Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm phân bón lá đến sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 144 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-------*****-------

NGUYỄN VĂN GIANG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN ðẠM, PHÂN BÓN
LÁ ðẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT
SỐ GIỐNG NGÔ NẾP LAI TRỒNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG

Hà Nội - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
ðây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trong vụ Thu –
ðông 2010 và vụ Xuân – Hè 2011 dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Vũ Quang Sáng
Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một luận văn nào ở trong và ngồi
nước.


Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 24 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Giang

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hồn thành bản
luận văn này tơi ln nhận được sự giúp đỡ tận tình q báu của Ban giám
hiệu trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện ñào tạo sau ðại học, Khoa
Nông học, Bộ môn Sinh lý thực vật.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
PGS.TS. Vũ Quang Sáng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi ñiều
kiện giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, Viện đào tạo sau ðại học,
Khoa Nơng học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Sinh lý thực vật
trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi trong
suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn những người thân, người bạn và ñồng nghiệp
đã thường xun ủng hộ, động viên tơi trong suốt q trình cơng tác, học tập
và nghiên cứu. ðặc biệt là lịng thương u vơ hạn và sự động viên kịp thời
của gia đình đã giúp tơi có niềm tin, nghị lực vượt qua thử thách để hồn
thành nhiệm vụ học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày 24 tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Giang

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

1

Danh mục bảng

2


Danh mục hình

4

1

MỞ ðẦU

1

1.1

ðặt vấn đề

1

1.2

Mục đích, yêu cầu của ñề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Vai trị của cây ngô trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới
và Việt Nam

2.2

Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngơ trên thế giới và Việt
Nam

3

4
9

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

30

3.1

Vật liệu, ñịa ñiểm, thời gian nghiên cứu

30


3.2

Nội dung nghiên cứu

32

3.3

Phương pháp nghiên cứu

32

3.4

Các biện pháp kỹ thuật khi áp dụng:

35

3.5

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

36

3.6

Xử lý số liệu

39


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iii


4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1

Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sự sinh trưởng và phát
triển của các giống ngơ nếp

40
40

4.1.1 Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến thời gian sinh trưởng
của các giống ngơ nếp
4.2

40

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến các chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển và sinh lý của các giống ngô nếp

43

4.2.1 Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến động thái tăng trưởng

chiều cao cây của các giống ngô nếp

43

4.2.2 Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến động thái ra lá của các
giống ngô nếp.

45

4.2.3 Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến diện tích lá (dm2
lá/cây) và chỉ số diện tích lá (LAI- m2lá/m2đất)

47

4.2.4 Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến số bắp hữu hiệu, chiều
cao đóng bắp, vị trí đóng bắp của các giống ngơ nếp
4.3

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến khả năng quang hợp
của các giống ngơ nếp

4.4

53
55

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của các giống ngô nếp

58


4.4.1 Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất của các giống ngô nếp.

58

4.4.2 Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến năng suất của các
giống ngơ nếp

60

4.4.3 Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến đặc điểm hình thái bắp
của các giống ngô nếp

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

64

iv


4.5

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến khả năng chống chịu
sâu bệnh của các giống ngô nếp

4.6

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến hiệu quả kinh tế của
các giống ngơ nếp


4.7

64
69

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng
và phát triển của giống ngơ nếp HN88

71

4.7.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh
trưởng của giống ngơ nếp HN88
4.8

71

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển và sinh lý của các giống ngô nếp

72

4.8.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của các giống ngô nếp

72

4.8.2 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái ra lá
của các giống ngơ nếp.


73

4.8.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến diện tích lá
(m2lá/cây) và chỉ số diện tích lá (LAI- m2lá/m2ñất)

74

4.8.4 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến số bắp hữu hiệu,
chiều cao đóng bắp, vị trí đóng bắp của các giống ngơ nếp
4.9

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng quang
hợp của các giống ngô nếp

4.10

78

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng chống
chịu sâu bệnh của giống ngô nếp HN88

4.12

77

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô nếp

4.11


76

82

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế
của giống ngô nếp HN88

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

83
v


5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

84

5.1

Kết luận

84

5.2

ðề nghị

84


TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC 1

94

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết ñầy ñủ
CIMMYT

Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế

CT

Cơng thức

CV%

Hệ số biến động - Coefficients of Variations

FAO


Food and Agricutural Organization
(Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc)

LAI

Chỉ số diện tích lá

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

SPAD

Chỉ số diệp lục tố của lá

TCNN


Tiêu chuẩn Nông nghiệp

TGST

Thời gian sinh trưởng

TLBHH

Tỷ lệ bắp hữu hiệu

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

1


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1

Dự báo nhu cầu ngô thế giới ñến năm 2020

5

1.2


Sản xuất ngô trên thế giới giai ñoạn 1961-2007

6

1.3

Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới từ 1985 – 2005

2.4

Lượng chất dinh dưỡng cây ngơ lấy từ đất ñể ñược 10 tấn

11

hạt/ha [32]

15

2.5

Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngơ trong giai đoạn sinh trưởng (%)

24

4.1

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến thời gian sinh trưởng của
các giống ngơ nếp

4.2


động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngơ nếp ở các
mức bón đạm khác nhau

4.3

41
44

ðộng thái ra lá của các giống ngô nếp ở các mức bón đạm khác
nhau

46

4.4a

Diện tích lá (m2lá/cây)

49

4.4b

Chỉ số diện tích lá (LAI- m2lá/m2đất)

51

4.5

Chiều cao đóng bắp và vị trí đóng bắp


54

4.6

Chỉ số diệp lục tố (SPAD) của lá ngô ở các mức đạm bón khác
nhau

4.7

56

Ảnh hưởng của các mức đạm bón ñến các yếu tố cấu thành năng
suất

59

4.8

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến năng suất ngơ

60

4.9

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến các chỉ tiêu chất lượng và
đặc điểm hình thái bắp của các giống ngơ nếp

4.10
4.11


65

Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến khả năng chống chịu sâu
bệnh hại của các giống ngơ nếp

66

Hạch tốn kinh tế ở các mức đạm bón và các giống ngơ.

70

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

2


4.12

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng
của giống ngô nếp HN88

4.13

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao của giống ngô HN88

4.14

71
72


Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái ra lá của
giống ngơ HN88

73

4.15a Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến diện tích lá của
giống ngơ HN88

74

4.15b Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ số diện tích lá
của giống ngơ HN88
4.16

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đặc điểm hình thái
cây ngơ HN88

4.17

75
77

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ số diệp lục tố
(SPAD) ở lá của các giống ngơ nếp

78

4.18 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống ngơ nếp HN88

4.19

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất của giống
ngơ nếp HN88

4.20

81

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng chống chịu
sâu bệnh của giống ngô nếp HN88

4.22

80

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đặc điểm hình thái
bắp của giống ngô nếp HN88

4.21

79

82

Hiệu quả kinh tế của giống ngơ nếp lai HN88 khi sử dụng phân
bón lá

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


83

3


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 1 Chỉ số diện tích lá thời kỳ chín sữa của các giống ở các mức bón
đạm khác nhau

52

Hình 2 Chỉ số diệp lục tố SPAD của lá thời kỳ chín sữa của các giống ở
các mức bón đạm khác nhau
Hình 3 Năng suất thực thu của các giống ở các mức bón đạm khác nhau

57
63

Hình 4 Chỉ số diện tích lá của giống HN88 khi phun các loại phân bón lá
khác nhau

76

Hình 5 Chỉ số diệp lục tố SPAD của giống HN88 khi phun các loại phân

bón lá khác nhau

78

Hình 6 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống HN88 khi
phun các loại phân bón lá khác nhau

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

81

4


1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn đề
Ngơ là cây lương thực và cây thức ăn chăn nuôi quan trọng của nhiều
nước trên thế giới. Theo dự báo của FAO (2006) nhu cầu ngô thế giới sẽ là 1
tỷ tấn vào năm 2030. Nhưng thách thức lớn nhất là 80% nhu cầu ngô thế giới
tăng so với năm 1997 (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước ñang phát triển
và chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang
các nước phát triển. Vì vậy các nước ñang phát triển phải tự ñáp ứng nhu cầu
của mình trên diện tích hầu như khơng tăng (James, 2008).
Ngơ nếp (Zea mays subsp.ceratina Kulesh) có nội nhũ chứa gần 100% là
Amylopectin- là dạng tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, trong khi ngô thường
chỉ chưa 75% amylopectin và 25% là amyloza - dạng tinh bột không phân
nhánh. Ngô nếp giàu lyzin, triptophan và protein, khi nấu chín có độ dẻo, mùi
vị thơm ngon nên nhu cầu sử dụng ngô nếp làm lương thực cho con người là
rất lớn, ñặc biệt là sử dụng luộc ăn tươi.
Những năm gần ñây, diện tích trồng ngơ nếp tăng rất nhanh do nhu

cầu tiêu dùng tăng, đồng thời ngơ nếp đáp ứng được nhu cầu luân canh
tăng vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Giống nếp lai có
độ ñồng ñều rất cao, năng suất cao, chất lượng ngon nên diện tích gieo
trồng tăng lên rất nhanh mặc dù giá giống cao (khoảng 10-15 USD/kg).
Chính vì vậy việc tìm ra giống ngơ nếp lai có năng suất cao, chất lượng
ngon, chủ ñộng sản xuất ñược hạt giống là một trong những mục tiêu lớn
của các nhà chọn tạo giống ngô.
Trên cả nước, vùng Bắc Trung bộ là vùng phát triển ngơ với diện tích
lớn (142,4 ngàn ha, chiếm 12,65% diện tích trồng ngơ cả nước, tỉnh Nghệ An
(diện tích 61,4 nghìn ha, năng suất 36,3 tạ/ha, 2008) và Thanh Hóa (diện tích
60,7 nghìn ha, năng suất 38,1 tạ/ha, 2008) chiếm diện tích chủ yếu. Trong đó,
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

1


ngơ nếp chiếm khoảng 10% diện tích nhưng năng suất cịn thấp, chủ yếu
trồng các giống ngơ nếp thụ phấn tự do và một số giống lai không quy ước
nên năng suất không cao và chất lượng kém.
Theo kết quả khảo sát của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cho biết, hiệu xuất sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay
mới chỉ đạt 40 - 45% ñối với ñạm, lân từ 40 - 45% và kali từ 40 - 50%. Như
vậy còn khoảng 55 - 60% lượng ñạm, 55 - 60% lượng lân và 50 - 60% kali
khơng được sử dụng. Trong đó, một phần nằm lại trong đất, một phần bị rửa
trơi theo nước, phần cịn lại bị bốc hơi gây ơ nhiễm nhiễm nguồn nước và
khơng khí.
Hiện nay, giá phân bón ngày càng leo thang, ñã làm ảnh hưởng rất nhiều
ñến người nơng dân nói riêng và nền nơng nghiệp nói chung. Vì vậy, việc
nghiên cứu, đánh giá mức phản ứng của các giống ngơ nếp lai ở các mức đạm
bón khác nhau là hết sức cần thiết ñể giảm lượng phân bón, giảm chi phí đầu

tư và tăng hiệu suất cho người nơng dân, mặt khác cịn giảm nguy cơ gây ơ
nhiễm mơi trường.
Trước thực trạng đó, để góp phần thiết thực vào chương trình chọn, tạo
giống và tăng năng suất, chất lượng ngô nếp lai, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân ñạm, phân bón lá đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng tại Gia
Lâm - Hà Nội”
1.2 . Mục đích, u cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của liều lng ủm bún và phân bón lỏ
khỏc nhau ủn sinh trưởng phát triển, năng suất chất lượng của một số giống
ngơ nếp lai trồng vụ thu - đơng 2010, xn- hè 2011 tại Gia Lâm - Hà Nội ñể
xác ñịnh được lượng đạm bón, phân bón lá thích hợp góp phần xây dựng quy
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

2


trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng ngơ nếp lai tại Gia Lâm, Hà Nội
và các vùng lân cận
1.2.2 u cầu
- Xác định được lượng đạm bón thích hợp cho từng giống ngơ nghiên cứu
- Tìm được phân bón lá thích hợp cho cây ngơ sinh trưởng, phát triển
tốt, cho năng suất và chất lượng cao.
- Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, một số chỉ tiêu sinh lý
và năng suất của các giống ngô.
- Xác ñịnh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất ngô nếp lai tại Gia Lâm,
Hà Nội.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh
hưởng của lượng phân ñạm bón và phân bón lá đến sinh trưởng phát triển và
năng suất một số giống ngơ nếp lai có triển vọng trồng vụ thu - đơng 2010 và
vụ xn - hè 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo góp phần vào việc
phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu về cây ngô nếp lai.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xây dựng quy trình
thâm canh cây ngơ nếp cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vai trị của cây ngơ trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam
2.1.1. Vai trị của cây ngơ trên thế giới
Ngơ là một trong ba cây ngũ cốc chủ yếu, cung cấp lương thực cho lồi
người trên tồn thế giới. Ngơ là cây lương thực ni sống gần 1/3 số dân trên
tồn thế giới, ở một số nước như Mexico, Peru, Kenia… sử dụng ngơ là
lương thực chính [16].
Ngồi ra ngơ cịn cung cấp phần lớn thức ăn cho ngành chăn nuôi và
cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh
kẹo… Những năm gần đây cây Ngơ ñược coi là cây thực phẩm, người ta sử
dụng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp [39].
Cây ngô là cây có nền di truyền rộng thích ứng với nhiều vùng sinh thái
khác nhau, do vậy ngơ được trồng hầu hết các nước trên thế giới. Trên thế

giới khoảng 75 nước trồng ngô bao gồm cả các nước công nghiệp và các nước
đang phát triển, mỗi nước trồng ít nhất 100.000 ha ngô [39]. Theo số liệu
FAO, năm 2003 tổng diện tích trồng ngơ là 142.331.335 ha, đem lại sản
lượng 637.444.480 tấn ngô ngũ cốc một năm, trị giá trên 65 tỷ $ (giá bán quốc
tế 2003 là 108$ trên một tấn)
Vào cuối thế kỷ 20 và những năm ñầu thế kỷ 21, cây ngơ vượt lên đứng
đầu về năng suất và sản lượng trên phạm vi tồn cầu, bình quân sản lượng ba
năm 2002 - 2004 ñạt 654,91 triệu tấn/năm, ñứng ñầu trong các cây lương thực
và năm 2005 sản lượng ngơ tiếp tục duy trì vị trí của mình, đạt 692 triệu tấn
chiếm 31% tổng sản lượng lương thực [54].
Thực tế, ngơ đã cung cấp lương thực ni sống 1/3 dân số thế giới, các
nước trồng ñều sử dụng ngô làm lương thực hay thực phẩm nhưung ở mức ñộ
khác nhau theo thống kê trên thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương
thực cho người [49]. Trong đó các vùng Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi dùng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

4


ngơ làm lương thực chính. Các nước vùng ðơng Nam Phi sử dụng 85% sản
lượng ngô làm lương thực. Trung Mỹ và Caribe sử dụng 61% sản lượng ngô làm
lương thực [55]. Vùng ðơng Nam Á và Thái Bình Dương sử dụng 39% cịn
vùng ðơng Âu và các nước trong SNG sử dụng 40% sản lượng ngô làm lương
thực, (Ngô Hữu Tình) [38]. Hàng năm trung bình mỗi người dân Mexico tiêu thụ
trên 100 kg ngô hạt làm lương thực chủ yếu dưới dạng bánh từ bột.
Ngơ ngồi sử dụng làm lương thực, những năm gần đây ngơ cịn là cây
thực phẩm, người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp, nghề này phát triển
rất mạnh ở Thái Lan và ðài Loan [16]. Sở dĩ ngơ rau được ưa chuộng như vậy
là vì nó sạch, an tồn và có hàm lượng sinh dưỡng cao: chất béo 0,2%, hàm
lượng protein 1,9% so với khối lượng tươi, hydrat cacbon 8,2 mg/1kg ngô

tươi cao hơn hẳn các loại rau cao cấp khác. Ngồi ra ngơ rau cịn chứa nhiều
Vitamin, khống chất: Ca, F2, P… (Ngơ Hữu Tình, 1997) [37].
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu chương trình lương thực Thế giới
(IFPRI, 2003) [69], nhu cầu ngô trên thế giới vào năm 2020 lên tới 852 triệu
tấn (sản lượng năm 2005 chỉ mới ñạt 705,3 triệu tấn), tăng 45% so với năm
1997, chủ yếu ở các nước ñang phát triển (72%), riêng ðông Nam Á tăng 70%
so với năm 1997.
Bảng 1.1. Dự báo nhu cầu ngơ thế giới đến năm 2020
Vùng

1997 (triệu tấn)

2020 (triệu tấn)

% thay đổi

Thế giới

586

852

45

Các nước đang phát triển

295

508


72

ðơng Á

136

252

85

Mỹ Latinh

75

118

57

Cận Sahara – Châu Phi

29

52

79

Tây và Bắc Phi

18


28

56

Nam Á

14

19

36

Nguồn : (IFPRI, 2003).

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

5


Như vậy, nhu cầu về ngô trên thế giới ngày càng tăng từ năm 1997 ñến
2020 nhu cầu cần tăng thêm 45%, trong đó số lượng tăng nhiều ở các nước
ñang phát triển (năm 1997 nhu cầu 295 triệu tấn lên 508 triệu tấn vào năm
2020), sự thay ñổi lớn nhất thuộc về các nước ðông Á với sự tăng thêm 85%
vào năm 2020.
Theo số liệu của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO), năm
2007 diện tích ngơ ñã vượt qua lúa nước, với 158,0 triệu ha, năng suất 50,1
tấn/ha và sản lượng ñạt kỷ lục 791,8 triệu tấn. So với năm 1961, năm 2007
năng suất ngô trung bình của thế giới tăng thêm hơn 31,1 tạ/ha (từ 19 lên 50,1
tạ/ha)(FAOSTAT, 2009) [62]
Bảng 1.2. Sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 1961-2007

NS Ngơ
Năm

Sản lượng (triệu

D. tích (triệu ha)

(tạ/ha)

1961

104,8

19,0

204,2

2004

145,0

49,0

714,8

2005

145,6

48,0


696,3

2006

148,6

47,0

704,2

2007

159,0

50,1

791,8

tấn)

Nguồn: FAOSTAT, 2009
Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế
lai trong chọn tạo giống, đồng thời khơng ngừng cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác. ðặc biệt, từ 10 năm nay cùng với những thành tựu trong chọn
tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học thì
việc ứng dụng cơng nghệ cao trong canh tác đã góp phần đưa sản lượng ngơ
thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước [45].
Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, trong khi đó diện tích ñất canh tác
ngày càng thu hẹp do sa mạc hóa và xu thế đơ thị hóa. Nền nơng nghiệp thế

giới ngày nay ln phải trả lời làm thế nào để giải quyết ñủ năng lượng cho 8 tỷ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

6


người vào năm 2021 và 16 tỷ người vào năm 2030. ðể giải quyết được câu hỏi
này, ngồi biện pháp phát triển nền nơng nghiệp nói chung thì phải nhanh
chóng chọn ra những giống cây trồng trong đó có các giống ngơ năng suất
cao, ổn định có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu ngày càng biến
đổi phức tạp. Một trong những thành tựu quan trọng trong chọn tạo giống sinh
vật nói chung và cây ngơ nói riêng là việc nghiên cứu thành công và phát triển
nhanh giống biến đổi gien. Với cây ngơ, chỉ sau 12 năm áp dụng, năm 2008,
diện tích trồng ngơ chuyển gien trên thế giới ñã ñạt 37,3 triệu ha, riêng ở Mỹ
ñã lên ñến 30 triệu ha, chiếm 85% trong tổng số 35,2 triệu ha ngô của nước
này (GMO-COMPASS, 2009) [63]. Nhờ chuyển gien kháng thuốc trừ cỏ và
kháng sâu ñục thân, việc sản xuất ngơ được thuận tiện hơn, giảm thuốc bảo vệ
thực vật từ đó giảm sự ơ nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế.
Những nghiên cứu về chuyển gien chịu hạn, chịu rét, chịu chua, chịu
mặn, chịu ñất nghèo ñạm và kháng một số bệnh do virut ở ngơ cũng đã những
kết quả bước đầu. Khi những nghiên cứu trên ñược ứng dụng vào thực tiễn
sẽ góp phần khai thác tối đa tiềm năng năng suất ở ngơ. ðiều đó sẽ có một ý
nghĩa vơ cùng lớn đối với ngành sản xuất ngơ thế giới, đặc biệt ở các nước
đang phát triển việc sản xuất ngơ phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, trong đó
có Việt Nam.
2.1.2 Vai trị của cây ngơ ở Việt Nam
Cây ngơ ñược ñưa vào trồng ở Việt Nam cách ñây khoảng 300 năm và
được coi là cây màu chính, thích ứng rộng, chịu thâm canh cao, là loại cây
ñứng ñầu về năng suất trong các loại cây lương thực [29].
Cây ngô được mở rộng diện tích gieo trồng nhanh chóng do mang nhiều

ñặc ñiểm quý báu như hiệu suất quang hợp cao, sử dụng nước tiết kiệm mà
cây ngơ sớm được ñưa vào trồng với diện tích lớn và ñược coi là cây lương
thực chính quan trọng nhất là ở những vùng núi cao nơi có tỷ lệ dân nghèo và
sản xuất chủ yếu dựa vào nước trời [43].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

7


Theo thống kê của FAO năm 2003 diện tích trồng ngơ của các nước
ðơng Nam Á là 480.580 nghìn ha, ở vùng này những quốc gia có tốc độ tăng
sản lượng hàng năm cao nhất là Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam, tốc
ñộ hàng năm trên 10% (Việt Nam 11,1%). Năng suất ngô trên thế giới tăng từ
3,62 tấn/ha năm 1993 nên 4,47 tấn/ha năm 2003 tốc độ tăng bình qn/năm là
1,7%, trong đó năng suất ngơ Việt Nam tăng hàng năm là 5,3%, [9], ngơ được
sử dụng đa dạng cho tiêu dùng và chế biến các sản phẩm chế biến được tạo ra
từ nhiều loại ngơ trắng, ngơ vàng là chính .
Hiện nay, cả nước đã hình thành 8 vùng sản xuất ngơ. Trong đó 5 vùng
có diện tích lớn nhất cả nước là Tây Nguyên chiếm 21,8%, ðông Bắc 21,9%,
Tây Bắc 15,35%, Bắc Trung bộ 14,36% và ðông Nam bộ 12,11%. Tổng diện
tích 5 vùng này chiếm 84,71%. Cịn lại là đồng bằng sơng Hồng 7,69% dun
hải Nam Trung bộ 4,14% và đồng bằng sơng Cửu Long 3,47% [20]
Trong những năm gần ñây nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng
cao, cùng với sự phát triển cao của nền chăn ni đại cơng nghiệp địi hỏi một
khối lượng lớn ngô dùng cho chế biến thức ăn gia súc. Do đó, diện tích trồng
ngơ khơng ngừng được mở rộng và sản lượng khơng ngừng tăng lên. ðể đạt
được năng suất và sản lượng ngơ đáp ứng được nhu cầu thực tế thì khơng thể
khơng nói tới ngơ lai. Với những ưu thế về năng suất, hàm lượng dinh dưỡng
cao hơn rất nhiều so với các giống ngô truyền thống và các giống ngô thụ
phấn tự do. Các giống ngô lai ngày càng ñược sử dụng rộng rãi và ngày càng

ñược phổ biến nhiều trong sản xuất. Năm 1991 diện tích ngơ lai mới chỉ có
500 ha (Trần Hồng Uy, 2000) [43], đến năm 2005 diện tích ngơ lai đã tăng
840.000 ha (Viện Nghiên cứu Ngơ, 2005) [46]
Qua điều tra ñánh giá ñiều kiện kinh tế xã hội, ñiều kiện tự nhiên thì rất
nhiều vùng sinh thái của nước ta có khả năng mở rộng diện tích ngơ lai như:
Vùng Tây Bắc diện tích trồng ngơ lai có thể lên tới 70- 80% [3], ðông Bắc
60%, Bắc Trung bộ 70%. Kế hoạch ñặt ra trong thời gian tới tỷ lệ sử dụng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

8


giống ngơ lai trên tồn quốc đạt 90% và 10% ñể trồng giống thụ phấn tự do ở
những vùng ñặc biệt khó khăn [23].
2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngơ trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Một trong những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp thành công rực rỡ nhất ở
thế kỷ 20 là ngô lai. Nghề trồng ngô trên thế giới vào những năm cuối của thế
kỷ 20 đã có những bước tiến nhảy vọt nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ ưu thế
lai, kỹ thuật nông học tiên tiến và những thành tựu to lớn của công nghệ sinh
học, công nghệ chế biến và bảo quản, công nghệ tin học… góp phần giải quyết
nhu cầu lương thực và protein ñộng vật cho hơn 6 tỷ người trên hành tinh chúng
ta. Ngơ lai đã phát triển nhanh chóng và hấp dẫn như vậy là do ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật về ưu thế lai, các biện pháp kỹ thuật liên hồn. Chính ngơ lai đã kích
thích các nhà khoa học mở rộng ñối tượng và phạm vi nghiên cứu nhằm thu
được các giống lai có ưu thế lai lớn hơn và phong phú hơn [44].
Trong những năm gần ñây, xu hướng sử dụng ngô làm lương thực giảm
dần, sử dụng làm thức ăn gia súc tăng nhanh. Qua ñiều tra thức ăn tổng hợp
cho gia súc có tới 70% hàm lượng chất tinh lấy từ ngô. Theo thống kê của
Cao ðắc ðiểm (1988) [14] cho thấy các nước có nền nông nghiệp phát triển

hầu hết sử dụng ngô làm thức ăn gia súc như: Pháp 90%, Mỹ 89%, Rumani
69%...còn các nước SNG trồng khoảng 20 triệu ha ngơ trong đó chỉ sử dụng 3
triệu ha để lấy hạt cịn lại lấy thân lá ủ chua làm thức ăn cho gia súc [57].
Theo Cao ðắc ðiểm, có khoảng 95 nước trồng ngơ, tỷ lệ sử dụng các
giống ngơ lai bình qn trên thế giới là 63 - 65%, nhóm các nước ñang phát
triển là 38% và các nước phát triển là 100% [14].
Vào cuối thế kỷ 20 và những năm ñầu thế kỷ 21, cây ngơ vượt lên đứng
đầu về năng suất và sản lượng trên phạm vi tồn cầu, bình quân sản lượng ba
năm 2002 - 2004 ñạt 654,91 triệu tấn/năm, ñứng ñầu trong các cây lương thực

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

9


và năm 2005 sản lượng ngơ tiếp tục duy trì vị trí của mình, đạt 692 triệu tấn
chiếm 31% tổng sản lượng lương thực [83].
Diện tích trồng ngơ trên thế giới niên vụ 2002-2003 ñạt vào khoảng 142
triệu ha tỷ lệ sử dụng ngơ lai bình qn khoảng 72-85%, năng suất bình qn
4,3 tấn/ha [56]. Năm 2005 năng suất ngơ trung bình của Mỹ đạt 9,32 tấn/ha
với diện tích gieo trồng là 30,1 triệu ha và sản lượng ñạt 280,3 triệu tấn.. Các
nước có tỷ lệ sử dụng ngơ lai cao là Mỹ 100%, trong đó ngơ lai đơn chiếm tới
90%. Ngày nay, năng suất ngơ tại các điểm năng suất cao ở Mỹ đã đạt 15-18
tấn/ha, năng suất thí nghiệm ñạt 25 tấn/ha.
Ở Châu Á, Bắc Triều Tiên ñã sử dụng 100% là giống ngô lai trong sản xuất
tiếp sau đó là Trung Quốc, là nước đứng đầu Châu Á về năng suất, sản lượng và
thứ hai trên thế giới về diện tích và sản lượng ngơ với diện tích 24,8 triệu ha tổng
sản lượng 121,3 triệu tấn, năng suất bình qn đạt 4,85 tấn/ha [53]
Sản lượng ngơ của một số nước trên thế giới: EU là 34,1 triệu tấn,
Braxin: 33,5 triệu tấn, Mêhicô:18 triệu tấn, Thái Lan: 4,1 triệu tấn, Philippin:

4,5 triệu tấn, Nam Phi: 9 triệu tấn, Canada: 8,9 triệu tấn (Báo NN&PTNT,
2000) trong đó năng suất ngô của các nước phát triển là 8,3 tấn/ha, các nước
đang phát triển là 2,9 tấn/ha [78].
Chỉ tính riêng thời kỳ 1985 – 2005 nhịp ñộ tăng trưởng sản lượng ngơ
thế giới đạt 3,15%, năng suất ngơ 2,1%, tuy nhiên tăng trưỏng diện tích khá
thấp 0,8% (FAO/WFP, 2007) [76] và ñây là thách thức lớn nhất của giai ñoạn
này từ nay đến 2020 vì 80% nhu cầu thế giới tăng (266 triệu tấn) mà lại tập
chung ở các nước ñang phát triển (IFPRI 2006 – 2007, 2007).
Ở bảng 1.3 các nước đang phát triển có tỷ lệ tăng năng suất 2,55%/ năm,
kể cả Trung Quốc (1,9%/năm) chậm hơn 2 thập kỷ trước đó 1956 -1985
(2,8% và 4,8%/ năm), tuy nhiên vẫn chiếm 20% sản lượng ngô trên thế giới
trong suốt thập kỷ qua.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

10


Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới từ 1985 – 2005
Các nước
Chỉ tiêu

Năm

Thế giới

ñang phát

Mỹ


triển

Trung
Quốc

1985

126.706,00

79.071,00

26.767,00

18.403,00

2005

147.576,00

98.136,00

30.395,00

26.221,00

1985

34,00

21,00


66,00

37,00

2005

47,50

31,80

100,00

51,50

Sản lượng

1985

429.937,00

168.408,00

175.383,00 67.873,00

(1000 tấn)

2005

701.666,00


312.073,00

282.259,00 135.145,00

Tăng trưởng diện 1985/1965 0,90

1,20

0,70

1,00

tích/năm (%)

2005/1985 0,80

1,20

0,70

2,10

Tăng trưởng năng 1985/1965 2,00

2,80

2,20

4,80


suất/năm (%)

2005/1985 2,01

2,55

2,80

1,95

Tăng trưởng sản 1985/1965 3,40

4,00

2,90

5,80

lượng/năm (%)

4,25

3,05

5,00

Diệntích (1000ha)

Năng suất (tạ /ha)


2005/1985 3,15

Nguồn : (FAOSTAT, 2009) [62 ]
Riêng ở Mỹ năng suất ngô vẫn tăng liên tục 2,8%/ năm ở thời kỳ 1985
/2005 so với 2,2%/năm ở thời kỳ 1965 - 1985. Sở dĩ năng suất, sản lượng ngô
ở Mỹ liên tục tăng là do: 50% do cải tạo nền di truyền của các giống ngô lai và
khoảng 50% do cải thiện canh tác: mở rộng diện tích ngơ có tưới và cải thiện
phương pháp tưới, bên cạnh đó tiếp tục tăng cường ñầu tư cho nghiên cứu về
nhân lực, tài chính, với quy mơ phát triển khi số nhà chọn tạo giống những năm
thập niên 1970 có 160 người với ngân sách đầu tư là 40 triệu đơ la [80]. Và
chiến lược tương lai về nghiên cứu ngô ở Mỹ là: tiếp tục năng cao năng suất
ngô một cách ổn định, cải thiện tính bền vững trong việc tăng hiệu quả sử dụng
phân, nước, giảm chi phí nhiên liệu và giảm lượng thuốc trừ sâu, [84]

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

11


Năm 2003, Mỹ và Trung Quốc chiếm 36,75% tổng diện tích và 58,21%
tổng sản lượng ngơ trên tồn thế giới. Về năng suất ngơ ở Mỹ cao nhất, đạt
89,2 tạ/ha, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng ngơ đứng thứ 2 trên
thế giới (sau Mỹ) nhưng năng suất ngơ của Trung Quốc chỉ đạt ở mức trung
bình là 48,5 tạ/ha (năm 2003) năm 2006/2007. Trung Quốc vẫn là nước nhập
khẩu ngô. Tiêu thụ ngô ở nước này niên vụ 2006 - 2007 dự kiến ñạt 145 triệu
tấn và năm 2007/2008 đạt 147 triệu tấn trong đó tiêu thụ ngơ trong ngành
cơng nghiệp đạt 37,5 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn tức là khoảng 6% so với niên
vụ trước [20]. Sản lượng sản xuất ngô trên thế giới trung bình hàng năm từ
696,2 – 723,3 triệu tấn (2005 - 2007). Trong đó nước Mỹ sản xuất 40,62%

tổng sản lượng ngơ và 59,38%, cịn lại là do các nước khác sản xuất [29]
Những thành tựu mà ngành ngô thế giới đạt được trong những năm gần
đây có thể nói là đã vượt ngồi mọi dự đốn lạc quan nhất. Năm 1995, sản
lượng ngô thế giới là 517 triệu tấn, năm 1998 ñã ñạt 615 triệu tấn, năm 2000
do ñiều kiện khí hậu khó khăn giảm xuống cịn 593 triệu tấn, vậy mà vào năm
2007 ñã ñạt tới 792 triệu tấn. Tức là chỉ sau có 12 năm, sản lượng ngơ thế
giới đã tăng thêm hơn 50%. Riêng 7 năm gần ñây ñã tăng thêm gần 300 triệu
tấn và giá ngơ thế giới vẫn ở mức cao. Trong khi đó, vào năm 2003, Viện
Nghiên cứu Chương trình lương thực thế giới (IFPRI) dự báo nhu cầu ngô trên
thế giới vào năm 2020 chỉ lên đến 852 triệu tấn [69]
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngơ trên thế giới
2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới
Hàng năm lượng ngô lưu thông trên thị trường thế giới khoảng 70 triệu
tấn, các nước xuất khẩu chính là Mỹ, Pháp, Agentina, Trung Quốc và Thái
Lan. ðiều này cho thấy ngơ đứng hàng đầu trong các mặt hàng nơng sản có tỷ
lệ lưu thơng trao ñổi lớn trên thị trường quốc tế [56].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

12


Con người biết sử dụng ngơ lai cách đây gần 1 thế kỷ, để đạt được
những thành cơng như ngày nay q trình phát triển ngơ lại được chia làm ba
thời kỳ (Nguyễn Thế Hùng, 2002) [23].
Thời kỳ 1: từ lúc con người biết lợi dụng ưu thế lai trong chọn giống ngơ
(1900) kéo dài đến những năm 1920. Giai đoạn này do hiểu biết cịn hạn chế,
trình độ kinh tế kỹ thuật cịn thấp, ngơ lai tồn tại như một loại giống lai cải
lương giữa các giống với nhau (giống ngơ thụ phấn tự do OPV). ðặc điểm
của các giống ngơ thời kỳ này là năng suất đạt thấp 1,5-1,6 tấn/ha, hiệu quả

sản xuất ngô không cao. Ngô lai thời kỳ này chủ yếu ñược trồng ở Mỹ, các
nước Châu Âu (Nguyễn Thế Hùng, 2002)[23]
Thời kỳ 2: (1920-1960). ðặc ñiểm chính của thời kỳ này là nhờ các kết
quả thu được trong q trình chọn tạo dịng thuần, các giống lai kép được sử
dụng rộng rãi. Năng suất ngơ tăng nhanh, vào cuối giai ñoạn, tại nước Mỹ
năng suất bình quân 3 tấn/ha, nhờ trồng các giống lai kép, năng suất ngơ ở
nước Mỹ tăng trung bình 60 kg/ha/năm trong suốt thời gian dài khoảng 30
năm. Giai ñoạn này ngơ lai kép được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Canada, các
nước Châu Âu và vùng ðông Á.
Thời kỳ 3 (từ 1960 ñến nay). Nhờ tác ñộng của các nghiên cứu mới và
nhu cầu của sản xuất hàng hóa, hàng loạt giống ngơ lai đơn ra đời, thay thế
dần các giống ngơ lai kép năng suất thấp, độ đồng đều kém. Tại nước Mỹ nhờ
sử dụng các giống ngô lai mới, mức tăng năng suất ngô hàng năm tăng gấp
hai lần thời kỳ trước, ñạt mức 118kg/ha/năm. Cùng với việc tạo ra các giống
ngô mới, ngô lai trở thành một loại hàng hóa quan trọng nhất trong sản xuất
ngơ, điều này kích thích các cơ sở nghiên cứu, các cơng ty tư nhân tham gia
vào việc chọn tạo, phân phối hạt giống ngơ lai, nhờ vậy ngơ lai được sử dụng
rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, với diện tích ngày càng lớn, đem lại cho
lồi người lượng sản phẩm khổng lồ [23].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

13


Theo số liệu của ðại học tổng hợp Nebrask (2005) lý do năng suất ngô ở
Mỹ tăng lên trong 50 năm qua là:
- 50% do cải tạo nền di truyền của các giống lai
- Khoảng 50% do áp dụng các biện pháp canh tác cải tiến:
+ Bón N hợp lý (tăng hiệu quả sử dụng ñạm, giảm bay hơi ñạm, không

làm ô nhiễm nguồn nước, cân bằng dinh dưỡng với P và K).
+ Mật ñộ gieo trồng hợp lý.
+ Cải thiện khả năng giữ ẩm của ñất.
+ Giảm mức rửa trơi đất canh tác ngơ.
+ Mở rộng diện tích ngơ có tưới và cải thiện phương pháp tưới.
Việc nghiên cứu và sử dụng giống ngô lai ở châu Âu bắt ñầu muộn hơn
Mỹ khoảng 20 năm nhưng cũng ñạt ñược những thành tựu quan trọng. Nước
có năng suất cao nhất thế giới là Isarael với 16 tấn/ha sau đó là Bỉ 12,2 tấn/ha,
Chi Lê 11 tấn/ ha, Tây Ban Nha 9,9 tấn/ha… (FAOSTAT DATABASE
2009) [62]. Tương tự như ở Mỹ và châu Âu, tuy có xuất phát điểm muộn hơn
trong việc nghiên cứu và sử dụng giống ngô lai nhưng Trung Quốc là nước có
diện tích ngơ thứ 2 trên thế giới và là cường quốc ngô lai số 1 châu Á với diện
tích 2004 là 25,6 triệu ha trong đó tới 90% diện tích được trồng bằng giống lai
(FAOStat Datase, 2009)
2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu nhu cầu phân bón cho cây ngô trên thế giới
Cây ngô là một cây ngũ cốc quang hợp theo chu trình C4, là cây ưa
nhiệt, có hệ thống rễ chùm phát triển [29]. Cây ngơ là cây có tiềm năng năng
suất lớn. Trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngơ, phân bón giữ vai
trò quan trọng nhất. Theo Berzeni và Gyorff (1996) [4] thì phân bón ảnh hưởng
tới 30,7% năng suất ngơ cịn các yếu tố khác như mật độ, phịng trừ cỏ dại, đất
trồng có ảnh hưởng ít hơn. Sự hút các chất dinh dưỡng thay ñổi theo các giai
ñoạn sinh trưởng, phát triển của ngơ. Dựa vào biến đổi hình thái của cây ñể
xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ cho ngô.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

14


×