Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tính toán kết cấu gạch đá và gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 19 trang )

MỤC LỤC

I.

Quần thể di tích chùa Bái Đính
1. Lịch sử hình thành

Hơn 1000 năm về trước, tại kinh đơ Hoa Lư (Ninh Bình) đã có ba triều đại
Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến
này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh
Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây
dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ
và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đơ Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hồnh tráng,
đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở
thành một điểm đến nổi tiếng.

1


2. Vị trí địa lý

Quần thể di tích chùa Bái Đinh được xây dựng tại núi Bái Đính nằm trên địa
bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Cố đơ Hoa Lư 3km, cách
thành phố Ninh Bình 12km (theo đường chim bay) về phía Tây. Núi có độ cao
187m so với mặt nước biển, diện tích khoảng gần 600 ha. Phong thủy có núi, sơng,
hồ nước, núi có hình tay ngai.
Núi Bái Đính là điểm khởi đầu ở phía Tây Bắc của sơn hệ đá vơi Hoa Lư, nằm
trọn trong tứ giác nước được giới hạn bởi 4 con sơng: sơng Hồng Long, sơng Đáy,
sơng Vân, sơng Bến Đang. Sơn hệ đá vơi Hoa Lư có diện tích hàng nghìn ha, có
những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Cố đô Hoa Lư, khu du


lịch Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động… Các ngọn núi trong sơn hệ có
độ cao trung bình từ 70-170m. Với độ cao 187m, có thể nói, núi Bái Đính là ngọn
núi cao nhất vùng, là núi chủ/ núi chúa của sơn hệ đá vôi Hoa Lư.
Nếu đặt sơn hệ đá vôi Hoa Lư trong khơng gian sơng núi Việt Nam, thì nơi
đây là sự kéo dài và phân tán của khối núi đồ sộ phía Tây Bắc và cũng là phần chân
của dãy Hymalaya, nơi khởi nguồn của đạo Phật. Nếu lấy trục Việt Trì – Hà Nội là
trục trung tâm của tam giác châu thổ sơng Hồng, thì phía Đơng Bắc có cánh cung
đá vôi Đông Bắc, nổi bật là non thiêng Yên Tử, nơi các vua Trần đặt nền móng phái
Mật tơng, là trấn ải phía biên giới đơng bắc, cịn phía Tây Nam, như để cho cân
xứng, tạo hóa đã tạo ra sơn hệ đá vôi Hoa Lư, nổi bật là núi thiêng Bái Đính, nơi
Quốc sư Nguyễn Minh Khơng (thời Lý) đã chọn để tu hành và truyền đạo, nơi đây
cũng được coi là trấn ải cho kinh đô Thăng Long phía Tây Nam.
2


Núi Bái Đính, theo cách giải thích dân gian có nghĩa là: núi có lễ bái trên đỉnh
cao.
3. Khu chùa Bái Đính cổ
3.1.

Sự kiện lịch sử

Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự
kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Núi chùa Bái Đính chính là nơi Đinh Tiên
Hồng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hịa, sau này tiếp tục được vua Quang
Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá
quân Thanh.[13][19] Thế kỷ XVI núi Đính là địa bàn tranh chấp giữa 2 tập đoàn phong
kiến Lê - Trịnh với nhà Mạc, khi mà chính quyền nhà Mạc chỉ kiểm sốt được vùng
lãnh thổ từ Ninh Bình trở ra.
Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới

khoảng 800 m về phía nam. Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên đỉnh
của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang
bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của
hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và
tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân
gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm 1997 chùa được
công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù khu chùa
có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ
trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm
nét của thời Lý.
3.2.

Một số danh lam thắng cảnh

3.2.1. Hang sáng, động tối

3


Lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam
quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là hang sáng thờ Phật và
Thần, bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự
"Minh Đỉnh Danh Lam" khắc trên đá do vua Lê Thánh Tơng ban tặng có nghĩa là:
"Lưu danh thơm cảnh đẹp". Khi lên vãn cảnh chùa trên đỉnh Bái Đính, vua Lê
Thánh Tơng đã tạc một bài thơ tứ tuỵêt chữ Hán được dịch như sau:
Đính Sơn danh tiếng thực cao xa
Che chở kinh thành tự thuở xưa
Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí
Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.
Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng

phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và
rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền
thờ thần Cao Sơn. Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là
tới động Tối. Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang
ở dưới sâu, các hang đều thơng nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng,
có hang nền trũng xuống như lịng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa
ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống mn hình vạn trạng. Trong động tối có
giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống. Các vị Tiên được thờ ở
nhiều ngách trong động.
3.2.2.

Đền thờ Thánh Nguyễn
4


Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa Bái Đính. Ơng là
một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi
là đức thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức thánh Nguyễn
Minh Không 4 km. Tương truyền khi ơng đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ
cho vua Lý Thần Tơng đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ Phật
và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Đền thánh Nguyễn nằm
ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của
ông được đúc bằng đồng.
Quốc sư Nguyễn Minh Không là con người mang ánh xạ của thời đại nhà Lý.
Ông đã học hỏi, sưu tầm những kiến thức y học dân gian, hàng ngày tìm thuốc
trong vườn Sinh Dược mà trở thành danh y, chữa bệnh lạ cho Vua, sưu tầm và phục
hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh Việt cổ mà trở
thành tổ sư nghề đúc đồng. Ơng khó cơng tầm sư học đạo, để từ một nhà sư ở từ
phủ Tràng An ra kinh thành làm Quốc sư, đứng đầu hàng tăng ni trong nước, danh
vọng và đạo pháp đạt đến đỉnh cao. Hành trạng của ông thể hiện nên cái khơng khí

của Phật giáo thời Lý thần bí, kỳ dị, đầy rẫy sự hoang đường nhưng đóng góp hết
sức tích cực vào cơng cuộc phục hưng và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam về
nhiều mặt: triết lý, văn học, kiến trúc, mỹ thuật, kỹ nghệ… làm nền tảng cho sự
phát triển của văn hoá Việt sau này.

3.2.3.

Đền thờ thần Cao Sơn

5


Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây sưa là
đền thờ thần Cao Sơn, vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đinh Bộ Lĩnh từ thuở
còn hàn vi đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động. Khi xây
dựng kinh đơ Hoa Lư, Đinh Tiên Hồng Đế cũng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ
các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn Theo đó, thần
Thiên Tơn trấn giữ cửa ngõ vào vịng thành phía Đơng, thần Q Minh trấn giữ cửa
ngõ vào thành Nam và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vịng thành phía Tây.
Ngơi đền thần Cao Sơn hiện tại được tu tạo có kiến trúc gần giống với đền Thánh
Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía
trước. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long
Quân - Âu Cơ. Đền thờ chính của thần ở Phụng Hóa (Nho Quan, Ninh Bình). Vị
thần này có cơng phù trợ qn Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau cũng được
dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam
kinh thành, một trong Thăng Long tứ trấn.
Theo như thần phả của đền núi Hầu (xã n Thắng, n Mơ, Ninh Bình) thì
Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi đi
tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng ở hành cung Vũ Lâm, đã tìm ra một
lồi cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây

là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần
đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế
lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ. Thần Cao Sơn cùng với thần
Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần trấn ngự ở ba cửa ngõ phía tây, đơng và
nam của cố đơ Hoa Lư.
Giếng ngọc
Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền
đây là nơi thiền sư “Lý Quốc Sư (Nguyễn Minh Không)” đã lấy nước để sắc thuốc
chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua “Lý Thần Tơng”. Giếng được xây lại
hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30m, độ sâu của nước là 6m, không bao
giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vng,
có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã
cấp bằng "Xác nhận kỷ lục": "Chùa Bái Đính là ngơi chùa có giếng lớn nhất Việt
Nam" vào ngày 12 tháng 12 năm 2007.
3.2.4.

6


4.

Khu chùa Bái Đính mới

Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên
kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đơ Hoa Lư. Đây là một cơng trình lớn gồm
nhiều hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm,
Bảo Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc và các cơng trình hạ tầng, phụ trợ,
khu học viện Phật giáo, khu đón tiếp, Tam quan ngoại, Tam quan nội,... được xây
dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau.
4.1. Những kỷ lục được cơng nhận

Chùa Bái Đính được báo giới nhắc đến như là một ngôi chùa lớn với những kỷ
lục châu Á và khu vực, theo sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục châu Á. Tính
đến ngày 6/6/2009 ngơi chùa này đã có 6 kỷ lục được cơng nhận. Ngày 28/2/2012
chùa có thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất châu Á được xác lập. Những kỷ lục của chùa
Bái Đính được xác lập gồm:
Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á : Tượng đồng 100 tấn ở
trong điện Pháp Chủ
Trong chùa Bái Đính, có đặt pho tượng Phật Tổ được tạo hình trong tư thế
tĩnh tọa trên tịa sen, tơn trí ở chính điện trong Điện thờ Pháp cao 10m, nặng 100
tấn bằng đồng dát vàng. Tượng Phật Tổ đặt trên bệ cao 1,5 m và được tôn vinh là
bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đơng Nam Á. Kỷ lục này chính thức được xác
lập bởi Trung tâm kỷ lục châu Á ngày 9/6/2012
1.

7


Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100
tấn ngồi trời.
3. Chng đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp
Chng.
Chùa Bái Đính mới cịn nổi tiếng với nhiều hạng mục cơng trình có tầm vóc
lớn trong khu vực Đông Nam Á. Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam có chiều
cao 5,5 m, đường kính rộng 3,5 m và có khối lượng đến 36 tấn. Chng đồng được
chạm khác nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán và trang trí các hình rồng nổi vơ cùng
sinh động.
4. Bảo Tháp cao nhất châu Á: Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng,
cao 100m.
5. Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới
80 ha).

Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa
Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, khu cơng viên văn hố và học viện phật
giáo, khu đón tiếp và cơng viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ
Đàm thị, hồ phóng sinh...
6. Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần
3 km.
7. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao
khoảng 2m.
Tại chùa Bái Đính có 500 bức tượng La Hán bằng đá nguyên khối cao từ
1,5m đến 2m; 200 tượng Quan Thế Âm ; 1.284 tượng Thích Ca Mâu Ni và 1.808
tượng Phật bằng đồng...
8. Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương
truyền cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc
thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hốn. Giếng xây lại
hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao
giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vng,
có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã
cấp bằng "Xác nhận kỷ lục": "Ngơi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam", ngày 12
tháng 12 năm 2007
9. Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ
cây bồ đề Ấn Độ.
2.

4.2. Một

số hình ảnh

8



Đại tượng Phật Di Lặc (Bố Đại) bằng đồng
ngoài trời nặng 100 tấn kỷ lục Việt Nam

Cầu đá vào cổng Tam Quan trong

Gác chng có trống đồng và
chng đồng bằng đá xanh

Tượng Phật Quan Âm bằng đồng
nặng 90 tấn

Điện Tam Thế

Hành lang với 500 La Hán
bằng đá xanh
9


Tam Thế Tượng

Đường ra gác chng

Hồ Phóng sinh

Du khách thăm Bảo tháp

10



Phù điêu trần Bảo tháp

Tượng Phật ngọc

4.3.

Bên trong Bảo tháp

Những sự kiện văn hóa

Với vai trị là một trung tâm Phật giáo, khu chùa Bái Đính là nơi diễn ra nhiều
sự kiện văn hóa, chính trị lớn:
1.

Ngày 17/5/2008, chùa Bái Đính là địa điểm để đại biểu các nước tham quan,
chiêm bái trong đại lễ Phật đản thế giới tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.
Trong ngày, các vị đã làm lễ hơ thần nhập tượng, chính thức khánh thành
giai đoạn I khu chùa.

2.

Chùa Bái Đính là nơi đón nhiều nguyên thủ quốc gia về thăm khi tới Ninh
Bình: Từ cuối năm 2007 đến 2008, khi chưa khánh thành, chùa Bái Đính đã
được tổng bí thư Nơng Đức Mạnh, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, thủ
tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới thăm và trồng cây tại lưu niệm. Ngày
11


28/1/2012 (tức ngày 6/1 âm lịch), Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh
trống khai hội chùa Bái Đính 2012; Ngày 29/1/2012 Chủ tịch nước Trương

Tấn Sang về thăm và phát động Tết trồng cây Xuân 2012.
3.

Ngày 25/6/2008 Quốc Vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm chùa Bái
Đính. Ơng đã tặng chùa Bái Đính bức tượng Di đà bằng chất liệu đá
Campuchia, đặt tại điện Tam Thế và trồng cây lưu niệm tại chùa. Ngày
18/1/2009 phái đoàn của chủ tịch Quốc hội Campuchia cũng đến tham quan
khu chùa.

4.

Ngày 6/6/2009 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cử hành đại lễ cung
nghinh ngọc xá lợi Phật về thờ tại chùa Bái Đính. Đây là sự kiện văn hóa,
tơn giáo rất đặc biệt và lộ trình rước ngọc xá lợi được bảo vệ nghiêm ngặt để
đưa 16 viên ngọc xá lợi Phật và xá lợi các Thánh Tăng có nguồn gốc và lịch
sử lưu giữ suốt hơn 2500 năm ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Myanmar, Sri
Lanka, Thái Lan.

5.

Ngày 3/3/2010 Chủ tịch Phật giáo thế giới ở Ấn Độ tặng Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Ngọc xá lợi Phật. Đây là lần đầu tiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam
chính thức cử hành cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về nước. Và là lần thứ
hai Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức tổ chức đại lễ cung nghinh Ngọc
xá lợi Phật. Cả hai sự kiện đều diễn ra ở chùa Bái Đính trước sự chứng kiến
của phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

6.

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI diễn ra tại Việt Nam vào

tháng 11 năm 2010 với chủ đề chính: "Phật giáo và mối quan tâm tồn cầu".
Bên cạnh đó, các đại biểu Hội nghị vào ngày 24-25/11 tham quan Vịnh Hạ
Long và chùa Bái Đính.

7.

Ngày 21/8/2011, Đồn đại biểu Quốc tế dự Đại hội Liên Hiệp UNESCO thế
giới 2011 với 500 người về thăm chùa Bái Đính và thực hiện nghi lễ Phật
giáo "Cầu nguyện thế giới hồ bình, cầu nguyện lý tưởng hồ bình của
UNESCO trở thành hiện thực".

8.

Ngày 4/10/2012, Thủ tướng chính phủ Cộng hịa nhân dân Bangladesh,
bà Sheikh Hasina-Chủ tịch Đảng liên đồn nhân dân Bangladesh cùng đồn
đại biểu Chính phủ Bangladesh và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại
Bangladesh, Bộ Ngoại giao đến thăm chùa Bái Đính.

9.

Ngày 16/11/2012, từ 6h30 đến 18h30 tại chùa Bái Đính, Uỷ ban An tồn giao
thơng Quốc gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ cầu siêu tưởng
niệm nạn nhân tai nạn giao thông.
12


10. Từ

ngày 21-22/11/2012, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Bộ VHTTDL
Việt Nam và ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội nghị

quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững tại chùa Bái Đính.

11. Từ

ngày 7-11/5/2014, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 và Hội thảo Phật
giáo quốc tế đã được tổ chức tại chùa Bái Đính, Ninh Bình trong 5 ngày với
khoảng 10.000 người tham dự, trong đó có 1.500 lãnh đạo các giáo hội, hệ
phái Phật giáo, các Giáo sư, Tiến sĩ, học giả Phật giáo cũng như các phật tử
hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ khoảng 90 – 100 quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

12.

Ngày 23/1/2015, Trung tâm hội nghị chùa Bái Đính là nơi diễn ra sự kiện
đón nhận bằng của UNESCO vinh danh quần thể danh thắng Tràng An là di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

13. Ngày

12/5/2019, Tổng thống Myanmar Win Myint cùng phu nhân và đồn
cơng tác đã đến thăm chùa Bái Đính Ninh Bình. Đón tiếp Tổng thống
Myanmar và đồn có đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên trung ương
Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đồn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Tống Quang
Thìn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Thượng tọa Thích Minh Quang,
Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình, Phó trụ trì chùa Bái Đính; Lãnh đạo
Văn phịng Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh; đại diện một số sở, ngành của
tỉnh Ninh Bình.

Kết cấu chịu lực và đặc điểm kiến trúc
Hình thức chịu lực chủ yếu là khung không gian với vật liệu gỗ chủ yếu chỉ

chịu uốn và nén. Liên kết chủ yếu là liên kết mộng, liên kết chốt chắc chắn và dễ
tháo lắp. Hệ thống cột và kèo được làm bằng gỗ tứ thiết với các cơng trình nhỏ
như : cổng Tam Quan, hành lang La Hán và điện Quan Âm,…, với các cơng trình
lớn hơn được làm từ bê tông giả gỗ. Tất cả các mái sử dụng ngói men Bát Tràng,
kiến trúc ba tầng mái cong vút hình đi của chim phượng.Về bố cục các kiến trúc
chính như cổng Tam Quan, tháp chng, điện Quan Âm, điệp Pháp Chủ, điện Tam
Thế lần lượt có chiều cao đỉnh mái là 16.5 m, 22m, 14.8m, 30m, 34m với diện tích
bên trong là 560 m², 225 m², 730 m², 2060 m² và 2370 m².
II.

Các điện chính là nơi thờ Phật. Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của
điện đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quát
cứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật bà trên thế gian. Tượng Phật bà đúc bằng
đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 m được công nhận là pho tượng Quan Thế Âm Bồ
Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam. Điện Pháp Chủ có 5 gian, gian giữa đặt pho tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10 m, nặng 100 tấn, được xác nhận kỷ lục "Pho
tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam". Trong điện còn treo 3 bức
hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam. Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao so
13


với mặt nước biển là 76 m, dài 59.1 m, rộng hơn 40 m. Trong điện Tam Thế đặt 3
pho tượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7.2 m,
nặng 50 tấn, được xác nhận kỷ lục: "Ngơi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng
lớn nhất Việt Nam".
Về các đối tượng suy tôn, cổng Tam Quan với hai tượng Hộ pháp (ông Thiện
và ông Ác) bằng đồng cao 5.5 m, nặng 12 tấn và 8 pho tượng Kim Cương. Hành
lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có chiều dài 1052 m
và chiều cao sàn nâng dần theo độ dốc của sườn đồi là nơi bố trí 500 tượng La
Hán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối cao tới 2.5 m, nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị
La Hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế. Tháp chng có 3

tầng mái, mỗi tầng mái có 8 mái ghép lại, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong
vút lên, bên trong treo một quả chuông nặng 36 tấn được cấp bằng xác nhận kỷ lục:
"Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam". Phía dưới quả chuông đồng này là một chiếc
trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp chuông, và tiếng chng của chùa
Bái Đính vang xa đến đâu thể hiện sử phổ độ của Phật lên chúng sinh đến đó.
Tượng Phật Di Lặc là bức tượng được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam Vietkings công nhận là tượng lớn nhất Việt Nam, nặng 80 tấn, cao 10m, an vị trên
một ngọn đồi của chùa Bái Đính. Bảo Tháp là cơng trình cao hơn 100 mét, với 13
tầng bảo tháp, 72 bậc cầu thang, toà bảo tháp tại Chùa Bái Đính hiện đang trưng
bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Trần bảo tháp được thiết kế
theo phong cách Ấn Độ huyền bí. Các bức tường xung quanh bên trong tháp đều
được điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp. Hàng nghìn bức tượng nhỏ
được đặt trang trí quanh bảo tháp.
III.

Lý thuyết tính tốn hệ kết cấu chịu lực và ví dụ minh họa

Trong tiểu luận này ta sẽ xét đến 2 hình thức chịu lực chủ yếu là uốn phẳng;
uốn và nén đồng thời
1. Lý thuyết tính tốn
1.1.

Uốn phẳng
1.1.1. Điều kiện về cường độ

Trong đó :
M : Mơmen uốn tính tốn.
14


Wth : Mômen chống uốn của tiết diện thu hẹp.

M và Wth lấy trên 1 tiết diện nơi có Mmax hay giảm yếu lớn nhất
mu : Hệ số điều kiện làm việc, phụ thuộc hình dạng và kích thước tiết diện :
mu = 1,2 : Tiết diện trịn khơng có khe, rãnh.
mu = 1,15 : Tiết diện có b ≥ 15cm và h/b ≤ 3,5.
mu = 1,0 : tiết diện có b ≤ 15cm.
Ru : Cường độ chịu uốn tính tốn của gỗ.
-

Ngồi ra, cần kiểm tra ứng suất tiếp trong các trường hợp sau :
+ Dầm ngắn : l/h ≤ 5 (l : chiều dài dầm, h: chiều cao dầm).
+ Dầm gỗ tiết diện chữ I.
+ Dầm có lực tập trung ở gần gối.

Sng, Jng : Mômen tĩnh và mơmen qn tính của tiết diện ngun.
b : Bề rộng tiết diện ở mặt trượt.
mtr : Hệ số điều kiện làm việc.
Rtr : Cường độ trượt dọc thớ của gỗ khi uốn
1.1.2. Điều kiện biến dạng

f : Độ võng lớn nhất do tải trọng tiêu chuẩn gây ra (bỏ qua các giảm yếu cục bộ).

k = 0,208 : Dầm đơn, tải trọng phân bố đều.
k = 0,167 : Dầm đơn giản tải tập trung ở giữa nhịp.
15


l : Nhịp của cấu kiện.
: Độ võng tương đối cho phép theo quy phạm
= 1/250 : Ván sàn;
= 1/200 : Sàn mái, xà gồ, vì kèo;

= 1/150 : Cầu phong, ván mái;
1.2.
-

Uốn và nén đồng thời

Xét sơ đồ tính toán của các cấu kiện chịu các thành phần nội lực :
+ Lực nén dọc trục N
+ Mô men uốn M do tải trọng q
+ Mô men uốn phụ N.f ( Do N sinh ra khi cấu kiện bị võng )

-

Ứng xuất lớn nhất ở thớ ngoài cùng :

M : Mô men uốn do tải trọng q gây ra.
F : Độ võng lớn nhất do M và N cùng tác dụng gây ra.
Chứng minh được thanh chịu nén uốn được tính theo :

ξ : Hệ số xét đến hiện tượng tăng mô men do ảnh hưởng của lực dọc N :

Ở TTGH, ứng suất thớ biện đạt Rn ; chỉ cần quy đổi thành phần chịu uốn
-

Khi λ > 75 :
ξ = 1  λ=0  thanh rất cứng, không cần xét biến dạng thanh  Thanh chịu
uốn thuần túy :

16



ξ = 0  Thanh chịu nén đúng tâm :
-

Khi λ < 75 :
+ Nếu σu < 10%σn : Bỏ qua mơ men uốn và tính như cấu kiện chịu nén đúng
tâm theo diều kiện ổn định.
+ Nếu σu ≥ 10%σn : Dùng

-

Khi thiết kế phải giả thuyết kích thước tiết diện, rồi tính ứng suất và so sánh
với Rn. Nếu chưa đúng chọn lại tiết diện và tính lại ứng suất cho tới khi đạt
yêu cầu.

-

Có thể dùng những công thức sau :
+ Nếu
+ Nếu 1 < e = < 25cm :
+ Nếu

-

Cấu kiến chịu nén uốn cần được kiểm tra về ổn định khi uốn ngoài mặt
phẳng uốn ( theo phương y-y ) như cấu kiện chịu nén đúng tâm.

-

Khi tính lực cắt Q và lực trượt T, phải xét đến uốn phụ do lực nén dọc sinh ra

vì Q và T là các hàm số của mơ men uốn :

Qo,To là lực cắt và lực trượt chỉ do tải trọng ngang sinh ra.
2.

Ví dụ tính tốn
2.1. Dầm chịu uốn phẳng
2.1.1. Giả thuyết số liệu tính tốn

Chọn tiết diện cho một dầm gỗ biết l = 3,3 m, tải trọng qtc = 350
kG/m, qtt = 425 kG/m. Gỗ nhóm V, độ ẩm 18%, nhiệt độ 20oC. Sơ đồ dầm đơn giản
biết
2.1.2. Tính tốn

Gỗ nhóm V, độ ẩm 18%, nhiệt độ 20oC => Ru = 170 kG/cm2.
17


Tính tốn nội lực.

Lựa chọn tiết diện.
Chọn tiết diện chữ nhật .
Giả thuyết thanh gỗ có một cạnh > 15cm, h/b ≤ 3,5 , khi đó mu = 1,15.
Giả thuyết b = 0,9h.

Chọn b = 15 cm, h = 16 cm.
Tính lại các thơng số tiết diện đã chọn.

Kiểm tra lại tiết diện đã chọn.
Giả thuyết về mu : b = 15cm , nên giả thuyết về mu là đúng.

Bền uốn : Do khơng có giảm yếu và giả thuyết về mu là đúng nên không cần kiểm
tra.
Bền cắt : Do l/h = 330/16 = 20,625 > 5 nên không cần kiểm tra bền cắt.
Độ võng : không cần kiểm tra.
2.2.

Cột chịu nén lệch tâm
18


2.2.1. Giả thuyết số liệu tính tốn

Chọn tiết diện cho một cột gỗ chịu nén và uốn đồng thời. cho biết lực nén tính tốn
bằng 200 kN, mơ men tính toán bằng 5 kN.m, chiều dài (thanh 2 đầu khớp) l = 3,3
m. Sử dụng gỗ nhóm V, độ ẩm 18%, nhiệt độ 20oC có Rn = 150 kG/m2 , Ru = 170
kG/m2 .
2.2.2. Tính tốn

Độ lệch tâm

Mơ men qn tính cần thiết
Ta có : 1 cm < e = 5 cm < 25 cm nên mơmen qn tính cầm thiết là :

Chọn tiết diện chữ nhật 18x20 cm => (uốn quanh trục y )
Độ mãnh

Hệ số mô men phụ


Kiểm tra ngồi mặt phẳng uốn

nên khơng cần kiểm tra với trục x

19



×