Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn thạc sĩ khảo sát một số nguồn thức ăn thô và trồng khảo nghiệm một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò tại huyện điện biên tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.21 MB, 90 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

PH¹M V¡N PHóC

KHẢO SÁT MỘT SỐ NGUỒN THỨC ĂN THÔ VÀ TRỒNG KHẢO
NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG CỎ LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ
TẠI HUYỆN ðIỆN BIÊN - TỈNH ðIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số

: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG TUẤN

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, những số liệu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng
được sử dụng.
Mọi sự giúp đỡ trong q trình thực hiện đề tài đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong báo cáo này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ



Phạm Văn Phúc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành đề tài này, ngồi sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cơ giáo, địa phương, gia
đình và đồng nghiệp.
Trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn,
Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy
sản, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Chăn ni và Ni
trồng thủy sản các thầy, cơ giáo đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu tại Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện ðiện Biên, UBND xã Thanh
Lng, Thanh Nưa huyện ðiện Biên đã giúp đỡ tơi trong q trình điều tra,
nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm tại địa phương.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tơi khơng tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cơ giáo và tồn thể bạn ñọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2010
Tác giả

Phạm Văn Phúc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

1

MỞ ðẦU


i

1.1

ðặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Chăn ni trâu bị ở nước ta và vai trị của thức ăn thơ xanh đối
với trâu bị

2.2

3


Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nơng nghiệp làm thức
ăn chăn ni ở Việt Nam

2.3

Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam

2.4

ðặc ñiểm của một số cây cỏ nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng

5
11

ñến sinh trưởng phát triển của cỏ

14

3

ðỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1

ðối tượng nghiên cứu

20


3.2

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

20

3.3

Nội dung nghiên cứu

20

3.4

Phương pháp nghiên cứu

21

3.5

Xử lý số liệu

25

4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26


4.1

ðiều kiện kinh tế xã hội huyện ðiện Biên

26

4.1.1

Vị trí địa lý và địa hình của huyện ðiện Biên

26

4.1.2

ðặc điểm thời tiết khí hậu của huyện ðiện Biên

27

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............iii


4.1.3

ðiều kiện kinh tế xã hội của huyện ðiện Biên

29

4.1.4

Tình hình sản xuất nơng nghiệp của huyện ðiện Biên


30

4.2

Khảo sát một số nguồn thức ăn thơ cho trâu bị tại huyện ðiện Biên

36

4.2.1

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại phụ
phẩm nông nghiệp

40

4.2.2

Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bị

42

4.2.3

Những khó khăn khi sử dụng phụ phẩm nơng nghiệp làm thức ăn
cho trâu bò

4.3

43


Trồng khảo nghiệm một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò tại
huyện ðiện Biên - tỉnh ðiện Biên

47

4.3.1

ðặc điểm khí hậu đất đai của ñịa ñiểm nghiên cứu

47

4.3.2

Khả năng sinh trưởng phát triển của các giống cỏ nghiên cứu

51

4.3.3

Thành phần hóa học giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa của các
giống cỏ

56

5

KẾT LUẬN - ðỀ NGHỊ

58


5.1

Kết luận

58

5.2

ðề nghị

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC

71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADF

Xơ còn lại sau khi thuỷ phân bằng dung dịch axit


CS

Cộng sự

DXKN

Dẫn xuất không Nitơ

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

KL

Khối lượng

KTS

Khoáng tổng số

KT - XH

Kinh tế - xã hội

ME

Năng lượng trao đổi

NDF


Xơ cịn lại sau khi xử lý bằng dung mơi trung tính

PPNN

Phụ phẩm nơng nghiệp

PTNT

Phát triển nơng thơn



Thức ăn

TLTH

Tỷ lệ tiêu hố

UBND

Uỷ ban nhân dân

VCK

Vật chất khô

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............v


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

4.1

Cơ cấu cây trồng của huyện ðiện Biên

31

4.2

Số lượng ñàn gia súc, gia cầm của huyện ðiện Biên

32

4.3

Quy mơ chăn ni trâu bị của 2 xã Thanh Lng và Thanh Nưa

33

4.4

Phương thức chăn ni trâu bị tại xã Thanh Luông và Thanh Nưa

35


4.5

Khối lượng phụ phẩm từ trồng trọt của huyện ðiện Biên năm 2009

37

4.6a

Khối lượng phụ phẩm từ trồng trọt của xã Thanh Luông năm 2009

39

4.6b

Khối lượng phụ phẩm từ trồng trọt của xã Thanh Nưa năm 2009

39

4.7

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại phụ phẩm

40

4.8a

Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nơng nghiệp làm thức ăn cho trâu bị ở
xã Thanh Luông

4.8b


Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bị ở
xã Thanh Nưa

4.9

42
43

Những khó khăn khi sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn
cho trâu bị

44

4.10

ðiều kiện khí hậu vùng nghiên cứu trong thời gian thí nghiệm

47

4.11

Dinh dưỡng đất trồng khu thí nghiệm

50

4.12

Chiều cao của các giống cỏ trồng thí nghiệm


51

4.13

Năng suất chất xanh của các giống cỏ

53

4.14

Năng suất chất khô của các giống cỏ

54

4.15

Năng suất protein thô của các giống cỏ

55

4.16

Tỷ lệ lá/thân của các giống cỏ

55

4.17

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ


56

4.18

Tỷ lệ tiêu hóa in - vitro chất hữu cơ của các giống cỏ

57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............vi


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.1

Bản đồ hành chính tỉnh ðiện Biên

27

4.2

Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm

48


4.3

Lượng mưa trung bình trong thời gian thí nghiệm

48

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............vii


1. MỞ ðẦU
1.1

ðặt vấn ñề
ðiện Biên là tỉnh thuộc vùng Tây Bắc của nước ta, với phần lớn dân số

sống bằng nghề nông. Nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh ðiện Biên hiện nay
chủ yếu vẫn là trồng trọt và chăn ni. Trong đó chăn ni trâu bị giữ vai trị
quan trọng, nhằm mục đích cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón phục vụ
cho sản xuất và tiêu dùng. Trong những năm qua, nhu cầu cung cấp sức kéo
giảm hơn do máy móc cơ khí đã và đang thay thế dần nhưng nhu cầu tiêu
dùng thực phẩm lại càng tăng nhanh. Do vậy, chủ trương của Tỉnh trong
những năm tới, ngành chăn ni đại gia súc phải xác định ưu thế phát triển
các loại cây thức ăn phù hợp với từng địa phương, từ đó làm cơ sở để xây
dựng tập đồn cây thức ăn cho gia súc phù hợp hơn với ñiều kiện sản xuất và
ñiều kiện sinh thái của vùng. Việc nghiên cứu ñể phát triển các loại cây thức
ăn thơ cho đại gia súc cho từng vùng là rất cần thiết, từ đó sẽ hạn chế ñến mức
thấp nhất tình trạng thiếu thức ăn xanh trong mùa đơng ở nước ta nói chung
và các tỉnh Tây Bắc nói riêng.
Hiện nay, việc giải quyết thức ăn cho trâu bị ở nước ta đặc biệt là đối
với miền Bắc đang cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thức ăn trầm trọng vào mùa

đơng dẫn đến đã hạn chế sự phát triển của đàn gia súc nhai lại. ðiển hình nhất
là vụ rét ñậm cuối năm 2007, ñầu năm 2008 ñã làm khoảng 62.000 con trâu
bò chết (khu vực Tây Bắc có 10.261 con trâu bị chết), mà ngun nhân chủ
yếu là do thiếu thức ăn thơ.
ðể khắc phục tình trạng thiếu thức ăn trong ngành chăn ni, đặc biệt
là nguồn nước ngày càng khó khăn như hiện nay, việc trồng các loại cây cỏ
cao sản ñược xem như là một biện pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn
cho gia súc vừa bảo vệ mơi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất. Trồng cỏ cao
sản là hướng đầu tư cho thời gian lâu dài, chỉ cần ñầu tư giống một lần mà thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............1


hoạch được nhiều vụ (từ 3 đến 4 năm). Vì vậy địi hỏi phải chăm sóc cỏ, nhất
là mùa khơ ñể có thể khai thác ñược nhiều hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tơi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và trồng khảo nghiệm một số
giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò tại huyện ðiện Biên - tỉnh ðiện Biên”
1.2

Mục tiêu của ñề tài
- Khảo sát ñược một số nguồn thức ăn thô tại huyện ðiện Biên - tỉnh

ðiện Biên.
- Xác ñịnh ñược năng suất, chất lượng thức ăn của một số giống cỏ
trồng tại huyện ðiện Biên - tỉnh ðiện Biên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............2



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Chăn ni trâu bị ở nước ta và vai trị của thức ăn thơ xanh đối
với trâu bị

2.1.1 Chăn ni trâu bị ở nước ta
Việt Nam là một nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi vì vậy
nền Nơng nghiệp rất phát triển, trong đó có sự phát triển của ngành chăn ni
trâu, bị ñặc biệt là ñàn trâu.
Số lượng và tỷ lệ ñàn trâu theo vùng sinh thái của nước ta cũng có sự
phân bố khơng đồng đều trong các địa phương khác nhau, cụ thể ñược phân
bố trong 2 miền: miền Bắc và miền Nam ñược thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Số lượng và tỷ lệ ñàn trâu theo vùng sinh thái năm 2005
Khu vực

2005
(1000 con)

Tỷ lệ so với cả nước
(%)

Cả nước
Miền Bắc
ðồng bằng sông Hồng
ðông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Miền Nam
Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên
ðông Nam Bộ
ðồng bằng sông Cửu Long

2922,15
2568,72
145,90
1226,39
453,05
743,38
353,43
139,47
71,86
103,27
38,83

100
87,91
4,99
41,97
15,50
25,44
12,09
4,77
2,46
3,53
1,33

Nguồn Báo cáo tỉnh hình chăn ni trâu giai đoạn 2000 – 2005 và ñịnh hướng
phát triển ñến 2015, Cục Chăn nuôi.


Gia súc nhai lại, khác với các gia súc dạ dày đơn, là loại gia súc có
thể sử dụng được các thức ăn thơ nhiều xơ nhờ có cấu tạo ñặc biệt của hệ
tiêu hoá cùng hệ vi sinh vật cộng sinh trong đó. Về mặt dinh dưỡng, thức ăn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............3


thô không thể thay thế quá nhiều (khi thiếu) bằng thức ăn tinh trong khẩu
phần ăn của gia súc nhai lại. Hơn nữa, vì lý do kinh tế, mơi trường và an
ninh lương thực, gia súc nhai lại cần ñược cho ăn càng nhiều càng tốt
những thức ăn nhiều xơ không dùng làm thức ăn cho người và gia súc dạ
dày ñơn ñược. ðiều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi mà trong
những năm gần ñây giá xăng dầu thế giới tăng lên nhanh chóng làm cho
giá thành sản xuất thức ăn tinh tăng theo. Trầm trọng hơn, do giá các loại
nhiên liệu hoá thạch ngày càng tăng cao hiện nay các nước ñang ñua nhau
sản xuất nhiên liệu (cồn) sinh học từ bột ñường ñể thay thế nên càng ñẩy
giá thức ăn tinh tăng cao. ðây là một nguy cơ lớn đối với những nền chăn
ni dựa vào thức ăn tinh. Xu thế này làm cho ngành chăn nuôi các loại
gia súc ăn cỏ ngày càng trở nên quan trọng vì sẽ có hiệu quả kinh tế cao
và bền vững hơn.
Nước ta là một nước nông nghiệp, ña dạng về sinh thái và có hệ
thực vật phong phú, nguồn thức ăn và phụ phẩm nông nghiệp rồi dào.
ðó là nguồn thức ăn lớn có giá trị đối với loại vật nuôi ăn cỏ. Tuy
nhiên, năng suất chăn ni gia súc nhai lại ở nước ta cịn thấp so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những ngun nhân
chính là đàn vật ni khơng ñược cung cấp ñẩy ñủ và ñều nguồn thức ăn
có chất lượng tốt ở các thời ñiểm khan hiếm thức ăn trong năm đặc biệt
là trong vụ đơng xn khi thời tiết khô và lạnh. Hiện nay, việc giải
quyết thức ăn cho trâu bị ở nước ta đặc biệt là đối với miền bắc đang
cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thức ăn trầm trọng vào mùa đơng dẫn đến

đã hạn chế sự phát triển của ñàn gia súc nhai lại.
2.1.2 Vai trị của thức ăn thơ xanh đối với trâu bị
Thức ăn cho trâu bị rất đa dạng và phong phú, khi sử dụng thức ăn cho
gia súc nhai lại cần phải biết rõ đặc tính và đặc điểm của từng loại, lựa chọn
và phối hợp khẩu phần cho phù hợp với nhu cầu của từng thời kỳ và tiềm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............4


năng sản xuất của mỗi con. Thức ăn cho trâu bị thường được xếp thành 3
nhóm chính: thức ăn thơ, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.
Thức ăn thô là loại thức ăn làm ñầy dạ cỏ, ñảm bảo sự hoạt động bình
thường của dạ cỏ. Thức ăn thơ là thành phần cơ bản, chiếm 70 – 80% vật chất
khơ trong khẩu phần. Lượng thức ăn thơ xanh được cung cấp ñầy ñủ, chất
lượng tốt là ñủ dinh dưỡng cho trâu bị sống và phát triển.
2.2

Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn
chăn nuôi ở Việt Nam
ðã có nhiều đề tài nghiên cứu về phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.

Tôn Thất Sơn và Vũ Duy Giảng (2000)[40] ñã khảo sát và ñưa ra các cơng
thức ước tính phụ phẩm của một số giống lúa và ngô trồng ở Việt Nam. Các
công thức ước tính này rất thuận lợi cho người dân khi ước tính khối lượng
phụ phẩm nơng nghiệp của nơng hộ. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào
việc xử lý và sử dụng có hiệu quả rơm rạ, là nguồn phụ phẩm dồi dào và có
trữ lượng lớn nhất ở nước ta. ðã có nhiều nghiên cứu các giải pháp xử lý rơm
rạ bằng vật lý và hố học đã cho kết quả tốt về thành phần hoá học và tỷ lệ
phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ. Việc xử lý rơm ñã giúp gia súc ăn ñược
nhiều hơn (Bùi Văn Chính và Nguyễn Hữu Tào, 1990; Vu Duy Giang and

Nguyen Xuan Trach, 2002; Phạm Kim Cương và cộng sự, 2001...)[5], [84],
[12]. Những nghiên cứu mới ñây về việc dùng kết hợp giữa urê và vơi để xử
lý rơm nhằm hạ giá thành và làm tăng tiêu hóa của rơm cho kết quả rất tốt
(Nguyễn Xuân Trạch, 2001b)[53]. Việc phơi khô rơm trong những ngày mùa
bận rộn của người nông dân ñã hạn chế việc sử dụng rơm làm thức ăn cho
trâu bị. Rơm bị thối, mốc và bị đốt ngay trên ñồng ruộng. Do vậy, các nghiên
cứu gần ñây ñã tập trung vào việc chế biến bảo quản rơm tươi và kết quả thu
ñược rất ñáng quan tâm (Nguyễn Thạc Hòa và cs, 2004; Nguyễn Xuân Trạch
và cộng sự, 2006)[25], [61]. Nguồn thân cây ngô sau thu bắp cũng có khối
lượng tương đối lớn ở Việt Nam. Thân cây ngô gồm: cây ngô bao tử, cây ngô

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............5


nếp, cây ngô ngọt, cây ngô thu bắp già. Các loại thân cây ngơ này ở các giai
đoạn sinh trưởng khác nhau nên rất khác nhau về thành phần hoá học, đặc biệt
hàm lượng đường hịa tan, nên phương pháp chế biến và bảo quản cũng khác
nhau. ðã có một số nghiên cứu sử dụng các loại thân cây ngô sau thu bắp để
ni bị đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi (Bùi Quang
Tuấn và Tôn Thất Sơn, 2004; Bùi Quang Tuấn, 2006a...) [69], [74]. Các
nghiên cứu về chế biến bảo quản và sử dụng ngọn lá mía (Bùi Văn Chính và
cs, 1998, 2000, 2002; ðặng Vũ Bình và cs, 2005)[6], [7], [9], [2], phụ phẩm
cây dứa (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2001)[31], cây lạc (Nguyễn Hữu Tào,
1996)[42], bã sắn (Bùi Quang Tuấn, 2005c; Mai Thị Thơm và Bùi Quang
Tuấn, 2006a, 2006b)[73], [45], [46],... ñã ñược tiến hành.
Trong thời gian qua ñã có một số chương trình dự án hợp tác quốc tế
lớn tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng phụ phẩm làm thức ăn chăn ni ở
nước ta. Trong số đó có chương trình SIDA-SAREC (do Thụy ðiển tài trợ) đã
tiến hành được 15 năm qua và dự án NUFU (do Na Uy tài trợ) ñã tiến hành
trong 10 năm. Kết quả hợp tác nghiên cứu của các chương trình và dự án này

rất phong phú và tương đối tồn diện, đang cần ñược tổng hợp lại và phổ biến
rộng rãi hơn.
ðể ñáp ứng địi hỏi của thực tiễn, gần đây ở Việt Nam đã có một số
nghiên cứu xử lý và bổ sung chất dinh dưỡng nhằm nâng cao khả năng sử
dụng rơm lúa làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
Một số thí nghiệm đã được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của xử lý
tới thành phần hoá học của rơm. Nguyễn Trọng Tiến (1993)[47] theo dõi sự
thay ñổi thành phần hóa học của rơm lúa xử lý urê theo các mức 0, 2, 3, 4 và
5% ở các thời gian ủ 0, 10, 30, 60 và 90 ngày. Nguyễn Xuân Bả (1997)[1] ñã
tiến hành một nghiên cứu tương tự với các mức urê xử lý là 0, 3, 4 và 5% và
thời gian ủ là 0, 10, 20, 30 và 60 ngày. Cả hai tác giả trên ñã cho thấy chất
khơ, xơ thơ, protein thơ của rơm đã giảm khi thời gian xử lý tăng lên, xử lý

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............6


urê làm tăng protein thô và làm giảm xơ thô của rơm. Dựa trên kết quả của
những nghiên cứu này, rơm xử lý 3% urê là thích hợp và thời gian ủ ít nhất là
10 ngày nhưng khơng nên q 30 ngày. Vu Duy Giang and Nguyen Xuan
Trach (2002)[84], Nguyễn Xuân Trạch và cs (1997)[48]; Nguyen Xuan Trach
và cs (1998)[87] cũng đã phân tích một số yếu tố như mức urê, ñộ ẩm, thời
gian xử lý ảnh hưởng tới thành phần hoá học của rơm, kết quả cho thấy thời
gian xử lý từ 10 - 30 ngày và tỷ lệ nước 0,5 - 1/1 khơng có ảnh hưởng đáng kể
tới hàm lượng NDF, ADF của rơm xử lý 5% urê hay rơm xử lý 3% urê +
0,5% vôi. Tuy nhiên, lượng nitơ cố ñịnh tăng lên ñáng kể sau 20 ngày trong
rơm xử lý 5% urê so với rơm xử lý 3% urê + 0,5% vôi. Cù Xuân Dần và
Nguyễn Xuân Trạch (1999a)[14] ñã nghiên cứu sự biến ñổi thành phần hoá
học của rơm khi xử lý bằng urê và vơi, các tác giả đã xử lý rơm theo một
trong các cơng thức của thí nghiệm nhân tố 3 × 3 với 3 mức urê (0, 2 và 4%)
và 3 mức CaO (0, 3, và 6%), thời gian ủ 21 ngày, kết quả cho thấy hàm lượng

N tăng rõ rệt (P<0,001), hàm lượng NDF, hemixenluloza giảm (P<0,001) và
(P<0,05) ở rơm được xử lý urê, khơng thấy có ảnh hưởng rõ rệt ñến lượng N
và mỡ nhưng giảm mạnh lượng NDF (P<0,001), ADF (P<0,001), ADL
(P<0,001), hemixenluloza (P<0,001), xơ (P<0,01) và xenluloza (P<0,05) và
tăng rõ rệt hàm lượng khoáng tổng số (P<0,001) ñối với rơm xử lý bằng CaO.
Cù Xuân Dần và Nguyễn Xuân Trạch (1999b)[15] nghiên cứu ảnh hưởng của
một số cơng thức kiềm hóa đến tính chất và thành phần hóa học của rơm, kết
quả cho thấy hàm lượng N tăng lên rõ rệt khi rơm ñược xử lý bằng urê hoặc
nước tiểu, xử lý rơm bằng 6% CaO hoặc 8% Ca(OH)2 ñã làm giảm hàm lượng
NDF so với rơm không xử lý, nếu kết hợp urê với vôi xử lý rơm thì làm tăng
hàm lượng protein thơ và ức chế được nấm mốc phát triển. Nhằm tìm nguồn
urê rẻ tiền cho việc xử lý rơm rạ, tác giả Hoàng Thiên Hương và cộng sự
(1998)[27] ñã nghiên cứu khả năng sử dụng nước tiểu ñể xử lý rơm làm thức
ăn cho gia súc nhai lại, tác giả ñã tiến hành lấy mẫu nước tiểu người và bò sữa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............7


ở vùng ngoại thành Hà Nội, phân tích thành phần hố học và sau đó sử dụng
để xử lý rơm theo cơng thức 1 kg rơm/2 lít nước tiểu, rơm ủ 4% urê trong thời
gian 21 ngày làm ñối chứng, tác giả cho rằng việc dùng trực tiếp nước tiểu ñể
xử lý rơm ñã dẫn ñến hiện tượng thối mốc do lượng N có trong nước tiểu ở
mức quá thấp và biến động lớn.
Một số nghiên cứu trên bị mổ lỗ dị dạ cỏ đã được tiến hành để xác
định khả năng phân giải rơm trong dạ cỏ và sự phát triển của vi sinh vật do
ảnh hưởng của việc xử lý urê. ðặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến
(1995a)[23] ñã kiểm tra mức tiêu hao chất khô, xơ thô và protein thô của rơm
ủ ở các mức 3, 4 và 5% urê và ñộ ẩm 50% trong 21 ngày. Các tác giả cho thấy
tỷ lệ tiêu hóa chất khơ, xơ thô và protein thô tăng lên nhờ xử lý urê, tuy nhiên
tỷ lệ phân giải xơ thô và protein thơ tăng lên khơng đáng kể khi các mức xử lý

urê tăng từ 3 - 4 và 5%. ðặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến (1995b)[24]
cũng thông báo rằng việc bổ sung hay xử lý rơm bằng 3% urê làm thức ăn cho
bị đã làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi cho việc phân giải xenluloza; tuy
nhiên số lượng protozoa khơng bị ảnh hưởng đáng kể bởi bổ sung hay xử lý
rơm bằng urê. Nguyễn Xuân Trạch và Cù Xuân Dần (1999)[49] ñã nghiên
cứu ñặc ñiểm phân giải ở dạ cỏ của rơm lúa ñược xử lý bằng urê và vôi, kết
quả cho thấy xử lý bằng urê (2 và 4%) hoặc CaO (3 và 6%) ñã làm tăng rõ rệt
tỷ lệ phân giải chất khô của rơm, các giá trị về chỉ tiêu ñộng thái phân giải
cũng tăng lên rõ rệt như: tỷ lệ hịa tan ban đầu (P<0,001), phần khơng hịa tan
nhưng có thể lên men được (P<0,001) và tốc ñộ phân giải (P<0,05 với urê và
P<0,001 với vơi), khơng thấy có tương tác tích cực giữa urê và vôi tới khả
năng phân giải chất khô. So sánh ảnh hưởng của việc xử lý urê, vôi và nước
tiểu ñến tỷ lệ và ñặc ñiểm phân giải chất khô của rơm ở dạ cỏ, tác giả Nguyễn
Xuân Trạch và cs (1999)[50] cho rằng các thơng số về động thái và tỷ lệ phân
giải chất khô sau 48 giờ lưu mẫu ñược sắp xếp từ cao xuống thấp theo các
công thức xử lý như sau: 6% CaO; 8% Ca(OH)2; 2% urê + 4% Ca(OH)2; 4%

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............8


urê + 0,5% Ca(OH)2; 4% urê và nước tiểu.
Bùi Văn Chính và cs (1992)[82] thơng báo những kết quả đáng khích lệ
về tốc độ tăng trưởng và sự thu nhận thức ăn của bê lai hướng thịt được ni
bằng rơm xử lý 2,5 urê, 0,5% vơi và 0,5% muối, bị thí nghiệm tăng trọng
bình qn 450g/con/ngày. Tiến hành thí nghiệm ni dưỡng bị thịt và cho
thấy rằng khối lượng sống tăng lên, lượng thu nhận rơm cũng tăng lên khi bê
được ni bằng rơm xử lý 4% urê, bổ sung bánh hạt bơng và rỉ mật đường so
với những bị ñược nuôi bằng rơm không xử lý trộn 4% urê và cũng ñược bổ
sung như trên. Nguyễn Xuân Bả (1997)[1] ñã so sánh rơm xử lý 4% urê, rơm
trộn 4% urê và rơm không xử lý nuôi bê lai cho thấy tăng trọng và lượng thu

nhận thức ăn hàng ngày cao nhất với những bị ni bằng rơm xử lý 4% urê,
sau đó là rơm trộn 4% urê và rơm không xử lý. Lê Viết Ly và cs (1995)[30]
nghiên cứu sử dụng hạt bông, rỉ mật, rơm xử lý 4% urê và rơm không xử lý +
4% urê bổ sung cho bị lai trong mùa khơ cho thấy, sau 6 tháng thí nghiệm bị
được bổ sung hạt bơng, rỉ mật, rơm xử lý 4% urê tăng trọng bình quân 568
g/con/ngày, lô bổ sung hạt bông, rỉ mật và rơm không xử lý + 4% urê tăng
trọng 454 g/con/ngày trong khi đó lơ khơng bổ sung chỉ tăng trọng 157
g/con/ngày. Hiệu quả của việc bổ sung là lãi suất so với ñầu tư ở lô ăn rơm xử
lý vượt 47,5% và lô ăn rơm không xử lý trộn urê vượt 11,5% so với lơ đại trà
sản xuất. Ho Quang Do và cs (1999)[83] ñã nghiên cứu sử dụng urê bổ sung
cho bò lai Sind ăn khẩu phần cơ sở là rơm bằng 2 cách: phun dung dịch urê
(50 g urê hoà tan trong 1 lít nước); bổ sung 10% urê vào tảng liếm rỉ mật MUB (dạng mềm) và tảng liếm ñất sét (dạng cứng) kết quả cho thấy tăng
trọng bò thí nghiệm đạt cao nhất ở lơ bổ sung MUB, thấp nhất là lô bổ sung
urê dạng phun dung dịch (280 và 125 g/con/ngày). Tuy nhiên, trong những
nghiên cứu ở trên chưa tách biệt ñược ảnh hưởng của từng yếu tố trong khẩu
phần ñến tốc ñộ tăng trưởng. Gần ñây nhất tác giả Nguyen Xuan Trach và cs
(2000)[87] ñã nghiên cứu một cách tương ñối hệ thống từ khâu xử lý rơm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............9


bằng vôi tôi (3 và 6%), urê (2 và 4%) và kết hợp cả vôi và urê theo tỷ lệ trên,
kết quả cho thấy các công thức xử lý rơm ñã có ảnh hưởng rõ rệt làm tăng tỷ
lệ và tốc độ phân giải chất khơ in sacco, lượng khí sinh ra trong quá trình lên
men in vitro, lượng chất khơ rơm thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến. Tác giả
cũng ñã sử dụng bã bia và hạt bông làm thức ăn bổ sung cho bê ăn khẩu phần
cơ sở là rơm, kết quả cho thấy nhóm bê ăn thức ăn bổ sung là bã bia tăng
trọng cao nhóm hơn nhóm bê được bổ sung hạt bơng.
Việc kết hợp cho ăn rơm xử lý urê và bổ sung bánh ña chất dinh dưỡng
ñã mang lại năng suất sữa và lợi nhuận cao hơn so với chỉ cho ăn rơm xử lý

urê. Vũ Duy Giảng và cs (1999)[18] ñã nghiên cứu sử dụng 3 - 4% urê ñể xử
lý rơm và thân cây ngơ làm thức ăn cho bị sữa kết quả cho thấy ñã làm tăng
tỷ lệ tiêu hố chất hữu cơ và xơ so với lơ ăn rơm và thân cây ngô không xử lý
(62,9 và 58,8 so với 58,1 và 50,5%). Bùi Quang Tuấn và cs (2000)[67] ñã
nghiên cứu các mức protein khác nhau bổ sung cho bò sữa ăn khẩu phần cơ
sở là rơm và thân cây ngô xử lý urê, kết quả cho thấy năng suất và chất lượng
sữa khơng bị thay đổi so với những bò ăn khẩu phần cơ sở là cỏ xanh. Nguyễn
Thị Lương Hồng (1995)[26] thay thế một phần cỏ xanh trong khẩu phần bò
sữa bằng rơm xử lý urê cho kết quả khả quan.
ðối với trâu ở ñồng bằng sông Cửu Long, Nguyen Van Thu và cộng sự
(1994b)[86] cho thấy rằng bổ sung bánh dinh dưỡng urê - rỉ mật cho trâu địa
phương ni bằng rơm rạ đã cải thiện được tình trạng sức khoẻ và tăng năng
suất cày kéo. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung bánh ña chất dinh
dưỡng ñối với bê nghé và trâu bò cày kéo, các tác giả này kết luận rằng bánh
dinh dưỡng chứa urê - rỉ mật, cám, bột dừa, muối, bột xương và các nguyên tố
vi lượng có khả năng giúp duy trì được sức khỏe tốt và năng suất cày kéo cao
đối với trâu bị ở những vùng thường thiếu thức ăn và nước. Ngoài ra, Nguyen
Van Thu và cs (1994a)[85] còn cho biết cho ăn rơm xử lý 4% urê hoặc có bổ
sung thêm bánh urê - rỉ mật làm tăng hàm lượng protein thô của rơm, tăng thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............10


nhận thức ăn, sức khoẻ, năng suất cày kéo và năng suất sữa của trâu bò so với
cho ăn rơm khơng xử lý.
Như vậy, mặc dù đã có một số nghiên cứu trong phịng thí nghiệm,
nghiên cứu dạ cỏ, thí nghiệm ni dưỡng, nhưng các nghiên cứu cho đến nay
mới chỉ ñược tiến hành riêng rẽ và chủ yếu là xử lý rơm bằng urê là phương
pháp xử lý ñã từng ñược nghiên cứu nhiều trên thế giới. Hiện ñang thiếu
những nghiên cứu đồng bộ có hệ thống từ phịng thí nghiệm cho đến sản xuất.

Cũng chưa có được các nghiên cứu so sánh về tác dụng và hiệu quả kinh tế
của các vật liệu xử lý rơm và thức ăn bổ sung khác nhau để tìm ra được cơng
thức tối ưu hay các giải pháp thay thế. Mặt khác cho đến nay ở Việt Nam cịn
thiếu các nghiên cứu về năng suất và chất lượng rơm của các giống lúa khác
nhau. Các nhà nhân giống cây trồng thường vẫn chỉ tập trung vào việc nâng
cao năng suất thóc hạt phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của con người, mà rất ít
chú ý đến rơm - một sản phẩm phụ nhưng lại rất quan trọng đối với chăn ni.
2.3

Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam
Việt Nam có 8 vùng sinh thái nơng nghiệp khác nhau. Khơng có một

cây thức ăn gia súc nào phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng thức ăn cao ở
tất cả các vùng sinh thái trên. Vì vậy chúng ta đã có những nghiên cứu, khảo
sát, tuyển chọn những cây đậu, hịa thảo cho mỗi vùng sinh thái khác nhau
(Lê Hịa Bình và cộng sự, 1992; Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự, 1992; Nguyễn
Thị Liên, 2000; Bùi Quang Tuấn, 2004; Bùi Quang Tuấn, 2005a...).[3], [22],
[28], [70], [71].
Từ những năm 1960 đến nay, để tạo nguồn thức ăn chăn ni, hầu hết
các nghiên cứu ñều tập trung vào tuyển chọn và xác định các giống cỏ trồng
nhập nội có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái
khác nhau trong cả nước. Một tập đồn giống phong phú đã được tìm ra và rất
nhiều giống ñã và ñang ñược phát triển trong sản xuất. Nhiều giống cỏ cho
năng suất vật chất khô khá cao 18 - 26 tấn; 17,8 tấn; 13,8 tấn và 14,8 tấn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............11


tương ứng cho các giống P. Pupursenum King grass, P. M. Likoni, Pangola,
Bermula (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1995) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi,

2003)[32]. Trên vùng ñất phù sa sơng Hồng, vùng đất đồi Hà Tây giống cỏ P.
M. Hamill, P. M. Common, P.M. Ciat 673 cũng cho năng suất chất xanh khá
cao (60 - 66 tấn/ha/năm) trên vùng ñất xám Bình Dương (Vũ Kim Thoa và
cộng sự, 1999) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[32]. ðặc biệt với cỏ B.
Ruzizinensis đã được trồng thích nghi với các điều kiện ñất ñai khác nhau ở
nhiều vùng (Hà Tây, Bắc Giang, Lạng Sơn, Khánh Hịa, Hịa Bình, Hà Tĩnh,
Gia Lai). Năng suất chất xanh biến ñộng từ 50 ñến 65 tấn/ha/năm (Dương
Quốc Dũng và cs, 2000) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[32]. Tại ñồng
bằng Nam Bộ và vùng ðắc Lắc, B. Ruzizinensis đã cho năng suất vật chất khơ
khoảng 14,5 tấn/ha/năm (Khổng Văn ðĩnh, 1995; Trương Tấn Khanh và cs,
1999) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[32]. Mặc dù ñã thích nghi và
ñược phát triển tại các vùng của Việt Nam nhưng các giống cỏ trồng chọn lọc
trên chưa phát huy ñược hết tiềm năng sản xuất sinh khối, ví dụ giống B.
ruzizinensis đã đạt năng suất 19,5 tấn VCK/ha/năm tại vùng Queensland.
Giống B. decumben có thể đạt được năng suất VCK 23,1 - 34 tấn/ha/năm
trong khi đó tại ðắc Lắc Việt Nam, các giống cỏ này và các giống cỏ B.
brizantha, B. humidicola chỉ ñạt 10,5 - 17,2 tấn/ha/năm (Trương Tấn Khanh
và cs, 1999) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[32].
ðể các giống cỏ trồng phát huy ñược hết tiềm năng sản xuất sinh khối,
bước ñầu cũng ñã có những nghiên cứu về quy trình chăm sóc, sử dụng hợp lý
các giống cây thức ăn gia súc (Phan ðình Thắm và Trần Huê Viên, 2004; Bùi
Quang Tuấn, 2005b…) [43], [72]. Vấn ñề ñưa cây thức ăn vào trồng trong hệ
thống canh tác của người nơng dân có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Một số tác giả
ñã nghiên cứu trồng cây thức ăn gia súc giữa hai vụ chính, trồng xen, trồng
dưới tán cây rừng, cây ăn quả, trồng chống xói mịn… (Nguyễn Văn Lợi và
cs, 2004; Nguyễn Thị Mùi và cộng sự, 2005…) [29], [34]. Kết quả thu được

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............12



rất có giá trị thực tiễn, vừa giúp cung cấp thức ăn xanh cho đàn trâu bị, vừa
giúp bảo vệ mơi trường.
Mơ hình trồng xen cỏ hịa thảo và cỏ họ đậu được thực hiện với hi vọng
có một hỗn hợp cỏ ñáp ứng nhu cầu protein và năng lượng cho bò sữa, bò thịt
cao sản. Các giống cỏ hòa thảo thường ñược sử dụng trồng xen với cây họ
ñậu là: cỏ Sả, cỏ Voi; Brachiaria ruziziensis (Ruzi grass) còn có tên là cỏ
Cơng gơ, cỏ Ruzi; Brachiara brizantha (Signal grass) cịn có tên là cỏ Tín
hiệu, Brachiara mutica (Para grass, Water grass) cịn có tên là cỏ Lơng Para…
Cỏ Setaria là một trong những giống cỏ nhập ngoại mới đưa vào nước
ta nên cịn ít kết quả nghiên cứu về giống cỏ này. Năm 2004, trung tâm
nghiên cứu và huấn luyện chăn ni gia súc lớn đã tiến hành trồng thử
nghiệm 14 giống cỏ thảo, thuộc 3 nhóm Brachiaria, Digitaria và Setaria
ñược các chuyên gia Australia tặng. Theo sách Ni bị thịt (ðinh Văn Cải,
2007)[4] nhận định cỏ Setaria thích hợp với vùng lạnh, đất xấu tạm thời. Sách
Dinh dưỡng và thức ăn cho bò cũng chỉ ra cỏ Setaria có hàm lượng độc tố
Oxalate cao (4,5 - 6,7 %) trong chất khô ở cỏ 3 tuần tuổi. Nên có thể là
ngun nhân gây bệnh “đầu to” ở ngựa và bệnh “sốt sữa”. Cỏ Setaria khả
năng sản xuất hạt kém, nhân giống dễ dàng bằng thân gốc. Các giống có triển
vọng là: Lampung, Nandi, Narok, Solander và Splendida.
Ở Việt Nam cũng ñã bước ñầu tiến hành ñánh giá, tuyển chọn các
giống cao lương từ các tỉnh vùng núi phía bắc, từ các giống nhập nội để tìm ra
các giống chịu lạnh, chịu hạn, có năng suất, chất lượng cao, làm cơ sở cho
việc lai tạo các giống cao lương làm thức ăn chăn ni trong vụ đơng xn
(Bùi Quang Tuấn và cs, 2006c)[76]. Cỏ Thừng và cỏ Sậy là hai giống cỏ bản
ñịa của Bắc Ninh, mới ñược ñưa vào trồng năm 2005. Do đó có ít cơng trình
nghiên cứu về hai giống cỏ này. Từ thực tiễn sản xuất, Trung tâm Khuyến
nông và Sở Nông nghiệp - PTNN tỉnh Bắc Ninh đã gửi mẫu cỏ tới Viện Chăn
ni Quốc gia để phân tích.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............13



2.4

ðặc ñiểm của một số cây cỏ nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng
ñến sinh trưởng phát triển của cỏ

2.4.1 Cỏ Voi (Pennisetum purpureum)
Cỏ Voi là loại cỏ thân ñứng, lá dài và nhân giống chủ yếu bằng ñoạn
thân hay bụi. Cỏ Voi thuộc nhóm cây tổng hợp chuỗi 4 Cacbon (C4) có khả
năng thâm canh cao. Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 - 30 tấn chất khô
trên 1 ha trong 1 năm với 7 - 8 lứa cắt. ðơi khi có thể đạt năng suất cao hơn
nếu đáp ứng đủ phân bón và nước. Hàm lượng protein thơ ở cỏ Voi trung bình
100g/kg chất khơ. Lượng đường ở cỏ Voi trung bình 70 - 80 g/kg chất khơ.
Thường thì cỏ Voi thu hoạch 28 - 30 ngày tuổi làm thức ăn xanh cho lợn và
thỏ; khi sử dụng cho bị có thể thu hoạch ở 40 - 45 ngày tuổi; trong trường
hợp làm nguyên liệu ủ chua có thể cắt ở 50 ngày tuổi. Ở Việt Nam thường sử
dụng các giống cỏ Voi thân mềm như cỏ Voi ðài Loan, Selection I, các giống
King Grass, Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh (1995)[10]
2.4.2 Cỏ VA06 (varisme số 06)
Cỏ VA06 (Vietnam Association of Rural Industrial Small and Medium
Enterprises) dịch là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngành nghề nơng thơn
Việt Nam, là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ Voi và cỏ đi sói của châu
Mỹ, được đánh giá là “Vua của các lồi cỏ”
VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, mọc thẳng,
năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mầm, có hàm lượng dinh dưỡng
cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt cho các loại
các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. Trong cỏ VA06 có nhiều loại
axit amin và nhiều vitamin, Hàm lượng protein thô ở cỏ VA06 trung bình
18,46% trong vật chất khơ. Lượng đường ở cỏ VA06 trung bình 8,3% trong

vật chất khơ. Thường thì cỏ VA06 thu hoạch 40 - 45 ngày tuổi, năng suất 350
- 400 tấn/ha/năm (TB 360 tấn), làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ; khi sử dụng
cho bò có thể thu hoạch ở 50 - 60 ngày tuổi (Hồng Chung, Nghiêm Văn
Cường, 2008) [11]

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............14


Giá trị của giống cỏ VA06
- Làm thức ăn chăn nuôi
VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi,
mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng
dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn
tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ. Trong cỏ có 17 loại
axit amin và nhiều loại vitamin. Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thơ 4,6%,
protein tinh 3%, đường 3,02%; Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18,46%,
protein tinh 16,86%, ñường tổng số 8,3%. Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn
tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khơ hoặc làm bột cỏ khơ dùng để ni
bị thịt, bò sữa, dê, cừu, thỏ, gà tây, cá trắm cỏ, mà không cần hoặc về cơ bản
không cần cho thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật ni phát triển bình thường.
Hiệu quả về chăn ni hơn hẳn các loại cỏ khác, chẳng hạn, cứ 14 kg cỏ tươi
thì sản xuất ñược 1 kg trắm cỏ, 18 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg thịt
ngỗng. Khơng những vậy, giống cỏ này có hàm lượng đường cao, giàu dinh
dưỡng được các loại vật ni như bị, dê, cừu, lợn, lợn rừng, gà tây, cá trắm
cỏ rất thích ăn, vật ni chóng lớn, khoẻ mạnh.
- Dùng làm ngun liệu giấy và gỗ ván nhân tạo
Theo phân tích của các cơ quan chun mơn thì độ dài xenlulo 4,4mm,
rộng 30µm, hàm lượng xenlulo 25,28%, là nguyên liệu sản xuất giấy chất
lượng cao, thời gian nấu, ñộ tẩy trắng, hệ số thu hồi bột giấy ñều cao hơn các
loại nguyên liệu khác như cây tốc sinh dương, cói và các cây hồ thảo khác.

Loại cỏ này cũng có thể sản xuất ván nhân tạo chất lượng tốt, với giá rẻ.
- Giống cỏ VA06 chịu rét, chịu hạn, có bộ rễ phát triển cực mạnh, dài
tới 3 - 4m, rễ dài nhất tới 5m, mọc tập trung. ðường kính thân 2 - 3cm, lớn
nhất 4cm, chống gió tốt, là cây chống xói mịn có hiệu quả, cũng là một loại
cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốc cao, kể cả đất có ñộ dốc trên 250; trồng
làm hàng rào xung quanh vườn quả; trồng ven ñê, ven hồ ñể chống xạt lở,
trồng ở vùng ñất cát ñể giữ cát và là cây phủ xanh đất trống đồi trọc.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............15


- Lồi thực vật C4 có tác dụng quang hợp rất mạnh, có tác dụng tốt đến
việc hấp thụ các khí độc trong khơng khí. Có thể trồng trên diện tích lớn ở ven
đường, xung quanh vùng khai thác khống sản, trong cơng viên lớn để bảo vệ
mơi trường.
- Ngồi ra là giống cỏ có thể ăn và để ni nấm ăn và nấm dược liệu,
loại cỏ này còn cỏ thể dùng ñể sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng khác.
ðặc tính sinh trưởng của cỏ VA06
- Tính thích ứng rộng, sức chống chịu rất mạnh: VA06 có thể trồng
được ở hầu hết các loại ñất, kể cả ñất cát sỏi, ñất mặn kiềm nhẹ, chịu ñược ñộ
pH 4,5. Trên ñất khô hạn, ñất ñọng nước, ñất dốc, ñất bằng, bờ ruộng, ven đê,
ven hồ,... đều có thể sử dụng ñể trồng loại cỏ này.
Giống cỏ VA06 yêu cầu ñiều kiện môi trường như sau: số ngày nắng
trong 1 năm trên 100 ngày, ñộ cao so với mực nước biển dưới 1500m, nhiệt
độ bình qn năm trên 150C, lượng mưa/năm trên 800mm, số ngày không
sương muối/năm trên 300 ngày. Do phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt,
nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao, nói chung trên 98%, ngay trên vùng ñất
thấp, ẩm ướt và rét, tỷ lệ sống vẫn trên 98%.
- Tốc ñộ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh. Ở vùng nhiệt đới, cỏ
VA06 có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao thân bình quân 4 - 5 m, cao

nhất ñạt 6m, ñẻ rất khoẻ, một cây có thể đẻ 20 - 35 nhánh/năm, mức cao nhất
là 60 nhánh, 1 ha có thể có 5,25 triệu nhánh, hệ số nhân trên 500 lần. Nếu
trồng 1 ha vào vụ xn, sau 8 tháng có thể đủ giống trồng trên 300 ha cho
năm sau, nếu ñủ phân, ñủ nước thì năm thứ 2 có thể đủ giống để trồng trên
800 ha.
- Kỹ thuật trồng ñơn giản, năng suất rất cao
Dùng cách tách chồi hoặc cắt mắt ñể trồng thì chỉ sau 40 ngày là có thể
cắt được lứa ñầu. ở các vùng nhiệt ñới và một số vùng á nhiệt đới, có thể thu
hoạch cỏ quanh năm, năng suất ñạt trên 652 tấn/ha/năm, Gia cầm và cá trắm
ñạt 608 tấn/ha/năm. ñứng ñầu bảng so với năng suất của mọi loại cỏ hồ thảo

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............16


khác, gấp 20 - 30 lần năng suất của các loại cỏ họ ñậu. Khả năng lưu gốc của
cỏ rất tốt, trồng 1 năm thu hoạch liên tục 6 - 7 năm, từ năm thứ 2 ñến năm thứ
6 là thời kỳ cho năng suất cao nhất. Loại cỏ này chủ yếu dùng phương pháp
sinh sản vơ tính. Do sức chịu rét tốt, nên nói chung khi nhiệt độ trên 00C, cây
có thể qua đơng, trên 80C cây phát triển thường. Loại cỏ này rất ít bị sâu bệnh,
được coi là một loại cỏ trồng ít sâu bệnh nhất.
2.4.3 Cỏ Setaria
Cỏ Setaria Setaria sphacelata var.splendida thuộc họ hòa thảo
(Poaceae), phân họ: Panicoideae, lồi: Paniceae. Trên thế giới cỏ này cịn
được gọi là: broadleaf setaria, splendida setaria, sekoi (Malaysia); bungabunga (Philippines); ya taiwan (Thái Lan).
Cỏ Setaria có nguồn gốc ở châu Phi: Sudan, Kenya, Tanzania, Uganda,
Nam Phi (Cape Province, Natal). Trên những vùng ñầm lầy, ngập nước. Hiếm
khi mọc hoang dại, mà thường ñược trồng. Cỏ thường phát triển tốt ở vùng
nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Hiện nay ñược trồng ở một số nước trong vùng
ðông Nam Á, Ấn ðộ, Úc và một số nơi khác của vùng nhiệt ñới. Cỏ Setaria
ñược nhập vào nước ta từ năm 2004 do các chuyên gia Australia tặng.

Cỏ Setaria là loài mọc thẳng ñứng, lâu năm, ñộ cao có thể tới 2m. Thân
ñứng, mềm, dẹt, trên thân có phân đốt, các đốt sát gốc có màu nâu đỏ. Lá
mềm, màu xanh xám, dài khoảng 30 - 80 cm và rộng khoảng 2 cm. ðầu ngọn
lá và hai bên mép lá có màu nâu tím, cụm hoa hình đi chuột. Trên cụm hoa
có các hoa nhỏ màu tím. Cỏ ra hoa 1 lần/năm. Cỏ Setaria sphacelata
var.splendida không sản xuất hạt nên nhân giống bằng phương pháp vơ tính.
Cỏ Setaria sphacelata cv.solander sản xuất được hạt, hạt giống như hạt kê
nhưng nhỏ hơn (có khoảng 1,5 triệu hạt/kg).
Cỏ Setaria thích ứng tốt với nhiều loại đất, có thể tồn tại ở nơi ít màu
mỡ, nhưng ñòi hỏi sự ñáp ứng nitơ, photpho và kali ở những vùng đất xấu. Cỏ
thích hợp trồng ở những nơi ñất ẩm, phát triển tốt ở vùng có lượng mưa trên
750 mm/năm. Trong tự nhiên cỏ Setaria thường được tìm thấy ở những vùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............17


×