Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá khả năng chịu nóng năng suất chất lượng của một số tổ hợp lai cà chua trồng trái vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.52 MB, 150 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------------

DƯƠNG THẾ VINH

ðÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG CHỊU NÓNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TRỒNG TRÁI VỤ

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng
Mã số: 60.62.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG MINH

Hà Nội: 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn

Dương Thế Vinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


Lời cảm ơn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh
người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tơi về chun mơn trong
suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Di truyền và
chọn giống cây trồng - Khoa Nông học trường ðại học Nông nghiệp I đã tạo
điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để tơi thực
hiện tốt đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn ñến ban lãnh ñạo, các anh chị em ñồng
nghiệp ở Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm đã góp ý,
tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành văn này.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân,
anh em, bạn bè những người ln ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tơi trong
q trình học tập, cơng tác và thực hiện luận văn.

Tác giả luận văn

Dương Thế Vinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii


MỤC LỤC
ðề mục

Trang

1. MỞ ðẦU................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài................................................................. 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài................................................................ 2
1.2.1. Mục đích........................................................................................... 2
1.2.2. u cầu ............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................... 2
2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
2.1. Nguồn gốc, phân loại của cây cà chua ................................................ 3
2.1.1. Nguồn gốc ........................................................................................ 3
2.1.2. Phân loại .......................................................................................... 4
2.2. Các ñặc ñiểm thực vật học của cà chua................................................ 5
2.2.1. Hệ rễ................................................................................................. 5
2.2.2. Thân ................................................................................................. 6
2.2.3. Lá .................................................................................................... 7
2.2.4. Hoa .................................................................................................. 7
2.2.5. Quả .................................................................................................. 9
2.3. Yêu cầu của cây cà chua ñối với ñiều kiện ngoại cảnh ........................ 9
2.3.1.Yêu cầu về ñất.................................................................................... 9
2.3.2 Yêu cầu về nhiệt ñộ............................................................................ 9

2.3.3. Yêu cầu về ánh sáng ........................................................................ 12
2.3.4. Yêu cầu về ñộ ẩm ............................................................................. 13

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


2.3.5. u cầu về dinh dưỡng khống ........................................................ 14
2.4. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam ......................... 15
2.4.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới .......................................... 15
2.4.2. Tình hình sản xuất cà chua của Việt Nam ........................................ 17
2.5. Một số nghiên cứu về giống cà chua chịu nóng .................................. 18
2.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 18
2.5.2. Công tác chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam .................................. 23
3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 27
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 27
3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 27
3.3. ðịa ñiểm nghiên cứu ........................................................................... 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 27
3.5. Kỹ thuật trồng trọt .............................................................................. 27
3.5.1. Thời vụ ............................................................................................. 27
3.5.2. Vườn ươm ........................................................................................ 27
3.5.3. Giai ñoạn trồng ra ruộng sản xuất ................................................... 28
3.6. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 29
3.6.1. Các giai ñoạn sinh trưởng của cây cà chua trên đồng ruộng ........... 29
3.6.2. Cấu trúc và hình thái cây ................................................................. 29
3.6.3. Một số chỉ tiêu liên quan ñến khả năng chịu nhiệt ........................... 29
3.6.4. Tình hình nhiễm sâu bệnh ngồi đồng ruộng ................................... 30
3.6.5. ðặc điểm về cấu trúc hình thái quả ................................................. 30

3.6.6. ðặc điểm về chất lượng quả ............................................................ 30
3.7. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 30

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 31
4.1. ðặc điểm nơng học và khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua ............31
4.1.1. ðặc điểm hình thái của các tổ hợp lai cà chua ................................ 31
4.1.2. Một số ñặc ñiểm cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua ................ 33
4.1.3. Các giai ñoạn sinh trưởng chủ yếu của các tổ hợp lai ..................... 37
4.2. Khả năng ra hoa ñậu quả ..................................................................... 42
4.3. ðộ hữu dục hạt phấn của các tổ hợp lai .............................................. 48
4.4. Một số đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua ................... 51
4.5. Năng suất của các tổ hợp lai cà chua ................................................... 54
4.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất ....................................................... 55
4.5.2. Năng suất của các tổ hợp lai cà chua ......................................... 62
4.6. Một số chỉ tiêu chất lượng quả ............................................................ 66
4.7. Tình hình nhiễm bệnh vi rút và héo xanh vi khuẩn của các tổ hợp lai cà
chua ở các thời vụ khác nhau ..................................................................... 67
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ................................................................... 69
5.1. Kết luận .............................................................................................. 69
5.2. ðề nghị ............................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM THẢO .......................................................................... 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi



Danh mục chữ viết tắt
NSCT: Năng suất thể
TB: Trung bình
Tlt: Giá trị T lý thuyết
Ttn: Giá trị T thực nghiệm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


Danh mục bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ......................................................... 15
Bảng 2.2. Sản lượng cà chua của thế giới và các nước dẫn ñầu .................................... 16
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai ñoạn 2000-2005.................. 17
Bảng 4.1. Một số ñặc ñiểm hình thái cây của các tổ hơp lai cà chua............................. 31
Bảng 4.2: Một số ñặc ñiểm cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chuatrong vụ thu đơng 33
Bảng 4.3: Một số ñặc ñiểm cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè. 34
Bảng 4.4. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởngcủa các tổ hợp lai cà chua.............. 38
Bảng 4.5. Khả năng ra hoa ñậu quả của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng .................... 44
Bảng 4.6. Khả năng ra hoa đậu quả của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè...................... 45
Bảng 4.7. Mức ñộ hữu dục hạt phấn của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè .................... 49
Bảng 4.8. Một số đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng........... 52

Bảng 4.9. Một số ñặc ñiểm hình thái quả của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè............. 53
Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng........ 55
Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè.......... 56
Bảng 4.12: Năng suất của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng........................................... 62
Bảng 4.13: Năng suất của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè............................................. 63
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các tổ hợp lai........................................ 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii


Danh mục ñồ thị

Tên ñồ thị

Trang

ðồ thị 4.1. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng..........39
ðồ thị 4.2. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè ..........39
ðồ thị 4.3. Tỷ lệ ñậu quả trên các chùm hoa của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng ...............42
ðồ thị 4.4. Tỷ lệ đậu quả trên các chùm hoa của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè .................43
ðồ thị 4.5: Khả năng ra hoa ñậu quả của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng.............................46
ðồ thị 4.6: Khả năng ra hoa đậu quả của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè ..............................46
ðồ thị 4.7: Tỷ lệ các loại hạt phấn trong vụ xuân hè .................................................................50
ðồ thị 4.8: Tỷ lệ các hạt phấn hữu dục của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè...........................50
ðồ thị 4.9: Số lượng quả lớn của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng..........................................57
ðồ thị 4.10: Số lượng quả lớn của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè .........................................57
ðồ thị 4.11: Khối lượng quả lớn của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng....................................59
ðồ thị 4.12: Khối lượng quả lớn của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè......................................59

ðồ thị 4.13: Năng suất cá thể của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng .........................................60
ðồ thị 4.14: Năng suất cá thể của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè...........................................61
ðồ thị 4.15: Năng suất thực thu của các tổ hợp lai trong vụ thu đơng.....................................64
ðồ thị 4.16: Năng suất thực thu của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè.......................................64

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là một loại rau phổ
biến ñược trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, cây càc
chua ñã ñược trồng từ rất lâu, cho ñến nay cà chua vẫn là loại rau quả chủ
lực ñược nhà nước ưu tiên phát triển.
Việc phát triển sản xuất cây cà chua chất lượng cao ñáp ứng nhu cầu
của thị trường có vị trí rất quan trọng ở nước ta, ñặc biệt ñối với các tỉnh
Miền Bắc, nhằm phát huy tiềm lực ñất ñai, nhân lực, tạo sản phẩm hàng
hóa có giá trị kinh tế cao cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.
Hiện nay, sản xuất cà chua ở nước ta vẫn tập trung chủ yếu vào việc
cung cấp sản phẩm cà chua ăn tươi với các giống chủ yếu được trồng vào
vụ chính. Với hiệu quả kinh tế từ giá bán cao, diện tích cà chua trái vụ (vụ
thu đơng và xn hè) đang ñược mở rộng ở một số ñịa phương như Hưng
Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang… Tuy nhiên việc mở rộng diện
tích cà chua trái vụ cịn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất hiện nay là
các giống cà chua trồng trái vụ chưa nhiều, chủ yếu là các giống ngoại
nhập có giá bán cao, năng suất và chất lượng kém ổn định. Cơng tác nghiên
cứu trong nước đã ñã chọn tạo ñược một số giống cà chua trồng trái vụ như
PT18, C95, XH5, HT7, HT21 (được trồng thích hợp vào vụ đơng sớm, vụ

chính và xn hè sớm).
ðể góp phần vào việc phát triển sản xuất cà chua trái vụ, khai thác
hiệu quả hơn nữa những vùng có khả năng trồng ñược vụ sớm và vụ muộn
xuân hè, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “ðánh giá khả năng chịu
nóng, năng suất, chất lượng của một số tổ hợp lai cà chua trồng trái vụ”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………10…


1.2. Mục đích, u cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác ñịnh ñược những tổ hợp lai có khả năng sinh trưởng, phát triển,
cho năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, ñem lại hiệu quả kinh tế cao ở
vụ sớm thu đơng và vụ muộn xn hè.
1.2.2. u cầu
- ðánh giá sinh trưởng, các đặc điểm hình thái cấu trúc cây của các tổ
hợp lai ở hai thời vụ.
- ðánh giá khả năng chịu nóng thơng qua khả năng ra hoa ñậu quả, ñộ
hữu dục hạt phấn của các tổ hợp lai trồng ở ñiều kiện nhiệt ñộ cao.
- Xác ñịnh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp
lai trồng ở trái vụ.
- ðánh giá tình hình nhiễm một số bệnh hại chính trên ñồng ruộng ở hai
thời vụ.
- Xác ñịnh một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả cà chua trồng
ở ñiều kiện trái vụ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác ñịnh ñược những tổ hợp lai có khả năng chịu nóng tốt, cho năng
suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, thu quả tập trung, nhanh chín, độ chín đỏ
tốt làm cơ sở cho cơng tác chọn tạo giống cà chua trồng trái vụ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm những tài liệu

khoa học, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Xác ñịnh ñược những tổ hợp lai tốt ñáp ứng ñược yêu cầu sản xuất cà
chua trái vụ, làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng
đất cũng như thu nhập cho người nông dân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………11…


2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn gốc, phân loại của cây cà chua
2.1.1. Nguồn gốc
Nhiều nghiên cứu cho rằng quê hương của cà chua vùng Nam Mỹ, dọc
theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galapagos tới Chilê.
Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cà
chua trồng. Một số tác giả cho rằng cà chua trồng có nguồn gốc từ
L.esculentum var.pimpinellifolum, tuy nhiên nhiều tác giả nhận ñịnh
L.esculentum var.cerasiforme (cà chua anh ñào) là tổ tiên của cà chua trồng.
Theo các nghiên cứu của Jenkins (1948), [48] có thể dạng này ñược chuyển
từ Pêru và Equoño tới nam Mehico, ở đó nó được dân bản xứ thuần hố và
cải tiến.
Cà chua trồng được thuần hố như nào? Vấn đề này có nhiều ý kiến
khác nhau. ða số các tác giả cho rằng, trong tiến hố đã xảy ra q trình ñột
biến liên quan tới sự liên kết ở noãn, dẫn tới hình thành dạng quả lớn, theo
Leslry (1926) dạng đột biến quả lớn ñược kiểm tra bởi hai gen lặn. Theo
Stuble (1967), kết quả q trình tích luỹ dần các gen ñột biến (lặn) ở dạng dại
L.esc.var. pimpinellifolium ñã xuất hiện ở cà chua trồng [11].
Jenkins (1948), [48] ñã ñề xuất 2 hướng tiến hố về kích thước và hình
dạng quả. Một hướng liên quan đến việc tăng kích thước ô hạt, hạt và thịt quả,
kết quả hình thành quả hình mận, hình lê và các dạng quả hình dài khác.

Hướng thứ hai ở noãn xảy ra sự liên kết các ơ hạt làm tăng về đường kính,
hình thành dạng quả lớn có nhiều ơ hạt.
Brezhnev (1964) đã cho rằng là dạng hạt quả lớn hình thành do kết quả
tiến hố tăng kích thước và số lượng ơ hạt ở nỗn.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………12…


Theo Luckwill (1943), [56] cà chua từ Nam Mỹ ñược ñưa vào Châu Âu
từ thế kỷ 16, và ñược trồng ở Tây Ban Nha, Bồ ðào Nha, từ đó lan truyền ñi
ñến các nơi khác. Rất nhiều năm con người ñã coi cà chua như cây thuốc và
cây cảnh, mãi ñến cuối thế kỷ 18 ñầu thế kỷ 19 cà chua mới được liệt vào cây
rau thực phẩm có giá trị và từ đó được phát triển mạnh.
2.1.2. Phân loại
Cà chua thuộc chi Lycopersicon Tour, họ cà (Solanaceae). Chi
lycopersicon Tour ñược phân loại theo nhiều tác giả: Muller (1940), Daskalov
và Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann (1953), Brezhnev (1955, 1964).
Ở Mỹ thường dùng phân loại của Muller, ở Châu Âu, Liên Xô (cũ) thường
dùng phân loại của Bzezhnev. Với cách phân loại của Brezhnev (1964), chi
Lycopersicon Tour ñược phân làm 3 loài thuộc hai chi phụ [3], [11].
- Subgenus 1 - Eriopersicon: Chi phụ này gồm các loài dại, cây dạng
một năm hoặc nhiều năm, gồm các dạng quả có lơng, màu trắng, xanh lá cây
hay vàng nhạt, có các vệt màu atoxian hay xanh thẫm. Hạt dày khơng có lơng,
màu nâu...Chi phụ này gồm 2 loài và các loại phụ.
1. Lycopersicon peruvianum Mill
1a. L. Peruvianum var. Cheesmanii Riloey và var. Cheesmanii f. minor
C. H. Mull. (L. esc. Var. minor Hook).
1b. L. peruvianum var. dentatum Dun.
2. Lycopersicon hirsutum Humb. Et. Bonpl.
2a. L. hirsutum var. glabratum C. H. Mull.
2b. L. hirsutum var. glandulosum C. H. Mull.

- Subgenus 2 - Eulycopersicon. Các cây dạng một năm, quả khơng có
lơng, màu đỏ hoặc đỏ vàng, hạt mỏng, rộng ...chi phụ này gồm một loài.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………13…


3. Lycopersiconesculentum Mill. Loài này bao gồm 3 loại phụ.
a) L.esculentum Mill.ssp. spontaneum Brezh: Cà chua dại, bao gồm hai
dạng sau.
- L.esculentum var.pimpinellifolium Mill. (Brezh).
- L.esculentum var. racemigenum (Lange), Brezh.
b) L.esculentum Mill.ssp.subspontaneum - cà chua bán hoang dại, gồm
5 dạng sau.
- L.esculentum var.cersiforme (A Gray) Brezh - cà chua anh ñào.
- L.esculentum var. pyriforme (C.H. Mull) Brezh - cà chua dạng lê.
- L.esculentum var. pruniforme Brezh - cà chua dạng mận.
- L.esculentum var. elongatum Brezh - cà chua dạng quả dài.
- L.esculentum var. succenturiatum Brezh - cà chua dạng nhiều ô hạt.
c) L.esculentum Mill. ssp. cultum - cà chua trồng, có 3 dạng sau:
- L.esculentum var. vulgare Brezh.
- L.esculentum var. validum (Bailey) Brezh.
- L.esculentum var. grandiflium (Bailey) Brezh.
2.2. Các ñặc ñiểm thực vật học của cà chua
2.2.1. Hệ rễ
Cà chua có hệ rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong ñất, rễ phụ cấp 2 phân
bố dày ñặc trong ñất vào thời kỳ sinh trưởng. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng ñất
0-30 cm. Khả năng tái sinh của hệ rễ cà chua mạnh, khi rễ chính bị đứt, rễ phụ
phát triển mạnh, dựa vào ñặc ñiểm này mà người ta có thể nhổ cây con trồng
tạm ở những nơi có diện tích rộng hơn vườn ươm để kích thích hệ rễ phát triển.
Khoảng cách trồng tạm từ 7-10 cm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………14…



Trong quá trình sinh trưởng hệ rễ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện mơi
trường như nhiệt độ đất, độ ẩm....Ở nhiệt ñộ ñất thấp (14-160C) sự phát triển
rễ chậm lại 15-20 ngày. Nhiệt ñộ ñất cao (trên 350C) rễ cà chua phát triển bị
trở ngại và có thể bị chết. Rễ cà chua tương ñối chịu hạn và hệ rễ sinh trưởng
tốt ở đất có sức giữ ẩm đồng ruộng trong khoảng 70-80%.
2.2.2. Thân
ðặc tính của cây cà chua là bò lan ra xung quanh hoặc mọc thành bụi.
Thân cây cà chua thay đổi trong q trình sinh trưởng, phụ thuộc vào giống,
ñiều kiện ngoại cảnh (nhiệt ñộ) và chất dinh dưỡng...
Khi trưởng thành, thân cây có màu tím nhạt hơi tối, thường có tiết diện đa
giác, cây cứng, phần gốc hoá gỗ. Thân cây phát triển theo kiểu lưỡng phân, các
chùm hoa sinh ra trên thân chính và các cành. Các chồi phát triển mạnh ở nách
lá, ñặc biệt trong các điều kiện nhiệt độ thích hợp và độ ẩm khơng khí cao. Các
chồi nách khi trưởng thành ñều có khả năng ra hoa và quả nhưng sự sinh
trưởng phát triển, khả năng ra hoa, qua thay ñổi theo vị trí trên cây: Vị trí cành
thấp sát ngay dưới chùm hoa thứ nhất của thân chính cho sản lượng tương
đương thân chính.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng chiều cao cây có thể phân thành 3 loại:
- Loại lùn: Cây thấp, chiều cao cây dưới 65cm, cây lùn mập, khoảng
cách giữa các lóng ngắn, Loại này trong sản xuất ít phải tạo hình, hạn chế việc
cắt tỉa cành, số cành khoảng 3-4 tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây. Loại
này khơng cần phải làm giàn và thích hợp cho thu hoạch bằng máy.
- Loại cao: chiều cao cây từ 120 ñến trên 200cm, thân lá sinh trưởng
mạnh. Trong sản xuất cần phải tạo hình, tỉa cành, tỉa hoa, quả và nhất thiết
phải làm giàn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………15…



- Loại trung bình: là dạng trung gian, có chiều cao trung bình từ 65120cm. Thân lá sinh trưởng mạnh, trong sản xuất cần tạo hình tỉa cành. Loại
này thích hợp cho nhiều vùng sinh thái, ñặc biệt trong vụ xuân hè và cà chua
thời vụ (trồng vào mùa sớm ở đồng bằng Sơng Hồng). Sự phân loại này chỉ
mang tính tương đối vì cịn phụ thuộc vào kỹ thuật trồng trọt.
2.2.3. Lá
Lá cà chua là đặc trưng hình thái ñể phân biệt giống này với giống khác. Lá
thuộc loại lá kép, lơng chim lẻ, mỗi lá có 3-4 đơi lá chét tuỳ theo giống, ngọn lá
có một phiến lá riêng biệt gọi là lá đỉnh. Ở giữa các đơi lá chét có lá giữa, trên
gốc lá chét có những phiến lá nhỏ gọi là lá bên. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng ñối
với năng suất, nếu số lá trên cây ít, nhiều lá bị bệnh sẽ ảnh hưởng lớn ñến năng
suất quả.
Số lá là ñặc ñiểm di truyền của giống, nhưng cũng bị ảnh hưởng của
nhiệt ñộ trong q trình hình thành. Khi hình thành 10 lá đầu cần nhiệt độ
trung bình hơn 130C, hình thành 20 lá cần nhiệt độ trung bình ngày đêm là
240C, nếu nhiệt ñộ thấp hơn 130C thì quá trình xuất hiện lá mới sẽ chậm lại.
2.2.4. Hoa
Hoa cà chua thuộc loại hoa hồn chỉnh (gồm lá đài, cánh hoa, nhị và
nhụy). Cà chua là loại cây tự thụ phấn, các bao phấn bao quanh nhuỵ, thơng
thường vị trí của nhuỵ thấp hơn nhị. Núm nhuỵ thường thành thục sớm hơn
phấn hoa. Hoa cà chua nhỏ, màu sắc khơng sặc sỡ, khơng có mùi thơm, nên
không hấp dẫn côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn chéo cao hay thấp còn phụ thuộc vào
cấu tạo của hoa, giống và thời vụ gieo trồng. Ở các vùng ơn đới, tỷ lệ thụ
phấn chéo khoảng 0,5-4%, ở vùng nhiệt ñới cao hơn từ 10-15%.
Màu sắc của cánh hoa thay đổi theo q trình phát triển từ vàng xanh ñến
vàng tươi rồi vàng úa. Hoa cà chua thường mọc thành chùm, hoa đính vào
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………16…


chùm bằng một cuống ngắn. Một lớp tế bào riêng rẽ hình thành ở cuống hoa,
khi gặp điều kiện khơng thuận lợi sẽ thúc đẩy q trình hình thành tầng rời,

lớp tế bào sẽ khơ héo và chết.
Cà chua có 3 loại chùm hoa: ñơn giản, trung gian và phức tạp. Số chùm
hoa của cà chua thường biến ñộng từ 5-20 chùm và số hoa trên chùm khoảng
từ 5 -7 hoa. Căn cứ vào đặc điểm ra hoa có thể phân thành 3 loại:
- Loại hình sinh trưởng hữu hạn: Vị trí chùm hoa thứ nhất thấp. Trên
thân chính có từ 7-8 lá thì xuất hiện hoa thứ nhất, sau ñó cách 1-2 lá có chùm
hoa tiếp theo cho ñến khi thân chính có khoảng 3- 5 chùm thì đỉnh sinh
trưởng có chùm hoa cuối cùng, cây ngừng sinh trưởng chiều cao. Trong sản
xuất khơng phải làm giàn và thích hợp cho thu hoạch bằng máy.
- Loại hình sinh trưởng bán hữu hạn: Vị trí chùm hoa thứ nhất thấp, khi
trên thân chính có 7-8 lá (có trường hợp 9-10 lá) thì xuất hiện chùm hoa thứ
nhất, sau đó cách 1-2 lá (có trường hợp 2-3 lá) có chùm hoa tiếp khi thân chính
có khoảng 7-8 chùm, cây ngừng sinh trưởng chiều cao. Loại hình này thích hợp
cho nhiều mùa vụ, nhiều vùng sinh thái, năng suất cao, chất lượng tốt.
- Loại hình sinh trưởng bán vơ hạn: Vị trí chùm hoa thứ nhất cao,
khoảng cách giữa các lóng dài. Khi thân chính có 9-10 lá xuất hiện chùm
hoa thứ nhất (có trường hợp 10-12 lá) sau đó cách 2-3 lá có chùm hoa tiếp,
khi thân chính có khoảng 12-13 chùm hoặc nhiều hơn. Loại hình này cho
năng suất cao, chất lượng quả tốt. Trong sản xuất cần phải làm giàn, tạo
hình, tỉa lá, hoa, quả.
Cà chua là cây có khả năng ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ ñậu quả thấp, ñặc
biệt khi gieo trồng trong những ñiều kiện bất lợi. Nguyên nhân rụng nụ, hoa
rất phức tạp song chủ yếu do hình thành tầng rời, lớp tế bào bị chết làm cho
hoa rụng khỏi chùm. Số hoa trên cây là ñặc ñiểm di truyền của giống nhưng
cũng chịu ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh, chất lượng dinh dưỡng khơng
đầy đủ, kỹ thuật chăm sóc...
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………17…


2.2.5. Quả

Quả cà chua thuộc loại quả mọng bao gồm: vỏ, thịt quả, vách ngăn, giá
nỗn. Quả cà chua được cấu tạo từ 2 ñến nhiều ngăn. Số lượng quả trên cây là
đặc tính di truyền của giống và cũng chịu ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh,
chất lượng dinh dưỡng khơng đầy đủ, kỹ thuật chăm sóc... Số lượng quả thay ñổi
lớn từ 4-5 quả ñến vài chục quả. Khối lượng quả có sự chênh lệch đáng kể giữa
loại và trong lồi từ 2-3 g đến 200-300 g. Trên cùng một giống cà chua, số lượng
quả và khối lượng quả có sự tương quan nghịch: số lượng quả nhiều thì khối
lượng quả nhỏ và ngược lại. Số lượng quả trên cây cũng tương quan rất chặt ñến
năng suất. ðây cũng là một trong những tính trạng quan tâm của các nhà chọn
tạo giống.
Hình dạng quả cà chua cũng thay ñổi giữa loài và ngay cả trong loài với
các dạng: trịn, trịn bẹt, ơ van, vng, hình quả lê, dạng quả anh ñào...
Chất lượng quả cà chua ñược thể hiện qua các chỉ tiêu: cấu trúc quả, ñộ
rắn, tỷ lệ thịt quả/quả, tỷ lệ ñường/axit và sắc tố quả. Sự cân bằng về đường
và axit thể hiện hương vị thích hợp.
2.3. Yêu cầu của cây cà chua ñối với ñiều kiện ngoại cảnh
2.3.1.Yêu cầu về ñất
Cà chua là loại cây trồng tương đối dễ tính, tuy nhiên nên sản xuất cà
chua trên ñất phù sa, hàm lượng hữu cơ lớn hơn hoặc bằng 1,5%, ñộ pH
khoảng 5,5-7, tốt nhất là 6,5-6,8, nên chọn chân đất giàu mùn, tơi xốp, dễ
thốt nước.
2.3.2. u cầu về nhiệt độ
Cà chua thuộc nhóm cây ưa ấm. Trong q trình nảy mầm của hạt,
nhiệt độ thích hợp sẽ tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh, tăng tỷ lệ nảy
mầm, giúp cho cây con phát triển được dễ dàng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………18…


hạt nảy mầm là 18,5-210C (Wittwer 1960), còn Thompson (1974) lại cho rằng
nhiệt ñộ tối ưu là 26-320C. Nhiệt ñộ quá cao sẽ làm chậm sự nảy mầm của

hạt, hạt dễ mất sức sống, mầm bị biến dạng [2].
Theo Kuo và cộng sự (1998), nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến q
trình phát triển của hệ thống rễ, khi nhiệt độ đất cao trên 390C sẽ làm giảm
q trình lan tỏa của hệ thống rễ, nhiệt ñộ trên 440C gây bất lợi cho sự phát
triển của hệ thống rễ, cản trở quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng [52].
Cà chua sinh trưởng tốt trong phạm vi nhiệt ñộ 15-300C, nhiệt ñộ tối ưu
là 22-240C (Lorenz Maynard 1988). Quá trình quang hợp của lá cà chua tăng
khi nhiệt ñộ ñạt tối ưu 25-300C, khi nhiệt ñộ cao hơn mức thích hợp (>350C)
q trình quang hợp sẽ giảm dần.
Nhiệt ñộ ngày và ñêm ñều có ảnh hưởng ñến sinh trưởng sinh dưỡng
của cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20-250C (Kuo và
cộng sự 1998) [52] nhiệt độ đêm thích hợp từ 13-180C. Theo Clayton (1923),
khi nhiệt ñộ trên 350C cây cà chua ngừng sinh trưởng và ở nhiệt ñộ 100C
trong một giai ñoạn dài cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết (Swiader J.M. và
cộng sự 1992) [23]. Ở giai ñoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nhiệt ñộ ngày ñêm
xấp xỉ 250C sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho quá trình ra lá và sinh trưởng của
lá. Tốc ñộ sinh trưởng của chồi, thân và rễ ñạt tốt hơn khi nhiệt ñộ ngày từ 26300C và ñêm từ 18-220C. ðiều này liên quan đến việc duy trì cân bằng quang
hóa trong cây.
Nhiệt độ khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến q trình sinh trưởng
sinh dưỡng mà cịn ảnh hưởng rất lớn tới sự ra hoa, ñậu quả, năng suất và chất
lượng của cà chua. Ở thời kỳ phân hóa mầm hoa, nhiệt độ khơng khí ảnh
hưởng đến vị trí của chùm hoa đầu tiên. Khi nhiệt độ khơng khí trên 30/250C
(ngày/đêm) làm tăng số lượng đốt tới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ khơng khí
lớn hơn 30/250C (ngày/ñêm) cùng với nhiệt ñộ ñất trên 210C làm giảm số hoa
trên chùm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………19…


Nghiên cứu của Calvret (1957) [36] cho thấy sự phân hóa mầm hoa ở
130C cho số hoa trên chùm nhiều hơn ở 180C là 8 hoa/chùm, ở 140C có số hoa

trên chùm lớn hơn 200C (Tiwari, Choudhury, 1993) [38].
ðiều kiện nhiệt độ của mơi trường có ảnh hưởng rất lớn ñến các quá
trình xảy ra ở cà chua như: hình thành giao tử đực, thụ tinh và hình thành
phơi. Ở nhiệt ñộ 20-210C hạt phấn nảy mầm và sinh trưởng ống phấn với tốc
ñộ lớn nhất. Dưới tác ñộng của nhiệt độ 400C trong thời gian 4 giờ thì hoa bị
hỏng, làm giảm rất mạnh tỷ lề ñậu quả. Thường các dạng cà chua ñậu quả tốt
ở ñiều kiện nhiệt độ cao thì cũng biểu hiện khả năng đó ở ñiều kiện nhiệt ñộ
thấp (Restaino, Lombatdi, 1990) [62].
Ngoài ra, nhiệt ñộ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa và thụ phấn,
thụ tinh. Khi nhiệt ñộ trên 30/240C (ngày/ñêm) làm giảm kích thước hoa,
trọng lượng nỗn và bao phấn. Nhiệt ñộ cao làm giảm số lượng hạt phấn,
giảm sức sống của hạt phấn và của nỗn. Nhiệt độ tối ưu cho ñậu quả là 18200C. Khi nhiệt ñộ ngày tối đa vượt 380C trong vịng 5-9 ngày trước hoặc sau
khi hoa nở 1-3 ngày, nhiệt ñộ ñêm tối thấp vượt 25-270C trong vòng vài ngày
trước và sau khi hoa nở đều làm giảm sức sống của hạt phấn, đó chính là
nguyên nhân làm giảm năng suất. Quả cà chua phát triển thuận lợi ở nhiệt ñộ
thấp, khi nhiệt ñộ trên 350C ngăn cản sự phát triển của quả và làm giảm kích
thước quả rõ rệt (Kuo và cộng sự, 1998) [52].
Nhiệt độ cịn ảnh hưởng đến các chất điều hịa sinh trưởng có trong cây.
Sau khi đậu quả, quả lớn lên nhờ sự phân chia và sự phát triển của các tế bào
phơi. Hoạt động này được thúc đẩy bởi một số hoocmon sinh trưởng hình
thành ngay trong quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Nếu nhiệt độ cao xảy ra
vào thời ñiểm 2-3 ngày sau khi hoa nở gây cản trở q trình thụ tinh, auxin
khơng hình thành được, quả non khơng lớn mà sẽ bị rụng.
Sự hình thành màu sắc quả chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, bởi q
trình sinh tổng hợp caroten rất mẫn cảm với nhiệt độ. Phạm vi nhiệt độ thích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………20…


hợp để phân hủy chlorophyll là 14-150C, để hình thành lycopen là 12-300C và
hình thành caroten là 10-380C. Do vậy nhiệt độ tối ưu để hình thành sắc tố là

18-240C. Quả có màu đỏ-da cam đậm ở 24-280C do có sự hình thành lycopen
và caroten dễ dàng. Nhưng khi nhiệt ñộ ở 30-360C quả có màu vàng ñó là do
lycopen khơng được hình thành. Khi nhiệt độ lớn hơn 400C quả giữ nguyên
màu xanh bởi vì cơ chế phân hủy chlorophyll khơng hoạt động, caroten và
lycopen khơng được hình thành. Nhiệt độ cao trong q trình phát triển của
quả cũng làm giảm quá trình hình thành pectin, là nguyên nhân làm cho quả
nhanh mềm hơn (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [16]. Nhiệt độ và độ ẩm cao cịn
là ngun nhân tạo ñiều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển. Theo
Walker và Foter (1946) bệnh héo rũ Fusarium phát triển mạnh ở nhiệt ñộ ñất
280C, bệnh ñốm nâu (Cladosporiumfulvum Cooke) phát sinh ở ñiều kiện nhiệt
ñộ 25-300C và ñộ ẩm khơng khí 85-900C, bệnh sương mai do nấm
Phytophythora infestans phát sinh phát triển vào thời ñiểm nhiệt ñộ thấp dưới
220C, bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) phát sinh phát triển ở
nhiệt ñộ trên 200C (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 1993) [6].
2.3.3. Yêu cầu về ánh sáng
Cà chua thuộc cây ưa sáng, cây con trong vườn ươm nếu ñủ ánh sáng
(5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to, khỏe, sớm được trồng.
Ngồi ra ánh sáng tốt, cường ñộ quang hợp tăng, cây ra hoa ñậu quả sớm hơn,
chất lượng quả cao hơn (Trần Khắc Thi, 1999) [25]. Theo Kuddrijavcev
(1964), Binchy và Morgan (1970) cường ñộ ánh sáng ảnh hưởng đến q
trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. ðiểm bão hòa ánh sáng của
cây cà chua là 70.000 lux (là cây trồng cần nhiều ánh sáng nhất chỉ sau cây
dưa hấu) (trích dẫn theo Ngơ Thị Hạnh, 2001) [9]. Cường độ ánh sáng thấp
làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quá trình ra hoa. Cường độ ánh
sáng thấp làm vươn dài vịi nhụy và tạo nên những hạt phấn khơng có sức
sống, thụ tinh kém (Johnson và Hell 1953). Ánh sáng ñầy ñủ thì việc thụ tinh
thuận lợi, dẫn ñến sự phát triển bình thường của quả, quả đồng đều, năng suất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………21…



tăng. Khi cà chua bị che bóng, năng suất giảm và quả bị dị hình (Man và
Hallyaner, 1968). Trong điều kiện thiếu ánh sáng, năng suất cà chua thường
giảm, do vậy việc trồng thưa làm tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng kết hợp với
ánh sáng bổ sung sẽ làm tăng tỷ lệ ñậu quả, tăng số quả trên cây, tăng trọng
lượng quả và làm tăng năng suất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà chua
khơng phản ứng với ñộ dài ngày, quang chu kỳ trong thời gian ñậu quả có thể
dao động từ 7-19 giờ. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho rằng ánh sáng
dài ngày và hàm lượng nitrat ảnh hưởng rõ rệt ñến tỷ lệ ñậu quả. Nếu chiếu
sáng 7 giờ và tăng lượng ñạm thì làm cho tỷ lệ đậu quả giảm trong khi ñó ánh
sáng dài ngày làm tăng số quả/cây. Nhưng trong điều kiện ngày ngắn nếu
khơng bón đạm chỉ cho quả ít, cịn trong điều kiện ngày dài mà khơng bón
đạm thì cây khơng ra hoa và khơng đậu quả [2].
Chất lượng ánh sáng có tác dụng rõ rệt tới các giai ñoạn sinh trưởng
của cây cà chua. Ánh sáng ñỏ làm tăng tốc ñộ sinh trưởng của lá và ngăn chặn
sự phát triển của chồi bên. Ánh sáng màu lục làm tăng chất lượng chất khơ
mạnh nhất.
Thành phần hóa học của cà chua chịu tác ñộng lớn của chất lượng ánh
sáng, thời gian chiếu sáng và cường ñộ ánh sáng. Theo Hammer và cộng sự
(1942), Brow (1955) và Ventner (1977) cà chua trồng trong ñiều kiện ñủ ánh
sáng ñạt hàm lượng axít ascorbic trong quả nhiều hơn trồng nơi thiếu sáng.
2.3.4. u cầu về độ ẩm
Cà chua có u cầu nước ở các giai ñoạn rất khác nhau, xu hướng ban
đầu ít về sau cần nhiều. Lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều nước nhất. Nếu ở
thời kỳ này độ ẩm khơng đáp ứng, việc hình thành chùm hoa và tỷ lệ ñậu quả
giảm.
Một số nghiên cứu cho thấy giữa năng suất cà chua và lượng nước bốc hơi
trên lớp đất mặt sâu 1 cm có mối quan hệ chặt. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy,
một giống cà chua đạt năng suất 220 tấn/ha thì hiệu quả sử dụng nước là 3,1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………22…



tấn/cm/ha lượng nước thoát hơi. Ở Tunisia, Van Otegen và cộng sự (1982) (Dẫn
theo Claude J.P 1988) [20] khi nghiên cứu tác ñộng của nước ñối với cà chua ñã
kết luận để năng suất 113 tấn/ha thì hiệu quả sử dụng nước tối ña là 2,95
tấn/cm/ha. Nghiên cứu trong ñiều kiện Califonia, Claude cho rằng ñể tạo 1kg quả
cà chua cần 32,3 kg nước.
Nhiều tài liệu cho thấy ñộ ẩm ñất thích hợp cho cà chua là 60-65%
(Barehyi, 1971) và độ ẩm khơng khí là 70-80%. Khi đất q khơ hay quá ẩm
ñều ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cà chua. Biểu hiện
thiếu nước hay thừa nước ñều làm cho cây bị héo. Khi ruộng bị ngập nước,
trong điều kiện thiếu oxy, thừa khí cacbonic làm cho rễ cà chua bị ngộ ñộc
dẫn ñến cây héo. Khi thiếu nước quả cà chua chậm lớn thường xảy ra hiện
tượng thối ñáy quả, quả dễ bị rám do can xi bị giữ chặt ở các bộ phận già
khơng vận chuyển đến các bộ phận non.
ðộ ẩm khơng khí quá cao (>90%) dễ làm cho hạt phấn bị trương nứt,
hoa cà chua khơng thụ phấn được sẽ rụng (Tạ Thu Cúc, 1983) [4]. Tuy nhiên,
trong điều kiện gió cũng làm tăng tỷ lệ rụng hoa. ðộ ẩm ñất và khơng khí phụ
thuộc rất lớn và lượng mưa, đặc biệt và thời ñiểm trái vụ, mưa nhiều là yếu tố
ảnh hưởng lớn ñến sự sinh trưởng pháp triển của cây kể từ khi gieo hạt ñến
khi thu hoạch.
2.3.5. Yêu cầu về dinh dưỡng khống.
Theo More (1978) để có một tấn cà chua cần 2,9 kg N + 0,4 kg P + 4
kg K + 0,45 kg Mg. Theo Becssev, ñể tạo một tấn quả cà chua cần 3,8 kg N,
0,6 kg P2O5 và 7,9 kg K2O (trích dẫn Kiều Thị Thư, 1998) [27]. Theo
Geraldson (1975) ñể ñạt năng suất 50 tấn/ha cần bón 320 kg N + 60 kg P2O5 +
440 kg K2O. L.H Aung (1979) khuyến cáo ñể cà chua đạt năng suất 40 tấn/ha
cần bón 150 kg N, 30 kg P2O5 và 160 kg K2O. Theo Kuo và cộng sự (1998) [52]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………23…



thì đối với cà chua vơ hạn nên bón với mức 180 kg N + 80 kg P2O5 + 180 kg K2O
cịn đối với cà chua hữu hạn thì lượng tương ứng là 120:80:150.
Cũng như các cây trồng khác cà chua cần ít nhất 20 nguyên tố dinh
dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển bình thường. Trong các nguyên tố
ña lượng cà chua cần nhiều kali hơn cả, sau đó là đạm và lân.
2.4. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua với khả năng thích ứng rộng, có tác dụng lớn về mặt dinh
dưỡng, y học cũng như kinh tế. Ngày nay nó được rất ưa chuộng, ñã trở thành
một trong những cây trồng chính và chiếm vị trí số 1 trong ngành sản xuất rau
của nhiều nước trên thế giới.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới

Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2000

3.750,176

27,192


101.975,637

2001

3.745,229

26,770

100.259,346

2002

3.998,219

27,005

107.972,098

2003

4.188,389

27,921

116.943,619

2005

4.570,869


27,222

124.426,995

Nguồn: FAO Database Static(2000-2006)

Thống kê của FAO cho thấy, diện tích cà chua trên thế giới năm 2005 đạt
4.570,869 ha tăng gấp 1,4 lần so với năm 1995.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………24…


Bảng 2.2. Sản lượng cà chua của thế giới và các nước dẫn ñầu

Quốc gia

TT

1995

2000

2003

2005

1

Thế giới


87.592,093

108.339,598

116.943,619

124.426,995

2

Trung Quốc

13.172,494

22.324,767

28.842,743

31.644,040

3

Mỹ

11.784,000

11.558,800

10.522,000


11.043,300

4

Thổ Nhĩ Kỳ

7.250,000

8.890,000

9.820,000

9.700,000

5

ấn ðộ

5.260,000

7.430,000

7.600,000

7.600,000

6

Italy


5.182,000

7.538,100

6.651,505

7.087,016

7

Ai Cập

5.034,179

6.785,640

7.140,198

7.600,000

8

Tây Ban Nha

2.841,100

3.766,328

3.947,327


4.651,000

9

Braxin

2.715,016

2.982,840

3.708,600

3.396,767

10

Iran

2.403,367

3.190,999

4.200,000

4.200,000

11

Mêhicô


2.309,968

2.086,030

2.148,130

2.800,115

12

Hy Lạp

2.064,160

2.085,000

1.830,000

1.713,580

Nguồn: FAO Database Static(2000-2006)

Qua bảng tổng kết cho thấy: ðến năm 2005 thì Trung Quốc vẫn ln là
nước đứng đầu trên thế giới về diện tích và sản lượng cà chua, tiếp theo là Mỹ và
Thổ Nhỹ Kỳ.
Có thể thấy rằng cà chua đang là mặt hàng nơng sản được sản xuất chủ lực
ở các nước ơn ñới và á nhiệt ñới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………25…



×