Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An Hà Nội.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391 KB, 59 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một
cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ… Vì vậy
hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế. Một trong những hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động tín
dụng mà đặc biệt là hoạt động cho vay . Đây là hoạt động mang lại thu nhập
chính cho các ngân hàng cũng đồng thời là hoạt động mang lại rủi ro nhiều
nhất, gây những tổn thất rất lớn cho các ngân hàng thương mại. Hơn nữa rủi
ro trong hoạt động cho vay ngày càng phức tạp và đa dạng. Vậy làm thế nào
để giảm thiểu được những tổn thất do rui ro trong hoạt động cho vay gây nên,
các ngân hàng đã làm những gì để phòng ngừa, khắc phục tổn thất đó. Đây là
câu hỏi luôn được đặt ra trong mọi thời điểm hoạt động của tất cả các ngân
hàng, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng tìm tòi các biện pháp hữu hiệu khác
để công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng hiệu quả.
Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An , em
thấy rủi ro trong hoạt động cho vay là vấn đề luôn được cán bộ ở đây chú
trọng tới sở dĩ vì các chỉ tiêu phản ánh rủi ro đang ở mức đáng lo ngại. Vì vậy
đề tài: “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi
nhánh NHNo & PTNT Quảng An Hà Nội” được chon để tiến hành phân
tích và nghiên cứu thông qua thực tiễn hoạt động cho vay của Chi nhánh
NHN0&PTNT Quảng An.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày theo 3 chương sau:
CHƯƠNG I. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
CHƯƠNG II. Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An
CHƯƠNG III. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đối


với Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong
được sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ ngân hàng để bài viết được tốt
hơn giúp cho quá trình nghiên cứu và công tác của em sau này.
Em xin cảm ơn thày giáo Tiến sỹ Đặng Ngọc Đức đã nhiệt tình
hướng dẫn để em có thể hoàn thành chuyên đề. Em cũng xin cảm ơn các cô
chú cán bộ của chi nhánh đã hướng dẫn em trong thời gian thực tập.

2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1. Khái quát về NHTM
1.1.1.1. Khái niệm:
Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát
triển của nền sản xuất hàng hóa. Nền kinh tế phát triển là điều kiện cho sự
phát triển của ngân hàng. Ngược lại sự phát triển của hệ thống ngân hàng là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nghề ngân hàng đã bắt đầu với sự nghiệp đổi tiền của các thợ vàng.
Những người đổi tiền thường là những người giàu có, trước đó họ có thể là
những người cho vay nặng lãi. Họ nhận thấy rằng có một lượng tiền nhàn rỗi
do những người gửi tiền và rút tiền không diễn ra cùng lúc. Do tính vô danh
của tiền họ có thể cho khách hàng vay số tiền tạm thời nhàn rỗi trong két của
họ. Hoạt động này làm thay đổi cơ bản hoạt động nhà buôn tiền – cho vay
nặng lãi thành nhà buôn tiền – ngân hàng. Cùng với sự phát triển của sản xuất
hàng hoá thì ngân hàng ngày càng phát triển và cung cấp rất nhiều tiện ích, và
ngân hàng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng. Xem xét trên phương
diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp thì có thể định nghĩa:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ
chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ghi: “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này
để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại bao gồm: hoạt động
huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, và cung cấp các dịch vụ tài chính.
1.1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là lẽ
sống quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Đó là hoạt động nhằm
tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng, mà nguồn này được truyền tải đến ngân
hàng theo các kênh khác dẫn khác nhau.
Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi. Ngân hàng có
thể huy động bằng nguồn tiền gửi không kỳ hạn hoặc nguồn tiền gửi có kỳ
han hoăc tiết kiệm. Tiền gửi không kỳ hạn là các khoản gửi với thời gian
không xác định. Người mới gửi tiền vào sáng nay nếu cần anh ta có thể rút ra
ngay vào buổi chiều cùng ngày. Còn tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm nghĩa là
khoản tiền được gửi sẽ có khoản thời gian gửi tối thiểu theo thoả thuận giữa
ngân hàng và khách hàng và không được rút ra trước kỳ hạn nêu trên. Hoạt
động này để bảo quản hộ người có tiền và để cạnh tranh thì ngân hàng đã trả
cho người gửi tiền như là phần thưởng cho việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu
dung trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.
Ngân hàng còn huy động vốn bằng các khoản vay khác nhau như vay
của ngân hàng nhà nước để giải quyết các nhu cầu cấp bách trong chi trả của

ngân hàng thương mại, vay của các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường
vốn... Với hình thức huy động này ngân hàng cũng phải trả một khoản lãi cho
bên cho vay để có được quyền sử dụng khoản tiền vay.
Bên cạnh có ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá để thu
hút nguồn vốn đáng kể cho hoạt động của mình.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Huy động được vốn rồi, vấn đề tiếp theo của các ngân hàng thương
mại là làm thế nào sử dụng được nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất
nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài
sản khác nhau của ngân hàng, trong đó gồm cho vay, đầu tư và hoạt động
ngân quỹ.
Phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng thương mại được sử dụng để cho
vay. Có nhiều loại cho vay khác nhau tuỳ theo cách phân chia như: Phân chia
theo thời hạn cho vay, theo mục đích sử dụng tiền vay, theo đối tượng vay,
theo hình thức đảm bảo vốn vay, theo phương pháp hoàn trả vốn vay… Đây
là hoạt động sinh lời cao đồng thời lại chứa dựng rất nhiều rủi ro có thể gây
tổn thất lớn, làm giảm uy tín của ngân hàng. Những khoản mà khách hàng vay
không phải lúc nào cũng được hoàn trả đúng thời hạn như trong hợp đồng tín
dụng mà ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro mất vốn. Đó là việc khách
hàng không hoàn trả được số tiền đã vay đúng hạn hoặc không có khả năng
trả. Vì vậy các ngân hàng thường có những chính sách hợp lý cho riêng mình
để tạo môi trường quản lý phù hợp cho các khoản nợ làm sao giảm bớt loại
rủi ro này một cách thấp nhất.
1.1.1.2.3. Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính.
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và
doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định
các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiên các dịch vụ đó có hiệu
quả. Các dịch vụ đó bao gồm mua bán ngoại tệ, bảo quản vật có giá, cung cấp

các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, bảo lãnh, cho thuê các thiết bị
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trung và dài hạn, các dịch vụ ủy thác và tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán,
dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ đại lý...
1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM
1.1.2.1. Khái niệm:
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Như vậy có thể hiểu tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị từ người cho vay sang người đi vay để sau một thời gian nhất
định thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.vay mượn dựa trên
nguyên tắc hoàn trả, nghĩa là người cho vay .
Cho vay là hoạt động của ngân hàng chuyển quyền sử dụng khoản tiền
vay cho khách hàng từ đó ngân hàng thu lợi nhuận cho mình. Đối với người
đi vay thì món vay là một khoản nợ nhưng đối với ngân hàng thì đây lại là tài
sản có vì nó đem lại thu nhập cho ngân hàng.
Mặc dù cho vay là hoạt động mang lại thu nhập lớn song rủi ro rất cao.
Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể xảy ra tổn thất làm giảm thu
nhập của Ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần
lớn vốn của chủ, đẩy Ngân hàng đến phá sản. Do vậy, các Ngân hàng phải
cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài
trợ. Nên phải thẩm tra trước, trong và sau khi cho vay.
1.1.2.2. Phân loại:
* Phân loại theo thời gian: Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan
trọng đối với Ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và
sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời
gian cho vay được phân chia thành cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và
cho vay dài hạn.

6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Cho vay ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở
xuống. Đây là hình thức cho khách hàng vay để mua sản lưu động hoặc nhu
cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất. ngân
hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món hoặc
theo hạn mức, có hoặc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu
chi hoặc luân chuyển. Cho vay ngắn hạn do chỉ trong một thời gian ngắn nên
khách hàng thường sử dụng đúng mục đích vay như đã thỏa thuận nên khả
năng hoàn trả tốt, vì vậy mức độ rủi ro là thấp.Tuy nhiên cũng không tránh
khỏi tổn thất do biến cố gây ra. Ngay cả việc cho Nhà nước vay, khả năng
hoàn trả là rất cao song vẫn có những trường hợp Nhà nước mất khả năng chi
trả khi đến hạn.
Cho vay trung hạn là những khoản vay từ trên 1 năm đến 5 năm, các
khoản vay trên 5 năm là cho vay dài hạn. Những khoản cho vay trung và dài
hạn này có nhiều khả năng dẫn đến rủi ro hơn cho vay ngắn hạn. Do thời gian
vay kéo dài, việc khách hàng sử dụng vốn không theo mục đích hoặc theo
mục đích đã thỏa thuận nhưng tình hình kinh doanh không theo ý muốn của
khách hàng hay do những rủi ro khác dẫn đến việc khách hàng mất khả năng
chi trả. Vì vậy nên mức lãi suất của việc cho vay trung và dài hạn thường cao
hơn cho vay ngắn hạn.
* Phân theo tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai
bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặc không
đủ.
Trong trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn, ngân
hàng đòi hợp đồng đảm bảo khi đó khoản vay này được gọi là khoản vay có
tài sản đảm bảo. Các đảm bảo của khách hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại
cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trả được nợ. Điều này giúp
7

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ngân hàng giảm đáng kể thiệt hại nếu khách hàng mất khả năng thanh toán,
hoặc làm cho khách hàng có trách nhiệm hơn trong khoản vay của mình.
Khi ngân hàng cho vay dựa trên uy tín của khách hàng trong trường
hợp khách hàng truyền thống, có uy tín, Ngân hàng không cần ký hợp đồng
đảm bảo thì được gọi là cho vay không có tài sản đảm bảo. Đó thường là khách
hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình
trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.
Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không
cần tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các
công ty lớn, hoặc các khoản cho vay trong thời gian ngắn mà Ngân hàng có
khả năng giám sát việc bán hàng… cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.
Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo vì dưới sự đánh giá của ngân hàng là
độ an toàn cao, không sợ rủi ro mất khả năng thanh toán. Nhưng trên thực tế thì
những khoản vay này vẫn mang đến những rủi ro nhất định và khi đó việc thu hồi
nợ là rất khó vì không có nguôn thu nợ thứ hai nên có khả năng mất trắng
* Theo mục đích:
Cho vay bất động sản: Bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn
và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn để mua đất canh
tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nứơc ngoài. Đối với loại
hình cho vay này, ngân hàng được đảm bảo bằng chính tài sản thực: đất đai,
toà nhà và các công trình khác.
Đối với khoản vay này tài sản đảm bảo thường có giá trị vì vậy rủi ro
thấp. Mặc dù vậy ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro đạo đức của khách
hàng gây ra hay trong trường hợp giá cá biến động bất thường…
Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng
dành cho ngân hàng , công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài
chính khác. Hình thức cho vay này cũng không nằm ngoài khả năng có thể có
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

rủi ro không thu hồi được vốn, đặc biệt là khi các tổ chức này phá sản hay vỡ
nợ.
Cho vay nông nghiệp: Nhằm hỗ trợ nông dân để trang trải các chi phí
sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao
động, nhiên liệu. Vì nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên hiện
tượng mất mùa thường xuyên xảy ra. Mặt khác người nông dân thì thu nhập
chính của họ là nông nghiệp nên khi đó khả năng trả nợ của họ là rất khó.
Cho vay công nghiệp và thương mại: giúp doanh nghiệp trang trải các
chi phí như mua hàng nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân
viên. Với trường hợp này trước khi cho vay ngân hàng phải thẩm định tình
hình hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó ngân hàng thường xuyên giám
sát con nợ của mình để kịp thời sử lý khi có dấu hiệu rủi ro xảy ra. Nhưng
ngân hàng vẫn không thể tránh khỏi xảy ra rủi ro khi các doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ.
Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
như mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay ngân hàng còn thực hiện các
khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua
phát hành thẻ tín dụng. Cho vay cá nhân có độ rủi ro khá cao. Nếu người vay
bị chết, ốm hoặc bị mất việc ngân hàng sẽ khó thu được nợ. Vì vậy, ngân
hàng thương yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất
nghiệp, nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua… Để ngân hàng giảm tổn thất
khi rủi ro xảy ra.
Cho thuê tài sản: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và
cho khách hàng thuê. Đối với hình thức này ngân hàng có quyền thu hồi tài
sản nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp đồng. Ngân hàng sẽ gặp
rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả, không trả được tiền thuê
đầy đủ và đúng hạn. Nhiều tài sản thuê mang tính đặc chủng, khó bán, khó
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thuờ li, khi thu hi chi phớ thỏo d cao,nờn ri ro cho thuờ rt cao i vi

ngõn hng. Do vy khi cho thuờ ngõn hng phi phõn tớch tớn dng ng thi
phõn tớch th trng ti sn cho thuờ, ỏnh giỏ nh cung cp, la chn cỏc
hỡnh thc cho thuờ thớch hp. Ngõn hng ũi hi ngi thuờ phi mua bo
him ti sn.
1.1.2.3. Vai trũ ca hot ng cho vay
Ngõn hng vi mng li tri rng ca nú trong nn kinh t, ó tp
trung c mt s ln ngun vn nhn ri trong xó hi hỡnh thnh qu cho
vay. Cỏc ngun vn tm thi nhn ri, nhn ri cú thi hn hoc nhn ri lõu
di, c tp trung vo ngõn hng bng nhng c ch chớnh sỏch v cỏc lói
sut khỏc nhau.
Trờn c s qu cho vay ó cú, cỏc t chc tớn dng tin hnh phõn phi
ngun vn ny cho cỏc i tng cú nhu cu cn b sung vn. quỏ trỡnh ny
khụng nhng ũi hi phi tuõn theo cỏc nguyờn tc cho vay m cũn phi chp
hnh y nhng quy nh ca phỏp lut.
Hot ng cho vay cú cỏc vai trũ quan trng i vi nn kinh t cng
nh i vi ngõn hng. Nhng bn thõn hot ng ny li cha ng nhiu
ri ro dn n nhng hu qu ỏng tic cho ngnh ngõn hng núi riờng v cho
ton b nn kinh t núi chung.

Ngân h ng cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp để
duy trì và mở rộng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cho vay trong ngân hàng làm nhiệm vụ dẫn đờng cho nguồn vốn chảy từ
nơi thừa tới nơi thiếu vốn. Bi l trong hoạt động kinh doanh tại một thời điểm
luôn luụn phát sinh hai loại nhu cầu: cho vay vốn để hởng lợi và nhu cầu vay
vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh là điều tất yếu. Hai nhu cầu này là ngợc
nhau nhng có chung mục tiêu l an toàn, sinh lời và đều là tạm thời. Cho vay
trong ngân hàng đã thực hiện chức năng huy động v tập trung vốn tạm thời
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhàn rỗi để đa vào sử dụng theo nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi trong một

khoảng thời gian nhất định với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn.
Nhng khụng phi lỳc no doanh nghip i vay vn v u lm n cú
lói, t k hoch m d ỏn ó nờu, nờn khi doanh nghip gp khú khn v ti
chớnh hay s dng vn khụng hiu qu dn n vic lm n thua l khụng tr
n c ó lm nh hng n kh nng thu hi vn ca ngõn hng. Nh vy
cng ũi hi khõu thm nh ca ngõn hng ngy cng k cng cht ch chớnh
xỏc hn
Cho vay trong ngân hàng là công cụ đắc lực cho ngành kinh tế
kém phát triển và những ngành kinh tế mũi nhọn.
Bằng việc sử dụng lãi suất u đãi đối với những ngành kinh tế mũi nhọn cũng
nh những ngành kinh tế kém phát triển nhng cần thiết cho quốc kế dân sinh, ngân
hàng cho vay góp phần thúc đẩy những ngành kinh tế này phát triển. Cng nh
vic ỏp ng nhu cu v vn cho doanh nghip, nu vic s dng vn l phự
hp vai trũ ú c phỏt huy. Nhng ngnh kinh t kộm phỏt trin y cú bt
ra khi tỡnh trng ú khụng hay li tip tc suy sỳt v em n ri ro cho ngõn
hng. Cũn nghnh kinh t mi nhn s ớt cú kh nng gõy ra ri ro cho ngõn
hng. Tuy nhiờn ngõn hng vn khụng th ch quan i vi lnh nghnh ny.
Cho vay trong ngân hàng có vai trò quyết định đến sự ổn định của
lu thông tiền tệ.
Do tính u việt của mình tín dụng ngân hàng đóng vai trò quyết định đến
sự ổn định của lu thông tiền tệ. Trớc hết ngân hàng là kênh quan trọng để đa
tiền vào lu thông, có khả năng kiểm soát đợc khối lợng tiền sao cho phù hợp với
lu thông hàng hoá. Nếu tín dụng ngân hàng ợc thực hiện một cách có hiệu quả
sẽ đảm bảo khối lợng tiền cung ứng phù hợp. Vì khi cho vay Ngân hàng đã đa
tiền vào lu thông. Mặc khác cùng với chức năng tạo tiền, các ngõn hng thng
mi có khả năng mở rộng tiền gửi làm tăng khối lợng tiền trong lu thông. Vai
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trũ ca cho vay quan trng nh vy nhng khi ri ro trong hot ng cho vay
xy ra, tc l dũng tin m ngõn hng khụng thu hi c ú ó khụng cũn

lu thụng theo ỳng chu trỡnh ca nú. Nh vy ri ro tớn dng khụng ch gõy
tn tht cho ngõn hng m cũn lm mt i vai trũ quan trong ny, lm nh
hng ln n nn kinh t.
Cho vay ngân hàng có vai trò kiểm soát nền kinh tế.
Qua việc huy động vốn của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân c trong xã
hội và việc tổ chức thanh toán khách hàng m ngân hàng có thể đánh giá tình
hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản xuất v khả năng chi trả của khách hàng
th hin qua biến động số d trong tài khoản. Trong quá trình cho vay, ngân
hàng luôn phải đề phòng nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, phải thờng xuyên phân
tích khả năng tài chính của khách hàng, giám sát kiểm tra hoạt động sản xuất
kinh doanh của họ để có thể điều chỉnh, tác động kịp thời khi cần thiết. V
cng t đó, ngân hàng có khả năng tập hợp đợc tình hình sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp đồng thời góp những ý kiến để điều chỉnh kịp thời khi có
sự mất cân đổi trong cơ cấu kinh tế.

Cho vay trong ngân hàng đóng vai trò quyết định trong hoạt động
ngân hàng.
Cho vay trong ngân hàng đóng vai trò quan trng i vi nền kinh tế
cng nh i vi s tồn tại và phát triển của một ngân hàng thơng mại. Vỡ cho
vay mang li ngun thu nhp ln cho ngõn hng. Tuy nhiên con ngi luụn
phi i mt vi s ỏnh i m c th õy l lói sut v ri ro. Lói sut
cng cao thỡ ri ro cng nhiu. Chớnh vỡ vy cỏc ngõn hng phi xỏc nh
c mt t l phự hp cú th t c mc tiờu li nhun ca mỡnh.
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
1.2.1. Quan niệm về rủi ro trong hoạt động cho vay
Một ngân hàng thương mại hoạt động phải đối mặt với nhiều loại rủi ro
khác nhau như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản và loai rủi ro
phổ biến là rủi ro do hoạt động cho vay gây nên. Rủi ro trong hoạt động cho

vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng
vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực
hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho
vay đó bị tổn thất. Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro.
Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn
thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trong chiến lược
hoạt động chung. Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỉ lệ tổn thất dự kiến, ngân
hàng coi đó là một thành công trong quản lý.
Có hai loại rủi ro trong cho vay là rủi ro có thể kiểm soát được và rủi ro
không thể kiểm soát được.
Rủi ro có thể kiểm soát là rủi ro ngân hàng có thể dự đoán được chủ
thể gây ra rủi ro đó, và có thể ước tính được mức độ ảnh hưởng và thời gian
phát sinh của chúng. Từ đó có những biện pháp hợp lý để phòng ngừa và hạn
chế tổn thất ở mức thấp nhất. Nguyên nhân của loại rủi ro này có tính chủ
quan từ phía khách hàng hay từ chính bản thân ngân hàng.
Rủi ro không thể kiểm soát được là rủi ro mà ngân hàng không xác
định chính xác ảnh hưởng của chúng. Nguyên nhân của những rủi ro này là
thường là những nguyên nhân bất khả kháng.
1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong cho vay ngân hàng.
Khi ngân hàng hoạch định chiến lược phát triển chung, muốn xác định
rủi ro dự kiến thì phải lượng hóa được rủi ro đó. Đo lường rủi ro là cơ sở cho
ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cho từng thời kỳ và xây dựng hệ số rủi ro cho từng tài sản và cho từng loại
hình cho vay. Có rất nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại. Sau đây em xin nêu một vài chỉ tiêu các ngân hàng thường sử
dụng.
* Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (chỉ tiêu định tính).
Trong thành phần dư nợ của ngân hàng được phân làm năm nhóm: từ

nhóm 1 đến nhóm 5, với cấp độ nguy cơ xảy ra tăng dần. Trong đó nợ nhóm 1
là nợ đạt tiêu chuẩn; nợ nhóm 2 là nợ đáng chú ý; nợ nhóm nhóm 3, nhóm 4,
nhóm 5 được gọi là nợ xấu. Như vậy nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là nợ quá hạn,
đó là những khoản nợ khách hàng vay nhưng không trả được khi đến hạn đã
ghi trên hợp đồng. Có hai loại nợ quá han.
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là khoản nợ mà khách hàng vẫn còn có
khả năng tiếp tục trả nợ cho ngân hàng. Đó là do khi cho vay cán bộ tín dụng
không quan tâm đến chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Họ đặt kỳ hạn nợ
ngắn để hạn chế rủi ro tín dụng trong khi đó chu kỳ kinh doanh mang tính
thời vụ hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn bất ngờ khiến
cho người vay không trả nợ đúng hạn.
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: là khoản nợ mà khách hàng ít
có khả năng trả được nợ cho ngân hàng khi đó ngân hàng đứng trước nguy cơ
mất vốn. Thường thì do nguyên nhân doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc cố
tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. Tóm lại nợ quá hạn càng cao thì
rủi ro càng lớn. Để đánh giá khoản nợ này người ta tính chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá
hạn trên tổng dư nợ
Số dư Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ta có thể xét thêm tỷ lệ nợ quá hạn theo
thời gian, tỷ lệ nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo…
Và cũng tương tư như vậy ta có thể dùng chỉ tiêu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu,
nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi
Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ, hoặc không
có tài sản đảm bảo hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ triền miên
hoặc phá sản. Như vậy các khoản nợ khó đòi còn nguy hiểm hơn so với nợ
quá hạn.

Số dư nợ khó đòi
Tỷ lệ nợ khó đòi =
Tổng dư nợ
Số dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
* Một số chỉ tiêu khác (chỉ tiêu định lượng):
Ngoài các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi, các nhà quản lý trong
ngân hàng còn sử dụng một số chỉ tiêu khác, gắn liền với chiến lược đa dạng
hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng và đặt giá đối với
các khoản cho vay.
Điểm của khách hàng: Thông qua tình hình tài chính của khách hàng
mà ngân hàng phân tích, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án cùng
với mối quan hệ và tính sằng phẳng. Ngân hàng sẽ lập hồ sơ về khách hàng
của mình sau đó xếp hạng và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc khách hàng
được chấm điểm cao thì rủi ro tín dụng là thấp. Khách hàng loại C hoặc điểm
thấp thì rủi ro tín dụng là cao. Dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây
dựng thi chỉ tiêu này được xác lập. Điểm của khách hàng cho biết rủi ro tiềm
ẩn.
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù một số khoản nợ chưa được coi
là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, ngân hàng nhận thấy nhiều
khoản vay đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn.
Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng.
Rủi ro trong cho vay là xác suất vỡ nợ của khách hàng nên ngân hàng
phải cố gắng xác định được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng bị phá
sản, hoăc cố tình lừa đảo, hay chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất. Các
khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện
các khả năng vỡ nợ khác nhau. Một số ngân hàng cho rằng nếu có khoản nợ

đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là
có rủi ro. Thậm chí những khoản nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được,
song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh xuất hiện những
biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là
có rủi ro. Những chỉ tiêu đo lường rủi ro trong cho vay này cho thấy rủi ro ở
độ rộng với những tầng nấc khác nhau. Vì vậy vấn đề không phải là ở con số
nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng
hay hẹp. Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ
thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ ngân hàng các cấp có thực sự nghiêm túc
nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm
mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.
1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay của ngân hàng chứa đựng những rủi ro mà chúng ta
khó có thể lường trước được. Nguyên nhân của những rủi ro này là do cả hai
bên hoặc cũng có thể do nguyên nhân bất khả kháng.
1.2.3.1. Nhóm nguyên nhân bất khả kháng.
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại có thể được tạo ra do khách quan đem lại mà ngân hàng hay khó
lường trước hay chống lại được.
Thứ nhất: Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hay sự thay đôi không
phù hợp với tình hinh phát triển của đất nước sẽ là điều kiện cho rủi ro trong
cho vay xảy ra. Vì khi đó không chỉ ngân hàng mà các doanh nghiệp cũng bị
ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động. Hay môi trường pháp lý bị lỏng lẻo,
còn thiếu tính đồng bộ có nhiều khe hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện
tượng lừa đảo trong việc khách hàng sử dụng vốn.
Thứ hai: sự biến động về chính trị, xã hội trong và ngoài nước gây ảnh
hưởng tới các lĩnh vực của nền kinh tế, đem lại khó khăn cho doanh nghiệp
dẫn đến rủi ro cho khách hàng cũng như rủi ro cho ngân hàng.

Thứ ba: sự biến động của nền kinh tế ( khủng hoảng kinh tế , biến động
tỷ giá, lạm phát gia tăng…) sẽ có tác động mạnh đến các hoạt động cuả doanh
nghiệp cũng như của ngân hàng. Khi nền kinh tế có những sự biến động lên
xuống thì chính phủ phải đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp với điều
kiện hiện tại để hạn chế những ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước. Sự
không ổn định trong chính sách làm cho các doanh nghiệp khó chủ động
trong chiến lược kinh doanh của mình, điều này làm suy yếu điều kiện tài
chính của khách hàng.
Thứ tư là môi trường tự nhiên
Những thay đổi lớn về thời tiết hay khí hậu gây ảnh hưởng tới các hoạt
động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều
kiện tự nhiên thường là yếu tố khó dự đoán, nó luôn xảy ra bất ngờ với sự
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì thế mà khi có thiên
tai, địch hoạ xảy ra khách hàng cùng ngân hàng có nguy cơ tổn thất lớn, với
các phương án kinh doanh không có nguồn thu... điều đó có nghĩa là ngân
hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.
Những tác động của môi trường bên ngoài tới người vay làm cho họ bị
tổn thất về tài chính dẫn đến việc không thực hiện được đầy đủ và đúng hạn
cam kết trả nợ gốc và lãi đối với ngân hàng thậm chí là mất khả năng thanh
toán đi đến phá sản hoặc giải thể.
Với các nguyên nhân bất khả kháng thì ngân hàng không thể bằng ý
chí chủ quan để hạn chế được. Vì vậy các ngân hàng chủ yếu tập trung vào
việc hạn chế những rủi ro xuất phát từ phía khách hàng hay ngân hàng.
1.2.3.2. Những nguyên nhân thuộc về người vay.
Trình độ yếu kém của khách hàng trong việc dự đoán các vấn đề kinh
doanh, yếu kém trong quản lý dẫn đến những thua lỗ và không có khả năng
trả nợ cho ngân hàng. Nhiều khách hàng lại không có khả năng tính toán kỹ
lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc

phục khó khăn trong kinh doanh cũng dẫn đến thất thoát về tài chính. Hoặc có
thể do tính thanh khoản không cao trong các hoạt động của khách hàng làm
cho nguồn vốn thu hồi chậm không hiệu quả
Bên cạnh đó còn có rủi ro do đạo đức của khách hàng gây nên như chủ
định lừa đảo cán bộ ngân hàng , chây ì... Rất nhiều khách hàng đã mạo hiểm
với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình thì họ
tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, thiếu sự
minh bạch về tài chính, mua chuộc cán bộ ngân hàng… Có trường hợp người
vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chây ì với hi vọng có thể quỵt nợ, hoặc lợi dụng sử dụng vốn vay càng lâu
càng tốt.
1.2.3.3. Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng.
Trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thì họ đưa ra các mức
độ chấp nhận rủi ro khác nhau để phục vụ cho mục tiêu riêng của mình. Thì
từ đó khả năng xảy ra rủi ro là khác nhau.
Bản thân ngân hàng khi phát sinh các khoản nợ xấu, thường không
muốn phản ánh vào tài khoản và chuyển thành nợ quá hạn vì điều đó sẽ làm
ảnh hưởng đến thành tích của ngân hàng. Như vậy các ngân hàng tiếp tục gia
hạn nợ và dẫn đến việc thực hiện thu nợ không đúng hạn.
Hệ thống thông tin chưa đầy đủ chính xác làm quá trình đánh giá rủi
ro gặp nhiều khó khăn. Như việc thông tin về thị trường của khách hàng hay
các thông tin khác có liên quan. Ngân hàng không tìm hiểu được rõ các mối
quan hệ của khách hàng đối với các định chế tài chính khác.
Có nguyên nhân xuất phát từ chất lượng cán bộ tín dụng. Những cán
bộ chưa có những nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác hạn chế
rủi ro trong hoạt động cho vay, sự đánh giá không chính xác về tài sản đảm
bảo, về đối tác tham gia bảo lãnh, hay không dự báo được những vấn đề có
thể phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng… Và

những cán bộ không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không
tốt, cố tình làm sai… là một trong những nguyên nhân của rủi ro trong hoạt
động cho vay. Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề,
nhiều vung, thậm chí nhiều Quốc gia. Để cho vay tốt, họ phải am hiểu khách
hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống.
Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay… Như vậy
họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện. Khi
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để
hiểu kỹ lưỡng, rủi ro trong hoạt động cho vay luôn rình rập họ. Sống trong
môi trường “tiền bạc”, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám
dỗ của đồng tiền. Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng. Như vậy,
chất lượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp
không đảm bảo là nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân
hàng.
1.2.4. Hậu quả của rủi ro trong hoạt động cho vay đối với NHTM
Đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động
doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải
rủi ro trong hoạt động cho vay hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân
hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng
khác, làm cho hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ
ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền
trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn
của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Điều này làm
cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã
hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro trong hoạt động cho vay cũng ảnh hưởng
đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư
giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng

trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.
Đối với ngân hàng:
Rủi ro làm giảm thu nhập của ngân hàng: Do thu lãi từ hoạt động tín
dụng là một bộ phân của doanh thu mà rủi ro trong hoạt động cho vay làm
chokhông thu được lãi vay dẫn đến doanh thu thấp nên lợi nhuận thấp, thậm
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chí là lỗ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hơn nữa nếu như không lỗ thì rủi ro trong hoạt động cho vay cao dẫn đến
phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến cho lợi nhuận còn lại càng thấp. Từ
đó ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu của ngân hàng.
Rủi ro làm giảm sút uy tín của ngân hàng:Khi ngân hàng có độ rủi ro
trong hoạt động cho vay cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất
uy tín của mình trên thị trường. Không một ai muốn gửi tiền vào ngân hàng
có tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt
gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về một ngân hàng có mức độ rủi ro
cao thường bị báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ
khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Các ngân
hàng không có uy tín cao sẽ rất khó tồn tại và phát triển trên trường quốc tế
với tính cạnh tranh cao và đầy rủi ro.
Rủi ro trong hoạt động cho vay làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán
của ngân hàng: Nếu các khoản cho vay gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ
gặp nhiều khó khăn trong khi các khoản tiền gửi vẫn phải thanh toán đúng
hạn. Trong khi không huy động được vốn vì bị mất uy tín thì người rút tiền
ngày càng tăng lên kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong thanh toán.
Rủi ro làm cản trở khả năng cạnh tranh và tốc độ phát triển của
ngân hàng: khi rủi ro xảy ra làm uy tín của ngân hàng giảm sút thì đồng
thời khả năng cạnh tranh huy động vốn cũng giảm sút dẫn đến nguồn vốn
suy giảm đồng thời dư nợ cũng sẽ giảm sut và như vậy tốc độ của ngân
hàng cũng bị giảm theo.

Rủi ro có thể làm phá sản ngân hàng: Nếu như rủi ro xảy ra ở mức độ
lớn, ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽ gây phản ứng dây
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chuyền, dân chúng sẽ đổ xô đến ngân hàng rút tiền gửi và ngân hàng không
còn khả năng thanh toán sẽ đi đến phá sản.
Khi gặp rủi ro trong hoạt động cho vay, ngân hàng không thu được
vốn và lãi cho vay hoặc thu hồi được nhưng không đủ để chi trả cho
khoản vay, nhưng ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy
động khi đến hạn, như vậy là ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi.
Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm và ngân hàng
kinh doanh không có hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro ngân hàng thường rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền,
ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bị cấp trên khiển trách. Còn với cấp
dưới, do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trả lương cho nhân
viên vì thế những người có năng lực thường chuyển công tác, gây khó
khăn cho ngân hàng.
Tóm lại, rủi ro trong hoạt động cho vay của một ngân hàng xảy ra ở
mức độ khác nhau: nhẹ là bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi
cho vay, nặng là ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ
cao nên ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Tình trạng này nếu kéo dài không
khắc phục được thì ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng
cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Vì vậy đòi hỏi
các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp
thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
1.3 Các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay là rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại.
Hoạt động này luôn tồn tại hai măt là sinh lời và rủi ro. Hầu như các thua lỗ
của ngân hàng thương mại là từ hoạt động cho vay. Song không có cách nào
để loại trừ rủi ro hoàn toàn mà phải quản lý một cách chặt chẽ. Đứng trước

22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
quyết định cho vay, cán bộ ngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời
và rủi ro. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là:
- Đạt hiệu quả cao, trong giới hạn rủi ro có thể giám sát, chịu đựng
được
- Thực hiện đúng các quy định của nhà nước, quy định của luật pháp
- Đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả phát triển
Vì thế quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung quan trọng của ngân
hàng thương mại
1.3.1. Hạn chế các khoản cho vay có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó dòi
1.3.1.1. Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ
chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng Nhà nước.
Các quy định nêu rõ những trường hợp cấm các ngân hàng không được
tài trợ, điều kiện để ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. Ví dụ như cho vay
một khách hàng thì không được vượt quá tỷ lệ phần trăm trên vốn của chủ sở
hữu, không được cho vay đối với các thành viên Hội đồng quản trị của chính
ngân hàng…
1.3.1.2. Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác
nhau.
Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau thì sẽ
có rủi ro khác nhau.
Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan tới khả năng đánh giá tình hình
kinh doanh, tài chính của khách hàng. Ngân hàng cần phải thu thập thông tin
cả trong quá khứ lẫn tương lai. Tuy nhiên, khía cạnh tương lai của doanh
nghiệp quan trọng so với quá khứ. Những khách hàng truyền thống có mối
liên hệ tốt với ngân hàng thì có mức rủi ro thấp hơn. Rủi ro trong cho vay
thương mại chủ yếu là do những tác động của thị trường đối với khách hàng
(giá hàng bán giảm sút, giá nguyên liệu tăng, thiên tai, cạnh tranh…)
23

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Cho vay đối với người tiêu dùng: Rủi ro liên quan tới thu thập của
người vay và những khả năng kiểm soát thông tin về khách hàng. Thông tin
thường ít nên ngân hàng khó kiểm soát người vay và khó thu hồi nợ, và công
ăn việc làm của khách hàng không ổn định.
Cho vay đối với các trung gian tài chính khác như là các ngân hàng
thương mại và các tổ chức phi ngân hàng. Phần lớn các khoản cho vay này là
không có tài sản đảm bảo. Vì vậy nếu các tổ chức đi vay bị phá sản thì ngân
hàng cho vay sẽ bị mất nên rủi ro liên quan tới vị thế của tổ chức tài chính đi
vay.
Cho vay đối với Nhà nước thì độ an toàn cao. Nhưng trong khủng
hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực thì các khoản cho vay này cũng bị ảnh
hưởng.
1.3.1.3. Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng
Hoạt động tín dụng có liên quan đến nhiều bộ phận trong ngân hàng
nên đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo thông qua chính sách, quy tắc và sự
kiểm soát chung.
Chính sách tín dụng có mục tiêu chính là mở rộng tín dụng và hạn chế
rủi ro nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách tín dụng gồm chính
sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ.
Quy trình phân tích tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng quyết định
được xây dựng chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh, từng cán bộ. Quy
trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung cần phải thực hiện khi cho
vay nhằm giảm bớt rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh , thẩm
định dự án, quá khứ của khách hàng, mục đích vay, kiểm soát trong khi cho
vay
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bên cạnh chính sách và quy trình nhằm hạn chế rủi ro thì ngân hàng
còn xây dựng quy chế kiểm tram phân định trách nhiệm và quyền hạn khen

thưởng và kỷ luật
1.3.1.4. Xác định dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín
dụng và đa dạng hóa
Xác định các khoản cho vay có vấn đề; tỷ trọng các khoản cho vay
khác nhau và xây dựng chiến lược đa dạng hóa.
1.3.2. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi và các khoản nợ có vấn đề
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi của quá trình kinh doanh nên các
ngân hàng luôn xây dựng chính sách chung sống với rủi ro: hạn chế rủi ro,
chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có vấn
đề.
Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có vấn đề rồi phân tích
nguyên nhân, thực trạng và khả năng giải quyết.
Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn còn
khả năng và ý chí trả nợ thì ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay
thêm, gia hạn nợ, giảm lãi
Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả
thì ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa
tiền gửi trên tài khoản.
Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa vào tỷ lệ rủi ro chấp
nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro thì ngân hàng xây dựng quỹ dự
phòng. Quỹ này không có tác dụng làm giảm rủi ro mà là để chống đỡ cho
vốn của chủ khi tổn thất xảy ra.
25

×