Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn thạc sĩ một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở của trứng gà ri khi ấp nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.09 MB, 91 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------

---------

TRẦN VĂN PHƯỢNG

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN TỶ LỆ
ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ RI KHI ẤP NHÂN TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số

: 60.62.0105

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Huy ðạt
PGS.TS. Bùi Hữu ðoàn

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Một số yếu tố ảnh hưởng ñến tỷ lệ ấp
nở trứng gà Ri khi ấp nhân tạo” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.


Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tn thủ đúng ngun tắc, kết quả trình
bày trong luận văn được thu thập được trong q trình nghiên cứu là trung thực,
chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Hà Nội, tháng 11 năm 2012

Trần Văn Phượng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn này, tơi đã nhận được sự
tận tình hướng dẫn của các thầy cô trong Khoa Chăn nuôi và Ni trồng thủy
sản, Viện đào tạo sau đại học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi
cũng luôn nhận ñược sự quan tâm, tạo ñiều kiện giúp ñỡ của Ban Giám ñốc,
Trạm ấp, Trại Thực nghiệm Liên Ninh, Cán bộ viên chức và công nhân kỹ
thuật – Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi – Viện Chăn Ni
trong q trình thực hiện đề tài. ðặc biệt, tơi ñã nhận ñược sự tận tình chỉ
bảo của PGS. TS Nguyễn Huy ðạt, PGS. TS Bùi Hữu ðoàn – những người đã
trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc về sự giúp
đỡ tận tình q báu đó.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến bạn bè, ñồng nghiệp và gia
đình đã ln động viên, tạo điều kiện giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này./.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2012

Trần Văn Phượng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cám ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục hình

vi

1

MỞ ðẦU


1

1.1

ðặt vấn đề

1

1.2

Mục đích của đề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2

1.3.1

Ý nghĩa khoa học

2

1.3.2

Ý nghĩa thực tiễn


2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Cơ sở khoa học của kỹ thuật ấp trứng nhân tạo

4

2.1.1

Cấu tạo và các thành phần của trứng

4

2.1.2

Sự phát triển của phơi gà trong q trình ấp

8

2.1.3

Ảnh hưởng của chế độ ấp đến sự phát triển của phơi và kết quả

ấp nở

13

2.1.4

Một số yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng trứng và kết quả ấp nở

23

2.2

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

27

2.2.1

Những nghiên cứu ngoài nước

28

2.2.2

Những nghiên cứu trong nước

31

3


VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1

Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

36

3.1.1

Vật liệu

36

3.1.2

ðịa ñiểm nghiên cứu

36

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


3.1.3

Thời gian nghiên cứu


36

3.2

Nội dung nghiên cứu

36

3.2.1

Xác ñịnh chất lượng trứng gà Ri

36

3.2.2

Xác ñịnh một số yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả ấp nở trứng gà Ri

37

3.3

Phương pháp nghiên cứu

37

3.3.1

Bố trí thí nghiệm


37

3.3.2

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác ñịnh

40

3.3.3

Phương pháp xử lý số liệu

42

4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

43

4.1

ðánh giá chất lượng trứng gà ri

43

4.2

Xác ñịnh ảnh hưởng của một số yếu tố ñến kết quả ấp nở


50

4.2.1

Ảnh hưởng của vệ sinh khử trùng ñến kết quả ấp nở

50

4.2.2

Ảnh hưởng của bảo quản trứng trước khi ấp ñến kết quả ấp nở

52

4.2.3

Ảnh hưởng của vị trí xếp khay trứng trong máy ấp ña kỳ ñến kết
quả ấp nở

58

4.2.3

Ảnh hưởng của các mức nhiệt ñộ trong máy ấp ña kỳ ñến tỷ lệ ấp nở

61

4.2.4


Ảnh hưởng của khối lượng trứng ñến kết quả ấp nở

64

4.2.5

Ảnh hưởng của chỉ số hình dạng (CSHD) đến kết quả ấp nở

67

4.2.6

Kết quả ấp thử nghiệm trứng có các chỉ tiêu bên ngồi: khối
lượng, CSHD, chế ñộ bảo quản, sát trùng và chế ñộ ấp tốt nhất
rút ra từ các thí nghiệm vừa thu ñược

69

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

72

5.1

Kết luận

72


5.2

ðề nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

73

iv


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

4.1. Khối lượng và hình dạng trứng gà Ri

43

4.2. Kết quả khảo sát trứng gà Ri

46


4.3. Tương quan giữa khối lượng với một số chỉ tiêu chất lượng trứng

49

4.4. Ảnh hưởng của vệ sinh khử trùng ñến kết quả ấp nở

50

4.5. Kết quả ấp nở trứng bảo quản trong kho lạnh với thời gian bảo quản
khác nhau

53

4.6. Kết quả ấp nở trứng bảo quản trong ñiều kiện nhiệt độ phịng

56

4.7. Kết quả ấp nở của trứng trong các khay ở 3 vị trí trong máy ấp

59

4.8. Kết quả ấp nở các mức nhiệt ñộ trong máy ấp

61

4.9. Kết quả ấp nở của trứng có khối lượng khác nhau

64

4.10. Kết quả ấp nở của trứng có CSHD khác nhau


68

4.11. Kết quả ấp thử nghiệm

70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

4.1

Thành phần cấu tạo trứng gà Ri

47

4.2

Kết quả ấp nở trứng bảo quản trong kho lạnh


54

4.3

Kết quả ấp nở trứng bảo quản ở ñiều kiện nhiệt ñộ phịng

57

4.4

Kết quả ấp nở ở các mức nhiệt độ trong máy ấp ña kỳ

63

4.5

Kết quả ấp nở của các mức khối lượng trứng

66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Gà Ri là giống gà truyền thống, gắn liền với ñời sống của người dân nơng
thơn Việt Nam từ rất lâu đời. Trong những giống gà địa phương ở nước ta, gà
Ri có số lượng lớn nhất và phân bố rộng rãi khắp các vùng trong cả nước. So

với các giống gà nội khác như gà ðơng Tảo, Mía, Móng và gà Hồ… gà Ri có
nhiều ưu điểm như rễ ni, sức chống chịu bệnh tốt, sản lượng trứng cao, thịt,
trứng thơm ngon ñược người tiêu dùng ưa chuộng. ðây là giống gà ñặc sản của
Việt Nam.
Trước đây gà Ri được người dân ni theo phương thức truyền thống là
chăn thả tự nhiên, việc chọn lọc ñể nhân ñàn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, do
vậy năng suất và chất lượng không cao. ðặc biệt con giống bị pha tạp bởi nhiều
giống gà ñịa phương khác. Trước tình hình đó, từ năm 1997 đến năm 2001
Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc (nay là Trung tâm Nghiên cứu và
Huấn luyện chăn ni) đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần và nuôi
dưỡng gà Ri trong ñiều kiện bán chăn thả. Từ năm 2001 ñến 2005 Trung tâm
tiếp tục nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất của gà Ri vàng rơm. Kết quả
ñã chọn lọc ñược ñàn giống gà Ri màu vàng rơm có sản lượng trứng 125 – 129
quả/mái/năm, khối lượng trứng lúc 38 tuần 43,5g (Nguyễn Huy ðạt và cộng
sự, 2005) [8]. Hiện nay gà Ri ñang ñược phát triển chăn nuôi rộng rãi, quy mô
hàng ngàn con ở khắp các vùng trong cả nước với phương thức chăn thả vườn
ñồi. ðể nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi gà Ri, ñáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về số lượng và chất lượng con giống, cùng với việc nghiên cứu
về chế độ chăm sóc ni dưỡng, phương thức chăn ni thì cần quan tâm đến
quy trình ấp nở đối với giống gà này. Trong chăn nuôi tự nhiên, việc ấp nở do
gà mẹ ñảm nhiệm. Khi gà Ri ñược chăn ni tập trung với quy mơ lớn, để có
số lượng lớn gà con cùng ngày tuổi thì ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp là
bước phát triển tất yếu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


Trứng gà Ri có khối lượng nhỏ, so với trứng của gà Lương Phượng,
Sasso … thì trứng gà Ri chỉ bằng 75 – 80%, nhưng thực tế sản xuất vẫn

ñược ấp trong cùng một máy. ðiều tra kết quả ấp nở trong nhiều năm thấy
rằng trứng gà Ri ln có xu hướng nở sớm, tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng vào ấp
ñạt dưới 80%, thấp hơn trứng của các giống gà khác khi ấp chung một chế
ñộ. Về lý thuyết, các loại trứng có khối lượng, kích thước khác nhau phải có
chế độ bảo quản, chế độ ấp khác nhau thì mới có tỷ lệ nở cao và chất lượng
con giống tốt. Mặt khác cho đến nay, chưa có những nghiên cứu đầy đủ về
quy trình ấp nở riêng cho trứng gà Ri. Chính vì vậy, chúng tơi thực hiện ñề
tài nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng ñến tỷ lệ ấp nở của trứng gà Ri
khi ấp nhân tạo”.
1.2. Mục đích của đề tài
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, góp phần hồn thiện
quy trình ấp nhằm nâng cao tỷ lệ ấp nở của trứng gà Ri.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Các số liệu của kết quả ñề tài làm cơ sở khoa học ñể xác ñịnh mức ñộ
ảnh hưởng của các yếu tố vệ sinh khử trùng, bảo quản, vị trí xếp khay trứng
trong máy ấp và chất lượng trứng ảnh hưởng ñến kết quả ấp nở của trứng gà Ri.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao hiệu quả và chất lượng khi ấp trứng gà Ri tại cơ sở ấp trứng
công nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong lịch phát triển chăn nuôi gia cầm, con người ñã biết sử dụng kỹ
thuật ấp trứng nhân tạo từ rất sớm. Từ trước công nguyên, cách ñây trên 2400
năm ở Ai Cập ñã xuất hiện những trạm ấp ñầu tiên bằng ñất sét trộn với rơm,

trong đó xếp các lớp trứng và ở giữa đốt một ngọn ñèn dầu rất nhỏ ñể cấp
nhiệt giai ñoạn ñầu. Sang giai ñoạn sau của quá trình ấp người ta chỉ xếp một
lớp trứng và nhiệt ñộ ñược duy trì bằng sức nóng do q trình phát triển phơi
tỏa ra. Các trạm ấp này có thể ấp mỗi lần ñến hàng chục nghìn trứng. Ở Châu
Á, ấp trứng nhân tạo cũng ñã xuất hiện từ rất sớm; ở Trung Quốc từ 250 năm
trước Cơng ngun. Trứng được bỏ vào các túi nhỏ và bỏ vào lò. ðể cấp
nhiệt, người ta ñốt than củi hoặc ủ ñống phân lớn.
Ở nước ta, một số địa phương cịn ấp trứng nhân tạo bằng phương pháp
thủ cơng như: ấp trứng bằng thóc, trấu nóng; dùng trứng đang ấp để ủ cho
trứng mới vào còn gọi là “trứng ấp trứng”. Phương pháp trứng ấp trứng ñã
ñược áp dụng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và còn gọi là ấp trứng bằng
phương pháp “truyền hơi nóng”. Ngồi ra cịn ấp trứng bằng phương pháp
dùng tủ ấp bằng nước nóng để ấp trứng ngỗng, vịt.
Ấp trứng nhân tạo bằng các phương pháp thủ công thô sơ nên việc kiểm
tra vẫn dựa vào trực quan là chính, chưa có các dụng cụ kiểm tra chính xác.
Vì vậy, trong nhiều trường hợp tỷ lệ nở ñạt khá cao nhưng chất lượng gia cầm
nở ra chưa thật tốt.
Sự ra đời của máy ấp cơng nghiệp cùng với các tiến bộ về khoa học kỹ
thuật ñã giải quyết các nhược điểm của ấp thủ cơng, làm cho ấp nhân tạo ngày
càng hồn chỉnh. Các máy ấp cơng nghiệp hiện đại có hệ thống thiết bị hồn
tồn tự động để ñiều chỉnh các yếu tố: nhiệt ñộ, ẩm ñộ, thông thống và đảo
trứng với độ tin cậy cao. Các máy ấp cơng nghiệp hiện nay có thể ấp với cơng
suất 19.200 quả, 38.400 quả ñến 57.800 quả/chu kỳ ấp, cho tỷ lệ ấp nở rất
cao, chất lượng con giống ñều và đảm bảo.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


Ấp trứng gia cầm nhân tạo bằng máy ấp công nghiệp đã tạo điều kiện

cho việc tập trung hóa ngành chăn nuôi gia cầm, nâng cao năng suất, hạ giá
thành sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngành chăn ni trở thành ngành sản xuất
chính trong nơng nghiệp.
2.1. Cơ sở khoa học của kỹ thuật ấp trứng nhân tạo
2.1.1. Cấu tạo và các thành phần của trứng
Theo tác giả Bùi Hữu ðồn (2009) [11] trứng gia cầm có “hình trứng”,
đó là hình bầu dục khơng cân đối, một đầu tù và một đầu nhọn. Trứng được
cấu tạo gồm vỏ, lịng trắng và lịng đỏ với tỷ lệ tương đối giữa các phần là
1:6:3. Trung bình vỏ cứng chiếm 10%, lịng đỏ 33%, lòng trắng 57% khối
lượng trứng. Tỷ lệ khối lượng giữa các thành phần này trong trứng của các gà
mái cũng khác nhau. Ngồi ra tỷ lệ này cịn tùy thuộc vào khối lượng tuyệt
ñối của trứng, tuổi của gà mái và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.
2.1.1.1. Vỏ trứng
Vỏ trứng được hình thành trong đường sinh dục của gia cầm, ñặc biệt là
lớp vỏ cứng ñược tạo ra trong tử cung của gia cầm từ chất dịch nhầy, chất này
nhanh chóng cứng lại tạo thành lớp vỏ bao quanh trứng. Vỏ trứng gia cầm có
độ dày 0,2 – 0,4mm, ở ngoài phủ một lớp chất nhày trong suốt và ở trong có
màng lụa gồm hai lớp chắc. Lớp màng ngồi liên kết chặt chẽ với vỏ cứng, độ
dày khoảng 0,005 – 0,01mm. Lớp màng này cấu tạo từ protein muxin có chứa
những hạt mỡ nhỏ li ti. Nếu thấy vỏ trứng nhẫn bóng là lớp màng ngồi này
đã bị mất ñi do trứng ñể lâu. Vỏ trứng gồm chất hữu cơ, xen vào đấy là các
muối vơ cơ. Chất hữu cơ do protein giống như keo colagen (4%) tạo thành,
chất vô cơ là carbonat canxi (94%), carbonat magie và canxi photphat (1%)
tạo thành (Bùi Hữu ðoàn, 2009) [11]. Chức năng của vỏ là bảo vệ các thành
phần bên trong của trứng, đồng thời cung cấp canxi cho phơi trong quá trình
hình thành và phát triển bộ xương. Trong những ngày ấp đầu, phơi lấy canxi

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4



từ lịng trắng và lịng đỏ. Từ ngày ấp thứ 10, phơi lấy canxi từ vỏ để hình
thành bộ xương, vì vậy gần ngày nở vỏ trứng mỏng dần.
Trên bề mặt của vỏ cứng có nhiều lỗ khí kích thước rất nhỏ, số lỗ khí trên
vỏ trứng giao động nhiều, trung bình trên một vỏ quả trứng gà có khoảng 7.800
- 10.000 lỗ khí, bình qn 1cm2 vỏ cứng có 130 lỗ khí (Nguyễn Thị Mai, 2009)
[28]. Những lỗ khí này có ý nghĩa quan trọng khi ấp trứng. Trong thời gian
phơi phát triển, những lỗ khí để oxy đi vào bên trong, đẩy cacbonic và hơi nước
ra ngồi. Thời gian ấp đầu có sự trao đổi khơng khí giữa phơi và mơi trường
qua lỗ khí, cuối giai đoạn ấp có sự giảm các chất chứa bên trong trứng do bay
hơi nước. Vì vậy, đối với những trứng có nhiều lỗ khí và độ ẩm khơng khí
trong máy ấp thấp thì sẽ có ảnh hưởng bất lợi đối với kết quả ấp nở. Các loại
trứng khác nhau có kích thước lỗ khí khác nhau. Sự phân bố lỗ khí trên vỏ
trứng cũng khơng đồng đều.
Chất lượng vỏ cứng được thể hiện qua ñộ bền vững và ñộ dày vỏ trứng.
ðộ dày vỏ cứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, môi trường, dinh dưỡng,
stress, và nhiều yếu tố khác. Tuy vậy hệ số di truyền của ñộ dày vỏ cứng tương
ñối cao. ðộ dày vỏ cứng của trứng từng loại gia cầm khơng giống nhau: vỏ
trứng gà có độ dày khoảng 0,2 – 0,4mm, vỏ trứng ngan có độ dày từ 0,38 –
0,55mm, vỏ của trứng vịt 0,25 – 0,4mm. Trên các vị trí của vỏ cứng độ dày
khơng ñồng nhất: dày nhất ở vùng ñầu nhọn và mỏng nhất ở vùng đầu tù của
trứng. Trứng có vỏ dày ñộ chịu lực cao hơn trứng có vỏ mỏng. Chất lượng vỏ
cứng có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận chuyển và trao đổi chất trong q
trình ấp (Bạch Thị Thanh Dân, 1998) [4]
Dưới vỏ cứng của trứng có vỏ lụa gồm hai lớp ñược cấu tạo từ sợi
keratin ñan chéo vào nhau. Lớp trong gọi là lớp màng trứng, lớp ngoài dán
chặt vào vỏ cứng gọi là lớp màng vỏ cứng. ðộ dày của hai lớp màng này trung
bình khoảng 0,07mm. Hai lớp màng dính sát vào nhau, chỉ tách ra ở ñầu tù của
trứng tạo thành buồng khí nơi cung cấp oxy cho phơi. Trứng vừa đẻ ra chưa có

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


buồng khí, chỉ sau 6 – 60 phút sau buồng khí mới được hình thành và lớn dần
do sự bay hơi nước.
Khơng khí trong buồng khí có tầm quan trọng ñến hô hấp của phôi, phần
oxy ñáng kể ñầu tiên ñến túi niệu nang là từ buồng khí. Khi trứng nở, phơi
làm rách màng vỏ và nhận được một lượng oxy khá lớn từ khơng khí. Bắt đầu
từ lúc này phơi mới hồn thành chức năng hơ hấp.
Vị trí của buồng khí ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của phơi: giai
đoạn đầu nếu vị trí buồng khí lệch ở ñầu tù sẽ làm thay ñổi hướng phát triển
của túi niệu và từ đó ảnh hưởng đến vị trí của phơi. Giai đoạn sau nếu buồng
khí lệch sang một bên hoặc ở phía đầu nhọn thì oxy của buồng khí khơng
cung cấp được cho phơi, do đó có thể dẫn đến chết phơi.
Kích thước của buồng khí phản ánh sự hao hụt khối lượng trứng. Theo
tác giả Orlov M.V (1974) [31] kích thước buồng khí khơng hồn tồn phản
ánh thời gian bảo quản, không phải tất cả trứng cũ đều có buồng khí lớn, một
số trứng vẫn giữ được nước tốt do khả năng thấm nước kém của vỏ. Trứng
mới đẻ ra có kích thước buồng khí đường kính khoảng 1,5 cm. Thường mùa
đơng buồng khí lớn hơn mùa hè do nhiệt ñộ thấp, ẩm ñộ thấp làm giảm khối
lượng của trứng nhiều hơn nhiệt ñộ cao và ẩm ñộ cao.
2.1.1.2. Lòng trắng
Lòng trắng trứng chứa khoảng 88% là nước, cịn lại các chất dinh dưỡng
như đường, các chất protein, các chất khoáng, các cation… cung cấp cho nhu
cầu phát triển của phơi. Lịng trắng được chia làm 4 lớp:
- Ngay dưới lớp màng trứng là lớp lỗng ngồi: lớp này bao bọc bên
ngồi chiếm khoảng 23% thể tích.
- Lớp trắng ñặc giữa: Lớp này chiếm khoảng 57% thể tích, có chứa nhiều

sợi nhày, là lớp đệm của lịng ñỏ và là nơi ñầu sợi dây chằng bám vào.
- Lớp lịng trắng lỗng giữa chiếm khoảng 17% thể tích và hầu như
không chứa sợi muxin.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


- Lớp trong cùng sát lịng đỏ là lớp lịng trắng đặc trong chiếm khoảng
3% thể tích. Dây chằng nằm dọc theo trục dài của trứng, nhờ có những đầu
mút sợi mảnh dán chặt vào lớp này. Dây chằng do nhiều sợi protein tạo thành,
những sợi này xoắn lại ở qng giữa tạo thành hình xoắn ốc, có tác dụng giữ
cho lịng đỏ ln nằm ở vị trí trung tâm.
Chất lượng lịng trắng được đánh giá bằng đơn vị Haugh, ñơn vị Haugh
là mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng. Những
trứng có đơn vị Haugh cao thường cho kết quả ấp nở cao và ngược lại. Chất
lượng lòng trắng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và một số yếu tố khác
như tuổi của gia cầm sinh sản, thời gian bảo quản trứng, mùa vụ sinh sản,
điều kiện mơi trường…
2.1.1.3. Lịng đỏ
Lịng đỏ là một tế bào khổng lồ nằm ở trung tâm trứng được bao bọc bởi
một lớp màng mỏng có tính đàn hồi lớn, nhờ đó lịng đỏ khơng lẫn vào lịng
trắng mà ln giữ được hình cầu. Màng lịng đỏ mẫn cảm với những chấn
ñộng cơ học và khi trứng ñể lâu tính ñàn hồi mất dần, ñến một lúc nào đó
màng bị rách, lịng đỏ, lịng trắng tan lẫn vào nhau.
Lịng đỏ có các lớp đậm nhạt khác nhau là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung
cấp cho phôi. Ở phía cực động vật của tế bào trứng có đĩa phơi, đĩa phơi ln
nằm ở phía trên của lịng đỏ và có xu hướng nổi lên bề mặt trên của trứng, vì
vậy nếu trứng khơng được đảo trong q trình ấp phơi sẽ bị dính vào vỏ dẫn
đến chết phơi.

Chất lượng lịng đỏ được xác định bằng chỉ số giữa chiều cao lịng đỏ và
đường kính của nó. Trứng có chỉ số lịng đỏ cao sẽ cho kết quả ấp nở tốt, chỉ
số lịng đỏ biến đổi theo mùa vụ, tuổi của gia cầm, sức sản xuất, điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả nghiên cứu của Card và Nesheim (1972) (trích
dẫn theo Nguyễn Quý Khiêm, 2003) [19] cho thấy chỉ số lịng đỏ của trứng
gà nằm trong khoảng 0,4 – 0,42.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


2.1.2. Sự phát triển của phơi gà trong q trình ấp
Theo Orlov M. V. (1974), ñiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phơi
là nhiệt độ 37 – 38oC, ẩm độ 55 – 65%. ðĩa phơi phát triển ra mọi hướng hình
thành lớp phơi ngồi, từ lớp rìa của lớp phơi ngồi tách ra lớp phơi trong. Lớp
phơi trong nằm dưới lớp phơi ngồi và bằng các rìa mép nó đi vào bên trong
lịng đỏ. Sau những giờ ấp đầu tiên thấy có sự tích tụ tế bào ở dạng trục là vật
liệu đầu tiên, từ đó về cả 2 phía giữa lá phơi trong và lá phơi ngồi có lá thứ 3
gọi là lá giữa được hình thành. Từ 3 lá phơi sẽ phát triển hình thành các mơ
bào, cơ quan của gia cầm.
- Ngày ấp đầu tiên: Xuất hiện mầm não ñầu, tủy sống, các ñốt bắt ñầu
hoạt ñộng, tạo thành bộ xương ñầu tiên, các mầm mạch máu và màng ối.
- Ngày ấp thứ 2: Xuất hiện vùng mạch máu trong lịng đỏ, tĩnh mạch lịng
đỏ. Ở mặt bên của ống thần kinh mầm tim xuất hiện và bắt đầu co bóp, mầm
này dần dần chui xuống phía dưới phơi. Mép giữa của mầm thần kinh, ống thần
kinh phát triển lớn nhờ hốc nguyên thủy và về sau bao gồm cả eo nguyên thủy.
Những ñốt này sẽ phát triển tạo ra các cơ của lưng. Ở mặt trước của ống thần
kinh hình thành 3 túi não. Ở phía trước của mầm não này có một nếp gấp trong
lớp phơi ngồi là nếp gấp màng ối trước. Nếp gấp này dần dần bao chùm phần
đầu phơi như một cái mũ. Ngay sau đó mầm và tồn bộ phơi bắt đầu quay sang

bên trái 3 lá phơi, gắn với nhau ở lớp rìa của phơi chúng chuyển thành các
màng mỏng. Tất cả chất dinh dưỡng của lịng đỏ ñều kéo cả vào ñó. Sau ñó
xuất hiện mầm mắt, tai trong, cơ quan khứu giác và một phần của túi niệu.
- Ngày ấp thứ 3: Xuất hiện mầm mống của gan, tuyến tụy, tuyến yên,
tuyến giáp trạng. Trong cơ thể phôi phần sau của ống thần kinh co hẹp lại.
Hốc nguyên thủy bị dầy ra, số lượng các ñốt tăng lên. Sự hình thành não bộ
tiếp tục, mắt , tai, vùng khứu giác, miệng phát triển. Tim nằm trong xoang bao
tim chứa ñầy máu. Các mạch máu của túi lịng đỏ hình thành và thực hiện
tuần hồn đầy đủ. Các bó thần kinh não nhiều lên trong vùng chẩm và vùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


đỉnh. Phơi đã tách khỏi lịng đỏ, màng ối được khép kín.
- Ngày ấp thứ 4, 5: Kết thúc việc tách phơi khỏi lịng đỏ, sự chuyển động
của phơi quay về phía trái. Ống ruột được tạo nên, trong ruột giữa có một bộ
phận của lớp phơi ngồi nối với lịng đỏ và tạo thành túi lịng đỏ. Từ chỗ trồi
ra ở mặt bên của phần ruột sau có một túi gọi là túi niệu. Túi này phát triển có
kích thước lớn, hình một cái bao chiếm khoảng khơng giữa màng ối và màng
ni. Trong túi niệu có nhiều mạch máu, về sau túi niệu gắn với màng nuôi và
bắt ñầu hoạt ñộng như là cơ quan hô hấp của phơi. Ngày ấp thứ 5 đầu lớn lên
rất nhanh, các phần não được phân chia rõ ràng, mắt đã có sắc tố, mầm phát
triển tuyến diều, dạ dày ñã xuất hiện.
- Ngày ấp thứ 6: Cổ hoạt ñộng rất rõ, kích thước thân khá lớn, bắt đầu có
mỏ. Túi niệu nang phát triển đến bề mặt phía trong của vỏ, mạng lưới mạch
máu phát triển và kiêm cả chức năng hơ hấp. Vùng máu của túi lịng đỏ đã
chiếm hơn nửa lịng đỏ. Hình thành rõ hơn cánh và chân.
- Ngày ấp thứ 7: ðã có thể phân biệt được trống mái
- Ngày ấp thứ 8: Xuất hiện mầm của màng mắt, kích thước buồng trứng

bên phải bắt đầu nhỏ lại.
- Ngày ấp thứ 9: Thấy nhúm lơng đầu tiên, mỏ bắt đầu sừng hóa.
- Ngày ấp thứ 10, 11: Túi niệu bao kín đến đầu nhọn của trứng, thận đã
hồn chỉnh và hoạt động.
- Ngày ấp thứ 12: Dịng nước ối màu xám bắt đầu chảy và lịng trắng
xâm nhập vào xoang ối.
- Ngày ấp thứ 13, 14: Phôi có dạng gà con, cân đối giữa đầu và mình, có
lơng khắp thân, có xương ở ngón, có mầm xương hàm.
- Ngày ấp thứ 15 - 17: Mỏ sừng hóa, chân phát triển và vảy sừng hóa.
Tồn bộ cơ thể được bao phủ một lớp lơng tơ, mắt có con ngươi và khơng lồi
ra q ngồi hốc mắt.
- Ngày ấp thứ 18: Lòng trắng chuyển vào hốc màng ối. Chức năng bài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


tiết hoàn toàn chuyển về thận.
- Ngày ấp thứ 19: Túi niệu teo đi, túi nỗn hồng kéo dài ra, mắt mở.
- Ngày ấp thứ 20: Các cơ quan bên trong hồn thiện, phổi đã đảm nhận
chức năng hơ hấp, thận bắt đầu hoạt động. Lịng đỏ xâm nhập vào xoang bụng
của phơi, vịng rốn mở, mạch máu túi niệu rỗng khơ, gà con bắt đầu kêu khẽ
và mổ vỏ, sự mổ vỏ kéo dài 4 – 5 giờ. Một vài giờ đầu khi gà mới nở túi lịng
đỏ được hoàn toàn kéo vào trong vẫn tiếp tục liên hệ với ruột giữa qua thân
của túi lịng đỏ. Sự phát triển của phôi gà sẽ kết thúc sau khi lông khơ và sau
24 giờ gà con bắt đầu ăn thức ăn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10



Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHƠI GÀ

1 ngày

2 ngày

3 ngày

4 ngày

5 ngày

6 ngày

7 ngày

8 ngày

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


9 ngày

10 ngày

11 ngày


12 ngày

13 ngày

14 ngày

15 ngày

16 ngày

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


17 ngày

18 ngày

19 ngày

Gà con 01 ngày tuổi

2.1.3. Ảnh hưởng của chế độ ấp đến sự phát triển của phơi và kết quả ấp
nở
Trong chăn nuôi gia cầm, khi ấp trứng nhân tạo để có được kết quả ấp
nở tốt ngồi yếu tố giống, thức ăn, chăm sóc, các yếu tố ngoại cảnh thì chế độ
ấp đóng vai trị quan trọng, có tính chất quyết định. Chế độ ấp bao gồm các
yếu tố cơ bản: nhiệt độ, ẩm độ, thơng thống và đảo trứng. Các yếu tố này tuy

về tính chất là độc lập nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn
nhau. Khi ñáp ứng ñược ñầy ñủ các yếu tố trong chế ñộ ấp theo u cầu và kết
hợp hài hịa các yếu tố đó thì sẽ cho kết quả ấp nở cao nhất.
Vì vậy, ñể ấp nở ñạt kết quả cao cần phải theo dõi chế ñộ ấp qua các
dụng cụ ño lường và phải ñiều chỉnh bổ sung bằng kết quả của các lần kiểm
tra sinh học trong quá trình ấp.
2.1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


Nhiệt độ đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của phơi trong
q trình ấp, bởi vì sự phát triển của phơi gia cầm diễn ra ngồi cơ thể mẹ.
Chỉ khi trứng được làm nóng lên đến nhiệt độ tới hạn phơi mới có khả năng
phát triển. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt ñộ và mối quan hệ giữa
nhiệt ñộ và các yếu tố khác tác động đến sự phát triển phơi có ý nghĩa trên 3
phương diện: sinh học, phát triển phôi và sinh trưởng gia cầm.
Phơi bắt đầu phát triển ở nhiệt độ 24 – 28oC hoặc cao hơn. Nhiệt độ thích
hợp để ấp trứng gia cầm trong khoảng 37 – 38oC. Ở ñiều kiện này phôi phát triển
và sử dụng tốt nhất các chất dinh dưỡng của trứng. Sự biến ñộng nhiệt ñộ ở mức
37oC hay 38oC cịn tùy theo giống, giai đoạn phát triển của phơi, điều kiện ẩm độ
và những yếu tố liên quan khác. Nhiệt ñộ cao hay thấp hơn mức cho phép gây
nên sự tăng hay giảm quá trình trao đổi chất của phơi, gây rối loạn tuần hồn,
phơi phát triển khơng bình thường (Wilson H.R, 1990) [67]
Nếu trứng ñược ấp ở nhiệt ñộ thấp hơn nhiệt ñộ cho phép sẽ dẫn đến
phơi phát triển chậm, thời gian ấp kéo dài. Nhiệt ñộ 35oC (95oF) là nhiệt ñộ ấp
thấp nhất mà phơi có thể phát triển được nhưng nếu kéo dài thì phơi phát triển
khơng bình thường. Cịn nhiệt ñộ 38 – 39oC (100,4 – 102,2oF) là mức giới hạn
nhiệt độ ấp cao nhất mà phơi phát triển được nhưng cũng phát triển khơng

bình thường (Charles, Deeming, 1991) [55]
Trong nửa ñầu thời kỳ ấp (trước khi khép túi niệu nang ở phía đầu
nhọn) và đặc biệt trong 5 – 6 ngày ấp đầu phơi tăng dần sức lớn và phát triển
khi nhiệt độ tăng dần, nước trong lịng trắng với tất cả các ngun tố khống
hịa tan sẽ chuyển nhanh vào lịng đỏ để tạo dung dịch huyết tương mới.
Mạng mạch máu ở lịng đỏ hình thành sớm, sự tạo máu xảy ra mạnh và mạng
mạch máu phát triển nhanh. Màng niệu nang cũng như các màng khác hình
thành ñúng lúc và khép kín ñúng thời gian ở ñầu nhọn của trứng bao bọc tất cả
bên trong. Phôi phát triển tốt trong những ngày đầu thì q trình phát triển về
sau cũng tốt và ñúng thời gian. ðào ðức Long, Trần Long, 1995) [23] cho biết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


nhiệt ñộ ảnh hưởng sâu sắc ñến tỷ lệ nở, ở nhiệt độ 39 – 40oC kéo dài, phơi
phát triển nhanh, gia cầm nở sớm, một số bị biến dạng, quái thai, dị tật gây
sung huyết. Nếu nhiệt ñộ lớn hơn 40oC kéo dài gây chết phơi hàng loạt, cịn
nhiệt ñộ thấp hơn 37oC trong thời gian dài làm phôi phát triển chậm lại, lịng
trắng chậm chuyển vào lịng đỏ, gia cầm nở rải rác, thời gian nở kéo dài.
Phôi phản ứng một cách hồn tồn khác đối với nhiệt ñộ quá thấp (nhất
là trong 5 – 6 ngày ấp đầu), lịng trắng giảm khối lượng chậm, lịng đỏ lỗng
ra ít. Mạng mạch máu trong lịng đỏ hình thành chậm và có ít máu. Màng niệu
nang phát triển chậm và khép kín bên trong muộn. Vì vậy phơi lớn chậm và
phát triển yếu, dẫn ñến thời gian nở chậm và kéo dài.
Trong nửa cịn lại của q trình ấp ảnh hưởng của nhiệt độ tới phơi phụ
thuộc vào sự phát triển của phơi giai đoạn trước. Nếu phơi đã phát triển tốt,
màng niệu nang khép kín đúng thời gian thì nhiệt độ tăng trong nửa sau của q
trình ấp (đặc biệt 5 – 6 ngày cuối cùng) sẽ làm giảm khả năng hấp thụ lịng trắng,
lịng đỏ. Tuy nhiên sự phát triển của phôi vẫn tăng nhưng phôi nhỏ và kết quả là

thời gian nở sớm, rốn khơng khép kín. Ngược lại nhiệt ñộ thấp hơn sẽ làm tăng
nhanh sức lớn của phơi, lịng trắng được tận dụng sớm, phơi hấp thụ hết túi lịng
đỏ vào khoang bụng. Gà nở ñúng thời gian, rốn khép kín và khỏe mạnh. Nếu
trong nửa đầu của q trình ấp sự phát triển phơi chậm, màng niệu nang khép kín
chậm thì trong nửa sau q trình ấp phơi phản ứng với nhiệt độ một cách khác:
Khi tăng nhiệt độ thì độ lớn của phơi và sự phát triển tăng, cịn khi giảm nhiệt độ
thì độ lớn của phơi phát triển chậm lại vì trong khi ấp nếu phơi phát triển tốt thì 5
– 6 ngày ấp cuối cùng mới có những dấu hiệu của động vật máu nóng, tức là có
thể duy trì nhiệt ñộ cơ thể ở một mức tương ñối ổn ñịnh. Khi tăng nhiệt độ bên
ngồi thì trong trứng giảm sản sinh nhiệt từ đó làm giảm sử dụng các chất từ
lịng đỏ và lịng trắng dẫn đến giảm độ lớn của phơi, khi gia cầm con nở ra khối
lượng lịng ñỏ trong bụng sẽ còn rất lớn (gà nặng bụng). Nếu nhiệt độ ấp giảm
thấp thì việc sử dụng các chất từ lịng đỏ, lịng trắng tăng, phơi sản sinh nhiệt ít,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


sinh trưởng tăng làm cho gà nở ra với khối lượng lịng đỏ trong bụng nhỏ.
Nhiệt độ ở giai đoạn ñầu hơi cao hơn bình thường ñã giúp cho quá trình
phát triển của phơi tăng nhanh, lịng trắng nhập vào lịng đỏ sớm, niệu nang
sớm khép kín. Giai đoạn ấp ñầu, trứng phải hấp thu nhiệt nên nhiệt cao có lợi
cho việc phát triển các cơ quan của phôi. Giai ñoạn giữa trứng bắt ñầu tỏa
nhiệt từ quá trình trao ñổi chất của phôi ñã sản sinh ra năng lượng nên khơng
để nhiệt độ cao. Giai đoạn sau phơi thải nhiệt càng lớn, nếu để nhiệt độ cao sẽ
khơng thải ñược nhiệt dư thừa dẫn ñến thừa nhiệt nhưng lại thiếu khơng khí
để thực hiện q trình sinh lý của phơi.
Nhiệt độ cao hơn 0,3 – 0,5oC ở mức cho phép trong giai đoạn đầu của
q trình ấp tác dụng có lợi trong q trình phát triển của phơi. Paulavisute A.
(1973) [32] cho biết nhiệt ñộ khi mới ñưa trứng vào ấp ñể 39oC trong 36 giờ

ấp ñầu tiên, hai ngày tiếp theo 38,8oC và 37,9oC – 38oC sau đó cần đạt 37,4oC.
Tác giả cịn cho biết nhiệt độ 38,3oC trong 3,5 ngày ấp ñầu tỷ lệ nở trong mọi
trường hợp ñều cao hơn so với ñối chứng. Nếu nhiệt độ 39,3oC trong 36 giờ
ấp đầu thì có trường hợp nở tăng, có trường hợp giảm.
Nhiệt độ ở các vị trí khác nhau trong máy ấp có sự chênh lệch 0,7 –
0,3oC so với nhiệt ñộ chung của máy, do đó trong q trình ấp phải có những
thao tác hốn ñảo vị trí của khay trứng sao cho phù hợp thì tỷ lệ nở mới đạt
cao (Mauldin J M.R, Jeffrey Buhr, 1995) [61].
• Ảnh hưởng của nhiệt độ cao và những biểu hiện của phôi
Theo Orlov M.V. (1974), trong hai ngày đầu nếu nhiệt độ ấp cao thì
gây nên sự thay đổi về phát triển của phơi, xuất hiện dị hình, biến dị ở đầu:
xương sọ khơng phát triển nên não bị hở, não sưng lên lịi ra ngồi hộp sọ.
Các biến dị ở mắt như: một mắt, khơng có mắt, mắt nhỏ phát triển kém … và
các biến dị khác nhau ở xương mặt. Nhiệt ñộ cao trong 2 – 3 ngày tiếp theo sẽ
gây rối loạn quá trình hình thành túi nước ối và khoang bụng. Mép túi ối phía
trên phơi khép nhanh nhưng mép phát triển phía dưới phơi khơng khép lại, vì
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


vậy xoang bụng bị hở. Những biến ñổi do nhiệt ñộ cao gây ra làm phôi bị chết
trong những ngày ấp đầu nhưng đơi khi phơi vẫn tiếp tục sống và chết muộn
hơn, có cá thể tới khi nở rồi sau đó mới chết.
Nếu trứng phải chịu nhiệt độ q cao trong những ngày ấp đầu thì sẽ
thấy các triệu chứng: phơi chứa đầy máu và xuất huyết ở mình phơi cũng như
mạng mạch máu ở túi lịng đỏ. Chính vì có nhiều máu nên khi xuất hiện vịng
máu, có thể thấy vịng máu rộng, to và đậm mặc dù phơi chết từ sớm. Tỷ lệ
chết phơi tối đa là vào lúc 3 – 4 ngày ấp.
Nhiệt ñộ cao vào thời gian giữa của q trình ấp khơng gây các dị hình

đặc biệt ở phơi, nhưng thời gian này nhiệt ñộ tăng cao ñột ngột sẽ làm chết rất
nhiều phôi. Các mạch máu của màng niệu nang chứa ñầy máu, da của phơi bị
xuất huyết.
Nhiệt độ cao cịn làm giảm sự tận dụng lịng trắng, lịng đỏ của phơi
nên phơi lớn chậm, khối lượng nhỏ. Khối lượng lịng đỏ cịn lại rất lớn nên sự
hấp thu nó vào trong xoang bụng bị chậm lại. Gà con mổ vỏ sớm, vết mổ vỏ
nhỏ và mảnh vỏ vỡ ra nhỏ, có một số trứng vết mổ vỏ nằm ở ñầu nhọn của
trứng. Gà con nở ra nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn, lông xơ xác, thường bụng to
và xệ do túi lịng đỏ cịn lớn. Rất nhiều gà con hở rốn để lại một mẩu nhỏ
hoặc một phần của túi lịng đỏ ở ngồi. Máu ở rốn là một dấu hiệu rất đặc
trưng của nhiệt độ cao.
• Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và những biểu hiện của phôi
Theo Orlov M.V. (1974), khi ấp trứng với nhiệt độ thấp sự phát triển
của phơi nhìn chung chậm, nhất là khi mới bắt đầu ấp. Hệ thống mạch máu
hình thành muộn, sự tạo máu yếu do đó gây thiếu máu. Việc tiêu hóa lịng
trắng và lịng đỏ chậm, nhất là nửa đầu của q trình ấp vì vậy phơi phát triển
yếu, nhỏ và nhẹ. Màng niệu nang phát triển chậm gây nhiều khó khăn, dẫn
đến mạng mạch máu của màng niệu nang không thực hiện ñược chức năng hô
hấp, cường ñộ trao ñổi chất yếu, có ít chất thải.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

17


Thiếu nhiệt trong những ngày ấp ñầu tiên làm giảm sức lớn và sự phát
triển của phôi. Tuy vậy, tỷ lệ chết phôi không tăng nhiều, phôi chết chủ yếu từ
4 – 6 ngày ấp. Các trứng chết phơi có vịng máu nhỏ và nhạt. Giữa q trình
ấp (11 ngày) màng niệu nang sẽ khép kín chậm từ 1 – 3 ngày so với các trứng
có phơi phát triển bình thường.
Nếu nhiệt độ thấp ở những ngày cuối thì lịng trắng thường được sử

dụng hồn tồn (nếu rất thấp thì nó được giữ lại trong thời gian dài), lịng
đỏ được sử dụng triệt để và cịn lại ít trong túi lịng đỏ. Sự phát triển của
phơi q trì trệ, túi ối duy trì liên hệ với hệ tuần hồn của phơi lâu dài, phơi
có thể sống trong vỏ trứng q lâu so với thời gian ấp nở của từng loại gia
cầm. Gà con bắt ñầu nở chậm và kéo dài vài ngày, mổ vỏ ngắt quãng và
nghỉ rất lâu. Nhiều con phá vỡ vỏ chui ra rất khó khăn, khi giúp gà tách vỏ
thì thường làm rách các mạch máu của màng niệu nang do chưa teo gây
xuất huyết làm gà con chết do mất máu. Nếu thiếu nhiệt kéo dài, gà con nở
ra cịn túi lịng đỏ lớn chứa đầy lịng đỏ lỗng.
2.1.3.2. Ảnh hưởng của ẩm độ
Trong q trình ấp, ẩm độ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển của phơi. Quan hệ giữa nhiệt độ và ẩm độ có ý nghĩa
quyết ñịnh ñến tỷ lệ nở của các loài gia cầm, ñến sức sống của gia cầm non.
ðộ ẩm của không khí có ảnh hưởng đến sự bay hơi nước từ trong trứng, cung
cấp nhiệt và trao ñổi nhiệt.
Trong phần lớn thời gian ấp ñộ bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực
tiếp vào ñộ ẩm tương ñối của máy ấp. Nếu tăng độ ẩm tương đối trong máy
thì lượng nước bay hơi từ trứng sẽ giảm và ngược lại. Sự bay hơi nước của
trứng trong thời gian này là hiện tượng vật lý, nó hồn tồn phụ thuộc vào
điều kiện bên ngoài. Theo nghiên cứu của Barott (1978) [70] ở tuần ấp ñầu
tiên sự giảm khối lượng của trứng phụ thuộc vào độ ẩm khơng khí trong máy
ấp. Khối lượng của trứng giảm tỷ lệ nghịch với ñộ ẩm trong máy ấp. ðộ ẩm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

18


×