Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống lúa TH3 5 TH7 2 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.69 MB, 142 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

HOÀNG XUÂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI
ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
HAI GIỐNG LÚA TH3-5, TH7-2 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ THANH BÌNH

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.


Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Hồng Xn Trường

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

i


LỜI CẢM ƠN

ðể hồn thành đề tài tốt nghiệp ngồi sự cố gắng của bản thân tơi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo
PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình và TS. Nguyễn Xuân Mai - Trưởng bộ môn Canh
tác trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện đề tài và hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học, Viện ðào tạo Sau đại học.
Tơi cũng xin được chân thành cảm ơn các cán bộ tại bộ môn Canh tác
trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong thời gian thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè những người ln bên cạnh động viên giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010


Tác giả luận văn

Hoàng Xuân Trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii


Danh mục hình

ix

1.

MỞ ðẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

2

1.3

Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của ñề tài

3

2.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Cơ sở lý luận

4

2.2

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam

9

2.3

Tình hình nguyên cứu phân bón cho lúa

15

2.4

ðặc điểm sinh vật học của lúa lai.

25

2.5


Yêu cầu về các chất dinh dưỡng của cây lúa

29

2.6

Yêu cầu của ruộng lúa năng suất cao

32

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

34

3.1

ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiệm cứu

34

3.2

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

35

3.3


Các chỉ tiêu theo dõi: ( vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010 các chỉ tiêu
theo dõi tương tự nhau)

39

3.4

Phương pháp tính tốn và xử lý kết quả

41

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

42

4.1

Thời gian sinh trưởng của giống trong điều kiện bón kali khác nhau

42

4.1.1

Tình hình phát triển của mạ

42

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….


iii


4.1.2

Ảnh hưởng của kali ñến thời gian sinh trưởng của giống TH3-5 và
TH7-2.

4.2

43

Ảnh hưởng của lượng kali bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của các giống lúa qua các vụ.

45

4.2.1

Ảnh hưởng của lượng kali bón đến động thái tăng trưởng chiều cao

45

4.2.2

Ảnh hưởng của giống ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao

47


4.2.3

Ảnh hưởng tương tác của kali và giống ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao

4.3

50

Ảnh hưởng của lượng kali bón đến động thái đẻ nhánh của các
giống lúa

52

4.3.1

Ảnh hưởng của liều lượng kali ñến ñộng thái ñẻ nhánh

53

4.3.2

Ảnh hưởng của giống ñến ñộng thái ñẻ nhánh

54

4.3.3

Ảnh hưởng của kali và giống ñến ñộng thái ñẻ nhánh


56

4.4

Ảnh hưởng của lượng kali bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) của các
giống lúa

58

4.4.1

Ảnh hưởng của lượng kali bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)

59

4.4.2

Ảnh hưởng của Giống đến chỉ số diện tích lá (LAI)

61

4.4.3

Ảnh hưởng tương tác của mức kali bón và giống đến chỉ số diện
tích lá (LAI)

63

4.5


Ảnh hưởng của giống và liều lượng kali ñến khả năng tích lũy chất khơ

66

4.5.1

Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến khả năng tích lũy chất khơ

66

4.5.2

Ảnh hưởng của giống đến khả năng tích lũy chất khơ

67

4.5.3

Ảnh hưởng của kali và giống tới khả năng tích lũy chất khơ

68

4.6

Tình hình sâu bệnh hại chính và khả năng chống

71

4.7


Ảnh hưởng của giống và liều lượng kali ñến một số yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất

4.7.1

72

Ảnh hưởng của liều lượng kali ñến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

73
iv


4.7.2

Ảnh hưởng của giống ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất

4.7.3

75

Ảnh hưởng của kali và giống ñến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất

76


4.8

Năng suất sinh vật hoc, hệ số kinh tế và hiệu suất bón kali.

80

4.8.1

Ảnh hưởng của lượng kali đến năng suất sinh vật học, hệ số kinh tế
và hiệu suất bón kali

80

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

84

5.1

Kết luận

84

5.2

ðề nghị

84


TÀI LIỆU THAM KHẢO

86

PHỤ LỤC

90

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
− Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
− CCCC:

Chiều cao cuối cùng

− CMS:

Dịng bất dục đực tế bào chất - Cytoplasmic Male Sterile

− CV:

Hệ số biến thiên - Coefficient of Variation

− Dịng A: Dịng bất dục đực tế bào chất
− Dịng B: Dịng duy trì tính trạng bất dục đực tế bào chất

− Dịng R: Dịng phục hồi tính hữu dục đực, kí hiệu theo tiếng Anh (Restorer)
− ðBSCL: ðồng bằng sông Cửu Long
− FAO:

Food and Agricuture Organization

− IRRI:

Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế - International Rice Research Institute

− NHH:

Nhánh hữu hiệu

− NSLT:

Năng suất lý thuyết

− NSTT:

Năng suất thực thu

− PGMS:

Dịng bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với ánh sáng –
Photoperiod sensitive Genic Male Sterile

− TBC:

Tế bào chất


− TGMS:

Dịng bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt ñộ Thermosensitive Genic Male Sterile

− TGST:

Thời gian sinh trưởng

− UNDP:

Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc - United Nations
Development Programme

− UTL:

Ưu thế lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


2.1.

Diện tích, năng suất sản lượng lúa trên thế giới năm 2007

9

2.2 :

Quy trình bón phân kali cho một số bang ở Ấn ðộ.

19

2.3:

Mức tối ưu (nên dùng) NPK cho lúa (ở một số nước)

20

2.4:

Hiệu quả sử dụng ñạm với cây lúa ở ñất phù sa ñồng bằng sơng
Hồng và đất bạc màu.

22

2.5:

Bảng cân đối dinh dưỡng cho cây trồng ở Việt Nam (năm 1993)

24


2.6:

ðộng thái tích lũy dinh dưỡng của cây lúa

31

2.7:

Lượng phân bón cho lúa

32

4.1.a. Tình trạng cây mạ trước lúc cấy

42

4.1.b. Ảnh hưởng của liều lượng kali ñến thời gian sinh trưởng của các
giống lúa

44

4.2.a. Ảnh hưởng của kali ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao

46

4.2.b. Ảnh hưởng của Giống ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao

48


4.2.c. Ảnh hưởng của kali và giống ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao

50

4.3.a. Ảnh hưởng của kali ñến ñộng thái ñẻ nhánh

53

4.3.b. Ảnh hưởng của giống ñến ñộng thái ñẻ nhánh

55

4.3.c. Ảnh hưởng của kali và giống ñến ñộng thái ñẻ nhánh

56

4.4.a. Ảnh hưởng của kali ñến chi số diện tích lá

60

4.4.b. Ảnh hưởng của Giống đến chi số diện tích lá

62

4.4.c. Ảnh hưởng của kali và giống đến chi số diện tích lá

63

4.5.a. Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến khả năng tích lũy chất khơ


66

4.5.b. Ảnh hưởng của giống đến khả năng tích lũy chất khơ

68

4.5.c. Ảnh hưởng của kali và giống đến khả năng tích lũy chất khơ

69

4.6.

72

Tình hình sâu bệnh hại chính và khả năng chống

4.7.a. Ảnh hưởng của kali ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

73
vii


4.7.b. Ảnh hưởng của giống ñến một số yếu tố cấu thành năng suất



năng suất


75

4.7.c. Ảnh hưởng của kali giống ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất

78

4.8.a. Ảnh hưởng của giống và kali ñến năng suất sinh vật hoc, hệ số
kinh tế hai giống TH3-5 và TH7-2 ở vụ mùa 2009.
4.8.b

80

Ảnh hưởng của giống và kali ñến năng suất sinh vật học, hệ số
kinh tế hai giống TH3-5 và TH7-2 ở vụ xuân 2010.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

81

viii


DANH MỤC HÌNH
STT
4.1:

Tên hình

Trang


Ảnh hưởng của kali và giống đến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
vụ mùa 2009.

4.2:

51

Ảnh hưởng của kali và giống ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
vụ xuân 2010.

51

4.3:

Ảnh hưởng của kali và giống ñến ñộng thái ñẻ nhánh vụ mùa 2009

57

4.4:

Ảnh hưởng của kali và giống ñến ñộng thái ñẻ nhánh vụ xuân 2010

57

4.5:

Ảnh hưởng của kali và giống đến chi số diện tích lá vụ mùa 2009

65


4.6:

Ảnh hưởng của kali và giống ñến chi số diện tích lá vụ xuân 2010

65

4.7:

Ảnh hưởng của kali và giống đến khả năng tích lũy chất khơ vụ
mùa 2009

4.8:

70

Ảnh hưởng của kali và giống đến khả năng tích lũy chất khơ vụ
xn 2010

70

4.9.a. Ảnh hưởng của kali giống đến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất vụ mùa 2009.

79

4.9.b. Ảnh hưởng của kali giống ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất 2010.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….


79

ix


1. MỞ ðẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Dân số hiện nay của thế giới năm 2010 khoảng 7 tỷ người đạt tới. Trong

khi dân số tăng thì diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần do ñất ñược chuyển sang
các mục đích sử dụng khác. Vì vậy áp lực của tăng dân số cùng với áp lực từ thu
hẹp diện tích đất trồng trọt lên nhu cầu lương thực của thế giới ngày càng tăng.
Cách duy nhất ñể con người giải quyết vấn ñề này là ứng dụng khoa học kỹ
thuật tìm cách nâng cao năng suất các loại cây trồng.
Lúa là một loại cây lương thực chính và cung cấp lương thực cho gần một
nửa dân số thế giới, 50% sử dụng lúa gạo cho khẩu phần lương thực hàng ngày,
Ở Việt Nam, có trên 80 triệu dân và 100% người Việt sử dụng gạo là lương thực
chính. Người ta ước tính đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải tăng
thêm 60% so với sản lượng năm 1995 mới ñáp ứng ñược nhu cầu lương thực thế
giới. Về mặt lý thuyết, lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nếu ñiều kiện
canh tác như hệ thống tưới tiêu, chất lượng ñất, biện pháp thâm canh và giống
ñược cải thiện.
Mục tiêu sản xuất lúa gạo ñến năm 2010 của Việt Nam là duy trì diện tích
trồng lúa ở mức 3,96 triệu ha và sản lượng lúa ñạt 40 triệu tấn (Qð
150/2005/Qð-TTg ngày 20/06/2005). Với việc tiến hành nghiên cứu và thương
mại hóa các giống lúa lai với năng suất cao hơn các giống lúa thuần truyền
thống, áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, Việt Nam khơng những

đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn là quốc gia xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, bình qn mỗi năm xuất 2.6 triệu tấn gao.
Thực tế cho thấy lúa lai có thể cho năng suất cao hơn 20% so với năng
suất lúa thuần tuy nhiên so với tiềm năng các giống lúa lai thì cịn hạn chế.
Vì vậy muốn nâng cao năng suất lúa trên một ñơn vị diện tích địi hỏi
phải nghiên cứu hồn thiện quy trình sản xuất, áp dụng các biện pháp kỹ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

1


thuật tác ñộng ñể cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi nhất trong đó có
đầu tư thâm canh bằng phân bón.
TH3-5 và TH7-2 là những giống lúa lai mới cho năng suất cao do viện
sinh học nông nghiệp trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội lai tạo và đang trồng
thử nghiệm ở ñịa bàn Gia Lâm Hà Nội. ðể góp phần xây dựng quy trình sản xuất
hồn thiện cho giống TH3-3 và TH7-2 thì việc xác định liều lượng phân bón hợp
lý cho các giống trên là hết sức quan trọng. Xuất phát từ mục đích trên chúng tơi
thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của hai giống lúa TH3-5, TH7-2 tại Gia Lâm – Hà
Nội’’
1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích của đề tài
Xác định liều lượng phân kali hợp lý bón cho hai giống TH3-5 và TH7-2
trên đất phù sa sơng Hồng Gia Lâm- Hà Nội.
1.2.2 Yêu cầu của ñề tài

- Xác ñịnh ảnh hưởng liều lượng kali bón ñến các sinh trưởng của hai giống
TH3-5 và TH7-2.
- Xác ñịnh ảnh hưởng liều lượng phân kali ñến các chỉ tiêu sinh lý của hai
giống TH3-5 và TH7-2.
- Ảnh hưởng của liều lượng kali đến khả năng chống chịu một số lồi sâu,
bệnh hại chính và khả năng chống đổ trên hai giống lúa TH3-5, TH7-2.
- ðánh giá ảnh hưởng của từng mức phân kali ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất lúa TH3-5, TH7-2.
- Tính hiệu suất phân kali cho hai giống TH3-5 và TH7-2 ở các mức bón
khác nhau, từ đó xác định liều lượng bón phân kali hợp lý cho hai giống lúa trên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

2


1.3

Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của ñề tài

1.3.2 Cơ sở khoa học
- ðối với cây lúa thì phân kali là yếu tố ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình
trao ñổi chất ở cây, ảnh hưởng ñến khả năng chống chịu, năng suất và chất
lượng của lúa.
- Các giống khác nhau thì khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng
suất và chất lượng sản phẩm cũng khác nhau.
- Qua kết quả nghiên cứu của ñề tài làm cơ sở cho các cơng trình nghiên
cứu sau này giúp bà con nơng dân tìm được lượng phân bón tối ưu cho 2 giống
lúa TH3-5 và TH7-2.
- Kali thúc đẩy q trình quang hợp làm tăng q trình vận chuyển quang

hợp lên hạt, tăng năng suất lúa. Giống lúa mới tiếp thu ánh sáng nhiều vì vậy
nhu cầu về kali là hết sức cần thiết
- Giống lúa mới cho năng suất cao hút đạm mạnh vì vậy phải có mức kali
tương ứng.
1.3.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
- ðể nâng cao năng suất của 2 giống lúa trên thì việc xác định lượng phân
bón tối ưu là thực sự cần thiết nhằm hồn thiện quy trình và kỹ thuật bón phân
cho 2 giống lúa này.
- Làm cơ sở ñể ñịnh hướng các giống lúa lai mới, tăng hiệu quả sản xuất.
- Cung cấp thêm thông tin cho cán bộ khuyến nơng, nơng dân về sử dụng
phân bón kali cho các giống lúa lai ñể ñạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở lý luận về phân bón
Phân bón là một trong những tác nhân quan trọng làm tăng năng suất
lúa. Những giống lúa mới, ñặc biệt là lúa lai năng suất cao yêu cầu nhiều
dinh dưỡng.
- Những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
ðể sinh trưởng và phát triển bình thường cây trồng sử dụng khoảng 20
nguyên tố cơ bản, trong đó có 6 ngun tố cấu tạo: C, H, O, N, P, S; và 14
nguyên tố phát triển cần thiết: Ca,Mg,K,Fe,Mn,Mo,Cu,B,Zn,Cl,Na,Co,V,Si.

- Cơ chế hút dinh dưỡng của cây
+) Muốn cây hút được thức ăn trong đất (các ion) thì các ion phải tiếp xúc
với bề mặt rễ.
+) Nhờ nội lực mà các ion tiếp xúc ñược với bề mặt bộ rễ bằng phương thức
trao ñổi ion.
+) Nhờ sự khuyếch tán trong dung dịch của các ion.
+) Nhờ lưu lượng đất trong dung dịch đất
+) Tính chất lý, hố đất và loại phân bón ảnh hưởng rất lớn đến các q
trình trên
+) Bón phân làm tăng nồng độ dung dịch trong ñất
+) Hàm lượng keo sét, ñộ ẩm và nhiệt ñộ ñất ảnh hưởng ñến quá trình tiếp
xúc, khuyếch tán của các ion.
+) Việc hút dinh dưỡng của cây là rất phức tạp, ion ñi vào bộ rễ theo các
cơ chế sau: Trao ñổi, Khuyếch tán, Trao ñổi chất.
- Những ñịnh luật liên quan ñến dinh dưỡng của cây trồng.
ðịnh luật tối thiểu của Liebig
Tất cả các ñất trồng ñều chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng tối ña và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

4


tối thiểu. Năng suất cây trồng đều có mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố tối
thiểu này, có thể đó là Ca, K, N, P, Mg hoặc các chất dinh dưỡng khác. ðó là
yếu tố chi phối, ức chế,…năng suất. Nguyên tố tối thiểu này có thể là Ca…làm
cho năng suất chững lại và không tăng trưởng, mặc dầu tổng số các yếu tố K, Si,
P,… ñược nâng lên hàng trăm lần (Lê Văn Căn, 1974) [7].
ðịnh luật về mối quan hệ giữa sự phát triển của cây trồng với các yếu
tố ảnh hưởng ñến sự phát triểncủa Mitchenrlick
Sự phát triển của cây trồng chịu tác ñộng của nhiều yếu tố ngoại cảnh.

Người ta ñã thống kê ñược 52 yếu tố, trong đó có yếu tố về phân bón. ðịnh luật
có 2 nội dung chính:
+) Năng suất có thể tăng lên do một yếu tố riêng rẽ thậm chí khi yếu tố đó
khơng tồn tại ở mức tối thích.
+) Việc nâng cao năng suất cây trồng do kết quả nâng cao yếu tố phát
triển riêng rẽ sẽ giảm dần một cách tương xứng từ ñiểm năng suất tối ña có thể
ñạt ñược nhờ việc nâng cao yếu tố phát triển từng phần (Lê Văn Căn, 1974) [7].
Nguồn gốc và các dạng hữu cơ trong ñất
+) Chất hữu cơ trong đất là chất được hình thành do sự phân huỷ các xác
thực vật như thân, lá, rễ…, các cơ thể sinh vật và ñộng vật ñất.
+) Các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, tạo ra: nhóm chất mùn khơng
đặc trưng, chiếm 10-12% tổng số, gồm có: các hợp chất các bon, hidrocacbon,
các axit hữu cơ, rượu,…cung cấp thức ăn cho thực vật, kích thích, ức chế, tăng
trưởng, kháng sinh và các vitamin; nhóm chất mùn điển hình gồm những chất
hữu cơ cao phân tử, phức tạp, tạo ra do kết quả q trình mùn hố các xác thực
vật, VSV, ñộng vật. Axit humic, axit funvic, humin, unmin chiếm khoảng 8090% tổng số.
Các ñịnh luật sử dụng phân bón
- ðịnh luật trả lại:
Nội dung định luật: ðể ñất khỏi bị kiệt quệ cần trả lại cho ñất các yếu tố
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

5


dinh dưỡng mà cây trồng lấy ñi theo sản phẩm thu hoạch cùng với lượng chất bị
rửa trôi hay bay hơi từ ñất (Lê Văn Căn, 1974) [7].
Ý nghĩa của ñịnh luật: Dùng làm cơ sở cho việc tính lượng phân bón
nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất trong trồng trọt ñồng thời mở ñường cho việc
phát triển sản xuất và sử dụng phân hố học nhắm đạt năng suất cây trồng ngày
càng cao. Xây dựng kế hoạch năng suất cây trồng khả thi theo kế hoạch phân

bón có tính tới hệ số sử dụng phân bón của cây. Vận dụng ñịnh luật ñể cải tạo
ñất bằng biện pháp sinh học.
- ðịnh luật tối thiểu (yếu tố hạn chế)
Nội dung ñịnh luật: Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng
nào có hàm lượng dễ tiêu thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng. ðể phát huy
hết tiềm năng năng suất cây trồng cần bón phân theo ñịnh luật bón phân cân ñối
(Lê Văn Căn, 1974) [7].
Xác ñịnh các yếu tố dinh dưỡng có liên quan với nhau và tầm quan trọng
của yếu tố dinh dưỡng có hàm lượng dễ tiêu hạn chế ñối với cây trồng.
Tầm quan trọng của mỗi yếu tố của độ phì nhiêu ñất cho thấy nếu thiếu
một yếu tố cần thiết sẽ ảnh hưởng xấu ñến năng suất cây trồng ngay cả khi có
đầy đủ các yếu tố khác.
Nhiệm vụ của người trồng là phải tìm ra yếu tố hạn chế năng suất cây
trồng để bón phân đạt hiệu quả cao. Khi chưa có điều kiện để bón đầy đủ các
loại phân bón cho cây, tối thiểu cần quan tâm cung cấp các phân yếu tố hạn chế
năng suất cây trồng. Khi bón phân theo định luật yếu tố hạn chế người sử dụng
phân có thể bón 1 loại phân vẫn cho hiệu quả sử dụng phân bón cao nhưng
khơng có nghĩa là đạt năng suất cao. Ngồi ra cần lưu ý rằng tác dụng của yếu tố
hạn chế sẽ giảm dần khi hàm lượng của nó ở trong đất tăng dần lên (do bón
phân). Khi 1 yếu tố hạn chế này ñược giải quyết thì sẽ phát sinh yếu tố hạn chế
khác (yêu cầu phải bón các loại phân khác).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

6


ðịnh luật – năng suất không tăng tỷ lệ thuận với lượng phân bón cho cây
Nội dung định luật: Trên cơ sở bón đủ các yếu tố dinh dưỡng khác, khi
tăng dần lượng phân bón nào đó (ví dụ N) ñều làm tăng năng suất cây trồng,

nhưng phần năng suất tăng lên không tỷ lệ thuận với những lượng phân bón tăng
lên mà có xu hướng giảm dần đi. Nếu cứ tiếp tục tăng lượng phân bón của loại
phân trên, năng suất sẽ tăng ñến một mức ñộ nhất ñịnh rồi khơng tăng nữa, thậm
chí cịn bị giảm. ðịnh luật này thể hiện rõ nhất với yếu tố ñạm. Mối quan hệ
giữa lượng phân bón và năng suất cây trồng được biểu thị bằng đường parabol
có phương trình tổng qt y = -ax2 + bx + c (trong đó y là NS cây trồng, x là
lượng phân bón (Lê Văn Căn, 1974) [7].
Ý nghĩa của ñịnh luật: Xác ñịnh lượng phân bón có lợi nhuận trong trồng
trọt là các mức phân bón dưới mức bón tối thích kinh tê. Xác ñịnh lượng phân
bón ñạt lợi nhuận tối ña cho người sản xuất (mức bón tối thích kinh tế) đồng
thời cũng là giới hạn của việc sử dụng phân bón.
Xây dựng quy trình bón phân cho cây trồng
Khái niệm về quy trình bón phân: Xây dựng quy trình bón phân cho cây
trồng là một bước cụ thể hoá của việc quản lý dinh đưỡng tổng hợp cho cây trồng.
Quy trình bón phân cho cây hay cịn gọi là chế độ bón phân cho cây là tồn bộ
những quy định về loại phân, lượng phân, dạng phân và phương pháp bón (thời kỳ,
vị trí bón phân, cách phối hợp phân khi bón) cho 1 loại cây trồng cụ thể.
Một chế độ bón phân hợp lý phải ñạt ñược những yêu cầu cơ bản sau:
- Cây trồng ñược cung cấp ñầy ñủ và kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết ñể
cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Khơng ngừng làm tăng độ phì của ñất.
- ðem lại lợi nhuận tối ña cho người sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng
phân bón.
- Phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất hiện tại.
Khái niệm về phương pháp bón phân: Là những quy định về thời kỳ bón,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

7



vị trí bón và cách phối hợp các loại phân khi bón của 1 quy trình bón phân.
Thời kỳ bón: Là những quy ñịnh về các thời ñiểm và lượng phân bón
trong q trình sinh trưởng của cây trồng. Tuỳ thuộc vào thời gian bón trong q
trình sinh trưởng và canh tác, phân biệt các thơì kỳ bón.
Bón lót: Bón trước lúc gieo cấy góp phần cải tạo đất, giúp cây có thể hút
thức ăn ngay từ khi bắt đầu có thể hút thức ăn.
Bón thúc: Bón thêm phân về sau nhằm ñáp ứng ñầy ñủ yêu cầu dinh dưỡng
của cây trong các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, giải quyết ñược những mâu
thuẫn giữa ñặc ñiểm dinh dưỡng của cây trồng, tính chất đất và tính chất phân bón
làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón tăng năng suất, chất lượng nông sản.
2.1.2 Cơ sở lý luận về giống lúa lai
Lúa lai ñược gieo trồng ở Việt Nam từ năm 1991. Hiện nay, diện tích lúa
lai là hơn 600.000 ha hằng năm với năng suất trung bình từ 6-6,3 tấn/ha, cao hơn
lúa thuần từ 15-20%. Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất, sản
lượng lúa và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thơng qua việc sản
xuất hạt lai. Lúa lai góp phần bảo ñảm an ninh lương thực ở nhiều tỉnh phía bắc
và Trung bộ (ðỗ Ánh, 1995) [2].
Về mặt di truyền học:
Lúa lai tổ hợp được nhiều đặc tính q của giống ñược chọn làm tổ hợp
lai. Là từ dùng ñể gọi các giống lúa ứng dụng hiệu ứng ưu thế lai ñời F1.
Lúa lai khác với lúa thuần (Conventional rice) ở chỗ hạt giống lúa lai chỉ sử
dụng một ñời khi mà hiệu ứng ưu thế lai thể hiện mạnh nhất. “Lúa lai” là hai từ
viết tắt của “Lúa ưu thế lai”, không nên nhầm lẫn với lúa thuần ñược tạo ra bằng
phương pháp lai.
Ưu thế lai ở lúa ñã ñược Jones.W (nhà di truyền học người Mỹ) thông báo
vào năm 1926 những cây lai F1 có khả năng ñẻ nhánh và năng suất hạt cao hơn
so với bố mẹ. Tuy nhiên trong một thời gian dài ưu thế lai ở lúa vẫn chưa ñược
sử dụng rộng rãi như những cây trồng khác bởi vì lúa là cây tự thụ phấn rất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….


8


nghiêm ngặt, việc sản xuất hạt lai rất khó thực hiện.
2.2

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên Thế Giới
Theo thống kê của FAO (2008) [40], diện tích canh tác lúa trên thế giới
năm 2007 là 156,95 triệu ha, năng suất bình qn đạt 4,15 tấn/ha, sản lượng
651,74 triệu tấn (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất sản lượng lúa trên thế giới năm 2007
Tên nước, vùng,
lãnh thổ
Thế giới
Châu Á
Trung Quốc
Ấn ðộ
Indonesia
Bangladest
Thái Lan
Myanmar
Việt Nam
Philippines
Campuchia
Châu Mỹ
Brazil
Colombia
Ecuador

Châu Phi
Nigeria
Guinea
Châu Âu
Italia

Diện tích
(triệu ha)
156,95
40,30
29,49
44,00
12,16
11,20
10,36
8,20
7,30
4,25
2,54
6,63
2,90
0,36
0,32
9,38
3,00
0,78
0,60
0,23

Năng suất

(tạ/ha)
4,15
4,21
6,34
3,20
4,68
3,88
2,69
3,97
4,86
3,76
2,35
4,95
3,81
6,25
4,00
2,50
1,55
1,77
5,77
6,42

Sản lượng
(triệu tấn)
651,74
597,71
187,04
141,13
57,04
43,50

27,87
32,61
35,56
16,00
5,99
32,85
11,07
2,25
1,30
23,48
4,67
1,40
3,49
1,49

Nguồn: FAOSTAT,2008

Thành cơng trong việc sử dụng hiệu ứng ưu thế lai ở cây lúa, tạo ra các tổ
hợp lai có ưu thế lai cao gieo cấy trên diện tích lớn là thành tựu nổi bật của Trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

9


Quốc và của loài người trong ba thập niên cuối thế kỷ 20. Thành công về lúa lai ở
Trung Quốc ñã giúp cho ñất nước với trên một tỷ người thốt được khỏi nạn đói
và lúa lai ngày nay đã và đang được nhiều nước quan tâm coi là chìa khóa của
chương trình an ninh lương thực quốc gia
Ưu thế lai ở lúa ñã ñược Jones.W (nhà di truyền học người Mỹ) thông báo
vào năm 1926 những cây lai F1 có khả năng đẻ nhánh và năng suất hạt cao hơn

so với bố mẹ. Tuy nhiên trong một thời gian dài ưu thế lai ở lúa vẫn chưa ñược
sử dụng rộng rãi như những cây trồng khác bởi vì lúa là cây tự thụ phấn rất
nghiêm ngặt, việc sản xuất hạt lai rất khó thực hiên.
Sau Jones, là cơng trình nghiên cứu của Chang và cộng sự, 1971; Brown,
1953; Oka, 1957…ñã cung cấp thêm bằng chứng về sự xuất hiện ưu thế lai ở lúa
trên nhiều tính trạng hình thái, sinh lý, sinh hóa..
Tuy nhiên mãi đến 1958, các nhà khoa học Nhật Bản mới tạo ra dịng bất
dục đực di truyền tế bào chất, nhưng dịng này đến nay vẫn chưa dùng để sản
xuất hạt lai F1. Sau đó các nhà khoa học Mỹ vào năm 1969 và IRRI năm 1972
cơng bố việc tạo ra dịng CMS nhưng việc ứng dụng các ưu thế lai vào sản xuất
vẫn chưa có kết quả. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà khoa học Trung
Quốc tìm được cây lúa dại bất dục ñực ở ñảo Hải Nam vào năm 1964, họ ñã lai
với giống trồng ñể tạo ra các dịng bất dục đực di truyền tế bào chất (CMS),
dịng duy trì bất dục ( B) và dịng phục hồi hữu dục ( R), đây là những cơng cụ
di truyền hữu ích cho việc khai thác ưu thế lai ở lúa.
Năm 1973 Trung Quốc là nước ñầu tiên trên thế giới thành công trong
việc sử dụng lúa lai F1 vào sản xuất ñại trà, với hệ thống lúa lai 3 dịng bao gồm:
- Dịng bất dục đực tế bào chất (dịng CMS-dịng A) là dịng mẹ.
- Dịng duy trì bất dục (dịng B) để cho phấn khi nhân giống A
- Dịng phục hồi hữu dục (dịng R) để cho phấn khi sản xuất hatk lai F1
Năm 1976 diên tích lúa lai 3 dịng Trung Quốc đạt 140.000 ha, đến năm 1994
mở rộng tới 18.000.000 ha. Năng suất bình quân là 6,9 tấn/ha so với lúa thuần năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

10


suất bình qn chỉ đạt 5,4 tấn/ha, tăng hơn 1,5 tấn/ha trên tồn bộ diên tích.
Theo Ma QH và Yuan LP, 2003 diện tích trồng lúa lai đã góp 60% sản
lượng lúa Trung Quốc, trong khi 50% diện tích lúa thuần chỉ góp 40% sản

lượng. Trồng lúa lai làm tăng sản lượng mỗi năm là 22,5 triệu tấn, tạo ñiều kiện
cho Trung Quốc giảm 6 triệu ha ñất trồng lúa mỗi năm.
Năm 1973, Shiming Song ở trung tâm lúa lai Hồ Bắc phát hiên được dịng
bất duc mẫn cảm quang chu kỳ ( HPGMS) từ giống Nông ken 58s , sự ra đời của
lúa lai hai dịng đã mở ra một hướng đi mới trong lai tạo đó là lai xa giữa các
loại phụ ñể tạo ra các giống siêu lúa lai. Vào năm 2000, Trung Quốc trồng
240.000 ha siêu lúa lai và năng suất bình quân là 9,6 tấn/ha (Trần Ngọc Trang,
2001) [30].
Hiện nay Trung Quốc có hàng chục giống lúa lai ñạt năng suất cao và siêu
cao trồng trên diện tích rộng, năng suất tăng 10% so với giống lúa lai hiện có.
Hiên nay diện tích lúa lai của Trung Quốc ñã tăng trở lại từ 14 triệu ha năm
2003 lên 15,8 triệu ha năm 2007, chiếm 53,4% diện tích lúa tồn Trung Quốc
(85% diện tích lúa lai tồn châu Á), đóng góp một phần rất quan trọng trong
việc ñảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia đơng dân nhất thế giới này. Hiện
tại có tới 40 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi tham gia vào tiến trình
nghiên cứu phát triển lúa lai.
Thế giới cũng ñang ñược chứng kiến những thành tựu nổi bật về nghiên
cứu và phát triển lúa lai của các quốc gia ngoài Trung Quốc như Ấn ðộ,
Bangladesh, Việt Nam. Trong số các quốc gia kể trên, Ấn ðộ ñang nổi lên như
một quốc gia có sự tiến bộ vượt bậc về nghiên cứu và phát triển lúa lai. Năm
2002 diện tích lúa lai của nước này chỉ vào khoảng 250 ngàn ha, bằng một nửa
diện tích lúa lai của Việt Nam, năm 2007 diện tích lúa lai của Ấn ðộ đã đạt 1,1
triệu ha, gần gấp đơi diện tích lúa lai của Việt Nam trong cùng thời ñiểm.
ðiều ñáng ghi nhận là tồn bộ diện tích lúa lai của Ấn ðộ ñược cung cấp
bằng hạt giống do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu chọn tạo. Tính đến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

11



nay Ấn ðộ ñã cho ra ñời 33 tổ hợp ñể phục vụ sản xuất ñại trà, trong ñó có tổ
hợp lúa lai thơm Pusa RH 10 nổi tiếng. Ấn ðộ là nước ñi tiên phong trong việc
nghiên cứu chọn tạo những tổ hợp lúa lai phù hợp hơn cho những vùng canh tác
khó khăn như vùng cao phụ thuộc vào nước trời, vùng ñất nhiễm phèn, nhiễm
mặn và ñã tạo ra hàng loạt tổ hợp cho những vùng này.
Bangladesh là một quốc gia đơng dân với mật độ dân số rất cao 970
người/km2, an ninh lương thực luôn bị đe doạ bởi ngập lụt hằng năm. Chính vì
thế lúa lai ñược quốc gia này ñặc biệt quan tâm nhằm góp phần gia tăng sản
lượng lương thực. Sau một thời gian tiếp cận cơng nghệ, họ đã đưa diện tích lúa
lai từ 15 ngàn ha năm 2001 lên 700 ngàn ha năm 2007 (tăng tới 47 lần). Mặc
dầu vậy năng lực nghiên cứu lúa lai của quốc gia này còn nhiều hạn chế do chưa
tạo ñược giống cho sản xuất ñại trà và phần lớn hạt giống ( khoảng 90%) phục
vụ sản xuất lúa lai thương phẩm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn ðộ.
Lúa lai cũng ñã phát triển mạnh ra ngoài lãnh thổ châu Á, trong ñó ñáng
chú ý là Ai Cập, Brazin và ñặc biệt là Mỹ. Mỹ là quốc gia tiếp cận khá sớm
công nghệ lúa lai của Trung Quốc (1979). Tuy vậy, hiện tại chỉ duy nhất có cơng
ty RiceTec tham gia vào nghiên cứu và phát triển lúa lai tại Mỹ. Năm 2000
RiceTec mới cho ra ñời tổ hợp lúa lai ñầu tiên XL6, đến năm 2004 diện tích lúa
lai của Mỹ ñạt 40 ngàn ha và năm 2007 vừa qua ñã có tới 14-16% diện tích lúa
của Mỹ (khoảng 150-180 ngàn ha) được trồng bằng giống lúa lai của cơng ty
này. Ở Mỹ yêu cầu về năng suất, chất lượng và mức độ đáp ứng cơ giới hố đối
với giống lúa rất cao, vì vậy thành cơng của Ricetec chứng minh năng lực của
các nhà khoa học Mỹ trong lĩnh vực khó khăn này.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam
- Việt Nam bắt ñầu nghiên cứu lúa lai vào những năm 1980, tại viện Khoa
học Kỹ thuật Nông nghiệp, Viện lúa ðồng bằng sông cửu long và Viện Di Truyền
Nơng nghiệp. Nguồn vật liệu để nghiên cứu chủ yếu nhập từ Viện lúa quốc tế
IRRI. ðến năm 1990, lúa lai F1 ñược nhập nội từ Trung Quốc để gieo trồng ở 1

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….


12


số xã miền núi đã có năng suất rất cao. Năm 1994, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn quyết ñịnh thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu lúa lai thuộc Viện Khoa
Học Kỹ Thuật Nơng Nghiệp Việt Nam thì cơng tác nghiên cứu lúa lai ñược ñịnh
hướng rõ ràng. Các dịng bất dục đực tế bào chất, dịng duy trì và dòng phục hồi
nhập nội từ Trung Quốc và IRRI ñã ñược ñánh giá ñầy ñủ và nhiều thực nghiệm
sản xuất hạt lai F1 ñược triển khai ở các ñịa phương. Từ đó diện tích lúa lai được
tăng lên nhanh chóng: từ 10 ha năm 1990 lên 100 ha năm 1991 ñến 2003 ñạt
600.000 ha , năm 2004 ñạt 650.000 ha ( Nguyễn Thị Trâm, 2008) [32].
- Sản xuất hạt lai F1: ñến nay Việt Nam ñã nhập nội các tổ hợp lai có
năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với ñiều kiện của các vùng ñể phục vụ
sản xuất đại trà ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta ñã có bộ giống lúa lai khá ña dạng
cho các vụ lúa ở Miền Bắc. Vụ mùa có: Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 49, Bắc ưu
903, Bắc ưu 64, Bắc ưu 253; Vụ xuân có: D ưu 527, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838,
Khải Phong 1, Vân Quang 14, Nghi Hương 2308 và rất nhiều tổ hợp lai mới
ñang khảo nghiệm.
Quy trình nhân dịng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 của 1 số tổ hợp đã hồn
thiện và năng suất hạt lai tăng lên rõ rệt. Nhiều tổ hợp lúa lai nhập của Trung
Quốc ñã ñược sản xuất hạt lai ở Việt Nam như Bắc ưu 903, Bác ưu 64, Nhị ưu
253, Nhị ưu 838, D ưu 527. Các giống lúa lai hai dòng chọn tạo tại Việt
Nam(TH3-3, TH3-4, HC1, HYT102,HYT103, Việt Lai 20, Việt Lai 24) có năng
suất hạt lai đạt 2- 4 tấn/ha.
Cơng tác sản xuất hạt lai trong nước ñược quan tâm ñúng mức .Theo tổng
kết của trung tâm khuyến nông quốc gia, năm 2006 có tới 26 đơn vị đăng kí sản
xuất lúa lai với diện tích 1.300 ha. Các giống chủ lực ñược sản xuất trong nước
là TH3-3, Việt Lai 20, HYT83, HYT100, hầu hết các tổ hợp có bố mẹ trỗ bơng
trùng khớp nên đã cho năng suất khá cao, bình qn đạt 2,3 tấn/ha, có những nơi

đạt tới 3-3,5 tấn/ha.
- Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai mới
Công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai ở Việt Nam ñược thúc đẩy
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

13


mạnh mẽ. Các ñơn vị nghiên cứu ñã tập trung thu thập, đánh giá các dịng bất
dục đực nhập nội kết hợp với sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống
như: lai hữu tính, gây đột biến để tạo các dịng bất dục đực và dịng phục hồi
mới phục vụ công tác chọn tạo giống lúa lai. Các kết quả nghiên cứu đã xác định
được các dịng vật liệu bố mẹ, thích ứng với điều kiện sinh thái Miền Bắc và có
khả năng cho ưu thế lai cao như các dòng mẹ: BoA-B, IR58025A-B, T1S-96,
T103S, TGMS3, TGMS6, ….. Các dịng bố R3, R4 ,R5 ,R20, R24, RTQ5,
R100….. Cơng tác nghiên cứu , chọn tạo lúa lai 2 dòng ở Việt Nam hiện nay tập
trung vào một số lĩnh vực như: chọn tạo, đánh giá đặc điểm của các dịng
TGMS, tiến hành lai thử để tìm các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao, ứng dụng nuôi
cấy hạt phấn để đẩy nhanh q trình làm thuần các dịng bố mẹ, xây dựng quy
trình nhân dịng bất dục và sản xuất hạt F1. Một số tác giả ñã nghiên cứu về bản
chất di truyền và khả năng phối hợp của 1 số vật liệu bố mẹ, Viện Sinh Học
nông nghiệp – Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo được một số dịng
TGMS và PGMS có giá trị sử dụng để phát triển lúa lai 2 dịng .Dịng T1S-96, là
dòng mẹ của TH3-3, TH3-4 (giống quốc gia) và một số tổ hợp khảo nghiệm có
triển vọng: TH3-5, TH3-6, TH3-2. Dịng P5S là dịng bất dục đực mẫn cảm
quang chu kỳ ngắn với ngưỡng chuyển đổi tính dục là 12 giờ 16 phút và tổ hợp
lai TH5-1 (P5S/R1) có thời gian sinh trưởng ngắn và có ưu thế lai cao.
Theo Phạm ðồng Quảng (2005) [23].hiện nay Việt Nam ñã chọn được 20
dịng TGMS, tuy nhiên chỉ có dịng T1S-96 và 103S ñang ñược sử dụng rộng rãi
trong việc chọn tạo các tổ hợp lúa lai 2 dòng mới, các dòng này cho con lai có

thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng gạo ngon, ñặc biệt dễ sản xuất hạt lai,
năng suất hạt lai cao, giá thành hạ.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo kế hoạch phát triển lúa lai
ở giai đoạn 2006-2010 như sau: diện tích tăng dần từ 50.000 – 100.000 ha/năm
.Sản xuất hạt F1 trong nước ñáp ứng 70% nhu cầu sử dụng lúa lai thương phẩm .
ðến năm 2010 diện tích lúa lai khoảng 1 triệu ha ,năng suất bình quân 65-70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

14


tạ/ha, ưu tiên sử dụng những giống lúa lai có năng suất cao chất lượng tốt được
chọn tạo trong nước.
2.3

Tình hình ngun cứu phân bón cho lúa

2.3.1 Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới
Từ khi trồng trọt và chăn ni thì con người đã biết sử dụng phân bón.
ðầu năm 900 truốc cơng ngun, người La Mã đã biết sử dụng phân chuồng bón
cho ruộng nho.
Người đầu tiên ñặt nền móng cho sản xuất phân bón là Liebig (
Justusvon). Năm 1890. Liebig ñã cho ra ñời tác phẩm “Hóa học đối với nơng
nghiệp và sinh lý thực vật”(Trích dẫn theo Vũ Hữu Yêm, 1995) [34]. với tác
phẩm này ông ñã khẳng ñịnh rằng: Tất cả các cây ñều ñược nuôi dưỡng bằng
các nguyên tố vô cơ hay nguyên tố khống, phân bón khơng tác dụng trực tiếp
đến cây qua các chất hữu cơ trong phân bón mà gián tiếp qua sản phẩm phân
giải của các chất hữu cơ.
Với cơng trình ngun cứu của mình, Liebig đã đua lại một bước tiến kỳ
diệu trong nơng nghiệp, qua đó đã tạo cho sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản xuất

phân hóa học ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong nửa ñầu thế kỷ 20 cho ñến những năm
60. Mức sản xuất phân bón của tồn thế giới năm 1905 chỉ có 1,9 triệu tấn chất
dinh dưỡng ( N, P, K). ðến năm 1939 lên 9,2 triệu tấn ( tăng 384 %), bình quân
mỗi năm tăng 11%. Do chiến tranh, mức phân bón thế giới năm 1946 chỉ có 7,5
triệu tấn chất dinh dưỡng, ñến năm 1961 là 30,9 triệu tấn chất dinh dưỡng ( tăng
312%), bình quân tăng mỗi năm là 20,8%. Thập kỷ 60 từ năm 1961 ñến năm
1971 cũng cịn tăng bình qn mỗi năm là 13,7% ( Vũ Huy Yêm, 1995) [34].
2.3.1.1 Những nghiên cứu về dinh dưỡng đạm cho cây lúa
Trong 3 yếu tố phân chính (ðạm, lân, kali) thì phân đạm chính là yếu tố
hàng ñầu ñược nhiều nhà khoa học quan tâm nhất, nó cũng là yếu tố tăng năng
suất nhanh nhất.
Các nguyên cứu ở ruộng cao sản ở Philippin cho thấy với các giồng IR36
sản lượng là 9,8 tấn/ha và 8,3 tấn rơm/ha thì lượng đạm có trong rơm rạ là 7,6

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp……………….

15


×