Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống ngô LVN61 VN8960 tại huyên tan uyên tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 103 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-----------------NGUYỄN ðỨC DUYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VIÊN NÉN
ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA HAI GIỐNG NGÔ LVN61, VN8960 TẠI HUYỆN
TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng

Hµ néi - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng và cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn ðức Duyên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, ngồi sự nỗ lực của
bản thân, tơi đã nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của các cá nhân và tập
thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế
Hùng – Trưởng khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, người đã
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài
và hồn chỉnh luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong Khoa Nơng học, Viện ðào
tạo Sau đại học - Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô
giáo trong Bộ môn Cây lương thực ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tơi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
ðể hồn thành luận văn này tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao
q ñó.
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2011
Tác giả

Nguyễn ðức Duyên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC ðỒ THỊ ......................................................................................vii
1. MỞ ðẦU ....................................................................................................... 1
1.1.
ðặt vấn đề ........................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.
ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài......................................... 3
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 4
2.1.
Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài ................................................ 4
2.1.1.
Cơ sở khoa học ................................................................................... 4
2.1.2.
Cơ sở thực tiễn.................................................................................... 4
2.2.
Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới và Việt Nam................................. 6
2.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới ..................................................... 6
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ...................................................... 8
2.3

Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngơ........................................................ 12
2.4
Phân viên nén và quy trình sản xuất phân viên nén............................. 15
2.5
Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân viên nén cho ngô tại
Việt Nam ............................................................................................ 17
3. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............20
3.1.
Vật liệu nghiên cứu............................................................................. 20
3.2.
Nội dung nghiên cứu.......................................................................20
3.2.1
ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 20
3.3.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 20
3.3.1.
Bố trí thí nghiệm................................................................................ 20
3.3.2. Quy trình kỹ thuật canh tác................................................................. 21
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 22
3.4.
Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 28

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

iii


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 29
4.1.
ðặc ñiểm khí hậu 6 tháng cuối năm 2010 tại Tân Uyên - Lai Châu .... 29

4.1.1. Nhiệt ñộ.............................................................................................. 29
4.1.2. Lượng mưa ......................................................................................... 31
4.1.3. ðộ ẩm khơng khí ................................................................................ 33
4.1.4. Số giờ nắng......................................................................................... 34
4.2.
Thời gian sinh trưởng ......................................................................... 35
4.3.
Chiều cao cây và ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống
ngô tại Tân Uyên – Lai Châu.............................................................. 38
4.4.
ðộng thái ra lá.................................................................................... 46
4.5.
ðộng thái tăng trưởng chỉ số diện tích lá ............................................ 53
4.6.
ðộ che kín bắp của lá bi ..................................................................... 55
4.7.
ðộ đồng ñều về chiều cao cây và chiều cao ñóng bắp........................ 56
4.8.
Khả năng chống chịu của các giống ngơ thí nghiệm ........................... 57
4.8.1. Mức độ nhiễm sâu hại chính.............................................................. 57
4.8.2. Mức ñộ nhiễm bệnh hại chính............................................................. 59
4.8.3. Khả năng chống ñổ............................................................................. 61
4.9.
Các yếu tố cấu thành năng suất........................................................... 62
4.9.1. Chiều dài bắp...................................................................................... 62
4.9.2. ðường kính bắp.................................................................................. 65
4.9.3. Chiều dài đi chuột........................................................................... 65
4.9.4. Số hàng hạt/bắp .................................................................................. 65
4.9.5. Số hạt/hàng......................................................................................... 65
4.9.6. Số bắp/cây .......................................................................................... 66

4.9.7. Khối lượng 1000 hạt........................................................................... 66
4.9.8. Năng suất và hiệu quả kinh tế ............................................................. 66
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ......................................................................... 71
5.1.
Kết luận.............................................................................................. 71
5.2.
ðề nghị............................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 73
PHỤ LỤC......................................................................................................... 78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ trên thế giới......................... 8

Bảng 2.2.

Diện tích ngơ phân theo ñịa phương cả nước giai ñoạn 20002009................................................................................................ 9

Bảng 2.3.

Diện tích ngơ của 6 tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2009 . 10

Bảng 2.4.


Năng suất ngơ phân theo địa phương cả nước giai đoạn 20002009.............................................................................................. 11

Bảng 2.5.

Sản lượng ngơ phân theo ñịa phương cả nước giai ñoạn 20002009.............................................................................................. 12

Bảng 2.6.

Liều lượng phân bón sử dụng cho ngơ trên các loại ñất khác nhau 14

Bảng 4.1.

Một số ñặc ñiểm của ñiều kiện thời tiết 6 tháng cuối năm 2010 tại
khu vực huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu ..................................... 29

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của phân nén ñến thời gian sinh trưởng của các
giống ngơ...................................................................................... 36

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của phân nén đến chiều cao cây của các giống ngô
trồng tại Thị trấn Tân Uyên .......................................................... 39

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của phân nén ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
cây của các giống ngô trồng tại Thị trấn Tân Uyên ...................... 40


Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của phân nén đến chiều cao cây của các giống ngơ
trồng tại Pắc Ta............................................................................. 41

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của phân nén ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
cây của các giống ngô trong Pắc Ta ........................................... 42

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của phân nén ñến chiều cao cây của các giống ngô
khi ñược trồng tại Tân Uyên - Lai Châu....................................... 43

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của phân nén ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
cây của các giống ngơ khi được trồng tại Tân Un - Lai Châu ... 45

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của phân nén ñến số lá của các giống ngô trồng tại
Thị trấn Tân Uyên......................................................................... 47

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

v



Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân nén ñến ñộng thái tăng trưởng số lá của các
giống ngô trồng tại Thị trấn Tân Uyên.......................................... 48
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân nén ñến số lá của các giống ngô trồng
tại Pắc Ta...................................................................................... 49
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân nén ñến ñộng thái tăng trưởng số lá của các
giống ngô trồng tại Pắc Ta ............................................................ 50
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân nén ñến số lá của các giống ngơ khi được
trồng tại Tân Uyên - Lai Châu ..................................................... 51
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân nén ñến ñộng thái tăng trưởng số lá của các
giống ngơ khi được trồng tại Tân Un - Lai Châu...................... 52
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân nén ñến chỉ số diện tích lá của các giống
ngơ (m2lá/m2/đất).......................................................................... 53
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân nén đến độ che kín bắp của các giống ngô.. 56
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của phân nén ñến ñộ ñồng ñều về chiều cao cây và
chiều cao đóng bắp của các giống ngơ .......................................... 57
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của phân nén ñến mức ñộ nhiễm sâu hại của các
giống ngô...................................................................................... 58
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của phân nén đến mức độ nhiễm bệnh hại của các
giống ngơ ..................................................................................... 60
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của phân nén ñến tỉ lệ đổ của các giống ngơ............... 61
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của phân nén đến các hình thái bắp của các giống ngơ63
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của phân nén đến các yếu tố cấu thành năng suất của
các giống ngô................................................................................ 64
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của phân nén ñến năng suất và hiệu quả kinh tế của
các giống ngô................................................................................ 67
Bảng 4.24. Kết quả phân tích đất trồng ngơ trước và sau khi trồng ................. 69

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

vi



DANH MỤC ðỒ THỊ
ðồ thị 3.1:

Nhiệt độ trung bình theo tháng trong 6 tháng cuối năm 2010
tại Tân Uyên – Lai Châu............................................................. 30

ðồ thị 3.2:

Tổng lượng mưa theo các tháng trong 6 tháng cuối năm 2010
tại Tân Uyên – Lai Châu............................................................. 32

ðồ thị 3.3:

Ẩm độ trung bình theo tháng trong 6 tháng cuối năm 2010 tại
Tân Uyên – Lai Châu.................................................................. 33

ðồ thị 3.4:

Tổng số giờ nắng theo các tháng trong 6 tháng cuối năm 2010
tại Tân Uyên – Lai Châu............................................................. 34

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề

Ngô ( Zea Mays.L ) có nguồn gốc từ Mexico, trải qua 7000 năm tiến hố
và phát triển cây ngơ đã trở thành cây quan trọng trong nền kinh tế nơng nghiệp
tồn cầu. Ngơ góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới và là nguồn lương
thực không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày ñối với một số nước như Peru,
Kenia, Mexico …. Ngơ cịn là thức ăn cho gia súc (66,8% sản lượng ngơ được
sử dụng để làm thức ăn cho gia súc), cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến (5%), xuất khẩu (trên 10%) và ñược sử dụng như một loại rau
cao cấp và an tồn.
Ngày nay ngơ đã ñược trồng ở tất cả các châu lục, thích nghi trên nhiều
loại địa hình, khí hậu: từ miền núi tới ñồng bằng, từ ôn ñới, cận nhiệt ñới ñến
nhiệt ñới cao và nhiệt đới thấp. Hàng năm diện tích, năng suất và sản lượng ngô
trên thế giới không ngừng tăng nhanh. Trong 5 năm qua ngành trồng ngơ đã đạt
được những thành tựu hết sức quan trọng. Theo số liệu của FAO, năm 2004 so
với năm 2000 diện tích tăng 6,2%, năng suất tăng 14,5% và sản lượng tăng
21,7%. Trong khi đó, lúa nước diện tích giảm 1,9%, năng suất tăng 3%, sản
lượng tăng 1%. Với lúa mì, diện tích tăng khơng đáng kể, năng suất tăng 6,8%,
sản lượng tăng 7%. Như vậy, trong ba cây lương thực quan trọng nhất thì ngơ có
sự tăng trưởng rất cao về diện tích, năng suất và sản lượng, cịn lúa nước và lúa
mì tăng khơng đáng kể.
Ở Việt Nam, cây ngơ đã ñược trồng cách ñây 300 năm, là cây lương thực
ñứng thứ hai sau cây lúa nước và là cây trồng quan trọng ở cả ñồng bằng, trung
du cũng như miền núi. Hiện nay cùng với sự phát triển của dân số và chăn ni
thì nhu cầu về ngơ ngày càng tăng. Vì vậy mà những năm gần đây sản xuất ngơ
khơng ngừng phát triển. Tuy diện tích trồng ngơ của nước ta tăng hơn so với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

1


những năm trước nhưng năng suất vẫn chưa cao và ổn định. Ngun nhân là do

trình độ hiểu biết, kĩ thuật và tập quán canh tác của người dân, họ vẫn trồng
những giống địa phương hoặc những giống có năng suất chưa cao. Nhằm cải
thiện vấn ñề trên, nhà nước đã đưa ra chương trình sử dụng những giống ngơ
lai cho năng suất cao. Mục tiêu của nước ta là đưa diện tích trồng ngơ lai lên
trên 90%.
Cây Ngơ cũng là một trong hai cây trồng giữ vai trò chủ ñạo ñược ưu tiên
phát triển trên ñịa bàn tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, diện
tích đất nơng nghiệp nói chung và diện tích đất trồng ngơ nói riêng có xu hướng
đang bị thu hẹp dần do đất dốc, rửa trơi, bạc màu, thiếu nước, q trình đơ thị
hố và gia tăng nhanh dân số. Dù đã có những chính sách ưu tiên cho phát triển
nơng nghiệp, ñưa các giống mới vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
canh tác ñể tăng năng suất và thu nhập cho người dân nhưng vấn ñề ñảm bảo an
ninh lương thực khơng đảm bảo. Thực tế cho thấy, việc sử dụng nhiều phân vơ
cơ tuy có làm tăng năng suất, sản lượng nhưng lại gây ảnh hưởng ñến môi
trường và sức khoẻ của cộng ñồng. Mặt khác, bón phân theo phương pháp
truyền thống khơng những tốn kém mà cịn gây lãng phí do hiệu quả sử dụng
phân thấp, phân bón có thể mất do bay hơi, rửa trơi, nhất là ở những vùng đất
dốc dẫn đến chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích tăng, hiệu quả kinh tế đem
lại thấp. Vì vậy, đã tiến hành ñề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén ñến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của hai giống ngô LVN61, VN8960 tại huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
ðánh giá ảnh hưởng của phân nén ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của hai giống ngô LVN61 và VN8960.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

2



Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân viên nén cho giống ngơ
có năng suất cao tại tỉnh Lai Châu
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðề tài tập trung nghiên cứu hai giống ngơ LVN61 và VN8960 được chọn
tạo tại Viện nghiên cứu Ngơ trung ương có nhiều đặc tính tốt ở các khu vực
ñồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc.
ðề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân viên nén đối với cây
ngơ trên các giống ñược chọn lọc.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài tiến hành tại thị trấn Tân Uyên và xã Pắc Ta huyện Tân Uyên tỉnh
Lai Châu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài

2.1.1.

Cơ sở khoa học
Một trong những tác nhân quan trọng làm tăng năng suất cây trồng là

yếu tố phân bón. Những giống cây trồng mới năng suất cao u cầu nhiều

dinh dưỡng đặc biệt là đạm, vì ñạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất.
Từ trước tới nay có rất nhiều nghiên cứu về bón phân cho cây trồng và các
nghiên cứu này ñều khẳng ñịnh là hiệu quả sử dụng phân ñạm ñối với cây
trồng khơng cao, thơng thường hiệu quả sử dụng phân đạm chỉ ñạt xấp xỉ 3040%. Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng phân bón thấp là do đạm trong đất bị
mất ñi qua các con ñường sau: Do bốc hơi dưới dạng NH3, do rửa trôi bề mặt, do
rửa trôi theo chiều sâu nhất là dạng nitrat (NO3-), bay hơi dưới dạng N2 do hiện
tượng phản nitrat hố. Nhìn chung ñạm bị mất ñi dưới dạng thể khí (NH3) và do
q trình phản đạm hóa là những ngun nhân chủ yếu làm mất đạm trong nhiều
hệ thống nơng nghiệp khác nhau (Peoples et al, 1995).
Việc mất ñạm ngày càng ñược quan tâm nhiều hơn vì chúng khơng những
làm lãng phí tiền đầu tư mà cịn làm ơ nhiễm mơi trường và gây hiệu ứng nhà
kính. Hiệu quả sử dụng phân ñạm thấp cũng làm giảm hiệu quả kinh tế. Do vậy,
cần có một biện pháp bón phân hợp lý nhằm làm giảm ñáng kể lượng ñạm
lượng ñạm bị mất ñi, phù hợp với ñiều kiện kinh tế và canh tác của nơng
dân. Bón phân viên nén được coi là một trong những phương pháp bón phân
mang lại hiệu quả sử dụng phân bón cao do hạn chế thất thốt đạm trong
canh tác. Phương pháp này ñã ñược nhiều tổ chức quốc tế ñề nghị áp dụng
trên diện rộng ở các nước.
2.1.2.

Cơ sở thực tiễn
Xã hội phát triển, ñời sống của người dân ngày càng nâng cao, chất lượng

ăn uống ñược cải thiện đáng kể nhất là khu vực đơ thị, nhu cầu về thực phẩm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

4



chất lượng cao ñang ñược ñặt lên hàng ñầu. ðặc biệt với việc gia nhập WTO,
nơng nghiệp nước ta đứng trước một thách thức hết sức to lớn. Tuy nhiên, cùng
với việc chạy ñua làm tăng năng suất cây trồng con người cũng đã lạm dụng các
loại phân bón hóa học. Việc bón phân mất cân đối làm ảnh hưởng khơng nhỏ
đến sản xuất nơng nghiệp bền vững, làm cho dinh dưỡng đất bị kiệt quệ, mơi
trường sinh thái bị ô nhiễm. Hơn nữa, khi giá thành ñang leo thang, nhập khẩu
ngun liệu chế biến phân hóa học đắt đỏ cũng là yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ
đến túi tiền người nơng dân khi chi phí cho sản xuất ngày càng tăng.
Hiện nay phân viên nén ñã ñược áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trong
cả nước và ñang là phương pháp bón phân mới được nhiều nơng dân chấp nhận
do những tác dụng mà phương pháp này mang lại như làm tăng năng suất các
loại cây trồng như lúa, ngơ, rau màu… giúp giảm chi phí phân bón, hạn chế chi
phí bảo vệ thực vật... Nhìn chung ở những vùng mưa tập trung, ñất dốc, ñiều
kiện kinh tế nơng hộ cón khó khăn và nhất là khi giá phân bón lên cao thì nơng
dân đều mong muốn được áp dụng các biện pháp làm giảm lượng phân bón.
Nhiều vùng xung quanh những thành phố lớn cũng mong muốn áp dụng phương
pháp này vì chỉ bón một lần, có ñiều kiện ñể cơ giới hoá, tiết kiệm thời gian cho
các hoạt ñộng tăng thu nhập khác.
Trên thế giới cũng như nước ta hiện nay bên cạnh việc áp dụng các
phương pháp bón phân tiết kiệm đạm thì một vấn ñề cũng ñang chú ý tới ñó là
sử dụng dạng phân nén để tiết kiệm lượng đạm bón. Việc sử dụng phân viên nến
ñã ñược một số nước như Mỹ, Canada, Úc, Newzealand sử dụng và mang lại kết
quả rất khả quan do việc hạn chế thêm ñược 25% lượng đạm thất thốt do biến
thành amoniac bay vào khơng khí.
Trong những năm gần ñây giá cả phân ñạm ngày càng tăng cao nên việc
sử dụng phân viên nén tiết kiệm ñạm là một giải pháp ñể hạn chế sử dụng ñạm,
qua ñó có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........


5


2.2. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới
Cây ngơ được coi là một trong 3 loại cây trồng chính của thế giới (lúa
mì, lúa nước, ngơ). ðây là cây lương thực quan trọng góp phần ni sống
gần 1/3 dân số trên thế giới. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm
lương thực cho con người. Ngô là cây lương thực quan trọng góp phần tạo
nên sự thay đổi của nền kinh tế nơng nghiệp, xố đói giảm nghèo của nhiều
vùng trên thế giới và có thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo (Ngơ Hữu Tình,
1997 [34]; Trần Hồng Uy, (2001) [45]. Cho nên ngơ đã nhanh chóng được
nhiều quốc gia biết đến và trồng với diện tích lớn.
Hiện nay, ngơ được dung làm ngun liệu chính ñể chế biến thức ăn
cho gia súc, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô (Ngô Hữu Tình,
2003). Ngồi việc cung cấp tinh bột, cây ngơ cịn ñược dùng làm thức ăn
xanh và ủ chua cho gia súc nhai lại, đặc biệt là cho bị sữa.
Ngồi các mục đích trên, ngơ cịn được dùng làm ngun liệu cho các
nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu ngơ, bánh kẹo...Từ ngơ, người ta
đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp,
lương thực thực phẩm, cơng nghiệp dược, làm đệm hay đồ trang trí mỹ
nghệ. Ở Việt Nam, tỷ lệ ngơ sử dụng cho mục đích này khoảng 5 - 10%,
(Ngơ Hữu Tình, 1997)[34].
Nghề trồng ngơ trên thế giới vào những năm cuối của thế kỷ 20 đã có
những bước tiến nhảy vọt nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế lai trong
chọn tạo giống, đồng thời khơng ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật
canh tác. ðặc biệt, từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn
tạo giống lai nhờ kết hợp những phương pháp truyền thống với cơng nghệ
sinh học thì việc ứng dụng cơng nghệ cao trong canh tác cây ngơ đã góp
phần đưa sản lượng ngơ thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước, góp phần

giải quyết nhu cầu lương thực và protein ñộng vật cho hơn 6 tỷ người dân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

6


trên hành tinh chúng tơi. Ngơ lai đã phát triển nhanh chóng và hấp dẫn như
vậy là do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai, các biện pháp kỹ thuật liên
hồn trong đó sử dụng phân bón hợp lý là biện pháp giúp tăng tới 40% năng
suất ngơ.
Cây ngơ được trồng phổ biến trên 90 quốc gia, trong đó có 5 nước
trồng ngơ với diện tích lớn hơn 5 triệu ha là Mỹ, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn
ðộ. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngơ với diện tích là
160,16 triệu ha, đem lại sản lượng 813,78 triệu tấn một năm (Bảng 2.1).
Trong 10 năm qua, diện tích ngơ trên tồn thế giới đã tăng lên từ 137,
24 triệu ha (2000) lên 145,54 triệu ha (2005) và 160,16 triệu ha (2010). Diện
tích tăng nhanh gần 23 triệu ha tương đương với 20% diện tích sản xuất lúa
của châu Á (2007) cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với ngành sản xuất
ngơ trên thế giới. Khơng chỉ dừng lại đó, nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thật
trong canh tác mà trung bình năng suất ngơ cũng tăng đáng kể từ 4,31
tấn/ha (2000) lên 4,81 tấn/ha (2005) và 5,08 tấn/ha (2010). Những ñiều này
ñã làm tăng sản lượng ngô trên thế giới từ 591,46 triệu tấn (2000) lên 813,78
triệu tấn (2010), một con số ñáng kinh ngạc với sản lượng vượt trên 25% sau
10 năm. Khơng cịn dừng lại với các loại ngơ làm lương thực nữa, ngơ đã
dần dần được sử dụng với các mục đích làm thực phẩm với các loại ngơ
đường, ngô nếp ăn tươi, ngô ngọt, ngô rau... ðiều này dẫn đến việc con
người nâng mức sử dụng ngơ từ 180,96 triệu tấn (2000) lên 342,94 triệu tấn
(2010) trong khi con số này năm 2005 chỉ tăng ñược ñến 228,36 triệu tấn.
Mức sử dụng cho chế biến và làm thức ăn gia súc cũng có mức tăng từ
427,42 triệu tấn (2000) lên 493,01 triệu tấn (2010) ñi cùng với sự tăng

trưởng của ngành chăn nuôi hiện nay.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

7


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ trên thế giới

Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng
suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Sử dụng
làm lương
thực và
thực phẩm
(triệu tấn)

Sử dụng làm
thức ăn gia
súc (triệu

tấn)

Bình qn
đầu người
(kg/người)

2000

137,24

4,31

591,46

180,96

427,42

100,20

2001

137,71

4,37

601,36

185,59


436,33

101,10

2002

137,24

4,39

603,07

193,63

432,77

100,60

2003

141,93

4,42

627,44

203,09

445,39


102,90

2004

145,30

4,93

715,70

212,16

475,15

107,80

2005

145,54

4,81

699,54

228,36

477,76

109,50


2006

149,57

4,77

713,57

246,99

477,59

111,00

2007

160,54

4,94

793,76

275,43

496,96

116,90

2008


158,16

5,05

798,41

300,88

479,14

116,70

2009

157,01

5,17

812,38

325,86

482,70

119,60

2010

160,16


5,08

813,78

342,94

493,01

122,20

Nguồn: Kyushu University, 2011 – truy cập địa chỉ
/>2.1.2. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam
Cây ngơ được du nhập vào nước ta cách ñây khoảng 300 năm do Lương
Thế Vinh- người Tiên Phong, Sơn Tây sang xứ nhà Thanh lấy ñược giống ñem
về nước. Qua nhiều năm trồng trọt cây ngơ càng khẳng định được vai trị của nó
trong nền nơng nghiệp (là cây lương thực đứng thứ 2 sau lúa, là cây màu quan
trọng nhất).
Thời kỳ trước năm 1945, năng suất ngơ đạt thấp 11,8 tạ/ha. Ngun nhân
là do kỹ thuật canh tác cịn lạc hậu, điều này đã làm cho sản lượng ngô nước ta
giảm liên tục. Trong giai đoạn 1945-1954 diện tích ngơ nước ta tăng dần nhưng
phụ thuộc vào một số tỉnh. Từ năm 1954 ñến năm 1975 do điều kiện chiến tranh
nên ngơ được sản xuất chủ yếu ở miền Bắc nhưng năng suất vẫn cịn thấp. Từ
năm 1975 đến nay cây ngơ được chú trọng phát triển nên đã tăng cả diện tích,
năng suất và sản lượng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

8


Nhờ những chính sách đầu tư đúng hướng mà trong vịng 10 năm qua

(2000-2009) diện tích trồng ngơ ở nước ta ñã tăng gần 50%. Nhờ áp dụng những
tiến bộ khoa học vào chọn giống mới, giống ngơ lai có năng suất cao ứng dụng
vào sản xuất ñã ñẩy mạnh được năng suất ngơ ở nước ta.
Bảng 2.2. Diện tích ngơ phân theo địa phương cả nước giai đoạn 2000- 2009

Năm

Cả
nước

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

730,2
729,5
816,0
912,7
991,1
1052,6
1033,1
1096,1
1140,2

1086,8

ðồng
bằng
sơng
Hồng
97,8
72,8
74,8
85,7
89,8
88,3
85,3
91,0
98,4
72,7

Trung du và
miền núi
phía Bắc
282,5
288,4
307,3
329,1
348,4
371,5
369,6
426,3
459,2
443,4


Bắc Trung
Bộ và Dun
hải miền
Trung
144,1
143,4
155,2
176,6
211,4
225,6
224,4
213,9
219,6
202,1

Tây
Ngun

ðơng
Nam
Bộ

86,8
103,1
149,2
184,0
209,2
236,6
227,6

235,6
233,6
242,1

100,0
98,9
103,0
105,7
99,8
95,7
92,5
92,6
88,8
89,4

Nghìn ha
ðồng
bằng
sơng Cửu
Long
19,0
22,9
26,5
31,6
32,5
34,9
33,7
36,7
40,6
37,1


Nguồn: Tổng Cục thống kê – truy cập qua ñịa chỉ:
/>Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích ngơ của nước ta khơng ngừng tăng qua
các năm. Cả nước có 730,2 nghìn ha ngơ năm 2000 đã tăng lên 1.086,8 nghìn
ha vào năm 2009, mức tăng gần gấp rưỡi năm 2000. Trong đó diện tích lớn nhất
tập trung ở khu vực trung du miền núi phía Bắc với diện tích 443,4 nghìn ha
(2009) và mức tăng trưởng hơn 57% so với năm 2000 (282,5 nghìn ha).
Trong 6 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai,
ðiện Biên, Lai Châu và Sơn La thì diện tích trồng ngơ của Sơn La đạt lớn nhất
và có mức tăng trưởng diện tích mạnh nhất từ 51,6 nghìn ha (2000) đã tăng lên
132,1 nghìn ha (2009) (Bảng 2.3). Các tỉnh cịn lại như Hà Giang, Cao Bằng và
ðiện Biên diện tích trồng ngơ có tăng nhưng khơng lớn. Trong khi đó Lào Cai
cũng liên tục tăng diện tích trồng tuy khơng lớn từ 22,5 nghìn ha (2000) – 29,6
nghìn ha (2009). Lai Châu giai ñoạn 2005 là thời ñiểm tách tỉnh với ðiện Biên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

9


nên diện tích ngơ chỉ tăng từ 15,0 nghìn ha (2005) lên 18,9 nghìn ha (2009). ðây
cũng là tỉnh có diện tích trồng ngơ thấp nhất trong các tỉnh miền núi kể trên.
Bảng 2.3. Diện tích ngơ của 6 tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2009
Nghìn ha
Năm Hà Giang Cao Bằng

Lào Cai

ðiện Biên

Lai Châu


Sơn La

2000

41,8

31,5

22,5

31,1

51,6

2001

43,2

32,3

23,5

32,1

55,2

2002

43,8


32,3

24,3

33,8

64,9

2003

45,1

33,2

24,6

36,9

64,6

2004

43,7

34,4

23,9

24,6


15,0

68,2

2005

44,0

35,2

24,7

25,5

16,0

80,9

2006

43,3

35,4

25,1

26,4

17,0


82,4

2007

43,3

37,2

26,6

27,3

17,8

117,8

2008

46,4

38,4

28,8

28,9

18,2

132,3


2009

46,8

37,2

29,6

29,5

18,9

132,1

Nguồn: Tổng Cục thống kê – truy cập qua ñịa chỉ:
/>Qua thống kê số liệu năm 2005 cho thấy năng suất ngô của nước ta ñã
vượt so với một số nước trong khu vực như Inđơnêxia (2,6 tấn/ha), Philippin
(1,6 tấn/ha), Ấn ðộ (1,7 tấn/ha) (Ngơ Hữu Tình, 2005). Năng suất ngơ ở nước ta
đã tăng từ 27,5 tạ/ha (2000) lên 40,8 tạ/ha (2009) (Bảng 2.4), ñiều này có ñược
là nhờ có nhiều sự thay ñổi trong chính sách của đảng và chính phủ về việc nâng
cao dân trí, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là người
dân đã biết sử dụng phân bón hợp lý cho sản xuất ngơ tại các tỉnh miền núi cũng
như ở ñồng bằng. Khu vực trung du miền núi phía Bắc tuy có diện tích trồng
ngơ là lớn nhất nhưng năng suất vẫn chưa cao chỉ đạt 34,5 tạ/ha (2009), nhưng
trong 10 năm thì năng suất ngơ tại nơi đây đã tăng đáng kể từ ngưỡng 22,7 tạ/ha
(2000). Khu vực đồng bằng sơng Cửu Long cho năng suất trồng ngơ đạt mức
51,8 tạ/ha cao hơn so với trung bình năng suất thế giới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........


10


Bảng 2.4. Năng suất ngơ phân theo địa phương cả nước giai đoạn 2000- 2009
tạ/ha

Năm

Cả nước

ðồng

ðồng

Trung

Bắc Trung

bằng

du và

Bộ và

Tây

ðơng

sơng


miền núi

Dun hải

Ngun

Nam Bộ

Hồng

phía Bắc miền Trung

bằng
sơng
Cửu
Long

2000

27,5

29,9

22,7

24,5

36,9

34,7


27,3

2001

29,6

33,1

24,4

29,1

35,3

34,5

41,7

2002

30,8

34,9

26,0

29,9

34,0


35,7

42,3

2003

34,4

37,1

26,8

33,9

42,6

38,0

47,5

2004

34,6

40,4

28,5

36,4


35,8

38,5

53,0

2005

36,0

40,4

28,1

35,5

40,7

45,4

54,4

2006

37,3

40,2

28,6


36,7

44,6

46,3

56,0

2007

39,3

41,2

32,9

38,2

44,9

48,4

55,5

2008

40,1

43,6


33,6

38,4

46,2

50,4

56,4

2009

40,8

43,1

34,5

38,5

47,9

51,6

51,8

Nguồn: Tổng Cục thống kê – truy cập qua địa chỉ:
/>Từ năng suất và diện tích ngơ trên dẫn đến sản lượng ngơ của cả nước
thay ñổi từ 2005,9 nghìn tấn (2000) lên 4431,8 nghìn tấn, tăng gấp đơi trong

vịng 10 năm. Trong đó vùng cho sản lượng lớn nhất vẫn là các tỉnh thuộc khu
vực Trung du và miền núi phía Bắc với sản lượng năm 2000 là 640,4 nghìn tấn
và 1527,6 nghìn tấn năm 2009 (Bảng 2.5). Tuy nhiên có một điều nhận thấy là
sản lượng ngô của các vùng và cả nước năm 2009 ñã giảm so với năm 2008.
ðiều này chủ yếu do diện tích trồng ngơ tại các vùng giảm để chuyển đổi sang
mục đích khác hoặc quỹ đất nơng nghiệp ở các khu vực miền núi ñã hết. Nhưng
vậy muốn duy trì sản lượng thì chỉ cịn phương thức là tăng năng suất cây ngơ,
để làm được điều này thì u cầu cần có sự áp dụng và đổi mới các kỹ thuật
trong canh tác từ giống đến chăm sóc và đặc biệt là phân bón. Việc đưa phân
viên nén vào sản xuất ngơ cũng góp phần thay đổi điều này.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

11


Bảng 2.5. Sản lượng ngơ phân theo địa phương cả nước giai đoạn 2000- 2009
Nghìn tấn

Năm

ðồng

Trung

Cả

bằng

du và


nước

sơng

miền núi

Hồng

phía Bắc

Bắc Trung
Bộ và
Duyên hải
miền

ðồng
Tây

ðông

bằng sông

Nguyên

Nam Bộ

Cửu
Long

Trung


2000

2005,9

292,5

640,4

353,7

320,3

347,2

51,8

2001

2161,7

241,0

704,0

416,9

363,5

340,8


95,5

2002

2511,2

260,9

798,9

464,7

507,2

367,5

112,0

2003

3136,3

317,9

883,0

599,2

784,7


401,5

150,0

2004

3430,9

362,7

991,9

770,1

749,8

384,1

172,3

2005

3787,1

356,4

1043,3

799,8


963,1

434,8

189,7

2006

3854,6

343,1

1057,1

822,7

1014,3

428,6

188,8

2007

4303,2

374,6

1401,7


818,1

1056,9

448,2

203,7

2008

4573,1

429,1

1544,6

843,4

1079,2

447,7

229,1

2009

4431,8

313,4


1527,6

777,8

1159,2

461,5

192,3

Nguồn: Tổng Cục thống kê – truy cập qua địa chỉ:
/>2.3

Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngơ
Ngơ là loại cây có khả năng tạo ra một khối lượng vật chất rất lớn trong

một vụ trồng, vì vậy ngơ hút từ đất một lượng chất dinh dưỡng lớn trong quá
trình sống . ðạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng nhất, đóng vai trị tạo năng
suất và chất lượng. ðạm được tích luỹ trong hạt 66%. Cây ngơ hút đạm tăng dần
từ khi cây có 3-4 lá tới trước trổ cờ. Ở nước ta, một số kết quả nghiên cứu cho
thấy thời kỳ hút ñạm mạnh nhất là 6-12 lá và trước khi trổ cờ, nếu các giai đoạn
này mà thiếu đạm thì năng suất giảm rõ rệt. Triệu chứng thiếu đạm: cây thấp, lá
nhỏ có màu vàng, các lá già có vệt xém đỏ, cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, cờ ít,
bắp nhỏ, năng suất thấp. Theo Nguyễn Thế Hùng (2000)[12], lượng đạm cây
ngơ hút trong một vụ trong ñiều kiện thâm canh cao từ 260-270 kgN. Các kết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

12



quả nghiên cứu cho thấy cây ngơ hút đạm trong suốt quá trình sống nhưng tập
trung nhiều nhất vào giai ñoạn từ 25-75 ngày sau trồng tương ñương với thời kì
4-9 lá đến trỗ cờ (đối với giống ngơ có thời gian sinh trưởng 125 ngày).
Kali có vai trị rất quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
của ngơ. Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80%) và tích luỹ trong hạt ít
hơn. Cây ngơ hút kali mạnh ngay từ giai ñoạn sinh trưởng ban ñầu. Từ khi cây
mọc tới trổ cờ ngơ đã hút khoảng 70% lượng kali cây cần. Thiếu kali các chất
prôtit và sắt sẽ tích tụ gây cản trở q trình vận chuyển chất hữu cơ. Thiếu kali
là nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh, rễ ăn sâu kém phát triển do ñó cây dễ
ñổ ngã. Thiếu kali thể hiện ở các triệu chứng như chuyển nâu và khô dọc theo
mép lá và chóp lá, bắp nhỏ, nhiều hạt lép ở đầu bắp (bắp đi chuột), năng suất
thấp. Theo Ngơ Hữu Tình (2003)[36], Cây ngơ hút Kali nhiều nhất vào các
thời kì giữa của q trình sinh trưởng: 25 ngày đầu cây ngơ hút 9%; 25 ngày
tiếp theo là 43%; thời kì phun râu là 30%; thời kì tạo hạt 15%; thời kì chín 3%.
Như vậy các thời kì lớn vọt (tạo đốt), thụ phấn thụ tinh, chín sữa và chín cây
ngơ cần nhiều kali.
Lân là yếu tố quan trọng ñối với sinh trưởng và phát triển của cây, tuy
nhiên khả năng hút lân ở giai ñoạn cây non lại rất yếu. Thời kỳ 3-4 lá, cây ngơ
hút khơng được nhiều lân, đó là thời kỳ khủng hoảng lân của ngơ, nếu thiếu lân
trong giai ñoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Cây ngô hút nhiều lân
nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thời kỳ 6-12 lá sau ñó giảm ñi ở
các thời kỳ sau. Triệu chứng thiếu lân của ngô biểu hiện bằng màu huyết dụ
trên bẹ lá và gốc cây, trái cong queo. Trường hợp thiếu nặng lá sẽ chuyển vàng
và chết. Với giống ngơ có thời gian sinh trưởng 125 ngày, cây ngô cần khoảng
30% lượng lân trong 50 ngày ñầu; 65% trong 50 ngày tiếp theo và 5% trong 25
ngày cuối.
Theo Andre Gors[61]: Nhu cầu dinh dưỡng tính theo 1 tạ hạt khơ là: 2.5
kg N; 1,2 kg P2O5; 2 kg K2O. Ngơ có nhu cầu dinh dưỡng lớn nhất vào thời gian
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........


13


ra hoa và hình thành hạt (3/4 lượng đạm được hút trong 1/3 thời gian sinh
trưởng) nhưng thời kỳ này đối với ngơ lại diễn ra trong mùa hè vì vậy nước
thường là yếu tố giới hạn năng suất dù số lượng chất dễ tiêu là bao nhiêu. Sinh
trưởng trong mùa hè cây ngơ sẽ sử dụng rộng rãi được q trình khống hố
mạnh của phân chuồng và những chất hữu cơ dự trữ trong ñất, nhất là trong
những tháng nóng nhất trong năm nhất là khi trời mưa.
Theo Trần Văn Minh (2004)[19]: Lượng phân bón ngơ như sau: Phân
chuồng: 8-10 tấn/ha; phân ñạm Urê: 300-350kg/ha; phân lân: 400kg/ha; phân
Kali: 120-150kg/ha. Khơng trỉa hạt hoặc đặt bầu ngơ lên hốc phân bón, khơng
bón phân trực tiếp vào gốc ngơ.
Tác giả Vũ Hữu m, (1995) [50] nhận định: Hiệu suất bón ñạm cho ngô:
0–40 N: Mỗi kg N làm tăng năng suất 3.9 kg; 40 N tiếp theo mỗi kg N làm tăng
năng suất ngô 35.75 kg; Từ 80-120 N mỗi kg N làm tăng năng suất 13.5 kg. từ
120-160 N mỗi kg N làm tăng năng suất 9.25 kg. Hàm số tương quan giữa năng
suất ngơ và lượng đạm bón là: y = 0.00146x2 + 0.477 x + 40.9.
ðào Thế Tuấn, 1978 [27] ngô yêu cầu nhiều K nhất rồi ñến N, ít nhất là
lân. ðể tạo ra 1 tạ thu hoạch kinh tế ngô cần hút 3kg N; 0,6kg P2O5; 3kg K2O.
Lượng phân bón cho ngơ tùy theo giống, ngơ lai cần bón nhiều hơn ngơ
thường và ngơ thu trái non (ngô rau, ngô bao tử). Trên các loại ñất nghèo dinh
dưỡng như ñất xám, ñất cát cần bón nhiều lân và kali hơn so với ñất phù sa, ñất
ñỏ bazan
Bảng 2.6. Liều lượng phân bón sử dụng cho ngơ trên các loại đất khác nhau
Phân
Loại đất

chuồng

(tấn/ha)

ðạm (kg/ha

Lân (Kg/ha)

N

Urê

P2O5

Supe
Lân

Kali (Kg/ha)
K2O

KaliClorua

ðất ñỏ bazan

8 - 10

120-150

260-326

60-75


352-440

60-90

100-150

ðất xám

8 - 10

120-150

260-236

75-90

440-530

60-90

100-150

ðất phù sa

5-8

90-120

195-260


45-60

260-352

45-60

75-100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

14


Thời kỳ bón phân, cách bón.
Bón lót: 10 tấn phân chuồng + 100% phân lân.Bón thúc 1: (Khi cây ngơ
có 3 – 4 lá): Bón 20% đạm + 20% kali.Bón cách gốc 10 cm.Bón thúc 2: (Khi
cây ngơ có 7 – 8 lá): Bón 40% đạm + 40% kali. Bón cách gốc 15 cm.Bón thúc 3:
(Khi cây ngơ xốy nõn): Bón 40% đạm + 40% kali. Bón cách gốc 15 – 20cm.
Hiệu lực của kali đối với ngơ thường thể hiện rõ trên các loại ñất nghèo
kali như ñất ñất bạc màu, đất xám, bón kali cho ngơ (giống MSB 49) ñạt hiệu
lực rất cao, 9 – 37,6 tạ/ha hay 23 – 836% so với đối chứng khơng bón kali tùy
theo có bón hay khơng bón phân chuồng. Hiệu suất sử dụng kali cao, đạt trung
bình 15-20 kg ngơ/kg K2O
2.4.

Phân viên nén và quy trình sản xuất phân viên nén
Phân viên nén là một tiến bộ kỹ thuật mới ñược ứng dụng vào sản xuất ở

nước ta trong thời gian gần đây và đã được Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông
thôn công nhân tiến bộ kỹ thuật tại Quyết ñịnh số 1046/Qð/BNN-KHCN ngày

11/5/2005. Hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh và cộng sự thuộc Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã nghiên cứu sản xuất ñược loại phân viên nén ña yếu
tố thích hợp với canh tác các loại cây trồng ở nước ta. Việc bón phân viên nén
cho cây trồng đang ngày càng thể hiện tính ưu việt về nhiều mặt so với phương
pháp bón vãi truyền thống đó là hạn chế cỏ dại, sâu bệnh… đặc biệt đó là giảm
chi phí phân bón tăng năng suất cây trồng.
Từ năm 2000, nhóm nghiên cứu đứng đầu là PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh
ñã tiến hành nghiên cứu sản xuất phân viên nén. Phân viên nén ñược sản xuất từ
các loại phân vơ cơ để bón sâu vào tầng đất tập trung bộ rễ cây trồng sinh sống,
là một sản phẩm mới có nhiều ưu việt trong sản xuất nơng nghiệp như giảm
thiểu được rửa trơi, bay hơi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp 2 lần
so với bón phân vãi truyền thống và làm tăng năng suất cây trồng. Hiện nay,
phân viên nén ñã ñược áp dụng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

15


ðây thực chất là một loại phân chậm tan mà nguyên tắc sản xuất là sử
dụng các chất phụ gia có khả năng giữ phân lâu hơn, làm cho phân tan từ từ, vừa
đủ cho cây hút, vừa có đủ dinh dưỡng mà khơng bị ngộ độc, khơng bị mất mát
do bị rửa trôi hay bốc hơi. Phân viên nén ñược sản xuất ñầu tiên là phân viên
nén NK với hàm lượng 55% đạm và 45% kali, trong phân khơng có chứa chất
phụ gia. Loại phân này có nhược điểm là khơng chứa đầy đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây trồng, hòa tan nhanh, hiệu quả sử dụng phân vẫn cịn
thấp, giá thành cao và chỉ được sử dụng cho lúa. Phân viên nén thế hệ 2 ra ñời
thay thế phân viên nén thế hệ 1 có chứa ñạm, lân, kali, các nguyên tố trung và vi
lượng. Phân này có chứa chất phụ gia để kết dính, điều chỉnh sự giải phóng các
chất dinh dưỡng từ phân cho cây, hạn chế tối ña việc mất chất dinh dưỡng do

rửa trôi, bay hơi và thấm sâu nên hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng tăng
lên rất nhiều, tiết kiệm đến 40-50% lượng phân bón so với lượng bón thơng
thường hiện nay. Do sử dụng chất phụ gia khác nhau nên loại phân này bón
được cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
Quy trình sản xuất phân viên nén NK, NPK
Nguyên lý cơ bản của việc tạo viên phân cỡ lớn bằng cách nén là sử dụng
lực nén ñược hình thành khi cho hai quả lơ có đục các lỗ hình bán khun (rulơ)
quay cùng tốc độ nhưng ngược chiều nhau.
Áp dụng nguyên lý này một số công ty ñã sản xuất các loại máy nén phân
khác nhau. Máy nén phân ñang ñược sử dụng tại Việt Nam ñược sản xuất từ các
cơ sở ở Thanh Hoá, Huế và Quảng Nam. Các máy ñều sản xuất ra cỡ viên 1,8g
và cỡ viên 2,7g ñối với viên nén urea. Viên nén NPK có trọng lượng là 3,5 g
hoặc 4,3 g. Các viên tạo thành từ các máy ép này ñều có hình quả bàng (hình
elip) nên gây khó khăn cho việc cơ giới hố. Hiện nay, trường ðại học Nơng
nghiệp Hà Nội (HUA) đang nghiên cứu hồn thiện máy sản xuất phân viên nén

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

16


mới có hình dạng gần trịn. Việc sản xuất thành công loại máy này tạo cơ hội lớn
cho việc cơ giới hố khâu bón phân. ðây là một trong những nguyên nhân hạn
chế việc mở rộng diện tích sử dụng phân viên nén mặc dù tác dụng của phân viên
nén trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường được người dân chấp nhận
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân viên nén như:
Phân urea

Phân
kaliclorua


Phối trộn

Máy ép tạo
viên

Sàng lọc viên
vỡ

Phân lân supe
Kho bảo quản
Phụ gia

2.5.

ðóng bao

Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân viên nén cho ngơ tại Việt Nam
Năm 2008-2009, PGS.TS ðỗ Hữu Quyết đã xây dựng thành cơng mơ

hình bón phân viên nén cho ngô tại huyện Quảng Uyên, Cao Bằng với 60 hộ
tham gia, trong đó, 10 hộ tham gia vụ xn, 20 hộ tham gia vụ mùa năm 2008 và
30 hộ tham gia vụ xuân năm 2009 với tổng diện tích là 5 ha tại xã Quốc Phong
và xã Phúc Sen. Kết quả cho thấy, biện pháp bón phân viên nén có ảnh hưởng
tốt ñến các yếu tốt cấu thành năng suất của cây ngơ. Năng suất ngơ ở các cơng
thức bón phân viên nén ñều ñạt 56,5-66,1tạ/ha tại xã Phúc Sen và 54,3-64,7
tạ/ha tại xã Quốc Phong, cao hơn so với cơng thức bón vãi thơng thường, năng
suất chỉ đạt 43,8tạ/ha tại xã Phúc Sen và 44,5 tạ tại xã Quốc Phong. Kết quả cho
thấy, bón phân viên nén giúp cây ngơ sinh trưởng tốt, dinh dưỡng được cung cấp
đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho ngơ cho đến khi hạt ngơ vào chín,

dẫn tới năng suất cao. Trong khi đó, bón phân rời, dinh dưỡng cung cấp không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .........

17


×