích nước trong ấm và tính được nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước, từ đó tính được hiệu suất của bếp điện. Học sinh có thể nêu các yếu tố trong thực tế ảnh hưởng đến hiệu suất này. Ví dụ 2: Bài luyện tập tính áp suất của cơ thể học sinh lên mặt sàn khi học sinh đứng bằng hai chân trên sàn. Học sinh phải cân được trọng lượng cơ thể và tìm cách đo được diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt sàn, từ đó tính được áp suất. Sản phẩm dự thi của giáo viên có thể là một bài luyện tập riêng lẻ hoặc một hệ thống nhiều bài luyện tập phục vụ cho một bài học, một chủ đề, một chương, một phần hoặc toàn bộ chương trình Vật lý Trung học cơ sở. Nội dung sản phẩm của mỗi bài luyện tập giáo viên cần thể hiện:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tên của bài luyện tập. - Mục đích của bài luyện tập: rèn luyện cho học sinh những kiến thức, kỹ năng nào, liên hệ được với những thực tiễn nào trong cuộc sống? - Mô tả đề bài luyện tập. - Hướng dẫn những yêu cầu đối với học sinh: thực hiện ở trong hay ngoài lớp học, thời gian thực hiện trong vòng bao lâu, theo nhóm hay cá nhân học sinh, yêu cầu về kết quả cần đạt, yêu cầu về hình thức trình bày (thực hiện bài làm thành một file word và gửi cho giáo viên)… - Giới thiệu một hoặc một số bài làm đạt kết quả tốt của học sinh cho bài luyện tập. - Thuyết minh, nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của học sinh và các kinh nghiệm của giáo viên rút ra được trong quá trình theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hiện bài luyện tập. 3. Tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại 3.1. Tính cấp thiết, thực tiễn (20 điểm) Các bài luyện tập đạt được mục tiêu sát hợp với nội dung học tập và gắn liền với thực tiễn cuộc sống. 3.2. Tính khoa học, hiệu quả(40 điểm) Các bài luyện tập rèn luyện được các kiến thức cơ bản và quan trọng của bộ môn, hình thành được các kỹ năng làm việc khoa học và năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. 3.3. Tính hệ thống, phong phú (20 điểm) Các bài luyện tập tạo thành một hệ thống phong phú, đa dạng, sinh động giúp cho quá trình dạy học có kết quả tốt, góp phần hình thành lòng say mê học tập và nghiên cứu của học sinh. 3.4. Tính mỹ thuật (20 điểm) Sản phẩm của giáo viên được trình bày đẹp, thể hiện rõ ràng và hệ thống. Xếp loại: Loại A: từ 80 đến 100 điểm; loại B: từ 65 đến 79 điểm; loại C: từ 50 đến 64 điểm. Giải tập thể cho Trường có nhiều sản phẩm dự thi đạt chất lượng cao. 4. Tổ chức Cuộc thi 4.1. Ban Tổ chức Cuộc thi và Hội đồng Giám khảo cấp huyện: Theo quyết định của Phòng Giáo dục và Đào tạo. 4.2. Khen thưởng: Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ đề nghị Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với Công đoàn Giáo dục huyện: - Khen thưởng: * Đơn vị có các sản phẩm dự thi đạt thành tích cao. * Các giáo viên có sản phẩm dự thi đạt giải nhất, nhì, ba của Cuộc thi gồm: + 01 giải nhất + 01 giải nhì + 03 giải ba ( Sản phẩm đạt giải phải được xếp loại A) 5. Hồ sơ và sản phẩm dự thi Mỗi sản phẩm dự thi đựng trong bao bì dán kín, gồm: Hai đĩa CD hoặc DVD có nội dung giống nhau, mỗi đĩa chứa: Bản đăng ký dự thi (file word, theo mẫu đính kèm); (1).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài hoặc hệ thống bài luyện tập theo yêu cầu của cuộc thi (file word). (2) Một bản in trên giấy các nội dung (1), (2) nêu trên. Các bài làm của học sinh thực hiện tại đơn vị đã đánh giá nhận xét (của nhóm hoặc 20 bài) 6. Tiến độ thực hiện: Thời gian Nội dung Thực hiện Phổ biến, triển khai Cuộc thi Ban tổ chức cuộc thi đến các trường trong Huyện Tháng 9/2013 Hiệu trưởng các trường phổ biến triển khai đến từng giáo Các đơn vị viên Vật lý tại đơn vị Các trường tổ chức thực hiện tự đánh giá sản phẩm dự thi tại đơn vị, lập danh sách giáo viên dự thi và tập hợp Tháng 2/2014 Các đơn vị sản phẩm về Ban tổ chức dự thi cấp Huyện Hạn chót gửi sản phẩm 28/02/2014 Ban tổ chức Hội thi chấm Ban Tổ chức sản phẩm Thông báo kết quả cuộc thi, chọn và gửi sản phẩm đạt Tháng 3/2014 giải xuất sắc cấp huyện tham gia dự thi cấp Thành phố về Phòng GD&ĐT huyện - Ban Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Tổ chức Thành phố trước ngày 28/3/2014 ( Thầy Long tổ phổ thông) Tháng 5/2014 Tổ chức trao giải Nhận được công văn này, đề nghị các trường trong huyện có kế hoạch chỉ đạo và tổ chức cho giáo viên bộ môn tham gia Cuộc thi, lập danh sách giáo viên dự thi và tập hợp sản phẩm gửi về dự thi tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện (người nhận Thầy Long chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện) Cần trao đổi thêm thông tin về Cuộc thi, đề nghị liên lạc Phòng Giáodục và Đào tạo huyện, ĐT: 08.38914065. TRƯỞNG PHÒNG Nơi nhận : - Như trên, - Lãnh đạo Phòng (để báo cáo). - Công đoàn GD huyện, - Lưu VP,. Trần Minh Triết.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC CUỘC THI CẤP HUYỆN Theo Quyết định số:… /….ngày tháng năm của I/ Ban lãnh đạo: 1/ Ông Trần Minh Triết - Trưởng phòng - Trưởng ban 2/ Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện – Phó Ban Bà Huỳnh Thị Ngọc Mai - Phó Trưởng phòng – Phó ban II/ Ủy viên: + Nguyễn Thanh Long – chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện + Đỗ Thành Nhơn – Phó Hiệu trưởng trường THCS Tam Đông 1 + Lê Thanh Tâm – Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Hồng Đào + Nguyễn Văn Hiệp – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn An Khương III/ Ban Giám khảo: + Đỗ Thành Nhơn – Phó Hiệu trưởng trường THCS Tam Đông 1 + Lê Thanh Tâm – Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Hồng Đào + Nguyễn Văn Hiệp – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn An Khương.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA CUỘC THI XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI LUYỆN TẬP BỘ MÔN VẬT LÝ THCS GẮN VỚI THỰC TIỄN CUỘC SỐNG NĂM HỌC 2013 - 2014 - Tên giáo viên: ………………………………………………………………………. ……………………….……………………………………………………………….… Đơn vị: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Số điện thoại liên lạc: …………………………………..……………………………… Địa chỉ email: …………………..………………………………………………………. ………………………………………..………………………………………………… - Nêu tóm tắt nội dung sản phẩm dự thi 1. Sản phẩm dự thi là bài luyện tập hay hệ thống bài luyện tập, thuộc phạm vi nào trong chương trình Vật lý THCS? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 2. Đối tượng áp dụng khi thực hiện sản phẩm: học sinh của các lớp, khối lớp, trường nào? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 3. Sản phẩm được thực hiện trong thời gian nào? ……………………………………………………………………………..…………… ……………………………………………………………………………………..…… ………………………………………………………………………………………...… 4. Các nhận xét, kiến nghị, đề xuất: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………...………………………………. ………………………………………………………………...…………………………. …………………………………………………………………………………………… Thủ trưởng đơn vị. Người đăng ký.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×