Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá một số giống đậu tương rau nhập nội tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.11 MB, 128 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

TRẦN THỊ LOAN

ðÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG ðẬU TƯƠNG RAU NHẬP NỘI
TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 60.62.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ðÌNH HOÀ

HÀ NỘI, 2008


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả trình bày trong luận
văn này là hồn tồn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Trong qúa trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn, mọi sự
giúp đỡ đều đã được cảm ơn, những thơng tin trích dẫn sử dụng trong
luận văn ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2008
Tác giả


Trần Thị Loan

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành bản luận văn này tơi ñã nhận ñược rất nhiều sự chia
sẻ và giúp ñỡ. Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS.Vũ ðình Hồ, người đã tận tình hướng dẫn, tạo ñiều kiện
giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Di truyền và Chọn giống cây
trồng, Khoa Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu rau quả, Công ty TV&ðTPT rau
hoa quả, Bộ môn kiểm nghiệm chất lượng, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tơi hồn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình, bạn bè ñồng nghiệp và người thân ñã ñộng viên
giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2008

Tác giả

Trần Thị Loan

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục hình

vi

1.

Mở đầu

1

1.1.

ðặt vấn đề

1

1.2.


Mục đích và u cầu

3

2.

Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của ñề tài

4

2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

4

2.2.

Cơ sở thực tiễn

7

2.3.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương rau trên thế giới

8

2.4


Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương rau ở Việt Nam

12

2.5.

Tình hình nghiên cứu đậu tương rau trên thế giới và trong nước

14

3.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

25

3.1.

Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

26

4.


Kết quả và thảo luận

30

4.1.

ðặc điểm hình thái của các giống ñậu tương rau

30

4.2.

Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các giống ñậu tương rau 31

4.3.

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ñậu tương rau

34

4.4.

Diện tích lá của các giống đậu tương rau

41

4.5.

Khả năng tích luỹ chất khơ của các giống đậu tương rau


43

4.6.

Sự hình thành và phát triển nốt sần của các giống đậu tương rau

46

4.7.

Một số đặc điểm nơng sinh học của các giống ñậu tương rau

48

4.8.

Yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương rau

53

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.9.

Năng suất của các giống ñậu tương rau tham gia thí nghiệm

59

4.10. ðánh giá chất lượng sản phẩm của các giống


65

4.11. Thành phần dinh dưỡng của các giống ñậu tương rau

68

4.12. ðánh giá cảm quan chất lượng các giống ñậu tương rau

70

4.13. Tình hình sâu bệnh hại của các giống ñậu tương rau

73

5.

Kết luận và ñề nghị

76

5.1.

Kết luận

76

5.2.

ðề nghị


77

Tài liệu tham khảo

78

Phụ lục

82

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ðVT: ðơn vị tính
KL: Khối lượng
LAI: m2 lá/m2 đất
TB: trung bình
TP: thương phẩm
TK: thời kỳ
TKBðRH: Thời kỳ bắt ñầu ra hoa
NSQXTT : Năng suất quả xanh thực thu
NSQXTP : Năng suất quả xanh thương phẩm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

4. 4.1.

ðặc điểm hình thái của các giống ñậu tương rau

4. 4.2.

Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các giống ñậu
tương rau

4. 4.3.

32

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ñậu tương
rau vụ ðông năm 2007

4. 4.4.

30

35

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ñậu tương
rau vụ Xuân năm 2008


4. 4.5 a. Phương sai chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương rau

38
41

4. 4.5b. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương rau tham gia thí
nghiệm

42

4. 4.6 a. Phương sai về khối lượng chất khô của các giống đậu tương
rau

44

4. 4.6b. Khả năng tích luỹ chất khơ của các giống đậu tương rau

44

4. 4.7.

46

Sự hình thành và phát triển nốt sần của các giốngñậu tương rau

4. 4.8a. Phương sai về một số đặc điểm nơng sinh học của các giống
ñậu tương rau

49


4. 4.8b. Một số ñặc ñiểm nơng sinh học của các giống đậu tương rau

50

4. 4.8c. Một số đặc điểm nơng sinh học của các giống ñậu tương rau

51

4. 4.9a. Phương sai các yếu tố cấu thành năng suất ñậu tương rau

53

4. 4.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ñậu tương rau

54

4. 4.9 c. Các yếu tố cấu thành năng suất ñậu tương rau

55

4. 4.10 a. Phương sai năng suất của các giống ñậu tương rau

59

4. 4.10b. Năng suất của các giống ñậu tương rau

60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi



4. 4.10 c. Năng suất của các giống ñậu tương rau

61

4. 4.10d. Năng suất của các giống ñậu tương rau

63

4. 4.11. Một số chỉ tiêu liên quan ñến chất lượng sản phẩm các giống
ñậu tương rau

66

4. 4.12. Thành phần dinh dưỡng trong hạt tươi của các giống ñậu
tương rau Vụ Xuân năm 2008

68

4. 4.13 a. Tổng hợp ñánh giá cảm quan chất lượng các giống đậu tương
rau vụ ðơng năm 2007

70

4. 4.13b. Tổng hợp ñánh giá cảm quan chất lượng các giống ñậu tương
rau vụ Xuân năm 2008
4. 4.14. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại của các giống ñậu tương rau

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


72
74


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 4.1. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống đậu tương
rau vụ ðơng năm 2007

36

Hình 4.2. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây một số giống đậu tương rau
vụ Xn năm 2008
Hình 4.3. Số quả TB/cây của các giống đậu tương rau

39
56

Hình 4.4. Năng suất quả xanh thực thu và quả xanh thương phẩm của một số
giống đậu tương rau

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii

62



1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề
Rau có vị trí quan trọng trong ñời sống con người, là nguồn cung cấp các
vitamin, muối khoáng, chất xơ và năng lượng cho con người trên khắp hành
tinh. Khi ñời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu về rau cũng sẽ tăng
theo. Nhiều cơ quan nghiên cứu về dinh dưỡng ñã dự báo sang thế kỷ 21 hầu
hết các khẩu phần của con người có xu thế giảm xuống, song riêng khẩu phần
rau ngày càng tăng. Trong số các loại rau hiện có, các cây rau thuộc họ đậu
(Fabaceae) như đậu đũa, ñậu côve, ñậu vàng, ñậu xanh... luôn ñược ñánh giá
là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều
dạng đồ ăn được chế biến từ rau cao cấp trong đó có đậu tương rau.
Cây đậu tương rau (Glycine max (L).) có nguồn gốc Trung Quốc, cịn
được gọi là đậu lơng (Mao dou), có ñặc ñiểm quả và hạt kích thước lớn, thu
hái, sử dụng lúc quả còn xanh. Tại Nhật Bản, từ thế kỷ XIII, người ta ñã biết
sử dụng ñậu tương rau như là món ăn phổ biến và độc đáo, cịn ñược biết ñến
với tên gọi ñậu bia (beer bean) hoặc Edamame (William J. M, 1991). Tuy
nhiên chỉ có một số ít ñậu tương ñược coi là ñậu tương rau và trên thực tế việc
phân biệt rành mạch thế nào là một kiểu đậu tương ăn rau là khơng đơn giản
và nói chung người ta thường căn cứ vào kích thước hạt, vượt quá 20g/100
hạt (Lowill Hill 1976) [4]. Theo tác giả Elulcljavien, ñậu tương rau là nguồn
thực phẩm phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, ðài Loan và Thái Lan ñặc biệt
là Nhật Bản (Javier Emil Q- 1991) [22].
Một số nghiên cứu cho rằng ñậu tương rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm:
Protein, Lipid, Canxi, Caroten, vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin A Vitamin C với hàm
lượng cao hơn các loại rau khác, đặc biệt có vị ngọt và hương vị đặc sắc do thành quả
có đường Sucarose, Glucose, axit glutamic và Analine.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1



Tại hội nghị ñậu tương rau quốc tế lần thứ hai tổ chức vào ngày 10-12
tháng 8 năm 2001 tại Washington- Mỹ đã khẳng định: Trồng đậu tương rau
có lợi nhiều mặt:
"Có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng cho con người, tăng thu nhập cao
cho người nông dân nghèo, thúc đẩy cơng ăn việc làm và ngành nghề nơng
thơn". Thời gian sinh trưởng ngắn, đậu tương rau thích hợp cho việc sắp xếp
cơ cấu cây trồng trong năm và duy trì độ màu mỡ của đất (Sundar, 2001). Giá
trị thu nhập từ sản xuất ñậu tương rau cao hơn gấp 4-8 lần so với ñậu tương
thường (nếu trồng ñậu tương thường với năng suất 2 tấn/ha). Chính vì vậy ñến
nay ñã có 74 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nghiên cứu, thử nghiệm và
sản xuất ñậu tương rau (Sundar, 2001) tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ [9].
Ở Việt Nam ñậu tương rau là một cây trồng mới, mặc dù việc nghiên
cứu và phát triển ñậu tương rau ñã ñược các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu trong thời gian qua và ñã thu ñược những kết quả nhất ñịnh. Các kết quả
nghiên cứu ñều cho rằng: Các giống ñậu tương rau trồng ở đồng bằng Bắc Bộ
có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất khá. Bên cạnh đó đậu
tương rau là đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao cùng với thành phần
dinh dưỡng rất có giá trị, sản phẩm có thể sử dụng dưới dạng quả tươi hay
dạng hạt như các giống ñậu tương truyền thống.
Nhu cầu tiêu thụ ñậu tương rau ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội rất
lớn, cũng như khả năng xuất khẩu ñậu tương rau là khơng hạn chế [9]. Tuy
nhiên việc sản xuất đậu tương rau ở nước ta thời gian qua còn nhiều hạn chế
vì chúng ta chưa có các giống đậu tương rau ñể sản xuất thương mại hoá, các
giống ñược sản xuất hiện nay vẫn phải nhập của nước ngoài như ðài Loan,
Trung Quốc, Nhật Bản với giá thành rất cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2



Trước những lợi ích về kinh tế cũng như giá trị về dinh dưỡng của cây
ñậu tương rau, ñồng thời từ yêu cầu thực tế sản xuất, việc nghiên cứu nhằm
tuyển chọn được một số giống đậu tương rau có năng suất cao, chất lượng tốt,
có khả năng thích cao với ñiều kiện một số vùng sinh thái ở nước ta là việc
làm rất cần thiết trong giai ñoạn hiện nay. Xuất phát từ lý do đó chúng tơi tiến
hành nghiên cứu ñề tài: "ðánh giá một số giống ñậu tương rau nhập nội tại
Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
ðánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu của
một số giống ñậu tương rau nhập nội trên ñịa bàn nghiên cứu.
Bước ñầu tuyển chọn ñược một số giống ñậu tương rau có năng suất
cao, chất lượng tốt thích ứng với ñiều kiện sinh thái vùng nghiên cứu, phù
hợp với mục đích sử dụng.
1.2.2. u cầu
ðánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của các giống.
ðánh giá năng suất và chất lượng của các giống ñậu tương rau từ đó
tuyển chọn một số giống có năng suất cao chất lượng tốt phù hợp với ñiều
kiện sinh thái của vùng.
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Từ những kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần xác định được khả
năng thích ứng của các giống đậu tương rau trong các vụ ðơng và Xn.
Cung cấp các thơng tin về đặc điểm nơng sinh học, khả năng sinh
trưởng của các giống ñậu tương rau, làm phong phú nguồn vật liệu khởi đầu
phục vụ cho cơng tác chọn giống.
ðánh giá ñược một số giống ñậu tương rau nhập nội triển vọng, phù
hợp với ñiều kiện sinh thái vùng nghiên cứu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
2.1.1. Nguồn gốc cây ñậu tương rau
Cây ñậu tương rau thuộc bộ Fabaceae, họ ñậu Fabaceae, họ phụ cánh
bướm Papilionoideae. Chi Glycine L [2], đậu tương trồng có tên khoa học là
Glycine max (L) Merrill. ðậu tương là cây trồng cổ nhất của nhân loại, có
nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc) vào thế kỷ XI TCN. Từ thế kỷ thứ
nhất sau cơng ngun mới được phát triển khắp Trung Quốc và bán ñảo Triều
Tiên.Từ thế kỷ I ñến TK thứ XVI đậu tương được di thực tới Nhật Bản, ðơng
Á và Trung Á (Hymowitz và Newell, 1981) [19].
Theo bảng phân bố nguồn gốc của Jeong Ho Lee (1993), các loài đậu
tương dại của chi Glycine có 12 lồi, phân bố chủ yếu ở Australia, Trung
Quốc, ðài Loan, số nhiễm sắc thể 2n= 40 (một số lồi có số nhiễm sắc thể
2n= 38, 78) [16].
Cây ñậu tương ñã ñược các nhà truyền giáo mang từ Trung Quốc về
trồng ở vườn thực vật Paris và Hoàng gia Anh từ năm 1870. Năm 1875, cây
ñậu tương ñã ñược Friedrich Haberlandt ở Viên (Áo) khuyến cáo sử dụng làm
thức ăn cho người và gia súc, nhưng mãi tới năm 1909 tầm quan trọng của
cây ñậu tương mới ñược công nhận (Morse, 1950) [18].
2.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương rau
Kết quả nghiên cứu ñậu tương rau ở ðài Loan cho thấy: ñậu tương rau
yêu cầu ñất pha cát hoặc ñất thịt nhẹ, tưới tiêu tốt. Nhiệt ñộ và ánh sáng, chế
ñộ phân bón của nó cũng tương tự như đậu tương (Mr Praran vong chalerm1994) [33].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


Nhiệt độ: ðậu tương tuy có nguồn gốc ơn đới nhưng khơng phải là cây
chịu được rét. Tuỳ theo đặc tính của giống mà tổng tích ơn biến động khoảng

1700-27000 C. Nhiệt độ làm ảnh hưởng đến các q trình sinh trưởng, phát
triển và các quá trinh sinh lý khác của cây đậu tương. ðậu tương có thể sinh
trưởng trong phạm vi nhiệt độ khơng khí từ 27- 420 C. Nhiệt ñộ tối thiểu và
tối ña cho ñậu tương nảy mầm nằm trong phạm vi từ 10-400 C. Dưới 100 C thì
sự vươn dài của trục mầm dưới lá bị ảnh hưởng. Nhiệt độ thích hợp cho q
trình sinh trưởng là 22-270C (Whigham D.K 1983) [42], sự vận chuyển các
chất trong cây bị ngừng lại ở nhiệt ñộ 2-30 C (Lê Song Dự- 1988) [3]. Thời kỳ
ra hoa kết quả cây cần nhiệt ñộ khoảng 28-370 C, nếu gặp nhiệt ñộ thấp làm
ảnh hưởng xấu ñến việc ra hoa, nếu gặp nhiệt ñộ ở khoảng 100 C ngăn cản sự
phân hố hoa, dưới 180 C làm cho khả năng đậu quả thấp. Nhiệt ñộ cao hơn
400 C ảnh hưởng tới q trình hình thành đốt.
Nước: ðậu tương là cây trồng cạn nhưng yêu cầu về nước cũng rất
quan trọng và là một trong những yếu tố hạn chế chủ yếu ñến sản xuất ñậu
tương. Nhu cầu về nước sẽ tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây và nhu
cầu đó cũng thay đổi tuỳ vào điều kiện khí hậu kỹ thuật trồng trọt và thời gian
sinh trưởng. Trong suốt q trình sinh trưởng cây đậu tương cần lượng nước
từ 350-600 mm. Thời kỳ mọc mầm cây cần ñủ ẩm và nhu cầu về nước tăng
khi cây lớn lên, ñặc biệt thời kỳ quả mẩy nhu cầu về nước của cây ñậu tương
là cao nhất. Chiều cao cây, số ñốt, ñường kính thân, số hoa, tỷ lệ ñậu quả, số
hạt trọng lượng hạt đều có tương quan thuận với độ ẩm ñất. Do vậy muốn ñạt
ñược năng suất cao cần phải ñảm bảo cho cây thường xuyên ñủ ẩm, nếu gặp
hạn ñặc biệt vào các giai ñoạn quan trọng phải tìm mọi cách khắc phục để
đảm bảo độ ẩm cho cây. Ở nước ta, nước là một trong những yếu tố chính làm
ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng và năng suất đậu tương nói chung và đậu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


tương rau nói riêng.
Ánh sáng: ðậu tương rau là cây có phản ứng chặt chẽ với độ dài ngày, là
cây ngày ngắn điển hình. Do vậy ánh sáng là yếu tố gây ảnh hưởng sâu sắc đến

hình thái của cây ñậu tương như chiều cao cây, diện tích lá và nhiều đặc tính
khác của cây. ðộ dài của thời gian chiếu sáng là yếu tố có ý nghĩa quyết định
tới sự ra hoa ñậu tương, cây sẽ ra hoa khi ñộ dài ngày ngắn hơn trị số giới hạn
của giống. Cây ñậu tương mẫn cảm với ñộ dài ngày ở thời kỳ cây con lúc cây
có hai lá kép. ðộ dài ngày cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ ñậu quả, tốc độ quả lớn lên.
ðất: ðậu tương rau có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nếu bón
đủ phân hữu cơ và vơ cơ thì đất nào cũng có thể trồng được, nhưng thích hợp
nhất là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ thốt nước, độ pH= 6,5-6.8 (Whigham
D.K, 1983). Trong điều kiện nghèo dinh dưỡng nếu bón 45 kg N, 51 kg P205,
95 kg K20 cho 1 ha vẫn có thể cho năng suất 27 tạ/ha [10]. Về ñịa lý ñậu
tương có thể trồng ở vĩ ñộ 550 Bắc ñến vĩ ñộ 550 Nam và cao lên tới 2000 m
so với mực nước biển (Whigham D.K 1983) [42].
Dinh dưỡng: N, P, K cần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây đậu tương rau. ðạm có vai trị thúc đẩy q trình phát triển thân lá.
Kali thúc đẩy q trình tích luỹ vật chất của sự quang hợp vào quả tăng khả
năng chống chịu trên ñồng ruộng, ảnh hưởng đến phẩm chất quả. Lân giúp
q trình hình thành nốt sần ở rễ, cải thiện chất lượng quả, giúp cây cứng cáp
và chống lại sâu bệnh hại. Theo A. Scheibe để tạo năng suất hạt khơ 23,94
tạ/ha cây cần hút 140,25 kg N;32,5 kg P205; 72 kg K; 75 kg Ca.
Nước ta là một nước nhiệt ñới, gió mùa nóng và ẩm, điều kiện đất đai
cũng như khí hậu tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
đậu tương nói chung và cây ñậu tương rau nói chung. Tuy nhiên việc sản xuất
ñậu tương ở một số thời vụ gặp những ñiều kiện khó khăn sau: Mùa ðơng ở
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


miền Bắc một số ngày có sương mù, nhiều mây, ánh sáng bị thiếu làm cây sinh
trưởng và chống chịu sâu bệnh kém. Ở vụ Xn, đầu vụ có thể gặp nhiệt độ
thấp khơ hạn làm ảnh hưởng tới thời kỳ nảy mầm và cây con. Cuối vụ, nhiệt
ñộ, ẩm độ khơng khí cao có thể làm ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn, thụ tinh.

Dựa vào yêu cầu sinh thái của cây đậu tương rau và điều kiện khí hậu
ñất ñai của Việt Nam cho thấy cây ñậu rau có thể sinh trưởng phát triển tốt
trong điều kiện sinh thái một số vùng của miền Bắc nước ta. Một số kết quả
nghiên cứu về ñậu tương rau nhập nội ở miền Bắc nước ta cho thấy, cây ñậu
tương rau có thể sinh trưởng phát triển tốt và có tiềm năng cho năng suất cao.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Theo Hing, Cheng, Ma và Kobayashi (1991), cây đậu tương rau có giá
trị dinh dưỡng cao và khá cân ñối, hàm lượng Protein biến ñộng trên dưới
40%, chất béo 16-20%, ñường 10-14%, tinh bột 9,5-10% và một tỷ lệ chất xơ
vừa phải (4,2-4,5%) giúp cho q trình tiêu hố được thuận lợi. Ngồi Protein
và chất béo đậu tương rau cịn chứa các chất như :Caroten, Vitamin B1,
Vitamin B2, Vitamin A và Vitamin C với hàm lượng cao hơn các loại rau
khác, ñặc biệt có vị ngọt và hương vị đặc sắc do thành quả có đường
Sucarose, Glucose, axit Glutamic và Analine [21].
ðậu tương rau có chứa Protein và dầu thấp hơn đậu tương hạt, ngược
lại, hàm lượng ñường Sucarose, Isoflavone và Saponin lại rất cao. Một số kết
quả nghiên cứu gần ñây cho biết Isoflavone có tác dụng tốt cho người mắc
mạch vành tim, ngăn ngừa ung thư vú cho phụ nữ, ung thư tiền liệt tuyến của
đàn ơng, ung thư đường ruột ở người, làm giảm bớt bệnh loãng xương cho
phụ nữ ở tuổi mãn kinh.
Với ưu thế hàm lượng dinh dưỡng cao và khá cân ñối, ñậu tương rau
ñược chế biến thành nhiều loại sản phẩm, ngoài luộc ăn tươi cịn có thể làm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


đơng lạnh, đóng hộp, hạt đậu tương có thể nấu xúp cùng với thịt hoặc kết hợp
với một số loại thực phẩm khác, tạo nên những món ăn rất có giá trị ñược
người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng.
Giá trị dinh dưỡng của ñậu tương rau ñược thể hiện qua các chỉ tiêu
sinh hố như Protein, vitamin, đường, axit chủ yếu phụ thuộc vào bản chất di

truyền của giống. Tuy nhiên điều kiện chăm sóc, kỹ thuật trồng trọt, ñiều kiện
thời tiết cũng có những tác ñộng ñáng kể trong việc nâng cao hoặc làm giảm
giá trị dinh dưỡng của hạt đậu tương.
Cây đậu tương rau có thời gian sinh trưởng 75-85 ngày nếu thu hoạch
quả xanh và 100-120 ngày nếu thu hoạch hạt với năng suất quả biến ñộng 810 tấn và năng suất hạt là 2-3 tấn/ha. Một số nghiên cứu ở Nhật bản, ðài
Loan,Thái Lan … ñã khẳng ñịnh rằng ñậu tương rau có thể tuyển chọn để đưa
vào sản xuất hàng hố. Theo Tomas A.L (2001), giá ñậu tương rau tại thị
trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc biến ñộng từ 2- 4 USD/kg và giá trị thu
nhập từ sản xuất ñậu tương rau là 20.000- 40.000 USD/ha/vụ, cao hơn 4-8 lần
so với sản xuất ñậu tương thường (nếu trồng ñậu tương thường với năng suất
2 tấn/ha, tính giá 250 USD/ tấn). Do vậy cây ñậu tương rau có thể ñưa vào
luân canh, xen canh gối vụ trong cơ cấu cây trồng ở Việt Nam, góp phần tăng
thu nhập cho người nơng dân.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ñậu tương rau trên thế giới
Theo kinh nghiệm của tất cả các nền văn minh nơng nghiệp, con người
khơng thể tự ni sống mình chỉ bằng cây ngũ cốc và các loại cây có củ, khẩu
phần thức ăn sẽ trở nên cân ñối hơn khi bao gồm cả hạt những cây họ ñậu và
các sản phẩm thu được từ săn bắn [1]. Chính vì tầm quan trọng đó mà cây họ
đậu ngày càng được nhiều nước trên thế giới trồng và xuất khẩu trong đó phải
kể đến là cây đậu tương rau.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Vì giá trị dinh dưỡng cũng như kinh tế đem lại nên thời gian qua, việc
nghiên cứu, phát triển sản xuất, thương mại sản phẩm ñậu tương rau ñược
nhiều tổ chức quốc gia và tổ chức quốc tế ñề cập.
Trên thế giới diện tích và sản lượng đậu tương rau ngày càng có xu
hướng phát triển trong đó phân bố chủ yếu ở các nước Nhật Bản, ðài Loan,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan.
Trung Quốc diện tích đậu tương rau khoảng 280.000 ha, năng suất ñạt

4-6 tấn/ha ở vụ xuân và 6,5-7 tấn ở vụ hè với tổng sản lượng 1,2-1,6 triệu tấn
(40% tiêu thụ nội ñịa, 60% xuất khẩu). Sản xuất tập trung tại 3 vùng chính:
Lưu vực Trường Giang, Tô Giang, Thượng Hải, Chiết Giang, An Huy,
Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam với diện tích 150.000 ha.
Vùng Tây Nam Trung Quốc dọc biển như Phúc Kiến, Quảng ðông với
diện tích 30.000-50.000 ha.
Một số tỉnh như Sơn ðơng, Hà Nam, Thiên Tân, Bắc Kinh với diện tích
80.000 ha [23].
Tại Nhật Bản, ñậu tương rau ñược xếp vào một trong 29 chủng loại rau
quan trọng ñặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính phủ về giá cả tối thiểu
(Theo Hirosi Nakano, 1991). Tổng diện tích đậu tương rau trên toàn quốc là
14. 400 ha (xếp thứ 18 trong tất cả các loại giống rau), với tổng sản lượng
khoảng 104.500 tấn ( xếp thứ 24 trong tất cả các loại rau). Trong 5 năm ñầu
của thập kỷ 90, tổng sản lượng đậu tương rau bán bn và xuất khẩu có
khuynh hướng bị dừng lại, trong lúc đó tổng lượng phải nhập khẩu lại tăng
lên tương ñối rõ rệt. Theo số liệu năm 2004, tiêu thụ ñậu tương rau ở Nhật
Bản là 160.000 tấn, tính theo đầu người là 0,29kg, với giá bán giao ñộng
trong khoảng 4,2 USD/kg [9].
Nhật Bản ñiều kiện thời tiết có một thời gian dài nhiệt độ xuống thấp việc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


sản xuất đậu tương rau gặp phải khó khăn là chỉ trồng được trong nhà kính có mái
che bằng Plastic, do đó các siêu thị của nước này phải nhập khẩu một lượng khá
lớn ñậu tương rau ở dạng tươi hoặc đơng lạnh từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Thái
Lan, Mêhico và ñặc biệt từ ðài Loan, chủ yếu trong các giai ñoạn từ tháng 3-5.
Theo Shui- Ho cheng, 1991 tại ðài Loan, năm 1983 tồn quốc có
7.139 ha đậu tương rau, đến năm 1990 con số về diện tích đạt 9.852 ha, với
loại hình sản xuất chính là 2 vụ ñậu tương trong 1 năm.
Tổng sản lượng ñậu tương rau của ðài Loan biến ñộng trong khoảng

42.389 tấn (1983) ñến 63.163 tấn (1990). Sự tăng ñáng kể về sản lượng này là
hai nguyên nhân: tăng diện tích trồng trọt và tăng năng suất do áp dụng các
giống mới với kỹ thuật canh tác thích hợp.
ðiều đáng chú ý là việc xuất khẩu đậu tương rau của ðài Loan có một
vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Chỉ tính riêng trên
thị trường Nhật Bản, năm 1971 ðài Loan xuất khẩu 142 tấn ñậu tương rau hạt
đơng lạnh, năm 1972 tăng lên 452 tấn và ñến năm 1989 tăng lên ñến mức
94.821 tấn.
Trong những năm từ 1984 ñến 1989 khoảng 80% tổng sản lượng ñậu
tương rau sản xuất tại ðài Loan ñược sử dụng vào mục đích xuất khẩu, 20%
cịn lại dùng cho tiêu thụ nội ñịa, lượng ñậu tương rau tiêu thụ trong nước ở
ðài Loan có xu hướng tăng lên nhưng khơng thật ổn ñịnh từ 4.710 tấn (năm
1984), tăng lên 15.824 tấn (năm 1987) sau đó lại giảm xuống 8.688 tấn (năm
1989) và đến năm 1990 người ta ước tính số lượng ñậu tương rau tiêu thụ nội
ñịa lại tăng lên trên 20.000 tấn [40].
ðài Loan có 3 vùng chun canh chính trồng ñậu tương rau:
Kao Shiung: 2.500 ha, sản lượng 16.416 tấn.
Yunchia - Nam: 4.143 ha, sản lượng 34.592 tấn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Chungchatou: 1.017 ha, sản lượng 9.864 tấn.
Hiện tại, có 2 vùng chuyển ñổi từ ñậu tương hạt và trồng lúa sang trồng
đậu tương rau với diện tích 49.000 ha. Hiện trạng sản xuất từ gieo hạt, chăm
sóc, tưới nước, thu hái, vận chuyển đều cơ giới hố với 97% sản lượng xuất
khẩu và 3% tiêu thụ trong nước [36].
Theo Liu, 1991 trong tổng số 66.569 tấn rau đơng lạnh xuất khẩu của
ðài Loan năm 1980, có đến 22.355 tấn đậu tương rau đơng lạnh, năm 1981
sản lượng đậu tương rau ñông lạnh của ðài Loan xếp hàng thứ 10 trong tổng
số tồn bộ các cây trồng nói chung, và xếp thứ nhất trong các cây phục vụ cho

xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu tăng từ 47,61 triệu USD (năm 1987) ñến 50,1
triệu USD (năm 1989- tính theo giá FOB) và ước tính 75 triệu USD năm
1990. Về giá đậu tương rau ở ðài Loan cũng có tăng theo thời gian, năm 1987
giá là 1,12 USD ñến năm 1990 tăng lên 1,7 USD và ñến năm 1994 tăng lên
2,03 USD [27].
Các nước nhập khẩu ñậu tương rau của ðài Loan là: Nhật Bản, Hồng
Kông, Singapo, Hà Lan, Canada, Mỹ, Úc, trong ñó Nhật Bản chiếm 99% tổng
lượng xuất khẩu (Anon, 1991) [15].
Theo Yong Sin chang, 1991, ðài Loan có đến 30 nhà máy chế biến
đậu tương rau đơng lạnh được sử dụng chủ yếu vào mục đích xuất khẩu, trước
hết là xuất khẩu sang Nhật Bản [44].
Thái Lan: ñã nghiên cứu thử nghiệm ñậu tương rau từ nhiều năm nay.
Năm 1999, diện tích là 2.000 ha; năm 2001 lên tới 2.500 ha với tổng sản
lượng 12.000 tấn/năm, trong đó 2.000 tấn phục vụ các siêu thị, nhà hàng và
hàng không; 10.000 tấn xuất khẩu sang Nhật (S.Srisombun, 2001) [39].
Hoa Kỳ: là nước ñứng ñầu thế giới về sản xuất ñậu tương thường và ñã
chuyển sang phát triển sản xuất ñậu tương rau từ rất lâu. Hai vùng sản xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


ñậu tương rau chính là Sunrich (Minnesota) và Caseadian (Washington).
Vào những năm 1990 tại Mỹ ñã ñề ra kế hoạch thu hái đậu tương lúc cịn
xanh chuyển thành rau ăn. Hiện nay cũng như trong tương lai người ta
ñánh giá ñậu tương rau bằng cảm quan và chất lượng của nó, đồng thời
người ta cũng nghiên cứu tới khả năng chế biến đậu tương rau hiện có và
đang trồng ở Mỹ đem lại lợi nhuận cao cho người nơng dân (Mr. Pararan,
Vong chalerm-1994) [33].
Chương trình đậu tương quốc tế cũng ñã có kế hoạch phát triển ñậu
tương rau như một cây trồng thương mại. Chương trình đậu đỗ quốc tế
(INTSOY) đang tìm nguồn tài chính cho việc nghiên cứu nhằm tìm ra các

phương thức sản xuất, thu hoạch chế biến, kỹ thuật tốt nhất trong sản xuất ñậu
tương rau thương mại (Welmot B. Wyertatne-1993) [41].
Thời gian gần ñây, với sự giúp ñỡ của các nước phát triển, ñặc biệt là
AVRDC ñã chọn tạo ñược giống ñậu tương rau thích ứng vùng nhiệt ñới và á
nhiệt ñới. Với giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao và lợi thế nhiều mặt, ñậu
tương rau ñã phát triển mạnh mẽ và tới nay, đã có 74 nước khắp 5 châu lục
tham gia phát triển sản xuất với 4 mức ñộ khác nhau là: nghiên cứu thử
nghiệm, công nhận giống quốc gia, sản xuất hàng hố và xuất khẩu [37].
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ñậu tương rau ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây ñậu tương ñã ñược phát triển từ rất sớm ngay từ khi nó
cịn là một cây hoang dại, nó được con người thuần hố, chọn lọc và trồng trọt
như một cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Do những tác dụng nhiều
mặt ñối với ñời sống con người trong cuộc sống, cây ñậu tương ñã ñược
người dân Châu Á coi là: “Cây vào hàng cốc ngọc thực nuôi sống con người”
[1]. ðậu tương rau ở nước ta là một cây trồng còn mới nhưng thực ra lại rất
quen thuộc, từ xa xưa người dân ñã có thói quen luộc đậu tương cịn xanh để
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


ăn nhưng mức độ sử dụng cịn ít, chưa phổ biến thành sản phẩm hàng hố (chỉ
có một số chợ nơng thơn bán đậu tương luộc). Chúng ta chưa có thói quen sử
dụng đậu tương rau thay thế cho các loại rau khác. Chi phí cho sản xuất đậu
tương rau khơng tăng là mấy so với đậu tương thường nhưng trồng ñậu tương
rau lại rút ngắn ñược thời gian thu hoạch, không tốn công nhiều trong việc
phơi và làm sạch hạt ñậu tương.
Việc nghiên cứu sản xuất ñậu tương rau ở nước ta cũng ñã ñược triển
khai trong một số năm gần đây. Tuy nhiên diện tích cịn khiêm tốn và tập
trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.
Tại Miền Nam, đậu tương rau đã được Cơng ty Dịch vụ kỹ thuật Nông
nghiệp An Giang (Antesco) nhập giống (Adamamne 305) và phát triển sản

xuất tại ñịa bàn các huyện Chợ Mới, Châu Phú và Thành phố Long Xuyên.
Kết quả sản xuất tại các địa bàn được đánh giá giống có khả năng sinh trưởng
tốt, cho năng suất khá (4-5 tấn/ha). Vụ ðơng năm 1994-1995 tỉnh An Giang
đã trồng 250 ha ñậu tương rau hấp ñông lạnh xuất khẩu (Vương Thái HuyBáo Nông nghiệp [5].
Tuy nhiên, năng suất thương phẩm cũng như hiệu quả kinh tế đem lại
cho các nơng hộ chưa cao vì một số nguyên nhân như sau:
Nguồn giống nhập phụ thuộc hồn tồn vào đối tác ðài Loan với giá
tương đối cao, dẫn tới chi phí đầu vào còn cao.
Sản phẩm bị giảm phẩm cấp chất lượng khi chưa tiêu thụ kịp thời.
Tỷ lệ quả ñạt tiêu chuẩn thấp (tỷ lệ quả 2 hạt thấp, có nhiều vết lỗi do
sâu bệnh và nước mưa).
Trong năm 1998-1999, Công ty Việt Hưng (ðài Loan) ñã hợp tác với

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Viện Cây lương thực Cây thực phẩm sản xuất thử ñậu tương rau xuất khẩu
trên ñịa bàn 2 tỉnh Hải Hưng và Thái Bình với nguồn giống mang từ ðài Loan
sang. Kết quả cho thấy các giống ñậu tương rau của ðài Loan ñưa vào vùng
sinh thái Bắc Bộ là thích ứng cao, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và cho năng
suất rất khả quan (7-8 tấn quả/ha/vụ). Tuy nhiên, do vùng sản xuất manh mún
(mỗi nơi từ 2-3 ha), khó thu gom, chọn lọc và chờ đợi cấp ñông dẫn tới thời
gian chờ ñợi lâu, giảm chất lượng và tăng giá thành sản phẩm. Cơng ty đành
chuyển vào miền Nam tìm nơi sản xuất và xuất khẩu (ðồn Xn Cảnh, 1999).
2.5. Tình hình nghiên cứu đậu tương rau trên thế giới và trong nước
2.5.1. Nghiên cứu trên thế giới
2.5.1.1. Nghiên cứu về giống
Cây ñậu tương rau ñã ñược các nhà khoa học Nhật Bản, Hoa Kỳ,Trung
Quốc, ðài Loan, Hàn Quốc.... quan tâm nghiên cứu trong gần 100 năm nay,
bao gồm nhiều lĩnh vực như chọn giống nhân giống, kỹ thuật thâm canh, bảo

quản chế biến sản phẩm...
Các nước sản xuất ñậu tương rau phát triển như Nhật Bản, ðài Loan,
Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên rất quan tâm ñến công tác nghiên cứu cải
thiện giống, thiết lập chương trình nhân giống và xây dựng hệ thống sản xuất
giống phù hợp.
Ở ðài Loan với sự hợp tác của Trung tâm rau màu Châu Á (AVRDC)
các cơ quan khoa học ñã thiết lập một chiến lược nghiên cứu giống có hệ
thống với mục đích rất rõ ràng với các đặc tính rất cụ thể [38]:
1. Tiềm năng năng suất cao tương tự, hoặc tốt hơn so với giống ñã chọn
lọc từ trước (giống KS1).
2. Dễ thu hoạch tương tự như giống KS1.
3. Màu quả và màu hạt tương tự với giống RYXOKOH (giống được
chọn từ trước)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


4. Cấu trúc quả thể hiện qua chỉ tiêu ñộ chắc tương tự như giống
RYXOKOH.
5. ðộ ngọt tương tự với giống KS1.
6. Vị thơm tương tự giống KS1.
7. Hương vị sản phẩm tương tự giống KS1.
8. Thời gian thu hoạch kể từ khi thu quả ñầu tiên ñến khi kết thúc, dài
hơn so với giống KS 1.
9. Trên vỏ quả khơng có vết đốm.
10. Thuận tiện cho việc thu hoạch bằng cơ giới. Với định hướng đó
trong vịng 9 năm (1982-1990) từ 173 cặp lai (kể cả lai ñơn, lai ngược và lai cải
tiến) các nhà nghiên cứu ñậu tương rau ðài Loan ñã tạo ra và ñưa vào sản xuất
8 giống có ưu thế lai bao gồm AGS 292, G9053, GS 83006- 7, AGS 294, GC
84136- P-4-1-8, GC 84134-P-9-3-5-1, 1 GL 83006-15 và G10134 với năng
suất quả biến ñộng trong khoảng 10,3-12,6 tấn/ha. Giống ñậu tương LS301,

ñược sử dụng làm đậu tương rau năm 1987, giống LS201 thuộc nhóm II, sớm
hơn giống LS301 bình quân 2 ngày, hoa màu tím, đài hoa màu ghi, hạt vàng
tối, hạt nặng trung bình 230mg, hàm lượng Protein 470g/kg, dầu 2149 g/kg có
tính chống ñổ tốt năng suất khá cao (Fehr, WR Cianzio SR, Wlke GA) [20].
Chương trình chọn lọc giống đậu tương rau tại Nhật Bản với mục đích
là tạo ra các giống chín sớm (hoặc trái vụ) có thời gian 90 ngày kể từ khi gieo
hạt, với chất lượng cao, thể hiện qua các đặc trưng hình thái, như hạt có kích
thước lớn, màu sáng và với thành phần dinh dưỡng phù hợp thể hiện qua hàm
lượng ñường, Protein, vitamin... ñồng thời phải có khả năng chống chịu với
một số bệnh hại nguy hiểm như khảm lá ñậu tương (SMV), bệnh thối vi
khuẩn, tuyến trùng. Từ mục tiêu đó các nhà chọn giống Nhật Bản ñã xây dựng
ñược một bộ giống phong phú, được chia thành các nhóm có định hướng rõ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


rệt như: Nhóm chín sớm, nhóm chín muộn và chín trung bình, hay nhóm có
chất lượng cao và nhóm có khả năng chống chịu sâu bệnh hại [35].
Việc nghiên ñậu tương rau ở Thái Lan ñã ñược nhiều cơ quan thực
hiện trong đó đáng chú ý là Trung tâm nghiên cứu cây trồng Chieng Mai,
giống DH4 ñược nhập từ Việt Nam ñã ñược trung tâm coi là giống ñối chứng
trong các thí nghiệm đâu tương rau và được đặt tên là Nakhoasawan 1.
Cùng với việc nghiên cứu chọn tạo giống, các tổ chức khoa học ở các
nước có nền sản xuât ñậu tương rau phát triển cũng rất quan tâm ñến công tác
nghiên cứu xây dựng hệ thống sản xuất hạt giống phù hợp.
Tại Trung tâm rau màu Châu Á ñậu tương rau ñược quan tâm chú ý và
có trách nhiệm nghiên cứu phát triển nhằm mở rộng diện tích và phạm vi
phân bố nhằm hỗ trợ phát triển ñậu tương rau cho các nước vùng nhiệt ñới và
bán nhiệt ñới [38].
Theo S.Sundar, 2001 [37], giám ñốc chương trình nghiên cứu chọn tạo
giống ñậu tương rau và ñậu tương hạt của Trung tâm rau màu châu Á

(AVRDC), những nghiên cứu chọn tạo giống ñậu tương rau hiện nay mới chỉ
triển khai tại một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, ðài Loan, Hoa Kỳ.
ðặc biệt tại AVRDC, chọn tạo giống ñậu tương rau ñã ñược xây dựng thành
những chương trình cụ thể từ khi mới thành lập (1971), gặt hái ñược nhiều kết
quả và chuyển giao cho hầu hết các nước có nhu cầu phát triển (gần 80 nước
vào năm 2001). Có thể tạm phân các giai đoạn nghiên cứu của chọn tạo giống
ñậu tương rau như sau.
Giai ñoạn 1: các nghiên cứu ở giai ñoạn này là từ các giống đậu tương
thường có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới được lai tạo với các giống có
nguồn gốc Nhật Bản nhằm tạo ra các nguồn vật liệu khởi đầu có kích thước
hạt lớn. Thời gian này, một dịng thuần có nguồn gốc Taisho Shiroge là
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


×